Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận các phương thức thuê tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.92 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

Bài học kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………..15
TÀI LIỆU THAM
KHẢO……………………………………………………………………………...16
LỜI CẢM
ƠN……………………………………………………………………………………………17

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, ngành vận tải biển có vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế đặc biệt là về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trong thương mại quốc tế.
Vận tải bằng đường biển chiếm 80% nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.
Nhưng để cho hàng hóa có thể dễ dàng lưu thông qua cửa khẩu của hai hay nhiều quốc gia thì
cần phải có một phương tiện chuyên chở vững chắc. Tàu biển đóng vai trò quan trọng trong sự
nghiệp phát triển vận tải biển. Vậy phải làm sao để lựa chọn được một cách thức thuê tàu và giá
cả sao cho phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu về
“Thực trạng và cách thức thuê tàu của Việt Nam hiện nay như thế nào”. Nó ảnh hưởng như thế
nào đến việc xuất nhập khẩu đường biển.

1


I. Thực trạng thuê tàu của Việt Nam hiện nay
-

1. Giới thiệu về đội tàu của Việt Nam:
Tính đến tháng 6/2013, đội tàu vận tải biển Việt Nam có 1.788 tàu các loại, với tổng dung tích
4,3 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 6,9 triệu DWT, đứng thứ 5/10 nước ASEAN. Ngoài ra Việt


Nam còn sở hữu 80 tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài với tổng trọng tải 1,1 triệu DWT, chiếm
khoảng 15% tổng trọng tải đội tàu. Trọng tải bình quân của tàu Việt Nam tương đối thấp, chỉ
3.960 DWT/tàu đứng thứ 9/10 nước ASEAN, tàu có trọng tải dưới 5 vạn DWT chiếm gần 80%,
tàu từ 5-15 vạn chiếm khoảng 17%, tàu trên 15 vạn có 2 tàu chỉ chiếm 3,3%. Về chủ tàu có
khoảng 600 chủ tàu thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó chỉ có 33 chủ tàu lớn sở hữu đội tàu
có tổng trọng tải trên 10.000 DWT, còn lại là đội tàu nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân,
nhỏ lẻ tại các địa phương Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình, Cần Thơ... trong số 33 chủ tàu lớn
có đến 25 chủ tàu thuộc 4 tập đoàn kinh tế lớn: Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines),
Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (petro-Việt Nam), Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (petrolimex).
Đội tàu biển Việt Nam đang trong tình trạng dư thừa tàu có trọng tải nhỏ, tàu chở hàng tổng hợp
trong khi lại thiếu các tàu có trọng tải lớn chạy tuyến quốc tế và các tàu chuyên dụng chở xi
măng rời, hóa chất, khí hóa lỏng.
Quy mô, cơ cấu đội tàu biển Việt Nam đến 2010
Chỉ tiêu phát
triển

Đơn vị tính

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2020
2


Đội tàu ven biển
Tổng trọng tải
DWT
Trọng tải bình

DWT/ chiếc
quân
Tuổi tàu bình
Năm
quân
Đội tàu viễn dương
Tổng trọng tải
DWT
Trọng tải bình
DWT/ chiếc
quân
Tuổi tàu bình
Năm
quân
Cơ cấu đội tàu
Tàu bách hóa
%
Tàu container
%
Tàu dầu
%

416.000
1.000

825.000
1.300

1.556.000
1.5000


14

13

12

1.875.000
7.000

2.415.000
10.000

5.500.000
15.000

15

13

10

27
40
33

25
45
30


21
45
34

Nguồn: Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải.
2. Triển vọng phát triển đội tàu biển Việt Nam: ( Quyết định 1195/QĐ – TTg Quy
hoạch – phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng tới 2020)
a. Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam đến năm 2010:
- Quy mô và nhu cầu bổ sung đội tàu đến năm 2010:
-Tổng trọng tải đội tàu hàng Việt Nam đến năm 2010 là 4.445.000 DWT, trong đó đến
năm 2010 có 326.000 DWT cần phải thay thế).
-Nhu cầu bổ sung trọng tải đội tàu hàng vận tải biểnđến năm 2010 là 3.231.336 DWT,
trong đó:
+ Tàu hàng khô: 1.647.653 DWT.
+ Tàu container: 470.236 DWT (tương đ ương 36.172 TEU).
+ Tàu dầu: 1.113.447 DWT.
Nhu cầu bổ sung thêm sức chở đội tàu khách là 20.000ghế.
b. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội tàu đến năm2010:
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội tàu chở hàng hoá là 32.313 tỷ đồng.
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội tàu chở khách là 640 tỷ đồng.
c. Định hướng phát triển loại tàu, cỡ tàu cho đến năm2020:


Các tuyến quốc tế:

+ Đối với hàng rời: đi các nước khu vực Châu á, chủ yếu sử dụng loại tàu cỡ.
15.000 - 20.000 DWT; đi Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi chủ yếu sử dụng tàu cỡ 30.000 - 50.000
DWT.
3



+ Đối với hàng bách hoá: đi các nước khu vực Châu á,chủ yếu sử dụng loại tàu cỡ
10.000 - 15.000 DWT; đi Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi chủ yếu sử dụng tàu cỡ 20.000 - 30.000
DWT.
+ Đối với hàng container: đi các nước khu vực Châu á, chủ yếu sử dụng loại tàu
1.000 - 3.000 TEU; đi Châu Âu, Châu Phi, Bắc Mỹ sử dụng tàu cỡ lớn từ 4.000 - 6.000 TEU trở
lên.
+ Đối với dầu thô: chủ yếu sử dụng tàu cỡ lớn 100.000 -200.000 DWT.
+ Đối với dầu sản phẩm: chủ yếu sử dụng loại tàu 20.000- 40.000 DWT.


Các tuyến nội địa:

+ Đối với hàng rời, hàng bách hóa: tuỳ thuộc vào cự ly và khối lượng vận chuyển
mà sử dụng cỡ tàu từ 1.000 - 10.000 DWT.
+ Đối với hàng container: sử dụng tàu cỡ 100 -1.000 TEU.
+ Đối với dầu thô: sử dụng tàu cỡ trên, dưới 100.000DWT.
+ Đối với dầu sản phẩm: sử dụng tàu cỡ 1.000 - 10.000 DWT.
Phát triển các loại tàu chở hàng và sà lan biển phù hợp với vận tải ven biển, biển pha sông
ở 2 khu vực: đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long.
Đối với tàu khách: phát triển các loại tàu khách phục vụ đi lại từ đất liền ra các đảo với cỡ
tàu 100 - 500 ghế; tuyến Bắc – Nam với cỡ tàu 500 - 1000 ghế.
d. Định hướng phát triển công nghệ xếp dỡ:
- Hình thành các đầu mối vận tải với các cảng trung tâm và hệ thống các cảng vệ tinh đủ
điều kiện để áp dụng các công nghệ xếp dỡ tiên tiến. Tạo tiền đề hình thành cảng cửa ngõ quốc tế
và cảng trung chuyển quốc tế.
- Lựa chọn các công nghệ xếp dỡ tiên tiến, phù hợp với từng mặt hàng: hàng rời, hàng
bách hoá, hàng lỏng, đặc biệt là hàng container với năng suất bốc xếp cao.
- Công nghệ xếp dỡ phải đảm bảo kết nối các phương thức vận tải (đường biển với đường
sắt, đường bộ, đường sông...), ứng dụng các công nghệ tiên tiến, năng suất cao, tạo điều kiện hạ

giá thành vận tải.
- Hình thành các cảng cạn trong nội địa (ICD) để liênkết với cảng biển tạo thành một hệ
thống đồng bộ, liên hoàn nhằm nâng caonăng lực thông qua cảng, rút ngắn thời gian tồn đọng
hàng hoá và phương tiện vận tải, giảm ùn tắc giao thông.
Ngoài việc áp dụng công nghệ bốc xếp tiên tiến, các trang thiết bị hiện đại, cần cải cách các thủ
tục hành chính, phát triển các loại hình dịch vụ tiên tiến, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng.
đ. Định hướng phát triển hệ thống dịch vụ hàng hải:
- Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng dịch
vụ ra nước ngoài.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ hàng hải theo định
hướng quy hoạch trong một mạng lưới có sự quản lý và điều tiết thống nhất.
4


- Coi trọng những loại hình dịch vụ hàng hải có thu ngoại tệ và có hiệu quả kinh doanh
cao.
- Nghiên cứu hình thành một số Trung tâm phân phối hàng hoá và dịch vụ tiếp vận và các
loại hình dịch vụ hàng hải tiên tiến khác ở các khu đầu mối vận tải. Sau năm 2010 phát triển
mạnh loại hình dịch vụ hàng hải có tính chất trọn gói.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ hàng hoá, vừa tạo môi
trường thông thoáng, nâng cao hiệu quả kinhdoanh, vừa đảm bảo hoạt động lành mạnh, tạo điều
kiện cho vận tải, bốc xếp được thông suốt.
e. Định hướng phát triển nguồn nhân lực:
- Từ nay đến năm 2010, đào tạo và bồi dưỡng 26.000 sĩ quan và thuyền viên, trong đó đào
tạo mới là 16.000 người (bao gồm 10.000người đáp ứng yêu cầu phát triển đội tàu và 6.000
người để bổ sung, thay thế), bồi dưỡng 10.000 người (bao gồm bồi dưỡng nâng bậc là 3.00
người, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn STWC 78/95 là 6.800 người).
- Tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá thiết bị đào
tạo của 2 trường: Đại học Hàng hải (Hải Phòng) và Đại học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí
Minh.

- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo ở các trường Trung cấp hàng hải để các trường
này đảm nhiệm đào tạo kỹ thuật viên bậc cao về hàng hải và nâng cấp lên cao đẳng khi đủ điều
kiện.
- Củng cố và phát triển các Trung tâm huấn luyện và đào tạo thuyền viên, các cơ sở đào
tạo công nhân kỹ thuật.
- Bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa đội ngũ cán bộ quản lý, sĩ quan... có trình độ đại học hoặc
tương đương với đội ngũ thuyền viên, công nhân kỹ thuật hàng hải có tay nghề cao. Coi trọng
việc đào tạo lý thuyết, thực hành, ngoại ngữ; gắn đào tạo trong trường lớp với thực tiễn.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực ngành hàng hải.
- Khuyến khích đào tạo sĩ quan, thuyền viên có trình độ và tay nghề cao phục vụ cho xuất
khẩu thuyền viên.
3. Một số giải pháp, chính sách chủ yếu:
- Thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực vận tải biển,
trong đó chú trọng đổi mới hoạt động của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam theo mô hình Công
ty mẹ - con (hiện đang trong quá trình thí điểm). Xây dựng, phát triển đội tàu của Tổng Công ty
làm nòng cốt cho đội tàu quốc gia, tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển và hiện đại hoá đội
tàu biển, cảng biển; tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa đội tàu, cảng biển và hệ thống dịch vụ trong
dây chuyền vận tải nhằm từng bước hình thành tập đoàn kinh tế hàng hải.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động vận tải biển; đồng thời nghiên cứu xây dựng lộ trình giảm phí tại các cảng biển
nhằm tăng năng lực cạnh tranh của vận tải biển Việt Nam.
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 149/2003/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển đội tàu biển Việt Nam.
5


- Chủ động và có lộ trình thích hợp để hội nhập quốc tế trong lĩnh vực vận tải biển. Ứng
dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và hình thức trung
chuyển quốc tế. Ứng dụng công nghệ tin học trong tổ chức và khai thác đội tàu biển. Hình thành
mạng lưới dịch vụ hàng hải quốc tế, tạo lập mối liên hệ giữa chủ hàng - chủ tàu - cảng - các

phương thức vận tải khác.
- Triển khai có hiệu quả Bộ Luật Quản lý an toàn (ISMCode) của tổ chức hàng hải quốc tế
(IMO). Thực hiện tốt các công ước quốc tế về hạn chế ô nhiễm do tàu biển (MARPOL 73/78),
đầu tư phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố dầu tràn, thu gom chất thải tại các cảng biển;
nâng cao chất lượng đội ngũ đăng kiểm viên Việt Nam và chất lượng công tác đăng ký và giám
sát kỹ thuật tàu, đặc biệt là tàu biển chạy tuyến quốc tế.
- Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có việc nghiên cứu đề xuất
sửa đổi Bộ luật Hàng hải và các văn bản dưới luật có liên quan. Ban hành mới các văn bản quy
phạm pháp luật về vận tải đa phương thức, quản lý cơ sở hạ tầng cảng biển theo hướng cho thuê
đối với các cảng biển do nhà nước đầu tư xây dựng và các quy định về áp dụng các tiêu chuẩn
đảm bảo an toàn hàng hải và chống ô nhiễm môi trường đối với các tàu biển nước ngoài ra, vào
cảng biển Việt Nam.
4. Những bất cập trong thuê tàu biển Việt Nam hiện nay.
- Điều các doanh nghiệp than phiền nhiều nhất là quy hoạch cảng biển tràn lan khiến cảng nhiều,

hàng ít dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
- Đã xây dựng được 44 cảng biển các loại. Hệ thống cảng biển có khoảng 219 bến cảng với gần
43,6km cầu cảng và hàng chục khu chuyển tải.
- trong thời gian gần đây có một số cảng chuyển đổi công năng từ cảng container thành cảng tổng
hợp làm cho tình hình cạnh tranh giữa các cảng tổng hợp thêm gay gắt. Việc cạnh tranh bằng
hình thức giảm giá bốc xếp ngày càng phổ biến, giá dịch vụ cảng giảm sâu trong những năm gần
đây, đồng thời kéo theo hiệu quả hoạt động của các cảng ngày càng thấp.
- đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam có khoảng 1.700 tàu. Về cơ cấu đội tàu chỉ có 28 tàu
container, 172 tàu chuyên dụng chở hàng rời, hơn 940 tàu tổng hợp, 150 tàu chở dầu hóa chất, 9
tàu chở khí hóa lỏng,…
- cơ cấu đội tàu như trên là không hợp lý vì dư thừa tàu trọng tải nhỏ chở hàng khô, rời nhưng lại
thiếu tàu chuyên dùng và tàu trọng tải lớn chạy tuyến quốc tế. Thị phần vận tải xuất nhập khẩu
của đội tàu trong nước cũng chỉ chiếm khoảng 10 – 12% tổng sản lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu của Việt Nam, còn lại do đội tàu nước ngoài đảm nhận.
- hầu hết các chủ tàu đều phải khai thác tàu dưới giá thành và chấp nhận lỗ. Ông nhấn mạnh khó

khăn lớn nhất của các chủ tàu tại Việt Nam hiện nay là thiếu vốn nghiêm trọng. Không chỉ thiếu
vốn đầu tư phát triển tàu mà còn thiếu cả vốn lưu động để duy trì sản xuất kinh doanh, khai thác
tàu.
- Tuy nhiên trừ một số bến cảng mới được xây dựng và đưa vào khai thác từ năm 2006 trở lại đây
được trang bị các thiết bị xếp dỡ hiện đại, còn lại hầu hết vẫn sử dụng thiết bị thông thường với
6


công nghệ lạc hậu. Bình quân năng suất xếp dỡ hàng tổng hợp tại Việt Nam chỉ bằng khoảng
50% - 60% bình quân năng suất so với các cảng tiên tiến trong khu vực.
Kết luận:
- Vai trò của Chính phủ rất quan trong trong việc thúc đẩy sự phát triển của đội tàu vận tải
biển. Chính phủ ác nước này thường có những chính sách can thiệp trực tiếp vào ngành vận
tải biển.Để nâng cao năng lực chuyên chở hàng hóa nói chung va hàng hóa xuất nhập khẩu
nói riêng bằng đội tàu biển,Chính phủ các nước này đặc biệt chú ý tới biện pháp hỗ trợ tài
chính để phát triển đội tàu và chính sách giành quyền hàng cho đội tàu quốc gia.
-Song song với việc đầu tư phát triển đội tàu biển,Chính phủ các nước cũng chú trọng phát
triển đồng bộ hệ thống cảng biển và dịch vụ hàng hải;có chính sách đầu tư cho ngành công
nghiệp đóng tàu biển quốc gia.
-Bên cạnh đó,không thể không nhắc tới chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước.Chính phủ
luôn ưu ái,tạo điều kiện cho các tàu quốc gia có thể đảm nhiệm nguồn hàng 1 cách tốt
nhất,thậm chí là Chính phủ còn đứng ra bảo lãnh khi các hãng tàu quốc gia cần sự hỗ trợ tài
chính từ phía ngân hàng.

7


Cách thức thuê tàu của Việt Nam hiện nay gồm có 3 phương thức : Phương thức
thuê tàu chợ, phương thức thuê tàu chuyến và phương thức thuê định hạn. Nhưng
phổ biến nhất là phương thức thuê tàu chợ và phương thức thuê tàu chuyến.


II. Phương thức thuê tàu chợ
1. khái niệm
- Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng
quy định và theo một lịch trình định trước.
- Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ (liner booking note). Thuê tàu chợ là
chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chuyển tàu (ship
owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở háng hoá từ cảng này đến cảng
khác.
- Mối quan hệ giữa người thuê với người cho thuê trong phương thức thuê tàu chợ được điều
chỉnh bằng một chứng từ được gọi là vận đơn đường biển. Nội dung của vận đơn đường biển do
hãng tàu quy định sẵn.
2. Ðặc điểm:
- Tàu chợ thường chở hàng bách hoá có khối lượng nhỏ.
-

Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác.
Ðiều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển để phát
hành cho người gửi hàng.

3. Các bước tiến hành thuê tàu chợ
Quy trình thuê tàu chợ có thể khái quát thành các bước cụ thể như sau:

(5)
B/L

Charterer
(4)

(6)

(2)

(1)

Broker

(3)

Ship owner

8


+ Bước 1: Chủ hàng thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu hỏi tàu đề vận
chuyển hàng hoá cho mình.
+ Bước 2: Người môi giới chào tàu hỏi tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ (liner
booking note)
Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên đó có các thông tin cần thiết để người
ta điền vào khi sử dụng, việc lưu cước tàu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể
cho một lô hàng lớn thường xuyên được gửi. Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả
năm bằng một hợp đồng lưu cuớc với hãng tàu.
+ Bước 3: Người môi giới với chủ tàu thoả thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ
và vận chuyển.
+ Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tàu.
+ Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao cho tàu.
+ Bước 6: Sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu sẽ cấp
cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.
Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ chúng ta thấy người ta không ký hợp đồng thuê tàu.
Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với
hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát

hành vận đơn cho ngươì gửi hàng. Vận đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tàu có trách
nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng.
4. Ưu nhược điểm của phương thức thuê tàu chợ:
a) Ưu điểm:
+ Số lượng hàng hóa không hạn chế
+ Việc bốc dỡ thường do chủ tàu đảm nhận cho nên đơn giản được thủ tục
+ Việc tính toán điều kiện giao nhận trong mua bán dễ dàng, vì tàu chạy theo
một lịch trình đã định trước.
+ Thuận tiện cho chủ hàng trong việc tính toán hiệu qủa kinh doanh: vì căn
cứ vào biểu cước có thể tính toán được tiền cước trước.
+ Chủ hàng rất chủ động trong việc lưu cước.
+ Thủ tục thuê tàu đơn giản, nhanh chóng ( có thể đặt trước chỗ thuê tàu qua
điện thoại hoặc mạng vi tính)

9


b) Nhược điểm:
+ Cước thuê tàu trên một đơn vị hàng hóa chuyên chở thường cao hơn cước
thuê tàu chuyến: do đã tính cả chi phí xếp dỡ và do tàu chợ thường không tận dụng
hết trọng tải (tương đương 75%) nên phải tính luôn cả phần tàu chạy không hàng.
+ Về mặt pháp lý người thuê tàu chợ thường ở thế yếu vì không được tự do
thỏa thuận các điều kiện chuyên chở mà phải chấp nhận các điều kiện in sẵn trong
vận đơn.
+ Phương thức này không linh hoạt trong việc tổ chức chuyên chở nếu như
cảng xếp hoặc dỡ nằm ngoài hành trình qui định của tàu

III.

Phương thức thuê tàu chuyến

1. Khái niệm tàu chuyến
-

Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, không ghé
qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình định trước.

-

Thuê tàu chuyến (Voyage) là chủ tàu (Ship-owner) cho người thuê tàu (Charterer) thuê
toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác.

-

Mối quan hệ giữa người thuê tàu (chủ hàng) với người cho thuê tàu (chủ tàu) được điều
chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party) viết tắt
là C/P. Hợp đồng thuê tàu do hai bên thoả thuận ký kết.

2. Ðặc điểm của tàu chuyến
-

Tàu chuyến thường chuyên chở những loại hàng có khối lượng lớn, tính chất của hàng hoá
chuyên chở tương đối thuần nhất và thường chở đầy tàu.

-

Tàu vận chuyển theo phương thức chuyến thường có cấu tạo một boong, miệng hầm lớn
để thuận tiện cho việc bốc hàng.

-


Khác với tàu chợ, đối với tàu chuyến, điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí dỡ hàng
hoá lên xuống .... được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu do người thuê và người
cho thuê thoả thuận.

3. Cách thức thuê tàu chuyến:
Tuỳ theo khối lượng hàng hoá cần chuyên chở cũng như đặc điểm của nguồn hàng, người đi
thuê tàu có thể lựa chọn một trong những hình thức thuê tàuchuyến như sau:
10


- Thuê tàu chuyến một (Single Voyage): là việc thuê tàu để chuyên chở một lô hàng giữa hai
cảng. Sau khi hàng được giao đến người nhận ở cảng đến thì hợp đồng thuê tàu chuyến hết
hiệu lực.
- Thuê tàu chuyến khứ hồi (Round Voyage): với hình thức này chủ hàng thuê tàu chuyên chở
hàng hoá từ cảng này đến cảng khác rồi lại chuyên chở hàng ngược lại cảng ban đầu hoặc
cảng lân cận theo cùng một hợp đồng thuê tàu.
- Thuê chuyến liên tục (Consecutive Voyage): với hình thức này chủ hàng thuê tàu chuyên
chở hàng hoá liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Chủ hàng dùng hình thức này khi
có khối lượng hàng hoá lớn, nhu cầu chuyên chở hàng thường xuyên.
- Thuê chuyến khứ hồi liên tục: chủ hàng thuê tàu chở hàng hoá liên tục cả hai chiều.
- Thuê khoán: chủ hàng căn cứ vào nhu cầu chuyên chở hàng hoá để khoán cho tàu vận
chuyển trong một khoảng thời gian nhất định.
- Thuê bao (lumpsum): với hình thức này, chủ hàng thuê nguyên cả tàu. Đối với thuê bao, hợp
đồng thuê tàu thường không quy định rõ tên hàng, số lượng hàng. Tiền cước thường tính theo
trọng tải hoặc dung tích đăng ký của tàu.
- Thuê định hạn: với hình thức này, chủ hàng thuê tàu trong một thời gian nhất định để
chuyên chở hàng hoá. Mục đích của chủ hàng khi áp dụng hình thức thuê bao định hạn để
tránh sự biến động trên thị trường tàu và chủ động trong vận chuyển
4. Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến
-


Thuê tàu chuyến có thể chia ra thành sáu bước như sau:

B/L
(7)
(5)

Charterer

Shipowner
(1)
(4)

(6)

Broker

(2)
(3)

11


+ Bước 1: Người thuê tàu thông qua người môi giới (Broker) yêu cầu thuê tàu để vận
chuyển hàng hoá cho mình.Ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người môi giới tất cả
các thông tin về hàng hoá như: tên hàng, bao bì đóng goi, số lượng hàng, hành trình của hàng....
để người môi giới có cơ sở tìm tàu.
+ Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu. Trên cơ sở những thông tin về hàng hoá do người
thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuê cho phù hợp với nhu cầu chuyên chở
hàng hoá.

+ Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu. Sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu và người
môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên
chở, cước phí, chi xếp dỡ....
+Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu:. Sau khi có kết
quả đám phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết quả đàm phán cho người thuê tàu để
người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu.
+ Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng. Trước khi ký kết hợp đồng người
thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của hợp đồng. Hai bên sẽ gạch bỏ hoặc bổ sung
những điều đã thoả thuận cho phù hợp vì thuê tàu chuyến, hợp đồng mẫu mới chỉ nêu những nét
chung.
+ Bước 6: Thực hiện hợp đồng. Sau khi hợp đồng đã được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ
được thực hiện. Người thuê tàu vận chuyển hàng hoá ra cảng để xếp lên tàu. Khi hàng hoá đã
được xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại lý của tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê tàu, vận đơn này
được gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (bill of lading to charter party).
+ Bước 7: Chủ tàu hoặc đại lí chủ tàu cấp vận đơn cho người gửi hàng
5. Hợp dồng tàu chuyến:
- HĐ thuê tàu chuyến là sự thoả thuận, theo đó người chuyên chở có nghĩa vụ dành cả hoặc
một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này tới cảng khác và người thuê chở có nghĩa vụ
trả tiền cước chuyên chở
- Hợp đồng thuê tàu chuyến là văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của
người chuyên chở và người thuê chở.
- Hợp đồng thuê tàu chuyến quy định rất rõ và cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của các bên ký
kết bằng những điều khoản, buộc các bên phải thực hiện đúng như nội dung của nó. Nếu
có bên nào thực hiện không đúng những thoả thuận đã cam kết trong hợp đồng sẽ bị coi là
vi phạm hợp đồng. Khi đó đương nhiên bên vi phạm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối
với những hậu quả do hành động vi phạm của mình gây ra.
6. Ưu nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyến:
a) Ưu điểm:
+ Tính linh hoạt cao: có thể yêu cầu xếp dỡ ở bất kỳ cảng nào và có thể thay
12



đổi cảng xếp dỡ dễ dàng.
+ Giá cước thuê tàu rẻ hơn so với tàu chợ (thường rẻ hơn 30%)
+ Người thuê tàu được tự do thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng chứ
không bắt buộc phải chấp nhận như trong phương thức thuê tàu chợ.
+ Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh vì tàu thuê thường chạy thẳng từ cảng
xếp đến cảng dỡ, ít ghé các cảng dọc đường.
b) Nhược điểm:
+ Kỹ thuật thuê tàu, ký hợp đồng rất phức tạp vì đòi hỏi thời gian đàm phán.
+ Giá cước biến động thường xuyên và rất mạnh đòi hỏi người thuê phải nắm
vững thị trường nếu không sẽ phải thuê với giá đắt hoặc không thuê được.
+ Trong thực tế, người ta thường thuê tàu chuyến để chở hàng rời, có khối
lượng lớn như than, quặng, ngũ cốc….hoặc hàng có đủ số

7. So sánh tàu chợ và tàu chuyến :
Tiêu thức so sánh
1.Hành trình chuyên chở
2.Cước phí

Tàu chợ
Chạy thường xuyên theo
một lịch trình đã được dịnh
sẵn ghé qua cảng nhất định
-Quy định sẵn, ổn định
trong một thời gian
-Dựa trên biểu suất, cước
phí hay biểu cước, chịu sự
khống chế của hội vận tải
tàu chợ=> đơn giản, tốn ít

thời gian
-Trong cước phí bao gồm cả
chi phí bốc dỡ=> giá cước

Tàu chuyến
Không chạy thường xuyên
không theo một lịch trình
nhất định mà theo yêu cầu
của người thuê tàu
-Biến động theo quy luật
cung cầu.
-Do người thuê và người
cho thuê thỏa thuận=> phức
tạp và tốn nhiều thời gian.
-Cước phí bốc dỡ do thỏa
thuận hai bên

13


cao
3.Mối quan hệ giữa người
cho thuê tàu và người thuê

4.Loại hàng hóa chuyên chở

5.Tiền thưởng phạt xếp/dở

Dựa trên B/L hàng hải do
hãng tàu in sẵn

Hàng bách hóa có đóng gói
đóng kiện
Khối lượng nhỏ, lẻ
Vd: 300 tấn cà phê, 300 tấn
hạt điều
Không có
Phức tạp

6.Cấu tạo tàu

IV.

Dựa trên hợp đồng thuê tàu
chuyến do hai bên thỏa
thuận
Hàng được chở rời
Khối lượng lớn, khối lượng
chuyên chở bằng trọng tải
tàu
Vd: Gạo, xi măng

Thường có cấu tạo một
boong, miệng hầm để thuận
tiện cho việc bốc hàng

Từ vựng:

1. Shipowner : /'ʃip,ounə/ : Chủ tàu

2. Charterer : /'tʃɑ:tərə/ : Người thuê tàu


3. Broker : /'broukə/: Người môi giới

4. Voyage :/'vɔidʤ/: Tàu chuyến

14


5. Liner : /‘lainə/: tàu chợ

6. Booking shipping space : /'bukiɳ 'ʃipiɳ 'speis/ : Thuê tàu chợ
7. Voyage Charter :/'vɔidʤ 'tʃɑ:tə/: thuê tàu chuyến

8. Freight : /freit/: Cước phí

9. Customs declaration forms : /'kʌstəm deklə'reiʃn fɔ:m/ : Tờ khai hải quan
10. Declare : /di'kleə/: khai báo hàng
11. Stock : /stɔk/ :Hàng hóa

12. Hire : /'haiə/: thuê
13. Voyage Charter Party:/'vɔidʤ 'tʃɑ:tə /'pɑ:ti/: Hợp đồng thuê tàu
chuyến
14. Carrier : /'kæriə/: Người chuyên chở

15. Forwarder : /'fɔ:wəd/: Đại lí giao nhận
15


16. Bài học kinh nghiệm
Qua thực trạng và cách thức thuê tàu của Việt Nam hiên nay đã được phân tích ở trên,

chúng ta có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thuê
tàu tại Việt Nam như sau:
-

Ngày nay, hoạt động sản xuất hàng hóa đã đạt trình độ rất cao, quy mô ngày càng lớn,them vào
đó,nền kinh tế các nước hội nhập ngày càng sâu sắc vào thương mại quốc tế, từ đó dẫn đến tình
trạng cạnh tranh gay gắt giữa các công ty vận tải. Vì vậy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dễ
dàng hơn trong việc thuê tàu nhưng việc chủ động vẫn là một vấn đề hiện nay nên vai trò của các
công ty môi giới trở nên quan trọng hơn. Nhất là hiện nay Việt Nam đã giai nhập tổ chức WTO
nên ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài giai nhập vào thị trường hơn nên việc xác
định mục tiêu đối với doanh nghiệp Việt Nam là một quyết định quan trọng.
- Việt Nam cần từ bỏ thói quen nhập CIF xuất FOB để chủ động hơn trong việc thuê tàu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

/>Giáo trình vận tải – bảo hiểm trong ngoại thương
/> />option=com_content&task=view&id=595&Itemid=14
/> /> /> />16


9. />
nhu-the-nao.html

10. />
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn :
-

Nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho chúng em nghiên cứu và học tập

-

Cô đã hướng dẫn chúng em cách thức tìm hiểu và nghiên cứu tiểu luận này.

Phòng thư viện đã cho chúng em mượn sách và các tài liệu cũng như cho mượn phòng học
nhóm để nhóm chúng em có thể học tập và làm việc một cách có hiệu quả.
17


Chúng em đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài tiểu luận này. Cho nên chúng em rất chân thành
cảm ơn và mong được cô đóng góp ý kiến của mình cho bài tiểu luận của chúng em để bài tiểu
luận này được tốt hơn.

18



×