Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.75 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ THI HƢƠNG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƢỚC THẢI GARA ÔTÔ
BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trƣờng

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2012 - 2016

THÁI NGUYÊN – 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VŨ THỊ THI HƢƠNG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƢỚC THẢI GARA ÔTÔ
BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trƣờng

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Lớp

: K44 - ĐCMT - N01

Khóa học

: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn


: ThS. Dƣơng Thị Minh Hòa

THÁI NGUYÊN – 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Kết thúc bốn năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong mái trường
đại học, bản thân em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn
và khoa học. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu và
viết đề tài với tiêu đề: “Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương
pháp sinh học”.
Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành
cảm ơn cô giáo Ths. Dương Thị Minh Hòa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
hoàn thành đề tài này.
Em xin cảm các thầy, cô giáo Khoa Môi trường, Trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại đây.
Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh và động viên trong
suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp của em.
Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy
giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã trực
tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những
nền tảng cơ bản, những hành trang vô cùng quý giá cho sự nghiệp tương lai
của em sau này.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực
tế và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía các thầy, cô và các bạn để khóa luận này
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Thi Hƣơng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp .... 7
Bảng 2.2. Nồng độ độc hại của một số chất .................................................... 12
Bảng 2.3. Một số thông số nước thải đầu vào của gara ô tô ........................... 15
Bảng 4.1. Hiện trạng nước thải gara ôtô ......................................................... 24
Bảng 4.2. Kết quả xử lý Pb trong nước thải gara ôtô bằng xơ dừa sau 10 ngày
thí nghiệm ....................................................................................... 25
Bảng 4.3. Kết quả xử lý Pb trong nước thải garaôtô bằng xơ dừa sau 20 ngày
thí nghiệm ....................................................................................... 26
Bảng 4.4. Kết quả xử lý Cd trong nước thải garaôtô bằng xơ dừa sau 10 ngày
thí nghiệm ....................................................................................... 27
Bảng 4.5. Kết quả xử lý Cd trong nước thải gara ôtô bằng xơ dừa sau 20 ngày
thí nghiệm ....................................................................................... 28
Bảng 4.6. Kết quả xử lý Fe trong nước thải garaôtô bằng xơ dừa sau 10 ngày
thí nghiệm ....................................................................................... 29
Bảng 4.7. Kết quả xử lý Fe trong nước thải garaôtô bằng xơ dừa sau 20 ngày
thí nghiệm ....................................................................................... 30
Bảng 4.8. Kết quả xử lý dầu mỡ trong nước thải garaôtô bằng xơ dừa sau 10
ngày thí nghiệm............................................................................... 32
Bảng 4.9. Kết quả xử lý dầu mỡ trong nước thải garaôtô bằng xơ dừa sau 20
ngày thí nghiệm............................................................................... 33
Bảng 4.10. Kết quả xử lý Pb trong nước thải gara ôtô bằng rau muống ........ 34

Bảng 4.11. Kết quả xử lý Cd trong nước thải gara ôtô bằng rau muống ........ 35
Bảng 4.12. Kết quả xử lý Fe trong nước thải gara ôtô bằng rau muống......... 36
Bảng 4.13. Kết quả xử lý dầu mỡ trong nước thải gara ôtô bằng rau muống .... 36


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải gara ô tô ...................................... 16
Hình 2.2.Xơ dừa .............................................................................................. 18
Hình 2.3. Cây rau muống ................................................................................ 18
Hình 3.1.Sơ đồ bố trí công thức thí nghiệm 1 ................................................. 21
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí công thức thí nghiệm 2 ................................................ 22
Hình 4.1.Đồ thị so sánh kết quả phân tích mẫu nước thải gara ôtô với
QCVN40:2011/BTNMT (cột B) ..................................................... 24
Hình 4.2: Đồ thị so sánh kết quả xử lý Pb trong nước thải gara ôtô sau 10
ngày thí nghiệm và sau 20 ngày thí nghiệm với QCVN
40:2011/BTNMT(Cột B) ................................................................ 27
Hình 4.3. Đồ thị so sánh kết quả xử lý Cd trong nước thải gara ôtô sau 10
ngày thí nghiệm, sau 20 ngày thí nghiệm và trước xử lý với QCVN
40:2011/BTNMT(Cột B) ................................................................ 29
Hình 4.4. Đồ thị so sánh kết quả xử lý Fe trong nước thải gara ôtô sau 10 ngày
thí nghiệm, sau 20 ngày thí nghiệm và trước xử lý với QCVN
40:2011/BTNMT(Cột B) ................................................................ 31
Hình 4.5. Đồ thị so sánh kết quả xử lý dầu mỡ trong nước thải gara ôtô sau 10
ngày thí nghiệm, sau 20 ngày thí nghiệm và trước xử lý với QCVN
40:2011/BTNMT(Cột B) ................................................................ 34
Hình 4.6. Đồ thị so sánh kết quả xử lý Pb, Cd, Fe, Dầu mỡ sau 2 tuần thí
nghiệm với QCVN 40:2011/BTNMT(cột B) ................................. 37



iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu
BOD

Tiếng anh
Biochemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hoá sinh hoá
Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTNMT
COD

Tiếng việt

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hoá hoá học

CT

Công thức

CTNH

Chất thải nguy hại


CV%

Coefficient of variance

Hệ số biến động

DO

Dissolved Oxygen

Oxy hoà tan

GARA

GARAGE

Nơi để, sửa chữa xe

LSD07

Least significant difference

Sai khác nhỏ nhất

pH

Hydrogen ion concentration

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 6
2.2. Ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu tới môi trường, sinh vật và sức khỏe
con người ........................................................................................................... 8
2.2.1. Ảnh hưởng cuả nước thải nhiễm dầu tới môi trường và sinh vật ........... 8
2.2.2. Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái ..................................................... 10
2.2.3. Ảnh hưởng tới con người ...................................................................... 10
2.3. Các phương pháp xử lý nước thải gara ôtô .............................................. 13
2.3.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học ........................................................... 13
2.3.2. Xử lý bằng phương pháp hoá học ......................................................... 14

2.3.3. Xử lý bằng phương pháp sinh học ........................................................ 14
2.4. Một số phương pháp xử lý nước thải gara ô tô ở Việt Nam .................... 15
2.5. Tổng quan về xử lý nước thải bằng xơ dừa và rau muống ...................... 17
2.5.1. Xử lý nước thải bằng xơ dừa ................................................................. 17
2.5.2. Xử lý nước thải bằng rau muống .......................................................... 18
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20


vi

3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ............................................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu phân tích .................................. 20
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................... 20
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 20
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy mẫu ..................................... 22
3.4.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 23
3.4.5. Phương pháp kế thừa............................................................................. 23
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu, đối chiếu so sánh ....................................... 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 24
4.1. Hiện trạng nước thải của gara ôtô trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
....... 24
4.2. Nghiên cứu xử lý nước thải gara bằng xơ dừa ......................................... 25
4.2.1. Kết quả xử lý Pb trong nước thải gara bằng xơ dừa ............................. 25
4.2.2. Kết quả xử lý Cd trong nước thải gara ôtô bằng xơ dừa ....................... 27
4.2.3. Kết quả xử lý Fe trong nước thải gara ôtô bằng xơ dừa ....................... 29
4.2.4. Kết quả xử lý dầu mỡ trong nước thải gara ôtô bằng xơ dừa ............... 32
4.3. Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng rau muống ............................ 34
4.3.1. Kết quả xử lý Pb trong nước thải gara ôtô bằng rau muống ................. 34

4.3.2. Kết quả xử lý Cd trong nước thải gara ôtô bằng rau muống ................ 35
4.3.3. Kết quả xử lý Fe trong nước thải gara ôtô bằng rau muống ................. 36
4.3.4. Kết quả xử lý dầu mỡ trong nước thải gara ôtô bằng rau muống ......... 36
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 38
5.1. Kết luận .................................................................................................... 38
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay vấn đề được quan tâm nhất đó là ô nhiễm môi trường, do tốc
độ phát triển của nền kinh tế cũng như dân số ngày càng tăng dẫn đến nhiều
vấn đề về ô nhiễm môi trường. Vì thế mà, môi trường ô nhiễm rất nhiều bởi
chất thải cũng như nước thải các ngành công nghiệp, sinh hoạt. Hầu như các
con sông đều bị ô nhiễm nặng, do các cơ sở sản xuất đều thải trực tiếp nước
thải phát sinh từ đây sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống con người cũng
như làm ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm và nước mặt.
Với chủ trương Công Nghiệp Hoá - Hiện đại Hoá đất nước cùng với việc
tăng cường hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới, trong những năm, số
lượng các phương tiện giao thông ngày càng gia tăng, theo thống kê 5 năm trở
lại đây, ở T.P Thái Nguyên, tốc độ tăng trưởng trung bình của các loại
phương tiện giao thông vào khoảng 20%/năm. Năm 2005 thành phố có tổng
số 2.375 ô tô và 60.376 xe máy thì đến năm 2011 có 7.165 ô tô và 111.581 xe
máy, chưa kể xe vãng lai lưu thông trên địa bàn. Chỉ tính riêng đối với xe máy
thì trung bình mỗi xe máy cần khoảng 1lít dầu nhớt để bôi trơn động cơ, sau
một thời gian chạy khoảng 1200 - 1500 Km lượng nhớt thải ra sẽ trên 1000

m3 nhớt thải vào môi trường chỉ trong vòng một lần thay nhớt là khoảng 1
hoặc 2 tháng. Tuy nhiên trên thực tế quản lý cũng như xử lý hiện nay chỉ có
nguồn dầu nhớt thải ra từ họat động liên quan đến công nghiệp mới được
quản lý chặt chẽ còn trên thị trường, việc xả thải, thu gom, lưu trữ và xử lý
nhớt thải ra từ hoạt động giao thông vận tải và dân dụng thì đang được thả
nổi, chưa có biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ của các cơ quan có chức
năng. Nguồn thải không được chú ý này nằm lẫn trong rác sinh hoạt hàng


2

ngày sẽ góp phần làm ô nhiễm môi trường sống nếu như chúng không được
phân loại ngay tại nguồn phát sinh, chủ yếu từ các hoạt động liên quan đến xe
máy, xe ôtô như các trung tâm bảo dưỡng xe ôtô, các điểm rửa - sửa xe ôtô,
xe máy. Nhiều cơ sở chưa có biện pháp xử lý các loại dầu thải, rác thải dính
dầu mỡ nên phần lớn chất thải từ dầu máy đều được xả thẳng ra các cống tiêu
thoát nước dân sinh hoặc chủ cơ sở tự ý bán dầu thải, vi phạm quy định về
bảo vệ môi trường. Nếu việc xả thải nhớt thải không được quản lý chặt sẽ gây
ô nhiễm tiềm tàng nghiêm trọng cho môi trường đất, nước và không khí.
Tỉnh Thái Nguyên nói chung và Thành phố Thái Nguyên nói riêng đã và
đang hòa nhập với sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của
cả nước. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của xã đã có bước phát triển
vượt bậc, cùng với công nghiệp hoá – hiện đại hoá, giao thông vận tải cũng
đang ngày một phát triển vô cùng mạnh mẽ, với số lượng xe đi lại ngày một
tăng lên thì các doanh nghiệp về sửa chữa bảo dưỡng, thay dầu, rửa, dọn xe
cũng tăng lên đáng kể. Cùng với sự phát triển đó thì vấn đề về ô nhiễm môi
trường ngày càng cao đặt biệt là môi trường nước do các chất thải trong môi
trường ngoài dầu mỡ còn có các kim loại nặng. Việc đánh giá hiện trạng nước
thải cũng như đề ra những biện pháp xử lý là vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ vấn đề đó, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu

xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu được các thành phần trong nước thải của gara.
- Xử lý nguồ n nước thải ta ̣i các gara bằ ng xơ dừa và rau muống.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Bố trí thí nghiệm xử lý nước thải gara ô tô bằng phương pháp sinh học
sử dụng xơ dừa và rau muống.


3

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu phân tích phải chính xác, khách
quan và trung thực.
- Các mẫu phải đảm bảo tính khoa học.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho bản thân nắm được thực trạng về môi trường nước thải gara
ôtô và sử dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải tại một số gara
ôtô trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đây là một giải pháp công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên,
thân thiện với môi trường, đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời
góp phần làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường.
- Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học để giảm nguồn ô nhiễm
môi trường.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận
Để hiểu rõ hơn về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, ta cần tìm hiểu
một số khái niệm sau:
*Môi trƣờng là gì?
Theo Luật BVMT Việt Nam 2014 [9], chương 1, điều 3: “Môi trường là
hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn
tại và phát triển của con người và sinh vật”.
*Chức năng của môi trƣờng?
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Môi trường có chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên
tới con người và sinh vật trên Trái đất.
- Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người (Lê
Văn Khoa và cs 2001) [2].
*Khái niệm nhiễm môi trƣờng là gì:
Ô nhiễm môi trường là sự tích luỹ trong môi trường các yếu tố vật lý,
hoá học, sinh học, vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường khiến cho môi
trường trở nên độc hại với con người và sinh vật.
Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên
như: Hoạt động của núi lửa, thiên tai như bão, lũ lụt… hoạt do các hoạt động



5

khác của con người gây ra như giao thông vận tải, công nghiệp, thương mại,
dịch vụ, sinh hoạt… (Nguyễn Thị Lợi,2006) [3].
* Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc:
“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý - hóa
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh
học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước
là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” (Hoàng Văn Hùng, 2008) [1].
* Chất thải: Theo khoản 12 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam
năm 2014 [9],“Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
* Chất thải nguy hại:Theo khoản 13 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường
Việt Nam năm 2014 [9], “Chất thải nguy hại là chất thải chứa nhiều yếu tố
độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, gây cháy, gây nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc
hoặc đặc tính nguy hại khác”.
* Tiêu chuẩn môi trƣờng: Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường
Việt Nam năm 2014 [9]: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông
số về chất lượng môi trường xung quang, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có
trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và tổ
chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.
* Quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng: Theo khoản5 điều 3 Luật Bảo vệ Môi
trường Việt Nam năm 2014 [9]: “Quy chuẩn môi trường là mức giới hạn của các
thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô
nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ
môi trường.



6

2.1.2. Cơ sở pháp lý
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước,
mặt khác nước cũng có thể gây ra những tai họa cho con người và môi trường.
Do vậy, việc quản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong
bảo vệ và khai thác nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này. Các
biện pháp mang tính chất pháp lý, thiết chế và hành chính này được áp dụng
cho việc sử dụng và phân phối tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững
tài nguyên nước.
Các văn bản mang tính pháp lý trong quản lý tài nguyên nước đang có
hiệu lực:
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014; thông qua ngày 23 tháng 6 năm
2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Luật tài nguyên nước năm 2012; thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2012
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP Ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP Ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc
quản lý chất thải và phế liệu.
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT Ngày 30/06/2015 của Bộ tài nguyên và
môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT Ngày 26 tháng 12 năm 2006 của
Bộ Tài nguyên môi trường Quyết định về việc ban hành chất thải nguy hại.
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp.


7


Bảng 2.1. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp
Thông số

TT

o

1
2

Nhiệt độ
Màu

3

pH

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

BOD5 (20oC)
COD
Chất rắn lửng lơ
Asen
Thủy ngân
Chì
Cadimi
Crom (VI)
Crom (III)
Đồng
Kẽm
Niken
Mangan
Sắt
Tổng xianua
Tổng phenol
Tổng dầu mỡ khoáng
Sunfua
Florua

Amoni (tính theo N)
Tổng nitơ
Tổng phốt pho (tính theo P)
Clorua (không áp dụng khi xả vào
nguồn nước mặn, nước lợ)
Clo dư
Tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ
Tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho
hữu cơ
Tổng PCB
Coliform
Tổng hoạt động phóng xạ 
Tổng hoạt động phóng xạ 

26
27
28
29
30
31
32
33

Đơn vị
C
Pt/Co

Giá trị C
A
B

40
40
50
150

-

6 đến 9

5,5 đến 9

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l

30
75
50
0,05
0,005
0,1
0,05
0,05
0,2
2
3
0,2
0,5
1
0,07
0,1
5
0,2
5
5
20
4

50
150
100

0,1
0,01
0,5
0,1
0,1
1
2
3
0,5
1
5
0,1
0,5
10
0,5
10
10
40
6

mg/l

500

1000

mg/l
mg/l

1

0,05

2
0,1

mg/l

0,3

1

mg/l
Vi khuẩn/100ml
Bq/l
Bq/l

0,003
3000
0,1
1,0

0,01
5000
0,1
1,0

(Nguồn: Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp)


8


2.2. Ảnh hƣởng của nƣớc thải nhiễm dầu tới môi trƣờng, sinh vật và sức
khỏe con ngƣời
2.2.1. Ảnh hưởng cuả nước thải nhiễm dầu tới môi trường và sinh vật
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường và thời tiết ở từng địa bàn, từng thòi
gian cụ thể, ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu đối với môi trường có những
tác hại khác nhau. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy ô nhiễm
nguồn nước do dầu và các sản phẩm phân hủy của dầu có thể gây tổn thất lớn
cho ngành cấp nước, thủy sản, nông nghiệp, du lịch và các ngành kinh tế quốc
dân khác. Ngoài các tác động tiêu cực đến môi trường nước mặt, dầu tràn
hoặc dầu rơi vãi từ khu kho xăng, cảng sẽ có khả năng ngấm vào đất hoặc bị
cuốn theo nước mưa vào các tầng nước ngầm và từ đó khả năng gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước ngầm có sự hiện diện của dầu, nước sẽ có mùi hôi
không thể dung cho mục đích ăn uống sinh hoạt.
Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sang giảm khi xuyên vào trong nước,
nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này
làm giảm lượng cá thể của hệ động vật, gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn
trong hệ sinh thái.
Các thành phần hidrocacbon nhẹ trong dầu, lưu huỳnh, nitơ gặp ánh sáng,
nhiệt độ, bốc hơi lên sẽ gây ô nhiễm nguồn không khí. Các kim loại nặng, lưu
huỳnh và các thành phần khác sẽ lắng xuống và tích tụ dưới đáy biển gây ô
nhiễm cho các loài thủy sinh ở tầng đáy như san hô và các loài khác.
Chim và các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng.Dầu phủ
lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm
thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng
tiêu hóa.
Trong dầu thô, ngoài thành phần chính là hydrocacbon, nó còn chứa
nhiều thành phần chưa được loại bỏ như lưu huỳnh, nitơ và các kim loại nặng



9

khác. Hệ sinh thái biển bao gồm nhiều các vi sinh vật, các vật chất hữu cơ
giúp duy trì và tạo ra các vi sinh vật đó. Cá tôm và các loài thủy sinh sống
được cũng là nhờ nguồn này. Khi đầu loang, nó sẽ làm các nguồn vi sinh này
chết đi, dẫn đến chuỗi thức ăn của chúng bị ảnh hưởng. (Tổng cục môi
trường, 2013) [10]
*Các tác động đối với môi trường nước khi xả nước thải nhiễm dầu vào
song, hồ được biểu hiện thong qua các hiện tượng như sau:
- Một phần các sản phẩm dầu lắng xuống và phân hủy ở tầng đáy nguồn
nước làm ô nhiễm nước bởi các sản phẩm phân giải hòa tan, một phần khác
lại nổi lên trên mặt nước cùng với các bọt khí tách ra từ đáy nguồn nước. Cặn
chứa dầu tích lũy ở đáy sông, hồ là nguồn gây ô nhiễm cố định đối với sông
đó, gây độc hại cho hệ sinh vật đáy – thức ăn của cá.
- Khi nguồn nước bị ô nhiễm dầu, các sản phẩm dầu hòa tan và phân giải
làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, bởi các sinh vật phiêu sinh,
sinh vật đáy tham gia vào các quá trình đó bị chết đi hoặc giảm về số lượng
hoặc tham gia yếu ớt.
- Khi nước thải nhiễm dầu xả vào nguồn nước, lượng dự trữ ôxy hòa tan
trong nước nguồn sẽ giảm đi do ôxy được tiêu thụ cho quá trình ôxy hóa các
sản phẩm dầu, làm cản trở quá trình làm thoáng mặt nước.
- Khi hàm lượng dầu trong nước cao 0,2mg/l, nước có mùi hôi không
dùng được cho các mục đích sinh hoạt (tiêu chuẩn Việt Nam quy định trong
nguồn nước mặt dung để cấp nước không có dầu).
- Ô nhiễm dầu giàu lưu huỳnh còn có thể gây chết cá nếu hàm lượng
Na2S trong nước đạt đến 3:4 mg/l. Một số loài cá nhạy cảm có thể bị chết khi
hàm lượng Na2S nhỏ hơn 1 mg/l.
- Ngoài ra, dầu trong nước còn có khả năng chuyển hóa thành các hóa
chất độc loại khác đối với con người và thủy sinh như phenol, các dẫn xuất



10

clo của phenol. Tiêu chuẩn phenol cho nguồn cấp nước sinh hoạt là 0.001
mg/l, ngưỡng chịu đựng của cá là 10 – 4 mg/l. (Tổng cục môi trường, 2013) [10]
2.2.2. Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái
Các tác động này chủ yếu liên quan đến việc thải các chất ô nhiễm nước,
khí, các chất thải rắn vượt quá mức cho phép vào môi trường tiếp nhận gây
nên những biến đổi cơ bản về hệ sinh thái. Tùy theo dạng chất thải và môi
trường tiếp nhận mà các hệ sinh thái có thể bị tác động:
- Hệ sinh thái dưới nước: nước thải của kho xăng dầu bị ô nhiễm bởi chất
hữu cơ, hóa chất, chất rắn lửng lơ. Tính chất ô nhiễm của nước thải làm cho
môi trường nước bị biến đổi bất lợi (DO giảm, pH biến đổi, nhiều chất độc
hóa học đặc biệt là CxHy, SOx, NOx) cho sự sinh tồn của hầu hết các loài thủy
sinh và thậm chí làm mất khả năng tự làm sạch của nước.
- Hệ sinh thái trên cạn: Chất thải dạng lỏng, rắn và khí của kho xăng dầu
sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Nhìn chung, các động vật nuôi cũng như
các loài động vật hoang dã đều rất nhạy cảm với sự ô nhiễm môi trường. Hầu
hết các chất ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước thải đều có
tác động xấu đến thực vật và động vật, gây ảnh hưởng có hại đối với nghề
nông và nghề trồng vườn. Biểu hiện chính của nó là làm cho cây trồng chậm
phát triển, đặc biệt là các sương khói quang hóa gây tác hại đến các loại rau
trồng, đậu, lúa, ngô, các loại cây ăn trái và các loài cây cảnh. Các thành phần
ô nhiễm trong môi trường không khí như SO2, NO2, Cl2 và bụi ngay cả ở nồng
độ thấp cũng làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng, ở nồng độ cao
làm vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt và ở mức độ cao hơn cây sẽ bị chết. (Tổng
cục môi trường, 2013) [10]
2.2.3. Ảnh hưởng tới con người
Đối với gara ô tô, tất cả các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt
động đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của con



11

người trong vùng chịu ảnh hưởng. Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác
dụng của các chất ô nhiễm mà mức độ tác hại của chúng đối với sức khỏe
cộng đồng sẽ khác nhau [13].
Tất cả các loại xăng, dầu ở một mức độ nào đó đều độc.Vì vậy, phải sự
hạn chế thấp nhất khả năng gây độc cho con người.
Các chất độc có thể nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa, qua
da.Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng tới niệm mạc và mắt. Qua đường hô hấp nó
gây nhiễm độc qua các túi phổi, vào máu rồi đi theo vòng tuần hoàn của máu
mà không qua thận là cơ quan chính giữ và thải độc.
Nhiễm độc xăng, dầu qua đường tiêu hóa có thể do thức ăn và nước uống
hoặc vô tình hút xăng dầu vào cơ quan tiêu hóa. Hầu hết các loại
hydrocacbon, cồn, rượu có thể nhiễm vào cơ thể qua da vì nó dễ hòa tan được
trong mỡ và các chất đó. Nhiên liệu ở thể hơi và lỏng đều có thể tác động lên
niêm mạc và mắt.
Sự phá hủy các hoạt động sống của con người có thể do bị nhiễm độc
cấp tính hoặc mãn tính. Nhiễm độc cấp tính thường gặp khi bị nhiễm nhiều
chất độc hoặc chất độc có tính độc cao, nồng độ lớn.dấu hiệu nhiễm độc cấp
tính có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi chất độc bắt đầu có
tác động. Nhiễm độc mãn tính là do sự tác động thường xuyên bởi các liều
lượng nhỏ trong thời gian dài.
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc, người ta chia thành nồng độ giới hạn
cho phép, nồng độ cho phép trong thời gian ngắn, nồng độ nguy hiểm và nồng
độ chết người (bảng 2.2.).
Cơ thể con người có khả năng nhất định để bảo vệ, chống ảnh hưởng của
chất độc. Trong một số trường hợp, các chất độc với nồng độ nhỏ có thể bị
thải ra ngoài theo đường thở hoặc bị trung hòa. Tác động lặp lại của chất độc,

tùy thuộc vào tính chất của chất đó và các nét đặc biệt của cơ thể người, có


12

thể dẫn tới việc suy giảm các phản ứng tự bảo vệ của cơ thể. Một số chất độc,
như tetraethyl chì , có khả năng tích tụ lại trong cơ thể người (Tổng cục môi
trường, 2013) [10].
Bảng 2.2. Nồng độ độc hại của một số chất

TT

Các chất độc

Nồng độ
Cho phép trong
giới hạn
thời gian ngắn
cho
Thời
phép tại Nồng độ
gian
nơi làm
(mg/l)
(phút)
việc

Nguy hiểm cho
sự sống
Nồng

độ
(mg/l)

Thời
gian
(phút)

35 - 40

10

Nhiên liệu:

1

2

- Chủ yếu chứa
parafin,naphten

0,3

1,2

40

- Chưa nhiều
hydrocacbon
thơm và không
no hoặc có hàm

lượng hợp chất
lưu huỳnh cao

0,1

0,5 – 1,0

40

20 – 30

10

- Benzen

0,02

0,5

30

4

10

- Toluen, xilen

0,05

1,0


30

10

10

- Metylic

0,05

1,0

40

6

15

- Etylic

1,0

3–5

60

15 – 20

20


- I zop ropylic

0,2

2–3

40

8 – 10

20

- Oxit cacbon

0,03

0,05

60

0,2

15

Tetraetyl chì

0,000005

-


-

-

-

Hydrocacbon
thơm:

Các loại rượu:
3

4

(Nguồn: Tổng cục môi trường)


13

Dầu nhờn thải từ hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp là một
trong những chất thải công nghiệp rất độc hại cho môi trường.Hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng khi con người ăn phải những thực phẩm này vì trong dầu
thải có chứa nhiều kim loại nặng như kẽm, chì. Chì có khả năng gây độc cho
hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, gây rối loạn tạo huyết của
người tiếp xúc trực tiếp và khả năng dẫn đến gây ung thư là rất lớn [13].
2.3. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải gara ôtô
2.3.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học
Phương pháp xử lý cơ học sử dụng nhằm mục đích tách các chất không
hoà tan và một phần các chất keo ra khỏi nước thải.

Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất
không hoà tantrong nước thải sinh hoạt và giảm BOD (Nhu cầu Oxy sinh hoá)
đến 20%.
Thông thường, xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi có quá
trình xử lý sinh học.
Xử lý bằng phương pháp lý học gồm:
- Lưu lượng kế (Flow-Mettering Device)
- Bể điều lưu (Flow Equalization Tank)
- Song chắn rác (Bar Racks)
- Bể lắng cát (Grit-Chamber)
- Khuấy trộn (Mixing Devices)
- Bể lắng sơ cấp (Primary Sendimentation Tank)
- Bể keo tụ và tạo bông cặn (Coagulation and Floculation)
- Bể tuyển nổi (Floatation-Chamber)
- Bể lọc nước thải bằng các hạt lọc (Filtration)


14

2.3.2. Xử lý bằng phương pháp hoá học
Thực chất của phương pháp xử lý hoá- lý là đưa vào nước thải chất phản
ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành
chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại, không gây ô
nhiễm môi trường. Ví dụ phương pháp trung hoà nước thải chứa Axit, Bazơ,
phương pháp oxy hoá,…
Phương pháp hoá lý có thể là giải pháp cuối cùng hoặc là giai đoạn xử lý
sơ bộ cho giai đoạn tiếp theo.
Xử lý bằng phương pháp hoá - lý gồm:
- Trung hoà nước thải
- Phương pháp kết tủa

- Phương pháp oxy hoá khử
- Phương pháp quang xúc tác
- Phương pháp hấp phụ
- Khử trùng
- Ví dụ điển hình về sử dụng hoá chất để loại kim loại nặng.
2.3.3. Xử lý bằng phương pháp sinh học
Phương pháp này thường dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hữu
cơ hoà tan (đôi khi cả vô cơ) khỏi nước thải. Nguyên lí của phương pháp là
dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật có khả năng phân huỷ, bẻ gẫy các
đại phân tử hữu cơ thành các chất đơn giản hơn, đồng thời chúng cũng sử
dụng các chất có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng như Cacbon, Nitơ,
Phôpho, Kali…
Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có thể đạt mức hoàn
toàn (xử lý sinh học hoàn toàn) với BOD giảm tới 90-95% và không hoàn
toàn với BOD giảm tới 40-80%.


15

Phương pháp sinh học là phương pháp triệt để nhất, nó tạo ra những sản
phẩm thân thiện với thiên nhiên hoặc biến đổi những chất có hại trở thành hữu ích.
Ngày nay, phương pháp sinh học đã và đang được nghiên cứu, áp dụng
để xử lý ô nhiễm môi trường.
Phương pháp sinh học gồm:
- Các công trình xử lý nước thải hiếu khí
- Sử dụng các ao hồ để xử lý nước thải bằng sinh vật thuỷ sinh
- Các hệ thống xử lý yếm khí
2.4. Một số phƣơng pháp xử lý nƣớc thải gara ô tô ở Việt Nam
Công nghiệp sửa chữa ôtô là một ngành có dây chuyền công nghệ phức
tạp, nước thải của ngành chủ yếu bị ô nhiễm bởi nhiên liệu thừa, dầu mỡ, chất

tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt, bụi bẩn, đất cát… Đặc biệt là các chế phẩm
có chứa HF, NH4HF2, các chất tẩy rửa có khả năng phân hủy sinh học rất
nguy hiểm cho sinh vật và môi trường [13].
Bảng 2.3. Một số thông số nƣớc thải đầu vào của gara ô tô
QCVN
Thông số

STT

Đơn vị tính

Giá trị

40-2011/BTNMT
(Cột A)



6,2 – 6,6

6–9

BOD5

mg/l

75 – 150

30


3

COD

mg/l

280 – 360

75

4

SS

mg/l

5

Tổng dầu mỡ

mg/l

300-700

5

5

Tổng Nitơ


mg/l

10-50

20

6

Tổng Photpho

mg/l

3–7

4

1

pH

2

1800 –
2000

50


16


Nước thải đầu vào

SCR

Thu gom
dầu mỡ

Hố thu gom/tách mỡ
PAC
Hóa chất
chỉnh pH

Thiết bị keo tụ - lắng

Hóa chất khử
trùng

Bể bị khử trùng

Bể chứa bùn

Bồn lọc áp

QCVN40-2011/BTNMT
(Cột A)
Hình 2.1.Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải gara ô tô
Nước thải phát sinh từ khu vực sửa chữa theo hệ thống cống rãnh chảy
vào hố thu gom sau khi qua song chắn rắc. Nước thải khi vào đến hố thu gom
đã được loại bỏ phần lớn rác có đường kính tương đối lớn, nhưng trong nước
thải vẫn còn có các chất nổi chủ yếu là dầu mỡ phát sinh từ khâu rửa xe, thiết

bị…Hố thu gom sẽ được thiết kế hai ngăn. Đầu tiên nước thải được dẫn vào
ngăn thứ nhất, ngăn này có nhiệm vụ thu gom nước thải. Trong ngăn này, các
hợp chất vô cơ có khẳ năng lắng sẽ được lắng xuống đáy bể và được hút lên
theo định kỳ. Nước từ ngăn thu gom được dẫn sang ngăn tách dầu mỡ. Tại
đây, lượng dầu mỡ có trong nước thải sẽ được loại bỏ bằng vải lọc dầu
mỡ.Phần nước được hệ thống bơm đưa lên thiết bị keo tụ – lắng. Lượng dầu


17

mỡ thấm vào vải lọc được tách ra bằng phương pháp cơ học (vắt, ép…) và
đem đi xử lý theo yêu cầu [15].
Đầu tiên nước thải được bơm vào ngăn keo tụ, tại đây hệ thống châm
hóa chất sẽ bổ sung hóa chất keo tụ và hóa chất điều chỉnh pH để tạo điều
kiện cho quá trình kẹo tu xảy ra. Motor cánh khuấy sẽ hòa trộn đều hóa chất
vào nước thải. Nước từ ngăn keo tụ sẽ chảy tràn vào ống trung tâm của ngăn
lắng.Hỗn hợp nước thải cùng bông cặn di chuyển từ trên xuống đáy ngăn
lắng. Trong quá trình di chuyển, các bông cặn va chạm vào tấm chắn của ống
trung tâm, bị mất lực và rơi xuống đáy thiết bị, phần nước trong dâng lên
thành thiết bị và được dẫn vào hệ thống thu nước của thiết bị. Nước từ hệ
thống thu nước của thiết bị được dẫn sang bể khử trùng.
Tại bể khử trùng, hệ thống châm hóa chất sẽ bổ sung hóa chất khử trùng
vào nhằm loại bỏ các chất độc hại, các vi trùng gây hại có trong nước thải.
Motor cánh khuấy sẽ khuấy trộn đều nước thải và hóa chất. Nước sau khử
trùng được bơm áp lực đưa lên thiết bị lọc áp lực để loại bỏ các cặn lơ lững
còn sót lại.
Nước sau khi qua thiết bị lọc áp lực được dẫn theo đường ống ra nguồn
tiếp nhận. Nước sau xử lý đạt giá trị C cột A QCVN 40 – 2011/BTNMT [15].
2.5. Tổng quan về xử lý nƣớc thải bằng xơ dừa và rau muống
2.5.1. Xử lý nước thải bằng xơ dừa

Xơ dừa là phần của vỏ trái dừa được xé ra.Loại sản phẩm này sử dụng
rộng rãi trong các ngành thủ công mỹ nghệ hoặc dùng để phủ lên gốc của
những cây trồng, giá thể (để trồng rau).Ngoài ra người ta còn phát hiện ra
rằng xơ dừa có thể được dùng để xử lý nước thải rất tốt [16].
Xơ dừa là một vật liệu có thể tránh được những bất lợi đó. Phương pháp
xử lý theo kiểu sinh trưởng dính bám (có giá thể), một trong những biện pháp
nâng cao mật độ vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải.


×