Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Tổng hợp 50 đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật và Hợp đồng học viện tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.91 KB, 105 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-01/240
Tháng 5/năm X-1, ông Nguyễn Ngọc Tùng (thường trú tại phường 3 thị xã Tuy Hoà,
tỉnh Phú Yên) làm thủ tục xin phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, có tên gọi là Doanh
nghiệp tư nhân xây dựng Minh Ngọc (Gọi tắt là DNTN Minh Ngọc). Theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, DNTN Minh Ngọc chuyên sản xuất vật liệu và thi công các công trình
xây dựng dân dụng, có trụ sở giao dịch tại đường Trần Hưng Đạo, thị xã Tuy Hoà. Từ năm X
đến đầu năm X, doanh nghiệp Minh Ngọc hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, đã
nhận thầu thi công nhiều công trình xây dựng nhà ở trong khu vực thị xã Tuy Hoà. Đầu tháng
7/năm X, do có mối quan hệ quen biết với một số khách hàng nên ông Tùng nhận được hai đề
nghị ký kết hợp đồng sau:
Một là, đề nghị của Công ty xây dựng công trình ngầm Sông Đà (thuộc Tổng Công ty
xây dựng Sông Đà), đại diện là ông Vũ Văn Tính - phó giám đốc Công ty; nội dung công việc
là thi công phần đường kết hợp quản lý kênh 7A thuộc dự án khôi phục phát triển hệ thống
thuỷ nông phục vụ công trình thuỷ điện Ialy; với giá trị là 93% đơn giá trúng thầu của Công ty
được Bộ NN&PTNT phê duyệt, ước tính 1,1 tỷ đồng, thanh toán ngay 20% khi thực hiện
20% khối lượng thiết kế, còn lại sẽ thanh toán sau khi chủ đầu tư thanh toán cho Công ty.
Hai là, đề nghị của Chi nhánh Công ty xây dựng Sông Đà 6 tại Quảng Ngãi (thuộc
Tổng Công ty xây dựng Sông Đà), đại diện là ông Ngô Quang Dương - Giám đốc Chi nhánh,
nội dung công việc là ký hợp đồng giao nhận thầu thi công đào đất đá vận chuyển và san ủi
đất ra bãi thải của hạng mục công trình đập tràn sự cố thuộc dự án công trình Thuỷ điện Sông
Hinh, khối lượng tạm tính là 200.000 m2, tổng giá trị tạm tính là 1,3 tỷ đồng, thanh toán theo
phương thức cứ mỗi 40.000 m2 thực hiện sẽ được thanh toán 75% giá trị, số còn lại thanh toán
sau khi nghiệm thu công trình.
Ông Tùng có ý định chấp nhận cả hai đề nghị này để ký hợp đồng nhưng còn băn
khoăn chưa biết DNTN Minh Ngọc có đủ điều kiện về mặt pháp lý để ký kết và thực hiện các
hợp đồng nêu trên hay không. Vì vậy, ông Tùng đã đến văn phòng luật sư của anh (chị) đề
nghị giúp đỡ.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Anh (chị) phân tích với ông Tùng điều kiện về tư cách chủ thể ký
kết và thực hiện các hợp đồng nêu trên như thế nào? Dựa trên những cơ sở pháp lý cụ thể


nào?
Câu hỏi 2 (1,5 điểm): Anh (chị) hướng dẫn cho ông Tùng chuẩn bị những nội dung gì
khi đàm phán để ký kết hợp đồng với hai đối tác kể trên ?
Tình tiết bổ sung
Ngày 30/8/X, Công ty xây dựng công trình ngầm Sông Đà (Bên giao thầu) đã ký kết
hợp đồng số 13/HĐ - HĐKT với ông Tùng - Giám đốc DNTN Minh Ngọc (Bên nhận thầu) để
thi công phần đường kết hợp quản lý kênh 7A thuộc dự án khôi phục phát triển hệ thống thuỷ
nông phục vụ công trình thuỷ điện Ialy như đã thỏa thuận. Trong hợp đồng còn ghi rõ nội
dung về bồi thường thiệt hại như sau: Bên nhận thầu có trách nhiệm thi công và hoàn thành
công trình đúng tiến độ, nếu để chậm tiến độ vì bất kỳ lý do gì thì phải bồi thường cho bên
giao thầu 1% giá trị hợp đồng/01 ngày; tổng giá trị bồi thường không vượt quá 10% giá trị
hợp đồng.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về điều khoản bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng số 13 - HĐ/HĐKT ngày 30/8/X?
Tình tiết bổ sung
Ngày 28/9/X, Chi nhánh Công ty xây dựng Sông Đà 6 tại Quảng Ngãi (bên giao thầu)
đã ký hợp đồng số 03/HĐKT với ông Tùng - Chủ DNTN Minh Ngọc (bên nhận thầu) theo đó
bên nhận thầu nhận thi công đào đất đá vận chuyển và san ủi đất ra bãi thải của hạng mục
1


công trình đập tràn sự cố thuộc dự án công trình Thuỷ điện Sông Hinh. Trong hợp đồng có
ghi 01 điều khoản chung như sau: “Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có vấn đề vướng
mắc liên quan đến hợp đồng, hai bên kịp thời thông báo cho nhau và cùng giải quyết trên
tinh thần hợp tác. Trường hợp không thống nhất được thì đề nghị Giám đốc Công ty xây dựng
Sông Đà 6 hoặc Toà kinh tế TAND tỉnh Quảng Ngãi giải quyết. Hợp đồng được lập thành 08
bản, mỗi bên giữ 03 bản, 01 bản gửi Giám đốc công ty xây dựng Sông Đà 6, 01 bản gửi Toà
kinh tế TAND tỉnh Quảng Ngãi".
Câu hỏi 4 (2 điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về điều khoản này trong Hợp đồng số
03/HĐKT ngày 28/9/X? Nếu phải sửa đổi, anh (chị) sẽ sửa đổi như thế nào?

Tình tiết bổ sung
Do ký kết nhiều hợp đồng nêu DNTN Minh Ngọc gặp khó khăn về tài chính. Ngày
5/10/X, ông Tùng gặp luật sư trình bày về việc ông cần vay vốn tại Ngân hàng công thương
Việt Nam chi nhánh Phú Yên, số tiền 600.000.000 đồng để phục vụ cho việc thực hiện hợp
đồng đã ký với chi nhánh Công ty xây dựng Sông Đà, thời hạn đến cuối tháng 3/X+1. Theo
yêu cầu của Ngân hàng, ông Tùng phải có đơn đề nghị vay vốn trong đó ghi rõ hiệu quả kinh
doanh của số vốn vay đầu tư, phương án trả nợ và tổng số tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩ vụ
thanh toán.
Ông Tùng cho biết số tài sản dự định sẽ thế chấp cho ngân hàng bao gồm: 01 căn nhà
04 tầng tại phố Trần Hưng Đạo - thị xã Tuy Hoà, 02 xe tải và 03 thiết bị cơ giới khác. Số tài
sản này chưa được định giá chính xác.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) hãy giúp ông Tùng soạn thảo đơn đề nghị vay vốn ngân
hàng đáp ứng các yêu cầu nêu trên của Chi nhánh Ngân hàng công thương Phú Yên
Câu hỏi 6 (1,5 điểm): Anh (chị) tư vấn cho ông Tùng những vấn đề gì liên quan đến
thủ tục vay vốn và thế chấp tài sản tại Ngân hàng? Nêu rõ những căn cứ pháp lý cần thiết
Tình tiết bổ sung
Cuối tháng 1/X+1, sau khi đã thực hiện được một phần hai hợp đồng đã ký kết với
Công ty xây dựng công trình ngầm Sông Đà và Chi nhánh Công ty xây dựng Sông Đà 6, ông
Tùng lại đến văn phòng luật sư của anh (chị) trình bày về một tranh chấp hợp đồng vay tài sản
như sau: Để có tiền thực hiện hợp đồng với công ty xây dựng công trình ngầm sông Đà ngày
30/8/X, bà Trần Minh Thanh vợ ông Tùng có vay của bà Nguyễn Thị Băng 350.000.000 đồng
và 50 chỉ vàng 24k. Do quan hệ thân quen nên bà Băng và bà Thanh chỉ ghi một “Giấy nhận
nợ" ngày 23/9/X có nội dung là bà Thanh mượn của bà Băng 350 triệu đồng và 50 chỉ vàng
24k, hạn trả trong vòng 02 tháng. Ngoài "Giấy nhận nợ” này hai bên không có giấy tờ nào
khác, không có người làm chứng, nhưng có thoả thuận miệng với nhau là nếu quá hạn 03
tháng mà bà Thanh không trả đủ nợ thì phải tính thêm lãi 4%/tháng. Đến thời điểm đầu tháng
1/X+1, bà Băng đòi nợ ráo riết nhưng vì công trình chưa xong nên ông Tùng - bà Thanh
không trả được nợ.
Bà Băng nộp đơn khởi kiện tại toà án nhân dân thị xã Tuy Hoà với yêu cầu ông Tùng bà Thanh phải trả số tiền vay gốc là 350 triệu và 50 chỉ vàng 24k và số tiền lãi tính từ sau
ngày 23/11/X là 6% tổng số tiền, vàng (tính cho 1,5 tháng). Bà Thanh không đồng ý vì theo

giấy nợ ngày 23/9/X thì bà Băng chỉ cho "mượn" chứ không cho "vay" nên nay không được
tính lãi suất vay. Ông Tùng cung cấp thêm thông tin là bà Băng đã xuất trình cho Toà án các
“giấy nhận nợ" mà bà Băng vay tiền của người khác chỉ ghi mượn tiền nhưng vẫn phải trả lãi
vay theo thoả thuận miệng.
Câu hỏi 7 (2 điểm): Anh (chị) có ý kiến tư vấn như thế nào với ông Tùng về yêu cầu
khởi kiện của bà Băng?

2


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-02/240
Công ty TNHH Nam Hải theo Giấy phép thành lập số 15/GPTL của UBND thành phố
Hà Nội ngày 17/2/X-3. Ngành nghề kinh doanh của công ty là: Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi
hàng hoá; các cửa hàng dịch vụ thương nghiệp; sản xuất sản phẩm cơ khí (phụ tùng xe máy);
lắp ráp sản phẩm điện tử, điện lạnh; lắp ráp và mua bán mô-tô, xe máy. Công ty đặt trụ sở tại
82 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Đầu năm X, công ty Nam Hải có nhu cầu mua một số lượng lớn phụ tùng xe gắn máy
Dream II dạng IKD để lắp ráp và tiêu thụ tại Việt Nam. Công ty Nam Hải đã ký hợp đồng
nguyên tắc để mua số hàng trên với công ty Vinahandcoop. Công ty Vinahandcoop yêu cầu
phải thanh toán tiền hàng ngay khi giao nhận hàng. Tuy các điều kiện khác của hợp đồng rất
hấp dẫn nhưng công ty Nam Hải không có khả năng tài chính để thanh toán ngay tiền hàng.
Công ty Nam Hải có bạn hàng quen biết là công ty XNK thuỷ sản HN (một doanh
nghiệp nhà nước có ngành nghề kinh doanh là: Công nghiệp khai thác cá và các thuỷ hải sản
khác; công nghiệp chế biến cá và các thuỷ hải sản khác; cung ứng vật tư cho ngành thuỷ sản;
thu mua thuỷ hải sản. Địa chỉ trụ sở chính của Công ty đặt tại Hà Nội). Công ty XNK thuỷ sản
HN có nhiều vốn nhàn rỗi và đang muốn tìm cơ hội kinh doanh. Trong một buổi làm việc,
giám đốc của 2 công ty đã nhất trí phối hợp với nhau trong một phương án hợp tác nào đó để
thực hiện thương vụ nói trên. Các bên đã dự kiến ba phương án hợp tác như sau:

1/ Công ty XNK thuỷ sản HN đứng danh nghĩa ký hợp đồng mua phụ tùng xe gắn máy
Dream II của công ty Vinahandcoop, sau đó bán lại lô hàng đó cho Công ty Nam Hải;
2/ Công ty Nam Hải ký hợp đồng vay tiền của công ty XNK thuỷ sản HN và với số
tiền vay được sẽ thanh toán tiền hàng cho công ty Vinahandcoop.
3/ Công ty Nam Hải và Công ty XNK thuỷ sản HN ký hợp đồng liên kết kinh tế, theo
đó các bên cùng góp vốn theo tỷ lệ thoả thuận để cùng kinh doanh lô hàng.
Do ít hiểu biết pháp luật, các bên đến Văn phòng luật sư yêu cầu tư vấn.
Câu hỏi 1 (2 điểm): Hãy phân tích ưu điểm và nhược điểm của từng phương án nói
trên từ đó tư vấn cho các bên lựa chọn phương án phù hợp
Tình tiết bổ sung
Sau khi được tư vấn, Công ty TNHH Nam Hải đã ký hợp đồng liên kết kinh tế số
02/BS - XNKTS với Công ty XNK thuỷ sản HN. Hợp đồng có các nội dung đáng chú ý như
sau:
(i) Hai bên thoả thuận liên kết kinh doanh lô phụ tùng xe gắn máy Dream II C100 M
dạng IKD sản xuất tại Thái Lan với số lượng 800 bộ; đơn giá 2.000 USD/1 bộ.
(ii) Công ty TNHH Nam Hải có các quyền và nghĩa vụ: Góp 50% vốn để kinh doanh
lô hàng bằng tiền Việt Nam theo giá đô-la Mỹ bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
tại thời điểm góp vốn; tổ chức ký hợp đồng mua lô xe máy nhập khẩu của nhà nhập khẩu là
công ty Vinahandcoop; tổ chức tiếp nhận, vận chuyển, lắp ráp và tiêu thụ lô hàng đảm bảo
việc thu hồi vốn kịp thời và có lợi nhuận; thực hiện chế độ lưu hành hoá đơn, nộp thuế đúng
quy định của pháp luật hiện hành; được hưởng 50% lợi nhuận thu được.
(iii)
Công ty XNK thuỷ sản HN có các quyền và nghĩa vụ sau: Góp 50% vốn để
kinh doanh lô hàng bằng tiền Việt Nam theo giá đô-la Mỹ bán ra của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam tại thời điểm góp vốn; cử cán bộ theo dõi việc thực hiện hợp đồng hợp tác
kinh doanh; được hưởng 50 % lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hợp đồng.
(iv)Trong mọi trường hợp và trong vòng 60 ngày, kể từ ngày công ty XNK thuỷ sản
HN góp đủ vốn, công ty TNHH Nam Hải phải thanh toán đầy đủ cho công ty XNK thuỷ sản
HN toàn bộ số tiền góp vốn và 1 khoản lợi nhuận tối thiểu là 4% trên tổng giá trị phần vốn
góp. Nếu sau 60 ngày mà công ty TNHH Nam Hải chưa thanh toán hết thì phải chịu lãi suất

chậm trả là 2%/tháng, nhưng không quá 20 ngày. Nếu sau 80 ngày mà công ty TNHH Nam
Hải vẫn chưa thanh toán hết thì phải chịu lãi suất chậm trả là 4%/tháng.
3


Câu hỏi 2 (1 điểm): Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 02/BS - XNKTS nói trên chịu sự
điều chỉnh của văn bản pháp luật nào? Tại sao?
Câu hỏi 3 (1 điểm): Công ty XNK thuỷ sản HN có quyền góp vốn kinh doanh xe gắn
máy với Công ty TNHH Nam Hải hay không? Việc góp vốn này có cần xin phép Bộ Thuỷ sản
hay không?
Câu hỏi 4 (1,5 điểm): Có điều khoản nào trong hợp đồng liên kết kinh tế số 02/BS XNKTS trái pháp luật hay thiếu chặt chẽ để có thể gây rủi ro cho công ty XNK thuỷ sản HN
hay không?
Câu hỏi 5 (1,5 điểm): Việc công ty XNK thuỷ sản HN không có đăng ký kinh doanh xe
gắn máy có làm hợp đồng liên kết kinh tế số 02/BS - XNKTS bị vô hiệu toàn bộ hay không?
Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Thực hiện hợp đồng, ngày 18/3/X, công ty XNK thuỷ sản HN đã góp đủ số vốn theo
thoả thuận của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, tương đương với 800.000 USD.
Việc góp vốn được thực hiện bằng tiền Việt Nam. Tính đến ngày 22/10/X, Công ty TNHH
Nam Hải mới chuyển trả cho công ty XNK thuỷ sản HN số tiền tương đương 500.000 USD.
Do không được công ty TNHH Nam Hải thanh toán tiền và sau nhiều lần thương lượng
không đạt kết quả, công ty XNK thuỷ sản HN đến Văn phòng Luật sư yêu cầu giúp đỡ.
Câu hỏi 6 (1,5 điểm): Hãy soạn những nội dung chính của thư trả lời cho công ty
XNK thuỷ sản HN, trong đó phân tích cho khách hàng thấy lợi thế và hạn chế của họ trong
tranh chấp nói trên
Tình tiết bổ sung
Bất chấp mọi nỗ lực hoà giải của Luật sư, các bên tranh chấp vẫn không thể thương
lượng được với nhau. Công ty XNK thuỷ sản HN đề nghị Luật sư giúp họ viết đơn khởi kiện
công ty TNHH Nam Hải ra Toà án có thẩm quyền.
Câu hỏi 7 (1,5 điểm): Hãy đưa ra các yêu cầu cụ thể trong đơn khởi kiện trên cơ sở

tính toán khả năng đáp ứng của Toà án đối với các yêu cầu đó

4


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-03/240
Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Quận 11 (Gọi tắt là Công ty TNTH) là một doanh
nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định của UBND thành phố Hồ Chí Minh, có trụ
sở tại 02 Lãnh Bình Thăng - phường 13 - Quận 11 do ông Nguyễn Văn Vũ là Giám đốc. Ngày
11 tháng 9 năm X, Công ty TNTH ký hợp đồng số 38 với Doanh nghiệp tư nhân Kim Ngân
(Gọi tắt là DNTN Kim Ngân), địa chỉ tại Lô C1 - Ô 26 Thuận Gia - Thuận An - Bình Dương.
Chủ doanh nghiệp này là bà Trần Thị Ven; ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là mua
bán nông sản, vật liệu xây dựng, phân bón và giấy bao bì các loại.
Theo hợp đồng trên, Công ty TNTH bán cho DNTN Kim Ngân 5.000 tấn gạo với các
điều kiện được thoả thuận cụ thể như sau:
(i) Tổng giá trị hợp đồng là 15.487.500.000đ. Giá này là giá tạm tính, còn giá chính
thức để thanh toán theo từng thời điểm giao hàng được ghi trên hoá đơn.
(ii) Chủng loại là gạo nội địa 10% tấm có lau bóng 1 lần, số lượng 5000 tấn, đơn giá
2.950.000đ/tấn, thuế VAT (5%) là 737.500.000đ.
(iii)
Việc giao hàng được tiến hành mỗi chuyến 100 tấn, tại kho của DNTN Kim
Ngân. DNTN Kim Ngân thanh toán 50% giá trị chuyến hàng, số còn lại 50% sẽ thanh toán hết
trong vòng 05 ngày, sau khi nhận đủ số lượng cho từng đợt 5 chuyến hàng (500 tấn).
(iv)Việc kiểm tra chất lượng và giao hàng căn cứ theo mẫu đã thoả thuận giữa hai bên:
Độ ẩm không quá 15%, trọng lượng tịnh 50kg/bao, trọng lượng cả bì 50,2kg/bao.
(v) Nếu chậm thanh toán, DNTN Kim Ngân phải chịu phạt tiền 0,15%/ngày/tổng giá
trị hợp đồng, nhưng không quá 07 ngày. Nếu hàng đến kho mà DNTN Kim Ngân không
thanh toán 50% trị giá chuyến hàng 100 tấn thì Công ty TNTH có quyền không giao hàng,

DNTN Kim Ngân phải bồi thường chi phí vận chuyển và thiệt hại cho mỗi chuyến hàng 100
tấn là 30 triệu đồng.
(vi)Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày 31/12/X
(vii) Các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng, nếu có khó khăn phải báo
trước 3 ngày để cùng nhau bàn bạc giải quyết. Mọi sự thay đổi phải có phụ lục hợp đồng hoặc
biên bản thoả thuận. Nếu phát sinh tranh chấp không giải quyết được bằng thương lượng thì
hai bên nhất trí đưa ra Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Theo anh (chị), hợp đồng số 38 giữa Công ty TNTH với DNTN
Kim Ngân ngày 11/9/X chịu sự điều chỉnh của những văn bản pháp luật nào?Tại sao?
Câu hỏi 2 (2 điểm): Anh (chị) hãy xác định tên các điều khoản của hợp đồng số 38 và
sắp xếp theo trật tự hợp lý. Anh (chị) có bình luận gì về nội dung các điều khoản trong hợp
đồng mà hai bên đã thoả thuận?
Tình tiết bổ sung
Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty TNTH đã thực hiện được 02 đợt giao hàng như sau:
(i) Đợt 1: từ ngày 13/9/X đến 17/9/X giao cho DNTN Kim Ngân 500 tấn gạo; (ii) Đợt 2: từ
ngày 18/9/X đến 22/9/X giao tiếp cho DNTN Kim Ngân 500 tấn gạo. Tổng cộng, Công ty
TNTH đã giao 1.000 tấn gạo, trị giá thành tiền là 3.091.462.000 đồng. Sau khi nhận hàng,
DNTN Kim Ngân chỉ thanh toán được 50%, còn nợ lại số tiền trả chậm 50% sau khi nhận
hàng là 1.353.916.000 đồng chưa thanh toán. Nhận thấy DNTN Kim Ngân có biểu hiện vi
phạm hợp đồng đã ký kết, Công ty TNTH đã tiến hành xác minh nhân thân bà Trần Thị Ven
tại nơi đăng ký hộ khẩu 46/12 đường Nguyễn Thượng Hiền - phường 1 - Quận Gò Vấp thì
được biết bà Ven có tiểu sử kinh doanh, tài chính khá phức tạp. Vì vậy, Công ty TNTH quyết
định tạm ngừng việc giao hàng và đề nghị bà Ven làm bản cam kết trả nợ kèm theo hợp đồng
thế chấp toàn bộ tài sản hiện có để bảo đảm thanh toán tiền hàng.
Bà Ven hứa sẽ làm cam kết trả nợ và thế chấp tài sản theo yêu cầu của Công ty TNTH,
nhưng đề nghị Công ty tiếp tục giao hàng để Kim Ngân có hàng gối đầu để thu tiền hàng từ
5


các đại lý về trả nợ cho Công ty. Hiện tại, bà Ven có ý định dùng tài sản của gia đình vào việc

thế chấp. Ngày 1/10/X, bà Ven xuất trình các giấy tờ chứng nhận chủ quyền, bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu (”GCN QSH”) nhà số 080076/CNSH-UB do UBND
huyện Thuận An cấp ngày 20/10/X-2, người đứng tên là ông Nguyễn Văn Thọ, chồng bà Ven,
diện tích đất 300 m2, diện tích xây dựng 250 m2.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng (”GCN QSD”) đất số 323/QSDĐ do UBND tỉnh
Bình Dương cấp ngày 3/4/X-3, người đứng tên là Phạm Doãn Khoa, con rể bà Ven, đã chuyển
nhượng cho ông Thọ, có diện tích 300m2.
- GCN QSD đất số 00185/QSDĐ/TG do UBND huyện Thuận An cấp 22/12/X-2,
người đứng tên là Nguyễn Hồng Vân, con gái bà Ven, diện tích 300m 2.
- GCN QSH nhà số 080084/CNSH-UB do UBND huyện Thuận An cấp ngày 9/1/X-1,
người đứng tên là Nguyễn Hồng Vân con gái bà Ven, diện tích xây dựng 222,5m2.
- GCN QSD đất số 00182/QSDĐ do UBND huyện Thuận An cấp ngày 20/12/X-1,
người đứng tên là Nguyễn Hồng Loan con gái bà Ven, diện tích xây dựng 300m2.
- GCN QSH nhà số 080083/CNSH-UB do UBND huyện Thuận An cấp ngày 9/1/X-1,
người đứng tên là Nguyễn Hồng Loan con gái bà Ven, diện tích xây dựng 250m2.
- Căn nhà số 46/12 đường Nguyễn Thượng Hiền, phường 1, Quận Gò Vấp đứng tên
đồng sở hữu bà Trần Thị Ven và ông Nguyễn Văn Thọ.
- Các máy móc thiết bị tại cơ sở gia công nông sản (Thuận An) có giá trị 365.000.000
đồng theo định giá ngày 5/12/X-2.
Công ty TNTH đồng ý chấp nhận toàn bộ giấy tờ và tài sản nêu trên dùng để thế chấp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ từ hợp đồng số 38 và các phụ kiện kèm theo nhằm gia hạn thanh
toán cho Kim Ngân trong các đợt giao hàng tiếp theo. Công ty yêu cầu bà Ven thực hiện đầy
đủ các thủ tục pháp lý để thế chấp tài sản.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Theo anh (chị), bà Ven và DNTN Kim Ngân phải tiến hành những
thủ tục pháp lý nào để hoàn tất việc thế chấp tài sản cho Công ty TNTH Quận 11?
Tình tiết bổ sung
Vào thời điểm Công ty TNHH yêu cầu Bà Ven làm thủ tục chứng nhận hợp đồng thế
chấp tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bà Ven có gửi thông báo tới Công ty cho
biết: Hiện số tài sản nhà xưởng và quyền sử dụng đất định dùng để thế chấp cho Công ty đang
được dùng thế chấp tại Ngân hàng TMCP Phương Nam (“Ngân hàng Phương Nam”) để thực

hiện 4 hợp đồng tín dụng vay 1.130.000.000 đồng, trong đó đã thực hiện được 3 hợp đồng,
còn hợp đồng thứ 4 có giá trị tiền vay phải trả tính đến ngày 1/11/X là 612.765.000 đồng. Bà
Ven đề nghị Công ty TNHH giải chấp hộ.
Ngày 31/10/X, tại Ngân hàng Phương Nam, đã diễn ra cuộc họp 3 bên giữa đại diện
Ngân hàng, ông Hoàng Văn Toàn - Giám đốc, DNTN Kim Ngân (bà Ven cùng chồng và các
con) và đại diện Công ty TNTH, ông Nguyễn Văn Vũ. Kết quả các bên thống nhất là Công ty
TNTH đồng ý trả nợ thay cho DNTN Kim Ngân 612.765.000 đồng, Ngân hàng Phương Nam
làm thủ tục giải chấp, hồ sơ giải chấp được giao lại cho Công ty TNTH tại Ngân hàng
Phương Nam.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Thoả thuận ba bên ngày 31/10/X giữa đại diện Ngân hàng
Phương Nam, DNTN Kim Ngân và Công ty TNTH có hợp pháp không? Theo quy định pháp
luật nào?Anh (chị) xác định trách nhiệm của DNTN Kim Ngân trong việc thực hiện thoả
thuận nói trên như thế nào?
Tình tiết bổ sung
DNTN Kim Ngân không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán trong quá trình giao nhận
hàng tiếp theo từ Hợp đồng số 38 ngày 11/9/2002. Theo biên bản xác nhận nợ, đến ngày
15/1/X+1, Kim Ngân nợ Công ty TNTH các khoản sau:
1. Hợp đồng số 38 ngày 11/9/X:
Nợ gốc tiền hàng: 1.353.916.000 đồng
Nợ lãi chậm trả: 58.895.346 đồng (1/10/X - 15/1/X+1)
6


Nợ lãi từ 16/1/03 tính theo mức 0,9% tháng.
2.
Khoản nợ mà Công ty TNTH trả nợ ngân hàng thay cho Kim Ngân: Nợ gốc:
612.765. 000 đồng; nợ lãi: 28.646.770 đồng ( tính từ ngày 26/11/X đến 15/1/X+1); nợ lãi tiếp
tục tính từ ngày 16/1/X+1 là 1,275%/tháng.
Tổng cộng: 1.966.681.000đ nợ vốn + 87.542.000đ nợ lãi = 2.054.223.000 đồng
Đến ngày 1/2/X+1, Công ty TNTH thông báo cho DNTN Kim Ngân yêu cầu thanh

toán nợ tiền hàng, đồng thời yêu cầu nộp phạt 30.000.000 đồng cho đợt giao hàng lần 2 chưa
thanh toán nhưng DNTN Kim Ngân đã không thanh toán.
Ngày 15/2/X+1, Công ty TNTH gửi Văn bản thông báo cho DNTN Kim Ngân nêu rõ
yêu cầu: nếu bà Ven không thực hiện việc thanh toán các khoản nợ trên đây trong thời hạn 10
ngày từ 15/1/X thì Công ty TNTH sẽ khởi kiện DNTN Kim Ngân tại Toà án có thẩm quyền
và yêu cầu toà án cho phát mại tài sản thế chấp đã cam kết theo hợp đồng để thanh toán trừ
vào các khoản nợ.
Bà Ven hỏi ý kiến luật sư về phương án giải quyết tranh chấp với Công ty TNTH.
Câu hỏi 5 (1,5 điểm): Anh (chị) có ý kiến gì về yêu cầu của Công ty TNTH đối với
DNTN Kim Ngân?
Câu hỏi 6 (1 điểm): Theo anh (chị), Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp này không? Tại sao?
Câu hỏi 7 (1,5 điểm): Anh (chị) phân tích những chi phí và thiệt hại mà DNTN Kim
Ngân phải chịu trong trường hợp thua kiện tại Toà án như thế nào?
Câu hỏi 8 (1 điểm): Anh (chị) hãy giúp DNTN Kim Ngân đưa ra phương án hoà giải
với Công ty TNTH

7


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-04/240
Đầu tháng 7 năm X, ông Hoàng Minh Trí, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng Bảo
Lộc ("Bên xây dựng"), tìm đến luật sư Nguyễn Hữu Lý, luật sư Công ty luật hợp danh Công
Lý, đề nghị được tư vấn để ký một hợp đồng xây dựng hàng rào cho Nhà Máy cơ khí chính
xác Đại Thọ thuộc Doanh nghiệp tư nhân Đại Thọ ("Chủ đầu tư").
Theo trình bày của ông Hoàng Minh Trí, Công ty TNHH xây dựng Bảo Lộc là một
công ty mới thành lập đầu năm X, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thi công xây lắp
các công trình dân dụng. Trụ sở Công ty tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ông Trí cũng

cho biết các bên dự định sẽ đưa những nội dung sau đây vào hợp đồng xây dựng:
- Mô tả công việc: xây dựng hàng rào (gồm tường bao và cổng) cho Nhà Máy cơ khí
chính xác Đại Thọ;
- Tổng giá trị hợp đồng là 82 triệu;
- Hình thức thanh toán gọn;
- Thời gian thi công từ 15 tháng 7 đến 30 tháng 7 năm X;
- Cơ quan giải quyết tranh chấp: TAND tỉnh Lâm Đồng
Câu hỏi 1 (2 điểm): Hãy xác định các bên sẽ tham gia giao kết hợp đồng nói trên?
Luật sư cần kiểm tra các loại tài liệu nào để làm rõ vấn đề năng lực chủ thể của những người
đại diện cho các bên giao kết hợp đồng?
Câu hỏi 2 (1,5 điểm): Hợp đồng nói trên thuộc loại hợp đồng gì? Quan hệ hợp đồng
chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật nào?
Câu hỏi 3 (1,5 điểm): Luật sư hãy giúp ông Hoàng Minh Trí lập một danh mục các
điều khoản cần đưa vào hợp đồng nói trên
Tình tiết bổ sung
Ngày 10 tháng 7 năm X, các bên đã ký Hợp đồng xây dựng số 007/HĐXD với nội
dung như thoả thuận. Ngày 15 tháng 7 năm X, tín nhiệm Công ty TNHH xây dựng Bảo Lộc,
Chủ đầu tư đề nghị các bên ký ngay một biên bản bổ sung cho Hợp đồng xây dựng số
007/HĐXD, theo đó Chủ đầu tư sẽ giao cho Công ty TNHH xây dựng Bảo Lộc xây lắp 5
xưởng sản xuất của Nhà Máy cơ khí chính xác Đại Thọ, trừ phần vật tư vì kèo thép, xà gồ và
tôn lợp. Các bên sẽ bàn sau về khối lượng công việc cụ thể và tiến độ vì hiện tại, Chủ đầu tư
chưa hoàn tất các thủ tục cần thiết liên quan đến việc thuê địa điểm đặt nhà xưởng và cũng
đang chờ thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình. Vốn thận trọng, ông Hoàng Minh Trí tìm đến
luật sư Nguyễn Hữu Lý, hỏi xem Bên xây dựng có thể đồng ý ký ngay vào biên bản bổ sung
với nội dung như trên không?
Câu hỏi 4 (1,5 điểm): Luật sư hãy soạn thư tư vấn trả lời thắc mắc của ông Hoàng
Minh Trí
Tình tiết bổ sung
Được luật sư hướng dẫn, ngày 17.10.X, sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, hai bên
đã ký Biên bản bổ sung cho Hợp đồng xây dựng số 007/HĐXD với các nội dung chính như

sau:
- Chủ đầu tư đồng ý giao cho Bên xây dựng xây lắp 5 phân xưởng sản xuất của Nhà
Máy cơ khí chính xác Đại Thọ trừ phần vật tư vì kèo thép, xà gỗ và tôn lợp;
- Khối lượng cụ thể từng nhà xưởng và tổng giá trị xây lắp của từng nhà xưởng
được chi tiết hoá tại phụ lục đính kèm Biên bản bổ sung;
- Tiến độ xây dựng theo thoả thuận của đôi bên;
- Phương thức thanh toán: Sau khi ký hợp đồng, Chủ đầu tư tạm ứng cho bên xây
dựng 50 triệu đồng. Các đợt tiếp theo cứ 15 ngày Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Bên xây dựng
theo khối lượng công việc mà Bên xây dựng đã thực hiện;

8


- Trách nhiệm của các bên: Bên xây dựng chịu trách nhiệm thi công theo đúng thiết
kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tiến độ và chất lượng công trình; Chủ đầu tư cung cấp bản vẽ
thi công, tạm ứng thanh toán theo quy định của các bên.
Biên bản bổ sung cho Hợp đồng xây dựng số 007/HĐXD ngày 17 tháng 10 năm X
không quy định thời hạn.
Thực hiện hợp đồng, Chủ đầu tư đã tạm ứng 50 triệu đồng và đã thanh toán 85 triệu
đồng cho Bên xây dựng. Bên xây dựng đã thi công những phần việc sau:
- Hàng rào: 510,55m, trị giá 69.775.163 đồng;
- Tường nhà ở và hội trường, trị giá 18.687.458 đồng;
- Nhà xưởng, trị giá 61.364.463 đồng.
Khi Bên xây dựng thông báo hoàn tất công việc thì bị Chủ đầu tư từ chối thanh toán
phần nhà xưởng vì cho rằng nhà xưởng đã thi công không đảm bảo đúng thiết kế và đề nghị
kiểm tra chất lượng.
Ngày 24 tháng 11 năm X, Công ty tư vấn thiết kế công trình Lâm Hà khi kiểm tra chất
lượng theo yêu cầu của Chủ đầu tư đã nhận xét:
- Kích thước nhà xưởng thi công không đúng thiết kế;
- Vị trí các cột có sai sót nhưng không lớn;

- Việc nối cốt thép có một số sai sót.
Ngày 31 tháng 11 năm X, hai bên lập biên bản nghiệm thu từng phần. Chủ đầu tư tiếp
tục từ chối thanh toán 61.364.463 đồng thi công nhà xưởng và không chịu nghiệm thu một số
phần việc khác.
Suốt tháng 11 năm X, Bên xây dựng đã nhiều lần có văn bản đề nghị Chủ đầu tư cho
khắc phục những sai sót trong thi công, nhưng không được Chủ đầu tư đồng ý.
Đầu tháng 12 năm X, ông Hoàng Minh Trí lại tìm đến luật sư Nguyễn Hữu Lý nhờ
luật sư giúp đỡ soạn thảo đơn khởi kiện để gửi tới Tòa án có thẩm quyền đề nghị buộc Chủ
đầu tư (i) thanh toán 191 triệu đồng, tương ứng với phần công trình đã thực hiện nhưng chưa
được Chủ đầu tư nghiệm thu và (ii) bồi thường 60 triệu đồng, tương ứng với những thiệt hại
mà Bên xây dựng phải gánh chịu do Chủ đầu tư đơn phương đình chỉ hợp đồng. Ông Trí cũng
đề nghị luật sư tham gia tranh tụng tại toà án cấp sơ thẩm để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp
pháp của Công ty TNHH xây dựng Bảo Lộc.
Câu hỏi 5 (1,5 điểm): Luật sư hãy tư vấn các yêu cầu khởi kiện
Câu hỏi 6 (1 điểm): Luật sư Lý có thể chấp nhận lời đề nghị của ông Hoàng Minh Trí
về việc tham gia tranh tụng tại toà án cấp sơ thẩm để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp
của Công ty TNHH xây dựng Bảo Lộc được không? Tại sao?
Câu hỏi 7 (1 điểm): Luật sư có tư vấn cho khách hàng khởi kiện đến tòa án nào? Tại
sao?

9


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-05/240
Đầu năm X-1, Bắc, Trung, Nam thoả thuận thành lập Công ty TNHH Liên Việt với
ngành nghề kinh doanh vật liệu xây dựng và dịch vụ thiết kế công trình. Những người tham
gia công ty cam kết góp vốn như sau: Bắc góp 1 tỷ đồng bằng một căn nhà toạ lạc tại quận
Cầu Giấy, Hà Nội; Trung góp 500 triệu đồng bằng một xe du lịch Toyota đã qua sử dụng;

Nam cam kết góp 500 triệu đồng bằng tiền mặt. Do không hiểu biết pháp luật, Bắc, Trung,
Nam đến văn phòng luật sư yêu cầu tư vấn.
Câu hỏi 1 (1,5 điểm): Nêu các điều kiện mà Bắc, Trung, Nam cần đáp ứng để có thể
thành lập và đăng ký kinh doanh cho Công ty TNHH Liên Việt
Tình tiết bổ sung:
Trên cơ sở hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội đã cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty TNHH Liên Việt, trong đó ghi nhận: Vốn điều lệ
của công ty là 2 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ góp vốn điều lệ của Bắc là 50%, của Trung là 25% và
của Nam là 25%; ngành nghề kinh doanh là mua bán vật liệu xây dựng, dịch vụ thiết kế công
trình; trụ sở chính của công ty đặt tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Hãy liệt kê các công việc chính mà Bắc, Trung, Nam cần tiến
hành sau đăng ký kinh doanh để đưa công ty TNHH Liên Việt vào hoạt động
Câu hỏi 3 (1 điểm): Tư vấn cho Bắc, Trung, Nam thủ tục góp vốn vào vốn điều lệ của
Công ty TNHH Liên Việt
Tình tiết bổ sung
Hội đồng thành viên của Công ty TNHH Liên Việt tiến hành phiên họp đầu tiên và
bầu Bắc làm Chủ tịch Hội đồng thành viên; Trung làm Giám đốc và Nam là Phó giám đốc.
Điều lệ công ty không quy định ai là người đại diện theo pháp luật của công ty. Bắc, Trung,
Nam tiến hành việc góp vốn theo đúng quy định của pháp luật. Do có nhu cầu sử dụng căn
nhà đã mang ra góp vốn, Bắc đề nghị Trung và Nam cho phép mình rút căn nhà khỏi công ty
và góp thế bằng 1 tỷ đồng tiền mặt. Trung và Nam đồng ý.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Việc rút căn nhà khỏi công ty và góp thế bằng 1 tỷ đồng tiền mặt
có đúng hay không? Tại sao?
Câu hỏi 5 (1,5 điểm): Tư vấn cho Bắc, Trung, Nam thủ tục cần tiến hành để Bắc có
thể nhận lại căn nhà góp vốn của mình một cách hợp pháp
Tình tiết bổ sung:
Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, giữa các thành viên của công ty phát sinh mâu
thuẫn do phân chia lợi nhuận không đều. Với lý do Trung điều hành Công ty yếu kém, Bắc đã
ra Quyết định cách chức Giám đốc công ty của Trung và bổ nhiệm Nam làm Giám đốc. Quyết
định này có nội dung vắn tắt như sau:

Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Liên Việt
Quyết định:
Điều 1: Cách chức Giám đốc của ông Phạm Thành Trung. Đến ngày 01/6/X, ông
Trung phải hoàn tất việc bàn giao con dấu và công việc cho Giám đốc mới.
Điều 2: Bổ nhiệm ông Phan Hoài Nam làm Giám đốc Công ty từ ngày 01/6/X.
Chủ tịch Hội đồng thành viên
Nguyễn Việt Bắc
(Ký tên và đóng dấu)
Câu hỏi 6 (1điểm): Anh (chị) có nhận xét gì về Quyết định nêu trên?
Câu hỏi 7 (1,5 điểm): Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành hãy tư vấn thủ
tục cần tiến hành để có thể cách chức Giám đốc của Trung và bổ nhiệm Nam làm Giám đốc
mới

10


Tình tiết bổ sung:
Trung phản đối Quyết định của Bắc và không chịu bàn giao công việc cho Nam. Ngày
10/6/X, Trung sử dụng con dấu và danh nghĩa của Công ty TNHH Liên Việt để ký hợp đồng
bằng văn bản vay 300 triệu đồng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình
(Hà Nội). Ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt. Trung trực tiếp nhận tiền và số tiền vay được
Trung không chuyển cho Công ty TNHH Liên Việt mà chi dùng vào các mục đích cá nhân.
Câu hỏi 8 (1,5 điểm): Hợp đồng vay vốn nói trên có bị vô hiệu toàn bộ hay không? Để
trả lời được câu hỏi này, anh (chị) cần làm rõ thêm những vấn đề gì, ngoài các vấn đề đã nêu
trong đề bài?

11


HỌC VIỆN TƯ PHÁP

Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-06/240
1. Phần lý thuyết
Câu hỏi 1 (1,5 điểm): Nêu và phân tích vai trò của Luật sư trong việc soạn thảo hợp
đồng
2. Phần bài tập
Khách hàng của bạn là ông Phạm Hồng Ngọc, chủ hộ kinh doanh Bánh Hồng Ngọc,
có địa chỉ tại phường Xuân Hòa, thị xã Long Khánh, Đồng Nai.
Theo trình bày của khách hàng: Ngày 30.5.X-2, cơ sở Bánh Hồng Ngọc đã ký hợp
đồng số 126/HĐKT với nội dung Công ty TNHH công nghệ xử lý nước thải và môi trường
Thiết San (địa chỉ tại Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) bán và lắp đặt cho Cơ sở
sản xuất bánh Hồng Ngọc hệ thống dây chuyền xử lý nước thải với giá 120.000.000đ. Về chất
lượng, Công ty Thiết San phải đảm bảo các thông số kỹ thuật của công trình, nước thải sau
khi được xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 4945- 1995). Để đảm bảo tiêu chuẩn nước
thải chủ cơ sở phải sử dụng hóa chất xử lý nước thải. Theo hợp đồng, việc thanh toán được
tiến hành làm 3 đợt, đợt 1 (40 triệu) vào ngày ký hợp đồng; đợt 2 (40 triệu) vào ngày giao
hàng và đợt 3 (40 triệu) sau khi đưa máy vào sử dụng 3 tháng. Thời gian bảo hành là 12 tháng
kể từ ngày lắp đặt. Hợp đồng được ký bởi Ông Phạm Hồng Ngọc và Giám đốc Công ty Thiết
San (là đại diện theo pháp luật của Công ty).
Thực hiện hợp đồng Ông Ngọc đã thanh toán cho Công ty Thiết San 86 triệu đồng.
Đợt 1 ngày 30.5.X-2: 56 triệu đồng, đợt 2 ngày 29.7.X-2: 16 triệu đồng, đợt 3 ngày 1.8.X-2:
14 triệu đồng. Ngày 10.8.X-2, Công ty Thiết San đã tiến hành lắp đặt công trình và yêu cầu
Ông Ngọc thanh toán nốt số tiền còn lại của hợp đồng nhưng ông Ngọc từ chối. Sở dĩ Ông
Ngọc không thanh toán nốt số tiền còn lại bởi ông đã vận hành máy đúng yêu cầu và đã mua
hóa chất xử lý nước thải để đảm bảo tiêu chuẩn nước thải nhưng khi tiến hành thẩm định cơ
quan chức năng đã có kết luận kết quả thẩm định kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở
sản xuất của ông Ngọc không đạt yêu cầu.
Mặc dù đã khiếu nại nhưng Công ty Thiết San vẫn không cử người đến kiểm tra và
sửa chữa hệ thống xử lý nước thải. Ngày 18.5.X-1, qua kiểm tra, cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở Phạm Hồng Ngọc vì gây ô nhiễm

môi trường do không xử lý nước thải, yêu cầu cơ sở ngừng hoạt động sau 20 ngày kể từ ngày
18.5.X-1.
Ông Ngọc đã đề nghị Công ty Thiết San phải lắp đặt máy mới đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật hoặc trả lại 86 triệu đồng và tháo dỡ toàn bộ hệ thống mà Công ty này đã lắp đặt để ông
thuê đơn vị khác thiết kế và lắp đặt hệ thống mới nhưng Công ty Thiết San không có ý kiến
trả lời. Giữa hai bên phát sinh tranh chấp. Ông Ngọc có ý định khởi kiện Công ty Thiết San ra
Tòa án.
Ông Ngọc muốn nhờ Luật sư tư vấn một số vấn đề trước khi khởi kiện.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Nêu các tài liệu đề nghị khách hàng cung cấp để có định hướng
tư vấn, tại sao lại cần những văn bản đó
Câu hỏi 3 (1 điểm): Xác định nguồn văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng, giải thích
tại sao?
Tình tiết bổ sung
Ông Ngọc xác định những thiệt hại mà ông phải gánh chịu như sau:
- Nộp phạt hành chính: 1 triệu đồng;
- Mua hóa chất xử lý nước thải: 18 triệu đồng;
- Trả lãi vay cho ngân hàng: 13 triệu đồng;
- Thiệt hại cho những ngày tạm ngừng sản xuất: 20 triệu đồng;
- Phí tư vấn pháp luật: 3 triệu đồng.
12


Đầu năm X, Ông muốn nhờ Luật sư tư vấn về việc khởi kiện đòi bồi thường những
thiệt hại nêu trên.
Câu hỏi 4 (1,5 điểm): Xác định những thông tin cần làm rõ để tư vấn cho khách hàng
những khoản thiệt hại nào có khả năng được Tòa án chấp nhận
Câu hỏi 5 (1,5 điểm): Vụ việc còn thời hiệu khởi kiện hay không? Nêu cách thức xác
định
Tình tiết bổ sung
Đơn kiện có các yêu cầu: đòi lại 86 triệu đồng đã thanh toán cho Công ty Thiết San và

đòi bồi thường thiệt hại với những khoản nói trên. Luật sư kiểm tra các tài liệu và hoàn toàn
có cơ sở để khẳng định Công ty Thiết San đã vi phạm hợp đồng.
Câu hỏi 6 (1 điểm): Xác định những tài liệu khách hàng cần chuẩn bị cho việc khởi
kiện
Câu hỏi 7 (1 điểm): Tòa án địa phương nào có thẩm quyền giải quyết? Tại sao?
Câu hỏi 8 (1,5 điểm): Đánh giá khả năng những yêu cầu nào của khách hàng có thể
được Tòa án chấp nhận

13


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-07/240
Đầu năm X-1, Công ty hỗ trợ phát triển công nghiệp có địa chỉ tại 121/126 Nguyễn
Thiện Thuật, Quận 3, TP Hồ Chí Minh (gọi tắt tên giao dịch quốc tế là Suden) tìm đến Văn
phòng Luật sư yêu cầu tư vấn xung quanh việc huy động vốn để nhập khẩu 3.000 tấn phân
đạm từ Hà Lan. Họ muốn biết có những cách thức nào để huy động vốn phục vụ cho việc
nhập khẩu lô hàng này.
Câu hỏi 1(1 điểm): Luật sư hãy tư vấn cho khách hàng các giải pháp khác nhau để có
vốn cho việc nhập khẩu lô hàng, phân tích ưu, nhược điểm của từng giải pháp
Tình tiết bổ sung
Một thời gian sau, đại diện Công ty Suden lại tìm đến Văn phòng Luật sư để xin ý
kiến tư vấn xung quanh tranh chấp từ một hợp đồng thuê kho.
Theo trình bày của khách hàng thì sau khi nhập khẩu lô hàng, Công ty đã ký hợp đồng
thuê kho gửi hàng với Công ty TNHH Tiên Phong, có địa chỉ tại 306- Bến Bình Đông, Quận
8, TP Hồ Chí Minh để gửi lô hàng nhập khẩu.
Tìm hiểu dự thảo hợp đồng, Luật sư thấy có những nội dung đáng chú ý sau:
- Hàng gửi: phân Urê Hà Lan;
- Số lượng: 3.000 tấn;

- Đơn giá: 9.000đ/tấn/tháng;
- Cách thức xuất hàng: Theo lệnh xuất hàng hợp lệ của Công ty Suden;
- Tiền thuê kho được thanh toán định kỳ vào ngày 25 hàng tháng. Tiền thuê của
tháng sau được tính dựa trên số lượng hàng được kiểm kê của tháng trước;
- Công ty TNHH Tiên Phong phải chịu trách nhiệm đảm bảo độ ẩm an toàn cho chất
lượng hàng gửi;
- Bên nào vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu phạt 5% trên giá trị hợp đồng;
- Tranh chấp xảy ra sẽ được giải quyết tại một cơ quan trọng tài.
Hợp đồng được ký bởi đại diện có thẩm quyền của hai bên.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Xác định nguồn văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng, giải thích
tại sao?
Câu hỏi 3 (1,5 điểm): Nếu được khách hàng nhờ Luật sư xem xét dự thảo hợp đồng
với các điều khoản trên, Luật sư hãy đưa ra nhận xét của mình đối với bản dự thảo hợp đồng
đó ở các khía cạnh sau:
- Nội dung nào chưa phù hợp quy định của pháp luật
- Nội dung nào tiềm ẩn rủi ro.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Hãy giúp khách hàng soạn thảo lại những điều khoản đó
Tình tiết bổ sung
Tháng 3/X-1, hợp đồng đã được ký kết bởi đại diện có thẩm quền của các bên với các
điều khoản nói trên. Qua tìm hiểu Luật sư được biết:
- Ngày 15.3.X-1, Công ty Suden chuyển 3.000 tấn hàng vào kho của Công ty TNHH
Tiền Phong; Hai bên có biên bản giao nhận về tổng số bao (6.000 bao) có dán nhãn niêm
phong;
- Đầu tháng 4/X-1, Công ty Suden có lệnh xuất 100 tấn hàng do Phó Giám đốc
Nguyễn Nhật Thành ký. Liên tiếp sau đó Công ty Suden có lệnh xuất hàng do Giám đốc Công
ty ký;
- Hàng tháng Công ty Suden đã thanh toán tiền hàng đầy đủ. Nhưng đến tháng
10/X-1, sau khi cho hàng xuất kho và kiểm kê hàng, phía Công ty Suden cho rằng nhiều bao
hàng bị cô đặc, có dấu hiệu mất nhãn niêm phong nên đã không thanh toán tiền thuê kho của
tháng 9 và có yêu cầu Công ty Tiên Phong kiểm tra lại điều kiện bảo quản của kho gửi hàng.

Sở dĩ Công ty Suden không thanh toán tiền thuê kho tháng 9 là vì muốn làm rõ nguyên nhân
14


hàng bị hư hỏng để xin được khấu trừ tiền thuê. Công ty Tiền Phong không đồng ý vì cho
rằng hàng hóa hư hỏng không do lỗi của Công ty Tiền Phong mà có thể hàng tiềm ẩn chất
lượng xấu trước khi đưa hàng vào kho. Từ đó Công ty Suden cũng ngừng thanh toán tiền thuê
kho;
- Đầu tháng 2/X, Phó Giám đốc Công ty Suden ký lệnh xuất toàn bộ lô hàng ra khỏi
kho hàng. Số lượng bao trong kho còn lại là 1.000 bao, tương đương 500 tấn (là lượng hàng
được kiểm kê từ tháng 10/X-1). Nhưng Công ty Tiền Phong không chịu xuất hàng với hai lý
do: thứ nhất là lệnh xuất hàng không hợp lệ, thứ hai là Công ty Tiền Phong giữ lại toàn bộ lô
hàng để đảm bảo thanh toán; Phản ứng trước việc làm này của Công ty Tiền Phong, Giám đốc
Công ty Suden đã có văn bản xác nhận lệnh xuất hàng của Phó Giám đốc Công ty và đề nghị
Công ty Tiền Phong sớm cho xuất hàng để Công ty Suden kịp thời bán hàng lấy tiền thanh
toán phí thuê kho. Công ty Tiền phong không có ý kiến trả lời.
- Đến tháng 8/X, Công ty Tiền Phong có công văn yêu cầu Công ty Suden thanh
toán tiền thuê kho, nếu không sẽ khởi kiện ra Tòa án. Theo tính toán của Công ty Tiền Phong
thì số tiền thuê Công ty Suden còn nợ cho đến thời điểm này là: 500 tấn x 9.000đ/tấn/tháng x
12 tháng (từ tháng 9/X-1 đến tháng 8/X) = 54.000.000đ; phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán là
5% x 270.000.000đ = 13.500.000đ
Câu hỏi 5 (1,5 điểm): Xác định những thông tin cần làm rõ để tư vấn cho khách hàng
phương án thương lượng với Công ty Tiền Phong
Tình tiết bổ sung
Hai bên thống nhất đề nghị cơ quan giám định đánh giá nguyên nhân hàng bị hư hỏng.
Theo kết quả giám định thì kho hàng đáp ứng yêu cầu về độ ẩm cho phép, nguyên nhân của
việc lô hàng bị hỏng là do ngấm mặn trong quá trình vận chuyển.
Công ty Suden muốn biết nếu bị khởi kiện, họ có phải chịu toàn bộ tiền thuê kho là 54
triệu đồng và 13, 5 triệu tiền phạt hợp đồng hay không.
Câu hỏi 6 (2 điểm): Hãy soạn văn bản tư vấn gửi cho khách hàng, đề cập đến các nội

dung sau:
- Nêu vấn đề pháp lý cần giải quyết;
- Phân tích, đánh giá vụ việc;
- Kết luận
Câu hỏi 7 (1 điểm): Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ kiện trên?
Câu hỏi 8 (1 điểm): Xác định các tài liệu khách hàng cần chuẩn bị cho việc khởi kiện

15


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-08/240
I. Phần lý thuyết
Nêu các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng và vai trò của Luật sư trong
việc lựa chọn các phương thức đó
II. Phần bài tập
Công ty TNHH H, có trụ sở tại số 6 Thanh Nhàn- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội (sau
đây gọi là Công ty H). Công ty có một nhà máy xay xát và chế biến hàng nông sản ở trên địa
bàn huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên trong suốt thời gian qua nhà máy đã hoạt
động không có hiệu quả.
Đầu năm X-2, ban lãnh đạo Công ty H đã có cuộc họp quyết định đầu tư nâng cấp, sửa
chữa và nhập các thiết bị hiện đại của nước ngoài để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà
máy. Tuy nhiên biện pháp này khó có khả năng thực hiện vì đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn.
Công ty H hỏi ý kiến tư vấn của Luật sư.
Câu hỏi 2 (1,5 điểm): Kể tên những hợp đồng để khách hàng có thể huy động vốn đầu
tư vào hoạt động của nhà máy?Phân tích ưu nhược điểm của những hợp đồng đó
Câu hỏi 3 (1 điểm): Công ty H có thể vay vốn bằng việc thế chấp chính nhà máy này
không?Tại sao?
Tình tiết bổ sung

Từ ngày có vốn đầu tư hoạt động của nhà máy ngày càng có hiệu quả, tăng lợi nhuận
đáng kể cho Công ty H. Cuối năm X, Công ty nhận được một đơn đặt hàng rất lớn từ Bỉ, theo
đó phía bạn muốn mua 120.000 tấn bột sắn dây tinh khiết. Để có thể sản xuất kịp mặt hàng
này theo đơn đặt hàng, Công ty phải tổ chức thu mua sắn dây lát từ bà con nông dân ở các
tỉnh, thành xung quanh Hà Nội. Tuy nhiên, để tự mình thu mua mặt hàng này thì sẽ không
đảm bảo tiến độ. Công ty đã đàm phán với phía Bỉ và được phía bạn đồng ý là hàng sẽ được
thu mua và sản xuất theo đợt. Đến cuối năm X+1, Công ty H sẽ cung cấp đủ 120.000 tấn
hàng. Công ty có dự định ký hợp đồng với Công ty dịch vụ, thương mại và vật tư Hòa Bình
(một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập; sau đây gọi là Công ty Hòa Bình) để uỷ thác
thu mua sắn lát. Công ty muốn Luật sư cho biết các điểm cần lưu ý để hợp đồng này không bị
vô hiệu và có khả năng thực hiện cao, tránh vi phạm hợp đồng với phía Bỉ.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Dựa trên các qui định của pháp luật, Luật sư hãy phân tích cho
khách hàng những điểm cần lưu ý để hợp đồng uỷ thác thu mua này không bị vô hiệu
Câu hỏi 5 (1 điểm): Dự kiến các điều khoản của hợp đồng ủy thác
Tình tiết bổ sung
Vì muốn thúc đẩy nhanh quá trình thu gom hàng, Công ty H muốn được ứng trước
toàn bộ số tiền hàng là 600 triệu đồng cho Công ty Hòa Bình. Sau khi thực hiện xong hợp
đồng uỷ thác thu mua, Công ty Hòa Bình sẽ được hưởng phí uỷ thác (15%) sau khi đã trừ đi
tiền lãi của số tiền tạm ứng là 1,5%/tháng. Hợp đồng có thời hạn thực hiện tối đa là 6 tháng.
Câu hỏi 6 (1,5 điểm): Luật sư có giúp Công ty H soạn thảo hợp đồng với điều khoản
thanh toán như trên không?Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Trong hợp đồng uỷ thác có qui định “nếu trong thời hạn 6 tháng, Công ty Hòa Bình
vẫn chưa thu gom đủ số hàng theo hợp đồng uỷ thác thì sẽ phải bồi thường toàn bộ các thiệt
hại phát sinh nếu Công ty H vi phạm hợp đồng với phía Bỉ”.
Câu hỏi 7 (1,5 điểm): Luật sư hãy phân tích những điểm dở trong điều khoản nói trên
Câu hỏi 8 (1 điểm): Trên cơ sở phân tích của mình, hãy soạn thảo lại điều khoản đó

16



HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-09/240
Đầu năm X, Lâm Thanh Hà, Lý Quốc Trung, Huỳnh Tấn Càng và Tấn Bình Diện là
những người bạn thân thiết từ nhỏ dự định cùng nhau thành lập một công ty trách nhiệm hữu
hạn mang tên Vị Quốc. Hà dự định góp vốn bằng tiền mặt, Trung dự định góp vốn bằng một
dàn máy tính có thể dùng trong hoạt động của công ty mà dự định thành lập trong tương lai.
Càng dự định góp vốn bằng quyền sử dụng đất để có thể thiết lập trụ sở công ty. Diện dự định
góp vốn bằng một bí quyết công nghệ với giá trị cao. Tuy nhiên cả bốn người chưa hiểu rõ
pháp luật, nên tới hỏi luật sư.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Là luật sư, anh (chị) sẽ tư vấn cho bốn người trên như thế nào
trong trường hợp này?
Tình tiết bổ sung
Diện được Hội đồng thành viên bầu làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty Vị
Quốc. Công ty này hoạt động được một thời gian thì Diện bị biệt tích 06 tháng liền. Lâm
Thanh Hà (Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Phó Tổng giám đốc Công ty Vị Quốc) đưa
vấn đề này ra Hội đồng thành viên họp để yêu cầu toà án thông báo tìm kiếm Diện và áp dụng
biện pháp quản lý tài sản đối với Diện. Vợ con của Diện phản đối và coi đó là việc làm không
hợp pháp. Vị Quốc tới hỏi luật sư.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Theo anh (chị) Vị Quốc có thể thực hiện dự định của mình được
không khi có sự phản đối của vợ con Tấn Bình Diện. Hãy lập luận tại sao có thể hoặc không
thể?
Tình tiết bổ sung
Sau một thời gian, Vị Quốc dự định yêu cầu toà án tuyên bố Diện mất tích. Các con
của Diện phản đối. Sau khi toà án tuyên bố Diện mất tích, vợ Diện xin ly hôn và đi lấy chồng
trong khi vợ chồng Diện có hai đứa con trai lúc đó đã 18 tuổi và 16 tuổi. Hai cháu tới văn
phòng luật sư để xin ý kiến tư vấn về việc thừa hưởng quyền lợi của Diện trong Công ty Vị
Quốc.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Là luật sư anh (chị) cho biết Công ty Vị Quốc có quyền yêu cầu

tuyên bố Diện mất tích không? Tại sao?
Câu hỏi 4 (1 điểm): Theo anh (chị) quyền lợi của Diện trong công ty nên được xử lý
như thế nào trong trường hợp này?
Tình tiết bổ sung
Một thời gian sau, Diện bỗng dưng quay về và thông báo cho mọi người biết ông ta bị
một nhóm người bắt cóc để khai thác bí mật công nghệ đã được góp vào Vị Quốc. Ông đòi lại
quyền lợi trong công ty, và chứng minh rằng vốn góp trong công ty là tài sản của riêng mình.
Sau khi được bầu lại làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Vị Quốc, Diện
bị bệnh tâm thần trầm trọng.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Theo anh (chị) trong trường hợp này phần vốn góp của Diện
trong Vị Quốc sẽ được giải quyết như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?
Tình tiết bổ sung
Mặc dù Diện đang ở trong tình trạng bị bệnh tâm thần nhưng vẫn có phần vốn góp
trong công ty. Mặt khác, Công ty Vị Quốc phát hiện ra trong thời gian bị nhóm người bắt cóc,
giam giữ Diện đã tiết lộ toàn bộ bí mật công nghệ mà đã cam kết góp vào Vị Quốc. Nhiều
thành viên cho rằng phải khởi kiện Diện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho Vị Quốc.
Câu hỏi 6 (2 điểm): Là luật sư cho Vị Quốc, anh (chị) cho biết Vị Quốc có thể thực
hiện được việc trên không? Tại sao?

17


Tình tiết bổ sung
Do không có tiền, người giám hộ của Diện dự định cầm cố phần vốn góp của Diện
trong Vị Quốc để bảo đảm cho một khoản vay. Chưa chắc chắn về mặt pháp lý, người giám
hộ của Diện tới văn phòng luật sư yêu cầu tư vấn.
Câu hỏi 7 (2 điểm): Là luật sư, anh (chị) có ý kiến gì về tính hợp pháp của trường
hợp này và nêu rõ những điều khoản chính yếu của hợp đồng cầm cố nếu được xác lập để
cầm cố phần vốn góp trong một công ty trách nhiệm hữu hạn?
Tình tiết bổ sung

Xét công đóng góp của Diện, Vị Quốc chỉ yêu cầu Diện phải bồi thường 50% thiệt hại
do tiết lộ bí mật công nghệ đã nói.
Câu hỏi 8 (1 điểm): Là luật sư cho Diện, anh (chị) cần phải làm gì trong trường hợp
này

18


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-10/240
Công ty liên doanh khách sạn ABC (sau đây gọi tắt là “ABC”) là một doanh nghiệp
liên doanh được thành lập năm X-2. Theo Giấy phép đầu tư, ABC được phép kinh doanh
khách sạn, du lịch, lữ hành, nhà hàng. ABC có nhiều cơ sở kinh doanh ở nhiều tỉnh trong cả
nước, trong đó có Khách sạn Ngọc Châu (sau đây gọi là “Ngọc Châu”) tại tỉnh K. Ngọc Châu
thường xuyên tổ chức các tour cho khách du lịch đi thăm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
và Căm-pu-chia. Năm 2002, Ngọc Châu muốn ký hợp đồng với Công ty TNHH Thiên Thanh
(sau đây gọi là “Thiên Thanh”) để thuê một chiếc tàu chở khách đường sông và đường biển
mang tên MEKONG EXPRESS gồm 25 chỗ cho hành khách, trị giá tàu là 128.500 USD.
Trong quá trình đàm phán, hai bên đã đạt được những thoả thuận sau đây:
(i)
Thời hạn thuê là 36 tháng
(ii)
Giá thuê bao trọn gói là 4.900 USD/tháng, chưa tính thuế trị giá gia tăng
(iii)
Điều kiện thuê: Thiên Thanh có trách nhiệm cung cấp tàu, nhiên liệu, cũng như
cung cấp đôị ngũ kỹ thuật bao gồm thuyền trưởng cùng toàn bộ ê-quipe thuỷ thủ cho mọi
chuyến hành trình theo yêu cầu của Ngọc Châu; Giới hạn địa lý của các hành trình là toàn bộ
các tỉnh miền Nam Việt Nam và đường thuỷ sang Phnom Pênh - Căm-pu-chia.
Trước khi chính thức ký kết, Ngọc Châu yêu cầu luật sư của công ty mình chuẩn bị

các điều kiện cần thiết cho việc ký kết hợp đồng.
Câu hỏi 1 (1,5 điểm): Nếu anh (chị) là luật sư của Ngọc Châu, anh (chị) thấy cần
chú ý đến những vấn đề gì trước khi ký kết hợp đồng?
Câu hỏi 2 (1 điểm): Hợp đồng thuê tàu giữa Ngọc Châu và Thiên Thanh chịu sự điều
chỉnh của những văn bản pháp luật nào? Tại sao?
Câu hỏi 3 (2 điểm): Anh (chị) hãy:
(i) Lên danh mục tên các điều khoản dự định đưa vào hợp đồng thuê tàu giữa
Ngọc Châu và Thiên Thanh
(ii) Soạn thảo điều khoản giá thuê và phương thức thanh toán
Tình tiết bổ sung
Tuy nhiên, trên thực tế, dự thảo hợp đồng thuê tàu nói trên được soạn thảo bởi phía
Thiên Thanh và vào khoảng tháng 11 năm X, hai bên đã ký hợp đồng với những nội dung mà
các bên đã thoả thuận như đã nói ở trên. Song cần lưu ý, trong hợp đồng, mục ngày tháng đã
để trống không được điền (và về sau này, đã không tìm thấy tài liệu nào chứng minh chính
xác ngày ký hợp đồng). Và Điều 3 - Giá thuê và phương thức thanh toán chỉ được ghi như
sau:
+ Thời gian thuê: 36 tháng, kể từ …. Năm X đến…..
+ Giá thuê: 4.900 USD (chưa kể thuế giá trị gia tăng)
Tiền thuê được thanh toán vào ngày 30 hàng tháng, được thanh toán bằng đồng Việt
Nam, tính theo tỷ gía quy đổi giữa đồng đô la Mỹ và đồng Việt Nam của Ngân hàng Ngoại
thương vào thời điểm thanh toán.
Điều 5 - Quyền và nghĩa vụ của các bên còn quy định như sau: nếu sau khi hợp đồng
có hiệu lực mà một trong các Bên muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải thông báo
cho phía bên kia ít nhất là 60 ngày và phải trả thêm cho bên kia số tiền phạt theo tỷ lệ như
sau:
• Nếu hợp đồng chỉ được thực thi từ 1 đến 6 tháng thì phải bồi thường cho bên kia
50% giá trị của tàu (64.250 USD)
• Nếu hợp đồng chỉ được thực thi từ 7 đến 12 tháng thì phải bồi thường cho bên kia
40% giá trị của tàu (51.400 USD)
• Nếu hợp đồng chỉ được thực thi từ 13 đến 18 tháng thì phải bồi thường cho bên

kia 30% giá trị của tàu (38.550 USD)
19




Nếu hợp đồng chỉ được thực thi từ 19 đến 24 tháng thì phải bồi thường cho bên
kia 20% giá trị của tàu (25.700 USD)
• Nếu hợp đồng chỉ được thực thi từ 25 đến 30 tháng thì phải bồi thường cho bên
kia 15% giá trị của tàu (19.275 USD)
• Nếu hợp đồng chỉ được thực thi từ 31 đến 35 tháng thì phải bồi thường cho bên
kia 10% giá trị của tàu (12.850 USD)
Hợp đồng được ký bởi ông Nguyễn Ngọc Thanh, giám đốc của Thiên Thanh và ông
Stephane Berre, Giám đốc của Ngọc Châu.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) có ý kiến gì về giá trị pháp lý của hợp đồng thuê tàu nói
trên
Tình tiết bổ sung
Ngày 13 tháng 12 năm X, sau khi ký kết hợp đồng, Ngọc Châu đã trả cho Thiên
Thanh số tiền 75.234.000 đồng (tương đương 4.900 USD). Tàu MEKONG EXPRESS đã
được bàn giao và đưa vào khai thác từ ngày 1 tháng 2 năm 2003. Tuy nhiên, đến tháng 10
năm X+1, Ngọc Châu thấy việc khai thác tàu không hiệu quả nên đã tính đến chuyện đơn
phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Ngọc Châu đề nghị anh (chị) là luật sư tư vấn của
công ty cho biết ý kiến pháp lý của mình về khả năng này.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Theo anh (chị), thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê tàu nói
trên sẽ được xác định như thế nào?
Câu hỏi 6 (3,5 điểm): Hãy viết thư tư vấn gửi Ngọc Châu cho biết ý kiến pháp lý của
anh (chị) về khả năng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn của Ngọc Châu và tiên liệu các hậu
quả pháp lý mà Ngọc Châu có thể gánh chịu từ việc chấm dứt này. Trong thư tư vấn, chỉ cần
tập trung vào mấy nội dung sau đây:
(i)

Đánh giá chung về hiệu lực pháp lý của hợp đồng (0,5 điểm)
(ii)
Các hậu quả pháp lý của hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời
hạn mà Ngọc Châu có thể phải gánh chịu (1,5 điểm)
(iii)
Những giải pháp khả thi và khuyến nghị của luật sư (1,5 điểm)

20


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-11/240
Đầu năm X, Lý Quốc Trung, Lâm Hữu Viện và Hoàng Gia Trịnh thành lập một công
ty hợp danh mang tên Lý Hoàng Lâm HD hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quảng cáo, in ấn
và cung ứng trang thiết bị văn phòng. Cả ba đều là thành viên hợp danh. Công ty đang làm ăn
phát đạt thì Hoàng Gia Trịnh trong khi đi giao hàng cho công ty Thành Phát ở tỉnh xa bị chết
do tai nạn giao thông. Tất cả tài sản của Trịnh để lại cho Mai Phương Hoa (người vợ trẻ của
mình chưa có con). Lý Quốc Trung và Lâm Hữu Viện thấy Mai Phương Hoa còn rất trẻ chưa
biết làm ăn, nên không muốn Hoa trở thành thành viên hợp danh của công ty. Tuy nhiên Hoa
rất muốn khẳng định mình trên thương trường, nên dứt khoát không chịu rút khỏi vị thế của
một thành viên hợp danh của công ty. Trung và Viện rất lúng túng muốn có ý kiến tư vấn của
luật sư.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Theo luật sư, trong trường hợp này Trung và Viện có đáp ứng
được ý muốn của mình hay không? Lý do pháp lý chính của vấn đề là gì?
Câu hỏi 2 (1 điểm): Thủ tục pháp lý nào cần thiết phải thực hiện trong trường hợp
này?
Tình tiết bổ sung
Năm tháng sau Thành Phát yêu cầu Lý Hoàng Lâm giao cho Thành Phát 100 bộ bàn
ghế văn phòng (kiểu dáng như Thành Phát mua của Lý Hoàng Lâm theo Hợp đồng số

01/LHL&TP) vào một ngày xác định qua một bức thư mà trong đó không nói tới giá cả, chất
lượng, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán. Lý Hoàng Lâm không giao hàng với lý
do Thành Phát và Lý Hoàng Lâm chưa ký kết một hợp đồng nào về việc đó. Thành Phát dẫn
chứng, trong hợp đồng mua bán thiết bị văn phòng số 01/LHL&TH đã nói có điều khoản:
“Lý Hoàng Lâm sẵn sàng cung cấp những mặt hàng được ghi trong hợp đồng này vào
bất kỳ thời điểm nào khi nhận được yêu cầu cụ thể của Thành Phát, với điều kiện Thành Phát
phải trả thêm cho mỗi đơn vị hàng hoá 0,1 phần trăm giá cả của đơn vị hàng hoá đó trong lần
giao hàng theo hợp đồng này”
Lý Hoàng Lâm lập luận: (1) Hợp đồng trên đã chấm dứt vào thời điểm giao hàng lần
cuối cùng theo hợp đồng đó, mặc dù không có qui định thời điểm chấm dứt cụ thể vì Hợp
đồng này chỉ lập cho các lần mua bán đó; (2) Điều khoản mà Thành Phát dẫn chiếu rất mập
mờ, không thể hiện ý chí cụ thể về các điểm chính của việc mua bán như: giá cả, phương thức
giao hàng, phương thức thành toán, chất lượng, cũng như địa điểm giao hàng...; (3) Điều
khoản đó chỉ được xem là sự thoả thuận cho việc đàm phán mua bán cụ thể.
Thành Phát doạ sẽ kiện Lý Hoàng Lâm ra toà đòi bồi thường vì việc không giao hàng
của Lý Hoàng Lâm đã làm Thành Phát bị phạt và bồi thường thiệt hại cho nhiều cơ quan,
doanh nghiệp thuộc tỉnh. Lý Hoàng Lâm rất hoang mang và không biết vụ việc sẽ diễn tiến
đến đâu.
Câu hỏi 3 (2 điểm): Theo luật sư, lập luận của Lý Hoàng Lâm có lý không?Luật sư
hãy tiên liệu trong trường hợp này Toà án sẽ xử như thế nào?
Câu hỏi 4 (1 điểm): Qua vụ việc này, luật sư rút được kinh nghiệm gì về kỹ năng tư
vấn hợp đồng?
Tình tiết bổ sung
Cảm thấy Lý Hoàng Lâm làm ăn không đoàng hoàng, Thành Phát gửi giấy đòi nợ Lý
Hoàng Lâm HD. Lý Quốc Trung và Lâm Hữu Viện rất ngạc nhiên vì khoản nợ này và cho
rằng Lý Hoàng Lâm HD chưa bao giờ vay nợ của Thành Phát từ trước tới nay. Thành Phát
đưa hợp đồng vay nợ mà trước kia Hoàng Gia Trịnh đã ký với Thành Phát khi ông này còn
sống và làm quản lý công ty. Hợp đồng ký nhân danh Lý Hoàng Lâm HD và có đóng dấu, tuy
21



nhiên trong sổ sách kế toán và quản lý giấy tờ giao dịch của Lý Hoàng Lâm HD không có bản
hợp đồng đó. Lý Quốc Trung và Lâm Hữu Viện bàn nhau lấy phần vốn góp của Mai Phương
Hoa để trang trải khoản nợ, nhưng đáng tiếc giá trị phần vốn góp đó chỉ bằng 1/9 của khoản
nợ.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Là luật sư, theo anh (chị) vụ việc này sẽ được giải quyết như thế
nào? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Lý Hoàng Lâm qua cơn sóng gió trở lại làm ăn bình thường và rút được nhiều bài học
kinh nghiệm. Lý Hoàng Lâm ký kết với công ty Hương Lan cung cấp thiết bị và lắp đặt quảng
cáo, trong đó Lý Hoàng Lâm chấp nhận chịu phạt 3% giá trị hợp đồng cho mỗi tuần hoàn
thành chậm tiến độ công trình. Hương Lan tạm ứng trước cho Lý Hoàng Lâm 10% số tiền.
Lý Hoàng Lâm hoàn thiện tiến độ công trình chậm 31 tuần so với tiến độ. Hương Lan
thanh toán tiếp 40% số tiền, sau đó không thanh toán nốt số tiền còn lại với lý do số tiền bị
phạt đã lên tới 93% số tiền mà nhẽ ra Hương Lan phải trả cho Lý Hoàng Lâm nếu như Lý
Hoàng Lâm thực hiện đúng tiến độ. Như vậy số tiền mà Hương Lan thanh toán cho Lý Hoàng
Lâm vượt quá 50% số tiền mà Lý Hoàng Lâm được hưởng nếu như trừ đủ tiền phạt.
Lý Hoàng Lâm dự định khởi kiện yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Câu hỏi 6 (1 điểm): Theo luật sư, hợp đồng này có vô hiệu không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Biết Mai Phương Hoa có khả năng và rất đáng tin cậy, Lý Quốc Trung và Lâm Hữu
Viện đã đồng ý để Mai Phương Hoa trở thành thành viên hợp danh của công ty. Hoa hoạt
động rất năng nổ với tư cách mới và đem lòng yêu Lý Quốc Trung. Một thời gian sau hai
người cưới nhau và hợp nhất hai khối tài sản thành tài sản chung của vợ chồng. Lâm Hữu
Viện phản đối vì cho rằng điều đó là trái với lẽ thông thường và pháp luật. Lâm Hữu Viện tới
hỏi luật sư.
Câu hỏi 7 (1 điểm): Luật sư có ý kiến gì về trường hợp này? Hãy lập luận cho ý kiến
cua mình?
Tình tiết bổ sung
Khi luật sư đang giúp cho Lâm Hữu Viện, thì lại xảy ra một vụ tranh chấp nữa giữa Lý

Hoàng Lâm và công ty Thành Long về hợp đồng thiết kế và lắp đặt quảng cáo. Trong hợp
đồng có điều khoản: “Tất cả các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này đều được giải quyết
bằng trọng tài tại Việt Nam”. Nhưng Thành Long lại muốn đưa vụ việc ra toà án.
Câu hỏi 8 (2 điểm): Luật sư lý giải giúp Lý Hoàng Lâm về vụ việc này

22


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-12/240
Đầu năm X, Hoàng Minh Chính là giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Nam
Phương ký một hợp đồng thuê nhà cho công ty. Trong hợp đồng có ghi người thuê là Nam
Phương, có chữ ký của Chính, nhưng không đóng dấu của Nam Phương. Thời gian sau, số
tiền nợ lên tới 90 triệu đồng. Chủ nhà tới đòi tiền, thì được Nam Phương cho biết Nguyễn
Minh Chính đã thôi làm giám đốc của Nam Phương chuyển đi chỗ khác gần một tháng nay và
hiện không biết số điện thoại của Chính. Nam Phương cho rằng việc thuê nhà là việc của cá
nhân Chính, không phải là của công ty, bởi trong hợp đồng thuê nhà không có con dấu của
công ty và không phải là chủ trương của công ty. Chủ nhà cho biết vẫn thấy Chính làm việc ở
đó từ khi thuê tới nay.
Khi chủ nhà tới gặp Chính để đòi tiền. Chính nói Chính chỉ trả tiền nhà với tư cách cá
nhân kể từ khi thôi làm giám đốc Nam Phương, bởi trong hợp đồng thuê Chính làm giám đốc
có qui định, công ty có nghĩa vụ thu xếp chỗ ở và làm việc thuận tiện cho giám đốc, do đó
Chính thi hành điều khoản này với tư cách công ty.
Giám đốc mới của Nam Phương cho rằng điều khoản đó là để phục vụ cho cá nhân
Chính, nên Chính không thể tự ý thực hiện mà phải được phép của Hội đồng thành viên. Vì
vậy, Chính phải tự bỏ tiền ra để trả tiền thuê nhà và khẳng định hợp đồng này không phải là
của Nam Phương.
Chủ nhà rất phân vân tới hỏi luật sư.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Theo luật sư, có quan hệ hợp đồng giữa Nam Phương và chủ cho

thuê nhà không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Nam Phương có bốn thành viên là Lâm, Trúc, Thi và Ca. Số vốn góp của Lâm là nhỏ
nhất, nhưng Lâm là người nắm được rất nhiều bí mật kinh doanh và bí quyết công nghệ của
công ty. Công ty đang làm ăn phát đạt, thì xảy ra một sự việc phúc tạp. Trúc, Thi và Ca thống
nhất quyết định một vấn đề quan trọng của công ty. Lâm không nhất trí với quyết định đó và
gửi văn bản phản đối nhiều lần, nhưng không có kết quả. Theo đúng Điều lệ công ty, Lâm yêu
cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Tất cả các thành viên không đồng ý việc bán
phần vốn góp của Lâm và quyết định công ty không mua lại phần vốn góp đó, đồng thời
không chấp nhận cho bất kỳ người nào khác ngoài công ty mua lại, vì Lâm biết quá nhiều bí
mật kinh doanh và bí quyết công nghệ của ccông ty.
Lâm đòi khởi kiện ra toà án. Công ty yêu cầu hai bên gặp gỡ trao đổi. Lâm đồng ý,
nhưng với một điều kiện là xin rút bằng được khỏi công ty. Hai bên cùng tới gặp luật sư để
tìm giải pháp.
Câu hỏi 2 (2 điểm): Luật sư có giải pháp gì giúp cho họ trong trường hợp này, khi
Lâm nhất định phải rút khỏi công ty và Trúc, Thi, Ca không từ bỏ quyết định quan trọng về
công ty mà ba người đã thống nhất với nhau? Lý giải cụ thể cho giải pháp của mình?
Tình tiết bổ sung
Lâm rủ thêm hai người bạn là Long và Hoa thành lập một công ty trách nhiệm hữu
hạn khác mang tên Thời Mới. Cả ba đều muốn tránh trường hợp tương tự xảy ra giữa công ty
Nam Phương và Lâm.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Luật sư hãy giúp cho Lâm, Long và Hoa đưa vào Điều lệ công ty
Thời Mới những nội dung có thể sử dụng để tránh xảy ra truờng hợp nói trên.
Tình tiết bổ sung
Thời Mới muốn mua doanh nghiệp tư nhân Thuý Loan đang làm ăn thua lỗ. Biết rằng
Thuý Loan: (1) nợ ông Lò A Páo 01 tỉ đồng không có biện pháp bảo đảm; (2) nợ ngân hàng
Tất Thắng 2 tỉ đồng có biện pháp bảo đảm bằng việc Tất Thắng nhận thế chấp trụ sở của Thuý
Loan; (3) nợ hai đại lý của mình là 100 triệu đồng. Thời Mới thấy việc mua doanh nghiệp
phức tạp, nên tới hỏi luật sư.
23



Câu hỏi 4 (1 điểm): Một công ty trách nhiệm hữu hạn có thể mua một doanh nghiệp
tư nhân không? Tại sao?
Câu hỏi 5 (2 điểm): Những điểm pháp lý chính của hợp đồng mua bán doanh nghiệp
mà luật sư cần lưu ý cho khách hàng là gì?
Câu hỏi 6 (1 điểm): Những điểm pháp lý quan trọng của việc chuyển nợ của Thuý
Loan đối với Tất Thắng, ông Páo và hai đại lý cho Thời Mới?
Tình huống bổ sung
Thời Mới ký với Nam Phương một hợp đồng mua bán 30 tấn Đường để chuẩn bị cho
tết trung thu. Hợp đồng qui định Nam Phương phải giao hàng tại kho của Thời Mới vào ngày
24/ 6/X+ 2.
Theo đúng hợp đồng, ngày 24/6/X+2, Nam Phương mang đường tới kho của Thời
Mới, nhưng Thời Mới không nhận hàng, bởi mấy ngày hôm đó trời mưa tầm tã, nước sông
dâng cao hơn mọi năm rất nhiều, không đủ điều kiện để nhận hàng, mặc dù biết rằng Nam
Phương ở xa tới không có kho hoặc bãi để lưu giữ hàng hoá. Thời Mới hẹn Nam Phương 03
ngày sau khi trời hết mưa, nước rút, Nam Phương hãy mang hàng quay trở lại.
Đoàn xe chở hàng của Nam Phương tìm được một khoảng đất trống gần đó để đỗ xe
chờ giao hàng. Hai ngày sau trời ngớt mưa, Nam Phương mang hàng quay trở lại để giao hàng
cho Thời Mới. Khi kiểm tra hàng, Thời Mới thấy hàng bị ướt hầu hết, nên từ chối không nhận
hàng.
Nam Phương đòi Thời Mới phải trả tiền hàng và chi phí phát sinh do nhận hàng chậm.
Thời Mới không đồng ý trả tiền hàng và các chi phí khác, vì cho rằng mưa lụt là trường hợp
bất khả kháng.
Nam Phương đòi khởi kiện ra toà án, nhưng Thời Mới cho rằng nên hoà giải. Nể tình
xưa với Lâm, Thời Mới đồng ý hoà giải.
Hai bên tới nhờ một luật sư làm người trung gian.
Câu hỏi 7 (1 điểm): Theo luật sư, nếu vụ việc này được giải quyết tại toà án, thì ai là
người có khả năng là người tháng kiện?
Câu hỏi 8 (1 điểm): Luật sư dự định sẽ tiến hành hoà giải như thế nào? Giải pháp mà

luật sư đưa ra cho các bên lựa chọn là gì?

24


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Kỹ năng tư vấn pháp luật &Hợp đồng
LS.TVPL/HPTN-13/240
I. Phần lý thuyết
Câu hỏi 1 (1,5 điểm): Anh (chị) hãy phân tích vai trò của Luật sư trong giai đoạn
đàm phán hợp đồng
II. Phần bài tập
Công ty ABC (sau đây gọi là “ABC”) là một công ty 100% vốn nước ngoài, có trụ sở
tại 234 đường T. quận H. thành phố Hà Nội, chuyên sản xuất lạc ăn và lạc giống xuất khẩu.
ABC thường xuyên có quan hệ làm ăn với Công ty TNHH Đại Lợi ("sau đây gọi là “Đại
Lợi”), một công ty vận tải, có trụ sở đóng tại đường Q. quận S. thành phố Hồ Chí Minh, nhằm
vận chuyển các lô hàng lạc nhân, trong đó có lạc giống cho các đối tác nước ngoài. Ngày 3
tháng 5 năm X, ABC đã ký hợp đồng mua bán số 3109 với Công ty XYZ ở Singapore cung
cấp 58.041 kg lạc giống cho XYZ theo các tiêu chuẩn được nêu cụ thể trong hợp đồng.
Để thực hiện hợp đồng số 3109 nói trên, đại diện của ABC đã thoả thuận thuê Đại Lợi
tiến hành các dịch vụ khử trùng cho lô hàng trên và các dịch vụ giao nhận, vận tải lô hàng này
từ cảng thành phố Hồ Chí Minh đến cảng của Singapore. Tất cả các lần trao đổi đều thực hiện
thông qua điện thoại. Ngày 5 tháng 5 năm X, Đại Lợi đã fax Báo giá cước phí giao nhận cho
ABC với những nội dung chủ yếu sau:
- Cước phí vận tải đường biển: 550 USD /Container đôi 20’
- Lịch vận chuyển: thứ tư, thứ bảy, thứ hai
- Phí dịch vụ tại cảng thành phố Hồ Chí Minh là 2.500.000 đồng/Container đôi 20’,
trong đó phí dịch vụ bao gồm: phí dịch vụ làm chứng từ, phí bốc hàng, dỡ hàng; phí xe tải;
phí thông quan; phí vận đơn, phí chứng nhận xuất xứ, phí khử trùng; chứng nhận an toàn vệ
sinh thực vật. Phí dịch vụ này không bao gồm thuế GTGT và phí bốc hàng lên xe tải 100.000

đồng/ngày (nếu có).
Báo giá trên có chữ ký của ông Trần Quang Hải, trưởng phòng kinh doanh của Đại
Lợi. Ngay ngày 5 tháng 5 năm X, ABC đã đồng ý Báo giá trên bằng việc ký xác nhận chấp
thuận bản chào hàng và báo giá của Đại Lợi và fax trả lời trong ngày cho Đại Lợi.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Anh (chị) hãy xác định ngày phát sinh quan hệ hợp đồng giữa
ABC và Đại Lợi. Quan hệ hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của những văn bản pháp luật
nào? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Sau khi giao kết thỏa thuận nêu trên, ABC đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về việc
giao hàng, cung cấp các giấy tờ, tài liệu của Lô hàng (trong đó bao gồm chứng chỉ chất lượng
lô hạt giống do Phòng khảo nghiệm giống cây trồng phía Nam cấp xác nhận lô hạt giống nảy
mầm bình thường) và thanh toán đầy đủ phí dịch vụ giao nhận, tổng cộng là 54.000.000 đồng.
Đại Lợi đã tiến hành các công việc theo hợp đồng bao gồm phun thuốc khử trùng đối
với lô hàng và vận chuyển tới cảng của nước người mua. Tuy nhiên, lô hàng này khi tới
Singapore đã bị XYZ từ chối toàn bộ vì lý do lạc giống không đảm bảo chất lượng, khả năng
nảy mầm kém và vì vậy hoàn toàn mất giá trị thương mại. Phía XYZ đã gửi cho ABC bằng
chứng xác nhận về thiệt hại này bao gồm: (i) báo cáo thử nghiệm khả năng nảy mầm do họ
tiến hành trên lô hạt giống và (ii) xác nhận của Cục kiểm định chất lượng hạt giống quốc gia.
Theo kết luận của các xác nhận này, nguyên nhân làm hỏng toàn bộ lô hạt giống được xác
định là do lạc giống đã bị khử trùng sai hoá chất và sai quy trình về bảo vệ thực vật. Ngày 25
tháng 8 năm 2003, XYZ đã gửi công văn yêu cầu ABC bồi thường thiệt hại toàn bộ lô hàng
với tổng giá trị là 101.000 USD.
Ngày 26 tháng 9 năm X, đại diện của ABC đến văn phòng luật sư của anh (chị) xin
được tư vấn và xem xét khả năng yêu cầu Đại Lợi phải chịu trách nhiệm về toàn bộ thiệt hại,
gồm tiền bồi thường thiệt hại cho XYZ.
25


×