Nguyễn Thị Ngọc Trâm A ( MSSV: 135D2203300019)
Lớp: Đại học Văn C13
Bài làm
Thơ ca không chỉ tồn tại trong văn học mà còn xuất hiện khá rộng rãi trong
cuộc sống. Mỗi bài thơ đều mang một ý nghĩa khác nhau, chứa đựng cái đẹp, cái
tinh tế, đầy xúc động của tâm hồn. Sự khác nhau đó trước hết được giải thích ở tứ
thơ và cách cấu tứ của thơ.
Tứ thơ là ý tưởng ban đầu để từ đó nhà thơ xây dựng bài thơ. Tứ thơ là kết
quả của cảm hứng sáng tạo của nhà thơ. Về cách định nghĩa tứ thơ, nhiều nhà
nghiên cứu đều nhấn mạnh đến sáng tạo cá nhân, sự hòa quyện của cảm xúc và suy
nghĩ, giữa yếu tố chủ quan và khách quan.
Cấu tứ là sự kết hợp giữa hình tượng và ý nghĩa sao cho sự thể nghiệm về
hình tượng càng nhiều thì càng khơi sâu thêm nhiều ý nghĩa. Nói cách khác, cấu tứ
là cách hài hòa ý tưởng vào cảm xúc và hình ảnh, sáng tạo một cái tứ độc đáo làm
bài thơ linh động hẳn lên, trở nên có hồn. Để hiểu thêm về tứ thơ và cấu tứ, ta tìm
hiểu qua một số bài thơ như Màu tím hoa sim ( Hữu Loan), Núi đôi ( Vũ Cao), Quê
hương ( Giang Nam).
Tác phẩm Màu tím hoa sim của Hữu Loan kể về câu chuyện anh vệ quốc
quân, được cho là chính tác giả, đem lòng yêu thương cô gái hậu phương. Hai
người tổ chức đám cưới đơn giản trong thời lửa binh, cô chẳng đòi may áo mới chỉ
mặc áo tím hoa sim, anh chỉ “ mặc đồ quân nhân/ đôi giày đinh bết bùn đất hành
quân”. Cưới xong anh lại tiếp tục hành quân. Ngày trở về anh bất ngờ nghe tin vợ
mình đã chết. Những người anh trai của cô gái còn chưa nhận được tin em lấy
chồng đã phải nhận tin em chết, còn gì đau đớn hơn.
Tác phẩm Núi đôi của Vũ Cao, ngoài nhắc đến địa danh Núi đôi ông còn gửi
gắm câu chuyên tình yêu của mình với một cô gái du kích đã chết khi tham gia
chiến tranh. Tình yêu bé nhỏ của lứa đôi không mất đi mà hòa vào tình yêu lớn của
Tổ quốc. Trong bài thơ cuất hiện rất nhiều những hình tượng gây xúc động mạnh
mẽ nhưng xuyên suốt bài thơ vẫn là hình ảnh núi Đôi vẫn cứ sừng sững chứng kiến
diễn biến của tình yêu đôi lứa, cuộc chia ly không hẹn ngày trở lại.
Tác phẩm Quê hương của Giang Nam nói đến mối tình hồn nhiên, gần gũi
của nữ du kích và chàng trai. Họ biết nhau khi còn bé và yêu nhau khi lớn lên. Thế
nhưng bọn giặc đã cướp đi mạng sống của nữ du kích khiến chàng trai như chết
nửa con người.
Cả ba bài thơ đều mang giọng điệu buồn. Sự ra đi của những cô gái ấy đều
khiến những người yêu thương họ thấy đau đớn và trống trải. Với tài năng của
mình, tác giả tạo ra các tứ thơ để tạo ra sự khác biệt và độc đáo cho tác phẩm của
mình. Trong bài Màu tím hoa sim, hình ảnh màu tím hoa sim được tác giả lặp đi
lặp lại xuyên suốt. Màu tím của sự thủy chung, chờ đợi mặc cho cách trở xa xôi.
Và điều ấy cũng trở thành nỗi lo của người chiến sĩ:
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ
Bé bỏng chiều quê…
Càng về cuối bài thơ, màu tím xuất hiện ngày càng rõ dần. Sự hiện diện của
màu tím hoa sim nhiều bấy nhiêu đồng nghĩa với việc người chiến sĩ nhớ đến
người vợ của mình bấy nhiêu, nhớ biết bao kỉ niệm mà họ từng có với nhau. Màu
sắc càng đậm thì lòng càng đau.
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa một mình
đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
Chiều hành quân
Qua những đồi sim…
Những đồi hoa sim…
Những đồi hoa sim dài trong chiều không biết
Màu tím hoa sim
Tím cả chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo tôi sứt chỉ đường tà
Vợ tôi chết sớm mẹ già chưa khâu.
Cấu tứ trong bài Màu tím hoa sim thể hiện qua hình ảnh người trai khói lửa
và người gái nhỏ hậu phương. Sự dối lập giữa chết và không chết của bà thơ tạo
nên sự độc đáo và bất ngờ cho bài thơ. Người chiến sĩ ở chiến trường ngỡ như sẽ
chết lại sống sót quay trở về. Người ở hậu phưởng tưởng chừng như khỏe mạnh thì
lại ra đi quá đột ngột. Dù là lần cuối họ cũng chẳng thể gặp mặt nhau, chỉ có thể
nhìn nhau qua nấm mồ nguội lạnh. Sự đối lập giữa hạnh phúc ngắn ngủi và nỗi đau
dai dẳng cứ day dứt miên man trong niềm tiếc nhớ.
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh
Ở bài Núi đôi của Vũ Cao, tứ của bài thơ thì mênh mông: Cuộc tình của
chàng trai và cô gái ở Xuân Dục và Đoài Đông với núi Đôi làm nhân chứng cho
cuộc hẹn ước, chia tay, đợi chờ và vĩnh viễn mất nhau của họ. Cái chết không đến
với người chiến sĩ mà đến với người du kích hậu phương. Sự ra đi của người con
gái đã nhân lên thành nỗi đau của quê hương đất nước.
Mới tới đầu ao tin sét đánh
Giặc giết em rồi dưới gốc thông…
Cấu tứ của bài thơ thể hiện rõ nét qua các câu thơ:
Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông bờ có con đường quen
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh đã mất em
Trở về nơi đây, chàng trai ngước nhìn mọi cảnh vật xung quanh. Dốc núi,
hàng thông, con đường, mọi thứ đều ở đó, chỉ riêng người con gái anh yêu chẳng
còn nữa. Cô còn quá trẻ, chỉ mới mười bảy tuổi thôi mà phải chôn vùi tuổi thanh
xuân của mình dưới mảnh đất quê hương. Tuy còn trẻ nhưng đối với tình yêu bé
nhỏ cuả mình và tình yêu đất nước luôn trung thành và thủy chung.
Núi Đôi là một hiện thực tồn tại của thiên nhiên, cũng là tồn tại của niềm
hạnh phúc trong mối tình Xuân Dục – Đoài Đông. Đến cuối bài thơ, những câu thơ
được viết ra từ chính tâm hồn của người chiến sĩ và người thi sĩ. Sao trên mũ là
hình ảnh tượng trưng cho lý tưởng, niềm tự hào, là hướng đi của người lính, cũng
là người bạn chia sẻ cùng anh nỗi buồn, giúp anh đứng vững trong tư thế người
chiến sĩ. Anh đã chiến đấu bao năm trời vì lý tưởng đẹp đẽ ấy và cũng vì lý tưởng
mà người anh yêu chưa thực hiện xong. Hình ảnh cô gái như một bông hoa tuyệt
đẹp trong suy nghĩ của anh tỏa cho cuộc sống dư vị trong lành.
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.
Trong bài thơ Quê hương của Giang Nam, tứ thơ mang một màu sắc khác
hai bài thơ trên. Mối tình của nữ du kích và chàng trai rất mộc mạc, hồn nhiên và
gần gũi. Họ quen nhau từ khi còn bé. Người đọc khó có thể quên được tiếng cười
khúc khích của cô gái mỗi khi thấy chàng trai bị phạt.
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích…
Như bao mối tình thời chiến khác, khi lớn lên họ yêu nhau nhưng vì chiến
tranh nên mỗi người về một phương để cứu giúp tổ quốc. Một lần nữa chiến tranh
lại chia cắt tình yêu đôi lứa. Thế nhưng chàng trai chẳng hận mà còn yêu từng nắm
đất quê hương hơn vì có một phần xương thịt của người anh yêu ở đấy.
Thực ra trong bài thơ tác giả không hể nói rõ trực tiếp chàng trai với cô gái
yêu nhau, nhưng thông qua những cử chỉ , hành động và diễn biễn tâm lý ta có thể
hiểu được ẩn ý mà tác giả muốn nói đến.
Tôi lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng…
Việc tác giả sử dụng tứ thơ và cấu tứ vào bài thơ của mình khiến bài thơ trở
nên hấp dẫn và có hồn hơn. Sự sáng tạo trong mỗi câu thơ tạo nên sự độc đáo riêng
biệt của mỗi tác giá. Cách sử dụng cấu tứ vào mỗi bài thơ làm cho bài thơ ấy có
khả năng tạo ra ý nghĩa khác nhau, tạo ra nhiều cảm xúc khác nhau theo từng cảm
nhận của mỗi người đọc. Đồng thời giúp thơ ca Việt Nam thêm phong phú hơn.
Trong ba bài thơ trên, tôi đặc biệt thích bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu
Loan nhất. Bài thơ rất hay dù chỉ sử dụng những hình ảnh và từ ngữ mộc mạc.
Không gian luôn tràn ngập màu tím của hoa sim. Nhìn thì có vẻ buồn nhưng lại gợi
lên được sự chung thủy. Hoàn cảnh nghiệt ngã của đôi vợ chồng khiến mọi người
đọc cảm thấy đau xót cùng với họ. Mỗi người chiến sĩ ra trận họ luôn chuẩn bị sẵn
tâm lý một đi không trở lại, nhưng trong sâu thẳm trái tim của mỗi người luôn hy
vọng mình được sống sót để trở về với những người mà mình yêu thương. Người
chiến sĩ trong bài cũng thế, quay về bình an sau cuộc chiến chắc hẳn anh rất vui.
Nhưng người anh yêu nhất lại ra đi vào lúc này. Còn gì đau đớn hơn cuộc chia tay
mà mãi mãi chẳng thể gặp lại nhau. Họ còn quá trẻ, quá trẻ để nói lời tạm biệt
nhau. Giá như cuộc chiến tranh tàn khốc này đừng xảy ra hoặc chí ít nó cũng xảy
ra muộn chút nữa để họ có thể bên nhau một chút sau ngày cưới. Họ đặt tình yêu tổ
quốc lên trên tình yêu của cá nhân, hy sinh bản thân mình để mang lại hạnh phúc
cho nhiều người. Họ đáng được trân trọng và vinh danh.