Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kỹ năng giao tiếp nụ cười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.69 KB, 6 trang )

1.

Giới thiệu thành viên và chủ đề (Việt Linh)
Lời đầu tiên cho phép Việt Linh xin được gửi lời chào trân trọng nhất tới cô
cùng toàn thể các bạn sinh viên đã có mặt tại lớp Kỹ năng giao tiếp ngày hôm
nay.
Trước khi giới thiệu với cô và các bạn một kỹ năng vô cùng quan trọng trong
giao tiếp, Việt Linh xin được giới thiệu 8 thành viên vô cùng xinh đẹp của nhóm
Smile. Đứng cạnh tôi là … và cuối cùng là tôi – Việt Linh đến từ Sơn Tây và là
nhóm trưởng của nhóm. Slogan của nhóm chính là “Lan tỏa nụ cười”
Vâng, hầu hết khi nhắc đến quá trình giao tiếp, ai cũng cho rằng ngôn ngữ là yếu
tố quan trọng nhất. Nhưng lạ thay, ngôn ngữ chỉ chiếm 7% tác động đến người
nghe, giọng điệu là 38% và 55% lại dành cho Phi ngôn ngữ. Và hôm nay nhóm
Smile rất vui và hào hứng có mặt tại đây để giới thiệu với cô và các bạn một loại
ngôn ngữ không lời, một biểu hiện của phi ngôn ngữ, được đánh giá là hấp dẫn
nhất thế giới. Đó chính là nụ cười.

2.

“Nguồn gốc” của nụ cười (Dung)
Cười trước hết là một cơ chế được điều khiển từ não bộ. Ở trẻ em, nụ cười xuất
hiện vào lúc bé được khoảng đầy tháng, hoặc muộn nhất là khi bé được 3 tháng
tuổi.
Về sau, qua quá trình học hỏi, mỗi cá thể sẽ có được những nụ cười khác nhau
biểu thị nhiều ý nghĩa của nó.
Để con người chúng ta có thể "nở" được một nụ cười đơn giản nhất, ít nhất phải
có 15 bộ phận cơ hoạt động đồng loạt. Mười lăm bộ phận cơ chỉ để khởi phát
một "cử động nhẹ của mắt và môi"
Nhưng không chỉ có vậy, mỗi một kiểu cười đều có liên quan đến những bộ
phận cơ khác nhau, nhằm tạo ra những nét riêng biệt của từng kiểu cười.
Khi chúng ta cười vì lịch sự, đó chỉ là một "động tác" đơn giản của đôi môi và


sự co giãn của bộ phận cơ gò má lớn.
Trong khi đó, một tràng cười rạng rỡ khi quá vui mừng sẽ khiến cơ thể phải
"huy động" hệ cơ của vành mí mắt. Bộ phận cơ này sẽ được kích hoạt một cách
tự động khi chúng ta có được những cảm giác khoan khoái dễ chịu.


Do đó, không thể nào nhầm lẫn được giữa một nụ cười ngượng nghịu và một nụ
cười hạnh phúc.
Và theo như Dung tìm hiểu, có những 3 kiểu cười cơ bản. Ánh có thể giới thiệu
cho Dung và các bạn ngồi dưới được biết về 3 kiểu cười này được k?
3.

Giải mã 3 kiểu cười cơ bản (Ánh)
Ánh rất sẵn sàng. Theo như Ánh được biết, Nhà tâm lý học Paul Ekman đã liệt
kê ra 19 kiểu cười, và hôm nay Ánh sẽ giới thiệu với các bạn 3 kiểu cười cơ bản
nhất dựa trên cấu trúc cơ –thần kinh.
a) Cười mỉm
- Là kiểu cười thông thường nhất, chiếm tỉ lệ 67% dân số
- Ở kiểu cười này, người ta thường ví von với hình ảnh chiếc cung của thần
Ai tình vì khi cười, khóe miệng đầu tiên bị kéo ra ngoài, sau đó các cơ
môi co lại kéo môi trên lên trên để lộ nhẹ nhàng các răng trên.
b) Cười lộ răng nanh
-

Chiếm khoảng 31% dân số,

-

Chủ yếu cười bằng môi, nhất là nhờ các cơ nâng môi trên.


-

Đầu tiên các cơ môi co lên để lộ răng nanh sau đó khóe miệng mới di
chuyển ra ngoài. Trong kiểu cười này vị trí của các răng cối lớn trên
thường ngang bằng hay thấp hơn so với bờ cắn răng cửa giữa.

c) Cười phối hợp

4.

-

Chiếm khoảng 2% dân số.

-

Môi thường có dạng hai nếp gấp song song nhau. Các cơ nâng môi trên và
khóe miệng cũng như cơ hạ môi dưới co lại đồng thời để lộ cùng lúc các
răng trên và dưới.

-

Đặc tính chủ yếu của kiểu cười này là có sự co cơ khá mạnh và môi dưới
bị kéo xuống dưới và ra sau. Với kiểu cười này thì mặt phẳng nhai hàm
trên và dưới thường đồng dạng và song song với nhau

Các giai đoạn cười và tiêu chí của nụ cười hoàn hảo (Hương)


a) Một chu trình cười gồm 4 giai đoạn :

- Giai đoạn 1 : Môi còn ngậm.
- Giai đoạn 2 : Thư giãn.
- Giai đoạn 3 : Cười tự nhiên (khoảng ¾ nụ cười tối đa)
- Giai đoạn 4 : Cười tối đa.
Rõ ràng rằng nụ cười rất đa dạng và đặc trưng cho từng người. Một nụ cười
đẹp luôn khiến bạn tự tin trước mọi mối quan hệ, nhất là trong công việc
hằng ngày lúc gặp gỡ đồng nghiệp, đối tác làm ăn, hay trong lúc vui chơi
cùng bạn bè và nhất là những lần hẹn hò với người yêu.
Vậy một nụ cười đạt chuẩn thì cần thỏa mãn những tiêu chí gì?
Không phải cứ có hàm răng đều như bắp, trắng như ngọc trai mới là đẹp.
Càng không hẳn răng khểnh hay răng không đều là xấu. Sự kết hợp cân đối,
hài hòa, phù hợp nhất giữa đôi môi, răng và nướu trên khuôn mặt sẽ tạo nên
một nụ cười hoàn hảo.
Nụ cười đẹp bao gồm các yếu tố sau:
- Đôi môi và cung hàm: Tạo được vòng cung khi cười
- Nướu: Khi cười không lộ nướu (hở lợi) hoặc lộ nướu ít (không quá 3 mm
mô nướu). Màu sắc nướu hồng tươi, không sẫm màu, thể hiện nướu khỏe.
- Khoảng đen hành lang má (khoảng cách từ mặt ngoài răng tiền cối đến
khóe mép) nhỏ nhất.
- Răng: có hình dáng, màu sắc đẹp, sắp xếp thẳng hàng.
- Khi cười, chỉ để lộ hàm răng trên.

5.

Kỹ năng mỉm cười trong giao tiếp (Trang)
Không phải ngẫu nhiên người ta gọi nụ cười là trang sức, mà còn là trang sức
thật sự đẳng cấp. Vậy tại sao ta không sử dụng thứ trang sức này cho mỗi một


cuộc giao tiếp? Và sử dụng nó như thế nào để gây ấn tượng cho đối phương. Để

tạo nên nụ cười đẹp trang xin giới thiệu những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước cho việc mỉm cười.
Không phải khi nào ta muốn mỉm cười là có thể cười được. Nếu nụ cười
không được chuẩn bị trước sẽ dễ nhận thấy sự gượng gạo. Và phương
pháp chuẩn bị trước rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhớ lại một kỷ niệm, một
hình ảnh hay một việc làm nào đó khiến bạn vui, khi đó cơ mặt của bạn sẽ
giãn ra, tươi tắn và hân hoan.
- Bước 2: Tạo khuôn miệng cười chuẩn:
Bạn đứng trước gương hoặc luyện tập với bạn bè, giống như trẻ học chữ,
bạn đọc chữ “E”. Lúc bấy giờ bạn sẽ có cảm giác xương gò má bị kéo về
phía sau, đưa nhẹ hai môi cười mỉm. Cứ như vậy luyện tập thường xuyên
để thành thạo với việc mỉm cười.
Ngoài ra bạn có thể ngậm đũa 15p mỗi ngày để tạo khuôn miệng cười phù
hợp. Cách này được rất nhiều hãng hàng không áp dụng đào tạo kỹ năng
mỉm cười cho các tiếp viên hàng không.
- Bước 3: Kết hợp mỉm cười với ánh mắt, cử chỉ hay ngôn ngữ
+ về ánh mắt: ngta đánh giá một nụ cười xuất phát từ đáy lòng là nụ cười
đi kèm vs ánh mắt cũng phải biết “mỉm cười”. Cách luyện tập như sau:
Bạn lấy tờ giấy che phần dưới của mắt,đứng trước gương, thực hiện cách
1, bộ mặt sẽ hiện ra cái cười mỉm tự nhiên, làm đi làm lại, các cơ quanh
mắt sẽ thay đổi và ở trạng thái cười mỉm.
+ cười kết hợp ngôn ngữ: vừa mỉm cười vừa chào hỏi : “chào bác, chào
em, chào chị..” “anh, chị có khỏe không”, “mời bác uống nước” ….Cách
dùng lời nói lễ phép, không nên chỉ cười mà không nói hay chỉ nói mà
không cười.
+cười kết hợp cử chỉ xã giao: mỉm cười kết hợp ngôn ngữ chính xác thì cử
chỉ mới thật có lợi. ví dụ: khi lễ tân chào đón khách hàng, ngoài việc mỉm
cười và chào hỏi thì chân phải khép, đứng thẳng, tay phải đặt vào tay trái
và phần trên củ cơ thể cúi 1 góc 45 độ.
6.


Văn hóa cười (Hằng)
- Nụ cười xuất phát từ trái tim, tấm lòng hướng đến người khác sẽ là nụ
cười rất văn hóa. Ngược lại, nó sẽ biến người cười thành kẻ lố bịch.
- Thử nhìn nhận và làm phép so sánh để thấy càng lớn, người ta càng khó
cười. Trẻ em có thể cười từ 100 đến vài trăm lần mỗi ngày. Người trưởng
thành chỉ cười bằng khoảng 10%-20% so với trẻ em. Vì sao thế?


-

-

7.

Có bao giờ bạn cảm thấy mình lạc lõng giữa đám đông khi bạn cười hô hố
một cách lập dị? Có bao giờ bạn cảm thấy bạn bị quá mức khi cứ cười
khúc khích giữa một phòng thi đang nghiêm túc. Hoặc giả nụ cười của
bạn sẽ đặt trước những hình ảnh gầy còm của một cụ già hom hem, một
em bé đang bơ vơ… Nụ cười đó của bạn sẽ đem đến điều gì cho người
khác hoặc chính nó sẽ tạo cảm xúc gì trong tận cùng tâm khảm của con
người?
Trong các cuộc giao tiếp, người ta đánh giá rất cao thái độ hợp tác của đối
phương. Một nụ cười xuất phát từ sự chân thành là điều vô cùng cần thiết.
Sự chân thành chỉ diễn ra khi chính bạn cười bằng sự tương tác cảm xúc
tích cực. Bên cạnh đó, nụ cười sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu bạn không vô
cảm. Đó là nụ cười được đặt đúng chỗ, đúng nơi và thể hiện sự kiểm soát
tương đối.

Ý nghĩa của nụ cười (Thắm)

- Không phải ngẫu nhiên người ta gọi nụ cười là trang sức, mà còn là trang
sức thật sự đẳng cấp.
-

Nụ cười là một trang sức đặc biệt khi đó là một trang sức có văn hóa.Đó
là trang sức đã được chế tác tinh xảo không phải bởi bàn tay, không phải
bởi hóa chất mà bằng văn hóa đích thực của con người.

-

Mỉm cười là một biểu hiện văn minh, cũng là thể hiện sức mạnh hoặc
truyền đạt thông tin. Từ bản chất, nụ cười chẳng ăn, cắn hay nhai được,
nhưng ngược lại nó lại làm cho ta có được một cuộc sống thăng hoa,
thanh thản, vui tươi và hạnh phúc bội lần hơn thiếu vắng nụ cười. Có câu
“Người hay cười thì có thêm bạn bè; kẻ nhăn nhó chỉ thêm các vết nhăn.”

-

Nếu nụ cười chỉ xinh tươi trên hình ảnh, hoa ngọc trên báo chí, không thật
tâm thì cũng chỉ là nụ cười “xi mạ” khó tồn tại theo thời gian... Nụ cười
xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng hướng đến người khác sẽ là nụ cười thật
văn hóa, văn minh.

8. Thông điệp (Giang)




×