Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bài nghiên cứu hợp đồng cho tặng tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.68 KB, 24 trang )

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ

HỌC PHẦN: LUẬT DÂN SỰ 2

BÀI NGHIÊN CỨU NHÓM

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Triều Hoa
Thực hiện: NHÓM 3 - Lớp LA02 K14 VB2

1


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

MỤC LỤC
PHẦN I : CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI
SẢN.................................................................................................................4
1. Khái niệm, đặc điểm:..................................................................................4
1.1.Khái niệm tặng cho tài sản và Hợp đồng tặng cho tài sản.....................................................................4
1.1.1. Khái niệm tặng cho tài sản: ............................................................................................................4
1.1.2. Hợp đồng tặng cho tài sản..............................................................................................................4
1.2. Đặc điểm của Hợp đồng tặng cho tài sản..............................................................................................5


1.3 Phân biệt tặng cho tài sản với các loại giao dịch khác............................................................................5
1.3.1 Tặng cho với di tặng.........................................................................................................................5
1.3.2 Tặng cho với di chúc........................................................................................................................5
1.3.3 Tặng cho với mua bán .....................................................................................................................6
1.3.4 Tặng cho với cho mượn .................................................................................................................6

2. Hình thức, hiệu lực và nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản:...............7
2.1. Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản:............................................................................................7
2.2. Hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản:...............................................................................................7
2.3 Nội dung của hợp đồng:.........................................................................................................................7
2.3.1 Chủ thể: ...........................................................................................................................................7
2.3.2 Đối tượng của hợp đồng: ................................................................................................................7
2.3.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên.......................................................................................................8
2.3.3.1. Bên tặng cho:...........................................................................................................................8
2.3.3.2. Bên được tặng cho:.................................................................................................................8

3. Ý nghĩa pháp lý của Hợp đồng tặng cho tài sản:........................................9
PHẦN II: HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT...................9
2


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

1. Khái niệm tặng cho quyền sử dụng đất:....................................................10
1.1 Khái niệm..............................................................................................................................................10
1.2 Đặc điểm...............................................................................................................................................10
1.3 Phân biệt tặng cho QSDĐ với tặng cho TS khác...................................................................................10
1.3.1 So sánh tặng cho QSDĐ với tặng cho tài sản là động sản:............................................................10

1.3.2 So sánh tặng cho QSDĐ với tặng cho tài sản là bất động sản:......................................................10

2. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất......................................................11
2.1 Hình thức và các thủ tục theo quy định ..............................................................................................11
2.1.1 Hình thức:......................................................................................................................................11
2.1.2 Trình tự thủ tục tặng cho QSDĐ................................................................................................11
2.2 Chủ thể của Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất : .........................................................................13
2.2.1 Người tặng cho quyền sử dụng đất:..............................................................................................13
2.2.2 Người được tặng cho quyền sử dụng đất:....................................................................................14
2.3 Đối tượng của Hợp đồng tặng cho QSDĐ:............................................................................................15
2.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ tặng cho QSDĐ: .................................................................15
2.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên tặng cho: ...........................................................................................16
2.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên được tặng cho: .................................................................................16

3. Thực tiễn tặng cho QSDĐ và các vấn đề cần hoàn thiện trong pháp luật về
tặng cho QSDĐ.............................................................................................16
3.1 Thực tiễn tặng cho QSDĐ......................................................................................................................16
3.1.1 Vi phạm về hình thức hợp đồng và không thực hiện đăng ký sang tên theo quy định:...............17
3.1.2 Những vướng mắc trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng tặng cho QSDĐ có
điều kiện:................................................................................................................................................17
3.2 Các vấn đề cần hoàn thiện trong pháp luật về tặng cho QSDĐ............................................................18
3.2.1 Đề xuất hoàn thiện các quy định về Hợp đồng tặng cho QSDĐ trong BLDS.................................19
3.2.2 Đề xuất hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tặng cho QSDĐ có
điều kiện:................................................................................................................................................19
3


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2


PHẦN III: TÌNH HUỐNG THỰC TẾ..........................................................20
< DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO >................................................22
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC.........................................................................23

PHẦN I : CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG
CHO TÀI SẢN

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM:
1.1.KHÁI NIỆM TẶNG CHO TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG TẶNG
CHO TÀI SẢN
1.1.1. KHÁI NIỆM TẶNG CHO TÀI SẢN:
Quy định của Pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết pháp luật các
nước đều xác định tặng cho tài sản là một loại vật quyền được thực hiện
thông qua giao dịch là hợp đồng, trong đó có sự thỏa thuận giữa các bên, bên
tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng
cho, mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản.
Tặng cho tài sản được hiểu là một hành vi trao quyền sở hữu của mình
cho một đối tượng khác mà không đòi hỏi bất kỳ khoản thanh toán nào.
1.1.2. HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN
Theo định nghĩa tại điều 465, Bộ luật Dân sự 2005 thì “Hợp đồng tặng
cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản
của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu
đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Như vậy, hợp đồng tặng cho tài sản cũng thể hiện sự thỏa thuận giữa
các bên chủ thể. Tuy nhiên, khác với các hợp đồng dân sự thông thường
khác, trong nhiều trường hợp (nhất là khi tặng cho động sản) hợp đồng tặng
cho tài sản được giao kết thông qua hành động tặng cho và nhận tài sản tặng
cho mà không cần văn bản.
4



HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN
Hợp đồng tặng cho tài sản là một loại hợp đồng thông dụng, phân biệt
với những loại hợp đồng thông dụng khác như hợp đồng mua bán, vay, thuê
tài sản, hợp đồng dịch vụ…ở tính đơn vụ và không có đền bù. Thể hiện ở
việc bên tặng cho chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được
tặng cho còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại cho bên tặng cho
bất kỳ lợi ích đối xứng nào (trừ trường hợp tặng cho có điều kiện).
Ngoài ra, hợp đồng tặng cho tài sản được khoa học pháp lý xếp vào
loại hợp đồng thực tế. Vì chỉ khi bên được tặng cho nhận tài sản thì quyền
và nghĩa vụ của các bên mới phát sinh. Khi chưa giao tài sản thì mọi thỏa
thuận chưa có hiệu lực và lời hứa tặng cho không là ràng buộc pháp lý đối
với bên tặng cho.
1.3 PHÂN BIỆT TẶNG CHO TÀI SẢN VỚI CÁC LOẠI GIAO
DỊCH KHÁC
1.3.1 TẶNG CHO VỚI DI TẶNG
Điều 671 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định : “ Di tặng là
việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di
tặng phải được ghi rõ trong di chúc”.
Như vậy, căn cứ phát sinh di tặng là do người lập di chúc chỉ định cho
người được di tặng được hưởng di sản trong một bản di chúc có hiệu lực
pháp luật. Người được di tặng không phải ký vào bản di chúc như người
được tặng cho phải ký vào hợp đồng. Do đó, có thể thấy rõ bản chất của di
tặng là một hành vi pháp lý đơn phương, trong khi bản chất của tặng cho là
hợp đồng dân sự đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí của các bên chủ thể.

Ngoài ra, hợp đồng tặng cho chỉ có hiệu lực thi hành khi bên tặng cho
còn sống. Còn di tặng thì chỉ có hiệu lực khi bên tặng cho tài sản chết.
1.3.2 TẶNG CHO VỚI DI CHÚC
Theo quy định của pháp luật, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân
nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, người
lập di chúc để lại tài sản của mình cho người thừa kế mà không cần biết
người nhận thừa kế có đồng ý hay không. Do đó, cũng giống như đối với di
5


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

tặng, tặng cho khác di chúc ở chỗ tặng cho là sự thỏa thuận, còn di chúc là
sự bày tỏ ý chí đơn phương.
Ngoài ra, giữa tặng cho với di chúc và di tặng còn khác nhau ở thời
điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản. Trong đó quyền sở hữu tài sản được
di chúc hay di tặng sẽ được chuyển giao cho người nhận ngay từ thời điểm
mở thừa kế, còn quyền sở hữu tài sản được tặng cho được chuyển giao sang
người được tặng cho từ thời điểm thực tế nhận tài sản hoặc hoàn tất thủ tục
đăng ký quyền sở hữu theo quy định.
1.3.3 TẶNG CHO VỚI MUA BÁN
Giao dịch mua bán là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ
nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Như vậy mua bán là hợp đồng song vụ,
khác với tặng cho tài sản là hợp đồng đơn vụ, theo đó bên được tặng cho
nhận tài sản mà không phải thực hiện một nghĩa vụ gì đối xứng với bên tặng
cho. Đặc điểm có đền bù trong hợp đồng mua bán tài sản là yếu tố quan
trọng để phân biệt với hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền

bù.
Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản và
hợp đồng tặng cho tài sản là như nhau.

1.3.4 TẶNG CHO VỚI CHO MƯỢN
Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn
giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả
tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn cho mượn hoặc
mục đích mượn đã đạt được. Từ quy định này, ta thấy hợp đồng mượn tài
sản có nhiều sự tương đồng với hợp đồng tặng cho tài sản ở tính đơn vụ,
không có đền bù.
Sự khác nhau cơ bản giữa 2 loại giao dịch này là ở sự dịch chuyển quyền sở
hữu tài sản. Trong đó, trong hợp đồng mượn tài sản không có sự dịch
chuyển quyền sở hữu tài sản, mà chỉ có sự dịch chuyển một phần quyền sở
hữu tài sản (cụ thể là quyền chiếm hữu, sử dụng) từ bên cho mượn sang bên
mượn trong một khoảng thời gian nhất định đã thỏa thuận.

6


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

2. HÌNH THỨC, HIỆU LỰC VÀ NỘI DUNG CỦA HỢP
ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN:
2.1. HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN:
Hình thức của hợp đồng tặng cho phụ thuộc vào đối tượng của nó:
• Nếu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng
cho có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.

• Nếu đối tượng là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho
phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
• Nếu đối tượng là quyền tài sản, hình thức hợp đồng theo quy định về
chuyển quyền yêu cầu.
• Nếu đối tượng là quyền sử dụng đất, khi tặng cho phải tuân theo các
quy định của Luật đất đai về chuyển quyền sử dụng đất.
2.2. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN:
Hợp đồng tặng cho có hiệu lực khi bên tặng cho thực tế chuyển giao
tài sản cho bên được tặng cho. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì
hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký chuyển quyền sở
hữu. Nghĩa là quan hệ hợp đồng chỉ phát sinh khi bên được tặng cho trở
thành chủ sở hữu của tài sản tặng cho. Do quy định trên, phần lớn các nhà
nghiên cứu khoa học pháp lý Việt Nam cho rằng hợp đồng tặng cho tài sản
là hợp đồng thực tế, nghĩa là chưa chuyển giao tài sản thì mọi thỏa thuận
chưa có hiệu lực.
2.3 NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG:
2.3.1 CHỦ THỂ:
Chủ thể của Hợp đồng tặng cho tài sản (bên tặng cho và bên được
tặng cho) là các chủ thể được quy định tại BLDS 2005, bao gồm cá nhân, hộ
gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
2.3.2 ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG:
7


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

Hợp đồng tặng cho tài sản có đối tượng là động sản hoặc bất động
sản, có thể là tài sản phải đăng ký hoặc không cần đăng ký quyền sở hữu

(theo điều 466, 467 BLDS). Đối tượng của hợp đồng này cũng có thể bao
gồm vật, tiền hoặc quyền tài sản (quyền yêu cầu người khác).
Việc phân loại đối tượng của hợp đồng có ý nghĩa trong việc xác định
hình thức cũng như hiệu lực của hợp đồng (như đã trình bày ở trong phần
Hình thức hợp đồng).
2.3.3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
2.3.3.1. BÊN TẶNG CHO:
Khi tặng cho tài sản, bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo về khuyết tật
của tài sản tặng cho để tạo điều kiện cho bên được tặng cho sử dụng tài sản
một cách tốt nhất, lường trước các khó khăn trở ngại, giảm thiểu thiệt hại có
thể xảy ra.
Trường hợp bên tặng cho đưa ra điều kiện trước khi giao tài sản hoặc
sau khi giao tài sản thì điều kiện đó phải có thể thực hiện được và không trái
pháp luật, đạo đức xã hội. Nếu điều kiện phải thực hiện trước khi giao tài
sản mà bên được tặng cho đã thực hiện xong thì bên tặng cho phải giao tài
sản. Trong trường hợp này, nếu bên tặng cho không giao tài sản thì phải
thanh toán cho phần nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
Trong trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở
hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc
đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản
(nếu có) cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.
2.3.3.2. BÊN ĐƯỢC TẶNG CHO:
Sau khi thỏa thuận xong về nội dung của hợp đồng tặng cho, bên được
tặng cho có quyền nhận hoặc không nhận tài sản tặng cho.
Trong trường hợp bên được tặng cho phải thực hiện điều kiện sau khi
nhận tặng cho mà họ không thực hiện thì phải hoàn trả lại tài sản mà mình
đã nhận. Nếu bên được tặng cho không thể trả lại tài sản do đã bị tiêu hủy,
hư hỏng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên tặng cho.

8



HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

3. Ý NGHĨA PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI
SẢN:
Tương tự hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản là căn
cứ pháp lý của sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ
thể khác, là sự thừa nhận của Nhà nước về một loại giao dịch khá phổ biến
trong đời sống thông qua các quy định từ điều 465 đến 470 trong Bộ luật dân
sự 2005. Thông qua hợp đồng tặng cho tài sản, chủ sở hữu tài sản thực hiện
một trong các quyền định đoạt của mình đối với tài sản: quyền tặng cho tài
sản, còn người được tặng tài sản được bảo hộ quyền hợp pháp đối với tài sản
được tặng cho trong các tranh chấp với bên thứ 3 và với cả bên tặng cho.
Các quy định về hợp đồng tặng cho tài sản có ý nghĩa rất quan trọng,
là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh từ giao dịch
tặng cho tài sản trong thực tế trong các trường hợp như: bên tặng cho rút lại
việc tặng cho tài sản gây thiệt hại cho bên được tặng cho, bên được tặng cho
không thực hiện các điều kiện đã thỏa thuận sau khi nhận tài sản, người tặng
cho tài sản chết trước khi chuyển giao tài sản, người được tặng cho tài sản
chết trước khi làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản được tặng cho…

PHẦN II: HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
DẪN NHẬP:
QSDĐ là một loại tài sản đặc biệt (dưới dạng quyền tài sản), vì các
quyền của chủ sở hữu được giám sát và điều chỉnh chặt chẽ bởi một ngành
luật chuyên biệt là Luật đất đai chứ không chỉ bởi pháp luật dân sự như đối
với chủ sở hữu các tài sản khác. Vì lý do đó, pháp luật về tặng cho QSDĐ là

sự giao thoa giữa pháp luật đất đai và pháp luật dân sự. Trong đó, pháp
luật đất đai thể hiện nội dung tặng cho QSDĐ như một quyền tài sản có giá
trị giao dịch trong thị trường bất động sản, còn pháp luật dân sự xem tặng
cho QSDĐ như một vật quyền có thể thực hiện thông qua giao dịch dân sự
là Hợp đồng tặng cho QSDĐ.
Đặc điểm pháp lý rất đặc biệt nêu trên và tính phổ biến, tầm quan trọng
của giao dịch tặng cho QSDĐ trong đời sống xã hội là lý do chủ đề này
được Nhóm 3 chọn làm đề tài nghiên cứu chuyên sâu trong Bài nghiên cứu
về Hợp đồng tặng cho tài sản.
9


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

NỘI DUNG:
1. KHÁI NIỆM TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT:
1.1 KHÁI NIỆM
Tặng cho QSDĐ là một quyền mới của chủ sở hữu QSDĐ được ghi
nhận trong Luật đất đai 2003. Nó cũng được pháp luật dân sự thừa nhận như
một loại giao dịch dân sự qua quy định tại điều 722 BLDS 2005 như sau:
“Hợp đồng tặng cho QSDĐ là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên tặng cho
và bên được tặng cho theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên
được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý
nhận theo qui định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai”.
Như vậy, bên cạnh chuyển nhượng QSDĐ, tặng cho QSDĐ là một
phương tiện pháp lý bảo đảm cho việc dịch chuyển quyền sử dụng đất từ bên
tặng cho sang bên nhận tặng cho nhằm thoả mãn các nhu cầu về sử dụng đất.
1.2 ĐẶC ĐIỂM

Tặng cho QSDĐ có đầy đủ các đặc điểm của tặng cho tài sản. Song
tặng cho QSDĐ có điểm đặc trưng là tặng cho quyền tài sản hạn chế trong
đó quyền của chủ thể tặng cho và chủ thể được tặng cho đều bị điều tiết chặt
chẽ bởi ý chí của Nhà nước vì mục đích quản lý đất đai - một tài nguyên đặc
biệt của quốc gia.
1.3 PHÂN BIỆT TẶNG CHO QSDĐ VỚI TẶNG CHO TS KHÁC
1.3.1 SO SÁNH TẶNG CHO QSDĐ VỚI TẶNG CHO TÀI SẢN LÀ
ĐỘNG SẢN:
Tặng cho QSDĐ nhất thiết phải lập thành văn bản hợp đồng có công
chứng, chứng thực và hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm đăng ký QSD Đ
theo qui định của pháp luật giống như hợp đồng tặng cho động sản phải
đăng ký quyền sở hữu.
1.3.2 SO SÁNH TẶNG CHO QSDĐ VỚI TẶNG CHO TÀI SẢN LÀ
BẤT ĐỘNG SẢN:

10


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

Tặng cho QSDĐ là một dạng đặc biệt của tặng cho tài sản phải đăng
ký quyền sở hữu, cho nên về hình thức hợp đồng tặng cho QSDĐ hoàn toàn
giống hợp đồng tặng cho bất động sản phải đăng ký.
Song về đối tượng, hợp đồng tặng cho QSDĐ là thỏa thuận tặng cho
quyền tài sản có đặc trưng là một vật quyền của người không phải chủ sở
hữu đối với vật đó (đất đai thuộc sở hữu toàn dân, QSDĐ là một quyền phái
sinh từ quyền sở hữu đối với đất đai của toàn dân mà Nhà nước là chủ thể
đại diện).

2. HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.
2.1 HÌNH THỨC VÀ CÁC THỦ TỤC THEO QUY ĐỊNH
2.1.1 HÌNH THỨC:
Mặc dù QSDĐ là một quyền tài sản, nhưng nó gắn liền với sự tồn tại
của một loại bất động sản điển hình là đất đai, và là một tài sản phải đăng ký
quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Do đó, hợp đồng tặng cho QSDĐ
cũng phải tuân theo quy định về hình thức như đối với các tài sản phải đăng
ký quyền sở hữu khác: phải lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực
và đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2.1.2 TRÌNH TỰ THỦ TỤC TẶNG CHO QSDĐ
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Phòng đăng ký QSDĐ hoặc
UBND xã (nếu đất tặng cho ở nông thôn)
Căn cứ điều 152 NĐ 181/2004/NĐ-CP, hồ sơ tặng cho quyền sử dụng
đất bao gồm:
• Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định
tặng cho quyền sử dụng đất của tổ chức;
• Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy
tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50
của Luật Đất đai (nếu có).
Trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền địa phương quy định thủ tục
phức tạp hơn. Ví dụ sau đây là thủ tục tặng cho QSDĐ theo quy định của
UBND tỉnh Thanh Hóa.
Hồ sơ bao gồm
11


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2


TT Tên loại giấy tờ, tài liệu trong bộ hồ sơ
1
2

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (04 bản).
- Biên bản họp gia đình, có chữ ký của các thành viên trong gia đình có
quyền lợi liên quan (đã được chứng thực) hoặc “Giấy từ chối nhận di
sản thừa kế” của những người có quyền lợi liên quan trong trường hợp
một bên tặng cho đã chết mà phần tặng cho vượt quá kỷ phần của bên
còn sống.
- Trường hợp cho trong kỷ phần của mình nếu một bên đã mất thì
không bắt buộc phải có biên bản họp gia đình.

3

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về
quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5, Điều 50 của Luật
Đất đai (bản gốc).

4

- Giấy tờ chứng minh quan hệ tặng – cho: Bản sao giấy khai sinh, bản
khai sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND phường, xã.
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của những người liên quan (bản sao
mỗi loại 02 bản).

Trình tự giải quyết
TT

Chủ thể thực hiện Thủ tục


1

Công dân

Nộp thủ tục hồ sơ gồm: các loại giấy tờ đã quy
định tại mục 1 nói trên

2

Bộ phận tiếp nhận,
giải quyết và trả
kết quả (thuộc
UBND
phường,
xã).

Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra năng lực hành vi của
các bên tham gia ký hợp đồng, giám sát việc ký
hợp đồng. Phát tờ khai nộp lệ phí trước bạ (nếu
có) và hướng dẫn công dân kê khai. Nhận hồ sơ,
viết phiếu nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho cán
bộ địa chính (chuyển ngay trong ngày nhận hồ
sơ).

3

Cán bộ Địa chínhKiểm tra thực địa (khi cần thiết), xác nhận các
phường, xã
thông tin về thửa đất, tình trạng thửa đất, sự phù

12


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét
duyệt (có biên bản theo mẫu), trong trường hợp
cần thiết phải xác minh thì tham mưu cho UBND
phường, xã gửi phiếu yêu cầu cung cấp thông tin
địa chính (theo mẫu) đến VPĐKQSD đất để yêu
cầu cung cấp thông tin về thửa đất (Thời gian
cung cấp thông tin về thửa đất không tính vào
thời gian giải quyết công việc của phường, xã).
Hoàn chỉnh việc cung cấp thông tin về thửa đất
và chuyển hồ sơ cho cán bộ tư pháp - hộ tịch.
4

Cán bộ Tư pháp -Cán bộ chuyển môn (tư pháp) kiểm tra hồ sơ,
Hộ tịch
trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách Tư
pháp ký chứng thực hợp đồng.

5

UBND phường, xã/Ký chứng thực hợp đồng sau khi cán bộ tư pháp
Chủ tịch hoặc Phótrình hồ sơ (đã thẩm định).
Chủ tịch phụ trách.


6

Bộ phận tiếp nhậnVào sổ chứng thực, thu phí, lệ phí theo quy
và trả kết quả
định, chuyển hồ sơ cán bộ địa chính.

7

Cán bộ địa chínhChuyển hồ sơ đến Văn phòng ĐKQSD đất để
phường, xã
thực hiện việc cấp GCNQSD đất.

8

Công dân

Nộp phí, lệ phí theo quy định, theo thời gian
trong phiếu nhận hồ sơ đến VPĐKQSDĐ nhận
giấy CNQSD đất hoặc đến UBND phường xã
nhận thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính
(nếu có).

2.2 CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT :
2.2.1 NGƯỜI TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT:

13


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN


NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

Giống như các loại tài sản khác, chỉ chủ sở hữu QSDĐ (người đứng
tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) mới thỏa điều kiện cơ bản để
thực hiện quyền tặng cho QSDĐ. Gọi là “điều kiện cơ bản” vì không phải
người nào đứng tên trên Giấy chứng nhận QSDĐ cũng được cho phép
thực hiện tặng cho QSDĐ.
Trong các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ được quy
định tại Điều 49 Luật đất đai 2003 như: đất do nhà nước giao, cho thuê
hoặc công nhận QSDĐ, đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng QSDĐ,
nhận thừa kế, tặng cho, mua nhà ở gắn liền đất ở, nhận góp vốn bằng
QSDĐ…thì người thuế đất, người thuê lại QSDĐ, người được nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất
nhưng tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì
không có quyền tặng cho QSDĐ (theo điều từ 106 đến 114 Luật đất đai
2003).
Đặc biệt, đối với tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, mặc dù được pháp luật đất đai thừa nhận quyền tặng cho
QSDĐ, nhưng sự thừa nhận này mang tính hạn chế. Cụ thể, chủ thể này
chỉ được tặng cho QSDĐ theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 110 Luật
đất đai 2003: tặng cho QSDĐ cho Nhà nước, cộng đồng dân cư để xây
dựng công trình phục vụ lợi ích chung; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền
với đất theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, điều 104 Luật đất đai 2003 quy định 3 trường hợp được tặng
cho QSDĐ hạn chế: (1) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất
nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất, đất ở được miễn tiền sử dụng đất
lần thứ hai (trong 10 năm kể từ ngày được giao đất không được tặng cho
QSDĐ); (2) Hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng và (3) Hộ gia đình,

cá nhân được giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng
phòng hộ (chỉ được tặng cho QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống
trong khu vực đó)
2.2.2 NGƯỜI ĐƯỢC TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT:
Cho đến nay pháp luật đất đai chỉ có một số quy định về điều kiện đối
với người nhận tặng cho QSDĐ xen lẫn và rời rạc trong hệ thống quy định
về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (điều 121 Luật đất đai 2003,
các điều 99, 100, 103 Nghị định 181/2004). Các quy định cụ thể như sau:
14


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

• Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được nhận tặng choQSDĐ đối
với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng
cho QSDĐ
• Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng QSDĐ chuyên
trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia
đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất
theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.
• Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không
được nhận tặng cho QSDĐ chuyên trồng lúa nước.
• Hộ gia đình, cá nhân không được nhận tặng cho QSDĐ đối với đất
ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu
phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng; trong khu vực rừng phòng
hộ nếu không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ đó.
• Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được

mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở quy định tại khoản 1
điều 121 Luật đất đai 2003, khi nhận tặng cho QSDĐ thì không
được làm thủ tục đăng ký sở hữu mà chỉ được hưởng giá trị của
QSDĐ được tặng cho.
2.3 ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QSDĐ:
Đối tượng của Hợp đồng tặng cho QSDĐ là QSDĐ - một quyền tài
sản có nguồn gốc phái sinh từ quyền sở hữu đất đai toàn dân mà Nhà
nước là đại diện. Đây là một quyền tài sản hạn chế do nó bị ràng buộc bởi
các quy định chặt chẽ của Nhà nước.
Có nhiều loại QSDĐ khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của QSDĐ
(được giao, cho thuê hay nhận chuyển nhượng, thừa kế…), vào loại đất
và chế độ pháp lý đối với từng loại đất, vào mục đích sử dụng được sự
cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vào chủ thể sử dụng đất
(là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài hay tổ chức, cá nhân nước ngoài)…Và cho đến nay pháp luật
đất đai chưa có quy định cụ thể rõ ràng về điều kiện để trở thành đối
tượng của giao dịch tặng cho QSDĐ đối với từng loại QSDĐ.
2.4 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HĐ TẶNG
CHO QSDĐ:
15


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

2.4.1 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN TẶNG CHO:
• Giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình
trạng đất như đã thỏa thuận;
• Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên được

tặng cho để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.
2.4.2 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN ĐƯỢC TẶNG CHO:
Nghĩa vụ:
• Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật về đất đai;
• Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho;
• Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất
đai.
Quyền:
• Yêu cầu bên tặng cho giao đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị
trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thỏa thuận;
• Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn;
• Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Ta thấy, BLDS 2005 chỉ quy định nghĩa vụ mà không quy định quyền
của bên tặng cho QSDĐ đối với bên được tặng cho. Ngoài ra, các quyền
như quyền sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn, được cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và tất cả nghĩa vụ quy định đối với bên
được tặng cho cũng chỉ là quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước và bên thứ
3, chứ không phải là quyền và nghĩa vụ đối với bên tặng cho trong Hợp
đồng tặng cho QSDĐ.
Như vậy, về nguyên tắc Hợp đồng tặng cho QSDĐ cũng mang đặc
trưng của một loại hợp đồng tặng cho tài sản: đơn vụ, không có đền bù.
3. THỰC TIỄN TẶNG CHO QSDĐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN
HOÀN THIỆN TRONG PHÁP LUẬT VỀ TẶNG CHO QSDĐ
3.1 THỰC TIỄN TẶNG CHO QSDĐ

16


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN


NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

3.1.1 VI PHẠM VỀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG VÀ KHÔNG THỰC
HIỆN ĐĂNG KÝ SANG TÊN THEO QUY ĐỊNH:
Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, QSDĐ là tài sản phải
đăng ký quyền sở hữu. Hợp đồng tặng cho phải được lập thành văn bản,
có công chứng, chứng thực. Hợp đồng tặng cho QSDĐ có hiệu lực kể từ
thời điểm đăng ký. Trong trường hợp các bên không đăng ký sang tên
QSDĐ từ bên tặng cho sang bên được tặng cho thì bên được tặng cho
không trở thành chủ sở hữu QSDĐ đó.
Trong thực tế, có nhiều trường hợp tặng cho QSDĐ chưa thể đáp ứng
được các yêu cầu nêu trên vì nhiều nguyên nhân khác nhau: trình độ hiểu
biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; tâm lý chủ quan,
đại khái của người dân khi thực hiện các giao dịch về tài sản giữa những
người thân thích trong gia đình (tồn tại phổ biến trong các giao dịch tặng
cho tài sản); thủ tục chứng thực, đăng ký bất động sản chưa được thuận
tiện…Những yếu tố trên là rào cản để bảo đảm sự tuân thủ quy định về
hình thức của hợp đồng tặng cho QSDĐ. Hậu quả là, rất nhiều trường
hợp dù hợp đồng đã được công chứng, chứng thực, nhưng QSDĐ chưa
được sang tên nên khi phát sinh tranh chấp trong thời gian này, người
được tặng cho phải chịu thiệt thòi.
3.1.2 NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH
CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QSDĐ
CÓ ĐIỀU KIỆN:
Nội dung khá phổ biến trong các hợp đồng tặng cho QSDĐ có điều
kiện ở Việt Nam là:
(1) Cha mẹ tặng cho QSDĐ cho con có đặt điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng hoặc thờ cúng, hương hỏa sau khi chuyển giao QSDĐ (gắn với
nhà ở)

(2) Tặng cho QSDĐ với điều kiện người tặng cho giữ lại (không
chuyển giao) quyền sử dụng, hưởng hoa lợi từ QSDĐ và nhà ở, hoặc
giao ước người được tặng cho không được bán, thế chấp, cho thuê nhà
trong thời gian người tặng cho còn sống.
Ở trường hợp (1), nếu người được tặng cho sau khi nhận tài sản
không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng tặng cho, thì
theo quy định, người tặng cho có quyền đòi lại QSDĐ. Tuy nhiên, trong
17


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

thực tế, rất khó xác định được căn cứ chứng minh việc chưa thực hiện
hay thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy khả năng người tặng cho đòi lại được tài
sản của mình là rất thấp. Điều này là hợp lý nhưng có phần không hợp
tình.
Ở trường hợp (2), rõ ràng quyền sở hữu của người được tặng cho đã bị
hạn chế bởi điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tặng cho QSDĐ và từ
đó làm phát sinh hệ quả là người chủ sở hữu tài sản (được thừa nhận hợp
pháp trên Giấy chứng nhận QSDĐ) lại không thể thực hiện tất cả các
quyền của người sử dụng đất mà pháp luật cho phép.
Tại văn bản số 1881/TB.STP ngày 02/06/2004 của Sở Tư pháp hướng
dẫn nghiệp vụ công chứng có hướng dẫn như sau:
“Theo quy định của Bộ luật dân sự, Hợp đồng tặng cho tài sản là sự
chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản từ bên tặng cho sang bên được
tặng cho. Hệ quả pháp lý của việc tặng cho là người được tặng cho tài sản có
toàn quyền sở hữu đối với tài sản được tặng cho. Hợp đồng tặng cho tài sản
có điều kiện, buộc bên được tặng cho phải thực hiện những nghĩa vụ nhất

định nhưng không được làm hạn chế quyền sở hữu của bên được tặng
cho tài sản”
Văn bản trên phù hợp với Luật nhà ở (điều 93 khoản 5): Quyền sở
hữu được chuyển giao cho bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận
đổi nhà ở, kể từ thời điểm Hợp đồng được Công chứng chứng nhận đối
với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân ... và phù hợp với điều
168 Bộ luật dân sự 2005 “việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động
sản có hiệu lực, kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp
pháp luật quy định khác”. Nhưng nó không phù hợp với ý chí của người
tặng cho tài sản và vô hình trung xâm phạm quyền tự do thỏa thuận
trong phạm vi hợp pháp của các bên chủ thể trong giao dịch tặng cho
QSDĐ.
(Khoản 1 điều 470 BLDS 2005 chỉ quy định “Điều kiện tặng cho không
được trái pháp luật, đạo đức xã hội”)

3.2 CÁC VẤN ĐỀ CẦN HOÀN THIỆN TRONG PHÁP LUẬT VỀ
TẶNG CHO QSDĐ

18


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

3.2.1 ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG
TẶNG CHO QSDĐ TRONG BLDS
• Các quy định về chủ thể của hợp đồng tặng cho QSDĐ : Như đã trình
bày ở phần lý luận, các quy định về nội dung này hiện nằm rời rạc,
không có hệ thống gây khó khăn cho người dân cũng như các cơ quan

nhà nước trong việc nắm bắt để thực hiện. Do đó, cần hệ thống hóa và
tập hợp vào chế định Hợp đồng tặng cho QSDĐ hiện có trong BLDS
để việc chấp hành và vận dụng pháp luật thuận tiện, hiệu quả hơn.
• Các quy định về đối tượng của hợp đồng tặng cho QSDĐ : Theo quy
định của pháp luật đất đai, có rất nhiều loại QSDĐ nếu phân chia theo
tiêu chí nguồn gốc (giao, cho thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa
kế...) và tiêu chí mục đích sử dụng (đất trồng lúa nước, đất trồng cây
lâu năm, đất công nghiệp, đất ở, đất sử dụng vào mục đích an ninh
quốc phòng...). Và đối với từng loại QSDĐ như thế, pháp luật đất đai
đã quy định rất tỉ mỉ về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Giao dịch tặng cho QSDĐ được điều chỉnh chủ yếu bởi pháp luật dân
sự nhưng lại có liên quan mật thiết đến các quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất. Do đó cần có những quy định kết nối 2 nội dung
nói trên để củng cố cơ sở pháp lý cho loại giao dịch này.
3.2.2 ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO
QSDĐ CÓ ĐIỀU KIỆN:
• Về tặng cho QSDĐ có điều kiện nuôi dưỡng, thờ cúng, hương hỏa
sau khi chuyển giao tài sản: Cần quy định rõ những nguyên tắc để
chứng minh người tặng cho không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận
trong hợp đồng. Ví dụ: vai trò xác nhận sự việc của chính quyền địa
phương nơi xảy ra sự việc chứng minh việc không thực hiện nghĩa
vụ...
• Về tặng cho QSDĐ có các điều kiện mang nội dung hạn chết quyền
sở hữu đối với QSDĐ của người được tặng cho: Cần quy định chi
tiết về các điều kiện (đặc biệt là điều kiện thực hiện sau khi chuyển
giao tài sản) trong hợp đồng tặng cho QSDĐ. Nếu cần thiết có thể
giới hạn lại nội dung các điều kiện này trong phạm vi sao cho
“không làm hạn chế quyền sở hữu của người được tặng cho” theo
19



HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

tinh thần của văn bản số 1881/TB.STP ngày 02/06/2004 của Sở Tư
pháp như đã trích dẫn ở trên.
PHẦN III: TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
Nội dung tình huống
Vợ chồng ông Ba có 3 người con, có anh Hùng là con trai duy nhất.
Năm 2009, vợ chồng ông Ba đã đến phòng công chứng làm hợp đồng tặng
cho tài snả là căn nhà và đất đang ở cho vợ chồng anh Hùng với điều kiện
vợ chồng anh Hùng phải có nghĩa vụ phụng dưỡng bố mẹ già và sau này
chăm lo mồ mả ông bà tổ tiên. Cuối năm 2009, anh Hùng phá nhà cũ để xây
nhà mới. Thời gian đầu, tình hình sống chung rất tốt nhưng về sau lại xuất
hiện mâu thuẫn rất căng thẳng khiến không thể sống chung được. Do không
còn chỗ nào khác để ở nên vợ chồng ông Ba làm đơn kiện đòi lại nhà của
mình hiện do vợ chồng anh Hùng đang sử dụng. Trong trường hợp này, việc
đòi lại nhà của ông Ba là đúng hay sai? Việc ngày do cơ quan có thẩm
quyền nào giải quyết? Theo pháp luật hiện hành thì vụ việc nay giải quyết
như thế nào?
Phân tích:
Theo hợp đồng tặng cho của ông Ba thì việc tặng cho tài sản là có
điều kiện, vợ chồng anh Hùng phải có trách nhiệm phụng dưỡng ba mẹ già
và sau này chăm lo mồ mả ông bà tổ tiên. Điều 470 Bộ luật dân sự 2005 quy
định tặng cho có điều kiện như sau:
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hay
nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho
không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên
được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao
tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng
cho đã thực hiện.
3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho tài sản mà
bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại
tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

20


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

Việc phụng dưỡng, chăm sóc bố mẹ và chăm lo mồ mả tổ tiên là
không trái pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội. Nghĩa vụ này cũng được
pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định.
Từ đó có thể khẳng định điều kiện tặng cho trong vụ việc này là
không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Việc thực hiện nghĩa vụ là điều
kiện tặng cho trong vụ việc này thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
470 Bộ luật Dân sự 2005. Như vậy, nếu anh Hùng không thực hiện nghĩa vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ hoặc không chăm lo mồ mả tổ tiên thì vợ
chồng ông An có quyền đòi lại tài sản là nhà và quyền sử dụng đất.
Vì tranh chấp này là tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng
tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất, để thực hiện việc đòi lại tài sản, vợ
chồng ông Ba cần làm đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và điểm c, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2004 thì tòa án nhân dân cấp huyện/ quận nơi có nhà và đất đã
tặng cho anh Hùng là tòa án có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp này.

Trong trường hợp vợ chồng ông Ba khởi kiện đòi lại tài sản, theo quy
định tại khoản 1 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, vợ chồng ông Ba có
nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đòi lại tài sản. Cụ thể:
- Vợ chồng ông Ba phải chuẩn bị các chứng cứ để chứng minh về
điều kiện tặng cho như bản hợp đồng tặng cho có quy định điều kiện tặng
cho. Trong trường hợp hợp đồng tặng cho không có quy định về điều kiện
tặng cho thì cần có các chứng cứ khác bao gồm các văn bản, giấy tờ khác có
thể hiện về điều kiện tặng cho, người làm chứng hoặc các chứng cứ khác
chứng minh được là việc tặng cho quyền sử dụng đất và nhà cho anh Hùng
là có điều kiện đó.
- Vợ chồng ông Ba cũng phải chuẩn bị các chứng cứ, bao gồm cả
người làm chứng, để chứng minh anh Hùng đã vi phạm nghĩa vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc bố mẹ và/hoặc không chăm lo mồ mả tổ tiên.

21


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

< DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO >

< Văn bản pháp luật >
1. Bộ luật dân sự 2005
2. Luật đất đai 2003
3. Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai
2003
4. Bộ luật tố tụng dân sự 2004
< Tài liệu tham khảo >

1. Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 (tập II), NXB Chính
trị Quốc gia
2. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội
3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học dân sự của Đại học Luật Tp.HCM,
ngày 5/12/2009
4. Luận án “Cơ sở lý luận và thực tiễn về tặng cho quyền sử dụng
đất”, Nguyễn Hải An
5. Nguồn tài liệu trực tuyến

22


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

HỌ TÊN

PHÂN CÔNG

Làm đề cương + Trình bày + review toàn
+ Biên tập toàn bài

Lê Kim Ngân (Nhóm trưởng)

Tổ 1 - Phụ trách phần lý luận
Trần Quang Trung


Phần 4 - (Tổ trưởng)

Hứa Ngọc Hiền

Phần 1.1 & 1.2

Đinh Thị Mỹ Hà

Phần 1.3

Lê Bảo Ân

Phần 2.1 & 2.2 & 3

Trịnh Thu Hiền

Phần 2.3

Tổ 2 - Phụ trách phần nghiên cứu về HĐ tặng cho
QSDĐ
Trịnh Thị Thu Hoàn

Phần 3 - (Tổ trưởng)

Lê Bảo Ngọc

Phần 1

Nguyễn Phương Ngọc


Phần 2.1 & 2.2 & 2.3

Trần Thị Thảo Nguyên

Phần 2.4

Nguyễn Minh Huỳnh Ngọc

Phần 4

Tổ 3 - Phụ trách phần tìm tình huống và phân tích
tình huống
Hoàng Thanh Ngọc
Lê Phương Châu
Trần Khánh Duy

23

(Tổ trưởng)


HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

NHÓM 3 - LỚP LA02 K14 VB2

24




×