Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

giải pháp hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics tại công ty cổ phần vận tải và thương mại vitranimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐOÀN ANH ĐỨC

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH DỊCH VỤ
CUNG ỨNG LOGISTICS TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI VITRANIMEX

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đoàn Anh Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn kinh tế tài nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức công ty cổ phần vận tải
và thương mại Vitranimex đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đoàn Anh Đức

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Danh mục sơ đồ và biểu đồ.........................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract
…………………………………………………………………………………xi

Phần 1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.1.

Chủ thể nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.2.

Khách thể nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.5.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.1.


Phạm vi về nội dung ........................................................................................ 3

1.5.2.

Phạm vi về không gian ..................................................................................... 3

1.5.3.

Phạm vi về thời gian ........................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................... 4

2.1.1.

Lý luận mô hình dịch vụ cung ứng logistics .................................................... 4

2.1.2.

Phân loại logistics ............................................................................................ 6

2.1.3.

Vai trò, ý nghĩa của mô hình dịch vụ cung ứng dịch vụ logistics ...................... 8

2.1.4.


Đặc điểm dich vụ cung ứng logistic, điều kiện kinh doanh dịch vụ cung
ứng dịch vụ logistic của doanh nghiệp............................................................ 11

iii


2.1.5.

Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải trong
dây truyền logistics ........................................................................................ 13

2.1.6.

Nội dung hoạt động mô hình dịch vụ cung ứng của các công ty vận tải .......... 15

2.2.

Cơ sở thực tiến của đề tài ............................................................................... 17

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển mô hình dịch vụ cung ứng logistics ở một số nước
trên thế giới.................................................................................................... 17

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển mô hình dịch vụ cung ứng logistics của một số
công ty tại Việt Nam ...................................................................................... 25

2.2.3.


Nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................................... 29

2.2.4.

Một số bài học kinh nghiệm hoạt động mô hình cung ứng dịch vụ logistics ........... 35

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 36
3.1.

Tổng quan về Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex ............. 36

3.1.1.

Lịch sử phát triển và hình thành của Công ty Cổ Phần Vận Tải và
Thương Mại Vitranimex ................................................................................ 36

3.1.2.

Bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần Vận Tải và
Thương Mại Vitranimex ................................................................................ 37

3.1.3.

Nguồn nhân lực của công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex ........... 40

3.1.4.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Công ty Cổ Phần Vận Tải và
Thương Mại Vitranimex ................................................................................ 41


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 43

3.2.1.

Thu thập tài liệu ............................................................................................. 43

3.2.2.

Phương pháp phân tích số liệu........................................................................ 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................... 46
4.1.

Khái quát về cơ cầu tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải và mô hình dịch vụ
logistic của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex ................ 46

4.1.1.

Khái quát về cơ cấu tổ chức kinh doanh vận tải của Công ty Cổ Phần Vận
Tải và Thương Mại Vitranimex ...................................................................... 46

4.1.2.

Cơ cấu tổ chức các mô hình dịch vụ cung ứng logistics của Công ty Cổ
Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex...................................................... 47

4.2.


Đánh giá hoạt động các mô hình dịch vụ cung ứng logistics của Công ty
Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex ................................................ 51

iv


4.2.1.

Đánh giá hoạt động dịch vụ khách hàng của các mô hình dịch vụ cung ứng
logistics của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex ................. 51

4.2.2.

Đánh giá hoạt động dự trữ của mô hình dịch vụ cung ứng logistics của
Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex ................................... 60

4.2.3.

Đánh giá về hoạt động dịch vụ vận tải của các mô hình cung ứng dịch vụ
Logistics của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex.............. 64

4.2.4.

Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của hai mô hình cung ứng dịch
vụ logistics 2PL và 3PL ................................................................................. 70

4.2.5.

Đánh giá về các chỉ tiêu tài chính của công ty từ năm 2012 đến năm 2014 ............. 75


4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động mô hình cung ứng dịch vụ vân
tải của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex ........................ 76

4.3.1.

Các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương
Mại Vitranimex.............................................................................................. 76

4.3.2.

Các nhân tố bên trong Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại
Vitranimex ..................................................................................................... 83

4.4.

Cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại
Vitranimex trên thị trường dịch vụ logistics ở việt nam .................................. 85

4.4.1.

Cơ hội của Công ty Cổ Phần Vân Tải và Thương Mại Vitranimex ................. 85

4.4.2.

Thách thức của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex .......... 87

4.5.


Định hướng và giải pháp của Công ty Cổ Phần Vân Tải và Thương Mại
Vitranimex ..................................................................................................... 90

4.5.1.

Định hướng của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex ......... 90

4.5.2.

Giải pháp của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex............. 91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 105
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 105

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 106

5.2.1.

Kiến nghị với Chính Phủ .............................................................................. 106

5.2.2.

Kiến nghị với Bộ giao thông vận tải ............................................................. 107

5.2.3.


Kiến nghị với công ty................................................................................... 107

Danh mục tham khảo ................................................................................................. 108

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tỷ trọng chi phí logistics so với GDP của Việt Nam so với các nước .............. 18

Bảng 2.2.

Chỉ số năng lực Logistics của các quốc gia ASEAN ................................ 19

Bảng 3.1.

Nguồn nhân lực của Công ty năm 2014 ................................................... 41

Bảng 3.2.

Bảng kê phương tiện của Công ty từ năm 2012-2014 .............................. 42

Bảng 3.3.

Bảng kê đầu tư phương tiện của công ty từ năm 2012 - 2014 .................. 42

Bảng 4.1.


Trình tự và nội dung công việc tổ chức kinh doanh vận tải ...................... 46

Bảng 4.2.

Nội dung công việc của mô hình dịch vụ cung ứng logistic 2PL .............. 47

Bảng 4.3.

Nội dung công việc của mô hình dịch vụ cung ứng logistics 3PL ............ 50

Bảng 4.4.

Kết quả hoạt động dịch vụ khách hàng của mô hình dịch vụ cung ........... 56

Bảng 4.5.

Kết quả khảo sát khách hàng về hoạt động dịch vụ khách hàng ............... 58

Bảng 4.6.

Kết quả hoạt động dự trữ

của các mô hình dịch vụ cung ứng

logistics 3PL từ năm 2012 – 2014 ........................................................... 60
Bảng 4.7.

Kết quả khảo sát khách hàng về hoạt động dự trữ của mô hình dịch
vụ cung ứng logistics 3PL ....................................................................... 62


Bảng 4.8.

Kết quả hoạt động dịch vụ vận tải của hai mô hình dịch vụ cung ứng
logistics 2PL & 3PL từ năm 2012 – 2014 ................................................ 66

Bảng 4.9.

Kết quả khảo sát khách hàng về dịch vụ vận tải của mô hình dịch ........... 69

Bảng 4.10. Tỷ trọng sản lượng và doanh thu của mô hình dịch vụ cung ứng
logistics 2PL từ năm 2012 - 2014 ............................................................ 71
Bảng 4.11. Tỷ trọng sản lượng và doanh thu của mô hình dịch vụ cung ứng
logistics 3PL từ năm 2012-2014 .............................................................. 73
Bảng 4.12. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các mô hình dịch vụ
cung ứng Logistics 2PL và 3PL từ năm 2012 -2014 ................................ 74
Bảng 4.13. Tỷ lệ sản lượng và doanh thu của hai mô hình cung ứng dịch vụ
Logistis 2P và 3P từ năm 2012 -2014 ...................................................... 75
Bảng 4.14. Chỉ tiêu tài chính từ năm 2012 đến năm 2014 .......................................... 75
Bảng 4.15.

Bảng thống kê các tuyến đường khó khu vực Miền Bắc-Miền Trung .............. 77

Bảng 4.16. Danh sách các khách hàng sử dụng nhân công bốc xếp............................ 78
Bảng 4.17. Yêu cầu của khách hàng về thời gian giao hàng ....................................... 79

vi


Bảng 4.18. Các chỉ số thực hiện then chốt ( KPIs) đối với khách hàng ...................... 80

Bảng 4.19. Quy định của khách hàng về điều kiện vận chuyển .................................. 81
Bảng 4.20. Bảng kê quy định sản phẩm vận chuyển về khối lượng và thể tích mì
ăn liền ..................................................................................................... 81
Bảng 4.21. Thống kê các thủ tục cho hàng nhập khẩu thực phẩm .............................. 82
Bảng 4.22. Bảng kê phương tiện thanh lý từ năm 2012 đến năm 2014 ....................... 83
Bảng 4.23. Bảng kê tài sản kho bãi của công ty từ năm 2012 đến năm 2014 .............. 84
Bảng 4.24. Đề xuất đào tạo cán bộ công nhân viên phòng dịch vụ khách hàng .......... 91
Bảng 4.25. Đề xuất đặt văn phòng đại diện tại các khu công nghiệp
Bắc – Trung - Nam ................................................................................... 92
Bảng 4.26. Bảng đề xuất tăng cường đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong
hoạt động dự trữ ...................................................................................... 93
Bảng 4.27. Bảng đề nghị tăng cơ sở hạ tầng kho bãi và phương tiện hỗ trợ ............... 94
Bảng 4.28. Đề xuất thêm các loại hình dịch vụ trong hoạt động dự trữ ...................... 95
Bảng 4.29. Bảng đề xuất tăng cường đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong
hoạt động dịch vụ vận tải......................................................................... 97
Bảng 4.30. Bảng đề nghị cải tạo, bổ sung khai thác phương tiện vận chuyển ............. 98
Bảng 4.31. Bảng đơn hàng tối thiếu khách hàng AFC Miền Bắc (MOQ) ................. 100
Bảng 4.32. Nội dung và phương thức quảng cáo của công ty................................... 101
Bảng 4.33. Đề xuất điều kiện tuyển dụng đối một số vị trí trong công ty ................. 103
Bảng 4.34. Đề xuất bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ quản lý cấp cao trong công ty ..... 104

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ phân loại Logistics ..........................................................................7

Sơ đồ 2.2.


Sơ đồ các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics ....16

Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mai
Vitranimex ..............................................................................................38

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng chi phí logistics của Việt Nam so với một số nước.....................18

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đoàn Anh Đức
Tên Luận văn: Giải pháp hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng Logistics tại
công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Luận văn đã phản ánh được tính cấp thiết của đề tài qua đó
tiến hành nghiên cứu tên đề tài “Giải pháp hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics
tại Công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex” Luận văn đã chỉ rõ mục tiêu cụ
thể của đó là hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình dịch vụ cung ứng
Logistics, đánh giá thực trạng hoạt động mô hình dịch vụ cung ứng logictics, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả mô hình dịch vụ cung ứng Logictics, đề xuất các giải
pháp để hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics tại Công ty đồng thời đưa ra một
số câu hỏi để nghiên cứu như: tình hình kinh doanh mô hình dịch vụ cung ứng logistic

của Công ty, đánh giá hiệu quả kinh doanh mô hình dịch vụ cung ứng logictics của Công
ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex như thế nào, cơ hội, thách thức, giải pháp và
chiến lược của công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex như thế nào, chủ thể
nghiên cứu là công ty Cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex.
Cơ sở lý luận và thực tiễn: Luận văn đưa ra những khái niện về logistics, vai trò
của logistics đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp, chiến lược kinh
doanh, hiệu quả kinh doanh, qua đó phân loại theo hình thức bao gồm 1PL, 2PL, 3PL,
4PL, 5PL và theo quá trình, theo đối tượng của hoạt động logistics, ý nghĩa, vai trò của
logistics, đặc điểm, điều kiện kinh doanh của dịch vụ logistics, các tiêu trí chất lượng,
hanh chóng, kịp thời, an toàn, linh hoạt và giá trong hoạt động vận tải, đồng thời chỉ rõ
các nội dung trong hoạt động logistics đó là hoạt động dịch vụ khách hàng, hoạt động
dự trữ, hoạt động dịch vụ vận tải quá trình hoạt động này chịu sự ảnh hưởng của một ố
yếu tố về điều kiện khai thác, khách hàng, tính chất lô hàng, sự hợp tác phối hợp của các
tổ chức liên quan, nguồn lực cơ sở vật chất, mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và
công nghệ, đưa ra được một số kinh nghiệm của Singgapore, Nhật Bản và bài học kinh
nghiêm: Nắm bắt được thị trường dịch vụ cung ứng logistic tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã dùng phương pháp thống kê mô tả, so
sánh, phương pháp ma trận SWOT, hệ thống các chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu:
Nhóm chỉ tiêu phát triển, thực trạng phát triển, năng lực của công ty, kết quả đánh giá,
giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

ix


Kết quả nghiên cứu: Luận văn đã cho thấy Công ty cổ phần vận tải và thương
mại Vitranimex hoạt động theo hai mô hình dịch vụ cung ứng logistics 2PL và 3PL tiến
hành đánh giá phân tích kết quả hoạt động của hai mô hình này về các hoạt động dịch
vụ khách hàng, dự trữ, dịch vụ vận tải mô hình dịch vụ cung ứng logistics 2PL và 3PL
về số lượng khách hàng, ý kiễn đánh giá của khách hàng về tác phong, thái độ của nhân
viên công ty, xử lý yêu cầu của khách hàng, kho hàng, nhà xưởng, trang thiết bị, vị trí

kho hàng, chuyên môn nghiệp vụ, giá cả, sản lượng vận hành kho, tiến độ vận chuyển,
sản lượng vận chuyển, chất lượng phương tiện, đánh giá về các chỉ tiêu tài chính, phân
tích các yêu tố ảnh hường bên trong và bên ngoài của Công ty cổ phần vận tải và
thương mại Vitranimex, đồng thời cho thấy được cơ hội và thách thức trong thời gian
tới của công ty. Luận văn cũng đã đưa ra những định hướng rất cụ thể như: Tập trung
vào thị trường vận tải nội địa, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ vận tải, tích cực đầu tư,
tích lũy cơ sở vật chất phương tiện, đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây
dựng thương hiệu. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản cho công ty đó là: Nâng
cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, khai thác và bổ sung phương tiện hỗ
trợ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng cường phản ánh chất lượng từ khách hàng,
xây dựng chiến lược giá hợp lý, đầu tư quảng cáo, chú trọng công tác tuyển dụng và chế
độ đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong quá trình nghiên cứu luận
văn còn thấy nhiều vấn đề cần có sự can thiệp hỗ trợ của các cơ quan chức năng như
chính phủ là tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay vốn ưu đãi, đãi thuế tạo điều kiện cấp
đất làm điểm giao nhận hàng hóa tại các trung tâm thành phố tạo điều kiện cho việc gửi
nhận hàng thành lập các trung tâm kho hàng hay khu liên hiệp kho để có những kho
hiện đại đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Kiến nghị với Bộ
giao thông vận vận tải đó là đẩy mạnh việc xây dựng mới cơ sở hạ tầng, thanh kiểm tra
thường xuyên các hoạt động của các doanh nghiệp logistics nhằm đảm bảo cạnh tranh
lành mạnh giữa các doanh nghiệp, kết hợp với Bộ giáo dục và đào tạo để đào tạo nhân
lực đúng chuyên môn và một số kiến nghị với công ty.

x


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Doan Anh Duc
Thesis title: Solutions to complete the logistics services in Vitranimex
Transportation and trading Joint Stock Company.

Major: Economic management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes: Thesis reflects the urgency of the subject through which to
conduct research topic named "Solutions to complete the logistics services in
Vitranimex Transportation and trading Joint Stock Company". The thesis pointed out its
specific objective is to systematize the theoretical and practical issues of providing
logistics services. It also assessed the situation of logistics service in recent years. The
thesis analyzed the factors affecting the logistics services and proposed solutions to
improve logistics services offered in the company and it simultaneously launched a
number of questions to study business situation, for example: how the company’s
logistic services is running? how the effectiveness of the company’s logistic services is;
what the opportunities, challenges, solutions and strategies for the company's are. The
subject of the study is Vitranimex Transportation and trading Joint Stock Company.
Rationale and practical: The concepts of logistics, the role of logistics for the
entire national economy, enterprises, business strategies, business efficiency are given.
Thereby it classifies the form includes 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL and in the process , to
the objects of logistics operations, the significance and role of logistics, characteristics,
business conditions of logistics services, the criteria of quality, speed, safety, flexibility
and cost of transport operations. The thesis gave specific information about the content
of logistics activities. They are customer service operations, storage operations,
transport service operations. The process operates under the influence of some factors
concerning exploitation conditions, customer, shipment characteristics, coordinated
cooperation of related parties, infrastructure resources, and the level of technical and
scientific applications. The thesis offers some experience learned from Singapore, Japan
and the lessons learned: Foreseeing market supply of logistic services in Vietnam.
Research Methods: The descriptive statistical, comparative SWOT matrix
method methods system analysis of indicators and data processing was used in the

thesis: system of development targets, development status, the capacity of company,
results evaluation, and the results of production and business activities.

xi


Research results: The thesis showed that the Vitranimex Transportation and
trading Joint Stock Company is running in two models 2PL and 3PL. It gave assessment
and analysis the performance of these two models in customer service, storage,
transportation service models 2PL and 3PL on the number of customers, feedback from
customers regarding the behavior, attitudes of employees, handling customer requests,
warehouses, factories, equipment, warehouse location, expertise operations pricing,
operating production warehouses, transport schedule, transport volume, quality of
facilities, assessment of financial indicators, analysis of the influencing inside and
outside factors of the Vitranimex Transportation and trading Joint Stock Company,
while showing the opportunities and challenges in the future of the company.Thesis also
gave very specific directions as: Focusing on domestic transportation market, product
diversification of transport services, increasing investment, cumulative infrastructure
facilities and training human resources, improving service quality, building the trade
mark. Thesis has proposed some fundamental solutions for companies such as:
Improving the qualifications of the staff and workers, exploitation and additional
support facilities, diversification of the service types, taking feedback from customers,
giving reasonable price, advertising investment, focusing on recruitment and
remuneration of officials and employees in the company .In the process of thesis
research also found many problems to support the intervention of the authorities as the
government such as creating favorable conditions for preferential loans, tax and
allocation of land for freight forwarding places in the city center enabling the sending
and receiving of goods, establishing centers or warehouse complex to have modern
warehouses to meet the needs of the domestic and international enterprises. The thesis
give proposal to the Ministry of Transport to build and modernize infrastructure, have

regular inspection and examination on logistics companies to ensure fair competition
between enterprises, and associate with Ministry of Education and training to train
specialized human right and some proposals to the company.

xii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thế giới hiện nay là toàn cầu hóa với ưu điểm tuyệt đối làm cho nền kinh
tế phát triển năng động sáng tạo và vững trắc hơn. Khi toàn cầu hóa sẽ khiến giao
thương của các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và tất yếu
kéo theo rất nhiều như cầu để phục vụ việc toàn cầu hóa một trong những nhu
cầu đó chúng ta không thể không nhắc tới nhu cầu thiết yếu về ngành logistics đó
là nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ khác. Xu thế mới này dẫn tới
sự nảy sinh và phát triển tất yếu của dịch vụ Logistics, được nghi nhận như một
chức năng kinh tế chủ yếu là xương sống cho việc phát triển kinh tế và là công cụ
mang lại thành công cho các doanh nghiệp trong cả khu vực sản xuất cũng như
khu vực dịch vụ (Nguyễn Quốc Tuấn, 2015).
Sau 7 năm gia nhập WTO, ngành logisgtics Việt Nam có những bước tiến
tích cực thấy rõ từ những phương tiện vận chuyển thô xơ năng suất thấp dẫn tới
hiệu quả kinh tế không cao và hiện nay Việt Nam đã có những phương tiện vận
chuyển hiện đại quy mô lớn năng suất tăng lên nhiều lần góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn thua xa với các doanh nghiệp nước ngoài.
Hầu hết, các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam chỉ phụ trách các mảng như
hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi… cho các công ty logistics nước
ngoài. Các bất cập liên tiếp diễn ra chính phủ Việt Nam đã nhiều lần ra tay cải
thiện tình hình đưa ngành logistics trong nước ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy
nhiên sự thành công hay không thì phụ thuộc vào sự vận động của các doanh

nghiệp. Trên thực tế ở Việt Nam các doanh nghiệp không hề nghiên cứu về việc
tính chi phí cho lĩnh vực này và cũng không chú trọng nhân sự để có hướng đào
tạo theo chuyên môn hóa, chính vì vậy việc kiểm soát chi phí này đang còn rất
mơ hồ và giữ liệu để tính toán kinh doanh của doanh nghiệp mang tính ước lượng
chưa chính xác, nhưng khâu logistics chiếm một lượng chi phí không nhỏ của
doanh nghiệp thay đổi từ 4% đến 30% doanh thu, chi phí logistics Việt Nam hiện
nay chiếm khoảng 25% GDP mỗi năm cao hơm rất nhiều so với các nước như
Mỹ, Trung Quốc hay Thái Lan (An Thi Thanh Nhàn và Nguyễn Thái, 2011).

1


Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Logistics
còn thiếu kinh nghiệm chưa bài bản nên hiệu quả kinh tế không cao chưa đáp ứng
đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Có
thể thấy, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang phải đối mặt hết những khó
khăn này đến khó khăn khác. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế nước ta đang hội
nhập sâu và rộng với quốc tế nên việc các doanh nghiệp logistics nước ngoài
chuyển sang kinh doanh tại Việt Nam tăng lên là tất yếu nên các doanh nghiệp
logistics Việt Nam cần nâng cao năng lực canh tranh ngày từ bây giờ đó là sự hoàn
thiện trong tổ chức kinh doanh. Để các doanh nghiệp logistics Việt Nam vững
mạnh bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế thế giới thì trước hết chính phủ cần có
những chính sách nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ, cải thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng đường bộ, đường thủy, đường sắt, cho đến hàng không .
Với công ty cổ phần vận tải và tương mại Vitranimex cũng là một trong
những doanh nghiệp hoạt động logistics. Vì vậy để có cái nhìn tổng quát về mô
hình hoạt động dịch vụ logistics của công ty cổ phần vận tải và thương mại
Vitranimex có hiệu quả hay chưa và cần đưa ra những giải pháp gì cho thời gian
tới luận văn đã mạnh giạn đi nghiên cứu để tài: “Giải pháp hoàn thiện mô hình
dịch vụ cung ứng Logictics tại Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại

Vitranimex”.
Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho lãnh đạo công ty thấy rõ thực
trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua và vận dụng những giải
pháp để ngày một nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng hoạt động mô hình dịch vụ cung ứng
logistics tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Vitranimex, từ đó đề xuất các
giải pháp để hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics của Công ty Cổ Phần
Vận Tải và Thương Mại Vitranimex.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình dịch vụ cung
ứng Logistics.
- Đánh giá thực trạng hoạt động mô hình dịch vụ cung ứng logictics của
Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex.

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả mô hình dịch vụ cung ứng
logictics của Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình dịch vụ cung ứng logistics
tại Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1- Tình hình kinh doanh mô hình dịch vụ cung ứng logistic của Công ty
Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex ra sao?
2- Đánh giá hiệu quả kinh doanh mô hình dịch vụ cung ứng logictics của
Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex như thế nào?
3- Cơ hội, thách thức, giải pháp và chiến lược của Công ty Cổ Phần Vận
Tải và Thương Mại Vitranimex như thế nào?

1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Chủ thể nghiên cứu
- Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex.
1.4.2. Khách thể nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan đến cơ chế hoạt động logistics của Công ty Cổ
Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phạm vi về nội dung
- Tập trung chủ yếu nghiên cứu, đánh giá mô hình dịch vụ cung ứng
Logistics Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại Vitranimex.
1.5.2. Phạm vi về không gian
- Nghiên cứu thực tiễn tại Công ty Cổ Phần Vận Tải và Thương Mại
Vitranimex.
1.5.3. Phạm vi về thời gian
+ Thời gian thực hiên đề tài từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016
+ Số liệu thứ cấp, tài liệu từ năm 2012 đến năm 2014.
+ Số liệu dự báo đến năm 2018.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Lý luận mô hình dịch vụ cung ứng logistics
a) Khái niệm Logistics
Theo quan điểm của Đoàn Thị Hồng Vân (2006) thì logistics là quá trình
tối ưu hoá về vị trí và thời điểm vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm
đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông
qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.

Theo Nguyễn Như Tiến (2010) thì logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận
động của hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho,
sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng.
b) Vai trò của logistics
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn
cầu hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia
thể hiện ở các điểm sau:
+ Vai trò của logistics đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân: Logistics là
một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội. Ở tầm của nền
kinh tế, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản
xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá. Do đó, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động
logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Logistics
hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát
triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục, nhịp
nhàng. Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia
trên trường quốc tế. Trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia
được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa
quốc gia. Những quốc gia có hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm, hệ thống cảng biển
tốt…sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới. Sự phát
triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản và gần đây là Trung Quốc
đã là những minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm

4


tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch
vụ logistics (Đinh Ngọc Viện, 2002).
+ Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp,
logistics đóng vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào
của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ đó có thể thay đổi các nguồn tài

nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá,
tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có nhiểu doanh nghiệp thành công
lớn nhờ có được chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại có không
ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định
sai lầm trong hoạt động logistics như chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung
cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…Ngày nay
để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các
công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn
nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường
kinh doanh…tốt nhất và dẫn tới việc hoạt động logistics mang tính toàn cầu hình
thành và phát triển. Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi
phí, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ hoạt động
logistics mà doanh nghiệp giành được thế chủ động trong việc chọn nguồn cung
cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu
thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau…Đồng thời, có thể chủ động
trong việc lên kế hoạch sản xuất cũng như quản lý hàng tồn kho và giao hàng
đúng hạn với một mức tổng chi phí là thấp nhất. Logistics còn giúp giảm chi phí
thông qua việc tiêu chuẩn hoá chứng từ. Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy
tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận
chuyển. Logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói có tác dụng giảm rất
nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải
đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất
nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, chuẩn hoá và nâng cấp chứng từ cũng như giảm
khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hoá, từ đó nâng cao hiệu
quả buôn bán quốc tế. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm tăng sự hài
lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ
này, logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài
về sự khác biệt hoá và tập trung. Bằng những ưu điểm vượt trội của mình,
logistics đã đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến,


5


vào đúng thời điểm thích hợp. Vì vậy, cũng có thể nói rằng logistics là “trợ thủ
đắc lực” cho hoạt động marketing hỗn hợp 4P (right product, right price, proper
promotion and right place sản phẩm đúng yêu cầu, giá cả đúng mực, quảng bá
đúng độ, địa điểm đúng chỗ). Mục đích của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận.
Muốn đạt được lợi nhuận như mong muốn phải đưa ra được phương án sản xuất
kinh doanh tối ưu. Logistics với mục tiêu là “cung cấp hàng hoá/dịch vụ cho
khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất”cho phép người quản lý kiểm soát và ra
quyết định kinh doanh chính xác, nhằm đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh (Nguyễn Quốc Tuấn, 2015).
2.1.2. Phân loại logistics
a) Phân loại theo hình thức logistics
Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanh
nghiệp có các mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP – Logistics Service
Provider) như sau:
- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics): Người chủ sở hữu
hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu
cầu của bản thân. Theo đó chủ hàng phải đầu tư vào các phương tiện vận tải, kho
chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động
logistics. First Party Logistics làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường
làm giảm hiệu quả kinh doanh vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết,
kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics.
- Logistics bên thứ hai (2PL – Second Party Logistics): Người cung cấp dịch
vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong
chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán…) để
đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này bao
gồm các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh
doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán logistics.

- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics): Người thay mặt cho
chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng,
như thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội
địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển
hàng hoá tới địa điểm đến quy định. Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác

6


nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hoá, xử lý thông tin, có
tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng logistics.
- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics): Người tích hợp
(integrator) người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất
khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận
hành các giải pháp chuỗi logistics 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển
logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics,
quản trị vận tải…4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ
nơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối
cùng logistics.
- Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics): Hình thức này phát
triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các
3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện
tử logistics (Nguyễn Công Hiệp, 2007).

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phân loại Logistics
Nguồn: Nguyễn Công Hiệp (2007)

b) Phân loại theo quá trình và đối tượng hàng hóa
Theo quan điểm Đoàn Thị Hồng Vân (2003) thì logistic phân loại theo
quá trình và đối tượng hàng hóa được phân loại như sau:

- Logistics đầu vào: Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu
vào như nguyên liệu, thông tin, vốn… một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và
chi phí cho quá trình sản xuất.

7


- Logistics đầu ra: Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến
tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem
lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics ngược: Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm,
các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối
và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
- Logistics theo đối tượng hàng hóa được phân loại như sau: Logistics
hàng tiêu dùng nhanh là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử
dụng ngắn như quần áo, giày dép, thực phẩm…, logistics ngành ô tô là quá trình
logistics phục vụ cho ngành ô tô, logistics hoá chất là hoạt động logistics phục vụ
cho ngành hoá chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm, logistics hàng điện tử
là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hàng điện tử, logistics dầu là hoạt động
logistics phục vụ cho ngành dầu khí, logistics trong quân sự là hoạt động
logistics phục vụ cho lĩnh vực quân sự …(Đoàn Thị Hồng Vân, 2003).
2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của mô hình dịch vụ cung ứng dịch vụ logistics
a) Vai trò
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn
cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng
thể hiện ở những điểm sau:
- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu
(GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở
rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với
các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và

chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương
tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra
sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế
giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh
nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ
đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp, thị trường tam giác bao
gồm 3 khu vực địa lý Nhật, Mỹ, Canada và EU. Trong thị trường tam giác này,
các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia vì quyền lực kinh tế của họ đã vượt
quá biên giới quốc gia, quốc tịch của công ty đã trở nên mờ nhạt. Các hoạt động
của Toyota hiện nay mặc dù phần lớn cổ đông của Toyota là người Nhật và thị

8


trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹ nhưng phần lớn xe Toyota bán tại Mỹ
được sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sở hữu của Toyota. Như vậy quốc tịch
của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với thị trường Mỹ thì rõ ràng Toyota là nhà
sản xuất một số loại xe ô tô và xe tải chất lượng cao (Nguyễn Quốc Tuấn, 2015).
- Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu
chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới
sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra
quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinhdoanh.Trong quá trình sản xuất
kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên
liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu,
phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, kho bãi chứa thành phẩm, bán thành
phẩm… Để giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả không thể thiếu vai trò
của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác
về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong
hoạt động sản xuất kinh doanh cao.
- Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời

gian địa điểm (justintime). Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và
sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ,
đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời để tránh hàng tồn
kho doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả
là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo
yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế
lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép
kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận
tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn,
nhưng đồng thời cũng phức tạp cao (Trung Tâm Tư Vấn Hướng Nghiệp Việt
Nam, 2012).
b) Ý nghĩa của dịch vụ logistics
- Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí
trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Theo
thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về logistics cũng như Viện nghiên cứu
logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động logistics chiếm tới khoảng 10% 13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao

9


hơn khoảng 15% - 20%. Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động logistics
trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/1 năm và ở
Brazil là 20%/1 năm. Vì vậy với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics là
rất lớn. Với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh
nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi
logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn.
Giảm chi phí trong sản xuất, quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản, hiệu quả sản
xuất kinh doanh được nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường. Thực tế những năm qua tại các nước Châu Âu, chi phí logistics đã
giảm xuống rất nhiều và còn có xu hướng giảm nữa trong các năm tới.

- Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động
lưu thông phân phối. Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản
xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận
tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị
trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng
của lưu thông C. Mác đã từng nói “Lưu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế của
hàng hóa trong không gian được giải quyết bằng vận tải”. Vận tải có nhiệm vụ
đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử
dụng của hàng hóa. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá
lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển chiếm
trung bình 10% - 15% giá FOB, hay 8% - 9% giá CIF. Mà vận tải là yếu tố quan
trọng nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn
thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong
quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông. Nếu tính cả chi
phí vận tải, tổng chi phí logistics ước tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở
các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm
tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường bờ biển cao (Trung
Tâm Tư Vấn Hướng Nghiệp Việt Nam, 2012).
- Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh
nghiệp vận tải giao nhận. Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở
rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy. Trước
kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng
những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ. Ngày nay do sự phát triển của sản
xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng

10


và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc
gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người

kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú. Người vận tải giao
nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế
của khách hàng. Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (logistics service
provider). Rõ ràng dịch vụ logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh
của các doanh nghiệp vận tải giao nhận cao.
2.1.4. Đặc điểm dich vụ cung ứng logistic, điều kiện kinh doanh dịch vụ cung
ứng dịch vụ logistic của doanh nghiệp
a) Đặc điểm của dịch vụ cung ứng dịch vụ logistics
Logistcis có rất nhiều đặc điểm khác nhau nhưng chúng ta chỉ ra những
đặc điểm cơ bản như sau:
- Là một quá trình: Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là
một quá trình, là một chuỗi các hoạt động liên tục có liên quan mật thiết với
nhau, tác động lẫn nhau được thực hiện một cách có hệ thống, có hoạch định,
kiểm soát và hoàn thiện, logistics bao gồm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ đầu
vào cho đến người tiêu thụ cuối cùng, tức gồm cả trong sản xuất và ngoài sản
xuất.. Logistics là một chuỗi cung ứng, logistics là một hệ thống vô cùng phức
tạp kết hợp nhiều công đoạn với thời gian và chi phí hợp lí nhất. Logistics bao
gồm cả dòng chảy đầu vào, đầu ra, xuôi và ngược chiều. Quản lý quá trình hoạt
động theo nhiều khâu khác nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hoá,
thanh toán hợp đồng, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện vận
chuyển. Kế hoạch tác nghiệp được cụ thể hoá cho từng ngày, tuần, định kỳ ngắn
hạn… lái xe và phương tiện làm việc chủ yếu bên ngoài doanh nghiệp, quá trình
quản lý rất cụ thể, xây dựng chế độ vật chất rõ ràng, khoán định mức hợp lý.
Phương tiện vận tải là tài sản cố định chủ yếu và quan trọng không thể thiếu
được trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải. Các phương tiện này lại bao gồm
nhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu suất và mức tiêu hao nhiên liệu năng
lượng khác nhau. Việc khai thác vận chuyển phụ thuộc khá lớn vào cơ sở hạ
tầng, đường xá, cầu phà và điều kiện địa lý, khí hậu… Sử dụng xe điều động để
vận chuyển hàng hoá đường ngắn, dài nhưng để vận chuyển các chuyến hàng có
cung đường ngắn hoặc gom hàng từ kho khách hàng đến cảng đường biển, ga

đường sắt và giả tỏa từ ga, cảng về kho khách hàng. Khai thác và ký hợp đồng
ngắn hạn để thuê thầu phụ bên ngoài vận chuyển khi có yêu cầu của khách hàng

11


đảm bảo thông suốt mọi đơn hàng của khách hàng (Trung Tâm Tư Vấn Hướng
Nghiệp Việt Nam, 2012).
- Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức:
Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập
khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất
mát đối với hàng hóa là rất cao và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với
nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng
đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách
mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận
chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương
thức. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy
nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO-Multimodal Transport
Operator). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển
hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy
nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế. Như vậy, MTO ở đây
chính là người cung cấp dịch vụ logistics (Trung Tâm Tư Vấn Hướng Nghiệp
Việt Nam, 2012).
b) Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics của doanh nghiệp Việt Nam
Theo Luật thương mại 2005 và nghị định số 140/2007/NĐ - CP ngày
5/09/2007- quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải như sau:
- Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt
Nam, có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật
và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. Thương nhân nước ngoài, ngoài việc
đáp ứng các điều kiện nêu trên, chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi

tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập
công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá
50%, Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn
chế này chấm dứt vào năm 2014.
+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty
liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%,
được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư
nước ngoài kể từ năm 2014, trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được

12


×