Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng ḥa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 189 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

VILAY PHILA VONG

GIáO DụC Pháp LUậT CHO CÔng Chức HàNH CHíNH
ở NƯớC Cộng Hòa DÂn Chủ NhÂn DÂn LàO hiện nay

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: Lí LUN V LCH S NH NC V PHP LUT

H NI - 2017


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU

6

1.1. Những công trình nghiên cứu ở Lào có liên quan tới giáo dục pháp luật
cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.3. Những nhận xét đánh giá và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG


6
10
24

CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

29

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò giáo dục pháp luật cho công chức hành chính
ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
2.2. Các bộ phận hợp thành của giáo dục pháp luật cho công chức hành chính
của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và các điều kiện đảm bảo
2.3. Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở một số nước và những
kinh nghiệm có thể vận dụng trong giáo dục pháp luật chi công chức hành
chính ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Lào và đội ngũ
công chức hành chính của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
3.2. Những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong giáo dục pháp
luật cho công chức hành chính ở Lào
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO

4.1. Quan điểm giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng
hòa Dân chủ nhân dân Lào
4.2. Các giải pháp đảm bảo giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở

nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

29
42

61

69
69
83

115
115
121
148
151
152
167


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCC

:


Cán bộ công chức

CC

:

Công chức

CCHC

:

Công chức hành chính

CHDCND :

Cộng hòa Dân chủ nhân dân

CT

:

Chính trị

GD

:

Giáo dục


GDPL

:

Giáo dục pháp luật

HC

:

Hành chính

HCNN

:

Hành chính nhà nước

KT

:

Kinh tế

KTTT

:

Kinh tế thị trường


NDCM

:

Nhân dân cách mạng

NN

:

Nhà nước

PL

:

Pháp luật

PP

:

Phương pháp

QLNN

:

Quản lý nhà nước


QLXH

:

Quản lý xã hội

VBQPPL

:

Văn bản quy phạm pháp luật

VPPL

:

Vi phạm pháp luật

XH

:

Xã hội

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục pháp luật (GDPL) cho công chức hành
chính (CCHC) là một vấn đề quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
đất nước Lào. Công chức hành chính là những chủ thể thực hiện các công vụ cụ thể,
là hạt nhân của nền công vụ và là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, việc trang bị cho CCHC hệ thống kiến thức pháp luật
(PL) nhằm nâng cao ý thức PL, làm hình thành niềm tin và phát triển thói quen
hành động theo quy định PL, tạo ra các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho việc nâng
cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng thái độ tôn trọng đối với Nhà
nước và các quy tắc của đời sống, hình thành những hiểu biết về chính trị, đấu tranh
chống những hành vi VPPL, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý
xã hội và kiềm chế hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) của CCHC trong giai đoạn
hiện nay là một công việc hết sức cần thiết.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc GDPL cho CCHC, Đảng Nhân
dân cách mạng (NDCM) Lào đã sớm quan tâm đến vấn đề GDPL, rèn luyện đội
ngũ CCHC. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, và chủ tịch Kay xỏn Phôm
Vi Hản vận dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước Lào, Đại hội Đảng NDCM Lào
lần thứ IX đã nhấn mạnh “Chủ trương xây dựng nhân cách con người về lý tưởng,
trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn các bộ tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức
chấp hành PL nhất là những người làm việc trong hệ thống chính trị nhà nước” [48,
tr.13]. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước Lào đã hết sức quan tâm đến công tác
GDPL, đặc biệt là đối với CCHC nhà nước.
Dưới góc độ lý luận, vấn đề GDPL cho CCHC ở nước Cộng hòa Dân chủ
nhân dân (CHDCND) Lào đã được một số công trình nghiên cứu ở khía cạnh
này hoặc khía cạnh khác những trí thức mà các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra
rất có ý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công
trình nào nghiên cứu vấn đề GDPL cho CCHC Lào một cách toàn diện đây đủ,

để làm nền tảng lý luận cho việc triển khai, thực hiện việc GDPL cho CCHC ở
nước CHDCND Lào.


2
Về mặt thực tiễn trong những năm qua công tác GDPL cho CCHC ở nước
CHDCND Lào đã thu được những thành tựu nhất định. Nội dung GDPL đã được
đưa vào chương trình Đào tạo của các trường chính trị các cấp và một số trường
Đại học trong cả nước với nhiều hình thức GDPL phong phú với các chủ thể
GDPL đa dạng nên bước đầu đã đạt được các mục tiêu cơ bản về GDPL cho
CCHC ở nước CHDCND Lào. Tuy nhiên vấn đề GDPL cho CCHC ở Lào hiện
nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: nguồn tài liệu còn ít, hình thức còn đơn
giản, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu,
đội ngũ làm công tác GDPL vừa thiếu, vừa yếu, cơ chế phối hợp và trách nhiệm
của các cấp các ngành chưa rõ ràng… Bên cạnh đó, một bộ phận CCHC Lào nhận
thức chưa đây đủ, thậm chí là coi thường công tác GDPL. Vì vậy, mà ý thức PL
của một số bộ phận không nhỏ CCHC chưa cao nên đã có các hành vi tham ô,
tham nhũng, cửa quyền với những phạm vi, mức độ khác nhau diễn ra hết sức
phức tạp trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và khu
vực Đông Nam Á như hiện nay, việc GDPL nói chung và GDPL cho CCHC nói
riêng càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và tồn vong
của đất nước Lào. Đặc biệt là đối với thực tiễn Lào, khi mà trình độ hiểu biết pháp
luật của CCHC còn tương đối thấp, thiếu kiến thức, hiểu biết PL, khả năng tiếp cận
các chương trình, chính sách PL còn chậm, làm cản trở tiến trình hội nhập quốc tế.
Chính vì vậy, phải GDPL cho CCHC để họ hiểu PL và làm theo PL trong giao lưu,
hợp tác quốc tế
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Giáo dục pháp
luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện
nay” làm đề tài luận án Tiến sỹ Luật học.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
* Mục đích nghiên cứu của luận án
- Phân tích những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng GDPL cho CCHC
Lào, từ đó đề xuất một số giải pháp đảm bảo GDPL cho CCHC ở nước Cộng hòa
dân chủ nhân Lào hiện nay.


3
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Phân tích cơ sở lý luận về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào, trong
đó nên lên khái niệm CCHC, xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm, vai trò chủ
thể, đối tượng mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và những điều kiện đảm
bảo GDPL cho CCHC nước CHDCND Lào.

- Phân tích thực trạng đội ngũ CCHC ở Lào; phân tích đánh giá những kết
quả đạt được, những hạn chế bất cập trong GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào và
rút ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế bất cập.

- Đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi
nhằm đảm bảo GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận án: Là vấn đề lý luận và thực tiễn về
GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào.
* Phạm vi nghiên cứu của luận án: Là công tác GDPL cho CCHC ở nước
CHDCND Lào vào giai đoạn từ năm 2005 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận của luận án

- Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư

tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kay Xỏn Phôm Vi Hản và đường lối của Đảng nhân
dân cách mạng Lào, về GDPL cho CCHC.
* Phương pháp nghiên cứu của luận án

- Luận án được thực hiện bởi phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử triết học Mác - Lênin.

- Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng trực tiếp các phương pháp
nghiên cứu sau:
+ Phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá: Được sử dụng khi phân tích các
khái niệm về GDPL cho CCHC, vai trò của GDPL với CCHC được dùng trong
chương 2.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng ở chương 2 để phân tích
khái niệm đặc điểm GDPL cho CCHC ở Lào.


4
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp điều tra xã hội họi:
Được sử dụng ở chương 3 để điều tra bằng bảng hỏi về tình hình giáo dục pháp luật
cho CCHC ở Lào.
+ Phương pháp thống kê: Được dùng để phân tích, thống kê các số liệu về
đội ngũ CCHC Lào, tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Lào.
5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án
Luận án là tài liệu chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về GDPL cho CCHC ở
nước CHDCND Lào một cách toàn diện có hệ thống. Những đóng góp mới của
luận án được thể hiện ở những điểm sau:
Một là: Lần đầu tiên luận án đã đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu có
liên quan đề tài, chỉ ra những kết quả đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu.
Hai là: Luận án đã nghiên cứu, xây dựng mô hình lý luận khoa học đặc thù

về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào như: Khái niệm, vai trò, các yếu tố
hợp thành GDPL, các yếu tố đảm bảo GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào.
Ba là: Lần đầu tiên thực trạng GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào
được phân tích đánh giá một cách khoa học, dưới sự tác động của nhân tố khách
quan và chủ quan thể hiện những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân của nó làm tiền đề thực tiễn để xác định mục tiêu, quan điểm, giải
pháp đổi mới công tác GDPL cho CCHC Lào.
Bốn là: Luận án đã phân tích và xây dựng được các quan điểm và đề xuất
một số giải pháp đổi mới công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Về ý nghĩa lý luận
Có thể nói luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về GDPL cho CCHC ở
nước CHDCND Lào một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về mặt lý luận.
Chính vì vậy, luận án đã góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về GDPL cho đối
tượng là CCHC ở nước CHDCND Lào. Đây là tài liệu có ý nghĩa tham khảo về
phương diện lý luận cho quá trình xây dựng và hoàn thành chính sách PL cũng


5
như cơ chế tổ chức, triển khai thực hiện công tác GDPL cho CCHC ở nước
CHDCND Lào và các nước có điều kiện KT-XH tương tự với CHDNCD Lào.
* Về ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho những người làm công tác GDPL cho
CCHC ở nước CHDCND Lào để vận dụng vào công việc của mình và luận án có
thể là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập môn lý luận chung về
NN và PL trong các trường đại học chuyên Luật, các cơ sở nghiên cứu, trong các
lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ GDPL cũng như các chương
trình trung cấp luật ở CHDCND Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công

trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án và phụ lục, luận án gồm 4
chương, 10 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO CÓ LIÊN QUAN TỚI
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về công chức hành chính
Ở nước CHDCND Lào công chức hành chính là vấn đề luôn luôn được
Đảng nhân dân cách mạng Lào đặc biệt quan tâm. Nghị quyết các hội nghị công tác
tổ chức cán bộ toàn quốc của Ban Tổ chức Trung ương Đảng lần thứ 8 (11/2006)
[3] đã khẳng định vai trò của CBCC nói chung và CCHC nói riêng. Trong chiến
lược xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, ở nước CHDCND
Lào đã xác định vị trí vai trò của CCHC, đưa ra những kết quả và hạn chế, phương
hướng, giải pháp trong công tác CBCC nói chung và CCHC nói riêng nhằm khắc
phục những điều bất cập, những khó khăn trong công tác này ở Lào hiện nay.
Nghiên cứu về CCHC đã có một số công luận văn, luận án tiến sĩ và một số
tạp chí. Tác giả có thể tổng quan được một số công trình nghiên cứu khoa học có
liên quan như sau:
* Về luận văn, luận án
- Un Kẹo Si pa sợt, “Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [156]. Tác giả luận án đã phân tích đánh giá làm
rõ công tác tổ chức cán bộ, đưa ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra
hiện nay, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện và phát triển lĩnh vực này,

đưa ra nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá.
- Văn xay Xay nha bắt, “Nâng cao chất lượng cán bộ công chức ở thủ đô
Viêng Chăn” [159]. Tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của đội
ngũ cán bộ công chức, làm sáng tỏ vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
CBCC ở thủ đô Viêng Chăn hiện nay, phân tích cơ sở cho hoạt động nâng cao chất
lượng công tác đào tạo CBCC, đánh giá khách quan về những thành công, hạn chế,


7
từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công
tác này.
- Sổm Pha Văn Xút Thị Phông,“Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa
án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn” [134]. Tác giả đã trình bày một số khái niệm về
công chức, chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân, trình bày vị trí, vai trò,
tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân,
phân tích thực trạng và nêu những quan điểm, chính sách về việc nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân, nêu ra một số nội dung, hình thức trong
việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân.
* Về tạp chí
- Vi Lay Văn Phôm Khế, “Một số vấn đề về công tác hành chính và quản lý
công chức ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [161] đã khái quát về đặc điểm,
thực trạng trong việc cải cách bộ máy tổ chức và cán bộ công chức, đưa ra phương
hướng trong năm tới.
- Phu Thắc Phít Thạ Nu Sỏn, “Quan điểm của hai Đảng hai Nhà nước Việt
Nam - Lào về đào tạo bồi dưỡng cán Bộ Chính trị ở Lào” [116].
Các công trình nêu trên đã tập trung nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau
về khái niệm về cán bộ lãnh đạo và quản lý, cán bộ kế cận và CCHC của Đảng và
Nhà nước Lào, khái quát những đặc điểm, xu hướng vận động, vị trí, vai trò, nhiệm
vụ, phân tích thực trạng và những bất cập, tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra các giải
pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và

quản lý trong hệ thống chính trị ở Lào.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật
Có thể khẳng định, giáo dục pháp luật là đề tài được các nhà nghiên cứu
quan tâm nghiên cứu từ rất sớm trên nhiều bình diện rộng hẹp khác nhau. Trong
nhóm công trình thuộc lý luận chung về GDPL, các nhà nghiên cứu tiếp cận chủ
yếu các vấn đề về ý thức PL, văn hóa PL và lối sống tuân theo PL là hướng nghiên
cứu có tác dụng làm căn cứ cho việc nắm bắt về thực trạng và nhu cầu xã hội đối
với việc GDPL cho nhân dân nói chung và nói riêng là đối tượng là CCHC, ý thức
PL chính là mục tiêu cần đạt được của công tác GDPL. Chính vì vậy, có thể nói hầu
hết các nhà nghiên cứu về GDPL, phổ biến PL đều bắt đầu từ việc nghiên cứu, đánh


8
giá thực trạng ý thức PL, cấu trúc của ý thức PL đối với việc xây dựng chương trình
và xác định hình thức, phương thức GDPL.
- Kế hoạch hoạt động công tác phổ biến, tuyên truyền, GDPL của Vụ phổ
biến, tuyên truyền pháp luật Bộ Tư Pháp, năm 2009, đã phân tích những thực trạng
trong công tác phổ biến, tuyên truyền, GDPL ở nước CHDCND Lào, đề xuất những
giải pháp trong công tác này.
- Bài tổng kết công tác phổ biến, tuyên truyền PL của Quốc hội Lào đã đưa
ra những kết quả và hạn chế, phương hướng, giải pháp trong công tác phổ biến,
tuyên truyền PL, nhằm khắc phục những điều bất cập, những khó khăn trong công
tác phổ biến, tuyên truyền PL trong thời kỳ mới.
* Về luận án tiến sĩ
- Xay khăm Mun Ma Ny Vông, “Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên
hệ cao cấp ở các Trường chính trị - Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào hiện nay” [173]. Tác giả luận án đã phân tích rõ tầm quan trọng của việc giáo
dục lý luận Mác - Lênin, phân tích rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra, đề xuất
một số phương hướng giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận
Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị - Hành chính nước

CHDCND Lào hiện nay
- Súc Ni Lăn Đon Kun Lạ Vông, “Giáo dục pháp luật trong các trường đào
tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào” [136]. Luận án
đã nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục trong các trường đào
tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước CHDCND Lào. Luận án cũng đề xuất các giải
pháp tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong các trường đào tạo cán bộ an
ninh của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
* Về luận văn thạc sĩ
- Inpeng Younkham, “Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở
tỉnh Bolykhămxay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [76]. Tác giả đã tập
trung phân tích cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật dân tộc thiểu số như: khái niệm,
vai trò, đặc thù của công tác giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số, các thành tố
của giáo dục pháp luật, đánh giá những thành tựu và hạn chế cho thấy cơ cấu dân
tộc, ngôn ngữ của nước CHDCND Lào nói chung, tỉnh Bolykhămxay nói riêng.


9
- Bun Pheng Xinavong, “Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp
luật cho nhân dân ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”
[24], Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận về tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân
dân, phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác tuyên
truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân ở thủ đô Viên Chăn.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho công chức
hành chính
Tài liệu phục vụ học môn pháp luật do Vụ phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ
Tư pháp, năm 2012, bao gồm: các tài liệu có hơn 60 câu hỏi - đáp tình huống pháp
luật cho học sinh trung học phổ thông, hơn 90 câu hỏi - đáp tình huống pháp luật
cho học sinh trung học cơ sở, hơn 90 câu hỏi - đáp tình huống cho học sinh trung
tâm học tập cộng đồng. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu có thể điểm qua
một số các công trình như sau:

Hiện nay các đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề GDPL cho CCHC còn rất
hạn chế có thể kể đến một số công trình như sau:
* Về luận văn thạc sĩ
- Văn La Ty Khăm Van Vông Sa, “Giáo dục pháp luật cho học viên Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào” [157]. Tác giả đã xác định đối tượng
hoạt động GDPL là các thế hệ học viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Lào, tập trung phân tích cơ sở lý luận bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, chủ
thể, nội dung, hình thức giáo dục, đánh giá thực trạng về đối tượng, chủ thể, nội
dung, chương trình, phương pháp, hình thức GDPL và thực trạng về sự hợp tác, ủng
hộ trong và ngoài nước, chỉ ra nguyên nhân của thành tựu và hạn chế yếu kém, từ
đó đề xuất luận chứng những giải pháp cơ bản đổi mới GDPL cho học viên.
- Khămhiêng Phômmasith, “Giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức ở
tỉnh Phông Sa Ly Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào” [81], Tác giả đã phân tích cơ
sở lý luận về GDPL cho CBCC bao gồm: khái niệm, đặc điểm, mục đích, chủ thể,
đối tượng, vai trò, nội dung, hình thức, phương pháp GDPL cho CBCC ở tỉnh; các
yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo đối với GDPL cho CBCC, phân tích đánh
giá thực trạng công tác giáo dục. Luận văn cũng nêu lên các quan điểm và luật


10
chứng các giải pháp, kiến nghị tăng cường công tác GDPL cho CBCC ở tỉnh Phông
Sa Ly nước CHDCND Lào.
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.2.1. Những công trình nghiên cứu về công chức
* Việt Nam
Cộng hòa XHCN Việt Nam là một quốc gia gắn bó mật thiết, thắm tình đồng
chí với CHDCND Lào; Việt Nam - Lào là hai nước theo chính thể Cộng hòa đi theo
con đường XHCN, có một Đảng lãnh đạo mang bản chất giai cấp công nhân lãnh
đạo, lấy nền tảng tư tưởng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam. Có thể

nói, Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu quý báu mang tính toàn diện và sâu
sắc về đội ngũ công chức. Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản
Việt Nam và các nhà khoa học đã hết sức quan tâm nghiên cứu một cách rộng rãi
tới vấn đề công chức dưới nhiều góc độ khác nhau và đưa ra những thực trạng và
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở Việt Nam.
Vấn đề công chức đã được nhiều nhà khoa học, nhiều cuốn sách chuyên
khảo, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học đề cập, luận giải, phân tích ở
những cấp độ, phương diện khác nhau và đạt được nhiều kết quả quan trọng, có thể
nêu một số bài viết như sau:
+ Đề tài khoa học cấp bộ
- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, “Luận cứ khoa học việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước” [146]. Các tác giả đã khẳng định cán bộ, công chức là nhân tố có tính
quyết định sự phát triển của Quốc gia và góp phần lý giải một cách có hệ thống các
căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Từ đó các
tác giả đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố phát triển
đội ngũ cán bộ, công chức cả về số lượng và chất lượng đảm bảo cơ cấu cán bộ,
công chức phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới hiện nay.
- Phạm Hồng Thái, “Luận cứ khoa học về vấn đề công vụ công chức” [140]
tác giả đã luận giải một cách sâu sắc quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn
đề công vụ, coi công vụ cũng như mọi công việc của nhà nước tạo ra sự cạnh


11
tranh lành mạnh đối với CBCC trong đó đòi hỏi người CBCC phải không ngừng
nâng cao phẩm chất toàn diện để hoàn thành công vụ của mình với thành quả và
chất lượng tốt nhất. Bàn về hoàn thiện chế độ công vụ và xây dựng khung pháp
luật về công vụ Việt Nam, vì chế độ công vụ chưa rõ ràng, mạch lạc, chính vì nền
công vụ không chỉ phục vụ cho riêng công dân của riêng quốc gia mình mà còn
phải phục vụ trong thời đại hội nhập thì các nước trong thành viên ASEAN, tổ

chức WTO, đòi hỏi nền công vụ phải đáp ứng được yêu cầu của thông lệ quốc tế
và tập quán quốc tế.
- Đinh Văn Mậu, “Luận cứ khoa học Vấn đề cải cách hành chính” [96]. Tác
giả đã chỉ ra rằng chỉ có phòng ngừa tham nhũng tốt thì mới có nền HCNN trong
sạch vững mạnh và trong nền hành chính đó mới có CBCC HC trong sạch vững
mạnh, cùng với đó muốn có CBCC tốt phải GDPL cho công chức có chất lượng
cao. Tác giả đã cho thấy đối tượng quản lý và phục vụ đã thay đổi, những đối tượng
là công dân Việt Nam và công dân nước ngoài không còn dễ bảo, dễ sai khiến nữa,
do đó CBCC nhà nước không thể làm việc tuỳ tiện. Do vậy, thực hiện quyền lực
của nhà nước và quyền lực của công dân phải đổi mới tư duy một cách toàn diện và
sâu sắc cho nên phải thực hiện giáo dục, bồi dưỡng pháp luật và ý thức pháp luật
cho CBCC và nhân dân.
+ Giáo trình và sách tham khảo
- Lê Đình Khiên, “Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ công chức
hành chính ở nước ta hiện nay” [82]. Trong tác phẩm này tác giả đề cập tới vấn đề
ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ công chức hành chính ở Việt Nam và vấn đề
tăng cường GDPL để nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ CCHC.
- Nguyễn Minh Tuấn, “Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa hiện đại hóa” [151]. Tác giả đã luận giải CBCC là gốc của phong
trào. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Muốn đổi mới đội ngũ CBCC, trước hết
phải đổi mới công tác cán bộ và đội ngũ làm công tác cán bộ”. Cuốn sách đã trình
bày rất rõ về các khâu trong công tác cán bộ góp phần lý giải một cách có hệ thống
hóa các căn cứ khoa học của việc tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


12
+ Tạp chí
- Phan Xuân Sơn, “Quản lý nhân sự hành chính và đào tạo công chức cao
cấp ở trường Hành chính Pháp (ENA)” [135]. Tác giả đã đề cập tới vấn đề ý thức

pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam và vấn đề tăng cường giáo dục
pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, cống chức
- Đặng Đình Lựu, “Xây dựng đội ngũ cán bộ trung cấp, cao cấp ở Trung
Quốc” [90], Tác giả đã đề cập vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ
từ cấp trung cấp đến cao cấp.
- Nguyễn Minh Tuấn, “Đảng Cộng sản Trung Quốc đổi mới công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ” [150]. Tác giả đã cho thấy được thực trạng cán bộ và tình
hình thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao năng lực
thực hiện công việc.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật
* Việt Nam
Ở Việt Nam có hệ thống nguồn tài liệu nghiên cứu tiêu biểu về giáo dục
pháp luật, cần phải nói đến đó là hệ thống giáo trình Lý luận nhà ước và pháp
luật của các cơ sở nghiên cừ, đào tạo luật đều đề cập và làm rõ một số vấn đề lý
luận cơ bản về GDPL, gắn với xây dựng, hình thành ý thức pháp luật và văn hoá
pháp lý. Các vấn đề đã được nghiên cứu, nhận diện và làm rõ như: Khái niệm,
đặc điểm và quá trình GDPL; những yếu tố tác động; thậm chí còn có công trình
còn đề ra một số biện pháp để tăng cường công tác GDPL [122, tr 452-454]; một
số nghiên cứu đã làm rõ mục đích của GDPL và đề ra những biện pháp cụ thể về
công tác giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân đạt kết quả cao
[148, tr.430-434]
+ Về Luận án
- Nguyễn Đình Lộc, “Ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam”
[88]. Tác giả đã tập trung lý giải những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật như: khái
niệm, đặc điểm và cấu trúc của ý thức pháp luật, đồng thời tác giả tập trung khảo sát
tình hình giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, chỉ ra điểm tích cực và điểm hạn


13
chế trong công tác giáo dục ý thức pháp luật, từ đó đề xuất những giải pháp cho

công tác giáo dục pháp luật tại Việt Nam.
- Nguyễn Thị Vân Giang, “Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ công chức
đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” [55]. Tác giả
đã tập trung lý giải những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật như: khái niệm, đặc
điểm và cấu trúc của ý thức pháp luật, đồng thời tác giả tập trung phân tích thực
trạng ý thức pháp luật của cán bộ công chức ở Việt Nam, chỉ ra điểm tích cực và
điểm hạn chế trong công tác giáo dục ý thức pháp luật, từ đó đề xuất những giải
pháp nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ công chức tại Việt Nam.
+ Đề tài khoa học cấp bộ
- Viện nghiên cứu khoa học pháp lý và Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ
Tư pháp phối hợp thực hiện “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phổ biến, giáo
dục pháp luật trong công cuộc đổi mới” [14]. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này,
Bộ Tư Pháp đã xuất bản số chuyên đề rất có giá trị “Tuyên truyền giáo dục pháp
luật” [15]. Theo các ấn phẩm này, đã được nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ
thống bao gồm các yếu tố hợp thành cơ bản trong cấu trúc của giáo dục ý thức pháp
luật cần phải đổi mới tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục đó là nội dung,
chương trình, phương pháp giảng dạy, hợp nhất trở thành những mắt xích cơ bản
trong GDPL, chỉ ra những bất cập về chất lượng, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa
cao và chưa trong sạch. Đây là vấn đề cần phải giải quyết giúp cho nhiệm vụ nâng
cao chất lượng GDPL.
+ Sách và giáo trình
- Trần Ngọc Đường, Dương Thị Thanh Mai, “Bàn về vấn đề giáo dục pháp
luật” [51]. Cuốn sách tập trung nghiên cứu về GDPL, phân tích các khái niệm,
phạm trù cơ bản của khoa học GDPL như: bản chất, mục đích, vai trò của GDPL,
mối quan hệ GDPL với giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức và các dạng
giáo dục khác, mục đích, vai trò, chủ thể, khách thể, đối tượng, nội dung, hình thức
và phương GDPL; hiệu quả của GDPL.
- Nguyễn Cảnh Quý, “Xây dựng giáo dục và thực hiện pháp luật ở Việt Nam
hiện nay” [127]. Tác giả đã lý giải, cùng với việc xây dựng pháp luật thì phải giáo



14
dục pháp luật cho cán bộ, công chức và mọi người dân để họ hiểu pháp luật và thực
hiện pháp luật nghiêm minh. Đặc biệt tác giả đã nêu lên khái niệm, phân tích mục
đích, chủ thể, đối tượng, hình thức giáo dục pháp luật và đưa ra mười giải pháp tăng
cường cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay.
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật”
[148]. Trong chương IX, Ý thức pháp luật, tác giả đã dành mục V để viết về GDPL.
Theo tác giả; “giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, mục
đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người
trình độ pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về PL, tôn trọng và tự giác
xử sự theo yêu cầu của PL”
- Đào Trí Úc đã công bố hai sách chuyên khảo rất có giá trị, cả về mặt lý
luận và thực tiễn: “Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật” [153] và “Nhà
nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới” [154]. Tác giả đã làm rõ
các kênh phổ biến PL, đặt phổ biến PL trong quan hệ với xây dựng ý thức, lối
sống tuân theo PL và nhấn mạnh sự hiểu biết PL của nhân dân là yếu tố đầu tiên
để hình thành ý thức PL; GDPL phải qua nhiều hình thức khác nhau mới có thể
đến với được nhân dân và trở thành sự hiểu biết về PL, trí thức PL. Nhận diện về
vị trí vai trò của ý thức PL từ góc độ cấu trúc nội dung, nguồn gốc, cơ sở xã hội
của quá trình hình thành và phát triển ý thức PL ở Việt Nam qua đó làm rõ những
yếu tố hợp thành ý thức PL cá nhân như hiểu biết PL, nhận thức về PL, tình cảm
và thái độ với pháp luật.
Một số công trình nghiên cứu về GDPL còn đặt trong mỗi quan hệ với văn
hóa PL và đi đến khẳng định GDPL phải đạt được mục tiêu cuối cùng là sự tôn
trọng PL và có hành vi thói quen ứng xử phù hợp với PL hay nói cách khác là xây
dựng ý thức PL phải gắn với yêu cầu hình thành văn hóa PL, đưa hiểu biết và nhận
thức đúng đắn về PL lên thành nếp sống và thói quen ứng xử và hành động theo
những hướng tích cực nhất, ổn định nhất.
+ Tạp chí

- Trần Ngọc Đường, "Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật - nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" [53]. Tác giả cho thấy việc tổ chức


15
thực hiện đưa PL vào cuộc sống xã hội cũng là một trọng tâm trong sự nghiệp hiện
nay và mai sau. Đó là điều kiện cần và điều kiện đủ mà Đảng, nhà nước và dân tộc
ta phải nỗ lực và tập trung hết sức trong công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL cho
mỗi người dân nói chung, công chức hành chính nói riêng.
- Trần Ngọc Dũng, “Hoàn thiện hệ thống giáo dục pháp luật ở Việt Nam
nhằm thi hành hiến chương Asean” [32], tác giả đã nghiên cứu về GDPL gắn với
quá trình thi hành hiến chương Asean để làm rõ các vấn đề như vai trò của GDPL
trong sự nghiệp hội nhập toàn diện của Việt Nam trong phạm vi Asean và quốc tế,
phân tích đánh giá chính sách của Nhà nước Việt Nam về GDPL; làm rõ hệ thống
và chương trình GDPL chỉ ra những thành tựu, những khiếm khuyết, bất cập của sự
nghiệp GDPL Việt Nam.
- Ngọ Văn Nhân, "Giáo dục pháp luật hay giáo dục ý thức pháp luật" [109],
tác giả đã chỉ ra hai khái niệm này “Giáo dục pháp luật và giáo dục ý thức pháp
luật” khi dùng tách rời nhau thì trở thành hai khái niệm riêng biệt, có khi lại dùng
liền nhau theo kiểu “giáo dục pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật” đồng thời có
sự nhầm lẫn, hoán đổi hoặc đồng nhất giữa hai khái niệm này. Khi so sánh đối
chiếu về mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức
GDPL và giáo dục ý thức PL có thể thấy rằng, trong khoa học pháp lý cần thống
nhất sử dụng khái niệm “giáo dục pháp luật” làm khái niệm chuẩn, còn khi muốn
nhấn mạnh ý thức PL thì có thể nói “GDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật” cho
một đối tượng hoặc nhóm đối tượng cụ thể.
Ngoài các công trình kể trên, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác
bàn đến vấn đề giáo dục pháp luật như các tác giả:
- Ngô Quốc Dụng, “Thực hiện chương trình giáo dục pháp luật cho cán bộ

chính quyền cấp xã ở các trường chính trị tỉnh” [34].
- Bùi Doãn Dũng, “Đào tạo bồi dưỡng công chức hành chỉnh theo yêu cầu
xây dựng nhà nước pháp quyền ở quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội” [33].
- Nguyễn Thu Thủy, “Chất lượng giáo dục pháp luật và các tiêu chí
đánh giá” [144].
- Trần Thị Nụ, “Giáo dục pháp luật cho cán bộ tỉnh Thái Bình trong giai
đoạn hiện nay” [114].


16
- Nguyễn Thị Phượng, “Giáo dục pháp luật hôn nhân và gia đình cho nông
dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre” [119].
- Đình Thị Hương, “Giáo dục pháp luật cho phụ nữ nông thôn trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên” [74].
- Nguyễn Thị Phương Mai, “Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cản
bộ công chức chính quyền cơ sở thành phố Hải Phòng” [93].
- Trần Bá Hùng, “Giáo dục pháp luật đối với cán bộ công nhân của Tập
đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam” [73].
- Đinh Thị Loan, “Giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà
Giang” [87].
- Hoàn Kim Quế, “Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta
hiện nay” [122].
- Võ Thi Nhiên, “Giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức các huyện miền
núi ở tỉnh Phú Yên” [111].
- Vi Thị Thu Hiền, “Giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức chỉnh quyền
cấp xã ở Tuyên Quang” [58].
- Nguyễn Văn Vi, “Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” [160].
- Hồ Việt Hiệp, “Xã hội hoá công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình
hình mới” [59].

- Vũ Thị Hoài Phương, “Kết hợp giáo dục Pháp luật với giáo dục chính trịtư tưởng, đạo đức và văn hoá đối với doanh nghiệp nhà nước Việt Nam” [118].
1.2.3. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho công chức
hành chính
Đề tài nghiên cứu về công tác GDPL trong các nhà trường chính trị tỉnh,
thành phố, mục đích là xây dựng nội dung, chương trình, xác định phương pháp,
hình thức GDPL phù hợp với các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là ở Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương. Từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị, giải pháp chủ
yếu nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động GDPL trong hệ thống các trường
chính trị góp phần làm nền tảng lý luận cho công tác GDPL trên cả nước.


17
Có khá nhiều công trình nghiên cứu về GDPL cho CCHC. Tiêu biểu là
những công trình sau:
+ Luận án tiến sĩ
- Dương Thị Thanh Mai, “Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động Tư pháp
ở Việt Nam” [94]. Tác giả đã làm rõ phương diện lý luận và thực tiễn vấn đề GDPL
qua hoạt động tư pháp, tìm kiếm phương pháp, phương hướng và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của GDPL. Tác giả đánh giá các kinh nghiệm thực
tiễn GDPL qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam và tham khảo có chọn lọc kinh
nghiệm của một số nước. Tuy nhiên luận mới chỉ tập chung ở một khía cánh nhất
định chưa tìm thấy mỗi quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa dạng GDPL khác để
phát huy công tác này có hiệu quả toàn diện hơn.
- Đình Xuân Thảo “Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta hiện nay” [141]. Tác giả đã phân tích làm rõ
khái niệm và các tính chất đặc thù, đúc kết các kinh nghiệm và bài học thực tiễn của
GDPL trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề không
chuyên luật, xây dựng khung mẫu chung trong chương trình GDPL trong các
trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề không chuyên luật. Đánh giá

thực trạng và đưa ra phương hướng và giải pháp nhưng lại còn thiếu về căn cứ lý
luận về GDPL để làm rõ vị trí vai trò của GDPL trong nhà trường.
- Phạm Trung Nghĩa, “Giáo dục pháp luật trong các trường đào tạo sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [107]. Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận
và thực tiễn giáo dục pháp luật trong các trường đào tạo sĩ quan quận đội nhân dân
và đề xuất luận chứng những giải pháp cơ bản đổi mới giáo dục pháp luật trong các
trường đào tạo sĩ quan quân đội, phân tích đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật,
rút ra nguyên nhân, bài học chủ yếu của thực trạng, đề xuất luận chứng giải pháp cơ
bản đổi mới giáo dục pháp luật, chưa đưa ra rõ đối tượng giáo dục pháp luật cụ thể
trong trong từng trường.
- Trần Ngọc Đường, “Giáo dục pháp luật cho người lao động trong điều
kiện đổi mới của Việt Nam” [50]. Xuất phát từ yếu cầu cấp thiết quản lý xã hội
bằng pháp luật, công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân cần phải được


18
chủ trọng. Đây là cách thức hiệu quả để tăng cường hiệu lực công tác quản lý xã hội
bằng pháp luật, theo tinh thần đó tác giả đã tập trung lý giải, phân tích các vấn đề lý
luận về giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho đối tượng là người lao
động nói riêng trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam.
- Nguyễn Quốc Sửu, “Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ công chức
hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” [137]. Tác giả mở đầu luận án bằng việc trích dẫn một đoạn ở văn bia tại
Văn Miếu - Quốc Tử Giám để nói về ý nghĩa của khoa thi hội năm 1442, dưới thời
Lê Thái Tông “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh
và càng lớn mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy,
các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào
tạo nhân tài, bồi đắp thêm nguyên khí” [137]. Ngày nay, một trong những nhiệm vụ
bồi đắp nguyên khí quốc gia là Nhà nước phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng pháp
luật cho đội ngũ cán bộ công chức nói chung, công chức hành chính nói riêng.

+ Luận văn
Một số luận văn thạc sĩ luận học đã bảo về thành công trong các cơ sở đào
tạo luật như:
Trần Văn Trầm, “Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn
tỉnh Bình Định” [145]; Nguyễn Thị Kim Ngân “Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ
sở trên địa bàn thành phố Hà Nội” [106]; Nguyễn Thị Kim Nhung “Phòng chống
tham nhũng từ phương diện phổ biến, giáo dục pháp luật đối cán bộ, công chức bộ
máy hành chính nhà nước” [113], các công trình này cũng đã trình bày, nghiên cứu,
phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trên
địa bàn, đối tượng, lĩnh vực cụ thể và đề ra một số giải pháp đổi mới.
+ Sách và giáo trình
- Ngọ Văn trong cuốn sách “Xã hội học pháp luật” khi đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã
bàn đến biện pháp “Tăng cường giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật” [110].
Theo tác giả, chất lượng hiệu quả hoạt động áp dụng của đội ngũ cán bộ công chức
nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật phụ thuộc vào trình độ trí thức, hiểu biết


19
pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ công chức. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến những hạn chế yếu kém là việc thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật và kỹ năng
nghiệp vụ áp dụng pháp luật. Chính vì vậy, tác giả cho rằng: Hoạt động giáo dục
pháp luật luôn thống nhất của các thành tố: mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng,
nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật.
- Lê Văn Hòe, “Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội hiện nay” [70]. Với mục đích nghiên cứu là
nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của giáo dục pháp luật trong các doanh
nghiệp Nhà nước của các ngành, các cấp đặc biệt là của người lao động, các cán bộ
quản ý và ban lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những phương hướng nhằm nâng cao ý

thức pháp luật trong hoạt động của các doanh nghiệp. Khảo sát, đánh giá thực trạng
công tác giáo dục pháp luật, nguyên nhân hạn chế, hiệu quả công tác này trong các
doanh nghiệp nhà nước, đề xuất kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục
pháp luật trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội.
- Nguyễn Đình Đặng Lực, “Giáo dục pháp luật trong nhà trường” [89].
Cuốn sách đã đi sâu phân tích và luận giải về những vấn đề GDPL trong nhà
trường. Tác giả đã phân tích rõ về nhận thức chung về vai trò của giáo dục pháp luật
trong quá trình hình thành nhân cách, nhận thức cơ bản của giáo dục pháp luật trong
trường phổ thông, nhiệm vụ, nguyên tắc, hình thức, nội dung giáo dục pháp luật
trong trường phổ thông.
- Nguyễn Tất Viễn, “Hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật”
[163]. Nội dung đã thể hiện bước tiến bộ trong công tác phổ biến, GDPL tạo sự
thống nhất về sự hiểu biết về công tác phổ biến GDPL, đưa ra phương hướng chung
về thực hiện công tác phổ biến GDPL, đồng thời cuốn sách giới thiệu một số hình
thức, phương pháp, kỹ năng chủ yếu trong thực hiện công tác phổ biến, GDPL trên
cơ sở tổng kết thực tiễn. Tác giả đã đề cập một số biện pháp tăng cường công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới”.
- Nguyễn Tất Viễn, “Một số biện pháp tăng cường công tác phổ biến giáo
dục pháp luật trong tình hình mới” [162]. Bài viết tập trung vào hoạt động giáo dục


20
pháp luật của Bộ Tư pháp về phổ biến, giáo dục pháp luật và đưa ra những biện
pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, bài viết thể hiện tầm quan
trọng và vị trí vai trò của công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong thời kỳ đổi mới
góp phần nâng cao hiểu biết của các cơ quan của Nhà nước và nhân dân về công tác
phổ biến giáo dục pháp luật và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, đảng
viên và toàn thể nhân dân trong cả nước và nước ngoài tham gia vào công tác này
nhiều hơn.
- Nguyễn Quốc Sửu, “Tăng cường giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ,

công chức hành chính của tỉnh Đắk Lắk” [139]. Cuốn sách nói về vấn đề giáo dục
pháp luật cho nhóm đối tượng cụ thể (là cán bộ, công chức hành chính) và gắn với
một địa phương cụ thể (Tỉnh Đắk Lắk). Tác giả đã đi từ việc phân tích các vấn đề lý
luận và chỉ ra những nét đặc trưng, gắn với sự tác động, ảnh hưởng và đánh giá thực
trạng thông qua điều tra xã hội học để ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả
của công tác giáo dục pháp luật cho công chức hành chính.
- Trần Quang Nhiếp, “Nâng cao hiệu quả GDPL trên các phương tiện truyền
thông đại chúng, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”
[112]. Tác giả đã trình bày vai trò của phương tiện truyền thông đại chúng trong
công tác giáo dục pháp luật và đưa ra các nhiệm vụ của phương tiện truyền thông
đại chúng trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong tình hình hiện nay,
đồng thời bài viết đã làm phong phú hơn về hình thức giáo dục pháp luật, mở rộng
con đường đưa pháp luật đi vào cuộc sống quần chúng nhân dân ngày càng nhiều.
- Phạm Kim Dung, “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp
luật” [31]. Tác giả đã đề cập đến các giải pháp nâng cao hiệu quả GDPL trong nhà
trường gắn với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập các môn
học đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.
- Lê Văn Phương, “Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật”
[117]. Tác giả chỉ ra những thành tựu hoạt động công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật và phương hướng hoạt động trong những năm tiếp theo để tăng


21
cường phát triển công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
chiến sĩ trong Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Long An.
+ Tạp chí
- Nguyễn Quốc Sửu, “Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục pháp
luật cho cán bộ, công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay” [138].
1.2.4. Các công trình về giáo dục pháp luật ở một số nước trên thế giới

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ, Anh, Châu Âu, Nhật Bản đều coi giáo dục pháp
luật và đào tạo pháp luật là đề tài không thể thiếu được trong các công trình giới
thiệu về hệ thống pháp luật của nước họ. Vì vậy, việc tìm hiểu các công trình tiêu
biểu về hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới sẽ cung cấp cho người đọc
nhiều thông tin bổ ích cho việc nghiên cứu về giáo dục pháp luật. Theo hướng tiếp
cận này, có thể kể đến công trình nghiên cứu của Rêné David: “Các hệ thống pháp
luật lớn của thời đại” (Lê Grand Sisteemes de Droit Contemporains) [131]; E.Allan
Fansworth: “Giới thiệu về hệ thống pháp luật Hoa Kỳ” (Introduction to the Legal
System of the United States) [54]; Pond.R: “Tinh thần của thông luật” (The Spirit of
Common Law) [120]; Glendon M. Gordon M. Osalwe C: “Các truyền thống so
sánh pháp luật” (Comparative Legal Traditions) [56]…
Ngoài ra các nhà nghiên cứu của Nhật Bản cũng đặc biệt quan tâm đến giáo
dục pháp luật và mối liên hệ của nó với đặc điểm của ý thức pháp luật và truyền
thống tư duy pháp lý của người Nhật. Cuốn “Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản” (Dịch
sang tiếng Việt) của Tsuneo Inako [149] đã phác họa về khái niệm “tâm thế pháp
lý” của người Nhật vừa hết sức coi trọng pháp luật vừa không thích cứng nhắc trong
hành xử, từ đó tác giả đã phân tích sâu về phương pháp đào tạo pháp luật cho các
chuyên gia pháp luật, cách thức GDPL cho các nhà kinh doanh Nhật Bản.
Hơn nữa, các công trình nghiên cứu cũng đã làm rõ một số yếu tố ảnh hưởng
đến giáo dục pháp luật, gắn với thực thi pháp luật như bài viết của tác giả
Gorshunov DN “Những yếu tố tâm lý xã hội trong thực thi pháp luật” [57, tr.2731]. Bài viết đã làm rõ về tâm lý và lợi ích cá nhân; Nhận thức cá nhân và sự trợ
giúp; Mục tiêu đồng thuận với mục đích cá nhân; Nền tảng và truyền thống.
Từ góc độ thực tiễn chính trị - pháp lý quốc tế, GDPL cũng là đề tài được đề
cập nhiều trên các diễn đàn pháp lý quốc tế và khu vực cả song phương và đa
phương, ngày càng có ý nghĩa toàn cầu, hướng đến những chuẩn mực, nhận thức


22
chung. Tháng 6 năm 2006, tại Paris đã diễn ra Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành
Hội luật gia dân chủ quốc tế và trong khuôn khổ Hội nghị đó đã có 01 cuộc Hội

thảo với chủ đề: “Giáo dục pháp luật trong thời đại toàn cầu hóa” (Legal
Education in the Age of Globalization) thu hút sự tham gia của hàng trăm tổ chức
luật gia từ nhiều nước trên thế giới [2, tr.39-44].
Trong khuôn khổ Đại hội lần thứ X được tổ chức vào ngày 14-18 tháng 10
năm 2009 tại Hà Nội, Hội luật gia ASEAN (ALA), một cuộc hội thảo lớn với chủ
đề: “Hiến chương ASEAN - đưa ASEAN lên những tầm cao mới” [71] cũng đã đề
cập nhiều đến vấn đề giáo dục pháp luật. Trong phần đầu của Hội thảo: “Tác động
của Hiến chương ASEAN tới hệ thống giáo dục pháp luật của của các nước
ASEAN” [71]. Các học giả đều có nhất trí rằng: Các trường luật, khoa luật không
chỉ phải đào tạo các luật gia giỏi mà phải làm cho họ trở thành các nhà chuyên môn
có khả năng giải quyết các vấn đề xã hội và con người bằng con đường pháp luật và
họ phải là tác nhân của sự thay đổi một cách hòa bình, mọi người phải thấy được
nguyên tắc pháp quyền bắt đầu từ việc đào tạo sinh viên luật về các vấn đề cơ bản
nhằm tạo thành các hình thức thích hợp để bảo vệ quyền lợi của nhân dân, bảo đảm
khả năng tiếp cận công lý cho họ với chi phí thấp nhất. Nội dung: “Trợ giúp pháp lý
cho người nghèo” có thể đưa vào chương trình đào tạo cho những khóa học nhằm
tạo cho người học có thể hiểu biết thấu đáo, vấn đề tệ nạn buôn bán người… Ngoài
ra cần đưa vào nội dung giáo dục pháp luật ở các nước ASEAN. Các nhà luật học
thế giới cũng như trong khu vực ASEAN đều có một nhận định chung về sứ mệnh
của giáo dục pháp luật là:
Nhằm thúc đẩy xây dựng một thị trường ổn định, thịnh vượng, có năng
lực cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu
tư, bao gồm dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư, di chuyển
thuận lợi của các doanh nhân, của những người có chuyên môn cao, có
tài năng và của lực lượng lao động, sự tự do dịch chuyển của các dòng
vốn góp phần nâng cao phúc lợi và đời sống nhân dân thông qua việc tạo
cơ sở pháp lý cho sự tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con
người, phúc lợi và công bằng xã hội [71].



×