Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập Ngữ pháp chức năng Phân loại câu theo nghĩa biểu hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.46 KB, 10 trang )

1. NGHĨA BIỂU HIỆN VÀ KHUNG NGỮ VỊ TỪ TRONG CÂU
1.1. Nghĩa biểu hiện
Nghĩa biểu hiện phản ánh cái sự tình của thế giới được nói đến trong
câu. Khi gạt bỏ đi hết những yếu tố không tham gia trực tiếp vào việc phản
ánh (thái độ, tình cảm, những yếu tố chủ quan của người nói) thì chúng ta có
được phần nội dung mang tính phổ quát, bất biến và đồng nhất trong mọi ngôn
ngữ. Từ việc tìm được tính phổ quát trong nghĩa biểu hiện của câu, chúng ta
bắt đầu đi vào phân loại câu theo nghĩa biểu hiện.
Phân loại câu theo nghĩa biểu hiện (nói đầy đủ hơn là phân loại câu theo
nghĩa biểu hiện của khung ngữ vị từ) thực chất là phân loại các sự tình.

* Sơ đồ phân loại các sự tình
Theo đó, có 3 loại nghĩa biểu hiện cơ bản làm thành 3 loại câu:
- Câu tồn tại: nhận định rằng trong một thế giới hay một nơi nào đó có
một cái gì.
- Câu chỉ sự tình động hay sự việc, biến cố (có thể phân biệt câu chỉ
hành động và câu chỉ quá trình).
- Câu chỉ sự tình tĩnh hay tình hình (có thể phân biệt câu chỉ trạng thái
với câu chỉ quan hệ).
1.2. Khung ngữ vị từ

1


Khung ngữ vị từ là hạt nhân của câu và là cơ sở để nghiên cứu nghĩa
của câu nên việc phân tích khung ngữ vị từ là điều quan trọng để phân loại
câu. Khung ngữ vị từ bao gồm vị từ trung tâm và các tham tố của nó. Tham tố
của vị từ bao gồm diễn tố và chu tố.
1.2.1. Diễn tố
Diễn tố là tham tố của vị từ tham gia vào nội dung biểu hiện của khung
ngữ vị từ như một nhân vật được giả định một cách tất yếu trong nội dung


nghĩa của vị từ, mà thiếu đi thì cái sự tình hữu quan không thể được thực hiện,
không còn là nó nữa.
Ví dụ như, trong một sự tình được gọi là “ăn” thì phải có một người ăn
hay một vật, xe… và một cái gì đó ăn được, tiêu thụ được. Trong sự tình được
gọi là “nói” , phải có một người nói, một sự việc được nói đến và có thể bao
hàm cả người nghe. Khi thiếu một trong những diễn tố nêu trên thì không thể
có những sự tình được gọi là “ăn”, “nói”. Dù trong câu không nói ra một trong
các diễn tố đó thì phải hiểu là các diễn tố đó đều có mặt trong sự tình, không
hề tách rời ngoài sự tình.
Chẳng hạn như câu “Làm rồi”, tuy vị từ “làm” được dùng một mình với
từ chỉ thể “rồi” nhưng người nghe vẫn hiểu là ở đây người nói muốn nhấn
mạnh là có người đã làm một việc, mà việc làm ấy được đề cập tới ngay bây
giờ.
Một sự tình được diễn đạt bằng câu “Mẹ tặng cho tôi cái áo” thì có thể
phân tích khung ngữ vị từ với các diễn tố như sau:
(1) Mẹ tặng cho tôi cái áo.
(Mẹ: diễn tố 1 – hành thể; tặng cho: lõi của sự tình – hành động; tôi:
diễn tố 2 – tiếp thể; cái áo: diễn tố 3 – đối thể).
Ở đây “tặng cho” là một vị từ có ba diễn tố. Tuy nhiên có những vị từ
chỉ có một hoặc hai diễn tố.
Một số ví dụ khác:
(2) Nước sông Hàn đổ ra biển.
(Nước sông Hàn: diễn tố 1 – động thể; đổ ra: lõi của sự tình – quá trình;
biển: diễn tố 2 – đích đến).
(3) Cô ấy rất cao.
(Cố ấy: diễn tố – đương thể; rất cao: lõi của sự tình – tính chất).
1.2.2. Chu tố
Chu tố là những tham tố khác tham gia vào sự tình, không nhất thiết
phải có mặt để cho sự tình có thể được gọi tên bằng những vị từ trung tâm.


2


Ví dụ như, trong câu phản ánh sự tình “đến”, có thể có những trạng ngữ
chỉ nơi đến, chỉ hướng… nhưng những tham tố này không phải là những yếu
tố nhất thiết phải có mặt để sự tình “đến” có thể thực hiện.
Chu tố không có số lượng nhất định như các diễn tố. Các nghĩa của chu
tố được biểu hiện trong ngữ pháp thông qua các bổ ngữ, trạng ngữ, và có thể
được biểu hiện trong Đề.
Bổ ngữ hay trạng ngữ chỉ nơi chốn và mục tiêu là chu tố đối với đa số
các vị từ hành động, nhưng lại là diễn tố đối với với các vị từ hành động: đặt,
bày, treo, đút, thọc, vùi…
- Trường hợp trạng ngữ là chu tố đối với vị từ hành động trong câu.
(4)Ca sĩ Mỹ Tâm biểu diễn ở nhà hát Trưng Vương.
(Ca sĩ Mỹ Tâm: diễn tố –hành thể; biểu diễn:hành động; ở nhà hát Trưng
Vương: chu tố –vị trí).
- Trường hợp trạng ngữ là diễn tố đối với vị từ hành động trong câu.
(5)Chị ấy treo áo trên tường.
(Chị ấy: diễn tố 1 – tác thể; treo: hành động; áo: diễn tố 2 – đối thể; trên
tường: diễn tố 3 – vị trí).
2. CÁC LOẠI CÂU THEO NGHĨA BIỂU HIỆN
2.1. Câu tồn tại
2.1.1. Đặc điểm và tiêu chí phân loại
a. Đặc điểm
- Câu tồn tại là câu nhận định rằng trong một thế giới hay một nơi nào đó
có một cái gì.
(1) Trên bàn còn một lọ hoa.
(2) Ở Đà Nẵng có một sân bay quốc tế.
(3) Trên tường treo một bức tranh cổ.
(4) Trên sập ngồi chễm chệ một bà to béo.

(5) Có mưa.
- Câu tồn tại không có chủ đề, mà chỉ có thể có khung đề.
(1) Trên bàn còn một lọ hoa.
Khung đề
(2) Ở Đà Nẵngcó một sân bay quốc tế.
Khung đề
(3) Trên tường treo một bức tranh cổ.
Khung đề
(4) Trên sập ngồi chễm chệ một bà to béo.
Khung đề
3


b. Tiêu chí phân loại
- Dựa vào sự định vị, câu tồn tại được chia làm hai loại câu:
+ Câu tồn tại được định vị
+ Câu tồn tại không được định vị.
- Trong một số trường hợp, câu tồn tại bắt buộc phải có sự định vị, nếu
không xác định được vị trí thì nghĩa của câu sẽ không hoàn chỉnh.
(1) Trên bàn còn một lọ hoa.
 bỏ khung đề: đặt lọ hoa (câu có nghĩa chưa hoàn chỉnh).
(4) Trên tường treo một bức tranh cổ.
 bỏ khung đề: treo một bức tranh cổ (câu có nghĩa chưa hoàn chỉnh).
(5) Trên sập ngồi chễm chệ một bà to béo.
 bỏ khung đề: ngồi chễm chệ một bà to béo (câu có nghĩa chưa hoàn
chỉnh).
2.1.2. Các loại câu tồn tại
a. Câu tồn tại được định vị
- Là câu có sử dụng những từ xác định vị trí để biểu thị vị trí của sự vật
được nói đến trong câu.

(1)Trên bàn còn một lọ hoa.
(Trên bàn: chu tố – vị trí; còn: vị từ; một lọ hoa: diễn tố – chủ thể tồn
tại).
(2)Ở Đà Nẵng có một sân bay quốc tế.
(Ở Đà Nẵng: chu tố – vị trí; có – vị từ; một sân bay quốc tế: diễn tố –
chủ thể tồn tại).
(3)Trên tường treo một bức tranh cổ.
(Trên tường: diễn tố – vị trí; treo: vị từ; một bức tranh cổ: chu tố – chủ
thể tồn tại).
(4) Trên sập ngồi chễm chệ một bà to béo.
(Trên sập: diễn tố – vị trí; ngồi: vị từ; chễm chệ một bà to béo: chu tố–
chủ thể tồn tại).
b. Câu tồn tại không được định vị
- Là câu không sử dụng những từ chỉ vị trí nhưng vẫn có thể xác định
được vị trí của sự vật được nói đến trong câu (tùy thuộc vào ngữ cảnh).
(6)Có mưa.
(Có: vị từ; mưa: diễn tố – chủ thể tồn tại).
(7)Còn nắng.
(Còn: vị từ; nắng: diễn tố – chủ thể tồn tại).
2.2. Câu hành động
4


2.2.1. Đặc điểm và tiêu chí phân loại
a. Đặc điểm
- Diễn tả sự tình có chủ ý.
- Chủ thể của hành động gọi là hành thể. Nếu hành động trong câu có
tác động đến một đối tượng thì hành thể thường được gọi là tác thể.
- Hành thể là diễn tố thứ nhất, có khi là duy nhất của vị từ hành động.
- Ngoài các diễn tố, cũng có thể có các chu tố.

b. Tiêu chí phân loại
- Dựa vào sự có (hoặc không) tác động vào đối tượng mà chia thành:
+ Hành động vô tác/không chuyển tác.
+ Hành động chuyển tác/cập vật.
2.2.2. Các loại câu hành động
a. Hành động vô tác (không chuyển tác)
Một hành động không tác động đến một đối tượng nào gọi là một hành
động vô tác. Trong hành động này, diễn tố duy nhất chủ động di chuyển,hoặc
không di chuyển mà cử động theo một phương thức nào đó hay làm một việc
gì đó có tính chất ứng xử với tình thế.
Một sự di chuyển cũng có thể có hướng nhất định hay không,có đến
một cái đích nhất định hay không. Ví dụ như khi chạy,con người ta có thể
chạy về một hướng nào đó,có thể chạy loanh quanh trong một diện tích hữu
hạn, có thể chạy về phía một vật nào đó,có thể đến hay không đến tận cái đích
ấy.Cái diện tích (hay cái tuyến đường) trên đó diễn ra hành động di chuyển
điểm xuất phát (nguồn) của sự di chuyển,hướng di chuyển,… đều có thể là
tham tố của sự tình này,chưa kể những chu tố như phương thức,phương tiện di
chuyển.
Đối với một số vị từ chỉ sự di chuyển như chạy,bay không nhất thiết
phải chỉ hướng và không thể chỉ đích.
Đối với một số vị từ khác như đến,tới,vào hướng của sự di chuyển được
biểu thị ngay trong nghĩa của vị từ,và đích của sự di chuyển làm thành một
diễn tố thứ hai,thường được ngữ pháp xử lí giống như một đối tượng của một
hành động chuyển tác.
Đối với một vài vị từ như rời,điểm xuất phát của sự di chuyển cũng
thành một diễn tố.
Đối với theo, các tuyến đường cũng là một diễn tố,chứ không phải là
một chu tố như đối với các vị từ di chuyển khác.
(1)Con chim bay trên trời.


5


(Con chim: diễn tố – hành thể; bay: hành động – di chuyển; trên trời: chu
tố – vị trí).
(2)Học sinh đến trường.
(Học sinh: diễn tố 1 – hành thể; đến: hành động – di chuyển; trường: diễn
tố 2 – đích).
(3)Sinh viên rời giảng đường.
(Sinh viên: diễn tố 1– hành thể; rời: hành động – di chuyển; giảng đường:
diễn tố 2 – nguồn).
Những hành động vô tác không thuộc loại di chuyển vốn khá đa
dạng,và có thể được phân loại nhiều cách khác nhau. Ở đây có những hành
động như thay đổi tư thế của thân thể: đứng dậy,múa,thở,… hay những hành
động tinh thần như:tư duy,nghĩ ngợi,tính toán,quan sát,nghe,nhìn,… mà
Halliday gọi là những “quá trình ứng xử”.
(4)Cô gái nhìn chàng trai.
(Cô gái: diễn tố 1– hành thể; nhìn: hành động – ứng xử; chàng trai: diễn
tố 2 – mục tiêu).
b. Hành động chuyển tác
Một hành động có tác động đến một đối tượng, làm cho nó thay đổi
trạng thái hay vị trí, làm cho nó bị hủy diệt, không còn tồn tại nữa, hoặc ngược
lại, tạo ra một vật trước kia chưa có thì gọi là một hành động chuyển tác. Một
hành động chuyển tác bao giờ cũng có giả định ít nhất là hai diễn tố: người
hay động vật thực hiện hành động gọi là tác thể và một người hay vật bị tác
động gọi là đối thể hay bị thể.
Có những hành động chuyển tác ngoài hai diễn tố nói trên còn có thêm
một diễn tố thứ ba: người nhận (nhận thể),trong những hành động như
trao,cho,tặng hoặc là nơi đến (đích) trong những hành động làm thay đổi vị trí
của đối tượng.

Một hành động không tác động vào một vật có sẵn,làm cho vật ấy hình
thành,là một hành động tạo tác. Đối tượng của nó,hay nói cách khác sản phẩm
của nó là một diễn tố được gọi là tạo thể.
Một hành động ngôn từ biểu hiện bằng một vị từ như nói,bảo,hỏi,trả
lời,… khi dùng với một danh ngữ hay một câu làm bổ ngữ cũng có thể coi như
một hành động tạo tác có tạo thể làm diễn tố thứ hai.
(5)Mẹ lau nhà.
(Mẹ: diễn tố 1 – tác thể; lau: hành động; nhà: diễn tố 2 – đối thể).
(6)Bố đóng tủ.
(Bố: diễn tố 1 – tác thể; đóng: hành động; tủ: diễn tố 2 – tạo thể).
6


(7)Vũ đánh Nga.
(Vũ: diễn tố 1 – tác thể; đánh: hành động; Nga: diễn tố 2: đối thể).
2.3. Câu quá trình
2.1.1. Đặc điểm và tiêu chí phân loại
a. Đặc điểm
- Diễn tả một sự tình động (biến cố) trong đó không có chủ thể nào có
chủ ý.
b. Tiêu chí phân loại
- Dựa vào sự có hay không tác động đến một đối tượng khác ngoài cái
đối tượng trực tiếp trải qua quá trình ấy, chia thành:
+ Quá trình vô tác.
+ Quá trình chuyển tác.
2.3.2. Các loại câu quá trình
a. Quá trình vô tác
- Quá trình vô tác là một quá trình không tác động đến một đối tượng
nào khác ngoài cái đối tượng trực tiếp trải qua quá trình ấy. Một quá trình vô
tác có thể là một sự chuyển biến, mà cũng có thể là một sự nảy sinh hay hủy

diệt (tan biến, kết thúc).
- Một quá trình chuyển biến có thể là sự chuyển biến về vị trí hay một
sự chuyển biến về trạng thái.
- Có một diễn tố hay không có diễn tố.
- Chuyển biến về vị trí:
(1) Xe ngã ngoài sân.
(Xe: diễn tố– độngthể; ngã:quátrình; ngoài sân: chu tố –chỉ vị trí).
- Chuyển biến về trạng thái: khi một vật hoặc một người hay một động
vật thay đổi về vẻ ngoài hay/và trạng thái bên trong một cách không chủ ý.
(2) Xuân tái mặt.
(Xuân: diễn tố– động thể; tái mặt: quá trình chuyển thái).
- Quá trình nảy sinh:khi có một hiện tượng bắt đầu, một đối tượng xuất
hiện, một động vật ra đời, một âm thanh nổi lên.
(2) Hoa nở.
(Hoa: diễn tố– động thể;nở: quá trình).
- Quá trình hủy diệt: khi một hiện tượng kết thúc, một đối tượng mất
hút, một súc vật chết đi, một âm thanh ngừng bặt.
(3) Cây khô cháy rụi.
(Cây khô: diễn tố – động thể; cháy rụi: quá trình).

7


- Ngoài ra còn có một loại quá trình chuyển thái đặc biệt là những tri
giác và sự nảy sinh của cảm giác và tình cảm như trông thấy, nghe thấy, nhận
ra, đau, nóng, lạnh, yêu ghét, trọng khinh…
b. Quá trình chuyển tác
- Quá trình chuyển tác là quá trình trong đó một vật vô tri gây một tác
động thay đổi trạng thái vị trí của đối tượng khác, hoặc huỷ diệt đối tượng đó
đi.

- Quá trình này có 2 diễn tố, trong đó diễn tố thứ nhất, chủ thể của sự
tác động được gọi là lực.
(4) Sóng thần san bằng thành phố.
(Sóng thần: diễn tố 1 – lực; san bằng: quá trình; thành phố: diễn tố 2 –
đối thể).
2.4. Câu trạng thái
2.4.1. Đặc điểm và tiêu chí phân loại
a. Đặc điểm
- Là câu diễn tả tình hình nội tại, tức tính chất hay tình trạng của sự vật.
- Thường có 1 diễn tố là đương thể (người gánh lấy, mang lấy) của tính
chất hay nghiệm thể (người thể nghiệm, thấy có ở của mình) của tâm trạng.
b. Tiêu chí phân loại
- Dựa vào sự thường tồn (tính chất) hay nhất thời (tình trạng) của sự vật
được nói đến trong câu, chia thành:
+ Câu trạng thái chỉ tính chất.
+Câu trạng thái chỉ tình trạng.
2.4.2. Các loại câu trạng thái
a. Câu trạng thái chỉ tính chất
- Tính chất có thể chia thành 2 loại là: thể chất và tinh thần.
+ Thể chất bao gồm các tính chất vật chất ở các vật vô sinh như: rắn,
cứng, mềm, đặc, loãng,... và các tính chất vật chất của các vật hữu sinh như:
khỏe, yếu, béo, gầy,…
(1)Cây kẹo này quá cứng.
(Cây kẹo này: diễn tố – đương thể; quá cứng: tính chất vật chất).
(2) Từ nhỏ, nó đã cao rồi.
(Từ nhỏ: chu tố –mốc thời gian; nó: diễn tố – đương thể; đã cao rồi:
tính chất thể chất).
+ Các tính chất tinh thần chỉ có thể có được ở con người hay các động
vật (hiền, dữ, khôn, dại,...). Ở con người còn có thể phân biệt giữa các tính
chất thuộc trí tuệ (thông minh, dốt nát, nhanh trí,...), thuộc đạo dức (trung

8


thực, gian xảo, nhân từ,...), thuộc phong cách ứng xử (điềm đạm, nóng nảy,
nhu nhược,...), thuộc cảm tính (đa nhảy, nhạy cảm, lạnh lùng,..), các tính chất
tinh thần đó làm nên tính cách con người.
(3)Con chó kia rất dữ.
(con chó kia: diễn tố – đương thể; rất dữ: tính chất tinh thần).
(4) Mụ ấy rất gian xảo.
(Mụ ấy: diễn tố – đương thể; rất gian xảo: tính chất tinh thần).
b. Câu trạng thái chỉ tình trạng
- Tình trạng là một cách thức tồn tại nhất thời không nằm trong thuộc
tính của đối tượng.
(5)Hoa rất tươi.
(Hoa: diễn tố – đương thể; rất tươi: trạng thái).
(6) Nam rất vui.
(Nam: diễn tố– đương thể; vui: trạng thái).
*Lưu ý: Đối với những vị từ tình cảm như: thích, yêu, ghét, giận, sợ,
kính, nể, nhục,... có hai diễn tố: một nghiệm thể và một đối thể hoặc nguồn
gây ra tình cảm ấy ở nghiệm thể.
(7)Chàng yêu nàng.
(Chàng: diễn tố – nghiệm thể; yêu: trạng thái – tình cảm; nàng: diễn tố –
đối thể).
2.5. Câu quan hệ
2.1.1. Đặc điểm và tiêu chí phân loại
a. Đặc điểm
- Một câu quan hệ nhất thiết phải có hai vế.
- Để chỉ quan hệ, tiếng Việt dùng những vị từ quan hệ như: hơn, kém,
bằng, như, giống, khác, đồng nhất, xa, gần, sát… Và những danh từ quan hệ
như: trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, giữa…

b. Tiêu chí phân loại câu quan hệ
- Dựa trên mối quan hệ giữa vật thể và sự tình, chia thành:
+ Quan hệ giữa một thực thể với một thực thể
+ Quan hệ giữa một thực thể với một sự tình hay chu cảnh
+ Quan hệ giữa hai sự tình
+ Quan hệ giữa sự tình với chu cảnh
2.5.2. Các loại câu quan hệ
a. Quan hệ giữa một thực thể với một thực thể
+ Quan hệ so sánh

9


- “ A hơn B”, “A kém B”, “ A giống B”, “ A khác B”, “ A bằng B”, “A
cũng như B”
+ Quan hệ đồng nhất
- “A là B”, “ A không phải là B”, “ A đồng nhất với B”.
Hai quan hệ này có thể gộp lại thành một loại quan hệ “so sánh” hay
“tương đối”.
+ Quan hệ tương liên, gồm những mối liên hệ như:
• Sở hữu: “A là của B” , “A là sở hữu chủ của B”.
• Liên hệ thân thuộc, liên hệ xã hội: “ A là con của B”, “A là thầy của B”.
• Liên hệ vị trí: “A ở trong B”, “A ở dưới B”, “A ở bên B”, “ A ở xa B”,
“A ở cách B 12km”.
b. Quan hệ giữa một thực thể với một sự tình hay một chu cảnh
Quan hệ giữa một thực thể với một sự tình có thể là:
+ Quan hệ nhân quả: “A làm cho X”.
+ Quan hệ liên đới: A có liên quan đến vụ X, A là nạn nhân của vụ X.
+ Quan hệ vị trí: A là nơi xảy ra X.
c. Quan hệ giữa hai sự tình

Quan hệ giữa hai sự tình có thể là:
+ Quan hệ thời gian: “ X diễn ra đồng thời với Y”, “trước Y”, “sau Y”.
+ Quan hệ tương tác: X làm cho Y, X cản trở Y, X qui định, X loại trừ Y,
X là mục đích của Y…
d. Quan hệ giữa sự tình với chu cảnh
Quan hệ giữa sự tình với chu cảnh có thể là:
+ Quan hệ định vị trong không gian: X diễn ra một khoảng từ Y đến Z.
+ Quan hệ định vị trong không gian: X diễn ra năm/thế kỉ Y.

10



×