Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu điều kiện lên men và phương pháp tách chiết chất kháng nấm gây bệnh thực vật từ vi khuẩn bacillus amyloliquefaciens CP16 04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN PHƢƠNG LIÊN

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LÊN MEN VÀ PHƢƠNG PHÁP
TÁCH CHIẾT CHẤT KHÁNG NẤM GÂY BỆNH THỰC VẬT TỪ
VI KHUẨN Bacillus amyloliquefaciens CP16.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN PHƢƠNG LIÊN

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LÊN MEN VÀ PHƢƠNG PHÁP
TÁCH CHIẾT CHẤT KHÁNG NẤM GÂY BỆNH THỰC VẬT TỪ
VI KHUẨN Bacillus amyloliquefaciens CP16.04

Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60420107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. TRỊNH THÀNH TRUNG
TS. TRẦN THỊ THANH HUYỀN

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn cao học này, tôi xin chân thành cảm ơn TS.
Trịnh Thành Trung và TS. Trần Thị Thanh Huyền đã động viên, hướng dẫn và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trính học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, anh chị đang làm việc tại Viện Vi
sinh vật và Công nghệ Sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong
quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Vi sinh vật học
nói riêng và Khoa Sinh học nói chung đã dạy dỗ tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ, hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Học viên

Nguyễn Phương Liên


MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................v

CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Chƣơng 1 - TỔNG QUAN .................................................................................3
1.1.

Vi khuẩn Bacillus ..........................................................................................3

1.1.1.

Giới thiệu chung về chi vi khuẩn Bacillus ..............................................3

1.1.2.

Hệ thống phân loại chi vi khuẩn Bacillus ...............................................4

1.1.3.

Hệ thống phân loại Bacillus hiện đại ......................................................5

1.1.4.

Phương pháp phân lập và phân loại vi khuẩn thuộc chi Bacillus ...........7

1.2.

Chất kháng sinh từ vi khuẩn Bacillus ..........................................................12

1.2.1.

Lipopeptide mạch vòng mang điện tích dương ....................................13


1.2.2.

Lipopeptide mạch vòng không mang điện tích dương .........................15

1.2.3.

Lipopeptide mạch thẳng mang điện tích dương ...................................17

1.3.

Ứng dụng của vi khuẩn Bacillus .................................................................18

1.4.

Mục đích nghiên cứu ...................................................................................19

2. Chƣơng 2 - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........20
2.1.

Nguyên liệu nghiên cứu ...............................................................................20

2.1.1.

Chủng vi sinh vật ..................................................................................20

2.1.2.

Môi trường nghiên cứu .........................................................................20


i


2.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................22

2.2.1.

Xác định khả năng sinh chất kháng nấm và chất kháng khuẩn ............22

2.2.2.

Xác định khả năng sinh enzyme ngoại bào ..........................................22

2.2.3.

Xác định khả năng phân giải phosphate khó tan ..................................23

2.2.4.

Xác định khả năng sinh chất kích thích sinh trưởng IAA ....................23

2.2.5.

Dấu vân tay rep-PCR và phân tích tính tương đồng kiểu gen ..............23

2.2.6.

Phân tích trình tự đa gen và xây dựng cây phát sinh chủng loại ..........24


2.2.7.

Tách chiết chất kháng nấm và kháng khuẩn .........................................24

2.2.8.

Tinh sạch chất kháng nấm và kháng khuẩn ..........................................25

2.2.9.

Xác định đặc tính sinh hóa lý của chất kháng nấm và kháng khuẩn ....26

2.2.10. Thử nghiệm tính an toàn của chất kháng nấm và kháng khuẩn ...........27
3. Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................28
3.1.

Lựa chọn chủng B. amyloliquefaciens subsp. plantarum và đánh giá các đặc

tính sinh học của chủng nghiên cứu ......................................................................28
3.1.1.

B. amyloliquefaciens subsp. plantarum phân lập tại các vùng sinh thái

khác nhau của Việt Nam ....................................................................................28
3.1.2.

Hoạt tính kháng nấm và vi khuẩn .........................................................28

3.1.3.


Enzyme ngoại bào .................................................................................32

3.1.4.

Khả năng phân giải phosphate khó tan và sinh chất kích thích sinh

trưởng IAA .........................................................................................................33
3.2.

Phân tích đa dạng kiểu gen của các chủng B. amyloliquefaciens subsp.

plantarum ...............................................................................................................34
3.2.1.

Phân tích dấu vân tay rep-PCR .............................................................34

3.2.2.

Phân tích trình tự đa gen .......................................................................36

ii


3.3.

Tách chiết, tinh sạch và xác định bản chất sinh học của chất kháng nấm và

chất kháng khuẩn từ chủng B. amyloliquefaciens subsp. plantarum CP 1604 ......39
3.3.1.


So sánh hiệu quả tách chiết chất kháng nấm và chất kháng khuẩn ......39

3.3.2.

Tinh sạch chất kháng nấm và kháng khuẩn ..........................................40

3.3.3.

Xác định các tính chất của chất kháng nấm và kháng khuẩn ...............41

3.4.

Thử nghiệm tính an toàn của chất kháng nấm và chất kháng khuẩn...........46

3.4.1.

Thử nghiệm nẩy mầm hạt .....................................................................47

3.4.2.

Thử nghiệm khả năng sinh trưởng của cây...........................................47

KẾT LUẬN ..............................................................................................................49
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................50
PHỤ LỤC .................................................................................................................57

iii



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.

Thông tin cơ bản của 15 chủng B. amyloliquefaciens subsp.
plantarum.

Bảng 3.2.

Hoạt tính kháng nấm và vi khuẩn

Bảng 3.3.

Khả năng sinh các loại enzyme ngoại bào

Bảng 3.4.

Khả năng phân giải phosphate khó tan và sinh chất kích thích sinh
trưởng IAA

Bảng 3.5.

Hoạt tính kháng nấm và vi khuẩn của dịch chiết thô

Bảng 3.6.

Khả năng bền nhiệt của chất kháng nấm và kháng khuẩn

Bảng 3.7.


Khả năng bền pH của chất kháng nấm và chất kháng khuẩn

Bảng 3.8.

Khả năng bền với các enzyme thủy phân

Bảng 3.9.

Khả năng nẩy mầm của hạt khi xử lý với chất kháng sinh

Bảng 3.10.

Khả năng sinh trưởng của cây non khi xử lý với chất kháng sinh

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.

Mối quan hệ trên cây phát sinh chủng loại của các loài Bacillus nhóm
lớn.

Hình 1.2.

Kết quả phân loại vi khuẩn Bacillus trên phần mềm ApiwebTM.

Hình 1.3.


Cấu trúc chuỗi peptide của chất kháng sinh polymyxin.

Hình 1.4.

Cấu trúc chất kháng sinh iturin.

Hình 1.5.

Cấu trúc nhóm kháng sinh fengysin.

Hình 1.6.

Cấu trúc lipopeptide mạch thẳng mang điện tích dương ceraxin.

Hình 3.1.

Sơ đồ cây về mối tương đồng kiểu gen xây dựng bằng kỹ thuật dấu
vân tay rep - PCR sử dụng mồi ERIC

Hình 3.2.

Sơ đồ cây về mối tương đồng kiểu gen xây dựng bằng kỹ thuật dấu
vân tay rep - PCR sử dụng mồi GTG5.

Hình 3.3.

Mối quan hệ giữa chủng SP 1901 và CP 1604 trên cây phát sinh chủng
loại và các loài vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus subtilis.


Hình 3.4.

Sắc ký đồ HPLC của chất kháng nấm và chất kháng khuẩn tinh sạch
từ dịch nuôi cấy chủng B. amyloliquefaciens subsp. plantarum CP
1604.

Hình 3.5.

Khối phổ phân đoạn chất có hoạt tính kháng nấm và phân đoạn chất
có hoạt tính kháng khuẩn.

Hình 3.6.

Hoạt tính của chất kháng nấm và chất kháng khuẩn khi xử lý nhiệt ở
các nhiệt độ khác nhau.

v


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

API:

Thanh định danh API (Anatical Profile Index)

D:

Đường kính ( Diameter)

Da:


Daton

Dab:

2,4 - diaminobutyric acid

GTTB:

Giá trị trung bình

HPLC:

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

IAA:

Hóc môn thực vật IAA (Indole-3-Acetic Acid)

KBT:

Khoảng biến thiên

MIC:

Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimal Inhibitory Concentration)

MS:

Khối phổ (Mass Spectrometry)


NA:

Thạch dinh dưỡng (Nutrient Agar)

NRPSs:

Enzyme sinh tổng hợp peptide không phụ thuộc ribosome
(NonRibosomal Peptide Synthetases)

PCR:

Phản ứng khuếch đại ADN

PDA:

Thạch khoai tây (Potato Dextrose Agar)

vi


MỞ ĐẦU

Chi Bacillus là một nhóm các loài vi khuẩn hiếu khí, Gram dương, hình que,
phân bố rộng rãi trong các hệ sinh thái. Bacillus có khả năng sinh nội bào tử, một
dạng nghỉ của tế bào để giúp vi khuẩn có thể chống chịu và tồn tại trước các điều
kiện bất lợi của môi trường như khô hạn và thiếu dinh dưỡng. Theo hệ thống phân
loại hiện nay, chi Bacillus có khoảng gần 300 loài và các loài phụ dưới loài. Trong
số đó, Bacillus amyloliquefaciens subsp. plantarum (hay còn gọi là B. velezensis, B.
methylotrophicus và B. oryzicola) là một trong tám loài vi khuẩn thuộc nhóm B.

subtilis. Đây là những loài vi khuẩn an toàn, sở hữu nhiều đặc tính quý có lợi cho
cây trồng như khả năng sinh các chất kháng nấm và kháng vi khuẩn gây bệnh cây,
sản sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật, sản sinh các enzyme thủy phân và có
khả năng tăng cường tính miễn dịch của cây chống lại sự xâm nhiễm của các loại vi
sinh vật gây bệnh. Do sở hữu các đặc tính quý, vi khuẩn B. amyloliquefaciens
subsp. plantarum được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở mọi cấp độ từ
giải mã hệ genome đến nghiên cứu các chất trao đổi, nghiên cứu phân loại, nghiên
cứu ứng dụng trong nhà kính và ngoài thực địa; nhiều chủng vi khuẩn B.
amyloliquefaciens subsp. plantarum đã được phân lập, đánh giá các đặc tính có lợi
và ứng dụng trong đấu tranh sinh học để phòng ngừa các loại dịch bệnh hại cây
trồng. Một số chủng như B. amyloliquefaciens subsp. plantarum FZB42 cũng đã
được sản xuất thương mại sử dụng làm chế phẩm phân sinh học và chế phẩm phòng
trừ bệnh cây. Nhiều báo cáo đã công bố hiệu quả sử dụng các chủng B.
amyloliquefaciens subsp. plantarum trong phòng trừ và làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh
cũng như mức độ nhiễm bệnh của cây do vi khuẩn và nấm gây bệnh cây gây ra. Sản
lượng nông sản thu hoạch cũng tăng lên đáng kể khi bổ sung chủng B.
amyloliquefaciens subsp. plantarum FZB42 vào phân bón.
B. amyloliquefaciens subsp. plantarum sản sinh ra nhiều loại chất trao đổi
bậc hai có hoạt tính kháng nấm và kháng vi khuẩn gây bệnh cây. Các chất trao đổi
đó bao gồm lipopeptide, polyketide, dipeptide, siderophore và protein kháng khuẩn.
Đa số các chất này được tổng hợp không cần ribosome (nonribosomally synthesized

1


peptide) nhờ sự có mặt của nhóm đa enzyme non-ribosomal peptide synthetases
(NRPS). Nhiều chất trong số này đã được nghiên cứu tỉ mỉ về cấu trúc hóa học, đặc
tính sinh học cũng như tiềm năng ứng dụng trong nông nghiệp và y - dược học.
Nhằm tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn các chủng vi khuẩn có tiềm năng ứng
dụng trong sản xuất nông nghiệp xanh và bền vững, trong luận văn này, chúng tôi

trọng tâm nghiên cứu các đặc tính có lợi cho cây trồng từ các chủng vi khuẩn B.
amyloliquefaciens subsp. plantarum có trong bộ sưu tầm vi khuẩn Bacillus thu thập
tại các vùng sinh thái khác nhau tại Việt Nam. Bên cạnh việc tìm hiểu các điều kiện
nuôi cấy thích hợp, chúng tôi còn tiến hành tách chiết, tinh sạch và xác định đặc
tính sinh học cũng như tính an toàn của chất kháng nấm và chất kháng khuẩn sinh ra
từ chủng B. amyloliquefaciens subsp. plantarum CP 1604.

2


1.

Chƣơng 1 - TỔNG QUAN

1.1. Vi khuẩn Bacillus
1.1.1. Giới thiệu chung về chi vi khuẩn Bacillus
Định nghĩa khái quát
Bacillus là nhóm vi khuẩn khá quen thuộc, hay được nhắc đến trong các tài
liệu vi sinh vật học. Trước kia, Bacillus được biết đến như những vi khuẩn hình
que, bắt màu thuốc nhuộm Gram (+), sinh nội bào tử, sống hiếu khí hoặc kỵ khí
không bắt buộc. Tuy nhiên, khái niệm đó giờ đây bao quát cho cả Bacillus nhóm
lớn (Bacillus sensu lato) gồm ít nhất 37 chi thuộc 3 họ Bacillaceae, Paenibacillaceae
và Alicyclobacillaceae. Chi Bacillus chỉ là một chi trong Bacillus nhóm lớn và
thường được gọi là Bacillus nhóm nhỏ (Bacillus sensu stricto).
Môi trường phân bố
Vi khuẩn Bacillus phân bố ở mọi nơi trong sinh quyển. Chúng ta có thể bắt
gặp các loài vi khuẩn này trong bất kỳ công bố nào về đa dạng vi sinh vật ở các khu
hệ sinh thái, từ trên cạn đến dưới nước, từ nước ngọt đến nước mặn, từ vùng ven bờ
đến đáy các Đại Dương [14, 48]. Trong các hệ sinh thái trên cạn, vi khuẩn Bacillus
có thể phân bố ở các vùng đất chua, đất kiềm hay đất trung tính. Một số loài có thể

tìm thấy trong các loại đất nhiễm kim loại nặng hay nhiễm asen. Một số loài có khả
năng sống ký sinh và gây bệnh cho người, động vật và côn trùng như B. cereus, B.
anthracis và B. thuringiensis. Một số loài là vi sinh vật vùng rễ hay sống cộng sinh
trong rễ của một số loại thực vật. Gần đây, một số loài vi khuẩn mới thuộc chi
Bacillus còn được tìm thấy ở độ cao từ 24 đến 41 km trong tầng bình lưu của khí
quyển [44].
Các đặc điểm phân loại đặc trưng của chi Bacillus
Bacillus là vi khuẩn hình que, bắt màu thuốc nhuộm Gram (+), sinh nội bào
tử, có thể di động bằng tiêm mao, đa số sống hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc.

3


Tế bào vi khuẩn đứng riêng rẽ, xếp đôi hay nối với nhau tạo thành các chuỗi dài.
Hầu hết các loài vi khuẩn Bacillus có thể sinh sống trên môi trường thạch dinh
dưỡng (nutrient agar; NA) hay thạch máu (blood agar). Hình thái và kích thước
khuẩn lạc rất khác nhau giữa các loài khác nhau hay thậm chí giữa các chủng khác
nhau trong cùng một loài. Bacillus có phản ứng catalase dương tính nhưng phản
ứng oxydase khác nhau giữa các loài khác nhau.
1.1.2. Hệ thống phân loại chi vi khuẩn Bacillus
Lược sử nghiên cứu phân loại vi khuẩn Bacillus
Bacillus là một trong những vi khuẩn đầu tiên được con người biết đến sau
phát minh về kính hiển vi của Anton van Leeuwenhoek. Các sự kiện nghiên cứu về
vi khuẩn Bacillus bắt đầu từ năm 1835 khi Ehrenberg mô tả và đặt tên một loài vi
khuẩn là Vibrio subtilis [14]. Đến năm 1872, Ferdinand Cohn lần đầu tiên phát hiện
loài vi khuẩn mà Ehrenberg đã mô tả có khả năng sinh nội bào tử để chống chịu lại
các điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống. Ông đặt lại tên cho loài vi khuẩn
này là Bacillus subtilis. Trong cùng khoảng thời gian này, Robert Kock cũng phân
lập và mô tả tác nhân gây bệnh than là Bacillus anthracis. Ông cũng quan sát thấy
loài vi khuẩn này có khả năng sinh nội bào tử như loài Cohn đã mô tả. Kock đã mô

tả chu trình hình thành nội bào tử từ các tế bào dinh dưỡng tới bào tử và ngược lại
[14, 18]. Đó là những mốc thời gian quan trọng bắt đầu đánh dấu tiến trình phân lập
và phân loại các loài vi khuẩn Bacillus.
Sau gần một thế kỷ, rất nhiều các chủng vi khuẩn sống hiếu khí và sinh nội
bào tử đã được phát hiện và phân loại. Tuy nhiên, dựa vào các phương pháp phân
loại cổ điển như hình thái tế bào mang bào tử (phình ra khi mang bào tử hoặc ngược
lại), vị trí bào tử trong tế bào mang bào tử (ở giữa hay ở phía đầu tế bào), hình thái
bào tử (hình cầu, hình elip, hay hình trụ), các đặc tính sinh hóa (khả năng đồng hóa
các nguồn cacbon hay sản sinh enzyme như catalase, amylase…vv) sinh lý (nhiệt
độ và pH tối ưu cho sinh trưởng), số lượng các loài Bacillus được mô tả chỉ nằm
trong con số khoảng 30 loài [18].

4


Đến những thập niên 80 của thế kỷ 20, khi phương pháp phân tích trình tự
gien mã hóa riboxôm 16S được ứng dụng vào phân loại vi khuẩn thì số lượng các
loài Bacillus bắt đầu tăng lên đáng kể. Thời điểm này cũng bắt đầu đánh dấu sự đổi
hoàn toàn hệ thống phân loại vi khuẩn Bacillus [18]. Năm 1991, Ash cùng cộng sự
đã xây dựng cây phát sinh chủng loại của 51 loài vi khuẩn Bacillus dựa trên trình tự
đoạn gene 16S rDNA và kết luận rằng có ít nhất 5 nhóm vi khuẩn khác nhau trong
chi Bacillus (kí hiệu từ nhóm 1 đến nhóm 5) [3]. Ông đề xuất rằng 5 nhóm này có
thể là 5 chi khác nhau trong Bacillus nhóm lớn (Bacillus sensu lato). Loài B. subtilis
mà Cohn đã mô tả năm 1872 được xếp vào nhóm 1 cùng với các loài thường gặp
khác là B. licheniformis, B. amyloliquefacien, B. megaterium, B. cereus, B.
anthracis, B. thuringiensis. Đây là nhóm có ít thay đổi nhất trong hệ thống phân loại
và đến nay vẫn được xếp vào chi Bacillus hay còn được gọi là Bacillus nhóm nhỏ
(Bacillus sensu stricto). Đến năm 2002, các loài trong nhóm 3 được chuyển sang chi
mới là Paenibacillus, các loài trong nhóm 4 được chuyển sang chi mới là
Brevibacillus. Một số các loài khác trong Bacillus nhóm lớn này được chuyển sang

các chi khác như Alicyclobacillus, Halobacillus, Gracilibacillus và Virgibacillus
[48].
1.1.3. Hệ thống phân loại Bacillus hiện đại
Đến những năm đầu thế kỷ 21, với sự gia tăng số lượng nghiên cứu đa dạng
vi sinh vật trong các vùng sinh thái đặc biệt, số lượng các loài vi khuẩn trong nhóm
Bacillus lớn tăng lên đáng kể. Khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2006, trung bình
mỗi tuần có một loài mới thuộc Bacillus nhóm lớn được mô tả trên các tạp chí phân
loại chuyên ngành [18]. Sự gia tăng đột biến về số lượng loài cũng dẫn đến sự thay
đổi nhanh chóng hệ thống phân loại của nhóm vi khuẩn này. Đến nay, có khoảng
37 chi mới trong Bacillus nhóm lớn (Bacillus sensu lato). Các chi này được nhóm
vào 3 họ: Bacillaceae, Paenibacillaceae, Alicyclobacillaceae (Hình 1.1.) cùng với 7
họ khác (như Thermoactinomycetaceae, Staphylococcaceae, Pasteuriacea) tạo nên
bộ Bacillales [18].

5


Hình 1.1. Mối quan hệ trên cây phát sinh chủng loại của các loài Bacillus nhóm
lớn. Cây được thiết lập dựa trên trình tự gen 16S rRNA.
Trong Bacillus nhóm lớn, Bacillus là chi có số lượng loài nhiều nhất. Đến
nay, có khoảng 150 loài vi khuẩn Bacillus đã được mô tả. Loài chuẩn của chi vẫn là
B. subtilis mà Cohn đã mô tả năm 1872. Có 2 nhóm quan trọng nhất trong chi
Bacillus là nhóm B. subtilis và nhóm B. cereus. Nhóm B. subtilis có khoảng 10 loài
và các loài phụ có quan hệ gần gũi với nhau và có nhiều loài như B. subtilis, B.
licheniformis và B. amyloliquefaciens được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm
thương mại trên quy mô công nghiệp. B. subtilis gồm 3 loài phụ dưới loài là B.
subtilis subsp. subtilis, B. subtilis subsp. spizizenii và B. subtilis subsp.
inaquosorum. Nhóm B. cereus gồm 6 loài có quan hệ gần gũi với nhau. Trong chi

6



Bacillus, nhóm B. cereus là nhóm có khả năng gây bệnh cho người, động vật và côn
trùng. B. anthracis là tác nhân nguy hiểm gây bệnh than trên người và động vật; vi
khuẩn này được trung tâm kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) liệt vào
bảng A trong danh sách các loài vi sinh vật nguy hiểm có thể dùng làm vũ khí sinh
học ( B. cereus là tác nhân
gây bệnh tiêu chảy trên người. Nội độc tố của B. thuringinensis có thể gây chết một
số loài côn trùng.
1.1.4. Phương pháp phân lập và phân loại vi khuẩn thuộc chi Bacillus
Phương pháp phân lập
Chi Bacillus là một nhóm vi khuẩn đa dạng về thành phần loài cũng như các
đặc tính sinh lý và sinh hóa (như ưa nhiệt hay khả năng sống ở các giải nhiệt độ
khác nhau, ưa hay khả năng chịu pH axít hay bazơ, ưa hay khả năng chịu muối). Vì
vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu khác nhau mà chúng ta áp dụng các quy trình
phân lập khác nhau để tìm kiếm các loài mong muốn. Chi tiết quy trình phân lập
cho từng loài được viết chi tiết trong các cuốn sách Bergey’s manual of systematic
bacteriology và The prokaryotes. Tuy nhiên, Bacillus là những loài vi khuẩn sinh
nội bào tử và nội bào tử có khả năng chịu nhiệt, khô và một số loại dung môi hữu cơ
nên người ta thường có các bước xử lý mẫu trước khi tiến hành phân lập.
Phương pháp xử lý mẫu thông dụng nhất hiện nay là phương pháp nhiệt hóa.
Dịch chiết vi khuẩn từ các mẫu đất, mùn, bùn hay trầm tích lắng đọng được xử lý
nhiệt ở 80oC trong 10 phút trước khi cấy gạt lên các môi trường nuôi cấy thông
dụng như môi trường NA hoặc môi trường TSA. Sau khi nuôi cấy ở nhiệt độ và thời
gian thích hợp, vi khuẩn mọc trên môi trường nuôi cấy được tinh sạch, lưu giữ và
bảo quản trên các ống môi trường thạch nghiêng, đông khô, lạnh sâu hay nitơ lỏng.
Phương pháp phân loại các loài thuộc chi Bacillus
Quan sát hình thái khuẩn lạc

7



Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn Bacillus rất đa dạng và phong phú giữa các
loài khác nhau hay thậm chí giữa các chủng khác nhau trên cùng một loài [48]. Một
số chủng còn tạo nên nhiều kiểu hình thái khuẩn lạc khác nhau trên cùng một đĩa
nuôi cấy hay thậm chí có các kiểu hình thái khuẩn lạc khác nhau giữa các lần nuôi
cấy khác nhau, giữa các nhiệt độ nuôi cấy khác nhau và giữa các môi trường nuôi
cấy khác nhau. Tuy nhiên, nếu có nhiều kinh nghiệm làm việc trên nhóm vi khuẩn
này thì lại rất dễ dàng phân biệt được khuẩn lạc của các loài vi khuẩn Bacillus với
khuẩn lạc của các loài thuộc các nhóm vi sinh khác, đặc biệt là những kiểu khuẩn
lạc quen thuộc của các loài trong 2 nhóm B. subtilis và B. cereus. Bề mặt khuẩn lạc
của các loài trong nhóm B. subtilis nhăn nheo và hơi khô; kích thước khuẩn lạc
khoảng 2 - 4 mm. Trong khi đó, bề mặt khuẩn lạc của các loài trong nhóm B. cereus
phẳng, có cấu trúc lăn tăn dạng hạt; khuẩn lạc dẹt, phát triển lan trên mặt thạch tạo
cho kích thước khuẩn lạc lớn (2 - 7 mm) sau 2 ngày nuôi cấy.
Phương pháp nhuộm soi
Dựa vào các hình thái khuẩn lạc ta có thể đánh giá sơ bộ chủng cần nghiên
cứu thuộc nhóm B. subtilis hay B. cereus. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiến hành soi các
loài này dưới kính hiển vi với vật kính dầu thì chúng ta có thể có những bằng chứng
để bước đầu kết luận chủng đó thuộc nhóm nào. Tế bào nhóm vi khuẩn B. subtilis
kích thước khoảng 0,7 - 0,8 × 2,0 - 3,0 µm, đầu tế bào tròn, đứng riêng rẽ, xếp
thành đôi hay thành các chuỗi ngắn trong khi đó tế bào nhóm vi khuẩn B. cereus có
kích thước 1,0 - 1,2 × 3,0 - 5,0 µm, đầu tế bào vuông, xếp thành chuỗi dài. Hơn
nữa, khi nhuộm soi tế bào ta có thể dễ dàng phân biệt được B. cereus và B.
thuringiensis do sự xuất hiện của tinh thể độc ở B. thuringiensis. Tuy nhiên, tính
chất này cũng chỉ tương đối vì nhiều chủng B. thuringiensis thuộc các tuýp kháng
huyết thanh khác nhau cũng không sinh tinh thể độc trong điều kiện nuôi cấy thông
thường [33].

8



Phương pháp nhuộm Gram
Đây là phương pháp nhuộm soi đầu tiên bắt đầu định hướng phân loại các
loài vi khuẩn nói chung và vi khuẩn Bacillus nói riêng. Đầu tiên, vi khuẩn được cố
định trên lam kính và được nhuộm với dung dịch tím kết tinh (2 g tím kết tinh, 20
ml cồn 95o, 0,8 g ammonium oxalate và 100 ml nước cất) trong 1 phút. Sau đó, mầu
nhuộm tím kết tinh trong tế bào được cố định với dung dịch iốt (2 g KI, 1 g I2 và
100 ml nước cất). Sau khi tẩy bằng cồn 95o, tế bào được nhuộm với dung dịch
safranin (0,4 g safranin O, 20 ml cồn 95o và 80 ml nước cất). Vi khuẩn Gram (+) bắt
màu tím của thuốc nhuộm tím kết tinh, vi khuẩn Gram (-) bắt mầu hồng của thuốc
nhuộm safranin. Ngoài phương pháp nhuộm Gram thì còn có một phương pháp
thường dùng khác để phân biệt chủng vi khuẩn nghiên cứu thuộc nhóm vi khuẩn
Gram (+) hay (-) là phương pháp KOH. Theo phương pháp này, một lượng tế bào vi
khuẩn cần nghiên cứu (khoảng một vòng que cấy) được hòa đều vào một giọt KOH
3% trên lam kính sạch. Sau 1 phút, dùng que cấy kéo nhẹ dịch tế bào lên để kiểm tra
độ nhớt. Nếu dung dịch tạo thành có xuất hiện nhớt thì chủng vi khuẩn nghiên cứu
thuộc nhóm vi khuẩn Gram (-) và ngược lại. Nhớt xuất hiện trong dung dịch là do tế
bào vi khuẩn Gram âm bị phá vỡ trong môi trường kiềm của KOH, dẫn đến sự giải
phóng ADN vào trong dung dịch [38].
Trong quá trình nhuộm Gram, một số loài vi khuẩn Bacillus thường bắt mầu
thuốc nhuộm tím kết tinh không rõ ràng. Hơn nữa, nhuộm soi tại các thời điểm nuôi
cấy khác nhau cũng có thể cho kết quả nhuộm Gram khác nhau. Tế bào thường bắt
màu nhuộm Gram (+) khi tế bào còn non và Gram (-) sau vài ngày nuôi cấy. Vì vậy,
để tiến hành nhuộm Gram trên các vi khuẩn Bacillus, chúng ta nên nhuộm tại các
thời điểm nuôi cấy khác nhau. Thời điểm tế bào còn non (tức khoảng 16 giờ nuôi
cấy trên các điều kiện nuôi thích hợp) sẽ phản ánh đúng tính chất bắt màu thuốc
nhuộm cũng như hình dạng tế bào, kiểu liên kết giữa các tế bào (đứng riêng rẽ, kết
đôi hay tạo thành chuỗi). Thời điểm tế bào già (tức khoảng 48 giờ sau nuôi cấy
trên), các cấu trúc xếp đôi hay xếp chuỗi bị phá hủy, tính chất bắt màu thay đổi và tế

bào thường bắt màu Gram (-). Giai đoạn này chúng ta thường nhìn thấy các cấu trúc

9


tế bào đã bị phá vỡ và nội bào tử được giải phóng ra bên ngoài. Hơn nữa, chúng ta
có thể quan sát được hình dạng tinh thể độc giải phóng ra từ các tế bào B.
thuringiensis.
Phương pháp nhuộm bào tử
Đây là phương pháp nhuộm nhằm xác định hình dáng, kích thước nội bào tử
của vi khuẩn Bacillus. Hơn nữa, chúng ta cũng quan sát được vị trí hình thành bào
tử trong tế bào mang bào tử. Theo phương pháp này, vi khuẩn được cố định trên
lam kính và được nhuộm với dung dịch xanh malachite (0,5 g malachite green pha
trong 100 ml nước cất) trên dòng hơi nước nóng trong khoảng 8 phút. Sau khi rửa
dưới vòi nước, tế bào được nhuộm với dung dịch safranin (2,5 g safranin O pha
trong 100 ml cồn 95%) trong 1 phút. Dưới vật kính soi dầu, nội bào tử của vi khuẩn
bắt mầu xanh của thuốc nhuộm xanh malachite; tế bào vi khuẩn bắt mầu hồng của
thuốc nhuộm safranin [38].
Để có một hình ảnh nhuộm soi nội bào tử đẹp thì việc xác định thời điểm tế
bào sinh nội bào tử rất quan trọng. Nếu nhuộm khi tế bào còn quá non thì sẽ không
quan sát được nội bào tử; nếu nhuộm khi tế bào quá già thì đa số nội bào tử đã được
giải phóng ra bên ngoài tế bào. Chính vì vậy, chúng ta cần tiến hành phương pháp
nhuộm soi nội bào tử ở các thời điểm nuôi cấy khác nhau như nhuộm soi sau 16, 20,
24, 28 và 32 giờ nuôi cấy.
Phương pháp phân loại dựa trên các đặc tính sinh hóa API
Sản sinh các loại enzyme trong quá trình trao đổi chất hay khả năng đồng
hóa các nguồn cacbon khác nhau là những đặc tính sinh hóa quan trọng trong phân
loại vi sinh vật. Năm 1970, hãng Biomerieux (Pháp) đã phát triển các loại thanh thử
(strip test) đơn giản để kiểm tra các phản ứng sinh hóa của vi sinh vật. Từ kết quả
sinh hóa thu được giữa các nhóm vi sinh vật dưới dạng chữ, dữ liệu được chuyển

hóa sang dạng số và các số đó được sử dụng để mã hóa cho từng nhóm vi sinh vật
khác nhau. Vì vậy, mỗi nhóm vi sinh vật có các mã số phân loại đặc trưng hay còn
gọi là API (Anatical Profile Index). Năm 1984, Logan và Berkeley đầu tiên ứng

10


dụng hệ thống API vào phân loại các loài vi khuẩn Bacillus. Phương pháp này cần
dùng thanh thử API 50 CH (mã hàng 50300) và API 50 CHB/E medium (mã hàng
50430) để xác định khả năng sinh axit từ 49 nguồn cacbon khác nhau; thanh thử
API 20 E (mã hàng 20100) để xác định khả năng sinh các loại enzyme khác nhau.
Kết quả của các phản ứng thử dưới dạng +/- được nạp vào phần mềm ApiwebTM.
Phần mềm sẽ tự động phân tích kết quả sinh hóa của chủng nghiên cứu với kết quả
sinh hóa của các loài hay chủng có trong cơ sở dữ liệu (database) và cho ra kết quả
phân loại như Hình 1. 2.
iv

i

ii

iii

Hình 1.2. Kết quả phân loại vi khuẩn Bacillus trên phần mềm ApiwebTM. Bốn
thông tin chính để kết luận về kết quả phân loại được ký hiệu là i, ii, iii và iv.
Có 4 thông tin chính khi phân tích kết quả phân loại API: (i) “significant
taxa” hiển thị kết quả phân loại của chủng nghiên cứu với đơn vị phân loại là nhóm
loài, loài hay dưới loài, (ii) “% ID” hiển thị độ tương đồng sinh hóa của chủng
nghiên cứu với đơn vị phân loại hiển thị tại thông tin “significant taxa”, (iii) “T”
hiển thị mức độ tương đồng sinh hóa của chủng nghiên cứu với kết quả sinh hóa

hay gặp nhiều nhất trong đơn vị phân loại hiển thị tại thông tin “significant taxa”,
giá trị T càng tiến đến 1 thì tương đồng sinh hóa càng cao, và (iv) kết luận phân loại
cuối cùng, kết luận này được đưa ra dựa trên các chỉ số sau:
 “Excellent identification” kết quả phân loại chính xác: % ID ≥ 99,9% và T ≥ 0,75
 “Very good identification” kết quả phân loại rất tốt: % ID ≥ 99,9% và T ≥ 0,50

11


 “Good identification” kết quả phân loại tốt: % ID ≥ 90,0% và T ≥ 0,25
 “Acceptable identification” kết quả phân loại chấp nhận được: % ID ≥ 80,0% và
T≥0
Phương pháp phân loại dựa trên kỹ thuật giải trình tự DNA
Năm 1991, Ash cùng cộng sự đã ứng dụng kỹ thuật giải trình tự đoạn 16S
rDNA vào phân loại các loài Bacillus [3]. Theo phương pháp này, DNA được tách
chiết từ tế bào vi khuẩn và đoạn 16S rDNA được khuếch đại sử dụng cặp mồi 27F
(5'-AGAGTTTGATCCTGGCTC

AG-3')



1525R

(5'-

AAAGGAGGTGATCCAGCC-3'). Sau khi điện di kiểm tra sự có mặt của băng 16S
rDNA, sản phẩm PCR được tinh sạch và được dùng trong phản ứng PCR giải trình
tự sử dụng các loại mồi 27F, 1525 R, 518F (5’-CCAGCAGCCGCGGTAATACG3’), 800R (5’-TACCAGGGTATCTAATCC-3’) và Bigdye® terminator v3.1
(Applied Biosystem). Trình tự đoạn 16S rDNA được kết nối sử dụng phần mềm

miễn phí BioEdit và được tra cứu sử dụng thanh công cụ BLAST hay Eztaxon [9].
Tuy nhiên, trình tự đoạn 16S rDNA nhiều khi không thể phân tách các loài,
đặc biệt là các loài trong nhóm B. subtilis và B. cereus. Nhiều gene khác như gyrA,
rpoB, purH, polC và groEL đang được sử dụng để phân loại các loài Bacillus [40].
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã tiến hành rà soát và nghiên cứu lại hệ thống phân loại
các loài B. subtilis dựa trên so sánh toàn bộ hệ genome của các chủng đã được giải
mã. Qua đó, nhiều quan điểm về phân loại cũng như kết quả phân loại đã được thay
đổi [13].
1.2. Chất kháng sinh từ vi khuẩn Bacillus
Thực tế, chất kháng sinh từ Bacillus đã được phát hiện và công bố sau khi
Alexander Fleming phát hiện ra penicillin từ nấm sợi Penicillium notatum [26]. Tuy
nhiên, tại thời điểm đó có rất nhiều chất kháng sinh mới từ xạ khuẩn có hiệu quả
cao và an toàn trong điều trị lâm sàng được phát hiện và công bố nên chất kháng
sinh từ vi khuẩn Bacillus chưa thực sự được quan tâm nhiều [36]. Tuy nhiên, một số

12


chất kháng sinh từ Bacillus đã được sử dụng trong lâm sàng để điều trị các bệnh
truyền nhiễm như gramicidin (từ Brebacillus brevis), bacitracin (từ nhóm Bacillus
subtilis) và polymyxin (từ Paenibacillus polymyxa). Bên cạnh một số chất có hoạt
tính kháng khuẩn có cấu trúc giống bacteriocin, phần lớn các chất kháng sinh sản
sinh từ Bacillus thường là các lipopeptide [1, 34]. Nhiều chất gần đây đã được phát
hiện và được chứng minh là các ứng cử viên tiềm năng cho phát triển các loại kháng
sinh mới trong lâm sàng để điều trị các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc
gây ra. Các chất này bao gồm polymyxin, octapeptin, polypeptin, iturin, surfactin,
fengycin, fusaricidin, tridecaptin hay kurstakin. Chất kháng sinh lipopeptide có phổ
hoạt tính rộng có khả năng kháng nấm, vi khuẩn, virus và tế bào ung thư [11].
Lipopeptide là các peptide mạch thẳng hoặc mạch vòng liên kết với mạch
acid béo tại vị trí đầu N của peptide. Đây là các chất trao đổi chất bậc hai được sản

sinh từ các enzyme sinh tổng hợp peptide không phụ thuộc ribosome (nonribosomal
peptide synthetases; NRPSs) [34]. Chuỗi peptide trong lipopeptide chứa hỗn hợp
các amino acid dạng D và dạng L, qua đó giúp cho chất kháng sinh bền với các
protease thủy phân. Phần đầu N của lipopeptide thường được acylated với mạch
acid béo chứa nhóm β - hydroxyl. Dựa vào cấu trúc hóa học, các loại lipopeptide từ
vi khuẩn Bacillus được chia ra thành 3 lớp chính sau đây:
1.2.1. Lipopeptide mạch vòng mang điện tích dương
Hầu hết các lipopeptide sản sinh từ vi khuẩn Bacillus và Paenibacillus được
xếp trong lớp này. Phần peptide được vòng hóa tại đầu C bởi liên kết este hoặc liên
kết amide và phần lipid được gắn vào đầu N của amino acid nhờ quá trình acylate
hóa bởi enzyme NRPS. Điện tích dương của phân tử lipopeptide được tạo ra nhờ sự
có mặt của amino acid 2,4 - diaminobutyric acid (Dab) [11]. Dựa vào cấu trúc, lớp
này được chia ra thành các nhóm sau đây:
Polymyxin
Polymyxin là một trong những lipopeptide đầu tiên được phát hiện từ
Bacillus (nay là Paenibacillus polymyxa) vào năm 1947 [36]. Cho đến nay, nhiều

13


loại polymyxin đã được phát hiện như polymyxin A, B, E (colistin) và M
(mattacin). Cấu trúc tự nhiên chung của phần peptide trong phân tử polymyxin là
chuỗi chứa 10 amino acid, có từ 5 đến 6 phân tử Dab và đóng vòng ở vị trí Dab 4.
Các phân tử Dab tạo cho polymyxin có chứa nhiều điện tích dương. Polymyxin có
tính kháng mạnh vi khuẩn Gram âm do tương tác với lipiA của lipopolysacchride,
quá đó phá hủy màng tế bào. Polymyxin gây độc tính với tế bào thần kinh và thận.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy polymyxin không độc như đã từng
công bố. Vì vậy, cơ quan thực phẩm và dược phẩm Mỹ gần đây đã cấp phép sử
dụng một số loại polymyxin trong điều trị bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram âm
đa kháng thuốc gây nên như Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae,

Escherichia coli, Aerobacter aerogenes, và Klebsiella pneuomoniae [11].

Hình 1.3. Cấu trúc chuỗi peptide của chất kháng sinh polymyxin.
Octapeptin
Octapeptin là một dạng giống polymyxin nhưng có chuỗi peptide ngắn hơn
(chứa 8 amino acid). Chuỗi peptide của hai loại kháng sinh này đều khép vòng tạo
nên vòng có 7 phân tử amino acid. Octapeptin A và B có hoạt tính kháng nấm sợi,
nấm men và động vật nguyên sinh. Gần đây, octapeptin B5 (battacin) phát hiện từ
loài P. tianmuensis được chứng minh có khả năng kháng vi khuẩn Gram âm toàn

14


kháng thuốc như P. aeruginosa và E. coli. Battacin có độc tính nhỏ hơn gấp 3 lần
so với polymyxin B nên đây được xem là chất kháng sinh tiềm năng có thể ứng
dụng trong lâm sàng.
Polypeptin
Đây là nhóm có 2 loại kháng sinh với tên gọi là polypeptin và pelgipeptin.
Phần peptide chứa 9 amino acid trong kháng sinh này được khép vòng hoàn toàn.
Đây là kháng sinh có phổ rộng, kháng cả vi khuẩn Gram âm, Gram dương và một
số loại vi khuẩn kỵ khí [11]. Pelgipeptin A và B cũng có khả năng kháng một số
loại nấm gây bệnh hại cây như Fusarium graminearum và Rhizoctonia solani.
1.2.2. Lipopeptide mạch vòng không mang điện tích dương
Phần lớn các lipopeptide còn lại sản sinh từ vi khuẩn Bacillus được xếp vào
lớp này. Chúng bao gồm các nhóm kháng sinh chính sau đây:
Iturin
Iturin là lipopeptide hầu hết được sinh ra từ các loài vi khuẩn B. subtilis và B.
amyloliquefaciens. Chúng gồm có chuỗi 7 amino acid với cấu hình LDDLLDL kép
vòng hoàn toàn. Cấu trúc kháng sinh lớp này thường khác nhau về thành phần acid
béo và lớp này bao gồm các kháng sinh với tên gọi iturin, mixirin, subtulene,

mycosubtilin, mojavensin và bacillomycin. Nhóm kháng sinh iturin thường có hoạt
tính kháng nấm mạnh, nhưng kháng khuẩn yếu. Cơ chế tiêu diệt nấm là do chất
khang sinh tương tác với thành phần sterol trong màng tế bào nấm, làm tăng tính
thấm với ion K+ và làm thoát các vật chất ra khỏi tế bào.
Surfactin và lichenysin
Giống như iturin, surfactin và lichenysin có chuỗi peptide 7 amino acid khép
vòng hoàn toàn bằng liên kết este thay vì liên kết amide ở iturin. Hơn nữa, thành
phần amino acid của kháng sinh nhóm này khác hoàn toàn với kháng sinh nhóm
iturin và cấu hình amino acid là LDLLDL. Surfactin khác với lichenysin ở vị trí
amino acid số 1 là Glu thay vì Gln. Đây là chất kháng sinh có hoạt tính bề mặt

15


mạnh, tấn công tế bào đích thông qua cơ chế phá hủy màng tế bào. Khi có mặt ở
nồng độ cao, chất kháng sinh này hoạt động như một chất tẩy rửa; khi ở nồng độ
thấp, chúng tạo nên các lỗ trên màng tế bào, làm thoát vật chất và làm chết tế bào
[11]. Surfactin có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, kháng ký sinh
trùng và kháng viêm. Tuy nhiên, chất kháng sinh này có hoạt tính dung giải máu
cao nên đã hạn chế việc ứng dụng của chất này vào thực tế.

Hình 1.4. Cấu trúc chất kháng sinh iturin.
Fengycin
Nhóm này bao gồm fengysin và plipastatin. Đây là nhóm có 10 amino acid
trong thành phần chuỗi peptide được vòng hóa giữa phân tử phenol của Tyr 3 với
đầu C (Hình 1.5). Đây là nhóm lipopeptide có hoạt tính kháng nấm mạnh, đặc biệt
là các loại nấm sợi. Ngoài ra, nhóm kháng sinh này có khả năng kìm hãm sự tăng
sinh của các tế bào ung thư phổi dòng 95D in vitro và in vivo [11]. Fengycin có độc
tính tế bào thấp hơn 40 lần so với surfactin.
Fusaricidin

Fusaricidin có chuỗi peptide gồm 7 amino acid, vòng hóa bằng liên kết este
giữa L-Tyr1 và D-Ala ở đầu C. Phần đầu N được acylate hóa với phân tử 15guanidino-3-hydroxypentadecanoic acid của acid béo. Fusaricidin có hoạt tính

16


×