Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

To chuc xay dung tong du toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.35 KB, 22 trang )

Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

GIỚI THIỆU BIÊN CHẾ ĐỀ ÁN
Thiết kế bản vẽ thi công công trình: “Đường dây 22kV cấp điện cho trạm nghiền
xi măng Nhơn Trạch – KCN Ông Kèo” huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai do Công ty
Cổ phần Tư vấn thiết kế và xây lắp điện lập, được biên chế thành các tập như sau:
Tập 1: Thuyết minh - Phụ lục tính toán
Tập 2: Bản vẽ
Tập 3: Tổ chức xây dựng và tổng dự toán

Nội dung tập 3 gồm
PHẦN I : TỔ CHỨC XÂY DỰNG......................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG.................................................3
CHƯƠNG II: TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH.......................................................5
I. Đặc điểm kỹ thuật:.........................................................................................................5
II. Quy mô xây lắp chủ yếu:..............................................................................................6
III. Khối lượng chủ yếu:....................................................................................................8
CHƯƠNG III : CHUẨN BỊ CÔNG TRƯỜNG..................................................................11
I. Tổ chức công trường:...................................................................................................11
II. Kho bãi và lán trại:.....................................................................................................11
III. Hành lang thi công:...................................................................................................12
IV. Mặt bằng thi công:....................................................................................................12
V. Điện nước thi công.....................................................................................................12
VI. Đền bù, giải phóng mặt bằng:...................................................................................12
VII. Nguồn cung cấp vật tư thiết bị và vận chuyển:.......................................................13
CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN XÂY LẮP CHÍNH...................................................14
I. Công tác đào, đắp đất:..................................................................................................14
II. Công tác đổ bê tông:...................................................................................................14
III. Công tác thu hồi, dựng cột........................................................................................15


IV. Công tác tháo lắp xà, sứ:...........................................................................................15
V. Công tác căng dây:.....................................................................................................16
VI. Công tác lắp đặt thiết bị:...........................................................................................17
VII. Công tác lắp đặt tiếp địa..........................................................................................17
CHƯƠNG V : TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN..............................................................................18
CHƯƠNG VI : BIỂN ĐỒ NHÂN LỰC.............................................................................19
I. Biểu đồ nhân lực..........................................................................................................19
II. Dự trù phương tiện xe và máy thi công:....................................................................19
CHƯƠNG VII : BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG THI CÔNG.......................................20
I. Tổ chức mặt bằng :......................................................................................................20
II. Công tác bốc xếp, vận chuyển :..................................................................................20
III. Sử dụng dụng cụ cầm tay :........................................................................................20
Trang: -1-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

IV. Sử dụng xe máy xây dựng :......................................................................................20
V. Công tác đất :..............................................................................................................20
VI. Công tác trộn vữa, bê tông :......................................................................................21
VII. Công tác lắp dựng cột :............................................................................................21
VIII. Công tác lắp xà, sứ.................................................................................................21
PHẦN II : TỔNG DỰ TOÁN.............................................................................................22

Trang: -2-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện


TCXD-TKBVTC

PHẦN I : TỔ CHỨC XÂY DỰNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG
Hồ sơ tổ chức xây dựng công trình: Đường dây 22kV cấp điện cho trạm nghiền xi
măng Nhơn Trạch – KCN Ông Kèo” được lập dựa trên các cơ sở sau:
- Căn cứ mặt bằng hiện trạng của các đường lộ mà tuyến đường dây đi cặp.
- Định hướng phát triển lưới điện trung hạ thế giai đoạn 2005-2010 có xét đến
năm 2015 do Điện lực Long Thành thiết lập.
- Công văn ……./CV-ĐLĐN8 ngày ……../…./…….. của Công ty Điện lực Đồng
Nai về việc: Triển khai thực hiện tư vấn thiết kế bước thiết kế bản vẽ thi công
công trình “Đường dây 22kV cấp điện cho trạm nghiền xi măng Nhơn Trạch –
KCN Ông Kèo”
- Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư ………………../QĐ-ĐLĐN8 ngày ……../
…./……… của Công ty Điện lực Đồng Nai.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về
quản lý dự án xây dựng công trình và nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày
18/4/2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
- Nghị định 106/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính Phủ ban hành ngày 17-8-2005
về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Điện lực về hành
lang an toàn công trình lưới điện cao áp.
- Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam đã được
Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu luật thi hành từ ngày
01/07/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc qui định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng áp
dụng:
+ Quy phạm trang bị điện ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN
ngày 11/07/2006 của Bộ Công Nghiệp:
• Phần I – Quy định chung 11TCN-18-2006.
• Phần II – Hệ thống đường dẫn điện 11TCN-19-2006.
• Phần III – Trang bị phân phối và trạm biến áp 11TCN-20-2006.
Trang: -3-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

• Phần IV – Bảo vệ và tự động 11TCN-21-2006.
+ Tiêu chuẩn thiết kế:
• TCVN 4756-1989

: Quy phạm nối đất và nối không thiết bị.

• TCVN 319-2004
công nghiệp.

: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho công trình

• TCXDVN 46-2007


: Chống sét cho công trình xây dựng.

• TCVN 2737-1995

: Tải trọng và tác động.

• TCXD 47-78

: Thiết kế nền, nhà và công trình.

• TCXDVN 356-2005

: Kết cấu bêtông cốt thép.

• Tiêu chuẩn mạ kẽm 18TCN 04-92.
-

Các qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn và nghị định hiện hành khác liên quan đến
đường dây 22kV.

Trang: -4-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

CHƯƠNG II: TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH


I. Đặc điểm kỹ thuật:
Công trình : “Đường dây 22kV cấp điện cho trạm nghiền xi măng Nhơn Trạch –
KCN Ông kèo” được xây dựng dọc theo các đường: đường N4, đường 319, đường nối
319 với đường số 1, đường số 1, đường số 2, đường Hương Lộ 19, đường Đê Ông Kèo
thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đường dây được xây dựng trên cơ sở yếu nâng
cấp đường dây 1 pha, 3 pha 1 mạch lên 3 pha mạch kép và một phần xây dựng mới 3 pha
2 mạch trên đường số 2.
1. Các thông số kỹ thuật chính:
- Cấp điện áp: 22kV
- Chiều dài: 24.205,3m
- Dây dẫn: Cáp ngầm C/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3x300mm2 và 3x240mm2 cho
dây pha, CXV150mm2 cho dây trung hòa. Đường dây trên không AXV 3x240mm2 và
AC240 cho dây pha, AC150 cho dây trung hòa.
- Số mạch: 02 mạch
2. Đặc điểm địa hình:
Địa hình Huyện Nhơn Trạch: Được chia thành 02 dạng địa hình chính: (1) dạng
địa hình đồi thấp: phân bố ở khu vực phía Đông của huyện, diện tích tự nhiên khoảng
12.585ha chiếm 37% tổng diện tích tự nhiên của Huyện, độ cao trung bình so với mực
nước biển từ 10-30m thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các khu
Công Nghiệp. (2) Dạng địa hình đồng bằng ven sông: diện tích 21.411ha chiếm 52,3%
tổng diện tích.
Địa hình các khu vực dự kiến đường dây đi ngang qua tương đối bằng phẳng, một
số vị trí có dạng đồi dốc thoai thoải. Phần lớn tuyến đường dây nằm trong khu vực có
đường giao thông phát triển, địa hình thông thoáng, ngoài ra cự ly vận chuyển từ kho vật
tư đến công trường tương đối xa vì địa bàn trải rộng.
Do đó đơn vị thi công cần bố trí nhiều lán trại nhỏ trong từng khu vực để thuận
tiện thi công.
3. Đặc điểm địa chất:
Không có điều kiện để khảo sát địa chất, tuy nhiên có thể lấy các chỉ số tham khảo
sau để tính toán:

- Dùng trọng khô γ = 1.667 g/cm3.
- Góc ma sát : ϕo = 16022’.
- Lực dính kết : C = 0,627 daN/cm2.
- Môđun biến dạng : E = 26,407 daN/cm2.
- Hệ số nén lún: a = 0,129 cm3/daN.

Trang: -5-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

-

TCXD-TKBVTC

4. Khí tượng thủy văn
Điều kiện nhiệt độ:
Trung bình 26,0 ·C
Cao nhất
36,0 ·C
Thấp nhất
23,0 ·C
Độ ẩm không khí:
Độ ẩm trung bình năm
78%
Độ ẩm tương đối cực đại 100%
Độ ẩm tương đối cực tiểu 15%
Chế độ mưa:
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 80%-90% lượng mưa cả
năm.

Lượng mưa trung bình năm
2174mm.
Số ngày mưa trung bình năm
115 ngày.
Số ngày mưa trong các tháng
12,9-17,5 ngày.
Lượng mưa quan trắc trong một ngày lớn nhất 201mm.
Chế độ gió:
Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau có gió mùa đông.
Từ tháng 4 đến tháng 10 có gió mùa hạ.
Tốc độ gió trung bình năm 3,1m/s tốc độ gió cao nhất 6m/s (hướng tây nam).
Tốc độ gió theo các suất bảo đảm kiến nghị dùng ở bảng sau:
Các hiện tượng khác :
Số ngày giông trung bình tháng trong năm : 9,5.
Trong năm số ngày có giông trung bình là : 114.
Mùa mưa có số giờ nắng trong ngày từ 4-8 giờ.
Mùa khô có số giờ nắng trong ngày từ 7-9 giờ.

II. Quy mô xây lắp chủ yếu:
1. Phần công nghệ:
a. Dây dẫn:
Thực hiện căng dây, lấy độ võng gần 170.730m dây dẫn.
b. Xà:
Thực hiện tháo, lắp hơn một 1000 bộ xà các loại.
c. Cách điện và phụ kiện:
Thực hiện lắp hơn 1,700 sứ đứng mới và hơn 300 sứ đứng hiện hữu. Tháo lắp hơn
400 chuỗi cách điện treo.
Cách điện sử dụng trên đường dây được tính toán ở khu vực có độ nhiễm bẩn khí
quyển cấp IIA. Lực phá hủy phù hợp với tải trọng tác động lên cách điện, trên đường dây
sử dụng 02 loại cách điện sau :

Trang: -6-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

- Cách điện đứng 24kV.
- Cách điện treo polyme 24kV.
- Cách điện trung hòa :
+ Dùng loại Uclevis + sứ ống chỉ để đỡ dây trung hòa.
+ Dùng loại khóa néo để néo và dừng dây trung hòa.
d. Các biện pháp bảo vệ:
Đường dây được bảo vệ bằng các thiết bị bảo vệ đầu tuyến. Riêng các đoạn cáp
ngầm được lắp đặt LA ở 2 đầu. Đặc tính kỹ thuật cỏa LA được trình bày trong phần cáp
ngầm.
e. Nối đất:
• Cách khoảng 200m - 250mm, và các cột đầu nhánh rẽ lắp đặt nối đất lặp lại một
lần. Nối đất dùng dây đồng trần 25mm 2 chôn trực tiếp cách mặt đất 0,5m có phối
hợp với cọc
• Nối đất bằng thép tròn mạ đồng (02 cọc) Ø16 dài 2,4 m. Mối nối tiếp xúc giữa
phần dưới đất và phần trên cột của dây nối đất sử dụng đầu cốt ép + bulông, để
thuận tiện cho công tác vận hành sau này, dây nối đất được nối vào dây trung hòa.
Tại vị trí nối phải sử dụng kẹp cáp hai rãnh song song đồng-nhôm. Điện trở tiếp
xúc đất phải đạt theo quy phạm hiện hành.
• Để không ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư dọc theo tuyến đường dây đi qua,
các công trình nhà cửa… nằm trong hành lang tuyến sẽ được tiếp địa mái tôn để
đảm bảo an toàn.
• Điện trở tiếp đất tại mỗi vị trí theo yêu cầu quy phạm như sau :
Điện trở suất của đất ρ (Ωm)

• Đến 100
• Trên 100 đến 500
• Trên 500 đến 1000
• Trên 1000 đến 5000

Điện trở nối đất, Ω
Đến 10
Đến 15
Đến 20
Đến 30

f. Biển báo và biển số:
• Trên mỗi cột phải dùng sơn để vẽ các loại biển sau :
• Biển số cột : có ghi mã hiệu đường dây và số thứ tự cột .
• Biển báo nguy hiểm.
Ghi chú: Màu sắc và kích thước của các biển báo và biển số căn cứ vào bản vẽ và
phải tuân thủ theo các qui định hiện hành.
2. Phần xây dựng:
a. Phần trụ:
Để đạt được chiều cao an toàn theo quy phạm của ngành điện và tạo tính Đồng bộ
cho lưới điện khu vực Giải pháp được chọn như sau:
Sử dụng loại trụ BTLT 12m – lực đầu trụ 540kg và BTLT 14m – lực đầu trụ
650kgf cho toàn tuyến đường dây.

Trang: -7-


Cơng ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC


Sử dụng lại các trụ 12m, 14m hiện hữu.
Một số vị trí trụ thấp do làm đường và đơn đường sử dụng tháp đầu trụ để đỡ dây
mạch trên.
Riêng các vị trí góc lớn phải thực hiện ghép 2 trụ BTLT để tăng lực đầu trụ, hoặc
sử dụng hình thức trụ H(Pi) khoảng cách 2 tim trụ 1,4m có một bộ giằng chụ PI.
Chiều sâu chơn trụ so với mặt đất: Hchơn = 1/10Htrụ+0,6m.
b. Móng:
Đối với những đoạn đường dây thuộc vùng đất cứng như trên đường số 1, đường
số 2 sử dụng móng loại 01 đà cản 1,5m.
Đối với đường dây xây đi qua một số vùng đất sình lầy như đoạn đường Đê Ơng
Kèo sử dụng móng loại 2 đà cản 1,5m chơn sâu 0,8m đặt kẹp cổ (ký hiện M2b), đối với
những vị trí trụ hiện hữu phải bổ sung thêm 01 đà cản 1,5m.
Đối với các vị trí néo góc, dừng ghép trụ thực hiện đổ bêtơng móng.
c. Neo chằng:
Đối với đường dây 2 mạch dây 240mm2 móng neo dùng loại đà cản 1500x400m
cho cả neo lệch (AG) và neo xuống (DG) chơn sâu cách mặt đất 1.4m đến 2m với góc
neo là 450 là đạt u cầu kỹ thuật, an tồn cho khả năng chịu lực.
Tại các vị trí góc lớn sử dụng 2 neo xuống. Tại các vị trí dừng trụ ghép sử dụng 4
neo xuống, các vị trí trụ H sử dụng 8 neo xuống.
Một số vị trí góc nhỏ có thể sử dụng neo lệch.
 Các hệ neo chằng trong cơng trình:
Cáp thép 5/8” + ty neo D18x3000.
Hệ neo chằng lệch kết hợp với ống thép D60x1500/Zn.
Hệ neo chằng vượt đường sử dụng thêm 1 trụ BTLT thích hợp.
Trụ bê tơng ly tâm dùng cho chằng vượt đường là loại trụ 10,5m – F350 có độ
chơn sâu thích hợp lắp thêm 1 đà cản 1,5m chống lún.
III. Khối lượng chủ yếu:
STT


TÊN THIẾT BỊ, VẬT LIỆU

I
1
II
1
2
3
4
5
6
7

THIẾT BỊ
LA 18kV 10kA
Boulon
Boulon
Boulon
Boulon
Boulon
Boulon
Boulon

VẬT LIỆU
16x250+ 2 long đền vuông D18-50x50x3/Zn
16x300+ 2 long đền vuông D18-50x50x3/Zn
16x550VRS+ 4 long đền vuông D18-50x50x3/Zn
16x300VRS+ 4 long đền vuông D18-50x50x3/Zn
16x50+ 2 long đền vuông D18-50x50x3/Zn
22x650+ 2 long đền vuông D24-60x60x6/Zn

22x850+ 2 long đền vuông D24-60x60x6/Zn

ĐƠN
VỊ

KL

cái

27

bộ
bộ
bộ
bộ
bộ
bộ
bộ

1,371
457
16
636
1,283
645
116
Trang: -8-


Cơng ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

STT
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
36
36

37
38
39
40
41
42
43
44

TÊN THIẾT BỊ, VẬT LIỆU
Boulon mắt 16x300+ 2 long đền vuông D1850x50x3/Zn
Cáp thép 5/8"
Cáp nhôm lõi thép AC-150/24
Cáp nhôm lõi thép AC-240/32
Cáp nhôm lõi thép bọc 24KV AC/XLPE/PVC240 mm2
Cáp đồng trần M25mm2
Cáp 24KV C/XLPE/PVC 25mm2
Cáp 24KV C/XLPE/PVC 150mm2
Cáp 24KV C/XLPE/PVC 240mm2
Cáp 24kV C/XLPE/DSTA/PVC3x240mm2
Cáp 24kV C/XLPE/DSTA/PVC3x300mm2
Đầu cáp ngầm 24kV 3x300mm2 outdoor
Đầu cáp ngầm 24kV 3x240mm2 outdoor
Đầu cáp ngầm 24kV 3x300mm2 indoor
Giáp níu dừng dây bọc 240
Cổ dê Þ 195-Fe 8x100
Cổ dê Þ 220-Fe 8x100
Cổ dê Þ512(528) Fe 8x100 ỐP TRỤ ĐÔI
Cọc tiếp đất Þ 16- 2,4m + kẹp cọc
Đà cản BTCT 1,5m

Đầu cosse ép Cu 150mm2 + chụp đầu coss
Đầu cosse ép Cu 240mm2 + chụp đầu coss
Đế neo BTCT 400x1500
Kẹp cáp 3 boulon
Kẹp ép WR cỡ dây 150mm2
Kẹp ép WR cỡ dây 240mm2
Kẹp quai + hotline 4/0
Khóa néo 5U-4mm 150
Khóa néo 5U-4mm 240
Móc treo chữ U Ф18
Ống nối dây cỡ 150mm2 có lỗi thép
Ống nối dây cỡ 240mm2 có lỗi thép
Ống PVC D168 dày 7,3mm
ÔÁng sắt tráng kẽm D168 dày 5mm
Co sừng 90 độ PVC 168
Uclevis - 4mm + sứ ống chỉ
Sắt góc L50 x50 x5

TCXD-TKBVTC
ĐƠN
VỊ

KL

bộ

109

mét
kg

kg
mét
kg
mét
mét
mét
mét
mét
cái
cái
cái
cái
cái
cái
bộ
bộ
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
m

mét
cái
bộ
kg

5,603
14,442
124,094
8,170
250
27
195
108
342
59
1
10
1
60
166
138
144
170
645
8
30
158
2,432
391
732

7
109
574
1,670
20
114
146
204
11
176
4,486.51
Trang: -9-


Cơng ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện
STT
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58

59
60
61
62

TÊN THIẾT BỊ, VẬT LIỆU
Sắt góc L75 x75 x8
Sắt U160 x68 x5
Sứ chằng
Sứ đứng 24KV ĐR540 + ty có bọc chì
Chân sứ đứng D20 có bọc chì
Sứ treo polymer
Ty neo Þ22x3000
Ty neo Þ22x3700
Giá đỡ cáp ngầm (V63x6)
Trụ BTLT 12m F540 dự ứng lực
Trụ BTLT 14m F650 dự ứng lực
Sắt Þ22
Cát vàng
Ximăng PC 40
Đá 1x2
Gạch tàu
Biển số - Bảng nguy hiểm
Yếm cáp dày 2mm

TCXD-TKBVTC
ĐƠN
VỊ
kg
kg

cái
cái
cái
chuỗi
cái
cái
bộ
trụ
trụ
kg
m3
kg
m3
viên
cái
cái

KL
22,713.98
739.0
304
2,344
113
574
7
151
11
206
98
1,079

83.3
33,192
105
713
197
608

Trang: -10-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

CHƯƠNG III : CHUẨN BỊ CÔNG TRƯỜNG

I. Tổ chức công trường:
Bố trí lực lượng thi công được biên chế như sau:
- Tổ chức nhân sự thành các tổ chuyên môn: tổ sắt, tổ nề, tổ máy, tổ cốp pha.
- Thi công tuần tự theo phương pháp cuốn chiếu hạng mục. Các tổ chịu sự chỉ đạo
trực tiếp từ Chỉ huy trưởng công trường (là kỹ sư có kinh nghiệm thi công công trình
tương tự). Các tổ phải có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tuân thủ đúng trình tự thi
công cũng như tiến độ chung của công trình.
- Bố trí cán bộ an toàn chuyên trách, thường xuyên có mặt tại công trường trong
quá trình thi công để tăng cường việc thực hiện thi công theo đúng qui trình qui phạm,
đảm bảo an toàn lao động.
- Tổ chức đội bảo vệ 24/24 giờ, đảm bảo an ninh trật tự tại công trường.
- Tuỳ theo khối lượng các hạng mục công việc, đặc điểm trình tự thi công cũng
như yêu cầu tiến độ công trình để dự kiến nhân lực, bố trí nhân lực thi công.
STT


THÀNH PHẦN

ĐƠN VỊ

SỐ LƯỢNG

Đội xây lắp chính

Người

45

Cán bộ kỹ thuật, quản lý

Người

3

Nhân viên lao vụ

Người

2

Người

50

Tổng cộng

II. Kho bãi và lán trại:

1. Lán trại tạm
Để nghỉ qua đêm đơn vị nhà thầu phải thực hiện thuê nhà trọ cho công nhân thi
công. Trong ngày thi công có thể làm các lán trại nhỏ để nghỉ ngơi, giải lao.
Do mặt bằng thi công công trình kéo dài nên trong công trình dự kiến không làm
lán trại
2. Kho bãi
Vật liệu được tập kết về kho bãi của Điện lực Long Thành.
Kho kín dùng để chứa xi măng, vật liệu và phụ kiện điện. Kho hở để chứa sắt thép
móng, tiếp địa, xà, dây dẫn và cách điện. Bãi để chứa trụ BTLT, cát, đá …
Diện tích kho bãi được tính toán theo tiêu chuẩn tạm thời để tính toán kho bãi.
Diện tích kho bãi tính theo công thức :

Trang: -11-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện
S=

TCXD-TKBVTC

P
q×B

Trong đó :
q : Tiêu chuẩn xếp hàng /m2 kho .
B : Diện tích sử dụng .
P : Tính theo công thức sau :
P = Q×


a
k
×m×k = Q×a ×m×
T
T

Trong đó :

k

Q : Lượng vật liệu trong thời gian thi công
A : Hệ số cung ứng không đều phụ thuộc vào phương tiện vận
chuyển. Đối với ôtô a = 1,1
T : Thời gian thi công tính bằng ngày
m : Thời gian dự trữ vật liệu tính bằng ngày
: Hệ số sử dụng không đồng đều (K = 1,3)

III. Hành lang thi công:
Hành lang thi công cho công trình dành để bố trí cho công tác thi công, bao gồm
cả vật liệu, thiết bị sử dụng cho công trình. Toàn bộ máy móc, phương tiện, dụng cụ và
nhân công phục vụ thi công chỉ hoạt động và thao tác trong hành lang này.
IV. Mặt bằng thi công:
Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công gồm chuẩn bị mặt bằng tại trạm.
Trước khi thi công bên A và bên B phải thoả thuận với các cơ quan chức năng nhà nước
tại khu vực thi công. Chú ý bảo vệ môi sinh và lâm sinh theo luật bảo vệ môi trường hiện
hành trong quá trình thi công. Khối lượng mặt bằng thi công là tận dụng toàn bộ diện tích
trạm..
V. Điện nước thi công
Việc thi công công trình không cần sử dụng điện. Nếu nhà thầu thi công từ nơi xa

đến thì việc ở, sinh hoạt được thực hiện bằng cách thuê nhà dân
Nước thi công được lấy tại công trường hoặc mua từ nhà dân.
VI. Đền bù, giải phóng mặt bằng:
Việc giải phóng mặt bằng và hành lang tuyến đền bù tuân theo Văn bản số: 86
EVN/QLXD ngày 06/01/2000 của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam về việc thực hiện công
tác đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình điện.
Trong công trình chủ yếu là cải tạo các đường dây hiện hữu nên mặt bằng không
bị vướng hành lang.
Riêng phần xây dựng mới tuyến đường dây thiết kế đi cặp theo lề đường đã có quy
hoạch cho đường điện, nên việc giải phóng mặt bằng không cần thực hiện.

Trang: -12-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

VII. Nguồn cung cấp vật tư thiết bị và vận chuyển:
Nguồn cung cấp vật tư, thiết bị toàn bộ là các vật tư trong nước, chủ yếu là TP.
HCM:
ST

1
2
3
4
5
6


TÊN VẬT TƯ THIẾT
BỊ
Dây dẫn điện

NGUỒN
CUNG CẤP
Tp. Hồ Chí
Minh

Địa phương
Địa phương

Cách điện và phụ kiện
Xi măng (nếu có)
Cát vàng (nếu có)
Đá dăm các loại (nếu

có)
Các thiết bị
Tp.Hồ Chí Minh

PHƯƠNG TIỆN
VẬN CHUYỂN

GHI CHÚ

Otô

Trong nước


















Trang: -13-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN XÂY LẮP CHÍNH
I. Công tác đào, đắp đất:
Công tác đào, lấp, đắp đất hố móng được thi công theo “Quy phạm thi công
tác đất: TCVN-4447-87”
Đào móng chủ yếu thực hiện bằng thủ công. Khi đào móng yêu cầu độ dốc taluy
hố móng và khoảng lưu không đảm bảo thuận tiện an toàn trong quá trình thi công. Phải
có biện pháp chống sạt lở, lún và làm biến dạng công trình chung quanh. Đất đào được

đưa lên phải cách miệng hố ít nhất 0,5m. đặt biển cảnh báo và rào che, các hố móng để
cảnh giới. Không để đầt thừa ảnh hưởng đến các công trình chung quanh. Trong hố móng
phải có các hố ga để thu nước khi thi công vào trong mùa mưa.
Móng đào phải đảm bảo theo đúng độ sâu thiết kế. Trường hợp đào qúa độ sâu thì phải
lấp đất lại và dầm kỹ.
II. Công tác đổ bê tông:
a. Chuẩn bị vật liệu và xác định thành phần cấp phối
− Vật liệu cần chuẩn bị cho công tác bê tông bao gồm: xi măng, cát, đá dăm,
nước…
− Xi măng lấy từ nguồn cung cấp đảm bảo chất lượng.
− Cát dùng để trộn bê tông là cát vàng sạch ít tạp chất.
− Đá trộn bê tông là loại đá sạch.
− Nuớc dùng để trộn bê tông phải sử dụng nước sạch, tuyệt đối không được
dùng nước thải của nhà máy, nước hồ ao có nhiều chất bẩn hữu cơ, không
dùng nước có độ PH cao.
− Sử dụng thành phần cấp phối mác bê tông theo định mức nhà nước ban hành
và thử nghiệm cấp phối bê tông.
b. Phương pháp trộn bê tông
− Những yêu cầu khi trộn vữa bê tông:
− Phải trộn đều để đảm bảo sự đồng nhất về thành phần.
− Phải đảm bảo đủ số lượng và thành phần cốt liệu, đúng mác bê tông
− Đảo bảo độ sụt theo đúng yêu cầu của thiết kế.
− Đảo bảo sau khi trộn bê tông phải được đổ trong thời gian nhanh nhất có thể.
Sai số các thành phần của bê tông không được lớn hơn giá trị quy định trong quy phạm
thi công bê tông cụ thể:
− Lượng cát, đá không được sai số 5%
− Lượng xi măng không được sai qúa 2%
− Tỷ lệ nước/ xi măng phải tuyệt đối bảo đảm.

Trang: -14-



Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

Thực hiện trộn bê tông bằng máy trộn: Trước hết cho máy chạy không tải vài
vòng, nếu trộn mẻ đầu tiên phải đổ ít nước tưới vỏ cối và bàn gạt. Các vật liệu được cân
đo theo định mức cấp phối bê tông rồi đổ vào gàu. Xi măng phải ở giữa cát và đá dăm.
Cho máy trộn khô hỗn hợp sau đó mới cho nước vào trộn ướt. Theo kinh nghiệm, máy
trộn khoảng 20 vòng quay là được.
c. Vận chuyển và đổ bê tông
Vận chuyển và đổ bê tông được thực hiện bằng thủ công. Dụng cụ để vận chuyển
là quang ghánh hay băng ca, nếu thi công bê tông đúc tại chỗ có thể vận chuyển bằng xe
cải tiến. Yêu cầu khi vận chuyển đi đổ phải đảm bảo cự ly tối đa không được quá 60m,
không làm vương vãi dọc đường. Yêu cầu phương tiện vận chuyển phải kín khít, không
làm rò rỉ nước xi măng, không làm cho vữa xi măng bị phân tầng.
Khi đổ bê tông phải đổ thành từng lớp. Độ cao trút vữa khi đổ 1,5 m. Đổ đến đâu đầm
đến đấy và không để các phương tiện thi công va vào ván khuôn, nếu thấy sai lệch hay
biến dạng phải sửa ngay.
d. Đầm bê tông
Việc đầm bê tông thực hiện bằng máy đầm kết hợp với que xọc bằng sắt. Thời
gian đầm một chỗ khoảng 30 đến 40 giây tuỳ vào công suất đầm và độ sụt vữa. Khi dùng
đầm bàn phải kéo đầm từ từ và đảm bảo khoảng cách giựa hai vị trí đầm liền kề nhau 3
đến 5 cm, không được va và tựa đầm lên ván khuôn để tránh làm sai lệch chiều dày lớp
bê tông bảo vệ.
III. Công tác thu hồi, dựng cột
a. Trình tự nhổ, thu hồi cột:
− Kiểm tra chính xác vị trí trụ cần nhổ.
− Kiểm tra dụng cụ, máy móc, mặt bằng.

− Dùng cẩu giữ cột chắc chắn trước khi đào móng cột hiện hữu.
− Thực hiện đào móng hiện hữu, khi đào phải thực hiện giám sát, theo dõi.
− Dùng cẩu nâng cột khỏi vị trí hiện hữu, sau đó hạ cột nằm xuống đất chắc
chắn mới được tháo các phụ kiện giữ cột.
b. Trồng trụ:
− Kiểm tra kích thước móng thực tế so với bản vẽ thiết kế.
− Kiểm tra dụng cụ, máy móc, mặt bằng.
− Dựng trụ: Dùng xe cẩu có cần với để đưa trụ vào vị trí. Cân chỉnh cột cho
thẳng và lắp đà cản (nếu có), đắp đất đá đầm kỹ hoặc đổ bê tông.
− Kiểm tra trụ chắc chắn mới được tháo phụ kiển giữ trụ và thả cẩu.
IV. Công tác tháo lắp xà, sứ:
Công tác lắp phụ kiện và cách điện bằng thủ công trên cao. Khi lắp sứ cách điện
phải kiểm tra ký hiệu đúng yêu cầu của thiết kế, kèm theo có đầy đủ phụ kiện mạ kẽm.
Trang: -15-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

Sau khi lắp chuỗi cách điện phải làm vệ sinh cả mặt trong và mặt ngoài cách điện. Dầu
mở dính ở các phụ kiện cũng phải chùi sạch bằng xăng, tuyệt đối không được dùng dao
hoặc các vật bằng kim loại để cạo bẩn hoặc cạo sơn trên cách điện.
V. Công tác căng dây:
Công tác rải và căng dây dẫn, được thực hiện bằng các biện pháp thủ công theo
trình tự như sau :
1. Chuẩn bị:
Trước tiên phải nghiên cứu kỹ đoạn néo cần phải rải dây như: xác định loại địa
hình, xác định các khoảng chui hoặc vượt không thuộc đối tượng nào, xác định khu vực
có nước mặn hay có hoá chất ăn mòn dây. Xác định vị trí đầu và cuối khoảng néo có thể

bố trí các cuộn dây và tời … tóm lại phải nắm vững các đặc điểm của khoảng néo đó, xác
định hết thuận lợi khó khăn, xác định các điểm quan trọng để chú ý chỉ đạo.
Dây dẫn và dây phải được kiểm tra kỹ: qui cách theo thiết kế. Căn cứ chiều dài thực
tế của cuộn dây để xác định mối hay cắt dây hết khoảng néo, chú ý các khoảng cột cấm
nối dây để điều chỉnh các cuộn dây cho thích hợp. Các cuộn dây phải được kê lên mễ hay
giá bằng gỗ hoặc bằng sắt chắc chắn có trục bằng ống thép hay gỗ tròn. Vị trí cuộn dây
phải đặt cách cột néo một khoảng cách bằng 1,5 – 2 lần chiều cao cột, và ít nhất phải từ
15 – 20m. sau khi dây đặt lên mễ rồi phải quay thử bằng sức người xem trục quay có
trơn không.
Dụng cụ phương tiện phải chuẩn bị đầy đủ: cờ tín hiệu, còi, nhiệt độ kế, thướt ngắm
hoặc lực kế, các Puli nhôm hoặc gỗ phải dùng đúng cở dây, khi mắc lên cột phải kiểm tra
xem có quay không.
Khi kéo dây qua các khoảng vượt phải có biện pháp và phương tiện bảo vệ dây.
Vượt đường Ôtô, Kênh rạch phải có giàn giáo. Chú ý dùng dây mồi bằng thừng hay cáp
lụa mềm.
Nói chung khi bắt đầu rải dây thì các phụ kiện mắc dây phải mắc đầy đủ trên tay xà,
cột và các cột góc, cột néo phải có dây néo chính thức. Phụ kiện, phương tiện nối dây
như cặp cáp, ống nối cưa máy ép … đều phải chuẩn bị sẵn sàng.
2. Rải dây:
Để công tác rãi dây tiến hành thuận lợi, việc chuẩn bị phải chu đáo cụ thể:
Các chuỗi sứ trước khi treo phải được lau sạch, kiểm tra kỹ càng, tránh tình trạng
rơi sứ trong qúa trình thi công.
Phải tiến hành làm giàn giáo vượt các chướng ngại, đường giao thông nông thôn,
các kênh rạch. Làm neo tạm ở các trụ góc : Neo tạm được néo tại các cánh xà của
trụ góc, dây néo phải đối xứng với chiều dây tới. Góc dây néo và mặt đất < 45 0
Khi kéo dây qua mỗi khoảng cột khoảng 30m thì phải treo dây lên Puli, có thể
kéo liền qua 3-4 cột rồi mới treo lần lượt lên Puli nhưng không được để dây bị
kéo lê dưới đất.
3. Nối dây dẫn:
Các phụ kiện nối dây phải đúng tiêu chuẩn, theo thiết kế qui định và có thử nghiệm

trước các mẫu.
Khi nối dây bằng ống nối phải kiểm tra kỹ ống nối và phụ tùng. Máy ép và khuôn
ép phải đúng kích cỡ dây và được làm vệ sinh sạch sẽ. Việc nối dây phải thực hiện đúng
Trang: -16-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

theo qui trình qui phạm.
4. Căng dây lấy độ võng:
Khi dây dẫn trong khoảng néo đã treo hết lên Puli và đã nối dây xong thì tiến hành
căng dây lấp độ võng. Cánh tay xà các cột néo, cột vượt … Phải được néo tạm thời khi
căng dây 1 phía cho các vị trí cột này bằng các hố thế : 2 hố thế cho 1 pha. Việc lấy độ
võng bằng thủ công là dùng tời quay và trình tự thực hiện như sau :
Cho tời quay để quấn và kéo dây mồi bằng cáp thép để dây căng lên. Tời phải đặt
cách cột néo cuối ít nhất bằng 2,5 lần chiều cao cột. Tốc độ quay tời sẽ giảm dần
khi dây gần tới mức độ võng qui định.
Tại 2 cột néo đầu và cuối phải dùng thước kiểm tra độ võng, còn lại cứ 3-4
khoảng phải có ngưòi theo dõi dộ võng, khi dây bị kẹt phải báo hiệu kịp thời
dừng lại. Khi độ võng gần đạt trị số qui định thì quay tời thật chậm, khi trị số đạt
giá trị yêu cầu thì dừng và khoá chặt dây lại.
Dùng thước ngắm để kiểm tra độ võng ở 1 số khoảng cột theo bảng căng dây.
Phải kiểm tra kỹ độ võng của các dây dẫy xem có cùng độ võng không. Kiểm tra
ít nhất 2 lần độ võng trước khi kẹp chặt vào phụ kiện treo dây trong 2 ngày có
nhiệt độ khác nhau.
Sau khi căng dây phải lập biên bản về nối dây độ võng đến mặt đất và các điểm
giao chéo.
5. Mắc Dây vào chuỗi cách điện:

Sau khi kết luận độ võng dây đã căng đúng theo thiết kế thì được phép khoá dây
vào chuỗi cách điện.
Đánh dấu điểm đặt dây và khoá. Với khoá đỡ phải lót nhôm lá hoặc quấn dây dẫn
vào khoá. Đặt dây vào máng khoá, lắp khít miếng đệm trên của khoá vào dây rồi siết đai
ốc của các boulon U.
Lưu ý không lắp ngược khoá, khoá phải chỉnh ngay ngắn.
6. Nối dây lèo:
Việc nối dây lèo phải được làm chính xác và mỹ thuật : đầu thừa cả 6 dây phải cắt
bằng nhau, độ võng của dây lèo phải thực hiện đúng theo thiết kế, kẹp nối dây lèo dùng
kẹp nối ép phù hợp với loại dây dẫn.
VI. Công tác lắp đặt thiết bị:
Trước khi tiến hành lắp đặt thiết bị, phụ kiện phải được kiểm tra kỹ: Số lượng,
chủng loại, chất lượng bảo quản, vận chuyển cũng như các thông số kỹ thuật. Trong quá
trình kiểm tra nếu có vấn đề nghi vấn thì báo cáo ngay với cơ quan chức năng xin ý kiến
giải quyết. Tất cả các cấu kiện, thiết bị vận chuyển ra công trường phải được để nơi khô
ráo, kê kích chắc chắn.
VII. Công tác lắp đặt tiếp địa.
Việc lắp tiếp đất phải tiến hành ngay khi lắp cột xong. Cọc tiếp địa phải được
đóng sâu cách mặt đất 0,5m. Dây tiếp đất phải bắt ngay ngắn, thẳng thắn. Bulon tiếp đất
vặn phải trơn, tiếp đất phải tiếp xúc tốt.

Trang: -17-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

CHƯƠNG V : TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN


Khảo sát
Lập DAĐT
Phê duyệt DAĐT
Lập TKBVTC-TDT
Phê duyệt TKBVTC-TDT
Lập HSMT
Phát hành HSMT
Duyệt kết quả đấu thầu, ký hợp đồng
Thi công
Nghiệm thu

: tháng 07/2009
: tháng 07/2009
: tháng 07/2009
: tháng 08/2009
: tháng 08/2009
: tháng 08/2009
: tháng 08/2009
: tháng 09/2009
: tháng 10/2009
: tháng 11/2009

Trang: -18-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

CHƯƠNG VI : BIỂN ĐỒ NHÂN LỰC


I. Biểu đồ nhân lực
80
60
40
SỐ
N 20
G
0
Ư
ỜI

1

2

3

THỜI GIAN (THÁNG)

II. Dự trù phương tiện xe và máy thi công:

STT

TÊN MÁY MÓC

ĐẶC TÍNH KỸ
SỐ LƯỢNG
THUẬT


GHI CHÚ

1

Máy cẩu

5-10T

3

Lắp dựng trụ

2

Máy đào

0,25m3

1

Đào móng

Trang: -19-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

CHƯƠNG VII : BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG THI CÔNG

I. Tổ chức mặt bằng :
Mặt bằng công trường trải dài trên các con đường, nên việc giao thông ảnh hưởng
đến việc thi công và ngược lại, do vậy khi thi công cần chú ý quan sát và cẩn thận trong
các thao tác thực hiện.
Yêu cầu chung: Xung quanh khu vực công trường phải rào chắn và biển báo.
II. Công tác bốc xếp, vận chuyển :
Yêu cầu chung: Công nhân bóc xếp phải có đủ sức khoẻ theo quy định đối với
từng loại công việc.
Trước khi bóc xếp vận chuyển loại hàng nào phải xem xét kỹ các ký hiệu, kích
thước, khối lượng và quảng đường vận chuyển để xác định và trang bị phương tiện vận
chuyển đảm bảo an toàn cho người và hàng.
III. Sử dụng dụng cụ cầm tay :
Cán gỗ, cán tre của các dụng cụ cầm tay phải làm bằng các loại tre, gỗ cứng, dẻo,
không bị nứt, nẻ, mọt, mục: phải nhẵn và nêm chắc chắn.
Mang, xách hoặc di chuyển dụng cụ sắc nhọn phải bao bọc lại.
Dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén phải được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo quản
chặt chẽ và sửa chữa kịp thời, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay hoặc khí nén công nhân không được đứng thao
tác trên các bậc thang tựa mà phải đứng trên các giá đỡ đảm bảo an toàn. Đối với các
dụng cụ nặng phải là giá treo hoặc các phương tiện đảm bảo an toàn khác.
IV. Sử dụng xe máy xây dựng :
Tất cả các loại máy xây dựng đều phải có đủ hồ sơ kỹ thuật, trong đó phải có các
thông số kỹ thuật cơ bản hướng dẫn về lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa
chữa, có sổ giao ca, sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật.
Các xe máy làm việc cạnh hào hố phải được đảm bảo khoảng cách từ điểm tựa gần
nhất của xe máy đến hào hố không được nhỏ hơn trị số cho phép theo quy phạm.
V. Công tác đất :
Yêu cầu chung: chỉ được phép đào đất, hố móng, đường hào theo đúng thiết kế thi
công đã được phê duyệt trên cơ sở tài liệu khảo sát địa hình, địa chất và thuỷ văn và có
biện pháp kỹ thuật an toàn thi công trong quá trình đào.

Đơn vị thi công phải đặt biển báo, tín hiệu thích hợp tại khu vực có tuyến ngầm và
phải cử cán bộ kỹ thuật giám sát trong suốt quá trình làm đất.
Đào hố móng, đường hào... gần lối đi, tuyến giao thông trong khu vực phải có rào
ngăn biển báo, ban đêm nghỉ có đèn báo hiệu. Rào ngăn phải phải đặt cách mép ngoài lề
đường không nhỏ hơn 1 mét.
Ở trong khu vực đang đào đất phải có biện pháp thoát nước đọng(kể cả khi mưa
to) để tránh nước chảy vào hố đào làm sụt lở thành hố đào.
Trang: -20-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

VI. Công tác trộn vữa, bê tông :
Không được dùng xẻng và các dụng cụ cầm tay khác để lấy vữa và bê-tông ra khỏi
thùng trộn đang vận hành. Khu vực đi lại để vận chuyển cốt liệu đến trùng rộn phải sạch
sẽ không trơn trượt, không có chướng ngại vật. Công nhân trộn vữa bằng máy phải được
trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động.
Khi vận chuyển vữa và bê-tông bằng các loại xe đẩy tay, máy trục, máy nâng...
phải theo đúng quy định ở phần “Công tác bóc xếp và vận chuyển’ và phần “Sử dụng xe
máy xây dựng”.
VII. Công tác lắp dựng cột :
Các trụ BTLT phải được giằng chắc chắn, bảo đảm ổn định khi cẩu lắp. Trước khi
cẩu phải kiểm tra kỹ các vị trí buộc móc và bảo đảm các dây cáp căng đều. Chú ý phải
bảo đảm khoảng cách an toàn với dây dẫn mang điện.
VIII. Công tác lắp xà, sứ
Khi thi công trên cao phải đảm bảo các biện pháp an toàn trèo cao như mang mũ
bảo hộ, đeo dây an toàn ... dụng cụ mang theo phải gọn gàng dễ thao tác. Không được
làm việc trên cao khi trời sắp tối, khi trời có sương mù hoặc khi có gió từ cấp 5 trở lên.

Khi tuyến đường dây trên không đi gần các khu vực dân cư phải chú ý biện pháp
an toàn thi công cho người và tài sản ở phía bên dưới.

Trang: -21-


Công ty cổ phần tư vấn thiết kế & xây lắp điện

TCXD-TKBVTC

PHẦN II : TỔNG DỰ TOÁN

Trang: -22-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×