Mời tất cả độc giả tham gia thảo luận và đề xuất thiết kế cho Trang Chính mới của
Wikipedia tiếng Việt.
Số vô tỉ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Trong toán học, số vô tỉ là số thực không phải là số hữu tỷ, nghĩa là không thể biểu diễn
được dưới dạng tỉ số , với a, b là các số nguyên.
Ví dụ:
1. Số thập phân vô hạn có chu kỳ thay đổi: 0.1010010001000010000010000001...
2. Số = 1,41421 35623 73095 04880 16887 24209 7...
3. Số pi = 3,14159 26535 89793 23846 26433 83279 50288 41971 69399 37510
58209 74944 59230 78164 06286 20899 86280 34825 34211 70679...
4. Số lôgarít tự nhiên e = 2,71828 18284 59045 23536...
Người ta đã chứng minh được rằng, tập hợp các số vô tỉ có lực lượng lớn hơn tập hợp các
số hữu tỉ.
[cần dẫn nguồn]
•
[sửa] Biểu diễn thập phân
Có thể dùng biểu diễn thập phân (hay sự biểu diễn của một số trong hệ 10 - phân) của một
số để định nghĩa số hữu tỉ và số vô tỉ.
Nếu như mọi số hữu tỉ đều có biểu diễn thập phân hoặc hữu hạn (số thập phân hữu hạn, ví
dụ: ) hoặc vô hạn tuần hoàn (số thập phân vô hạn tuần hoàn, ví dụ:
) thì số vô tỉ có biểu biễn thập phân vô hạn nhưng không tuần hoàn (ví dụ:
.
[sửa] Các thí dụ về cách chứng minh
[sửa] Căn bậc hai của 2
1. Giả sử rằng là một số hữu tỉ. Điều đó có nghĩa là tồn tại hai số nguyên a và b
sao cho a / b = .
2. Như vậy có thể được viết dưới dạng một phân số tối giản (phân số không thể
rút gọn được nữa): a / b với a, b là hai số nguyên tố cùng nhau và (a / b)
2
= 2.
3. Từ (2) suy ra a
2
/ b
2
= 2 và a
2
= 2 b
2
.
4. Khi đó a
2
là số chẵn vì nó bằng 2 b
2
(hiển nhiên là số chẵn)
5. Từ đó suy ra a phải là số chẵn vì a
2
là số chính phương chẵn (số chính phương lẻ
có căn bậc hai là số lẻ, số chính phương chẵn có căn bậc hai là số chẵn).
6. Vì a là số chẵn, nên tồn tại một số k thỏa mãn: a = 2k.
7. Thay (6) vào (3) ta có: (2k)
2
= 2b
2
4k
2
= 2b
2
2k
2
= b
2
.
8. Vì 2k
2
= b
2
mà 2k
2
là số chẵn nên b
2
là số chẵn, điều này suy ra b cũng là số chẵn (lí
luận tương tự như (5).
9. Từ (5) và (8) ta có: a và b đều là các số chẵn, điều này mâu thuẫn với giả thiết a / b
là phân số tối giản ở (2).
Từ mâu thuẫn trên suy ra: thừa nhận là một số hữu tỉ là sai và phải kết luận là số
vô tỉ.
Cách chứng minh trên có thể được tổng quát hóa để chứng rằng: "căn bậc hai của một số tự
nhiên bất kì hoặc là một số nguyên hoặc là một số vô tỉ."
[sửa] Cách chứng minh khác
Để chứng minh: " là một số vô tỉ" người ta còn dùng phương pháp phản chứng theo
một cách khác, cách này ít nổi tiếng hơn cách ở trên.
1. Giả sử rằng là một số hữu tỉ. Điều này có nghĩa là tồn tại hai số nguyên dương
m và n sao cho m/n = .
2. Biến đổi đẳng thức trên, ta có: m/n = (2n - m)/(m - n).
3. Vì > 1, nên từ (1) suy ra m > n m > 2n - m.
4. Từ (2) và (3) suy ra (2n - m)/(m - n) là phân số rút gọn của phân số m/n.
Từ (4) suy ra, m/n không thể là phân số tối giản hay không thể là số hữu tỉ - mâu thuẫn
với giả thiết là một số hữu tỉ. Vậy phải là số vô tỉ.
Cách chứng minh trên tương tự với cách dùng phép dựng hình để chứng minh giả thuyết
về số - một loại phương pháp chứng minh được sử dụng bởi các nhà hình học Hy lạp
cổ đại. Xét một tam giác vuông cân mà độ dài tương ứng của các cạnh góc vuông và cạnh
huyền là hai số nguyên dương n và m. Áp dụng Định lý Pytago, ta suy ra tỉ số m/n bằng
. Mặt khác, bằng phương pháp dựng hình cổ điển com-pa và thước thẳng ta dựng được
một tam giác vuông cân nhỏ hơn với độ dài của các cạnh góc vuông và cạnh huyền tương
ứng bằng m − n và 2n − m. Áp dụng Định lý Pytago cho tam giác thứ hai, ta suy ra tỉ số
(2n − m)/(m − n) cũng bằng . Như vậy, m/n = (2n − m)/(m − n), điều này chứng tỏ phân
số m/n không thể là phân số tối giản hay không phải là số hữu tỉ mà phải là số vô tỉ.
[sửa] Căn bậc hai của 10
Giả sử là số hữu tỉ, tức là bằng m/n, vậy:
m
2
= 10n
2
trong đó m, n là số nguyên
Tuy nhiên, trong hệ thập phân, bất kỳ số bình phương nào cũng có số chẵn số 0 ở cuối.
(Chứng minh: Bất kỳ số nguyên n nào, trong hệ thập phân, đều có dạng: a.10
k
, k ≥ 0, trong
đó a không kết thúc bằng số 0. Vậy bất kỳ số bình phương n
2
nào cũng có dạng: a
2
10
2k
, k ≥
0.)
Như vậy, trong đẳng thức ở trên, vế trái có số chẵn số 0 ở cuối, nhưng vế phải lại có số lẻ
số 0 ở cuối. Vậy giả thiết là số hữu tỉ phải sai.
[sửa] Căn bậc hai của tất cả các số nguyên
Dùng cùng phương pháp này, ta có thể chứng minh rằng căn bậc hai của bất kỳ số nguyên
nào cũng phải hoặc là số nguyên hoặc là số vô tỉ.
Lấy số nguyên bất kỳ r.
• Thí dụ, r = 2.
Trong hệ nhị phân, 2 = 10
2
Vậy, như ở trên, nếu = m/n thì, trong hệ nhị phân:
m
2
= 10
2
n
2
trong đó m, n là số nguyên
Trường hợp n = 1 không thể xảy ra, vì ta biết không phải là số nguyên.
Lập luận như trên, vế trái có số chẵn số 0 (trong hệ nhị phân) ở cuối, nhưng vế phải lại có
số lẻ số 0 ở cuối. Vậy giả thiết là số hữu tỉ phải sai.
• Với số nguyên r bất kỳ, cũng chứng minh như trên trong hệ r-phân:
m
2
= 10
r
n
2
trong đó m, n là số nguyên
Nếu n = 1 thì m
2
= 10
r
= r, vậy là số nguyên.
Còn nếu n ≠ 1 thì, như trên, một số bình phương trong hệ r-phân phải có số chẵn số 0
(trong hệ r-phân) ở cuối. Do đó trong đẳng thức này vế trái có số chẵn số 0 ở cuối nhưng
vế phải lại có số lẻ số 0 ở cuối. Vậy không thể là số hữu tỉ.
[sửa] Tỉ lệ vàng
Cách chia đoạn thẳng AB theo tỉ lệ vàng, bằng compa và thước thẳng.
Khi chia một đoạn thẳng x thành hai phần rời nhau a và b sao cho tỉ số của chiều dài của
cả đoạn x với chiều dài của phần lớn a bằng tỉ số của chiều dài của phần lớn a với chiều
dài của phần nhỏ b, thì tỉ số đó được gọi là tỉ lệ vàng, kí hiệu là .
Tỉ số vàng là một số vô tỉ. Thật vậy, giả sử tỉ số này là một số hữu tỉ, thì nó có dạng phân
số tối giản là x/a, với x là chiều dài của cả đoạn và a là chiều dài của phần lớn. Suy ra,
chiều dài của phần nhỏ là x − a. Và ta có:
Điều này có nghĩa là phân số tối giản x/a được rút gọn thành a/(x - a) - một sự vô lí. Sự vô
lí này chứng tỏ việc thừa nhận tỉ số φ là số hữu tỉ là sai. Vậy φ là một số vô tỉ.
[sửa] Lôgarít
Có lẽ, các số vô tỉ dễ nhận ra nhất là các lôgarít. Dưới đây ta sử dụng phương pháp phản
chứng để chứng minh rằng log
2
3 là một số vô tỉ:
1. Giả sử log
2
3 là một số hữu tỉ. Khi đó tồn tại hai số nguyên dương m và n thỏa mãn:
log
2
3 = m/n.
2. Từ (1) suy ra 2
m/n
= 3.
3. Nâng hai vế của (2) lên lũy thừa bậc n , ta có: 2
m
= 3
n
.
4. Mặt khác, 2
m
- lũy thừa cơ số 2 với số mũ nguyên dương luôn lớn hơn 0 và chẵn
(vì là tích với ít nhất một thừa số 2), còn 3
n
- lũy thừa cơ số 3 với số mũ nguyên
dương luôn lớn hơn 0 và lẻ (vì là tích của các thừa số lẻ), nên 2
m
≠ 3
n
.
5. Từ (3) và (4) suy ra mâu thuẫn, chứng tỏ điều giả sử ban đầu: "log
2
3 là một số hữu
tỉ" là sai.
Tương tự, bạn có thể chứng minh cho trường hợp: log
10
2.
[sửa] Số vô tỉ siêu việt và vô tỉ đại số
Một số vô tỉ hoặc là số siêu việt hoặc là số đại số (hay Không-đa thức với các hệ số
nguyên), trong đó hầu hết các số vô tỉ đều là số siêu việt và số siêu việt là số vô tỉ. Ví dụ:
, là các số vô tỉ đại số; còn e và π là các số vô tỉ siêu việt.
Có thể tạo ra các số vô tỉ đại số, bằng cách xét các phương trình đa thức:
p(x) = a
n
x
n
+ a
n-1
x
n−1
+ ... + a
1
x + a
0
= 0
Trong đó, các hệ số a
i
là số nguyên và a
n
≠ 0.
Giả sử rằng có ít nhất một số thực x sao cho p(x) = 0 (ví dụ, với n lẻ ta luôn tìm được một
số x như vậy) thì x là số vô tỉ khi phương trình đa thức trên không có nghiệm hữu tỉ. Nếu
đa thức p có nghiệm hữu tỉ thì các nghiệm đó có dạng r/s, trong đó: r là ước của a
0
và s là
ước của a
n
. Vì thế bằng cách thử trực tiếp các giá trị r/s trên bạn có thể biết chúng có phải
là nghiệm của p không. Nếu tất cả các giá trị đó đều không là nghiệm của p thì x phải là số
vô tỉ.
Ví dụ, bằng cách trên bạn có thể chỉ ra rằng x = (2
1/2
+ 1)
1/3
là một số vô tỉ đại số.
Thật vậy, ta có (x
3
− 1)
2
= 2 do đó x
6
− 2x
3
− 1 = 0, phương trình thứ hai là một
phương trình đa thức không có nghiệm hữu tỉ, vì các giá trị r/s = ±1 đều không phải
là nghiệm của nó.
Để tạo ra các số vô tỉ siêu việt, bạn không thể dùng cách kết hợp các số đại số với nhau, vì
các số đại số lập thành một trường, hơn nữa, là một trường đóng. Nhưng bạn có thể dùng
cách kết hợp các số siêu việt với các số đại số. Ví dụ: 3π+2, π + , và e là các số vô
tỉ (cũng là các số siêu việt).
[sửa] Câu hỏi chưa có lời giải
Các số π + e và π − e là số vô tỉ hay không phải là số vô tỉ? Thực tế, chưa ai tìm ra được
một cặp số nguyên khác Không m và n để khẳng định rằng mπ + ne hoặc là số vô tỉ hoặc
không phải là số vô tỉ.
Cũng chưa ai khẳng định được các số: 2
e
, π
e
, π
√2
, hằng số Catalan và hằng số Euler-
Mascheroni γ có phải là số vô tỉ hay không.
Mặt khác, theo Công thức Euler thì e
iπ
+ 1 = 0 nên e
iπ
= -1 lại là một số nguyên, tức là số
hữu tỉ
Tập hợp số vô tỉ là tập hợp không đếm được (trong khi tập hợp số hữu tỉ là tập hợp đếm
được và tập hơp số thực là tập hợp không đếm được). Tập hợp số vô tỉ đại số, hay tập hợp
số vô tỉ không siêu việt, là tập hợp đếm được. Tập hợp số vô tỉ dùng giá trị tuyệt đối làm
độ đo khoảng cách là một không gian Metric không đầy đủ. Tuy nhiên, không gian Metric
này đồng phôi với không gian Metric đầy đủ của tất cả các dãy số nguyên dương; với ánh
xạ đồng phôi cho bởi liên phân số mở rộng. Điều đó được chứng minh bằng định lí Baire