Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TÀI LIỆU CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về NGHỆ THUẬT QUÂN sự NHỮNG GIÁ TRỊ lý LUẬN và THỰC TIỄN TRONG sự NGHIỆP xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.26 KB, 17 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ - NHỮNG GIÁ TRỊ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
HIỆN NAY
MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU

2

1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

3

1.1. Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, giành và giữ quyền
chủ động
1.2. Phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp

3
5

1.3. Tạo lực, tạo thế, tạo thời cơ, dùng mưu và phát huy nhân tố thiên
thời, địa lợi, nhân hòa

6

1.4. Chủ động đánh vào lòng người đối phương, kết hợp tác chiến
với địch vận
1.5. Khởi đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc


11
12

2. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO
VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY

13

2.1. Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, tạo thế và lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

14

2.2. Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, chăm lo
xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân
dân vững mạnh

15

KẾT LUẬN

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


2

LỜI NÓI ĐẦU

Nghệ thuật quân sự là một lĩnh vực quan trọng của khoa học quân sự,
ra đời và phát triển cùng với sự nảy sinh của các cuộc chiến tranh. Nghệ thuật
quân sự là lý luận và thực tiễn chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nói chung; là
nghệ thuật sử dụng các lực lượng và phương tiện chiến tranh để đạt được
thắng lợi; là tài thao lược của các tướng lĩnh và binh sĩ để đánh bại kẻ thù.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự là sự kế thừa, phát triển
những tinh hoa quân sự của nhân loại, đặc biệt là nền nghệ thuật quân sự độc
đáo của dân tộc “lấy ít đánh nhiều”, “lấy yếu đánh mạnh” được vận dụng vào
thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ
trang, trong chiến tranh cách mạng ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu học tập
tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh có ý nghĩa sâu sắc đối với người cán bộ quân
đội hiện nay, nó không chỉ góp phần nâng cao trình độ nhận thức lý luận quân
sự mà còn giúp cho người học hiểu sâu hơn những giá trị truyền thống lịch sử
quân sự Việt Nam.
1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.1. Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, giành và giữ quyền chủ động

Tiến công và phòng ngự (đánh và giữ) là một nội dung rất quan trọng
trong chỉ đạo chiến tranh. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng: “Nếu khởi
nghĩa đã bắt đầu thì phải hành động với quyết tâm cao nhất và chuyển sang
tiến công. Phòng ngự là con đường chết của mọi cuộc khởi nghĩa vũ trang,
phòng ngự thì thất bại ngay trước khi đọ sức với kẻ địch”1.
Trong Binh pháp Tôn Tử có viết: “Không đánh được thì giữ.., giữ khéo
thì như dấu kín dưới 10 lớp đất. Đánh giỏi thì như hành động trên chín tầng
giời. Cho nên giữ thì chắc, mà đánh thì thắng”2.
Trong lịch sử truyền thống quân sự Việt Nam, tiến công là một nét đặc

sắc trong nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha chúng ta. Điển hình như
Lý Thường Kiệt, năm 1075 khi thấy quân Tống ráo riết xây dựng nhiều căn
cứ, tích trữ lương thực, khí giới ở thành Ung Châu – Trung Quốc chuẩn bị
1
2

Lênin Toàn tập, Nxb Tiến bộ M, 1978, tập 34, tr.440.
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.520.


3

xâm lược nước ta, Ông đã chủ động đưa quân tiến công sang đánh thành Ung
Châu rồi nhanh chóng rút về xây dựng tuyến phòng thủ sông Cầu.
Kế thừa truyền thống và tinh hoa quân sự của dân tộc, của nhân loại,
vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin
vào điều kiện ở nước ta - một nước thuộc địa nửa phong kiến, Hồ Chí Minh
khẳng định: trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, trước hết
phải quán triệt tư tưởng tiến công, luôn luôn giành và giữ quyền chủ động.
Từ thực tiễn chỉ đạo cách mạng, khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh
cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra cho quần chúng nhân dân ta thấy
phải luôn nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn tư tưởng tiến công. Bởi vì, kẻ
địch của ta có quân số đông, vũ khí, trang bị hiện đại hơn, nếu ta chỉ cố thủ, bị
đánh đâu đỡ đó “chỉ phòng thủ thì thế nào cũng thất bại”1.
Đề cao tư tưởng tiến công, nhưng theo Người trước khi tiến công phải
chuẩn bị đầy đủ thực lực, bởi có thực lực mới có thể chủ động tiến công địch.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Người đã cổ vũ nhân dân
ta luôn luôn tiến công địch, lực lượng ta ngày càng thêm mạnh, như nước mới
chảy, như lửa mới nhen, chỉ có tiến công, tiến công mãi thì mới làm cho ta
mạnh lên. Ta mạnh lên thì mới tiến công được quân địch.

Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán của Hồ Chí Minh là “kiên
quyết không ngừng tiến công”. Song, ở Hồ Chí Minh tiến công, liên tục tiến
công còn phải biết tiến công, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong những
điều kiện cụ thể, “biết sức ta, biết sức địch thì trăm trận đều thắng”2.
Tư tưởng chiến lược tiến công của Hồ Chí Minh không phải là cự tuyệt
với phòng ngự, mà tiến công không có lợi và phòng ngự có lợi, thì phòng
ngự. Nhưng phòng ngự theo Người không phải là phòng ngự bị động, phòng
ngự tiêu cực mà phòng ngự phải quán triệt tư tưởng tiến công, phòng ngự chủ
động, phòng ngự để tiến công. Người luôn căn dặn phải kết hợp hài hòa giữa
tiến công và phòng ngự “tiến công, phòng ngự không sơ hở”.
Muốn tiến công phải luôn luôn giữ quyền chủ động. Người khẳng
định: “Giữ quyền chủ động là khôn khéo xử khiến quân thù, muốn đánh nó ở
1
2

Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.473.
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.519.


4

chỗ nào thì đưa nó đến đó mà đánh, muốn đưa nó vào bẫy của mình có thể
đưa được”3.
Bất kể thời chiến hay thời bình, lúc nào ta cũng phải chủ động, thấy
trước, chuẩn bị trước. Biết đánh giá so sánh địch, ta một cách khách quan,
khoa học và toàn diện theo quan điểm biện chứng. Đánh giá địch, ta không
chỉ đơn thuần về số lượng, hay chỉ về mặt quân sự trên chiến trường, mà phải
xem xét tổng hợp của nhiều yếu tố. Đặc biệt, chỗ yếu cơ bản của kẻ địch là
yếu tố chính trị, tinh thần.
Tiến công nhưng không phiêu lưu mạo hiểm, tức là phải có phương

thức và hình thức tiến công thích hợp. Tiến công địch một cách toàn diện cả
về chính trị, quân sự, ngoại giao; bằng mọi lực lượng, mọi thứ vũ khí, mọi nơi
và đặc biệt tiến công vào những nơi hiểm yếu của địch, phải tránh chỗ mạnh,
đánh chỗ yếu, tránh chỗ rắn, đánh chỗ mềm. Muốn vậy, trước hết phải xác
định đúng mục tiêu và phương hương tiến công.
Tiến công trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh còn thể hiện sâu sắc ở
phương châm “đánh chắc thắng”, tiêu diệt địch đi đôi với bảo toàn và phát
triển lực lượng của ta. Ngay từ những trận đánh đầu tiên của Đội Việt Nam
truyên truyền Giải phóng quân, đến các chiến dịch tiến công của Quân đội ta
trong hai cuộc kháng chiến, Người luôn luôn căn dặn “đánh phải chắc thắng”
không phiêu lưu, mạo hiểm. Muốn vậy, phải giữ bí mật, chuẩn bị chu đáo và
chủ động tiến công địch. “Đánh chắc thắng” còn là biểu hiện tình thương yêu,
quí trọng xương máu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Vì vậy, Người nhắc
nhở các cấp chỉ huy phải thận trọng, biết giữ gìn lực lượng để kháng chiến lâu
dài, phải tiết kiệm sức quân, sức dân. Người thường nói: giành thắng lợi lớn
mà ít tốn xương máu mới là tướng giỏi.
1.2. Phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp

Tiến trình và kết cục chiến tranh rốt cuộc tùy thuộc vào sự so sánh
lực lượng giữa hai bên tham chiến. Trong chiến tranh quy luật bao trùm là
“mạnh được, yếu thua”. Muốn giành thắng lợi, nhất thiết ta phải mạnh hơn
đối phương.

3

Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.475.


5


Ph.Ăngghen, một nhà quân sự thiên tài của giai cấp vô sản đã viết:
“Một dân tộc muốn giành độc lập cho mình không được tự giới hạn trong
những hình thức tiến hành chiến tranh thông thường. Khởi nghĩa quần chúng,
chiến tranh cách mạng, các đội du kích ở khắp mọi nơi, đó là phương thức
duy nhất, nhờ đó mà một dân tộc nhỏ có thể chiến thắng một dân tộc lớn, và
một quân đội ít mạnh hơn có thể đương đầu với một quân đội mạnh hơn và có
tổ chức tốt hơn”1.
Dân tộc ta, một dân tộc đất không rộng, người không đông, kinh tế
nghèo nàn, lạc hậu, Quân đội non trẻ, hạn chế cả về số lượng, chất lượng,
trang bị, vũ khí kỹ thuật so với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ - những nước có
tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh. Muốn đánh thắng Pháp và Mỹ ta phải biết
phát huy sức mạnh tổng hợp. Phát huy sức mạnh tổng hợp là phát huy sức
mạnh trong nước và tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của các nước trên thế
giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Điểm cốt lõi của việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong tư tưởng Hồ
Chí Minh là phát động toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc đánh giặc.
Thể hiện khi Tổ quốc lâm nguy, Người đã kêu gọi mọi người Việt Nam
không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giai cấp, tôn giáo đều phải đứng lên đánh
thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Chiến tranh là cuộc thử thách toàn diện giữa các
bên tham chiến, vì vậy, toàn dân kháng chiến phải gắn với toàn diện kháng
chiến. Người nói: “Không dùng sức lực của toàn nhân dân về đủ mọi mặt để
ứng phó, không thể nào thắng lợi nổi”1.
Nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự phát huy sức mạnh tổng hợp của
Hồ Chí Minh còn là sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự
và đấu tranh ngoại giao trong từng thời kỳ một cách chặt chẽ. Hồ Chí Minh
còn chỉ rõ: ngày nay không chỉ đánh nhau về mặt quân sự mà còn đánh nhau
về mặt chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa tư tưởng.
Nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
còn là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đó chính là sự
tổng hòa sức mạnh của cả thế và lực; là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sức

Ăngghen, Sự thất bại của Piêmông, Tuyển tập bàn về chiến tranh nhân dân, Nxb Sự thật,
Hà Nội, 1978.
1

1

Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.298.


6

mạnh của độc lập dân tộc và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội; là sự kết hợp sức
mạnh của đường lối quân sự, đường lối chính trị và sự kết hợp tài tình giữa
chiến lược cách mạng và phương pháp cách mạng. Với nghệ thuật đó, Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát huy sức mạnh của dân tộc và sức mạnh
của thời đại, huy động được sức mạnh to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực quân sự,
chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao… và sức mạnh đó là cơ sở cho chúng ta
có đủ khả năng “lấy nhỏ thắng lơn”, “lấy ít địch nhiều”, càng đánh, càng
mạnh và tạo ra “thế ta là thế đứng trên đầu thù”.
1.3. Tạo lực, tạo thế, tạo thời cơ, dùng mưu và phát huy nhân tố thiên
thời, địa lợi, nhân hòa

Từ Đông, Tây, Kim, Cổ khi nói về chiến tranh và nghệ thuật quân sự
đều đề cập đến “lực, thế, thời, mưu” và phát huy nhân tố “thiên thời, địa lợi,
nhân hòa”, coi đó là kế sách đề giành thắng lợi. Đây là những yếu tố hết sức
quan trọng trong nghệ thuật quân sự.
Chiến tranh giải phóng dân tộc thuộc địa chống lại sự xâm lược của chủ
nghĩa thực dân, đế quốc bao giờ cũng là một cuộc chiến tranh của kẻ yếu
chống lại kẻ mạnh. Muốn giành thắng lợi không phải chỉ có ý chí mà phải tạo
ra lực, tạo được thế, tạo được thời cơ và phải có một lối đánh tài giỏi, quyết

đánh và lại biết đánh bằng nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự thể hiện nghệ thuật tạo lực, tạo
thế, tạo thời cơ và dùng mưu, đồng thời phát huy nhân tố thiên thời, địa lợi,
nhân hòa.
Đó là, tư tưởng “lấy ít đánh nhiều”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy chất
lượng cao thắng số lượng đông”. Ở Hồ Chí Minh, bao giờ Người cũng yêu
cầu, đánh chắc thắng, không được chủ quan, khinh địch, phải “biết địch, biết
ta” giành thắng lợi lớn nhưng ít hy sinh xương máu của quần chúng. Vì vậy,
lực, thế, thời, mưu trong chỉ đạo chiến tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh được
đặc biệt quan tâm là một nội dung rất cơ bản trong nghệ thuật quân sự.
- Về tạo lực.
Lực là sức mạnh vật chất và tinh thần của mỗi con người, mỗi đơn vị,
mỗi địa phương và của cả nước. Nghệ thuật tạo lực của Người là kế thừa phát
triển tạo lực trong tinh hoa của dân tộc vào thực tiễn chỉ đạo cách mạng ở


7

nước ta. Đó là, dựa vào dân, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, phải lấy
dân làm gốc, người cách mạng phải có “tính tâm” và “quyết tâm”, biết đi vào
quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, làm cho dân ta ai cũng biết “đồng tình,
đồng sức, đồng lòng, đồng minh”. Phải biết phát triển các tổ chức cách mạng
rộng khắp trong quần chúng để giáo dục, vận động, tổ chức quần chúng.
“ Muốn biết tự do chầy hay chóng
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ gan sắt
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng”1.
Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện cụ thể của nước ta, lực lượng tiến
hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng không chỉ đơn thuần dựa
vào lực lượng vũ trang quân đội mà trước hết và quan trọng nhất là lực lượng

chính trị của quần chúng được giác ngộ, được tổ chức chặt chẽ và rộng khắp.
Vì vậy, phải bắt đầu bằng xây dựng lực lượng chính trị quần chúng, trên cơ sở
đó, xây dựng và phát triển mọi mặt của cách mạng. Lực lượng chính trị quần
chúng không chỉ là nền tảng vững chắc và nguồn tiếp sức vô hạn cho lực
lượng vũ trang nhân dân, mà còn là lực lượng tiến công địch, chống địch
khủng bố, cướp bóc, tiến hành công tác binh vận, địch vận, làm tan rã hàng
ngũ địch và đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Trên thế giới, khi cuộc chiến tranh giành độc lập của Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ và cách mạng Pháp nổ ra (thế kỷ 18), chiến tranh nhân dân mới trở
thành thông lệ.
Ở Việt Nam thế kỷ XIII, Trần Quốc Tuấn đã có quan điểm nổi tiếng
“Bách gia giai binh” (trăm họ là lính), “Quốc gia tinh lực” (nước, nhà hợp
sức) và tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân là Hội nghị Diên Hồng và Hội nghị
Bình than thế kỷ XIV. Vào thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã viết:
“Dựng gậy làm cờ, bốn phương dân cày tập hợp
Rượu hoà nước, trên dưới một bụng cha con”1.
Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh đã chỉ ra muốn
tạo được lực trước hết phải dựa vào dân.
1

Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.241.

1

Nguyễn Trãi Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.77.


8

Vì theo Người, cách mạng là việc chung của dân chúng, không phải của

một, hai người, có dân là có tất cả. Nhưng Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, dựa vào
dân phải lấy công - nông làm nòng cốt. Dân phải được giáo dục, được giác
ngộ, được tổ chức chặt chẽ, phải tin vào dân, yêu thương dân, lấy dân làm
gốc, phải chăm lo bồi dưỡng sức dân mới có cơ sở để tạo ra lực.
Mặt khác, trong tư tưởng Hồ Chí Minh muốn tạo ra lực phải tập hợp
đông đảo mọi lực lượng trong nhân dân. Đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc
tế, tức là đoàn kết bên trong, hợp tác hữu nghị với bên ngoài mới tạo nên lực
ngày càng to lớn.
Thực tiễn để tạo lực cho cách mạng, từ năm 1941 khi về nước, Hồ Chí
Minh đã chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh, thúc đẩy việc xây dựng
các tổ chức cách mạng của quần chúng, hình thành đội quân chính trị ngày
càng hùng hậu. Trên cơ sở đó, Người chỉ thị tổ chức các đội du kích, thành
lập đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân.
Lực lượng cách mạng phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo; xây dựng các
tiềm lực chính trị, tư tưởng, kinh tế, quân sự; phải tiết kiệm khi sử dụng sức
người, sức của.
- Về tạo thế.
Trong chiến tranh giữ nước, giải phóng dân tộc, thực trạng lấy yếu
chống mạnh đã đặt ra cho dân tộc ta trước sự cần thiết phải tạo được thế có lợi
trong điều kiện, hoàn cảnh của hai bên tham chiến. Đó là hình thái bố trí triển
khai lực lượng, thế trận.v.v…
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh tạo lực phải đi đôi với lập thế, bởi thế và
lực có quan hệ khăng khít, biện chứng tương tác với nhau. Bởi vì, có thế thì
mới phát huy được tác dụng của lực và tăng thêm sức mạnh của lực.
Hồ Chí Minh rất coi trọng đến việc tạo thế. Theo Người, tạo thế là phải
tạo ra được, chiếm được, lợi dụng môi trường tự nhiên để phát huy sức mạnh
của quân đội, của cả dân tộc. Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là phải
xây dựng được thế trận trong lòng dân, đó là thế vững chắc nhất, quyết định
nhất.



9

Thế, trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở từng trận chiến
đấu, từng chiến dịch, từng chiến trường trên cả nước đều tạo ra thế có lợi, thế
mạnh để đánh địch.
Thế, theo Người còn là việc giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa thế
và lực. Hồ Chí Minh đã đưa ra một ví dụ: “quả cân chỉ một kilôgam, ở vào
thế có lợi thì lực của nó tăng lên nhiều lần, có sức mạnh làm nhấc bổng được
một vật nặng hàng trăm kilôgam. Đó là thế thắng lực”1.
- Về tạo thời cơ.
Tạo lực, tạo thế chưa đủ mà còn phải biết tạo thời cơ. Thời cơ, theo Hồ
Chí Minh là thời thế, là thời gian, thời điểm có lợi nhất để tấn công đối
phương. Hồ Chí Minh yêu cầu phải biết tạo ra thời cơ và phải biết nắm bắt
thời cơ; tức là phải nắm chắc quy luật vận động, xu thế phát triển của tình
hình, để chọn thời cơ, tận dụng thời cơ. Bởi theo Người:
“Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công”2.
Do vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh là phải biết tận dụng thời gian, vì
thời gian là lực lượng, nên quyết sách của Người trong cuộc chiến tranh
chống thực dân Pháp là kháng chiến trường kỳ, vừa kháng chiến vừa kiến
quốc để phát triển mọi mặt. Người nói: “Giặc Pháp là vỏ quýt dày, ta phải có
thời gian để mài móng tay nhọn, rồi xé tan xác chúng ra”3.
Người còn chỉ ra phải biết giữ gìn, phát triển lực lượng, tranh thủ từng
giờ, từng phút làm tốt công tác chuẩn bị để nắm bắt thời cơ, khi thời cơ đến là
chớp được thời cơ giành thắng lợi. Hồ Chí Minh cho rằng: tích cực chủ động
thì nắm được thời cơ, không tích cực thì thời cơ không chờ mình.
- Về dùng mưu.
Mưu kế trong nghệ thuật quân sự là toàn bộ các chủ trương (ý định và
quyết tâm), kế hoạch chiến lược, chiến dịch và chiến đấu; là tài chỉ huy, tài

thao lược của tướng lĩnh, binh sĩ trong chiến đấu; mưu còn là nghi binh lừa
địch là hành động thực hư.

1

Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 2, tr.455.
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.287.
3
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, tr.125.
2


10

Mưu là một vấn đề rất quan trọng của nghệ thuật quân sự. Tôn Tử đã
dạy: dùng binh giỏi nhất, là đánh bằng mưu.
Theo Hồ Chí Minh, về dùng mưu trong điều kiện kẻ thù mạnh hơn ta
thì phải dùng sức mạnh của toàn dân, mưu trí của toàn dân để tạo ra một tình
thế, một thế trận làm cho kẻ địch có quân đội nhà nghề, có vũ khí, khí tài,
trang bị hiện đại nhưng cũng phải bất lực trước cách đánh của ta. Với tinh
thần đó, Người chỉ ra: ‘Phải lấy mềm xử cứng, lấy nước thắng lửa. Hai hòn đá
cùng chọi nhau thì hai hòn đá cùng vỡ. Phải lấy một cái cứng một cái mền thì
khi chọi nhau thì một cái còn”. “Pháp có xe tăng, đại bác thì ta phá đường.
Pháp có máy bay thì ta đào hầm. Pháp muốn đánh chớp nhoáng thì ta kéo dài.
Nhất định ta thắng”1.
- Về phát huy nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Ở trong xã hội, muốn thành công phải có
ba điều kiện là: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ba điều kiện ấy đều quan trọng
cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan
trọng bằng nhân hòa. Nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí. Nhân hòa là

quan trọng hơn hết”2. “Trong hai phe giao chiến, phe nào có đầy đủ điều kiện
thiên thời, địa lợi, nhân hòa là phe ấy thắng”3.
Tóm lại, lực, thế, thời, mưu là những yếu tố rất quan trọng trong nghệ
thuật quân sự. Mỗi yếu tố có tính độc lập nhưng chúng có quan hệ rất chặt
chẽ, hòa quyện vào nhau, chuyển hoá lẫn nhau. Với Hồ Chí Minh, lực, thế,
thời, mưu phải kết hợp chặt chẽ với nhau, có tạo ra lực mới có cơ sở để tạo
thế, mới xuất hiện điều kiện để chớp thời cơ. Mưu là phương pháp để vận
dụng lực, thế, thời. Lực, thế, thời, mưu kết hợp với nhau và phát huy thiên
thời, địa lợi, nhân hòa sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn đánh thắng mọi kẻ thù.
1.4. Chủ động đánh vào lòng người đối phương, kết hợp tác chiến với
địch vận

Chiến lược đánh vào lòng người đối phương, từ xưa đến nay vẫn được
các nhà quân sự sử dụng và đặt ở vị trí hàng đầu của mưu lược quân sự. Nắm

1

Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr.55 -56.
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr.479.
3
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.463.
2


11

vững chiến lược đó giành năm mươi phần trăm thắng lợi, thậm chí không tốn
sức tí nào mà giành toàn thắng.
Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta rất coi trọng đánh vào lòng
người đối phương, kết hợp tác chiến với địch vận. Minh chứng hùng hồn cho

truyền thống đó là bài thơ “Thần” “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thế kỷ XI của
Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, bài văn
Địch vận của Nguyễn Trãi trong cuộc chiến chống giặc Minh, sau này được Lê
Quý Đôn nhận xét đã có “sức mạnh như một đạo hùng binh mười vạn”.
Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm nhân đạo của chủ
nghĩa Mác - Lênin, truyền thống văn hóa, lòng nhân ái cao cả của dân tộc và
kinh nghiệm đấu tranh của các nước trên thế giới phù hợp với điều kiện Việt
Nam. Người chỉ rõ: Sách quân sự có câu, đánh mà thắng địch là giỏi, không
đánh mà thắng lại càng giỏi, không đánh mà thắng là nhờ địch vận.
Người không những đề ra tư tưởng chiến lược tiến công, phát huy sức
mạnh tổng hợp: lực, thế, thời, mưu mà còn được thể hiện rất sâu sắc ở tư
tưởng đánh vào lòng người đối phương, kết hợp tác chiến với địch vận. Theo
Người, “Địch vận là tìm cách làm sao phá được địch mà không phải đánh”1.
Đánh bằng công tác tuyên truyền, vì phương pháp tuyên truyền là một
lợi khí sắc bén nhất trong lĩnh vực quân sự. Trong tuyên truyền cần phân biệt
giữa dân chúng, binh lính đối phương với bọn thực dân đầu sỏ, phản động.
Tiến hành công tác địch vận là phải gắn với tiến công địch. Tiến công
để truyên tuyền, tuyên truyền để tiến công. Vì vậy, phải điều tra, nghiên cứu
nắm chắc tình hình địch, theo dõi diễn biến từng chiến dịch, từng trận đánh cụ
thể để làm công tác truyên truyền.
Đánh vào lòng người đối phương, song phải đặc biệt chú trọng chính
sách khoan hồng, nhân đạo đối với tù hàng binh đối phương và cả những
người lầm đường, lạc lối mà theo địch. Vì vậy, phải làm cho binh lính và dân
chúng đối phương hiểu rõ tính chất của cuộc chiến tranh mà bọn thực dân,
phản động tiến hành là cuộc chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi nghĩa.
Lòng nhân ái, nhân đạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở
chỗ, đánh cho kẻ thù xâm lược phải thua chạy, đánh cho bọn tay sai bán nước
1

Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5. tr.480.



12

phải lật nhào, để họ có thời gian hối cải, suy ngẫm và trở lại con đường chính
nghĩa. Người luôn luôn nhắc nhở quân và dân ta: “Phải bảo vệ tính mạng và
tài sản của ngoại kiều, đối đãi tử tế với tù hàng binh”, “không được báo thù,
báo oán”, với những người lầm đường, lạc lối phải khoan hồng, độ lượng.
1.5. Khởi đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc

Khởi đầu và kết thúc chiến tranh là một nội dung quan trọng trong
thực hành chiến tranh, có tác động không nhỏ đến mức độ thành công hay thất
bại của cuộc chiến. Đây là một vấn đề cơ bản của nghệ thuật quân sự mà các
nhà chính trị - quân sự nhiều quốc gia từ trước đến nay nghiên cứu tìm tòi lời
giải đáp hay cho mình.
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chủ động tìm mọi cách để ngăn chặn chiến
tranh xảy ra. Người đã từng nói: “Đồng bào tôi và tôi thành thật muốn hòa
bình. Chúng tôi không muốn có chiến tranh. Tôi biết nhân dân Pháp không
muốn có chiến tranh. Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi
cách” và “chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”1.
- Về khởi đầu chiến tranh.
Khi phải tiến hành chiến tranh, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở quân và
dân ta phải chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, để chủ động bước vào cuộc kháng
chiến, dù hòa bình hay chiến tranh ta phải nắm vững chủ động, phải thấy
trước và chuẩn bị trước, kiên quyết chiến đấu để giành độc lập nhưng cũng
phải giữ gìn từng giọt máu của đồng bào để xây dựng tương lai cho Tổ quốc.
- Về kết thúc chiến tranh.
Hồ Chí Minh chỉ rõ phải biết kết thúc chiến tranh đúng lúc, kết thúc
một cách có lợi nhất, khi so sánh lực lượng không có lợi cho ta thì phải đánh

lâu dài, làm thất bại từng âm mưu, từng chiến lược của kẻ thù, giành thắng lợi
từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Mặc dù khi chiến tranh đã xảy ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tìm mọi
cách để cứu vãn cuộc chiến tranh, tìm kiếm một giải pháp hòa bình, Người đề
nghị: “Chính phủ và nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhận độc lập

1

Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4. tr.473, 480.


13

và thống nhất của nước Việt Nam là chấm dứt được những tai biến này, hòa
bình và trật tự sẽ trở lại ngay lập tức”2.
Qua hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã chứng minh tư tưởng của
Hồ Chí Minh về “khởi đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc” là hoàn toàn đúng
đắn. Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta đã đánh bại sự liều lĩnh cuối
cùng của thực dân Pháp trong chiến cuộc Đông - Xuân năm 1953 - 1954, mà
đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký
Hiệp định Giơnevơ lập lại hòa bình ở Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ,
sau trận “Điên Biên Phủ” trên không năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải rút
quân về nước theo Hiệp định Pari. Sau đó, Quân đội và nhân dân ta tiếp tục
“đánh cho Ngụy nhào” thống nhất đất nước, kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.
2. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ
QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự là di sản vô giá mà
Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Nó không những có

giá trị trong chiến tranh giải phóng dân tộc, mà còn có giá trị cả trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
2.1. Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc
tế, tạo thế và lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Một bài học lớn được rút ra của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo
tài tình, sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh là phát huy sức mạnh
tổng hợp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh dân
tộc là nội lực, sức mạnh thời đại là ngoại lực. Thực tiễn hai cuộc kháng chiến
trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chúng
ta chiến thắng là nhờ kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Một
mặt phát huy nội lực, mặt khác tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn
có hiệu quả cả vật chất và tinh thần của anh em, bầu bạn khắp năm Châu để
tạo ra lực, thế, thời… một sức mạnh vượt trội để đánh thắng kẻ thù. Ngày

2

Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 5, tr.12.


14

nay, trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa bài học kinh nghiệm đó vẫn còn nguyên giá trị.
Để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trước hết, phải nắm
vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữ gìn hòa bình, mở rộng
quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân
dân thế giới, vì hòa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đó là,

mục tiêu thiết tha của nhân dân ta và cũng phù hợp với xu thế của thời đại.
Thực hiện mục tiêu trên, đòi hỏi chúng ta phải tranh thủ điều kiện hòa bình, ổn
định để xây dựng, củng cố phát triển tiềm lực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an
ninh, văn hóa… của đất nước tạo ra thế mới, lực mới đưa đất nước đi lên.
Trong bối cảnh hiện nay, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, an ninh, quốc phòng phải biết tranh thủ
thời cơ, điều kiện để tạo ra sức mạnh tổng hợp, tạo ra thế và lực cho đất nước.
Đó là sức mạnh về chính trị, tinh thần, sức mạnh quân sự, tiềm lực kinh tế,
năng lực khoa học công nghệ, trình độ giáo dục, bản sắc văn hóa, chính sách
ngoại giao... Để tạo ra thế và lực hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí
Minh cần phải khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế.
2.2. Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, chăm lo xây
dựng nền quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Một cuộc cách mạng chỉ
có giá trị khi nào nó biết tự bảo vệ” 1. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay, sức mạnh của kinh tế, xã hội là cơ sở tạo sức
mạnh của đất nước, là cơ sở vững chắc để xây dựng thế trận quốc phòng toàn
dân, an ninh nhân dân. Ngược lại, quốc phòng, an ninh vững chắc là điều kiện
đảm bảo cho sự ổn định, phát triển kinh tế, xã hội.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự đòi
hỏi phải tranh thủ những điều kiện thuận lợi trong nước cũng như quốc tế để
phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng
1

Lênin Toàn tập, Nxb Tiến bộ M, 1979, tập 37, tr.145.



15

toàn dân gắn với xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh. Tăng
cường truyền truyền, giáo dục cho mọi người dân, mọi cán bộ, chiến sĩ trong
lực lượng vũ trang nhân dân nhận thức đúng bản chất âm mưu thủ đoạn của kẻ
thù, đặc biệt là chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc. Thường
xuyên đề cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình
huống mà kẻ địch có thể gây ra đối với chúng ta trên tất cả các lĩnh vực.
Phải tranh thủ điều kiện hòa bình, ổn định xây dựng, nâng cao sức
mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng “Quân đội nhân
dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, bảo vệ vững chắc
sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân.


16
KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự là vấn đề quan trọng cả
về lý luận và thực tiễn, phản ánh tính qui luật của cuộc đấu tranh vũ trang. Đó
là, nghệ thuật quán triệt tư tưởng tiến công; nghệ thuật phát huy sức mạnh
tổng hợp; nghệ thuật kết hợp lực, thế, thời, mưu trí; nghệ thuật đánh vào lòng
người đối phương và nghệ thuật biết khởi đầu và kết thúc chiến tranh đúng
lúc có lợi nhất. Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân
sự có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với chúng ta, nhất là với
những cán bộ, sĩ quan trong quân đội ta hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự là cơ sở lý luận, tư tưởng
cho sự phát triển nghệ thuật quân sự của Đảng ta hiện nay. Trong bối cảnh hết
sức phức tạp của tình hình thế giới, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu vận
dụng sáng tạo tư tưởng về nghệ thuật quân sự của Người để tranh thủ điều
kiện hòa bình, ổn định xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh,

củng cố quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc, tạo ra thế và lực
mới hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X.
2. (1979), Lênin Toàn tập, Nxb Tiến bộ M, tập 37, tập 34.
3. (1976), Nguyễn Trãi Toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình các môn Lý
luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Tư
tương Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Tổng cục Chính trị (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
6. Tổng cục Chính trị (2001), Tập bài giảng Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Tổng cục Chính trị (2002), Giáo trình tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
8. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, (2004), Sự nghiệp và tư tưởng quân sự
Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.



×