Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo pháp luật hợp tác xã từ thực tiễn tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.17 KB, 75 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH MINH TRẠCH

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ
THEO PHÁP LUẬT HỢP TÁC XÃ TỪ THỰC TIỂN
TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH MINH TRẠCH

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ
THEO PHÁP LUẬT HỢP TÁC XÃ TỪ THỰC TIỂN
TỈNH SÓC TRĂNG
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
VÀ NGHĨA VỤ CỦA XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ ..................................... 9
1.1 Khái niệm, vai trò, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác
xã ................................................................................................................. 9
1.1.1 Khái niệm, vai trò của Hợp tác xã...................................................... 9
1.1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã .............................. 15
1.2 Cơ sở và căn cứ pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của xã viên ....... 18
1.2.1 Khái niệm quyền và nghĩa vụ của xã viên ......................................... 18
1.2.2 Cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ xã viên ........................................ 18
1.3 Các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ xã viên hợp tác xã .. 22
1.3.1 Các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ xã viên ................. 22
1.3.2 Vai trò của Điều lệ hợp tác xã trong việc đảm bảo thực hiện quyền
và nghĩa vụ xã viên ..................................................................................... 23
1.4 Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã của các nước trên thế giới ........... 23
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã ở các nước phát triển ................. 23
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã ở các nước đang phát triển ........ 25
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................... 27
Chương 2: THỰC TIỂN THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
XÃ VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN VỀ
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ................................................................................................. 30
2.1 Nội dung pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của xã viên......... 30

2.1.1 Quyền và nghĩa vụ sử dụng dịch vụ ................................................... 30
2.1.2 Quyền được phân phối thu nhập ........................................................ 32


2.1.3 Quyền và nghĩa vụ góp vốn ............................................................... 33
2.1.4 Quyền ứng cử, đề cử, biểu quyết và tham dự đại hội xã viên............ 34
2.1.5 Quyền kiến nghị, tiếp cận thông tin và khiếu nại, tố cáo ................... 38
2.1.6 Quyền được trả lại vốn góp khi rút khỏi Hợp tác xã, liên minh Hợp
tác xã và được chia giá trị tài sản còn lại khi Hợp tác xã giải thể............... 39
2.1.7 Nghĩa vụ tài chính về các khoản nợ và bồi thường thiệt hại ............. 42
2.1.8 Quyền tự nguyện gia nhập và rút khỏi tư cách thành viên Hợp tác
xã ................................................................................................................. 42
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của xã viên trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng................................................................................. 43
2.2.1 Khái quát một số nét về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội và
tình hình hoạt động của Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ................ 42
2.2.2 Thực trạng bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp
tác xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ............................................................... 46
2.3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa
vụ xã viên hợp tác xã................................................................................... 54
2.3.1 Phương hướng .................................................................................... 54
2.3.2 Giải pháp ............................................................................................ 55
2.4 Phương hướng và giải pháp tăng cường bảo đảm thực hiện quyền và
nghĩa vụ xã viên hợp tác xã ......................................................................... 56
2.4.1 Phương hướng .................................................................................... 56
2.4.2 Giải pháp ............................................................................................ 58
2.5 Một số kiến nghị.................................................................................... 58
2.5.1 Kiến nghị về quyền của xã viên ......................................................... 58
2.5.2 Kiến nghị về nghĩa vụ của xã viên ..................................................... 60
KẾT LUẬN ................................................................................................ 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 66


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh xu hướng quốc tế hóa và hội nhập ngày càng
nhanh và sâu, khoảng cách địa lý và rào cản ngôn ngữ ngày càng được thu
hẹp, chiến tranh đã lùi xa mặc dù đâu đó vẫn còn xung đột nội bộ. Trong một
thế giới hòa bình, hợp tác, hữu nghị và hội nhập như hiện nay, nhu cầu phát
triển kinh tế, ổn định xã hội là nhu cầu hết sức bức thiết của mỗi quốc gia. Để
ổn định xã hội, nâng cao mức sống cho nhân dân thì nhà nước phải tạo mọi
điều kiện để phát huy nội lực nền kinh tế. Để nội lực một quốc gia phát huy
hết hiệu quả của nó, thì mọi thành phần kinh tế trong cả nước phải được chú
trọng khơi thông.
Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á với thể chế chính trị xã hội chủ
nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng lý luận cho định hướng phát
triển của mình. Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời năm 1945,
Đảng và Nhà nước ta tiến hành xây dựng đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa
với nền kinh tế tập trung bao cấp, từng bước xóa bỏ kinh tế tư nhân, thiết lập
kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trên toàn lãnh thổ, nhưng đây là một sai
lầm nghiêm trọng của Đảng và Nhà nước ta. Từ cuối những năm 80 Đảng và
Nhà nước ta đã thấy được những sai lầm đó, cụ thể là từ ngày 20 đến ngày
29/03/1989 tại Hà Nội, Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 6 Ban chấp hành
khóa VI đã quyết định chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hóa sở hữu, đa
dạng hóa loại hình kinh tế nhằm phát huy tối đa nguồn nội lực trong nước để
đưa nền kinh tế thoát khổi khủng hoảng, trì truệ sau nhiều năm sai lầm của cơ
chế tập trung bao cấp. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế với nhiều thành phần

1


kinh tế, trong đó thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, cụ thể là Hợp
tác xã (HTX) đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Bên cạnh hàng loạt công
ty nhà nước ra đời theo quyết định số 90/TTg và 91/TTg ngày 7/3/1994, thì
Đảng và Nhà nước cũng đưa ra nhiều văn bản chỉ đạo nhằm kiện toàn thành
phần kinh tế tập thể, cụ thể là HTX để cùng với thành phần kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Như chúng ta đã biết, HTX được thành lập tại nước ta từ năm 1956
trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Sau khi miền Nam
hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, mô hình kinh tế HTX tiếp tục
được nhân rộng tại miền Nam với sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính
trị từ trung ương đến địa phương, Nhà nước đã quyết liệt hỗ trợ sức người,
sức của nhằm duy trì và phát triển loại hình kinh tế này, nhưng loại hình kinh
tế HTX, đặc biệt là HTX nông nghiệp, không mang lại hiệu quả như kỳ vọng,
đẩy nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng, rơi vào trì
trệ và khủng hoảng. Trước tình hình đó, ngày 13/01/1981 Ban bí thư ban hành
chỉ thị số 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, thường gọi tắt
là khoán 100. Tuy nhiên, sau quá trình áp dụng, nhận thấy khoán 100 còn
những hạn chế nhất định, tháng 04/1988 Bộ chính trị ra Nghị quyết 10 để đổi
mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đổi mới kinh tế xã hội ở
nông thôn. Chỉ thị 100 và Nghị quyết 10 đã tạo tiền đề cho mô hình kinh tế
HTX chuyển đổi từ hình thức cũ tập trung, bao cấp, mệnh lệnh với hình thức
sở hữu tập thể sang HTX hình thức mới dân chủ, tự nguyện vận hành theo cơ
chế thị trường với hình thức sở hữu tư nhân. Từ khi HTX chuyển sang hoạt
động theo hình thức mới, loại hình kinh tế này tiếp tục được sự quan tâm và
hỗ trợ của Nhà nước từ cơ chế chính sách đến các nguồn lực như tài chính,
đất đai, nhân lực,… Nhưng thực tế cho thấy, từ khi chuyển đổi cho đến nay,
loại hình kinh tế này tiếp tục gặp khó khăn, trì trệ, không thu hút được sự

2


quan tâm của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thành phần kinh tế nông hộ.
Do sự hỗ trợ của Nhà nước, về số lượng loại hình kinh tế này có duy trì với
một số lượng HTX nhất định, nhưng không đáng kể, còn chất lượng và hiệu
quả hoạt động thì ngày càng giảm súc theo từng năm. Từ những thực tiển đó,
câu hỏi được đặt ra là: Tại sao Hợp tác xã, đặc biệt là Hợp tác xã nông
nghiệp, được sự hỗ trợ của nhà nước cả về cơ chế, chính sách lẩn nguồn vật
lực cùng với sự tham gia chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị mà vẫn
không phát huy được hiệu quả? Tại sao Hợp tác xã không thu hút được sự
quan tâm của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là kinh tế nông hộ? Từ những
hoài nghi đó, tôi – người viết bài này tự hỏi, Quyền lợi và nghĩa vụ của xã
viên Hợp tác xã được pháp luật qui định như thế nào mà không thu hút được
sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là kinh tế hộ vào loại hình
kinh tế này? Và đây cũng là lý do mà tôi chọn chủ đề “Quyền và nghĩa vụ
của xã viên hợp tác xã theo pháp luật hợp tác xã từ thực tiễn tỉnh Sóc
Trăng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành luật kinh tế tại
Học viện Khoa học xã hội cho khóa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi ra đời cho đến nay, HTX luôn là chủ đề được quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, từ lĩnh vực kinh tế, chính trị,…đến luật học trong và
ngoài nước, nội dung nghiên cứu liên quan tới bài viết này trong những năm
gần đây có một số công trình tiêu biểu như sau:
2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
* Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã ở Việt
Nam hiện nay, Luận văn cao học luật của Doãn Thị Vân Anh, Đại học quốc
gia Hà Nội, 2014. Đề tài đã giải quyết được những vấn đề cơ bản đặt ra cho
đề tài về mặt lý luận cũng như thực tiễn, nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế
thực thi pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã.

3


* Một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng trên địa
bàn thành phố Hà Nội, Luận văn cao học luật của Trần Lệ Thu, Đại học quốc
gia Hà Nội, 2010. Đề tài đã tìm hiểu một số quy định pháp luật về thành lập
và hoạt động của HTX một số nước trên thế giới, ở Việt Nam và của một số
loại hình doanh nghiệp có tính chất tương đồng. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng
pháp luật về thành lập, hoạt động HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội để tìm
ra những phù hợp và sai lệch giữa lý luận và thực tiễn. Đánh giá những tồn
tại, bất cập và nguyên nhân, để từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp
nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật về thành lập, hoạt động HTX.
* Kinh tế hợp tác xã - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Liên minh
HTX Việt Nam, 1998. Đề tài nghiên cứu về sự khác biệt giữa lý luận và thực
tiển trong quá trình thành lập, hoạt động loại hình HTX ở nước ta, từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm góp phần ổn định và phát triển loại hình kinh tế
này tại Việt nam trong thời gian tới.
* Khung khổ pháp lý và kinh nghiệm phát triển hợp tác xã của một số
nước, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2006. Đề tài tập trung
nghiên cứu mối quan hệ giữa khung pháp lý và sự phát triển của HTX, nhằm
đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện khung pháp lý về loại hình kinh tế này.
* Đổi mới cơ chế quản lý hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội,
Luận văn cao học của Vũ Mạnh Nam, Đại học quốc gia Hà Nội, 2010. Đề tài
tìm hiểu và hoàn thiện cơ chế quản lý HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội nói
riêng và cả nước nói chung, góp phần hoàn thiện khung pháp lý HTX.
* Một số giải pháp về khung pháp lý cho dịch vụ hỗ trợ phát triển hợp
tác xã ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), TS. Nguyễn Minh
Tú, 2010.

4



* Những vấn đề pháp lý về đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ của các doanh nghiệp tập thể, Luận văn cao học của Nguyễn Đức
Long, Đại học quốc gia Hà Nội 1996.
* Chế độ pháp lý xã viên HTX – Những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Luận văn cao học luật của Nguyễn Thị Ngọc Hà, Đại học luật Hà Nội, 1997
* Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong quá trình chuyển đổi HTX, Luận
văn cao học luật của Hoàng Thị Vinh, Đại học luật Hà Nội, 1999
* Cơ sở lý luận của đổi mới tổ chức và quản lý các HTX, Luận án Tiến
sĩ luật học của Trần Thị Thơ, Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
* Hợp tác xã trong quá trình chuyển đổi: Nghiên cứu về quyền sở hữu
trong sáp nhập, Luận văn cao học luật, Lovisa Nilsson, Đại học Thụy Điển,
2010. Đề tài nghiên cứu về kỳ vọng và mối quan hệ giữa các xã viên và ban
quản trị sau khi sáp nhập HTX, cũng như niềm tin giữa các xã viên trong
HTX.
* Chính sách và pháp luật Hợp tác xã ở Đông nam Phi, Tổ chức lao
động quốc tế, Jan Theron, 2010. Đề tài nghiên cứu, phân tích và so sánh chính
sách và khung pháp lý về HTX giữa các quốc gia Đông nam Phi. Từ đó tìm ra
mối quan hệ giữa chính sách, khung pháp lý với sự phát triển của loại hình
HTX.
* Mối quan hệ giữa các xã viên Hợp tác xã tại Montana, Luận văn tiến
sĩ, Hardial Singh Saini, 1965. Đề tài tập trung nghiên cứu mối liên hệ thực tế
giữa các xã viên tại HTX Montana để đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn
thiện mối quan hệ này để góp phần phát triển loại hình kinh tế HTX.

5



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích tổng quát
Mục đích của bài nghiên cứu này là nhằm tìm ra nguyên nhân tại sao
HTX ra đời và tồn tại ở nước ta trong một thời gian dài như vậy mà không thu
hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là kinh tế hộ? Tại
sao các xã viên không “mặn mà” với loại hình kinh tế này?
3.2 Các mục tiêu cụ thể
Để làm sáng tỏ mục tiêu tổng quát, bài nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ một
số mục tiêu cụ thể sau:
* Làm rỏ sự khác biệt giữa HTX và các loại hình doanh nghiệp theo
luật doanh nghiệp hiện hành;
* Làm rỏ sự khác biệt giữa quyền và nghĩa vụ xã viên HTX với quyền
và nghĩa vụ của thành viên của các loại hình doanh nghiệp khác theo luật
doanh nghiệp hiện hành;
* Khảo sát và thăm dò ý kiến xã viên, lãnh đạo HTX và các tầng lớp
dân cư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng về quyền và nghĩa vụ của xã viên cũng
như những vướng mắc làm họ chưa hài lòng về loại hình kinh tế này.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rỏ các mục tiêu đặt ra, bài nghiên cứu sẽ trả lời được các câu
hỏi sau:
* HTX và các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp khác nhau
như thế nào?
* Quyền và nghĩa vụ xã viên HTX khác quyền và nghĩa vụ thành viên
các loại hình doanh nghiệp khác như thế nào?
* Tại sao HTX không thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là kinh tế hộ?

6



* Tại sao hiệu quả hoạt động của HTX ngày càng giảm sút, trong khi
đó nó được Nhà nước hỗ trợ từ cơ chế đến các nguồn lực vật chất khác?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài này là HTX, cụ thể là quyền và nghĩa vụ
của xã viên của HTX theo pháp luật HTX.
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là HTX trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, trong giai
đoạn từ 2010 đến 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử và phương pháp logic làm phương pháp luận cơ bản và xuyên suốt
trong quá trình nghiên cứu của mình, cùng với một số phương pháp nghiên
cứu khoa học xã hội khác, cụ thể là:
* Phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi theo mẩu và phỏng vấn
trực tiếp lãnh đạo, xã viên Hợp tác xã và các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp từ các Hợp tác xã,
Liên hiệp Hợp tác xã, liên minh Hợp tác xã, Cục thống kê trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tổng cục thống kê và một số
nguồn đáng tin cậy khác trên internet.
* Phương pháp so sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa
quyền, nghĩa vụ của xã viên HTX và quyền, nghĩa vụ của thành viên của các
loại hình doanh nghiệp khác, cũng như sự khác biệt giữa doanh nghiệp với
Hợp tác xã. Đồng thời so sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa Hợp
tác xã tại Việt Nam và Hợp tác xã ở các nước khác trên thế giới.

7



* Phương pháp quy nạp và diễn dịch nhằm tìm ra mối liên hệ mang tính
quy luật chung từ kết quả thu thập, phân tích, so sánh của 3 phương pháp trên.
* Quy trình nghiên cứu:
So sánh HTX
với các loại
hình doanh
nghiệp khác

So sánh quyền và nghĩa
vụ xã viên với quyền và
nghĩa vụ thành viên của
các loại hình doanh
nghiệp khác

Phỏng vấn xã viên
và các tầng lớp dân
cư khác về tính hấp
dẫn của HTX đối
với họ

Đề ra kiến nghị
và giải pháp

Kết luận

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ý
nghĩa cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Hợp tác xã trong tương lai.
Đồng thời đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho Hợp tác xã và
xã viên trong việc tổ chức, điều hành HTX trong thực tiển.

7. Cơ cấu của luận văn
Bao gồm phần mở đầu và 2 chương với các phần chính sau đây:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về quyền và nghĩa vụ của xã
viên Hợp tác xã
Chương 2: Thực tiễn thực hiện về quyền và nghĩa vụ của xã viên trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng và những giải pháp đảm bảo thực hiện và hoàn thiện
pháp luật về quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay
Kết luận

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ
1.1 Khái niệm, vai trò, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp
tác xã
1.1.1 Khái niệm, vai trò của Hợp tác xã
1.1.1.1 Khái niệm
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm HTX, trong đó có
4 cách hiểu chính:
Cách hiểu 1: HTX là tổ chức kinh tế hoạt động vì mục đích tối đa hóa
lợi nhuận. Với cách hiểu này thì HTX chưa và khó thể hiện tính xã hội và
nhân văn cao như mong muốn. Trong trường hợp này, HTX chịu sự chi phối
của những người góp vốn lớn, có thể đem lại lợi ích cho nền kinh tế và cho
một số ít người góp vốn lớn, chứ chưa đem nhiều lợi ích cho số đông xã viên
là người góp vốn nhỏ.
Cách hiểu 2: HTX là tổ chức mang nặng tính từ thiện, lấy việc giúp đỡ
người nghèo, người khó khăn là chính. Với cách hiểu này, HTX chỉ tồn tại
nếu có tổ chức bao cấp hay có nguồn “tài trợ” thường xuyên. HTX làm ra thì

ít mà tiêu là chính nên khó tồn tại lâu dài và nhất là không thể đáp ứng nhu
cầu số lượng xã viên lớn.
Cách hiểu 3: HTX có hoạt động kinh doanh nhưng không được coi hoạt
động như doanh nghiệp; hạn chế các hoạt động cạnh tranh và quyền của
HTX trên thị trường. Do đó, tính xã hội, nhân văn của HTX vẫn phần nào
mang màu sắc của tính “từ thiện”, mang tính “chỉ định” như “hạn chế HTX
tham gia thị trường”, “bắt buộc phải sử dụng dịch vụ của HTX”,…. Điều đó
dẫn đến tình trạng HTX dễ ỷ thế độc quyền, không phát triển được, không
9


cạnh tranh được và tất yếu dẫn đến khó khăn, cần sự bao cấp nhiều của Nhà
nước.
Cách hiểu 4: HTX hoạt động như doanh nghiệp, có các quyền như
doanh nghiệp khác, cạnh tranh trên thị trường với các loại hình doanh nghiệp
khác và mang tính xã hội nhân văn cao do thu hút người nghèo, người yếu thế
và đem lại lợi ích cho họ. Với cách hiểu này, HTX có thể phát triển bền vững,
thật sự tự chủ, về lâu dài không nhất thiết cần sự hỗ trợ cụ thể về tài chính của
nhà nước, đem lợi ích lâu dài cho xã viên và cho xã hội. Đây chính là cách
hiểu phổ biến trên thế giới, nhất là ở tất cả các nước có mô hình HTX kiểu
mới thành công.[5, tr. 7]
Theo điều 3 luật HTX hiện hành 2012 của Việt Nam thì HTX được
định nghĩa như sau:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp
nhân, do ít nhất 07 xã viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu
chung của xã viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân
chủ trong quản lý hợp tác xã.
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê-nin, kinh tế nông thôn có
những nét cơ bản sau đây:

Thứ nhất, kinh tế nông thôn là một bộ phận chủ yếu của thành phần sản
xuất hàng hóa nhỏ, tồn tại khách quan và lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Phát triển lý luận của K.Marx về thời kỳ quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, V.I.Lenin đã chỉ rõ đặc điểm lớn nhất,
xuyên suốt của thời kỳ đó là sự tồn tại một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
với những giai cấp cơ bản: tư sản, tiểu tư sản, công nhân và những người lao
động tập thể. Nhưng ông cũng chỉ rõ, tùy điều kiện mỗi nước mà các thành
phần kinh tế và giai cấp sẽ có những điểm khác biệt. Ông nhấn mạnh: giữa
10


các thành phần kinh tế ấy, tính tự phát tiểu tư sản chiếm ưu thế, số đông, thậm
chí là đại đa số nông dân đều là những người sản xuất hàng hóa nhỏ.
Cả K.Marx, F.Engels và V.I.Lenin đều thống nhất quan niệm là các
thành phần trên sẽ tồn tại lâu dài, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Đó là vì, một mặt, như F.Engels chỉ ra là do người nông dân là một nhân
tố rất cơ bản của dân cư, của nền sản xuất và của chính quyền, nên sự tồn tại
của nó là có lợi cho giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư
bản. Mặt khác, do toàn bộ tâm lý, tập quán sản xuất nhỏ tồn tại hàng trăm
năm đã tạo “một cơ sở có những cội rễ rất sâu và rất chắc” vào ý thức tư hữu
của người nông dân, nên họ sẽ chống lại bất cứ sự can thiệp, hay kiểm kê,
kiểm soát nào của nhà nước, vì vậy việc thay thế chế độ tư hữu nhỏ bằng chế
độ công hữu là không thể tiến hành một lần mà xong được. Vậy nên,
V.I.Lenin đã cực lực phê phán những tư tưởng nóng vội muốn xóa bỏ ngay
mọi hình thức tư hữu để xác lập chế độ công hữu.
Thứ hai, cần phải cải tạo giai cấp tiểu tư sản cùng với những tập quán,
những thói quen của giai cấp ấy, và địa vị kinh tế của giai cấp ấy theo con
đường xã hội chủ nghĩa. Mặc dù xác định sự tồn tại lâu dài của kinh tế tiểu
nông, nhưng điều đó không có nghĩa là giai cấp vô sản để mặc họ, mà ngược
lại, phải cải tạo họ, phải tiêu diệt cái cơ sở vô cùng rộng lớn và có cội rễ rất

sâu và rất chắc cho sự duy trì và phục hồi lại chủ nghĩa tư bản trong cuộc đấu
tranh ác liệt chống chủ nghĩa cộng sản. Đó là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng
theo F.Engels, thì “Nếu chúng ta xác định được lập trường của chúng ta đối
với tiểu nông thì chúng ta sẽ có mọi tiêu điểm để xác định được thái độ của
mình đối với những thành phần khác trong dân cư nông thôn.” Thấm nhuần tư
tưởng của F.Engels, V.I.Lenin luôn nhắc nhở giai cấp vô sản là không được
quên kẻ thù chủ yếu trong bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội là giai cấp tiểu tư sản và tính tự phát tiểu tư sản, cùng với những tập quán,
11


những thói quen, và địa vị kinh tế của giai cấp ấy. Ông nói, nếu giai cấp vô
sản xóa bỏ được chế độ tư hữu của người tiểu nông thì cũng có nghĩa là họ đã
“nhổ được những gốc rễ sâu xa hơn và dai dẳng hơn của những quan hệ cũ
tiền xã hội chủ nghĩa, thậm chí tiền tư bản.” Khi đó, và chỉ có khi đó giai cấp
tư sản mới hết cơ sở để tái sinh và tồn tại.
Về cải tạo sản xuất nhỏ, cả K.Marx, F.Engels và V.I.Lenin đều có chung
quan niệm là phải lôi cuốn nông dân đi theo chủ nghĩa xã hội. Các ông cho
rằng, nếu giải phóng nông dân mà chỉ dừng lại ở việc đưa ruộng đất và tự do
cho họ, thì đó mới chỉ là bước đầu; nhiệm vụ của giai cấp vô sản và chính
đảng của nó còn lớn hơn, và khó khăn hơn nhiều. Đó là phải xóa bỏ tư hữu,
dẫn dắt nông dân xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, để không vì sự yếu
đuối và thiếu năng lực cạnh tranh của họ mà bị phân hóa trong guồng máy tư
bản chủ nghĩa.
Thứ ba, con đường cơ bản để cải tạo nông dân là tập hợp họ vào các
HTX. Những người nông dân sau khi thoát khỏi chế độ bóc lột của chủ nghĩa
tư bản trở thành người nông dân tự do và được chia ruộng đất thuộc nhà nước.
Nhưng, sự thâm nhập của sản xuất hàng hóa vào nông nghiệp, sự cạnh tranh
giữa nông dân, những cuộc đấu tranh giành đất đai, giành độc lập kinh tế… đã
dẫn đến tình trạng phân hóa trong nông dân: giai cấp tư sản nông dân lấn át

trung nông và nông dân nghèo. Đó là vấn đề có tính quy luật. Vì vậy, chừng
nào người nông dân chưa trở thành những người lao động tập thể trong các
HTX thì chừng đó vẫn còn nguy cơ đói nghèo và bị bóc lột. Trong “Tuyên
ngôn thành lập Hiệp hội công nhân Quốc tế,” K.Marx đã nhấn mạnh: muốn
giải phóng nông dân, giải phóng quần chúng lao động, thì cần phải phát triển
lao động hợp tác trên quy mô cả nước, bằng con đường kinh tế, chứ không
phải bằng những biện pháp tội lỗi đối với nông dân. Sau này V.I.Lenin làm rõ
thêm: HTX là hình thức kinh tế quá độ thích hợp để chuyển từ sản xuất nhỏ
12


sang sản xuất lớn, đưa những nhà sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội, do đó,
đưa nông dân vào HTX là con đường duy nhất mang lại lợi ích cho họ, và
cũng là con đường cơ bản nhất, dễ dàng nhất để cải tạo họ theo chủ nghĩa xã
hội. Tuy nhiên, do “những thói quen lâu đời, cố cựu, bất di bất dịch” đã ăn sâu
vào tiềm thức của nông dân nên họ sẽ không sẵn sàng từ bỏ những lợi ích
riêng để đi theo giai cấp công nhân trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Vì vậy, giai cấp vô sản phải lãnh đạo họ, đấu tranh với họ để gây ảnh
hưởng tới họ và lôi cuốn họ tham gia HTX. Chừng nào giai cấp vô sản tổ
chức được toàn thể nông dân vào HTX, thì chừng đó họ mới thật sự đứng
vững được cả hai chân trên miếng đất xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, trong quá trình cải tạo nông dân, cần có những bước đi thận
trọng, với những chính sách và biện pháp thích hợp. Mặc dù tư tưởng của Chủ
nghĩa Marx-Lenin là xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu trong
chủ nghĩa xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là phải tiến hành quốc hữu
hóa ngay một lúc tất cả các tư liệu sản xuất xã hội; mà ngược lại, có thể và
cần phải sử dụng những giải pháp mềm dẻo, linh hoạt, thích hợp với tình hình
cụ thể ở mỗi giai đoạn cụ thể của cách mạng. Tức là, việc xóa bỏ các thói
quen, xóa bỏ địa vị kinh tế của thành phần sản xuất hàng hóa nhỏ, đưa những
người sản xuất hàng hóa nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu, nhưng

không phải bằng các biện pháp tước đoạt như đối với địa chủ, cũng không
phải bằng những biện pháp lập pháp hay hành chính hấp tấp và thiếu thận
trọng, và nhất là, không được “biến công cuộc hợp tác hóa thành một trò chơi
ngu ngốc” để khiến cho nông dân phải phẫn nộ. Đó là vì, tất cả điều đó chỉ sẽ
gây thêm khó khăn cho bước quá độ, và do đó sẽ kéo dài thêm bước quá độ
đó mà thôi. Ngược lại, giai cấp vô sản phải giúp đỡ nông dân, phải lôi kéo họ
tham gia HTX bằng chính việc làm tốt đẹp của HTX. Nói cách khác, HTX
phải là tấm gương để nông dân nhìn vào đó mà đưa ra quyết định có tham gia
13


HTX hay không. Cho nên, như F.Engels đã khẳng định, là: “tấm gương của
những HTX nông nghiệp đó sẽ chứng minh cho ngay cả những người cuối
cùng trong đám nông dân có mảnh ruộng đất nhỏ, còn ngoan cố và có thể cho
cả một vài phú nông thấy rõ những điều lợi của nền kinh tế lớn, HTX quy mô
lớn.” [51, tr. 1-3]
1.1.1.2 Vai trò
Hiện nay kinh tế hợp tác không phải là khu vực chính để tạo ra nhiều
lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế, nhưng là khu vực có vai trò, vị trí quan trọng
trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho đông đảo người lao
động, tạo sự ổn định về chính trị - xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể là:
* Hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp nhau tăng sức
cạnh tranh, khai thác các nguồn tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật để phát
triển, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất, thực hiện tốt vai trò là
cầu nối giữa các hộ sản xuất, xã viên với nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà
nước;
* Hợp tác xã góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ
thuật hiện đại tới các thành phần kinh tế hộ nhỏ lẻ, tích tụ ruộng đất, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

* Hợp tác xã phát triển sẽ tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết
công ăn, việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống ổn định cho xã viên và
người lao động, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương, là tiền
đề quan trọng để thực hiện dân chủ hoá và nâng cao văn minh ở nông thôn;
* Hợp tác xã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết hỗ trợ
giúp đỡ lẫn nhau để vượt nghèo, góp phần làm giảm bớt những mặt tiêu cực
của kinh tế thị trường và ổn định xã hội ở nông thôn.[5, tr.10]

14


1.1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
HTX cũng giống như doanh nghiệp, về bản chất cũng là một phương
thức liên minh của những cá nhân nhằm mục đích thực hiện những mục tiêu
kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên, HTX và Doanh nghiệp có những khác biệt cơ
bản như sau:
* Về nguyên tắc biểu quyết: Mỗi xã viên có một phiếu biểu quyết ngang
nhau không phụ thuộc vào mức độ góp vốn của xã viên là một nguyên tắc đặc
thù riêng có trong mô hình tổ chức kinh tế HTX. Nguyên tắc này đảm bảo
quyền điều hành HTX được phân chia đều cho mọi xã viên, kể cả các xã viên
yếu thế về kinh tế cũng có tiếng nói ngang bằng với những xã viên khác có
điều kiện kinh tế tốt hơn. Và như vậy, quyền điều hành hợp tác xã sẽ không bị
rơi vào tay một hoặc một nhóm xã viên có khả năng tài chính có thể hướng
hoạt động của HTX đi ngược lại lợi ích của các xã viên yếu thế khác.
* Về mục tiêu hoạt động: Khác với các loại hình doanh nghiệp đang tồn
tại theo quy định của Luật doanh nghiệp, tuy đều được coi là pháp nhân có địa
vị pháp lý độc lập so với các xã viên đã tạo ra nó, nhưng giữa doanh nghiệp
và HTX lại có điểm rất khác biệt về lợi ích. Doanh nghiệp có lợi ích độc lập
của nó so với lợi ích của các thành viên góp vốn. Mọi hoạt động của doanh
nghiệp đều có một mục tiêu đầu tiên và tiên quyết là tạo ra lợi ích cho bản

thân doanh nghiệp chứ không phải là lợi ích của các thành viên góp vốn. Lợi
ích của các thành viên góp vốn chỉ được thể hiện gián tiếp thông qua việc
phân chia lợi nhuận do kết quả sản xuất kinh doanh tốt của doanh nghiệp hoặc
do tăng giá trị của phần vốn góp trên thị trường chuyển nhượng.
Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp,
các cá nhân tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp không được phép đặt
lợi ích của các thành viên góp vốn lên trên lợi ích của doanh nghiệp đó.
Doanh nghiệp được lập nên nhằm mục đích giao dịch với các đối tác không
15


phải là các thành viên đã góp vốn lập ra doanh nghiệp để có thể đạt được mục
đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong trường hợp có giao dịch
giữa doanh nghiệp và các thành viên góp vốn vào doanh nghiệp thì vẫn phải
bảo đảm nguyên tắc của thị trường, có nghĩa là thành viên góp vốn vào doanh
nghiệp không được phép có sự ưu tiên hơn, lợi ích nhiều hơn so với các đối
tác bình thường khác của công ty. Thậm chí, mọi giao dịch giữa doanh nghiệp
với thành viên góp vốn của doanh nghiệp và những người có liên quan của
thành viên góp vốn đều được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều so với
các giao dịch tương tự của doanh nghiệp với đối tác thông thường theo
nguyên tắc kiểm soát giao dịch tư lợi được quy định trong Luật doanh nghiệp.
Trong khi đó, chúng ta có thể thấy một điều trái ngược hẳn trong quan
hệ giao dịch giữa HTX với các xã viên. Có thể nói rằng, hợp tác xã được các
xã viên tạo ra để thực hiện hoạt động kinh doanh như một cánh tay nối dài của
hoạt động sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng của các xã viên, là công cụ của
xã viên trong việc hạn chế chi phí bỏ ra hoặc gia tăng giá trị nhận được. Xuất
phát từ nguyên lý đó, các giao dịch giữa HTX và những người góp vốn thành
lập ra nó chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các hoạt động của HTX, bởi vì đây
chính là lý do để HTX được thành lập.
Một điểm khác biệt căn bản nữa giữa HTX và doanh nghiệp, đó là HTX

không có lợi ích riêng, độc lập với lợi ích của các xã viên. Trong mọi hoạt
động, HTX đều có một mục tiêu đầu tiên và tiên quyết là tạo ra lợi ích cho các
xã viên chứ không phải là lợi ích của chính HTX. Do đó, lợi ích của các xã
viên được thể hiện trực tiếp thông qua việc giao dịch với HTX, hưởng các ưu
đãi về chi phí, giá mua, giá bán hay các lợi ích khác tốt hơn những đối tác
không phải là xã viên khi thực hiện các giao dịch tương tự với HTX. Chính vì
trách nhiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho xã viên với chi phí phi thị trường
nên lợi nhuận tích lũy được của hợp tác xã thường là không đáng kể. Do đó,
16


pháp luật của nhiều nước trên thế giới không đánh thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với HTX mà chỉ đánh thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập của
các xã viên.[5, tr. 18]
* Về nguyên tắc hoạt động: HTX cũng như các doanh nghiệp được tự
do đăng ký kinh doanh bất cứ ngành nghề nào giống như các doanh nghiệp,
HTX được công nhận là tổ chức có tư cách pháp nhân giống như các công ty
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Ngoài ra, với mục đích tương trợ, giúp
đỡ giữa các xã viên tham gia HTX, cùng góp vốn, góp sức, cùng hoạt động
sản xuất kinh doanh, cùng hưởng lợi, cùng chịu trách nhiệm. HTX còn có các
nguyên tắc mang tính đặc trưng như tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai
và cùng có lợi.
* Về tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Tính tự chủ này
thể hiện kể từ khi doanh nghiệp hoặc HTX lựa chọn ngành nghề kinh doanh
để đăng ký thành lập cho đến khi đi vào hoạt động. Không có bất cứ cá nhân
hay tổ chức nào khác can thiệp vào việc lựa chọn nghành nghề kinh doanh
của họ.
* Về vốn góp: Tài sản của công ty được hình thành từ sự đóng góp của
các cổ đông (đối với công ty cổ phần), của các thành viên (đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn), tài sản của HTX cũng được hình thành một phần từ sự

đóng góp của các xã viên HTX. Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu
hạn chỉ quan tâm duy nhất đến “đối vốn” mà không hề quan tâm đến vấn đề
“đối nhân”.
* Về chế độ trách nhiệm hữu hạn: Đối với HTX, sau khi được thành
lập HTX cũng được coi là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có tài sản
riêng có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm hữu hạn bằng tài sản của mình,
trong phạm vi vốn góp của mình, cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ, rủi
ro, thiệt hại, các khoản lỗ của HTX.
17


1.2 Cơ sở và căn cứ pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của xã viên
Hợp tác xã
1.2.1 Khái niệm quyền và nghĩa vụ của xã viên
* Quyền của xã viên là những hành vi mà xã viên được làm hoặc không
phải làm theo quy định của pháp luật hợp tác xã.
* Nghĩa vụ của xã viên là những hành vi mà xã viên phải làm hoặc
không được làm theo quy định của pháp luật hợp tác xã.
1.2.2 Cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của xã viên Hợp tác xã
1.2.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội
* Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chủ đạo: Đất nước ta đang
trong giai đoạn quá độ lên xã hội Xã hội chủ nghĩa với trình độ của Lực lượng
sản xuất còn thấp cho nên khi xây dựng Quan hệ sản xuất phải dựa trên
nguyên tắc “phù hợp giữa trình độ của Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản
xuất”.
* Nguyên lý kinh tế - chính trị: Nghị quyết số 13-NQ/TW của Đảng đã
xác định “Quá độ” là một quá trình hết sức lâu dài, trong giai đoạn này nền
kinh tế tồn tại nhiều thành phần, nhưng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ
vai trò chủ đạo, Phân phối thu nhập theo lao động và lấy lợi ích cá nhân làm
động lực phát triển kinh tế.

* Nguyên tắc hiến định: Khoản 2 điều 51 Hiến pháp 2013 khẳng định,
Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế
quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và
cạnh tranh theo pháp luật.
1.2.2.2 Cở sở pháp lý
a. Cơ sở pháp lý quốc tế
* Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa:

18


Dưới góc độ luật pháp quốc tế thì quyền kinh tế được thừa nhận trong
Công ước quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Đây là nguồn
pháp lý quốc tế quan trọng làm cơ sở để xây dựng quyền và nghĩa vụ của
công dân nói chung và xã viên HTX nói riêng. Công ước này buộc các quốc
gia thành viên phải thừa nhận các quyền kinh tế với những nội dung được quy
định từ điều 6 và điều 7 cơ bản như sau:
- Quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ
hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp nhận;
- Quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công
bằng và thuận lợi. Cơ hội ngang nhau cho mọi người trong việc được đề bạt
lên chức vụ thích hợp cao hơn, chỉ cần xét tới thâm niên và năng lực làm việc.
* Khuyến nghị số 193 về khuyến trợ các Hợp tác xã, 2002:
Hội đồng quản trị Tổ chức lao động quốc tế triệu tập Hội nghị toàn thể
tại Geneve, tại kỳ hợp lần thứ 90, ngày 03 tháng 06 năm 2003. Hội nghị đã
thống nhất thông qua Khuyến nghị với những nội dung cơ bản sau:
- Công nhận tầm quan trọng của HTX trong vấn đề tạo việc làm, huy
động các nguồn lực, tạo vốn đầu tư và sự đóng góp của HTX vào nền kinh tế,
- Cộng nhận rằng, các HTX được hoạt động trong tất cả các ngành
trong nền kinh tế,

- Thuật ngữ “Hợp tác xã” chỉ một hiệp hội tự chủ của nhiều người tự
nguyện hợp lại để thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng chung của mình về kinh
tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh nghiệp đồng sở hữu và được quản
lý một cách dân chủ.
* Tuyên bố về quy định về Hợp tác xã 1995:
Tuyên bố về quy định về Hợp tác xã 1995 được Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc thông qua năm 1995 với những nguyên tắc cơ bản như sau:

19


- Tham gia tự nguyện và mở rộng: các HTX là các tổ chức tham gia tự
nguyện và mở rộng để mọi người có thể sử dụng dịch vụ của mình và sẳn
sàng nhận trách nhiệm xã viên mà không bị phân biệt giới tính, xã hội, nguồn
gốc, chính kiến hay tôn giáo,
- Quản lý thành viên theo hình thức dân chủ: Các HTX là các tổ chức
dân chủ, mỗi xã viên đều có quyền bầu như nhau (mỗi người một lá phiếu).
- Tham gia vào các hoạt động kinh tế,
- Tự chủ và độc lập,
- Giáo dục đào tạo và thông tin,
- Hợp tác giữa các Hợp tác xã,
- Quan tâm tới cộng đồng.
b. Cơ sở pháp lý quốc gia
Việt Nam là một nước với thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, với vai trò
lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản việt nam về mọi mặt đời sống xã hội,
cho nên những quan điểm, nghị quyết, chỉ thị,…của Đảng cộng sản việt nam
cũng là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc nghiên cứu, phân tích để hoàn
thiện pháp luật nói chung, pháp luật HTX nói riêng.
* Nghị quyết số 13-NQ/TW:
Nghị quyết số 13-NQ/TW hội nghị lần thứ 5 khóa IX về tiếp tục đổi

mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã xác định: “Kinh tế tập
thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là
nòng cốt, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền
tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Để đạt được mục tiêu đó Nghị
quyết đề ra một số nhiệm vụ cần làm, trong đó có một số nhiệm vụ liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của xã viên HTX là:
- Thống nhất nhận thức về các quan điểm phát triển kinh tế tập thể:
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác
20


xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi
những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn
(trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn
góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu
trách nhiệm. Thành viên kinh tế tập thể bao gồm các thể nhân và pháp nhân,
cả người ít vốn và nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ.
- Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các
thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của thành
viên.[ 3 ]
* Chỉ thị số 20 – CT/TW:
Chỉ thị số 20 – CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện nghị quyết hội
nghị trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể. Để tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 5 (khoá IX) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra về
phát triển kinh tế tập thể, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng chỉ đạo
tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 5 (khoá IX), Nghị quyết Đại hội X về phát triển kinh tế tập

thể, luật Hợp tác xã và các chính sách phát triển kinh tế tập thể đến các cấp,
các ngành, các tổ chức kinh tế và đông đảo nhân dân. [4]
* Kết luận số 56-KL/TW:
Kết luận số 56-KL/TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể. Từ những vấn đề thực tiển tồn tại, Bộ chính trị đề ra một
số giải pháp như sau:

21


×