Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NCKHGD thái độ của học sinh trường THPT phạm phú thứ với vấn đề bạo lực học đường (đề cương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.79 KB, 5 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục học sinh là một công tác mang tính chuyên môn, đòi hỏi sự
kết hợp trên nhiều lĩnh vực. Bao gồm cả giáo dục về kiến thức, giáo dục về kĩ
năng, thái độ và giáo dục về đạo đức xã hội… Người giáo viên muốn đem lại
thái độ đúng đắn, tích cực cho học sinh về bất cứ một vấn đề nào đều cần phải
tìm hiểu thực trạng và nghiên cứu, tìm ra những giải pháp phù hợp để giáo
dục học sinh một cách hiệu quả nhất.
Theo nhìn nhận thực trạng xã hội hiện nay, bên cạnh những học sinh
chăm ngoan học tập, có thái độ cư xử đúng đắn đối với bạn bè, thầy cô… thì
cũng còn không ít những học sinh có thái độ coi thường, hay gây gỗ đánh
nhau với bạn bè chỉ vì một lý do nhỏ nào đó. Điều này không chỉ ảnh hưởng
đến nếp nghĩ, nếp làm của cá nhân học sinh mà còn ảnh hưởng đến bạn bè
xung quanh, đến gia đình, nhà trường và xã hội.
Hình thành thái độ đúng đắn cho học sinh về vấn đề bạo lực học đường
chính là một việc làm cần thiết góp phần hình thành môi trường học tập lành
mạnh, đem lại hiệu quả học tập tốt cho học sinh.
Chính vì những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu “Thái độ của học sinh trường THPT Phạm Phú Thứ với vấn đề
bạo lực học đường”
2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về thái độ của học sinh trường THPT
Phạm Phú Thứ đối với bạo lực học đường, từ đó đề xuất những biện pháp
nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường diễn ra tại trường THPT Phạm
Phú Thứ.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:



2

3.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về bạo lực học đường trong nhà
trường phổ thông
3.1.2. Nghiên cứu thực trạng và thái độ của học sinh THPT Phạm Phú
Thứ về bạo lực học đường
3.1.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành thái độ đúng đắn cho
học sinh trường THPT Phạm Phú Thứ về bạo lực học đường
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chúng tôi chỉ nghiên cứu trên đối tượng học sinh trường THPT Phạm
Phú Thứ.
4. Phưong pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập tài liệu, tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến bạo lực
học đường. Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn
phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp quan sát
* Phương pháp điều tra bằng anket
* Phương pháp điều tra bằng trò chuyện
4.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Các phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các kết quả
điều tra về định lượng, tính phần trăm.
5. Dự kiến dàn ý của công trình nghiên cứu
Đề tài được thể hiện ở 3 phần:
Phần mở đầu:
1.Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu

3. Đối tượng nghiên cứu.


3

4. Các phương pháp nghiên cứu.
Phần kết quả nghiên cứu
1.Những vấn đề lý luận về bạo lực học đường trong nhà trường phổ
thông
Bạo lực học đường là việc học sinh sử dụng những hành động bạo lực nơi
học đường (nhà trường, lớp học) để giải quyết các mâu thuẫn, định kiến cá
nhân. Thông thường học sinh thường tụ tập thành một nhóm và sử dụng
các hành vi mang tính chất bạo lực như các loại vũ khí hay hành động gây
tổn thương đến thân thể và sức khoả người khác.
Các vụ bạo lực học đường thường gây ra những hậy quả nghiêm trọng
không chỉ đối với người bị bạo lực mà còn đối với người thực hiện bạo
lực. Có những vụ bạo lực đã gây ra những án mạng thương tâm để lại
những nhức nhối trong nhà trường, phụ huynh và cả dư luận xã hội.
Theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo có khoảng trên 5.200 học sinh
(HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc
thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh
nhau. Và trong một năm học thì toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh
gây gỗ, đánh nhau ở trong và ngoài trường học tức là trung bình toàn quốc
có khoảng 5 vụ bạo lực học đường / 1 ngày.
Hiện nay các vụ bạo lực học đường ngày càng diễn biến phức tạp, không
chỉ diễn ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo
viên. Nhiều học sinh hiên ngang thực hiện hành động bạo lực với giáo viên
vì nhiều lí do mà thông thường phổ biến nhất là do bản thân cái tôi của các
em quá lớn, luôn cho rằng giáo viên coi thường và không tôn trọng mình
nên dẫn đến việc sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

Với tình trạng phổ biến cảu bạo lực học đường hiện nay, nhà trường cũng
như dư luận xã hội hết sức quan tâm và đề xuất các giải pháp cũng như
tiến hành các buổi tập huấn cho học sinh và giáo viên về bạo lực học


4

đường. Nhưng kết quả các vụ bạo lực vẫn ngày một diễn ra và tính chất
nghiêm trọng tăng cao.
Để giải quyết được tình trạng này thì trước hết chúng ta phải nhìn vận vấn
đề trực tiếp từ phía học sinh, phải hiểu được nguyên do dẫn đến hành động
ấy cũng như là nắm bắt được tâm lý lứa tuổi của các em thì từ đó mới có
thể ngăn chặn tình trạng này diễn ra.
Đây là vấn đề mang tính thực tiễn được sự quan tâm của dư luận xã hội
với nhiều hướng đề xuất, giải pháp và nghiên cứu khác nhau. Mỗi một kết
quả nghiên cứu chung quy lại đều đề cao vai trò của giáo viên, nhà trường
trong việc giáo dục cho học sinh kiến thức về bạo lực học đường mà chưa
quan tâm nhiều đến thực tiễn từ phía học sinh đang quan tâm gì và nghĩ gì
về vấn đề này.
Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi quyết định đi sâu vào tìm hiểu thái
độ của học sinh đối với đối với vấn đề bạo lực học đường, từ đó tìm hiểu
nguyên do cũng như đề xuất những phương hướng và giải pháp để hạn chế
tình trạng bạo lực học đường trên phạm vi trường THPT Phạm Phú Thứ.
2. Thực trạng và thái độ của học sinh THPT Phạm Phú Thứ với vấn đề
bạo lực học đường
2.1. Thực trạng về tình hình bạo lực học đường tại trường THPT Phạm
Phú Thứ
2.2. Thái độ của học sinh THPT Phạm Phú Thứ với bạo lực học đường
3. Một số biện pháp nhằm hình thành thái độ đúng đắn cho học sinh
trường THPT Phạm Phú Thứ về bạo lực học đường

3.1. Biện pháp từ phía nhà trường
3.2. Biện pháp từ phía gia đình
3.3. Biện pháp từ phía xã hội


5

Phần Kết luận và kiến nghị.
- Kết luận
- Kiến nghị
6. Kế hoạch nghiên cứu:
- Hoàn thành đề cương nghiên cứu và phiếu điều tra (hoặc phiếu quan
sát), nộp cho giáo viên hướng dẫn ngày 29.01.2016
- Nhận lại đề cương và phiếu điều tra (phiếu quan sát) ngày … do giáo
viên hướng dẫn hẹn
- Thực hiện việc nghiên cứu tài liệu, điều tra, quan sát ..., xử lí số liệu,
viết đề tài hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ nghiên cứu: (Toàn bộ phiếu điều tra, bài tập hoàn chỉnh
vào ngày cuối tuân thứ nhất sau khi hoàn thành đợt thực tập tại Văn phòng
Khoa Tâm lý – Giáo dục)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



×