Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đóNLVH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.81 KB, 4 trang )

1. Nhận thức đề
Đề bài có tính bao quát vấn đề lý luận văn học: chức năng và giá trị của tác phẩm
nghệ thuật tùy thuộc vào quan điểm sáng tác và tài năng của người nghệ sĩ chân
chính. Ý kiến của Biê-lin-xki đặt ra yêu cầu sống còn của tác phẩm văn học là tư
tưởng, tình cảm, là cái tài cái tâm của người cẩm bút.
2. Nội dung cần đạt
Giải thích nhận định của Biê-lin-xki
Tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn học nói riêng chỉ tồn tại mãi cùng
thời gian là tác phẩm nghệ thuật chân chính, đích thực. Đó là tiếng nói tình cảm và
lí trí của con người, là tiếng thét, là giọt nước mắt, tiếng kêu ai oán, là những câu
hỏi, câu trả lời ,... quyện vào cuộc sống và con người, quyện lấy thiên nhiên hồn
thiêng sông núi.
Văn học là tấm gương diệu kì phản ánh hiện thực và thời đại. "Nhà văn là người
thư ký trung thành của thời đại". Tác phẩm văn chương vừa tái hiện cuộc sống,
giúp người đọc nhận thức cuộc sống muôn màu, hiểu cuộc sống, có thái độ đúng
và những quan niệm sống đúng, sống đẹp; hiểu cái đẹp và cái cao cả. Văn học đích
thực miêu tả không chỉ là sự miêu tả, sao chép như chụp lại nguyên xi hiện thực,
không tái hiện cuộc sống một cách đơn điệu, khô cứng hay tô vẽ lòe loẹt.
Văn chương chỉ tồn tại lâu bền trong lòng độc giả khi nó phán ánh được những vấn
đề lớn lao của thời đại, nêu được những giá trị tư tưởng lớn lao, động tới chỗ cao
sâu nhất trong tâm tư con người. ("Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả
cuộc sống chỉ để miêu tả,..."). Ngoài miêu tả cuộc sống, tác phẩm nghệ thuật cần
thể hiện đúng những giá trị đích thực của nó. Tác phẩm văn học chân chính hướng
đến và chia sẻ, đồng cảm với những khổ đau hay ca tụng hân hoan những niềm vui
lạc quan và hạnh phúc con người; nó đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu
hỏi lớn của cuộc sống con người.


Theo nhà phê bình Nga Bi-ê-lin-xki, người nghệ sĩ chân chính, trước hết cần biết
cảm thông sâu sắc với số phận của con người, biết xúc động trước những kiếp đời
lầm than, đau khổ; biết nêu lên những giá trị nhân sinh, biết căm thù cái xấu, cái ác


và trân trọng cái đẹp, cái cao thượng. Và bằng việc miêu tả hiện thực cuộc sống,
nhà văn thể hiện được những điều đó trên trang viết của mình. Khi đó, những
"tiếng thét", "lời ca tụng", "câu hỏi, câu trả lời" sẽ trở thành những con chữ không
còn nằm yên trên trang giấy, nó sẽ len lỏi vào từng ngóc ngách của tâm hồn người
đọc, khiến cho họ phải cùng suy nghĩ, trăn trở và day dứt với nhà văn, cùng nhà
văn đến một mục đích duy nhất của văn chương, là hướng con người tới cái
Chân,Thiện, Mĩ.
Người nghệ sĩ chân chính dám đối mặt với hiện thực, đương đầu với điều phi lý,
bất công để đem công bằng, hạnh phúc về cho nhân loại.
Phân tích, bình luận ý kiến
Văn chương trước hết là cuộc đời, văn học luôn phản ánh cuộc đời qua lăng kính
chủ quan của nhà văn. Mặt khác nhà văn không thể thoát ly, mơ tưởng lãng mạn,
trái lại, người cầm bút chân chính cần có thái độ rõ ràng chân thực khi miêu tả
những sự thật của đời sống xung quanh. Nam Cao đã viết " Văn chương không cần
những người thợ khéo tay...", và khẳng định "sống rồi hãy viết". Nhà văn có trách
nhiệm, yêu nghề, yêu bạn đọc thường quan tâm thể hiện cho được những vấn đề
lớn của cuộc sống: tình thương, sự bắc ái, công bình và giúp người gần người hơn.
(Chọn và phân tích một số tác phẩm nêu số phận và bi kịch của con người trong
sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tản Đà, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử... tùy
theo sở trường và hiểu biết mỗi người)


Văn học chính là tiếng nói tâm hồn tri âm tri kỷ. Nhà văn trước hết rung cảm và
xúc động trước cảnh huống, trước một sự thật hoặc một phần sự thật để từ đó ghi
lại, làm sống lại trong độc giả những cảm xúc và trải nghiệm đó. Bằng tài năng và
tâm huyết, các tác giả nổi tiếng luôn nêu lên và lý giải những chiều sâu, những uẩn
khúc thầm kín mà vẻ vang của tâm hồn con người trong những éo le của cuộc đời.
Bên trong giữa những dòng chữ là cả máu và mồ hôi, nước mắt người nghệ sĩ.
Tiếng khóc than của Nguyễn Du, của Hồ Xuân Hương, của Nguyễn Gia Thiều
thương mãi những người tài sắc bị vùi dập hay tiếng lòng cụ Nguyễn Khuyến, cụ

Tú Xương xót xa cảnh hàn nho lỡ vận. Tiếng nói của Thơ mới nước ta đầu thế kỷ
XX như cây đàn muôn điệu; tiếng kêu xé ruột bao kiếp người ngựa nghèo khổ của
người dân nghèo bị bần cùng đến tuyệt lộ trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyên
Hồng; tiếng cười cay đắng mỉa mai kiếp người trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Công Hoan; những tiếng hát tranh đấu đòi quyền tự do, chống thực dân đế
quốc trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,...
Văn học không chỉ phản ánh hiện thực, phản ánh những đau khổ mà còn ngợi ca
những vẻ đẹp, những niềm vui hạnh phúc của cuộc sống, của con người. Nhiều tác
phẩm trứ danh viết về tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người, ca ngợi cuộc sống
và tình yêu, ca ngợi cái đẹp lý tưởng, cái đẹp cuộc sống và tâm hồn con người. Cái
đẹp vang bóng một thời trong sáng tác của Nguyễn Tuân; bài ca sông Hương núi
Ngự đẹp như bài thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc
Tường; cuộc sống như thiên đường trong thi phẩm Vội vàng của Xuân Diệu; tình
yêu đep trong thơ Xuân Quỳnh, thơ Pus-kin, thơ Ta-go; những thông điệp nhân
sinh trong kịch của Lưu Quang Vũ, trong sáng tác của Lỗ Tấn hay những bài ca
tuyệt đẹp ca ngợi con người trong Ông già và biển cả của Hê- ming -uê hay Số
phận con người của Sô-lô-khốp...


Văn chương chỉ sống mãi được khi nó đặt ra và trả lời những câu hỏi của con
người. Nếu sáng tác đó, dù có được viết thận trọng và tinh diệu đến đâu, nhưng
không để lại trong lòng người đọc những day dứt, ám ảnh thì nó cũng sẽ chết,
người ta đọc rồi quên ngay. Văn chương chỉ thực sự là văn chương, nghệ thuật chỉ
thực sự là nghệ thuật khi nó phản ánh hiện thực thông qua bầu cảm xúc nồng nàn
mãnh liệt của nhà văn, khi mỗi tác phẩm đặt ra một vấn đề để người đọc phải day
day dứt, trăn trở. Tiếng kêu đòi lương thiện của Chí Phèo (tác phẩm cùng tên -Nam
Cao), tiếng khóc của cái Tí van xin đừng bán nó (Tắt đèn - Ngô Tất Tố), tấm lòng
của Lão Hạc (Lão Hạc - Nam Cao) làm xúc động nhiều thế hệ người đọc...Văn học
thực hiện sứ mệnh cao cả góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, trong sáng hơn,
giúp người gần người hơn. Văn học phải là " thứ khí giới thanh cao và đắc lực" để

" tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác". Trong mỗi tác phẩm tốt là một thế
giới mới với những tư tưởng tiến bộ, với những con người xứng đáng và thân
thiện. Nhà văn trước hết là người ham mê sáng tạo và có tâm có tầm để hoàn thành
những nhiệm vụ cao cả của nhà văn, góp phần làm cho thế giới ngày càng mới
hơn, đẹp hơn và thân thiện hơn.
Nghệ thuật chân chính, theo nhà phê bình Nga, rất cần cái hay cái đẹp của hình
thức nghệ thuật. Tác phẩm văn chương có tính nghệ thuật chẳng những có tư
tưởng, tình cảm sâu sắc mà còn cần chuyển tải thông tin về cuộc sống và cái đẹp
qua hệ thống ngôn từ nghệ thuật và các phương thức biểu đạt chọn lọc hiệu quả. Sự
hoàn thiện về nội dung và sự sáng tạo mới mẻ về hình thức nghệ thuật sẽ làm cho
tác phẩm văn chương thêm cuốn hút và không bao giờ chết trong lòng người đọc.



×