Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bài tập lớn ,đề tài nhận biết bố mẹ của bé ,LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.97 KB, 3 trang )

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu của bé
Đề tài: Nhận biết bố mẹ của bé
Độ tuổi: 24-36 tháng
Thời gian: 15-20 phút
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi bố, mẹ và công việc hàng ngày của bố mẹ trong gia đình.
2. Kỹ năng:
- Trẻ nói được những từ và câu đơn giản chỉ tên gọi và công việc hàng ngày của
bố mẹ.
- Phát triển kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ yêu thương nghe lời bố mẹ.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị cho giáo viên:
- Bài giảng điện tử có hình ảnh gia đình bé Xuân Mai, hai gia đình của trẻ trong
lớp có hình ảnh của bố mẹ và công việc của bố mẹ, 1 hình ảnh gia dình của bố
mẹ có bố mẹ, anh trai, em bé.
- Nhạc bài hát cả nhà thương nhau.
- Mô hình ngôi nhà có hình ảnh của bố, mẹ.
2. Chuẩn bị cho trẻ:
- Mỗi trẻ có 1 loto hình ảnh của bố hoặc mẹ.
III. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
TRẺ
1. Ổn định – tạo hứng thú
- Cô và trẻ hát vận động bài hát cả nhà thương nhau


- Trẻ hát
- Trò chuyện về bài hát:
- Trẻ trả lời
+ Bài hát vừa rồi có tên gì?
+ Bài hát nói về ai?
+ Ai hát bài hát ở trong băng?
+ Chúng mình cùng xem gia đình bạn Xuân Mai có
những ai nhé!
- Cô khái quát: “Gia đình bạn Xuân Mai có bố có mẹ và - Trẻ lắng nghe
bạn Xuân Mai. Gia đình bạn Xuân Mai sống rất tốt, vui vẻ.
2. Nội dung
2.1. Hoạt động 1: Nhận biết bố mẹ, công việc của bố mẹ
- Cô cho trẻ biết:


+ Bố mẹ là người sinh ra chúng mình đấy
+ Cô có những bức tranh rất đẹp về gia đình của một bạn
trong lớp chúng ta, chúng mình cùng xem nhé!
- Cô cho trẻ quan sát và nhận biết gia đình các bạn trên
hình ảnh:
+ Đây là hình ảnh về gia đình bạn nào? (Bạn Lan Anh)
+ Đây là ai? Mẹ bạn Lan Anh tên gì?
+ Mẹ bạn đang làm gì?
+ Đây là ai?
+ Bố bạn Lan Anh tên gì? Bố bạn đang làm gì?
2.2. Hoạt động 2: Trẻ liên hệ nhận biết tên gọi, công việc
trong gia đình của bố mẹ
- Cô trò truyện với trẻ :
+ Mẹ con tên là gì?
+ Ở nhà, mẹ con thường làm gì?

+ Bố con tên là gì?
+ Bố con thường làm gì ở nhà?
- Cô cho nhiều các nhân trẻ lên trả lời, giúp trẻ nhận biết về bố
mẹ và công việc hàng ngày của bố mẹ.Trong khi trẻ trả lời, cô
luôn quan tâm rèn kỹ năng phát âm, nói trọn câu cho trẻ.
- Giáo dục: Các con ạ, ai cũng có 1 gia đình. Trong gia đình
có bố mẹ và các con, mỗi người có 1 công việc khác nhau,
các con còn nhỏ phải đi học, khi đi học các con không được
khóc nhè để bố mẹ được vui lòng.
2.3. Hoạt động 3: Mở rộng
- Bây giờ chúng mình có thích đi thăm gia đình các bạn qua
màn ảnh nhỏ không?
+ Chúng mình đến thăm gia đình bạn nào đây?
+ Lần lượt gọi các bạn lên giới thiệu về gia đình mình.
+ Cô gợi ý để cho trẻ giới thiệu
. Khi trẻ giới thiệu xong cô khát quát lại về các thành viên
trong gia đình, công việc hàng ngày của các thành viên.
. Cô mở rộng nhận biết cho trẻ về các thành viên trong
gia đình (cô mở hình ảnh có ông bà, bố mẹ anh chị).
2.4. Hoạt động 4: Trò chơi luyện tập
- Trò chơi 1: Ai giỏi hơn
+ Cách chơi: Cô chỉ vào tranh và nói: “Đâu là bố?”,
“đâu là mẹ?” và yêu cầu trẻ trả lời.
- Trò chơi 2: Ai thông minh hơn
+ Cách chơi: Cô dán ngôi nhà có hình ảnh của bố mẹ ở
2 vị trí khác nhau và giới thiệu cho trẻ biết . Mỗi trẻ cầm
1 lô tô có hình bố hoặc mẹ vừ đi vừa vận động theo bài

- Trẻ lắng nghe


- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi


hát cả nhà thương nhau. Khi cô nói: Đi chơi cùng bố mẹ
trẻ nào có lo tô hình của bố thì chạy nhanh về ngôi nhà
có hình của bố , ai có hình ngôi nhà của mẹ thì chạy
nhanh về ngôi nhà có hình của mẹ
+ Sau mỗi lần chơi, cô hỏi trẻ đi chơi cùng ai để nhận
biết củng cố về bố và mẹ cho trẻ.
- Giáo dục: Bố mẹ sẽ rất vui khi thấy các con ngoan, vì - Trẻ lắng nghe
vậy các con hãy chăm ngoan học giỏi để bố mẹ được vui
các con có đồng ý không nào?
3. Kết thúc hoạt động
- Nhận xét, tuyên dương trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Chuyển sang hoạt động khác
* Lưu ý:
- Cho dù các bạn soạn bất kỳ đề tài nào thì cũng cần bám sát nội dung gợi ý

trong chương trình giáo dục mầm non để triển khai. Ví dụ: Với nội dung này,
các bạn khai thác các nội dung về Tên và công việc của những người thân gần
gũi trong gia đình.

- Triển khai nội dung theo các đề mục rõ ràng, có ý tứ. Ví dụ: Trong giáo án
này, hoạt động 1 trẻ nhận biết bố mẹ qua một hình ảnh; hoạt động 2 giúp trẻ liên
hệ, kể về bố mẹ của mình; hoạt động 3 giáo viên mở rộng thêm cho trẻ về những
thành viên khác trong gia đình.



×