Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích chiến lược đại dương xanh được áp dụng cho sản phẩm trà dr thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.52 KB, 11 trang )

MÔN: QUẢN LÝ MARKETING
Đề tài: Phân tích chiến lược đại dương xanh được áp dụng cho sản
phẩm trà Dr Thanh
Bài Làm:

Trong xã hội ngày nay môi trường cạnh tranh vô vùng khốc liệt, rất nhiều doanh
nghiệp cùng kinh doanh một loại sản phẩm – dịch vụ. Vì vậy hoạt động marketing ngày
càng đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng nếu không muốn bị đào thải. Tuy nhiệm vụ
của marketing vẫn là bổ sung giá trị và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng
marketing không còn là một bộ phận chức năng thực hiện những công việc được vạch
sẵn. Đối tượng của marketing cũng không chỉ là sản phẩm, giá cả, phân phối, khuyến
mãi như trước đây, mà đã được mở rộng hơn và bao gồm cả trải nghiệm và hành trình
tiêu dùng của khách hàng.
Cả hai lĩnh vực này đòi hỏi những người làm marketing phải tập trung vào các vấn đề
như quy trình, con người, đồng thời cần thấu hiểu khách hàng một cách sâu sắc. Những
yếu tố mới này mang lại nhiều cơ hội tuyệt vời để công ty tạo nên sự khác biệt, nhưng
chúng cũng là mối đe dọa mới với những doanh nghiệp yếu kém.
Marketing giờ đây trở thành thứ vũ khí lợi hại giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng,
kênh phân phối, thị trường và lợi nhuận. Công tác marketing thay đổi nhiều hơn dưới áp
lực cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, đặc biệt là ở các thị trường mở. Sự tiến bộ
vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi để các nhà cung
cấp và khách hàng giao tiếp - đặt quan hệ làm ăn với nhau, song lại khiến cho các nhà
cung cấp bộc lộ những yếu kém của mình nhanh hơn trước. Hiệu quả của marketing đã
trở thành mối quan tâm hàng đầu của Ban giám đốc mọi công ty, vì thế họ ngày càng chú
ý nhiều hơn tới vai trò và chi phí marketing.


Để đáp ứng yêu cầu mới, những người làm marketing phải liên tục trau dồi kỹ năng và
đặt trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm của mọi hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa
kênh phân phối và giao tiếp, cũng như cần chuyển từ việc đơn thuần là bán sản
phẩm/dịch vụ sang việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tối ưu. Một doanh nghiệp


không chịu thay đổi, không liên tục hoàn thiện chính mình sẽ trở nên cứng nhắc, thiếu
linh hoạt trước tình hình mới và chắc chắn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bại.
Tiếp thị phá cách dựa trên tư duy sáng tạo, không theo cách thông thường đang tồn tại.
Nó thách thức những gì đã và đang tồn tại để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Máy nghe nhạc Walkmam, cà phê internet ra đời là những ví dụ. Nó thách thức ngay cả
quy trình quản trị marketing truyền thống . Ngay trước khi Walkman ra đời thì làm gì có
phân khúc đó. Tiếp thị phá cách tạo ra thị trường khác với tiếp thị truyền thống là thỏa
mãn nhu cầu thị trường. Nếu vẫn dùng tư duy marketing truyền thống để phân phúc thì
làm gì có Walkman ra đời. Lối tư duy tiếp thị như vậy được gọi là tiếp thị pháp cách
(marketing phá cách). Tiếp thị phá cách là quá trình làm việc mà khi đem áp dụng sẽ tạo
ra các sản phẩm/dịch vụ có tính sáng tạo đáp ứng được nhu cầu, việc sử dụng, tình
huống, hoặc mục tiêu mà hiện thời chưa được đáp ứng, nó kiến tạo sản phẩm mới hay thị
trường mới
Tại Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công chiến lược
marketing phá cách. Nổi lên trong số đó là Tân Hiệp Phát. Cho dù có lúc thất bại nhưng
cho tới giờ, Tân Hiệp Phát vẫn là một cái tên được người ta nhắc đến với tư cách là một
thương hiệu Việt có tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm. Nó giúp cho chúng ta thêm tự
tin về một thế hệ thương hiệu Việt đang trỗi dậy mạnh mẽ. Khiến cho các ông lớn cũng
phải ngước nhìn một cách "say sưa" và "thán phục".
Với chiến lược phát triển thương hiệu dựa trên marketing phá cách, sau 15 năm
thành lập, Tập đoàn Tân Hiệp Phát từ một cơ sở sản xuất nhỏ đến nay đã lớn mạnh trên
thị trường, có nhiều sản phẩm được người tiêu dùng biết tới, đó là bia Bến Thành, nước
tăng lực Number One, Trà xanh không độ, trà Barley không độ và nay là trà thảo mộc
Dr.Thanh. Chúng ta sẽ cùng phân tích cách thức marketing với sản phẩm trà xanh không


điị và trà Dr.Thanh để thấy rõ chiến lược marketing phá cách Tân Hiệp Phát đã áp dụng
với sản phẩm này.
Trà xanh không độ:
Vào khoảng đầu năm 2006. Tập đoàn Tân Hiệp Phát tung ra thị trường Trà xanh

không độ. Loại thức uống giải khát này được đóng chai PET, tiện lợi cho người sử dụng.
Nhà đầu tư đã khôn ngoan kết hợp tất cả các yếu tố của marketing mix để khuếch trương
Trà xanh không độ. Về mặt sản phẩm: Sản phẩm trà xanh gần gũi với người tiêu dùng
Việt Nam, nhưng độc đáo vì được đóng chai trong những điều kiện sản xuất đặc biệt để
giữ lại các chất bổ dưỡng, có lợi cho cơ thể. Chai PET để đựng trà xanh chịu được nhiệt
độ cao vì phải chiết rót khi còn nóng. Ngay thời điểm ban đầu, Tân Hiệp Phát đã đầu tư
riêng cho mình dây chuyền sản xuất chai PET này. Không độ cũng được đầu tư khá kỹ
càng từ việc chọn lựa tên thương hiệu, logo, kiểu dáng bao bì, màu xanh lá cây tạo cảm
giác gắn kết với thiên nhiên cho đến việc sử dụng Number One làm thương hiệu bảo trợ.
Về chiến lược marketing: Ngay từ đầu khi tung ra sản phẩm mới, Tân Hiệp Phát đã lựa
chọn giải pháp truyền thông bùng nổ với quảng cáo truyền hình, báo chi, PR, kết hợp các
công cụ kích hoạt thương hiệu khác.Trà xanh không độ nhắm vào phân khúc nước giải
khát.
Chiến dịch marketing đã chuyển tải thành công thông điệp: Thức uống vượt trội so với
các loại nước giải khát thông thường khác ở chỗ có lợi cho sức khỏe.Sự thành công của
Trà xanh không độ có thể lý giải một phần ở lợi thế của người tiên phong (first mover).
Việc tung ra sản phẩm thiên nhiên có lợi cho sức khỏe, vốn là xu hướng mạnh mẽ của
thời hiện đại, là một chọn lựa rất khôn ngoan.Tất cả những chiến lược nói trên đã nhanh
chóng tạo được sự quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu Trà xanh không độ.
Trà Dr. Thanh
Khi mà người tiêu dùng trong cái khí trời đầu xuân, tết với những món ăn đa dạng, cái
cảm giác không còn ngon miệng nữa, cái cảm giác “khó chịu, nóng trong người” không
khỏi tránh nổi thì Dr.Thanh được định vị thương hiệu với những chức năng giải quyết


những nhu cầu đó. Sản phẩm tốt cho sức khỏe lên ngôi, bằng chứng là sự thành công của
trà xanh không độ, và tất nhiên câu chuyện “sản phẩm tốt cho sức khỏe” vẫn được áp
dụng cho Dr.Thanh.
Dùng ngay tên, hình ảnh của mình (Nguyễn Quý Thanh) làm biểu tượng cho nhãn hiệu
nước giải khát đã là cách làm độc đáo và táo bạo. Nhưng việc đặt ra giải pháp chữa

“nóng trong người” với 9 vị thảo mộc cung đình mới là cách tiếp cận thuyết phục người
tiêu dùng để tạo nên thành công của trà thảo mộc Dr.Thanh. Dr Thanh đặt ra giải pháp
chữa “nóng trong người” với 9 vị thảo mộc cung đình nhằm tiếp cận, thuyết phục người
tiêu dùng. Đây được coi là cách tiếp cận “thông minh và trúng đích”. Nhất là trong bối
cảnh người dân ngày càng có xu thế quay lại với các sản phẩm tự nhiên hoặc các vị
thuốc dân gian thay vì sử dụng hóa chất tràn lan. Cuộc sống công nghiệp, đồ ăn nhanh
cùng các chứng bệnh “nhà giàu” như béo phì, cao huyết áp, v.v… luôn khiến con người
cảm thấy bức bối, ngột ngạt. Đúng lúc đó, trà Dr Thanh xuất hiện với 9 loại thảo mộc
cung đình, thanh lọc cơ thể… và lập tức được đón nhận nồng nhiệt.
Giải mã thành công của trà Dr Thanh, nhiều chuyên gia về thương hiệu cho rằng, chính
việc “đi ngược lại xu thế” cùng với cách tiếp cận thông minh, trúng với nhu cầu của
người dân là câu trả lời khả thi nhất.
Bằng chứng của việc “đi ngược lại xu thế” là trong lúc kinh tế suy giảm, nhiều doanh
nghiệp chọn cách tiết giảm chi phí, trong đó có chi phí quảng cáo để hạ giá thành, thì
Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP Group) đã làm ngược lại, đầu tư khá lớn cho việc sản xuất
và quảng bá sản phẩm mới là trà thảo mộc Dr Thanh.
Quảng cáo với tần suất liên tục trong mấy tháng trời, liên tục và liên tục trên truyền hình.
Chỉ tính riêng chi phí quảng cáo trên truyền hình của Dr.Thanh, THP cũng phải trả một
khoản tiền khủng khiếp lắm rồi, chưa tính đến các kênh truyền thông khác cũng như các
chương trình. Đó là các đoạn phim quảng cáo dành cho sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh
với nhân vật chính là Dr. Thanh - Tổng giám đốc của tập đoàn THP Group phủ sóng liên
tiếp trên truyền hình, các sê-ri bài viết trên nhiều tờ báo uy tín… đã nâng cao tiếng vang
và khẳng định uy tín của thương hiệu mới này. Sự xuất hiện với mật độ dày trên các


phương tiện truyền thông của sản phẩm trà thảo mộc Dr.Thanh làm dấy lên sự tò mò, sự
quan tâm, thú vị của dư luận. Vì thế, thành công của trà thảo mộc Dr.Thanh chính là sự
kết hợp của nhiều giải pháp.
Và giờ thì ngay cả trẻ con cũng thuộc lòng slogan và bài hát của quảng cáo Dr Thanh.
Còn về kết quả sau 3 tháng tung ra thị trường của Dr Thanh là trà đã được đông đảo

người tiêu dùng đón nhận, sản phẩm có sự tham gia của 300 nhà phân phối, hơn 2.000
nhân viên và 1.000 xe tải tham gia chuyên chở. Từ sản lượng 300.000 chai/ngày đến nay
tập đoàn đã nâng sản lượng lên 600.000 chai/ngày nhưng cũng chỉ đáp ứng được 25%
nhu cầu sử dụng.
Đánh giá về phương thức marketing của trà Dr. Thanh, ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Chủ
tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Rượu - bia và nước giải khát Việt Nam cho rằng: “Đây
là một cách làm táo bạo và độc đáo, vì thế chúng tôi đánh giá cao cách xây dựng thương
hiệu của THP Group”.
Thấu hiểu sâu sắc rằng cuộc đời một thương hiệu kéo dài bao nhiêu lâu còn tùy thuộc
vào “phương cách sống” của chính thương hiệu đó, một thương hiệu sẽ dễ dàng bị khai
tử nếu không tạo cho mình sức sống, sáng tạo và đổi mới từng ngày, tập đoàn Tân Hiệp
Phát đã nỗ lực không ngừng để Trà xanh không độ, trà Dr Thanh cũng như các sản phẩm
khác có chỗ đứng vững chắc trong sự lựa chọn của người tiêu dùng Việt. Bài học về áp
dụng marketing phá cách mang lại thành công với Tập đoàn Tân Hiệp Phát đáng để các
doanh nghiệp khác học tập và noi theo.


Câu 2:

Làm thế nào để đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với thị trường đó là câu hỏi mà
khiến bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đau đầu?
Trong kinh doanh, hệ thống phân phối giống như hệ thống kênh mương đem nước
về làm tươi mát các cánh đồng. Để nước đến được với từng cánh đồng thì cần phải thông
dòng ở tất cả các nhánh kênh mương. Nước có chảy nhanh, chảy mạnh hay không phụ
thuộc rất nhiều các yếu tố khác nhau như độ lớn của kênh mương, độ dốc của dòng chảy,
mức độ cản trở của dòng nước… Doanh nghiệp chúng ta sản xuất sản phẩm muốn đưa
được sản phẩm tiếp cận được khách hàng mục tiêu phải nhờ qua kênh phân phối. Hệ
thống kênh phân phối là các cá nhân, các tổ chức kinh doanh độc lập hay các phương



tiện, công cụ trung gian có nhiệm vụ chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến thị trường, để
đáp ứng nhanh nhất cho người tiêu dùng. Kênh phân phối là tập hợp những trung gian
được nhà sản xuất chọn lọc và quyết định để đưa sản phẩm ra thị trường sao cho hiệu
quả nhất với chi phí thấp nhất.

Mỗi khi nói đến việc thiết lập kênh phân phối, chúng nhớ đến câu chuyện phân phối
bất thành Bia Lager của công ty Tân Hiệp Phát, sự cản trở trong quá trình phân phối có
khả năng đánh tan mọi mục tiêu của doanh nghiệp. Bởi vì khi xây dựng kênh phân phối,
có ba nhiệm vụ rất quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm, thứ nhất là làm cho sản
phẩm hiện diện (availability), cho sản phẩm có mặt ở nơi cần thiết sẵn sàng đón đợi
khách hàng để mua. Thứ hai là phải để cho người tiêu dùng nhận thấy được (visibility),
thực hiện tất cả những biện pháp cần thiết như trưng bày sản phẩm, treo dán vật phẩm
quảng cáo… để tác động đến người mua sắm, khiến họ dễ dàng quyết định mua sản
phẩm của chúng ta và thứ ba là biến điểm bán thành điểm tiếp thị (marketing at POS),
làm cơ sở để tiếp nhận các chiến dịch quảng cáo tiếp thị…thì Bia Lager của Tân Hiệp
Phát đã thất bại vì xung đột trong kênh phân phối. Cùng tìm hiểu để thấy đằng sau thành
công của Tân Hiệp Phát ngày nay , cũng có những lúc thất bại. Càng thấy được trong thị
trường cạnh tranh khốc liệt, một thương hiệu sẽ dễ dàng bị khai tử nếu không tạo cho
mình sức sống, sáng tạo và đổi mới từng ngày.
Bia Laser là một thương hiệu khá nổi tiếng của Tân Hiệp Phát, với ngân sách dành
cho quảng cáo của riêng nó là 2,7 triệu USD, đứng hàng thứ 6 trong danh sách các
thương hiệu có chi phí quảng cáo lớn nhất. Vậy Laser đã đạt được kết quả như thế nào
sau một loạt chương trình quảng cáo và truyền thông rầm rộ như vậy?Chắc hẳn ai trong
chúng ta cũng đều biết đến sản phẩm bia Laser. Họ đã xây dựng được mức độ brand
awareness gần như tuyệt đối. TVC của họ được người tiêu dùng, cũng như các chuyên
gia về Marketing và quảng cáo đánh giá là hay, thú vị và mang tính chuyên nghiệp. Nếu
bạn biết rằng những đoạn phim quảng cáo này do công ty Satchi & Satchi thực hiện với
kinh phí hơn 30 ngàn USD thì có lẽ bạn sẽ không ngạc nhiên lắm về chất lượng của nó.



Thật tình mà nói, hiếm có doanh nghiệp Việt Nam nào dám và có khả năng bỏ tiền ra
làm một loạt TVC như vậy. Slogan "Đi trước một bước" của họ cũng được đánh giá khá
cao. Chương trình quảng cáo và truyền thông của Laser có thể nói là thành công mỹ
mãn.Tuy nhiên, có lẽ họ đã thất bại trên một mặt trận khác, và rộng hơn, có lẽ họ đành
chấp nhận là kẻ thua trong cuộc chiến lớn giành thị phần trong thị trường bia Việt Nam,
một thị trường béo bở và có rất nhiều tiềm năng. Sự xuất hiện của Laser khiến chúng ta
vui mừng, mong đợi, và theo dõi từng bước chân của một thương hiệu Việt Nam tự
khẳng định mình bên cạnh những tên tuổi tầm cỡ quốc tế như Tiger và Heineken. Thế
nhưng thật đáng buồn, sự xuất hiện của họ như một cơn mưa rào, đến nhanh rồi đi cũng
rất nhanh. Thương hiệu Laser rầm rộ một thời gian rồi dường như cũng chìm dần vào
quên lãng. Chỉ sau hơn 1 tuần xuất hiện, Laser đã không tìm được chỗ đứng, không thể
tiếp cận được khách hàng. Vụ kiện quán Cây Dừa, chiến lược tái định vị thương hiệu đối
thủ cạnh tranh của bia Tiger có lẽ là những điểm quan trọng không thể thiếu khi nhắc
đến hay phân tích về thất bại của Laser. Vậy thất bại của Laser ở đây nằm ở chỗ nào?
Phải chăng là do xung đột kênh phân phối?
Laser muốn trở thành người đi đầu trong một thị trường mới, như Coke trong thị
trường Coca, Nescafe với cà phê hoà tan, Red Bull với nước tăng lực…, nhưng quan
trọng hơn cả là thị trường “bia tươi đóng chai” này có đi lên được hay không? Có thể
được nếu Laser đảm bảo được kênh phân phối nhưng thật đáng tiếc Laser lại không làm
được như vậy - Một điều mà trước đó, Tân Hiệp Phát đã làm được với Number One.
Number One thành công, còn Laser thì vẫn chỉ là một giấc mộng.
Kênh bán của Laser muốn nhắm đến đều bị hùng cứ bởi Tiger & Heineken. Vậy
muốn đánh bật địch thủ Laser phải đối mặt với 3 thứ: Một là tiền tài trợ phải cao hơn,
Hai là, phải thuyết phục điểm bán là Laser sẽ bán được, Ba là, chủ điểm bán sẽ phá vỡ
hợp đồng với VBL. Về tiền tài trợ có thể giải quyết, song rõ ràng Laser khó giải quyết
được (hãy đặt địa vị của chủ điểm bán, liệu chúng ta có dám đặt cược từ bỏ một con cá
to, để nhận một con cá nhỏ và được hứa hẹn một ngày nào đó nó sẽ lớn không). Do đó,


chuyện thỏa hiệp bán chung đã xảy ra. Và như thế là chủ điểm bán đã vi phạm hợp

đồng.Vụ kiện quán Cây dừa xảy ra.
Vụ kiện bắt đầu xảy ra hồi tháng 2 năm nay, khi Công ty Bia Việt Nam phát hiện
chủ quán Cây Dừa tự ý tháo gỡ bảng quảng cáo Tiger đặt chưa được 3 tháng ở mặt trước
lầu 1 của quán, thay vào đó là bảng quảng cáo lớn không kém của bia Laser. Laser nhãn hiệu của một công ty trong nước đang đưa ra chiến dịch quảng cáo khá rầm rộ theo
phong cách hiện đại để chiêu thị. Việc nhãn hiệu Laser được tung ra thị trường và xuất
hiện ngay vị trí đẹp nhất của quán bia nằm trên đường Trần Phú, không đơn thuần là
chiêu tiếp thị, mà thực sự một lời "tuyên chiến" đối với người khổng lồ Bia Việt Nam
vốn có hai thương hiệu mạnh là Tiger và Heneiken.
Hầu hết các cửa hàng, quán bia, đại lý... tại các tỉnh thành lớn như TP.HCM, Bạc
Liêu, Vũng Tàu... đều không "dám" nhận bán bia Laser. Thậm chí không dám trưng mẫu
quảng cáo có hình ảnh bia Laser vì các “đàn anh” đi trước như Tiger, Heineken, Bivina
đã ký hợp đồng độc quyền với họ. Theo các hợp đồng đã được ký kết này, các chủ quán
được nhận từ phía Tiger và Heineken một số tiền từ 50 triệu đến vài trăm triệu đồng một
năm với điều kiện chỉ được bán các nhãn hiệu bia Tiger, Heineken và Bivina. Trong các
hợp đồng nhận tài trợ này còn ghi rõ cấm bán, trưng bày quảng cáo, tiếp thị hay nhận
chiêu thị nữ bất kỳ thương hiệu bia nào khác ngoài các thương hiệu nói trên. Công ty sở
hữu nhãn bia Tiger đã kiện quán Cây dừa ra toà vì “tội” bán bia Laser.
Vụ án quán Cây Dừa kết thúc với phán quyết thắng kiện cho Công ty bia Việt Nam
và phần thua thuộc về quán Cây Dừa. Cũng kể từ đó bia Laser chìm vào quên lãng.
Liệu có giải pháp cho Laser không?
Trên thực tế, bia Laser đã không còn tồn tại trên thị trường được nhiều năm. Sự thất
bại của thương hiệu này chỉ để chúng ta nhắc lại và rút ra bài học về tầm quan trọng của
kênh phân phối với doanh nghiệp không còn đường thoát cho Laser nữa. Có chăng giờ
chỉ nên bàn xem Laser đã có thể được ra đời như thế nào để giảm thiểu rủi ro mà thôi.


Có một giải pháp theo tôi Tân Hiệp Phát nên thực thi vào thời điểm đó. Một phân
khúc thị trường đáng chú ý mà lẽ ra Tân Hiệp Phát nên khai thác ở thời điểm 2004-2005
là thị trường bia nhẹ vốn chưa có nhiều người chen chân vào, tại thời điểm này cũng chỉ
mới có Coors, San Mig và Saigon Special chiếm ưu thế, xu hướng uống bia nhẹ là không

thể đánh giá thấp khi một loạt các loại bia nhẹ sau khi được giới thiệu vào thị trường đã
mang lại thành công cho các nhà sản xuất. Bud Light hiện còn là loại bia chiếm thị phần
bia lớn nhất thế giới, 20%, còn thương hiệu đã có mặt tại Việt Nam, Coors Light đứng
thứ tư, 7.2%. Nếu Laser được tạo ra để nhắm vào thị trường này, xác suất thành công sẽ
cao hơn là thị trường bia tươi.
Trong phạm vi bài viết này tôi không đề cập đến khía cạnh cạnh tranh lành mạnh
hay không lành mạnh giữa các thương hiệu bia với nhau, chỉ xem trường hợp của bia
Laser là bài học đáng để các doanh nghiệp khác lưu ý: Thất bại do doanh nghiệp xung
đột kênh phân phối. Rõ ràng, không có người bán lẻ thì dù sản phẩm của doanh nghiệp
có hay đến đâu cũng không thể đến tay người tiêu dùng.

LASER – MỘT THỜI ĐÃ XA
Như đã thấy, Tập đoàn Tân Hiệp Phát có được thành công như ngày nay cũng đã
từng nếm trải những thất bại cay đắng. Quan trọng là họ dám nghĩ, dám làm, dám đổi
mới. Thiết nghĩ dù thất bại hay thành công cũng đều là những bài học quý giá cần suy
ngẫm với chính Doanh nghiệp cũng như các Doanh nghiệp khác.Một doanh nghiệp


không chịu thay đổi, không liên tục hoàn thiện chính mình sẽ trở nên cứng nhắc, thiếu
linh hoạt trước tình hình mới và chắc chắn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bại.
Tài liệu tham khảo:
1.

Giáo trình quản trị marketing – Trường ĐH Griggs

2.

Bài viết : Cuộc chiến trà xanh không độ - Thành Đạt – đăng tải trên website:



3.

Bài viết Giải pháp phân phối – Ths. Nguyễn Tân – CEO Brainmark Việt Nam

4.

Bài viết Bia Laser chết vì … đi trước 1 bước - Marketing Việt Nam ký sự - Phần 3.1

5.

Các bài tham khảo khác về trà xanh không độ, bia Laser, trà Dr Thanh và Tập đoàn
Tân Hiệp Phát.



×