Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.4 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: LỊCH SỬ K12
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Câu 1:
Phong trào Đồng khởi ở miền Nam nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết
quả và ý nghĩa của phong trào?
Câu 2:
Em hãy cho biết Quân dân Miền Nam chiến đấu chống “Chiến lược chiến tranh
Cục Bộ” và giành thắng lợi như thế nào?
Câu 3:
Trình bày diễn biến chính của một chiến dịch mà sau chiến dịch đó ta chuyển từ
thế tiến công chiến lược sang tổng tiến công trên toàn chiến trường Miền Nam?
-------------------------------


Đáp án
Câu 1:
a. Hoàn cảnh:
- Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn
thất. Tháng 5 – 1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp
luật, ra luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại,
hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày.
- Tháng 1- 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định để
nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Kết
hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
b. Diễn biến:
- Phong trào nổ ra lẻ tẻ từng địa phương như: cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định),
Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2 - 1959; ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 - 1959, đã lan
rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng Khởi” ở Bến
Tre.
- Ngày 17 - 1 - 1960, nhân dân ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc
huyện Mỏ Cày (Bến Tre) nổi dậy đấu tranh. Phong trào lan rộng từ Mỏ Cày sang


Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.
- Quần chúng giải tán chính quyền địch, thành lập Ủy ban nhân dân tự quản, thành lập
lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất địa chủ, cường hào chia cho dân cày.
- Phong trào “Đồng Khởi” lan rộng ra Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ. Cuối
năm 1960 chính quyền cách mạng đã làm chủ nhiều thôn xã.
c. Ý nghĩa:
- Phong trào Đồng Khởi giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của
Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển trong cục diện chiến tranh, ta chuyển từ thế giữ gìn lực
lượng sang thế tiến công.
- Ngày 20 - 12 -1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành
lập.
Câu 2:
- Trận Vạn Tường:


+ Ngày 18 - 8 – 1965, Mỹ huy động 9.000 quân, cùng nhiều máy bay, xe tăng, xe bọc
thép tấn công vào vùng giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi) nhằm tiêu diệt quân chủ
lực của ta
+ Sau một ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến 900 tên địch, cùng nhiều máy bay,
xe tăng, xe bọc thép.
- Mùa khô lần thứ nhất 1965 - 1966:
+ Mỹ huy động 720.000 quân (trong đó có 220.000 quân Mỹ và đồng minh), mở 450
cuộc hành quân tấn công vào Đông Nam Bộ và Đồng bằng Liên khu V.
+ Sau một thời gian chiến đấu, miền Nam tiêu diệt 104.000 quân (trong đó có 42.000
quân Mỹ, 3.500 quân đồng minh), bắn rơi 1.430 máy bay.
- Mùa khô thứ hai 1966 - 1967:
+ Mỹ huy động 980.000 quân (trong đó có 440.000 quân Mỹ và đồng minh), mở 895
cuộc hành quân.
+ Miền Nam loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 quân (trong đó có 68.000 quân Mỹ,

5.500 quân đồng minh), bắn rơi 1.231 máy bay.
- Trên mặt trận chính trị: ở nông thôn, nông dân nổi dậy phá ấp chiến lược; thành thị,
học sinh, sinh viên đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, đòi Mỹ rút quân về nước.
- Đầu năm 1968 thời cơ thuận lợi nên Đảng ta quyết định mở cuộc tổng tiến công tết
Mậu Thân 1968.
→ Sau khi giành thắng lợi bước đầu trong Mậu Thân 1968, làm lung lay ý chí xâm
lược của Mỹ, tuyên bố thất bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Mỹ tuyên
bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán Pari về kết thúc
chiến tranh và lập lài hòa bình ở Việt Nam.
Câu 3:
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng do nhận định sai hướng tấn công
của ta nên địch bố trí ở đây lực lượng mỏng. Ta chọn Tây Nguyên làm điểm mở đầu
cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
* Diễn biến:
+ Ngày 4 - 3, ta đánh nghi binh ở Playku, Kontum.
+ Ngày 10 - 3, ta tấn công và chiếm được Buôn Ma Thuột.
+ Ngày 12 - 3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành công.


+ Ngày 14 - 3, Nguyễn Văn Thiệu rút toàn bộ quân Tây Nguyên về Đồng bằng duyên
hải miền Trung. Trên đường rút chạy bị quân ta truy kích tiêu diệt.
+ Ngày 24 - 3, Tây Nguyên được giải phóng với 60 vạn dân.
* Ý nghĩa: chuyển từ tiến công chiến lược Tây Nguyên thành tổng tiến công chiến
lược trên toàn miền Nam.
--------------------------------------------



×