Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề kiểm tra Môn Tiếng Việt Lớp 5 cuối Học kỳ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.66 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG TH VÕ MẾU 1

ĐỀ KIỂM TRA
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
I. Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 5 cuối học kì I
Số
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
Mạch kiến thức, câu
kĩ năng
và số
điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
1. Kiến thức văn Số
3
2
2
1
1
1
câu
học
Số
1,5
1,0
0,5 0,5
0,5
điểm 1,0


Số
1
a. Đọc
1
câu
thành
Số
1,0
1,0
tiếng
điểm
2. Đọc
Số
1
2
1
1
1
câu
b. Đọc
hiểu
Số
0,5 1,0
0,5
0,5
điểm 0,5
Số
1
1
a. Chính câu

Số
tả
2,0
2,0
điểm
3. Viết
Số
1
1
b. Đoạn, câu
bài
Số
3,0
3,0
điểm
(kết hợp trong đọc và viết chính tả)

4. Nghe nói
Tổng

Số
câu
Số
điểm

4

1

2


3

1

1

6

5

1, 5

0,5

2,5

4,5

0,5

0,5

3,5

6,5

Phần I. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt (5 điểm)
1. Đọc thành tiếng (1 điểm) đọc một đoạn trong bài tập đọc, học thuộc
lòng đã học trong chương trình. (do giáo viên lựa chọn) Phần này có thể kiểm

tra lồng ghép trong tiết ôn tập.
2. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) (khoảng 15 - 20 phút).


Thầy thuốc như mẹ hiền
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng
danh lợi.
Có lần, một nhà thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà
nghèo không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực,
cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc
lên nồng nặng. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé
suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông
chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng
rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy, trời đã khuya nên
Lãn Ông hẹn hôm sau đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin
người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn Ông rất hối hận.
Ông ghi trong sổ thuốc của mình: " Xét về việc thì người bệnh chết trong tay thầy
thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải tội giết người. Càng nghĩ càng hối
hận."
Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung
chữa bệnh và được tiến cử vào chức vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.
Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ
chí của mình:
Công danh trước mắt trôi như nước
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương
Theo Trần Phương Hạnh
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Tìm chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa
bệnh cho con người thuyền chài ? (Mạch 2 mức 1- TN)

A. Không ngại khổ, chăm sóc và chữa bệnh cho cháu bé suốt tháng trời,
chẳng những không lấy công mà còn cho thêm gạo củi.
B. Không ra phủ chúa làm quan mà ở nhà chữa bệnh cho mọi người.
C. Thích làm thơ tỏ rõ chí khí của mình.
Câu 2. Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào ? (Mạch 2 mức 3- TN)
A. Công danh đã bị trôi theo nước.
B. Công danh chẳng đáng coi trọng, lòng nhân nghĩa mới đáng quý.
C. Công danh rồi sẽ mất, lòng nhân nghĩa sẽ còn mãi mãi.
Câu 3. Câu văn: "Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái,
không màng danh lợi." thuộc kiểu câu ? (Mạch 1 mức 2- TN)
A. Câu kể Ai là gì?
B. Câu kể Ai làm gì?


C. Câu kể Ai thế nào?
Câu 4. Tìm từ đồng nghĩa với từ nhân ái? (Mạch 1 mức 1- TN)
A. Nhân công.
B. Nhân từ
C. Bất nhân
Câu 5. Từ tay mang nghĩa gôc trong câu? (Mạch 1 mức 1- TN)
A. Xét về việc thì người bệnh chết trong tay thầy thuốc khác.
B. Trên đường về chúng tôi thường đuổi nhau chui qua những cánh tay
đước.
C. Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ.
Câu 6. Trong câu "Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những
không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi." có mấy cặp quan hệ từ ? (Mạch 1
mức 2- TN)
A. Một cặp quan hệ từ. (Đó là từ: ..........................................)
B. Hai cặp quan hệ từ. (Đó là các từ: ..........................................)
C. Ba cặp quan hệ từ. (Đó là các từ: ..........................................)

Câu 7. Vì sao có thể nói Lãn Ông là người không màng danh lợi ?
Viết câu trả lời của em vào chỗ trống : (Mạch 2 mức 4- TN)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Câu 8. Tìm đại từ trong câu văn sau: "Lãn Ông nhiều lần được vua
chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã
khéo chối từ." và cho biết đại từ thay thế cho từ nào trong câu ? Viết câu trả
lời của em vào chỗ trống : (Mạch 1 mức 3- TN)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Phần II. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài) (5 điểm)
1. Chính tả (nghe - viết) (2 điểm) (khoảng 15 phút) (Mạch 3 mức 1- TN)
Triền đê tuổi thơ
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê
đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có
nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững
che chở bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ


ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng
con người, gia súc mà còn bảo vệ cho cả mùa màng...
2. Viết đoạn, bài ( 3,0 đ) (khoảng 35 phút) (Mạch 3 mức 3- TN)
Đề bài: Em hãy tả một người mà em thích nhất.


PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG TH VÕ MẾU 1

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017

Phần I: Kiểm tra đọc: (5 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (1 điểm)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ, tốc độ vừa phải: 0,25 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ cho rõ nghĩa: 0,5 điểm.
- Biết thể hiện cảm xúc trong giọng đọc: 0,25 điểm.
II. Đọc hiểu: (4điểm)
Câu 1: ( 0,5 điểm) A. Không ngại khổ, chăm sóc và chữa bệnh cho cháu
bé suốt tháng trời, chẳng những không lấy công mà còn cho thêm gạo củi.
Câu 2: (0,5 điểm) C. Công danh rồi sẽ mất, lòng nhân nghĩa sẽ còn mãi
mãi.
Câu 3: (0,5 điểm) A. Câu kể Ai là gì?
Câu 4: (0,5 điểm) B. Nhân từ
Câu 5: (0,5 điểm) C. Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ.
Câu 6: (0,5 điểm) A. Một cặp quan hệ từ. ( Đó là từ: chẳng những.....mà
còn...)
Câu 7: (0,5 điểm) được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.
Câu 8: (0,5 điểm) Đại từ: ông ; dùng để thay thế cho danh từ: Lãn Ông
Phần II. (5 điểm)
I. Chính tả: Nghe – viết (2 điểm)
Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng,
trình bày đẹp. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần,
thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,2 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng,
sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ ... bị trừ 0,5
điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (3 điểm)
Bài viết được điểm tối đa khi viết đúng kiểu bài văn tả người. Bài viết có
độ dài khoảng 15 câu, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); nội dung bám sát
yêu cầu của đề, miêu tả được một vài nét nổi bật, làm rõ vẻ đẹp của người được
tả; bộc lộ được tình cảm yêu quý, gần gũi, gắn bó với người mình tả. Bài diễn
đạt rõ ý, không mắc lỗi sai lớn về chính tả, Dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển

đoạn,… trôi chảy, sáng rõ, câu văn có hình ảnh, có cảm xúc, trình bày sạch sẽ.
- Mở bài, giới thiệu khái quát về người, mối quan hệ của người mình tả
đối với mình. (0,5điểm).
- Thân bài, miêu tả chi tiết được hình dáng, tính cách, và một trong số đức
tính tốt như: Hiền; tốt bụng … của người mình tả. (2điểm).


- Kết bài, nêu được cảm nghĩ, và lời hứa của mình đối với người mình tả.
(0,5điểm).
Viết đúng thể loại, dùng từ đặt câu chưa tốt, chuyển ý, chuyển đoạn …
chưa
hợp lí, câu văn ít hình ảnh, ít cảm xúc, viết sai chính tả ….(Theo mức độ cụ thể
trừ
lùi điểm bài của HS: 0,25; 0,5, 0,75; 1 điểm…..).
Bài viết chưa đạt các yêu cầu tối thiểu, (Đạt dưới 2 điểm)



×