Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu chế tạo canxi hydroxyapatit từ vỏ sò thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------

NGUYỄN THỊ THÊU

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CANXI HYDROXYAPATIT
TỪ VỎ SÒ THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------

NGUYỄN THỊ THÊU

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CANXI HYDROXYAPATIT
TỪ VỎ SÒ THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Hóa Vô cơ
Mã số: 60440113

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Quốc Hƣơng

Hà Nội - Năm 2015



LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô: PGS.TS.
Đào Quốc Hương, Th.S. Nguyễn Thị Hạnh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Hóa học - Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh chị và các bạn công tác
tại Phòng Hóa Vô cơ - Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Luận văn này là một phần nội dung của đề tài: “Nghiên cứu sản xuất
hydroxyapatit từ vỏ sò ở quy mô pilot và đề xuất các hướng ứng dụng” (mã số
TTH.2014-KC.10) thuộc Chương trình nghiên cứu – thử nghiệm Khoa học và Công
nghệ tỉnh Thừa Thiên huế năm 2014, do Th.S. Nguyễn Thị Hạnh làm chủ nhiệm.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo
điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, tháng 12/2015

Nguyễn Thị Thêu


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................................4
1.1 Tính chất của hydroxyapatit ......................................................................................... 4
1.1.1 Tính chất vật lý ........................................................................................................... 4
1.1.2 Tính chất hoá học ....................................................................................................... 6
1.1.3 Tính chất sinh học ....................................................................................................... 6

1.2 Vai trò và ứng dụng của HA ......................................................................................... 7
1.2.1 Ứng dụng của HA bột ................................................................................................. 8
1.2.2 Ứng dụng của HA dạng màng .................................................................................... 9
1.2.3 Ứng dụng của HA dạng xốp ...................................................................................... 10
1.2.4 Ứng dụng của HA dạng composit .............................................................................. 12
1.3 Tình hình nghiên cứu vật liệu HA .............................................................................. 13
1.3.1 Trên thế giới ............................................................................................................. 13
1.3.2 Nghiên cứu và ứng dụng HA ở Việt Nam ................................................................... 14
1.4 Các phương pháp tổng hợp HA .................................................................................. 15
1.4.1 Phương pháp kết tủa ................................................................................................. 16
1.4.2 Phương pháp sol - gel .............................................................................................. 18
1.4.3 Phương pháp phun sấy .............................................................................................. 20
1.4.4 Phương pháp siêu âm hoá học .................................................................................. 20
1.4.5 Phương pháp composit .............................................................................................. 21
1.4.6 Phương pháp điện hoá .............................................................................................. 23
1.4.7 Phương pháp thuỷ nhiệt (hoá nhiệt) .......................................................................... 25
1.4.8 Phương pháp sử dụng vi sóng ................................................................................... 26
1.5 Một số phương pháp nghiên cứu vật liệu HA ............................................................. 27
1.5.1 Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) ........................................................................... 27


1.5.2 Phương pháp phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR) ............................................ 30
1.5.3 Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM), hiển vi điện tử truyền qua (TEM) .............. 33

CHƢƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 35
2.1 Dụng cụ, thiết bị, hóa chất và nguyên liệu đầu ........................................................... 35
2.1.1 Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................................... 35
2.1.2 Thiết bị ..................................................................................................................... 35
2.1.3 Hóa chất và nguyên liệu đầu ..................................................................................... 35
2.2 Quy trình xử lý vỏ sò tạo nguyên liệu CaO ................................................................. 35

2.2.1 Quy trình làm sạch vỏ sò ........................................................................................... 35
2.2.2 Khảo sát điều kiện nung vỏ sò để chế tạo HA ............................................................ 36
2.2.3 Xác định hàm lượng cặn không tan và kim loại nặng ................................................. 37
2.3 Tiến hành tổng hợp HA và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sản phẩm ................. 37
2.3.1 Khảo sát ảnh hưởng kích thước hạt CaO ................................................................... 38
2.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của phương pháp làm khô ......................................................... 39
2.3.3 Khảo sát thời gian hyđrat hóa CaO ........................................................................... 39
2.3.4 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ polymanto ............................................................. 39
2.4 Các kĩ thuật hóa lý đánh giá đặc trưng sản phẩm HA ................................................ 41

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 42
3.1 Khảo sát điều kiện nung vỏ sò để tổng hợp HA .......................................................... 42
3.2 Tổng hợp HA từ vỏ sò nung bằng phương pháp kết tủa ............................................. 46
3.2.1 Ảnh hưởng của kích thước hạt CaO ban đầu đến sản phẩm HA. ................................ 47
3.2.2 Ảnh hưởng của phương pháp làm khô. ...................................................................... 51
3.2.3 Ảnh hưởng của thời gian hidrat hóa CaO. ................................................................. 57
3.2.4 Ảnh hưởng của nồng độ polymanto ........................................................................... 60

KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 65


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 1.1: Phần trăm về khối lượng của các chất trong xương

8


Bảng 1.2: Bước sóng đặc trưng của các nhóm chức

32

Bảng 2.1: Điều kiện nung vỏ sò

36

Bảng 2.2: Xác định hàm lượng cặn không tan và kim loai nặng

37

Bảng 2.3: Kí hiệu mẫu HA khảo sát kích thước hạt

38

Bảng 2.4: Kí hiệu mẫu HA khảo sát phương pháp làm khô

39

Bảng 2.5: Kí hiệu mẫu HA khảo sát thời gian chuyển hóa CaO

39

Bảng 2.6: Kí hiệu mẫu HA khảo sát nồng độ polymanto

40

Bảng 3.1: Kết quả phản ứng nung vỏ sò


42

Bảng 3.2: Hàm lượng cặn không tan

45

Bảng 3.3: Hàm lượng kim loại nặng theo ICP-MS

46

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thời gian chuyển hóa CaO đến pH

59

Bảng 3.5: Đặc trưng của HA tổng hợp từ vỏ sò trong các điều kiện
khác nhau

62


DANH MỤC HÌNH
Hình
Hình 1.1: Cấu trúc ô mạng cơ sở của tinh thể HA
Hình 1.2: Công thức cấu tạo của phân tử HA
Hình 1.3: Một số loại hình dạng của tinh thể HA
Hình 1.4: Quá trình tạo lớp men HA trên bề mặt răng
Hình 1.5: HA xốp tổng hợp từ san hô được sử dụng làm mắt giả
Hình 1.6: Gốm y sinh HA tổng hợp bằng các phương pháp khác nhau
Hình 1.7: Sửa chữa khuyết tật của xương bằng gốm HA dạng khối xốp

hoặc dạng hạt
Hình 1.8: Giản đồ pha của hệ CaO – P2O5 – H2O ở 25oC
Hình 1.9: Sơ đồ nguyên lý của phương pháp kết tủa

Trang
4
5
5
10
11
11
12
16
17

Hình 1.10: Sơ đồ nguyên lý của phương pháp sol – gel

19

Hình 1.11: Sơ đồ nguyên lý của phương pháp phun sấy
Hình 1.12: Quá trình tạo và vỡ bọt dưới tác dụng của sóng siêu âm
Hình 1.13: Sơ đồ nguyên lý của phương pháp siêu âm hoá học
Hình 1.14: Sơ đồ tổng hợp composit HA – CS
Hình 1.15: Sơ đồ nguyên lý của phương pháp điện di
Hình 1.16: Sơ đồ nguyên lý của hệ thiết bị phản ứng thuỷ nhiệt
Hình 1.17: Sơ đồ nguyên lý của phương pháp nhiễu xạ tia X
Hình 1.18: Giản đồ nhiễu xạ tia X của HA
Hình 1.19: Giản đồ nhiễu xạ tia X của HA và TCP
Hình 1.20: Sơ đồ nguyên lý của thiết bị quang phổ hồng ngoại
Hình 1.21: Sơ đồ nguyên lý của SEM

Hình 1.22: Nguyên tắc chung của phương pháp hiển vi điện tử
Hình 2.1: Quy trình làm sạch vỏ sò
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình tổng hợp HA từ vỏ sò nung
Hình 2.3: Sơ đồ phản ứng chế tạo HA với polymanto
Hình 3.1: Ảnh SEM các mẫu vỏ sò và vỏ sò nung
Hình 3.2: Giản đồ XRD của vỏ sò sau nung
Hình 3.3: Giản đồ TG-DTA của vỏ sò sau nung
Hình 3.4: Giản đồ XRD của HA tổng hợp từ vỏ sò được nung ở 900oC
Hình 3.5: Phổ FT-IR của HA được tổng hợp từ CaO kích thước 0,074
mm (a) và CaO không nghiền (b)

20
21
21
22
24
25
28
30
30
32
33
34
35
38
40
43
44
45
48

49


Hình 3.6: Ảnh SEM của 3 mẫu HA tổng hợp từ 3 kích cỡ hạt CaO
Hình 3.7: Ảnh TEM của HA được tổng hợp từ CaO kích cỡ 0,074 mm
và CaO không nghiền
Hình 3.8: Giản đồ XRD của HA được làm khô bằng phương pháp
đông khô và sấy phun
Hình 3.9: Phổ FT-IR của HA được làm khô bằng phương pháp sấy
phun (a) và đông khô (b).
Hình 3.10: Ảnh SEM mẫu HA làm khô bằng phương pháp đông khô,
sấy thường và sấy phun chụp ở thang đo 10 µm
Hình 3.11: Ảnh SEM mẫu HA làm khô bằng phương pháp đông khô,
sấy thường và sấy phun chụp ở thang đo 200 nm
Hình 3.12: Ảnh TEM của mẫu HA làm khô bằng phương pháp sấy
phun (a), và đông khô (b)
Hình 3.13: Giản đồ TG của HA làm khô bằng phương pháp sấy phun
và đông khô
Hình 3.14: Giản đồ XRD của HA tổng hợp từ CaO với các thời gian
chuyển hóa CaO khác nhau
Hình 3.15: Ảnh SEM HA được tổng hợp từ CaO với các thời gian
chuyển hóa khác nhau
Hình 3.16: Giản đồ XRD của mẫu polymanto/HA với các tỉ lệ khác
nhau
Hình 3.17: Ảnh TEM mẫu HA bổ sung polymanto

50
51
52
53

54
55
56
57
58
59
60
61-62


BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DTA

Diffrential Themal Analysis

FTIR

Fuorier Transform Infrared

HA

Hydroxyapatite

HAP

Hydroxyapatite có chứa polymaltose

NIST

National Institute of Standards and Technology


SEM

Scanning Electronic Microscopy

TCP

Tricanxiphotphat

TEM

Transmission Electronic Microscopy

TGA

Themal Gravimetry Analysis

XRD

X-Ray Diffraction


MỞ ĐẦU
Trong cơ thể ngƣời, canxi và photpho là thành phần chính ở xƣơng và răng.
Ngoài ra, những nguyên tố này tồn tại trong tự nhiên dƣới dạng flo-apatit
Ca10(PO4)6F2, là một trong các hợp chất khoáng có tên chung là “apatit”. Các apatit
là các hợp chất bền hoá, có thành phần tƣơng tự nhƣ các chất khoáng trong xƣơng.
Tuỳ thuộc vào tỷ lệ Ca/P, pH, sự hiện diện của nƣớc, nhiệt độ và độ tinh khiết của
sản phẩm mà ta thu đƣợc các pha khác nhau. Trong các pha đó thì pha canxi
hydroxyapatit (còn đƣợc gọi là hydroxyapatit, viết tắt là HA) có khả năng phân

huỷ chậm nhất nên các tế bào xƣơng có thời gian để hoàn thiện và phát triển. HA
có hoạt tính và độ tƣơng thích sinh học cao với các tế bào và các mô, tạo liên kết
trực tiếp với xƣơng non dẫn đến sự tái sinh xƣơng nhanh mà không bị cơ thể đào
thải [16, 27]. Do có cùng bản chất hoá học và cấu trúc, có tỷ lệ Ca/P đúng nhƣ tỷ lệ
Ca/P tự nhiên trong xƣơng và răng nên HA là dạng canxi photphat dễ hấp thu nhất
đối với cơ thể con ngƣời. Những đặc điểm trên dẫn đến khả năng ứng dụng lớn
trong y học của HA. HA đƣợc ứng dụng rộng rãi để bổ sung canxi, làm vật liệu
phẫu thuật, cấy ghép xƣơng và răng [30]. Vì những đặc tính quý giá đó nên HA
hiện đang trở thành đối tƣợng nghiên cứu chính của các nhà khoa học nhằm mục
đích cải thiện các tính chất sinh học, hoá học của nó.
Các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu tổng hợp HA dạng bột mịn, siêu
mịn, dạng khối xốp, dạng màng bằng các phƣơng pháp khác nhau. HA dạng bột
kích cỡ nano (trong khoảng 20 - 100 nm) có khả năng hấp thu dễ dàng vào cơ thể.
HA bột dạng vi tinh thể cùng với một số khoáng chất khác đã đƣợc dùng trong bào
chế thuốc chống loãng xƣơng và thực phẩm chức năng bổ sung canxi, xử lý các
khuyết tật trong xƣơng do chấn thƣơng… HA bột cũng có thể đƣợc dùng bổ sung
canxi trong nƣớc giải khát. Ở dạng màng, một lớp HA siêu mịn, mỏng phủ trên
gốm nhân tạo có thể tăng cƣờng khả năng liên kết giữa xƣơng nhân tạo với mô và
xƣơng tự nhiên [1]. HA dạng xốp đƣợc ứng dụng để sửa chữa các khuyết tật của
xƣơng và răng. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy, HA xốp bền trong các dịch sinh
lý của cơ thể, có tác dụng nhả chậm các dƣợc chất đi kèm với nó [23, 51].

1


Ở nƣớc ta, các vật liệu vô cơ có khả năng ứng dụng trong y sinh học nói chung
và dƣợc phẩm nói riêng đã đƣợc quan tâm từ lâu. Tuy nhiên, việc ứng dụng các vật
liệu vô cơ trong y sinh học và dƣợc học còn nhiều hạn chế. Từ năm 2005, nhóm
nghiên cứu thuộc Phòng Hoá Vô cơ, Viện Hoá học (Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam) đã thực hiện các nghiên cứu về tổng hợp vật liệu HA dạng

bột [2, 3] và dạng xốp [20] hƣớng đến ứng dụng trong dƣợc học và y sinh học.
Bên cạnh việc tìm ra các phƣơng pháp tổng hợp để thu đƣợc vật liệu có các
tính chất vật lý và hóa học phù hợp với từng ứng dụng cụ thể, ngày nay các nghiên
cứu có xu hƣớng sử dụng các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện
với môi trƣờng và có giá thành rẻ. Các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên
đƣợc sử dụng để điều chế HA nhƣ: xƣơng động vật [33], san hô [19], và vỏ sò [41,
24, 17], vỏ trứng [40, 7]. Trong số đó, vỏ sò đƣợc coi là nguồn cung cấp canxi có
nguồn gốc tự nhiên, có trữ lƣợng lớn và chi phí xử lý thấp.Các nghiên cứu chỉ ra
rằng mặc dù các loại vỏ sò có sự khác biệt về đặc điểm và nguồn gốc nhƣng chúng
có thành phần hóa học rất giống nhau, chủ yếu là CaCO3.
Đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên Huếcó trữ lƣợng vỏ sò rất lớn (ƣớc
đạt 1,8 triệu tấn) hiện đang đƣợc khai thác với mục đích chủ yếu là nung vôi làm
vật liệu xây dựng, xử lý ao nuôi trồng thủy sản và nghiền làm thức ăn chăn nuôi
(Nguyễn Văn Canh, 2003). Vỏ sò khai thác từ đầm Lập An có thành phần loài đa
dạng nhƣ vỏ ốc, sò, hến, ngao, hàu với các kích cỡ khác nhau. Nhằm tạo ra một sản
phẩm có hàm lƣợng khoa học cao, vỏ sò Thừa Thiên Huế đang đƣợc nghiên cứu để
chế tạo vật liệu HA bằng các phƣơng pháp khác nhau. Sau khi rửa sạch bùn đất,
hàm lƣợng canxi trung bình trong vỏ sò đạt trên 96% khối lƣợng (tính theo CaCO3),
hàm lƣợng các kim loại nặng rất ít. Để tận dụng đƣợc nguồn vỏ sò lớn cũng nhƣ
hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu chế
tạo canxi hydroxyapatit từ vỏ sò Thừa Thiên Huế”. Đề tài có mục đích tổng hợp
HA từ vỏ sò và khảo sát một số yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng HA thu đƣợc. Đề
tài tập trung khảo sát các nội dung sau:

2


-

Nghiên cứu quá trình làm sạch và chuẩn bị vỏ sò làm nguyên liệu để tổng

hợp HA;

-

Tổng hợp HA từ vỏ sò:
 Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian chuyển hóa CaO thành Ca(OH)2;
 Khảo sát ảnh hƣởng của phƣơng pháp làm khô sản phẩm;
 Khảo sát ảnh hƣởng của kích thƣớc hạt CaO ban đầu đến sản phẩm;
 Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ polymanto.

3


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1 Tính chất của hydroxyapatite
1.1.1 Tính chất vật lý
Hydroxyapatit (HA) là một tinh thể màu trắng ngà, sôi ở 2850oC và nóng
chảy tại 1700oC. Ở 25oC, độ tan trong nƣớc của HA là 0,7g/l, tỷ trọng 3,08 g/cm3.
Về mặt cấu trúc, HA có dạng hình lục phƣơng và thuộc nhóm không gian P63/m với
các hằng số mạng a = 0,9417 nm, b = 0,9417 nm và c = 0,6875 nm, α = β = 900 và
γ = 1200 [45]. Cấu trúc mạng của HA bao gồm các ion Ca2+, PO43- và OH– và chúng
đƣợc sắp xếp trong các ô đơn vị nhƣ trong Hình 1.1.

Hình 1.1: Cấu trúc ô mạng cơ sở của tinh thể HA
Trong tổng số 14 ion Ca2+ thì có 6 ion thuộc về HA và nằm trọn vẹn trong ô
mạng đơn vị, còn lại 8 ion nằm trên chu vi hai mặt đáy đƣợc dùng chung với các ô
đơn vị kề bên trong đó định vị ở mỗi ô là 4 ion. Tƣơng tự nhƣ thế, trong số 10 nhóm
PO43- thì 2 nhóm nằm ở bên trong ô đơn vị còn 8 nhóm thì nằm trên chu vi của hai
mặt đáy nhƣng chỉ có 6 nhóm thuộc về ô đơn vị, 6 nhóm này bao gồm 2 nhóm ở
bên trong ô đơn vị cộng với 4 trong số 8 nhóm nằm trên chu vi của hai mặt đáy.

Giống nhƣ vậy, chỉ có 2 trong số 8 nhóm OH– chỉ ra trong hình là thuộc về ô đơn vị.
Số lƣợng các ion xuất hiện trong ô đơn vị có thể không đúng với công thức phân tử
của HA. Điều này có thể giải thích do sự lặp lại của các ô đơn vị trong hệ đối xứng
ba chiều. Với cách giải thích nhƣ trên thì trong một phân tử HA bao gồm có 10 ion
Ca2+, 6 nhóm PO43- và 2 nhóm OH–, từ đó ta có thể khẳng định HA có công thức
phân tử là Ca10(PO4)6(OH)2.

4


Nestor J. Zaluzec (2003) đã nghiên cứu và chỉ ra công thức cấu tạo của phân
tử HA đƣợc thể hiện trên Hình 1.2, có thể nhận thấy phân tử HA có cấu trúc mạch
thẳng, các liên kết Ca – O là liên kết cộng hoá trị. Hai nhóm OH đƣợc gắn với hai
nguyên tử P ở hai đầu mạch [36]:

Hình 1.2: Công thức cấu tạo của phân tử HA
Về mặt hình dạng thì các tinh thể HA thƣờng có dạng hình cầu, hình lá, hình
que hoặc hình kim, đôi khi HA còn có dạng hình vảy.

Hình 1.3: Một số loại hình dạng của tinh thể HA
(a)

Hình cầu

(b) Hình sợi

(c) Hình vảy

5


(d) Hình kim


Tuỳ theo các phƣơng pháp tổng hợp khác nhau (nhƣ phƣơng pháp kết tủa,
phƣơng pháp sol - gel, phƣơng pháp điện hoá) cũng nhƣ các điều kiện tổng hợp
khác nhau (nhƣ thay đổi nhiệt độ phản ứng, pH trƣớc già hóa, tốc độ nạp liệu, thời
gian già hoá sản phẩm hay môi trƣờng phản ứng…) mà các tinh thể HA có hình
dạng khác nhau.
1.1.2 Tính chất hoá học
HA không phản ứng với kiềm nhƣng phản ứng với axit tạo thành các muối
canxi và nƣớc:
Ca10(PO4)6(OH)2 + 2HCl  3Ca3(PO4)2 + CaCl2 + 2H2O

(1.1)

HA tƣơng đối bền nhiệt, bị phân huỷ chậm trong khoảng nhiệt độ từ 800oC
đến 1200oC tạo thành oxy-hydroxyapatit theo phản ứng:
Ca10(PO4)6(OH)2  Ca10(PO4)6(OH)2-2xOx + xH2O (0  x  1)

(1.2)

Ngoài ra, HA có thể bị phân hủy thành các chất khác trong nhóm canxi
photphat tùy theo điều kiện. Ví dụ: Ở nhiệt độ lớn hơn 1200oC, HA bị phân huỷ
thành β - Ca3(PO4)2 (β – TCP) và Ca4P2O9 hoặc CaO:
Ca10(PO4)6(OH)2  2β – Ca3(PO4)2 + Ca4P2O9 + H2O

(1.3)

Ca10(PO4)6(OH)2  3β – Ca3(PO4)2 + CaO + H2O


(1.4)

1.1.3 Tính chất sinh học [36]
HA tự nhiên và nhân tạo đều là những vật liệu có tính tƣơng thích sinh học
cao do có cùng bản chất và thành phần hoá học. Ở dạng bột mịn kích thƣớc nano,
HA là dạng canxi photphat dễ đƣợc cơ thể hấp thụ nhất với tỷ lệ Ca/P trong phân tử
đúng nhƣ tỷ lệ trong xƣơng và răng. Ở dạng màng và dạng xốp, HA có thành phần
hoá học và các đặc tính giống xƣơng tự nhiên, các lỗ xốp liên thông với nhau làm
cho các mô sợi, mạch máu dễ dàng xâm nhập. Chính vì vậy mà vật liệu này có tính
tƣơng thích sinh học cao với các tế bào và mô, có tính dẫn xƣơng tốt, tạo liên kết
trực tiếp với xƣơng non dẫn đến sự tái sinh xƣơng nhanh mà không bị cơ thể đào
thải. Ngoài ra, HA là hợp chất không gây độc, không gây dị ứng cho cơ thể ngƣời.

6


1.2 Vai trò và ứng dụng của HA
Khi phân tích thành phần xƣơng ngƣời, ngƣời ta thấy xƣơng gồm có phần vô
cơ và hữu cơ. Phần hữu cơ chiếm khoảng 30% trọng lƣợng cơ thể, đƣợc tạo bởi các
collagen, các men chân răng và các thành phần tế bào xốp. Collagen là một mạng
lƣới các màng liên kết nội và một mạng lƣới các tế bào mở rộng của xƣơng nhằm
lƣu giữ các khoáng chất phát triển trên bề mặt làm cho xƣơng cứng cáp hơn, trong
khi đó men chân răng chứa một vài liên kết nội với protein. Ngƣợc lại, các tế bào
xốp bao gồm các tế bào vô định hình nhƣ tế bào tạo xƣơng và cốt bào, là những
chất liên quan đến việc gãy và lành xƣơng. Phần vô cơ của xƣơng gồm có pha tinh
thể và pha vô định hình, đƣợc tạo thành từ tri-canxi photphat (HA). Pha vô định
hình có nhiều hơn ở thanh niên và bị chuyển hoá một phần thành pha tinh thể theo
thời gian. Pha khoáng trong xƣơng đƣợc đặt trong màng collagen có dạng hình kim
hoặc hình vảy có chiều dài từ 10 - 60 nm, rộng khoảng 2 - 6 nm. Ngoài ra, xƣơng
chứa khoảng 20% trọng lƣợng là nƣớc, có mặt hầu hết trong các mảng hữu cơ và

có dƣới dạng vết trong tinh thể HA.
Răng chứa phần ngoài là chân răng, nƣớu răng (đƣợc bao bọc bởi lợi) và đầu
răng vừa khít với các hốc của hàm răng. Các mô chính của răng là men răng, hàm
răng và chất nám. Chân răng thƣờng đƣợc bao phủ bởi men răng, thƣờng nằm ở
mép răng và tồn tại dƣới dạng mảng bám trên răng. Chất nám giúp cố định răng
trong hốc. Giống nhƣ xƣơng, răng đƣợc tạo bởi cả phần vô cơ và phần hữu cơ. HA
và các ion nhƣ Mg2+ và CO32- là các thành phần vô cơ chính. Phần trăm trọng
lƣợng của nó trong men răng, hàm răng và chất nám tƣơng ứng là 95; 75 và 35%.
Răng thƣờng cứng hơn xƣơng là nhờ kích thƣớc của tinh thể HA trong răng
tƣơng đối to hơn so với trong xƣơng. Chiều dài, rộng và độ dày trung bình của nó
tƣơng ứng là 60, 100 và 35 nm. Chủ yếu trong các mô này là các đám tinh thể HA
dày đặc có dạng hình que hoặc hình lăng trụ. Thành phần các chất trong xƣơng (%
về khối lƣợng) đƣợc thể hiện trong Bảng 1.1

7


Bảng 1.1: Phần trăm về khối lượng của các chất trong xương
Ca2+

34,8

P

15,2

Na+

0,9


Mg2+

0,72

K+

0,03

CO32-

7,4

F-

0,03

Cl-

0,13

Ca/P (về số mol)

1,71

Tổng chất vô cơ

65

Tổng các chất hữu cơ


25

Và các chất dạng vết nhƣ Cu2+, Sr2+,…
Loãng xƣơng là một căn bệnh thầm lặng, đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn
cầu và là gánh nặng lên ngân sách y tế ở mỗi quốc gia. Hiện nay, ƣớc tính toàn thế
giới có trên 200 triệu ngƣời bệnh loãng xƣơng và đang tiếp tục gia tăng theo mức
độ già hóa dân số [31]. Dự báo đến năm 2050, tỷ lệ gãy xƣơng hông trên thế giới sẽ
tăng thêm 310% ở nam giới và 240% ở nữ giới. Khi đó sẽ có khoảng 6,3 triệu
trƣờng hợp gãy cổ xƣơng đùi do loãng xƣơng và 51% xảy ra ở các nƣớc Châu Á,
trong đó có Việt Nam [10, 11, 22].
Dƣới đây là một số ứng dụng cụ thể của HA tuỳ theo dạng tồn tại của nó.

1.2.1

Ứng dụng của HA bột
Chế độ dinh dƣỡng của ngƣời Việt Nam thƣờng thiếu hụt canxi dẫn đến

nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh còi xƣơng ở trẻ em và bệnh loãng xƣơng ở ngƣời
cao tuổi. Do đó, việc bổ sung canxi là rất cần thiết. Việc bổ sung canxi theo
phƣơng pháp truyền thống ít có hiệu quả do độ chuyển hóa canxi thấp, cơ thể khó
hấp thụ nên phải dùng kết hợp với vitamin D nhằm tăng cƣờng hấp thụ và chuyển

8


hóa canxi thành HA. Hiện nay, bằng công nghệ nano, ngƣời ta đã tổng hợp đƣợc
hợp chất HA có kích thƣớc từ vài chục đến vài trăm nanomet [28]. Ở dạng bột mịn
kích thƣớc nano, HA đƣợc cơ thể ngƣời hấp thu rất nhanh, do vậy nó ít chịu ảnh
hƣởng của dung dịch axit trong dạ dày. Vì những đặc tính này, bột HA kích thƣớc
nano đƣợc dùng làm thuốc bổ sung canxi với hiệu quả cao.

Đối với bột HA có kích thƣớc hạt khoảng 150 nm trở lên, quá trình thiêu kết
để tạo gốm HA rất khó khăn. Quá trình kết khối diễn ra ở nhiệt độ khá cao (1000 1200oC) trong thời gian dài (2 - 3 giờ), làm cho gốm HA bị phân huỷ thành các hợp
chất không mong muốn, có hại cho cơ thể. Với kích thƣớc nano (từ 20 - 100 nm),
nhiệt độ kết khối của HA bột giảm xuống chỉ còn khoảng 800 - 1000oC trong thời
gian từ ½ giờ đến 1 giờ. Điều này làm cho việc chế tạo gốm y sinh học từ HA có
chất lƣợng cao, thuận lợi và dễ dàng hơn.
1.2.2

Ứng dụng của HA dạng màng
Thông thƣờng, ngƣời ta sử dụng các vật liệu bền cơ - hoá và nhẹ để thay thế,

sửa chữa những khuyết tật của xƣơng và răng. Phổ biến nhất là hợp kim Ti 6Al4V,
đây là vật liệu trơ sinh học và có độ bền cơ - hoá cao nhƣng trong thực tế nó vẫn bị
ăn mòn khi nằm trong cơ thể ngƣời, tạo ra các chất độc hại và làm cho liên kết giữa
xƣơng và chi tiết ghép bị lỏng lẻo [9].
Lớp màng gốm HA có chiều dày cỡ µm đƣợc phủ lên bề mặt vật liệu thay thế
bằng các phƣơng pháp plasma, bốc bay, điện phân… đã hạn chế những nhƣợc điểm
nêu trên. Nhƣng độ bám dính của lớp màng trên vật liệu nền không bền chặt, do vậy
tuổi thọ và phạm vi ứng dụng của chúng không cao [14].
Để cải thiện độ bám dính, ngƣời ta đã phủ lên các kim loại và hợp kim nền
một lớp màng gốm HA có chiều dày cỡ nanomet (màng n-HA) bằng phƣơng
pháp điện hoá nói chung và phƣơng pháp điện di (Electrophoretic Deposition,
EPD). Lớp màng n-HA có độ bám dính cao với vật liệu nền (> 60 MPa) và rất
bền theo thời gian. Công nghệ màng n-HA đã tạo ra những chi tiết xƣơng nhân
tạo có khả năng tự liên kết với xƣơng và mô tự nhiên, có tính tƣơng thích sinh
học cao với cơ thể con ngƣời.

9



Bằng những tiến bộ trong việc tạo màng n-HA, ngƣời ta không chỉ làm tăng
tuổi thọ các chi tiết ghép mà còn mở rộng phạm vi ứng dụng của màng n-HA từ chỗ
chỉ áp dụng cho ghép xƣơng hông đã tiến đến có thể ứng dụng ghép xƣơng đùi,
xƣơng khớp gối và các sửa chữa, thay thế xƣơng ở vị trí khác.
1.2.3

Ứng dụng của HA dạng xốp
Nhƣ đã trình bày ở trên, vật liệu gốm xốp HA có tính tƣơng thích sinh học

cao, có nhiều lỗ liên thông với nhau, tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của mô sợi và
mạch máu, có tính dung nạp tốt, không độc, không dị ứng. Nhờ có khả năng đặc
biệt này mà ngày nay, HA dạng gốm xốp đƣợc ứng dụng đặc biệt rộng rãi trong y
sinh học nhƣ:
- Chế tạo răng giả và sửa chữa những khuyết tật của răng: Các nhà khoa học
Nhật Bản đã thành công trong viêc tạo ra một hỗn hợp gồm HA tinh thể kích thƣớc
nanomet và polymer sinh học có khả năng phủ và bám dính trên răng theo cơ chế
epitaxy, nghĩa là tinh thể HA mới tạo thành lớp men răng cứng chắc, “bắt chƣớc”
theo đúng tinh thể HA của lớp men răng tự nhiên ở dƣới [24].

Hình 1.4: Quá trình tạo lớp men HA trên bề mặt răng.
Giai đoạn a: Lớp men HA cũ, cần thay thế trên bề mặt răng bị phân huỷ bởi
dung dịch H2O2 + H3PO4. Hợp chất H2O2 còn có tác dụng loại bỏ các chất bẩn tồn
tại trên răng.

10


Giai đoạn b: Các ion Ca2+, PO43-, OH- trong các polime sinh học dạng bột
nhão tạo thành vi tinh thể HA kích thƣớc nano. Hỗn hợp này đƣợc phủ lên bề mặt
răng cũ để tạo thành lớp men răng mới.

- Chế tạo mắt giả [26]:

Hình 1.5: HA xốp tổng hợp từ san hô được sử dụng làm mắt giả
HA xốp tổng hợp từ san hô có cấu trúc xốp bền vững, nhẹ và đặc biệt là có
khả năng thích ứng cao với cơ thể. Việc sử dụng loại vật liệu này đã khắc phục
đƣợc hiện tƣợng sụp mi do trọng lƣợng, hạn chế các phản ứng của cơ thể và làm
tăng thời gian sử dụng của mắt giả.
- Chế tạo những chi tiết để ghép xƣơng và sửa chữa những khuyết tật của
xƣơng [49]:

Hình 1.6: Gốm y sinh HA tổng hợp bằng các phương pháp khác nhau
Tuỳ thuộc vào mục đích cấy ghép hoặc thay thế, ngƣời ta có thể chế tạo ra
các sản phẩm gốm HA (Hình 1.6) có kích thƣớc và độ xốp khác nhau [47]. Sau đó,

11


gia công các sản phẩm này thành các chi tiết phù hợp hoặc có thể sử dụng gốm HA
ở dạng hạt để điền đầy những chỗ khuyết tật của xƣơng [37].

Hình 1.7: Sửa chữa khuyết tật của xương bằng gốm HA khối xốp hoặc dạng hạt
Ngoài ra, còn có một số ứng dụng của gốm HA nhƣ:
- Làm điện cực sinh học cho thử nghiệm sinh học [13];
- Làm vật liệu truyền dẫn và nhả chậm thuốc [53];
- Gần đây, ngƣời ta phát hiện HA dạng xốp có khả năng vận chuyển và phân tán
insulin trong ruột [51].
Tuy nhiên, gốm HA còn có một nhƣợc điểm là độ bền nén, độ bền uốn thấp.
Tồn tại này cản trở việc áp dụng gốm HA vào các chi tiết đòi hỏi chịu lực lớn.
1.2.4


Ứng dụng của HA dạng composit
Bản chất của gốm xốp và màng HA là có độ bền cơ học thấp. Một giải pháp để

tăng độ bền cơ học là tạo ra một tổ hợp gốm composit bằng cách phân tán HA bột
vào các polyme sinh học nhƣ collagen, chitosan, xenlulo, đƣờng sacaro… [47]. Vật
liệu ở dạng này đƣợc sử dụng làm các chi tiết cấy ghép xƣơng chất lƣợng cao, làm
kẹp nối xƣơng hoặc có thể làm chất truyền dẫn thuốc. Việc sử dụng các polyme
sinh học làm chất nền tạo điều kiện cho việc gia công, chế tạo các chi tiết dễ dàng
hơn. Mặt khác, các polyme này còn có khả năng liên kết với các tế bào sinh học
thông qua các nhóm chức của mình. Đây cũng là ƣu điểm vƣợt trội của vật liệu
composit chứa HA [40].

12


1.3 Tình hình nghiên cứu vật liệu HA
1.3.1 Trên thế giới
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học đã nghiên cứu
nhiều phƣơng pháp khác nhau để chế tạo HA nhƣ: kết tủa hóa học, điện hóa, thủy
nhiệt, phản ứng pha rắn, đôi khi có sự hỗ trợ của các thiết bị siêu âm, vi sóng... [29,
8, 43, 44, 50].
Hiện nay, trên thế giới đã sản xuất đƣợc nhiều chế phẩm từ nguyên liệu HA.
Năm 1983, Klein và các đồng nghiệp lần đầu tiên tạo ra chi tiết ghép xƣơng bằng
gốm chứa 100% HA [35]. Thực tế cho thấy, sự phát triển của xƣơng trong miếng
ghép này có tốc độ phát triển chậm. Điều này tạo cho chất lƣợng của xƣơng ở nơi
cấy ghép rất tốt, nhƣng thời gian điều trị kéo dài. Bằng những thí nghiệm khác, họ
đã cấy ghép các chi tiết gốm chứa 100% β-TCP. Kết quả cho thấy, tốc độ phát triển
của xƣơng non trong miếng ghép rất nhanh, do vậy làm cho chất lƣợng của xƣơng ở
nơi cấy ghép không tốt cho quá trình phát triển của xƣơng.
Năm 1986, Moore và Chapman đã chế tạo đƣợc miếng ghép tổ hợp giữa hai

pha HA và β -TCP. Trong thực tế, gốm HA tốt bao gồm khoảng 93-94% HA và 67% TCP. TCP có hai dạng thù hình là α và β-TCP, thành phần α-TCP có tác dụng
làm tăng tốc độ tái sinh xƣơng, nó nhƣ là nguồn khoáng cung cấp trực tiếp cho chỗ
phát triển xƣơng mới. Điều này có nghĩa rằng phần β-TCP đóng vai trò nhƣ là
nguồn cung cấp khoáng cho xƣơng non phát triển vào chỗ khuyết xƣơng. Do đó,
gốm tổ hợp HA - β-TCP là vật liệu y sinh chính cho các phẫu thuật ghép xƣơng, nối
xƣơng, chỉnh hình hoặc sửa chữa xƣơng.
Để chữa trị căn bệnh loãng xƣơng, Cục Quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm
Mỹ (FDA) đã cho phép sử dụng HA trong sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng.
Nhiều loại thuốc và thực phẩm bổ sung canxi có sử dụng HA đã đƣợc lƣu hành trên
thị trƣờng. Trong số đó, có thể kể đến Ossopan của Pháp, Bone Booster Complex,
Bone Dense Calcium của Mỹ, Calcium Complex của Anh, SuperCal của New
Zealand [32].

13


Nhƣ trong phần ứng dụng đã đề cập, HA dạng màng đã đƣợc các nhà khoa
học Nhật Bản chế tạo thành vật liệu chế tạo răng giả và sửa chữa những khuyết tật
của răng.
1.3.2 Nghiên cứu và ứng dụng HA ở Việt Nam
Trong nƣớc, các hợp chất vô cơ có khả năng ứng dụng làm vật liệu sinh học
nói chung và HA nói riêng còn nhiều hạn chế.
Năm 2005, lần đầu tiên Viện Công nghệ Xạ hiếm đã triển khai đề tài chế thử
gốm HA theo công nghệ của Italia và đã bƣớc đầu thử nghiệm thành công trên động
vật [5]. Công nghệ này dựa trên phƣơng pháp nhúng tẩm khung xốp hữu cơ xenlulô
vào dung dịch huyền phù HA, sau đó nung thiêu kết ở nhiệt độ cao. Khoa Hoá học,
Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu và công bố kết quả sơ bộ về phƣơng pháp
tổng hợp bột và màng gốm HA [4].
Từ năm 2005 đến nay, Viện Hóahọc, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam đã công bố một số kết quả nghiên cứu chế tạo HA bột [2, 3], và HA xốp

[21]. Trong đó, HA xốp đƣợc chế tạo bằng phƣơng pháp nén ép - thiêu kết HA bột
với các chất tạo xốp chitosan, xenlulo, đƣờng sacaro và phƣơng pháp phản ứng pha
rắn giữa Ca(OH)2 và Ca3(PO4)2. Việc chế tạo gốm HA từ khung xốp tự nhiên của
san hô, mai mực, vỏ sò… bằng phản ứng thuỷ nhiệt ở áp suất cao cũng đã đƣợc
thực hiện.
Năm 2008, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ đã nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu chế tạo gốm sinh học Calcium phosphate: Hydroxyapatite
Ca10(PO4)6(OH)2(HA) và Tricalicium phosphate Ca3(PO4)2 (TCP), ứng dụng thay
thế một số bộ phận xương, khớp trong cơ thể con người”.
Từ năm 2008 đến 2011, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo và triển khai sản xuất bột canxi
hydroxyapatite kích thước nano dùng làm thực phẩm chức năng và nguyên liệu bào
chế thuốc chống loãng xương” thuộc Chƣơng trình Khoa học & Công nghệ trọng
điểm Quốc gia phát triển Công nghiệp Hóa dƣợc đến năm 2020 - Bộ Công Thƣơng.

14


Nhóm tác giả đã tiến hành các thí nghiệm điều chế bột HA bằng phƣơng pháp kết
tủa từ hai hệ chất phản ứng là [Ca(NO3)2 + (NH4)2HPO4] và [Ca(OH)2 + H3PO4].
Các yếu tố ảnh hƣởng (nhiệt độ phản ứng, thời gian phản ứng, nồng độ chất phản
ứng, môi trƣờng khí, dung môi phản ứng, chế độ lọc rửa, chế độ làm khô,…) đến
chất lƣợng sản phẩm (cấu trúc tinh thể, kích thƣớc hạt, trạng thái tập hợp, thành
phần pha…) đã đƣợc nghiên cứu tỉ mỉ. Đề tài đã xác định đƣợc các điều kiện phản
ứng thích hợp để tổng hợp bột HA đơn pha - [Ca10(PO4)6(OH)2] kích thƣớc nano
(90% hạt có kích thƣớc < 100 nm) [1].
1.4 Các phƣơng pháp tổng hợp HA
Để tạo ra HA có những tính chất ƣu việt đáp ứng yêu cầu từng mục đích sử
dụng cụ thể, rất nhiều phƣơng phápkhác nhau đã đƣợc phát triển nhƣ kết tủa hóa
học, điện hóa, thủy nhiệt, phản ứng pha rắn, đôi khi có sự hỗ trợ của các thiết bị

siêu âm, vi sóng,... [29, 8, 43, 44, 50]. Có thể phân thành 2 loại là phƣơng pháp ƣớt
và phƣơng pháp khô,… Trong đó, phƣơng pháp ƣớt là phƣơng pháp tạo ra pha rắn
HA từ dung dịch chứa các nguyên liệu ban đầu khác nhau, bao gồm: phƣơng pháp
kết tủa, sol-gel hay phƣơng pháp kết tinh từ dung dịch bão hòa, phƣơng pháp phun
sấy, phƣơng pháp sử dụng vi sóng,… thƣờng đƣợc dùng để tổng hợp HA dạng bột
với kích thƣớc khác nhau. Ƣu điểm của phƣơng pháp ƣớt là có thể điều chỉnh đƣợc
kích thƣớc của hạt HA theo mong muốn.
Trong hệ CaO – P2O5 – H2O, tồn tại các hợp chất canxi photphat khác nhau
tuỳ thuộc vào tỷ lệ của các chất ban đầu và điều kiện áp suất, nhiệt độ, độ pH… Áp
dụng các quy tắc pha vào giản đồ pha CaO – P2O5 – H2O, năm 1996, T. S. B.
Narasaraju và D. E. Phebe [34] đã tiến hành nghiên cứu sự tạo thành của các pha
khác nhau có trong hệ là: anhyđric mono canxi photphat - Ca(H2HO4)2, mono canxi
photphat monohyđrat - Ca(H2PO4)2.H2O. Trên Hình 1.8 có thể nhận thấy, các pha
lỏng tồn tại ở vùng trống, các pha rắn nằm ở vùng elip còn lại. Anhyđric mono
canxi photphat - Ca(H2PO4)2 và các mono hyđrat của nó tồn tại dƣới dạng tinh thể
trong vùng axit, tức là vùng có tỷ lệ P2O5 cao. Anhyđric đicanxi photphat - CaHPO4

15


tồn tại ở vùng axit, còn đicanxi photphat đihyđrat – CaHPO4.2H2O luôn tồn tại
trong môi trƣờng phản ứng có pH khác nhau.

Hình 1.8: Giản đồ pha của hệ CaO – P2O5 – H2O ở 25oC
Trong khoảng tỷ lệ Ca/P từ 1,5 đến 1,67 tƣơng ứng với vùng chứa tricanxi
photphat Ca3(PO4)2 đến vùng chứa tetracanxi photphat Ca3(PO4)2.CaO, xuất hiện
các tinh thể Ca9(HPO4)(PO4)5OH (Calcium Deficient HA, CDHA). Ở vùng kiềm
ứng với tỷ lệ Ca/P cao hơn (lớn hơn 1,67), chỉ tồn tại duy nhất một pha rắn HA, hợp
chất hydroxyapatit tồn tại ở pha rắn này có thành phần hoá học theo đúng tỷ lệ hợp
thức Ca10(PO4)6(OH)2 (Ca/P = 1,67, Stoichiometric Hydroxyapatite – SHA).

1.4.1 Phương pháp kết tủa
Việc tổng hợp HA bằng cách kết tủa từ các ion Ca2+ và PO43- có thể thực hiện
theo nhiều cách khác nhau, có thể phân ra thành hai nhóm chính:
a) Phương pháp kết tủa từ các muối chứa ion Ca2+và PO43- dễ tan trong nước:
Các muối hay đƣợc dùng là Ca(NO3)2, CaCl2, (NH4)2HPO4, NH4H2PO4,…
[23]. Phản ứng diễn ra theo phƣơng trình (1.5) đƣợc coi là phƣơng pháp cơ bản để
tổng hợp HA [15]:
10Ca(NO3)2 + 6(NH4)2HPO4 + 8NH4OH  Ca10(PO4)6(OH)2 + 20NH4NO3 + 6H2O (1.5)

Lƣợng Ca(NO3)2 và (NH4)2HPO4 đƣợc chuẩn bị theo tỷ lệ Ca/P = 1,67, pha
trong nƣớc cất với nồng độ tƣơng ứng 0,2 M và 0,1 M. Sau đó, nhỏ từ từ (tốc độ
2ml/phút) dung dịch (NH4)2HPO4 vào cốc đựng Ca(NO3)2 trên máy khuấy từ (tốc

16


×