Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ư

LÝ THU DOAN

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa ng dùng để báo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luậ văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lý Thu Doan

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luật văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Phạm Bảo Dương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức phòng Tài chính kế
hoạch nói riêng và các phòng ban khác nói chung của Ủy ban nhân dân huyện Thường
Tín, một số doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt quà trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành càm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lý Thu Doan

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 4
2.1.

Khái quát về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước .............................. 4

2.1.1. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước ............................. 4
2.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước ........................ 5
2.1.3. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước ............................ 6
2.1.4. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước........................ 9
2.2.

Khái quát về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. ........ 9

2.2.1. Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước ...... 10
2.2.2. Đặc điểm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà
nước................................................................................................................ 10
2.2.3. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn
ngân sách nhà nước ......................................................................................... 11
2.2.4. Những nguyên tắc cơ bản quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn

ngân sách nhà nước ......................................................................................... 12

iii


2.3.

Nôi dung công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước ................................................................................................. 14

2.3.1. Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm ngân sách............. 14
2.3.2.

Thực hiện công tác cấp phát, thanh toán vốn cho thực hiện cho dự án đầu tư............16

2.3.3. Quyết toán vốn đầu tư ..................................................................................... 19
2.3.4. Kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản ............................................. 22
2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước .................................................................................................23

2.4.1. Các yếu tố khách quan ....................................................................................23
2.4.2

Các yếu tố chủ quan ........................................................................................24

2.5.

Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước của

quận, huyện khác ............................................................................................25

2.5.1. Kinh nghiệm tại thành phố Đà Nằng ............................................................... 25
2.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc..................................................................... 27
2.5.3. Bài học rút ra cho huyện Thường tín, thành phố Hà Nội trong quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước ..................................... 29
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 31
3.1.

Đặc điểm cơ bản huyện thường tín, thành phố hà nội ...................................... 31

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 32
3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 35

3.2.1

Khung phân tích của đề tài .............................................................................. 35

3.2.2

Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin ........................................................... 35

3.2.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 37
Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 39
4.1.

Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

từ ngân sách nhà nước tại huyện thường tín, thành phố hà nội ......................... 39

4.1.1

Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Thường Tín ............................... 39

4.1.2. Tình hình nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Huyện Thường Tín ............ 42
4.2.

Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà
nước tại huyện thường tín................................................................................ 44

4.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản
tại huyện Thường Tín...................................................................................... 44

iv


4.2.2. Thực trạng công tác quản lý công tác cấp phát vốn cho dự án đầu tư tại
huyện Thường Tín .......................................................................................... 51
4.2.3. Thực trạng công tác quản lý thanh quyết toán vốn cho dự án đầu tư ............... 53
4.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước .............................................................. 56
4.3.

Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà
nước ở huyện thường tín ...............................................................................................60

4.3.1. Đánh giá quá trình thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thường Tín ............................. 60

4.3.2. Đánh giá về hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn
ngân sách nhà nước ở huyện Thường Tín ........................................................ 70
4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xdcb từ nguồn
ngân sách nhà nước ở huyện thường tín.......................................................... 74

4.4.1. Yếu tố khách quan ......................................................................................... 74
4.4.2. Yếu tố chủ quan .............................................................................................. 75
4.5.

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thường tín ......................... 77

4.5.1. Một số định hướng cơ bản trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản của
Huyện Thường Tín.......................................................................................... 77
4.5.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bả n
từ nguồn ngân sách nhà nước .......................................................................... 81
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 94
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 94

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 95

5.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý đồng bộ về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách nhà nước.................................................................... 95
5.2.2. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính ................................................................ 97

5.2.3. Đổi mới công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ ........................................................ 97
5.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật...................... 97
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 98

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BCKTKT

Báo cáo kinh tế kỹ thuật

BQL

Ban quản lý

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nước

NSNN


Ngân sách nhà nước

QSĐ

Quyền sử dụng đất

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

VĐT

Vốn đầu tư

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra ............................................................................... 36
Bảng 4.1. Thống kê một số công trình tiêu biểu trên địa bàn huyện giai đoạn
(2012 – 2014) ............................................................................................ 41

Bảng 4.2. Tổng hợp nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện tại huyện
Thường Tín giai đoạn 2012-2014 .............................................................. 43
Bảng 4.3. Bảng dự toán chi ngân sách huyện Thường Tín giai đoạn 2012-2014 ........ 46
Bảng 4.4. Bảng thực hiện phân bổ vốn đầu tư XDCB theo lĩnh vực đầu tư tại
huyện Thường Tín ..................................................................................... 49
Bảng 4.5. Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB nguồn ngân sách huyện Thường Tín..... 51
Bảng 4.6. Bảng thống kê dự án lập báo cáo quyết toán chậm so với quy định ............ 54
Bảng 4.7. Kết quả quyết toán dự án hoàn thành đầu tư nguồn ngân sách nhà nước
huyện Thường Tín ..................................................................................... 56
Bảng 4.8. Danh sách các công trình phát hiện vi phạm khi thanh tra, kiểm toán
năm 2012 – 2014 ....................................................................................... 58
Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thực hiện dự án trả
lời về tính kịp thời của công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư xây
dựng cơ bản giai đoạn (2012-2014) ........................................................... 66
Bảng 4.10. Tổng hợp ý kiến trả lời của đại diện chủ đầu tư và đơn vị thực hiện các
công trình xây dựng cơ bản về những khó khăn trong công tác tạm ứng
và thanh toán vốn ...................................................................................... 67
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến của đại diện chủ đầu tư và đơn vị xây dựng về nguyên
nhân gây khó khăn trong công tác quyết toán ............................................ 69
Bảng 4.12. Các công trình, dự án trong giai đoạn 2012-2014 chậm tiến độ .................. 71
Bảng 4.13. Tổng hợp ý kiến trả lời của đại diện người sử dụng các công trình về
chất lượng công trình giai đoạn 2012-2014 ................................................ 72
Bảng 4.14. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý vốn đầu tư XDCB ở huyện Thường Tín ........................................ 75

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung, vốn đầu tư xây dựng cơ bản

nguồn ngân sách nhà nước nói riêng cho các dự án có hiệu quả góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra.
Quản lý nguồn vốn đầu tư của các dự án không tốt gây hiện tượng thất thoát, lãng phí,
đầu tư không phát huy được tác dụng. Huyện Thường Tín là một huyện thuộc cửa ngõ
phía Nam của thành phố Hà Nội trong những năm gần đây được sự quan tâm của thành
phố Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng nhiều công trình tạo điều kiện tiền đề cho
phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện. yêu cầu thực tiễn đó, việc nghiên cứu đề ra các
giải pháp nhằm quản lý tốt vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước là
công việc cực kỳ quan trọng có tính thực tiễn cao.
Đề tài tiến hành nghiên cứu các số liệu báo cáo năm 2012-2014 và tiến hành
điều tra 80 bảng hỏi các vấn đề về quản lý vốn cho các đối tượng là: các phòng ban
chuyên môn liên quan đến công tác quản lý vốn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng cơ bản tại địa bàn huyện và đại diện các đơn vị sử dụng công trình để có
một cái nhìn tổng quan đối với công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn
ngân sách trên địa bàn huyện Thường Tín.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách
nhà nước bao gồm: Môi trường kinh tế xã hội, môi trường chính sách, năng lực vốn của
huyện, tổ chức bộ máy quản lý, cơ sở vật chất và yếu tố nội tại là số lượng và năng
lương của đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý.
Trên cơ sở nghiên cứu cở sở lý luận và thực tiễn cho thấy thực trang công tác
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước trên điạ bàn huyện
Thường Tín còn nhiều hạn chế trên tất cả các khâu của quá trình quản lý vốn lập kế
hoạch vốn -> thanh toán vốn-> quyết toán vốn -> thanh tra, kiểm tra, giám sát vốn. Các
hạn chế đó mang lại hiệu quả đầu tư chưa cao tất yếu đòi hỏi các giải pháp cụ thể để
quải quyết vấn đề trên. Luận văn đề ra một số giải pháp vừa có tính cấp bách trước mắt,
vừa có tính chiến lược lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản
ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thường Tín, hạn chế tình trạng tiêu cực, thất
thoát, lẵng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là tình trạng nợ đọng XDCB và dư tạm
ứng của các dự án trên địa bàn huyện được đề xuất: 1) Hoàn thiện công tác lập kế
hoạch đầu tư XDCB vốn NSNN cấp huyền; 2) Hoàn thiện quản lý công tác cấp phát


viii


vốn đầu tư cho các dự án 3) Hoàn thiện quản lý công tác quyết toán vốn đầu tư; 4)
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; 5) Nhóm giải pháp bổ
trợ khác như: tăng cường công tác quản lý dự án, nâng cao vai trò bên thụ hưởng
đầu tư, đào tại lại cán bộ, nâng cao thu nhập cho cán bộ quản lý vốn, xử lý vi phạm
trong quản lý vốn... Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên các khâu của quá trình
quản lý vốn sẽ đem lại hiệu quả cao nhất đối với công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

ix


THESIS ABSTRACT
Management of fundamental construction investment capital in general,
fundamental construction investment capital from National budget in particular to
projects efficiently contributes to economic development, public healthcare guarantee
following policies of Social Party and Government enforced. Management of projects
investment capital runs ineffectively causing bad consequences such as loss, waste,
unproductive investment… Thuong Tin is a district located in Southern of Hanoi city.
In recent year, Thuong Tin has received many concerns and subsidies from Hanoi city
and have been conducting infrastructure to create initial conditions for economic
development. From that rational requirement, measures to efficient management of
fundamental construction investment capital from National budget are vital and
practical.
In this thesis, author studied on report data from 2012 to 2014 and conducted 80
questionnaires about issues of capital management to these subjects: departments of
related capital management profession, companies in the field of fundamental

construction in Thuong Tin district area and representatives of construction users to
have a general viewpoint towards management of fundamental construction investment
capital activities in Thuong Tin district.
Factors influencing to management of fundamental construction investment
capital from National budget includes: Socio-economic environment, policy
environment, capital ability of district, management system, infrastructure and inner
factors are amounts and energy of officer team participating into management activities.
Regarding rationale and practical study, the situation of management of
fundamental construction investment capital from National budget in Thuong Tin
district has had some limitations in all stages of capital management procedure from
capital planning

capital payment

capital balancing

capital inspection,

supervision. Those limitations made ineffectiveness of investment that required specific
measures to deal with above issues. The thesis recommends both short-term and longterm measures in order to strengthen management efficiency of fundamental
construction investment capital from National budget in Thuong Tin district, lessen the
situation of negativeness, loss, waste of fundamental construction investment capital,
especially in context of situation of fundamental construction outstanding debt and

x


surplus of advances of projects in Thuong Tin district such as: 1) Improve planning
activities of fundamental construction investment from National budget; 2) Improve
management activities of projects investment capital allocation; 3) Improve

management activities of investment capital balancing 4) Increase inspection and
supervision, audition activities; 5) Combine other measures such as: Increase
management activities of projects, improve roles of party entitled to investment, retrain
officers, increase income of capital managers, handle mistakes in capital management…
comprehensive conducting measures of capital management procedure will bring the
most effective outcomes to management activities of fundamental construction
investment capital from National budget in Thuong Tin district, HaNoi city.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, công cụ chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước nói
chung, công cụ chính sách tài chính nói riêng, đặc biệt là việc sử dụng vốn đầu tư
XDCB của NSNN có vai trò hết sức quan trọng. Trên cơ sở yêu cầu của nền kinh
tế - xã hội theo ng thời kỳ lịch sử, công cụ chính sách quản lý của Nhà nước được
hình thành như một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, quản lý và vận hành trong
thực tiễn lại chịu chi phối bởi các yếu tố chủ quan của bộ máy quản lý. Quản lý
của Nhà nước do Nhà nước hoạch định và được bộ máy quản lý của mình soạn
thảo và cụ thể hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật. Sau đó được chính bộ
máy nhà nước sử dụng để tác động vào đối tượng quản lý và được hoàn thiện dần
qua thực tiễn quản lý. Do đó, quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước
đối với vốn đầu tư XDCB NSNN nói riêng luôn luôn là vấn đề hết sức quan
trọng trong qúa trình phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Qua triển khai công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN ở nước
ta còn nhiều hạn chế, thể hiện trên nhiều khía cạnh như đầu tư sai, đầu tư khép
kín, đầu tư dàn trải ... Trình độ quản lý vốn đầu tư XDCB còn nhiều bất cập, hiện

tượng thất thoát, gây lãng phí, tiêu cực, tham nhũng ... còn khá phổ biến. Nhiều
vụ việc đáng tiếc đã xảy ra trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB của NSNN ở
các dự án, đặc biệt là ở các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ
thống cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Các nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác quản lý vốn đầu tư XDCB hạn chế
là: Bố trí kế hoạch vốn đầu tư XDCB phân tán, dàn trải, kéo dài, bộ máy quản lý
vốn đầu tư XDCB không hiệu quả, năng lực yếu không đáp ứng được yêu cầu
công việc, thêm vào đó do đặc thù của vốn đầu tư XDCB rất lớn, thời gian đầu tư
dài nên dễ dàng xảy ra tình trạng thất thoát vốn của nhà nước.
Huyện Thường Tín cũng không nằm ngoài đặc thù trên. Thời gian gần đây,
kể sau năm 2008 sát nhập vào thành phố Hà Nội, được sự quan tâm của thành
phố công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến đáng kể,
thêm vào đó năm 2011 chính thức triển khai đề án xây dựng nông thôn mới trên

1


địa bàn huyện, huyện đã chủ động hơn trong công tác đầu tư XDCB. Tuy nhiên,
công tác quản lý vốn đầu tư XDCB NSNN vẫn còn nhiều bất cấp như đầu tư dàn
trải, chưa đem lại hiệu quả, chất lượng công trình chưa cao, vẫn để xẩy ra một số
tiêu cực trong công tác XDCB… và đặc biệt tình trạng nợ đọng vốn trong XDCB
còn cao, đòi hỏi phải nghiên cứu về cả lý thuyết lẫn thực tiễn nhằm đưa ra các biện
pháp sửa đổi, hoàn thiện công tác quản lý để gia tăng hiệu quả công tác quản lý và
sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Các nghiên cứu trước đây liên quan đến quản lý nhà nước về vốn đầu tư
xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước như: Cồ Như Dũng (2012). Hoàn thiện
quản lý chi Ngân sách nhà nước cấp Quận tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Nguyễn Thị Bình (năm 2012). Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây
dựng cơ bản vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam.... Các
nghiên cứu của những tác giả trên mới chỉ nghiên cứu khái quát về NSNN nói

chung hoặc tập trung vào vốn NSNN. Cho đến nay nghiên cứu về quản lý vốn
đầu tư XDCB NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín vẫn chưa có ai thực hiện.
Chính vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản nguồn NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trong
những năm qua, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tư
XDCB nguồn NSNN có hiệu quả hơn cho huyện Thường Tín trong những năm
tới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho huyện Thường Tín.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư
XDCB nguồn NSNN.
- Phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB
NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB NSNN
trên địa bàn huyện Thường Tín.

2


- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý vốn đầu tư XDCB NSNN trên địa bàn huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và sử dụng các số liệu liên
quan đến thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN ở huyện
Thường Tín trong 3 năm trở lại đây (năm 2013 - 2015).
+ Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập 2012-2014.
+ Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập năm 2015.
+ Các giải pháp được đề xuất có lộ trình thực hiện đến năm 2020.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến
công tác quản lý vốn đầu XDCB nguồn NSNN của huyện Thường Tín. Công
tác quản lý vốn đầu tư XDCB là một phạm trù rộng, bao gồm các hoạt động quản
lý đầu tư được phân theo ng ngành, ng lĩnh vực khác nhau,... Nghiên cứu này tập
trung vào quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách Nhà nước cấp
huyện ở giai đoạn thực hiện dự án xây dựng cơ bản.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
2.1.1. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước
Ngân sách Nhà nước là một phạm trù kinh tế và một phạm trù lịch sử. Sự hình
thành và phát triển của ngân sách Nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển
của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ trong phương thức sản xuất của các cộng đồng và
Nhà nước của ng cộng đồng. Nói cách khác sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của
nền kinh tế hàng hoá tiền tệ là tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân
sách Nhà nước.
Vốn đầu tư ngân sách nhà nước: Theo Luật ngân sách (Quốc hội, 2015).
Đây là nguồn vốn đầu tư chủ yếu để đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã

hội của đất nước thông qua cấp phát không mang tính thu hồi nhưng đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc tạo tiền đề cho phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng
tốt, sẽ khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư, làm ra nhiều giá trị gia tăng cho
xã hội và nhà nước sẽ có thêm nguồn thu để tái đầu tư vào các công trình hạ tầng
và phục vụ cho các nhiệm vụ của nhà nước.
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân, theo quy định hiện hành, bao gồm:
Một là, ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân
sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh;
Hai là, ngân sách huyện, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là
ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, thị trấn;
Ba là, Ngân sách các xã, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã);
Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ
chiến lược, quan trọng của quốc gia như: các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội có tác động đến cả nước hoặc nhiều địa phương, các chương
4


trình, dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh
tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những
địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách. Các dự án mà ngân sách trung
ương đầu tư có thể kể đến bao gồm: đường quốc lộ, bến cảng, nhà ga, sân bay...
Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực
hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an
toàn xã hội trong phạm vi quản lý. Các công trình mà ngân sách địa phương đầu
tư bao gồm: Trường học, bệnh viện, đường tỉnh... do địa phương quản lý.
Tại một địa phương có thể sẽ có 2 nguồn vốn đầu tư, một là nguồn ngân

sách Trung ương đầu tư các công trình trên địa bàn, hai là ngân sách địa phương.
Vốn đầu tư XDCB ngân sách nhà nước cấp Huyện là toàn bộ chi phí
NSNN mà Huyện phải bỏ ra trong suốt quá trình đầu tư để hình thành lên những
công trình xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi
thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư
xây dựng và các chi phí khác..., nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng, ng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế. Chi đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước cấp Huyện được thực
hiện hàng năm nhằm mục đích để đầu tư xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, các công trình không có khả năng
thu hồi vốn.
2.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước
Vốn đầu tư XDCB NSNN mang đầy đủ những nét đặc trưng của sản phẩm
hình thành quá trình đầu tư xây dựng đó là công trình xây dựng. “Công trình xây
dựng là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất (bao gồm cả khoảng
không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) được tạo thành bằng vật liệu xây
dựng, thiết bị và lao động). Vốn đầu tư XDCB NSNN có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, vốn đầu tư XDCB NSNN thường có quy mô lớn
Để hình thành công trình xây dựng cần phải trải qua rất nhiều công đoạn, với
sự tham gia của nhiều người ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau; hao phí về lao
động, máy móc, nhiên, nguyên vật liệu là rất lớn. Hơn nữa, do công trình xây dựng
gắn liền với đất, không di chuyển được nên không thể sản xuất ở nơi có chi phí rẻ
để đem tiêu thụ ở nơi có chi phí cao hơn như các loại các sản phẩm khác.

5


Thứ hai, vốn đầu tư XDCB NSNN thường dài hạn
Do công trình xây dựng mang tính đơn chiếc, không thể sản xuất đồng loạt,
có chăng chỉ sản xuất đồng loạt một số cấu kiện trong nhà máy rồi đem lắp giáp

ngoài công trường, tuy nhiên vẫn phải trải qua nhiều công đoạn mới trở thành
công trình xây dựng hoàn chỉnh. Việc xây dựng công trình cần nhiều thời gian,
do vậy vốn đầu tư XDCB thường dài hạn.
Thứ ba, vốn đầu tư XDCB NSNN chủ yếu được sử dụng để hình thành lên
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tài sản cố định trong nền kinh tế
Các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường xá, cầu cống, bến cảng, sân bay... và
các công trình hạ tầng xã hội: trường học, bệnh viện, nhà văn hóa... đều là sản
phẩm gắn liền với đất. Để đầu tư xây dựng các công trình này đều cần phải có
vốn. Lượng vốn này thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của xã hội.
Thứ tư, vốn đầu tư XDCB NSNN dễ bị thất thoát, lãng phí
Vốn đầu tư XDCB có quy mô lớn, thời gian đầu tư kéo dài nên rất dễ xảy ra
tình trạng thất thoát, lãng phí. Sự thất thoát, lãng phí không những gây thiệt hại
về kinh tế mà còn ảnh hưởng tiêu cực về chính trị. Tình trạng tham nhũng, bớt
xén các khoản chi của Nhà nước cho đầu tư xây dựng có thể gây nhiễu loạn xã
hội, làm thay đổi chủ trương đầu tư, làm giảm uy tín, vai trò của các cơ quản nhà
nước, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước (Đặng văn Dư, Bùi Tiến
Hanh, 2010).
2.1.3. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước
Có ba yếu tố cơ bản để cấu thành mô hình phát triển nền kinh tế là: vốn lao động - công nghệ, trong đó vốn là yếu tố tiền đề vật chất cần thiết đầu tiên
cho phát kinh tế - xã hội. Ba yếu tố đó, mỗi yếu tố có một vị trí riêng song chúng
có mối liên hệ hữu cơ với nhau, trong đó vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tác
động quyết định đến yếu tố lao động và công nghệ. Vì vậy, tiền vốn, đặc biệt vốn
đầu tư được coi là “chìa khóa” của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò
của vốn đầu tư XDCB NSNN được đề cập trên các góc độ chủ yếu như sau:
Vốn đầu tư XDCB thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
Để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế cần phải có cơ sở hạ tầng đồng bộ,
hiện đại; công việc này thường đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Do vậy, nếu

6



không có sự đầu tư thích hợp thì sẽ không thể thu hút, khuyến khích đầu tư,
quy mô, năng lực sản xuất của nền kinh tế sẽ không phát triển. Việc đầu tư
cần phải theo quy hoạch, mang tính định hướng không dàn trải, tập trung vốn
đầu tư XDCB trên địa bàn Huyện, huyện cũng là tiền đề để thu hút các nguồn
vốn khác.
Vốn đầu tư XDCB là một phần trong tổng vốn đầu tư của xã hội. Do vậy nó
cũng tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mối quan hệ
giữa đầu tư và tăng trưởng được biểu hiện thông qua hệ số ICOR (hệ số gia tăng
vốn - sản lượng).
ICOR

=

Vốn đầu tư
Mức tăng GDP

đó suy ra:
Mức tăng GDP =

Vốn đầu tư
ICOR

Hệ số ICOR cho thấy vốn đầu tư là yếu tố cơ bản tạo nên mức tăng trưởng,
hệ số ICOR phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất, năng lực của vốn đầu tư và
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Việc đầu tư XDCB để cơ giới hóa, sử dụng công
nghệ hiện đại làm cho trình độ kỹ thuật của sản xuất hiện đại hơn chứng tỏ nền
kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu.
Vốn đầu tư XDCB góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, vốn đầu tư
XDCB đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần cải tạo xây dựng hệ thống điện,
đường, trường, trạm trên địa bàn Huyện, nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ
nghĩa xã hội, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
Căn cứ tình hình cụ thể của ng giai đoạn, việc quyết định hợp lý tỉ trọng đầu
tư cho các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ sẽ giúp cho các lĩnh vực hỗ trợ cùng
nhau phát triển theo hướng hiện đại.
Vốn đầu tư XDCB để thực hiện các chương trình mục tiêu theo chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

7


Để góp phát triển kinh tế xã hội, Đảng và nhà nước thực hiện rất nhiều các
chương trình mục tiêu, xây dựng chính sách vì người nghèo, chương trình nhà ở
cho người có thu nhập thấp, Vốn đầu tư XDCB NSNN cũng góp phần thực hiện
một số các chính sách xã hội do Đảng và nhà nước đề ra.... Việc quan tâm đầu tư
vốn cho các trương trình này sẽ giúp cho xã hội ổn định, người dân phấn khởi vì
được hưởng thành quả của công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nghiêm chính sách pháp luật của Nhà nước.
Vốn đầu tư XDCB NSNN là công cụ giúp điều hành chính sách kinh tế
Làm tăng tổng cầu trong ngắn hạn của nền kinh tế để kích thích tăng trưởng
và phát triển kinh tế.
Dước giác độ của đầu tư, VĐT XDCB của NSNN làm tăng tổng cầu của
nền kinh tế trong ngắn hạn, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và
đời sống để kích thích tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, do mục đích VĐT phát
triển của NSNN là đầu tư cho duy trì, phát triển hệ thống hàng hóa công cộng và
phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có quy mô vốn lớn. đó, khi đầu
tư hoàn thành sẽ làm tăng tổng cung trong dài hạn và tạo tiền đề cơ sở vật chất kỹ

thuật hạ tầng cho phát triển kinh tế.
Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và giảm thất nghiệp.
Vốn đầu tư XDCB NSNN với vai trò chủ đạo, nó đã hướng đầu tư của nền
kinh tế vào các mục tiêu chiến lược đã khẳng định của Nhà nước, sử dụng, bố trí
hợp lý các nguồn lực, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, giảm tỷ
lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.
Phát triển lực lượng sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất.
VĐT XDCB NSNN đã tạo điều kiện tiền đề cho tăng trưởng và phát triển
nền kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bổ hợp lý các nguồn lực sản
xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đồng thời, lực lượng
sản xuất phát triển đã tạo tiền đề củng cố quan hệ sản xuất.
Phát triển nền kinh tế bền vững.
Vốn đầu tư XDCB của NSNN một mặt đầu tư cho phát triển kinh tế, một
mặt đầu tư cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, giải
quyết tốt các vấn đề xã hội. Dưới giác độ đó, ngoài tác động tăng trưởng kinh tế,
an sinh xã hội được duy trì và kìm chế được phần nào mặt trái của kinh tế thị
trường làm cho nền kinh tế phát triển bền vững.

8


Không ngừng nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vốn đầu tư XDCB của NSNN là
công cụ để Nhà nước định hướng, điều tiết vốn đầu tư của toàn xã hội, tác động
vào tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế cùng với hiệu ứng phản hồi sau tác
động đã cung cấp kịp thời thông tin cho Nhà nước để điều chỉnh những tác động
của mình. Thông qua điều chỉnh tác động vĩ mô theo yêu cầu thường xuyên biến
đổi của thực tiễn làm cho năng lực quản lý của Nhà nước không ngừng được
nâng cao (Đặng văn Dư và Bùi Tiến Hanh, 2010).
2.1.4. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước

Vốn đầu tư XDCB mà các quận, huyện dùng để tiến hành đầu tư các dự án
có thể do nguồn vốn Thành phố phân cấp theo quyết định phân bổ hàng năm, tiền
để lại nguồn sử dụng đất hoặc nguồn kết dư ngân sách quận, huyện đối với các
quận, huyện tự chủ về ngân sách.
Căn cứ vào Nghị quyết về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán thu chi
ngân sách của Hội đồng nhân dân, UBND Huyện tiến hành triển khai kế hoạch,
giao dự toán ngân sách cho ng đơn vị. Theo đó, UBND huyện căn cứ vào nguồn
vốn đầu tư được phân bổ, UBND Huyện tiến hành giao vốn đầu tư XDCB
NSNN cho ng dự án, đó Xây dựng danh mục đầu tư công trình đầu tư XDCB
của năm kế hoạch (Đặng văn Dư và Bùi Tiến Hanh, 2010).
2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ
NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
Theo Giáo trình quản lý chi NSNN xuất bản năm 2012: Vai trò quan trọng
của vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN chỉ có thể phát huy trong thực tế khi và chỉ khi
vấn đề quản lý vốn đầu tư XDCB được các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng có
sự quan tâm đặc biệt. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn
NSNN góc độ lý luận cũng như thực tiễn là một trong những nội dung quan trọng
được đặt ra trong bản luận văn này. Phạm trù quản lý là một phạm trù phức tạp,
chứa đựng nhiều nội dung. Trong luận văn này chỉ đi sâu nghiên cứu vấn đề quản
lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN trên các khía cạnh chủ yếu sau:

9


2.2.1. Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước
Quản lý là một loại lao động của con người hàm chứa nhiều trí tuệ và chất
xám. Đó là một loại lao động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật.
Theo nghĩa thông thường, quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN là quá
trình phân bổ, cấp phát và sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN của các cơ
quan, đơn vị và cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư

XDCB do nhà nước thực hiện. Tóm lại, quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc ngân
sách nhà nước là quá trình thực hiện các chức năng của quản lý lập kế hoạch, tổ
chức quản lý, điều hành và kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với
quá trình sử dụng vốn nhằm đạt đến mục tiêu sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
Chủ thể quản lý vốn đầu tư XDCB ngân sách nhà nước cấp huyện là
UBND huyện với các phòng ban chuyên môn như phòng Tài chính – kế hoạch,
phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường... Đối tượng quản lý VĐT
XDCB là quá trình sử dụng vốn của các tổ chức và cá nhận được nhà nước trao
quyền quản lý và sử dụng vốn để thực hiện các dự án ĐTXDCB thuộc ngân sách
nhà nước.
So với các loại hình quản lý vốn khác, quản lý VĐT XDCB thuộc NSNN có
những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng đó bắt nguồn tính chất nguồn vốn
của NSNN dùng cho XDCB và đặc điểm của quá trình đầu tư XDCB sản phẩm
của đầu tư XDCB.
2.2.2. Đặc điểm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước
Có thể khái quát một số đặc điểm chủ yếu quản lý vốn đầu tư XDCB
nguồn NSNN như sau:
Một là, quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN là sự quản lý “cứng” tuyệt
đối phải tuân thủ theo những quy định của Luật NSNN và các văn bản pháp quy
trong hoạt động đầu tư XDCB của Nhà nước.
Đặc điểm này bắt nguồn đặc điểm vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN. Vốn
đầu tư XDCB nguồn NSNN là nguồn vốn của dân, do kết quả lao động của toàn
dân tạo nên. Nhân dân giao cho Nhà nước quản lý, sử dụng vì lợi ích của dân và
của đất nước và không mang tính hoàn lại. Vì vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm
quản lý một cách chặt chẽ và phải được thể chế bằng hệ thống pháp luật để nhà
nước có thể quản lý nguồn vốn này, chống thất thoát, lãng phí, đồng thời nhân
dân cũng có điều kiện tham gia giám sát.

10



Hai là, quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN gắn liền với các bước của
quá trình quản lý dự án đầu tư XDCB. Đặc điểm của sản phẩm đầu tư XDCB là
tài sản có giá trị lớn, có ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội và kể cả yếu tố
chính trị. Do vậy, việc quản lý dự án đầu tư phải thực hiện theo đúng trình tự để
đảm bảo chất chất lượng công trình. Để đảm bảo sử dụng hiệu quả NSNN, công
tác quản lý VĐT XDCB cũng phải thực hiện theo đúng trình tự và giai đoạn của
quản lý dự án đầu tư. Nếu việc quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN không
thực hiện theo trình tự thì có thể gây cản trở hoạt động đầu tư và có thể dẫn đến
lãng phí lớn nguồn lực tài chính của đất nước.
Ba là, quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN là hoạt động quản lý phức
tạp và kéo dài. Với đặc điểm là thời gian tạo ra sản phẩm xây dựng rất dài so với
các sản phẩm khác và có sự tham gia của rất nhiều rất nhiều bộ phận chuyên
môn. Do vậy, quản lý vốn đầu tư XDCB cần phải đảm bảo khớp nối với tiến độ
thực hiện dự án để công trình hoàn thành đúng và vượt kế hoạch, sớm phát huy
hiệu quả khai thác sử dụng.
2.2.3. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
nguồn ngân sách nhà nước
2.2.3.1. Mục tiêu
Trong những năm qua, Tình hình quản lý việc sử dụng vốn ngân sách đề
đầu tư công đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện được đánh giá
chưa cao. Trong khi năm 2012 đến nay, nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó
khăn, nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư XDCB trên địa bàn các
quận, huyện ngày càng hạn chế. Vì vậy, Yêu cầu cấp bách đặt ra là phải xác
định rõ mục tiêu trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn ngân sách
nhà nước.
Trước hết, Quản lý vốn đầu tư XDCB nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn
ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB phải thật hợp lý, tránh việc đầu tư dàn trải,
không hiệu quả gây lãng phí vốn đầu tư ngân sách nhà nươc.
Thứ hai, Quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn ngân sách nhà nước phải

được thực hiện đúng mục đích, đúng chủ trương đầu tư và phù hợp với các
quy định của pháp luật.
Thứ ba, Quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN phải đạt hiệu quả cao
nhất, chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư , đảm bảo đầu tư tiết kiệm và hiệu

11


quả,... Quá trình quản lý vốn đầu tư trong lĩnh vực XDCB được thực hiện tuần tự
qua các bước lập, giao kế hoạch vốn đầu tư; tạm ứng & thanh toán vốn đầu tư;
quyết toán vốn đầu tư (quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách và quyết toán
vốn đầu tư dự án hoàn thành) và kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn đầu tư.
2.2.3.2. Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí đánh giá việc quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN là chính là
hiệu quả mà dự án đầu tư XDCB mang lại so với tổng số vốn đầu tư nguồn
NSNN phải bỏ ra. Hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB phải đảm bảo được việc
thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhất định với chi phí là
nhỏ nhất. Do đặc điểm của các dự án đầu tư NSNN, việc đánh giá hiệu quả tài
chính không phản ánh đúng mức được hiệu quả của các dự án. Các dự án hạ tầng
đô thị, như đường giao thông, trường học, bệnh viện, khu dân cư... có ảnh hưởng
rất lớn đối với xã hội, song rất khó để xác định chính xác đầy đủ được hiệu quả
tài chính của nó. Do vậy, các dự án đầu tư NSNN cần tập trung đánh giá hiệu
quả kinh tế xã hội: Tiến độ đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội, nâng cao mức
sống của dân cư do thực hiện dự án, tác động cải tạo môi trường, nâng cao trình
độ sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng thu hút được đầu tư, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, hay việc
góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ thực hiện các chương trình mục tiêu theo chính
sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước...
2.2.4. Những nguyên tắc cơ bản quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn
ngân sách nhà nước

2.2.4.1. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả cao.
Tiết kiệm và đạt hiệu quả cao vừa là mục tiêu, vừa là phương hướng, tiêu chuẩn
đánh giá trình độ, năng lực quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN.
Nội dung của nguyên tắc này là quản lý sao cho với một đồng vốn đầu tư
XDCB nguồn NSNN bỏ ra phải thu được lợi ích lớn nhất. Nguyên tắc tiết kiệm,
hiệu quả phải được xem xét trên phạm vi toàn xã hội và trên tất cả các phương
diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…
2.2.4.2. Nguyên tắc tập trung, dân chủ
Trong quản lý vốn đầu tư XDCB nguyên tắc này thể hiện toàn bộ vốn đầu
tư XDCB nguồn NSNN phải được tập trung quản lý theo một cơ chế thống nhất
của Nhà nước thông qua các tiêu chuẩn, định mức, các qui trình, qui phạm về kỹ
thuật nhất quán và rành mạch.

12


Việc phân bổ vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phải theo một chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch tổng thể theo định hướng phát triển của Huyện.
Tính dân chủ là đảm bảo cho mọi người cùng tham gia vào quản lý sử dụng
vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN. Dân chủ đòi hỏi phải công khai cho mọi người
biết, thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Phát huy
dân chủ sẽ tạo ra sự thi đua, nỗ lực, cạnh tranh lành mạnh trong việc quản lý sử
dụng vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN.
2.2.4.3. Nguyên tắc công khai minh bạch
Các dự án đầu tư và xây dựng có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
đều phải thực hiện công khai tài chính theo các nội dung sau: Công khai việc
phân bổ vốn đầu tư hàng năm cho các dự án, công khai về tổng mức đầu tư, tổng
dự toán được duyệt của dự án đầu tư, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, công khai số liệu quyết toán vốn đầu tư theo niên
độ ngân sách hàng năm của dự án đầu tư, công khai số liệu quyết toán vốn đầu tư

khi dự án đầu tư hoàn thành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các chủ đầu tư và các cơ quan cấp trên của chủ đầu tư chịu trách nhiệm
thực hiện công khai tài chính việc phân bổ và sử dụng VĐT đối với các dự án
đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn vốn NSNN phải thực hiện công khai kịp thời,
chính xác theo đúng thời gian quy định.
2.2.4.4. Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế
Về cơ bản và lâu dài, chính trị và kinh tế thường thống nhất với nhau, hỗ trợ
cho nhau. Lãnh đạo chính trị cuối cùng cũng phải phấn đấu đạt được các mục
tiêu kinh tế. Ngược lại có ổn định chính trị mới tạo ra được môi trường tin cậy và
thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, góp phần đem lại sự ổn định, tăng trưởng
của kinh tế.
Thực hiện nguyên tắc này, khi xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB phải
dựa vào chủ trương, đường lối của Đảng đã vạch ra trong ng thời kỳ. Khi lựa
chọn dự án đầu tư phải tính toán đầy đủ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
2.2.4.5. Nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa các lợi ích
Quản lý vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phải đảm bảo hài hoà giữa lợi ích
Nhà nước, tập thể, doanh nghiệp và người lao động. Theo nguyên tắc này, việc
thanh toán cho các nhà thầu phải thực hiện kịp thời, tránh tình trạng xảy ra nợ
đọng vốn đầu tư.

13


×