Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tro bay từ nhiệt điện phục vụ cải tạo đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------

Phạm Thị Hạnh Lê

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ỨNG DỤNG TRO BAY
TỪ NHIỆT ĐIỆN PHỤC VỤ CẢI TẠO ĐẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội, năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Phạm Thị Hạnh Lê

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ỨNG DỤNG TRO BAY
TỪ NHIỆT ĐIỆN PHỤC VỤ CẢI TẠO ĐẤT

Chuyên ngành: khoa học môi trƣờng
Mã số : 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Lê Văn Thiện
PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải


Hà nội, năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Lê Văn Thiện và PGS. TSKH Nguyễn Xuân Hải, người đã tận tuỵ dạy dỗ, hướng
dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình học tập cũng như làm luận văn. Tôi xin gửi lời
cảm ơn, lời chúc sức khoẻ và thành công tới các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn
Thổ nhưỡng, các thầy cô trong khoa Môi trường và trong Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức bổ ích về chuyên môn và cho tôi những bài học, kinh nghiệm sống trong
cuộc đời. Cùng với đó tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và anh chị phòng phân
tích môi trường-Khoa Môi trường- trường đại học Khoa học Tự nhiên đã chỉ bảo và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các
cô chú anh chị ở các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Quảng Ninh, Ninh Bình, Mông
Dương 1 và Mông Dương 2 đã giúp đỡ tôi khảo sát và lấy mẫu tại các nhà máy.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Học viên
Phạm Thị Hạnh Lê


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................3
1.1.

Tổng quan về sản xuất nhiệt điện trên thế giới và ở Việt Nam .....................3


1.2.

Hiện trạng xả thải công nghệ thu gom và xử lý tro bay tại một số nhà máy

nhiệt điện đốt than trên thế giới và ở Việt Nam. .....................................................9
1.2.1.

Hiện trạng xả thải tro bay.......................................................................9

1.2.2.

Công nghệ thu gom và xử lý tro bay .....................................................12

1.4.

Các ứng dụng của tro bay ............................................................................17

1.5.

Ảnh hƣởng của tro bay tới đất và năng suất cây trồng ................................20

1.5.1.

Tình hình nghiên cứu nước ngoài .........................................................20

1.5.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước .........................................................29

Chƣơng 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......32

2.1.

Đối tƣợng và phạm vinghiên cứu ................................................................32

2.2.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................32

2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................33

2.3.1.

Dụng cụ thí nghiệm ...............................................................................33

2.3.2.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................33

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................38
3.1.

Hiện trạng môi trƣờng và thực trạng tro bay tại một số nhà máy nhiệt điện

phía Bắc Việt Nam. ................................................................................................38
3.1.1.

Nhiệt điện Phả Lại ................................................................................38


3.1.2.

Nhiệt điện Mông Dương I và II ............................................................40

3.1.3.

Nhiệt điện Quảng Ninh .........................................................................42

3.1.4.

Nhiệt điện Ninh Bình.............................................................................44

3.2.

Kết quả nghiên cứu thành phần của tro bay tại 5 nhà máy nhiệt điện đốt

than ở Việt Nam. ....................................................................................................46
3.2.1.

Kết quả phân tích thành phần hóa lý của tro bay.................................46

3.2.2.

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh học của tro bay ........................61


3.3.

Đánh giá chung về tro bay của 05 nhà máy nhiệt điện và bƣớc đầu đề xuất


tái sử dụng cải tạo đất ............................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................67
PHỤ LỤC ..................................................................................................................75
PHỤ LỤC 1 : HÌNH ẢNH KHẢO SÁT CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ..........76
PHỤ LỤC 2: BẢNG PHÂN LOẠI VÀ THANG ĐÁNH GIÁ CỦA MỘT SỐ CHỈ
TIÊU TRONG ĐẤT ..............................................................................................79


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Danh mục bảng
Bảng 1. Trữ lượng than phân theo các cấp và các chủng loại than .......................... 7
Bảng 2. Cơ cấu các nguồn điện cho giai đoạn 2010-2020 tầm nhìn 2030................ 8
Bảng 3. Lượng tro bay được tạo ra tại các nước trên thế giới ................................ 10
Bảng 4. Tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2030 .. 11
Bảng 5. Lượng tro tạo ra của các nhà máy nhiệt điện phía bắc ............................. 11
Bảng 6. Tình hình các nhà máy nhiệt điện đốt than và tro xỉ nhiệt điện ở miền Bắc
năm 2003 .................................................................................................................. 14
Bảng 7. Thành phần hóa học của các loại tro bay .................................................. 15
Bảng 8. Một số tính chất vật lý điển hình của tro bay ............................................. 16
Bảng 9. Thành phần hóa học của tro bay ứng với các nguồn khác nhau................ 16
Bảng 10. Hiện trạng sử dụng tro bay tại các nước trên thế giới ............................. 18
Bảng 11. Khả năng tiết kiệm phân bón hóa học và tăng hiệu quả sử dụng các chất
dinh dưỡng của tro bay trên đất trồng lạc và lúa .................................................... 23
Bảng 12. Tro bay giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cây trồng ...... 27
Bảng 13. Tình hình sản xuất của 05 nhà máy khảo sát ........................................... 45
Bảng 14. Kết quả phân tích thành phần nguyên tố theo phương pháp phân tích
nguyên tố PIXE ........................................................................................................ 47
Bảng 15. Hàm lượng các chất dinh dưỡng đa lượng ............................................... 56
Bảng 16. Kết quả phân tích nguyên tố dinh dưỡng của tro bay .............................. 58

Bảng 17. Hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng tổng số và đồng vị phóng xạ.... 61
Bảng 18. Kết quả phân tích chỉ tiêu vi khuẩn tổng số, nấm tổng số, xạ khuẩn tổng số ...62
Danh mục hình
Hình 1. Cơ cấu nguồn điện cho đến năm 2020 .......................................................... 9
Hình 2. Sơ đồ nguyên lý tuyển nổi tro bay SCL-FLY ASH ...................................... 13
Hình 3.Khoai tây ở mẫu đối chứng (trái), và sau khi trồng với tro bay (phải) ....... 28
Hình 4.Mía ở mẫu đối chứng và mẫu trồng với tro bay .......................................... 29


Hình 5. Phổ PIXE Phả Lại ...................................................................................... 48
Hình 6. Phổ PIXE Quảng Ninh ................................................................................ 48
Hình 7. Phổ PIXE Ninh Bình ................................................................................... 49
Hình 8. Phổ PIXE Mông Dương 1 ........................................................................... 49
Hình 9. Phổ PIXE Mông Dương 2 ........................................................................... 50
Hình 10. Hình dạng và kích thước tro bay mẫu Mông Dương 1 ............................. 50
Hình 11. Hình dạng và kích thước tro bay mẫu Mông Dương 2 ............................. 51
Hình 12. Hình dạng và kích thước tro bay mẫu Ninh Bình ..................................... 51
Hình 13. Hình dạng và kích thước tro bay mẫu Phả Lại ......................................... 52
Hình 14. Hình dạng và kích thước tro bay mẫu Quảng Ninh .................................. 52
Hình 15. Phổ X-Ray Quảng Ninh ............................................................................. 53
Hình 16. Phổ X-Ray Mông Dương 1 ........................................................................ 54
Hình 17. Phổ X-Ray Mông Dương 2 ........................................................................ 54
Hình 18. Phổ X-Ray Ninh Bình ................................................................................ 55
Hình 19. Phổ X-Ray Phả Lại.................................................................................... 55
Hình 20. Chỉ tiêu sinh học Ninh Bình ...................................................................... 62
Hình 21. Chỉ tiêu sinh học Quảng Ninh ................................................................... 62


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CEC


Dung tích hấp phụ

CHC

Chất hữu cơ

KLN

Kim loại nặng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

CP

Cổ phần

UBND

Ủy ban nhân dân

TKV

Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam

ESP

Hệ thống lọc bụi tĩnh điện


STT

Số thứ tự

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép


MỞ ĐẦU
Xu hƣớng phát triển kinh tế, xã hội bền vững, ít gây ô nhiễm môi trƣờng
đang ngày càng đƣợc thế giới quan tâm và trở thành một trong những ƣu tiên hàng
đầu trong chiến lƣợc phát triển của nhiều nƣớc. Ở nƣớc ta, trong những năm gần
đây, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và phát triển đô thị
đã làm gia tăng lƣợng chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trƣờng. Tại Việt Nam,
hàng năm, các ngành công nhiệp thải ra một lƣợng lớn các chất thải rắn nhƣ: tro bay
nhiệt điện; xỉ lò cao; bụi từ các nhà máy ximăng; lốp cao su thải; thủy tinh thải; bùn
hệ thống thoát nƣớc thải đô thị; chất thải phá dỡ công trình xây dựng; tro trấu…
Chất thải rắn công nghiệp nhiệt điện (tro xỉ than từ các nhà máy nhiệt điện đốt
than) là một vấn đề rất đƣợc quan tâm ở nhiều nƣớc trên thế giới do lƣợng xả thải
rất lớn, nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng cao, đồng thời là vấn đề quan tâm hàng đầu
hiện nay trong chiến lƣợc phát triển nhiệt điện đốt than. Trong đó, tro bay là sản
phẩm phế thải rắn đƣợc tạo ra do quá trình đốt than ở nhiệt độ cao tại các nhà máy
nhiệt điện. Lƣợng tro bay thải ra hiện vẫn còn nằm ở các bãi chứa, lấp đầy các hố
nƣớc, sông bãi và đất ruộng gây lấn chiếm diện tích và ô nhiễm môi trƣờng. Nếu

tiếp xúc với không khí có bụi tro lâu ngày sẽ gây kích ứng mắt, da, mũi, họng…ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe con ngƣời, làm giảm khả năng quang hợp của
cây xanh, gây nên hiện tƣợng cây sinh trƣởng kém, cằn cỗi...
Ở nhiều nƣớc trên thế giới, tro bay đƣợc sử dụng rất hiệu quả trong nhiều
lĩnh vực khác nhau (xây dựng, nông nghiệp...). Tại Pháp, 99% tro xỉ than đƣợc tái
sử dụng, tại Nhật Bản con số này là 80% và Hàn Quốc là 85% [61]. Tuy nhiên ở
Việt Nam, lƣợng tro bay đƣợc sử dụng rất hạn chế, mới sử dụng khoảng 10-20%
chủ yếu dùng làm vật liệu xây dựng, đóng gạch..., phần còn lại đƣợc thải trực tiếp ra
môi trƣờng, gây nên sự lấn chiếm diện tích đất, ô nhiễm môi trƣờng và lãng phí tài
nguyên. Trong khi đó, biến đổi khí hậu toàn cầu đang thực sự đe dọa đến nền nông
nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng đất khô hạn và bán khô hạn, đất canh tác
nghèo dinh dƣỡng nên việc cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu đất, tăng năng suất cây
trồng, cung cấp các chất dinh dƣỡng bằng các chất cải tạo đất thân thiện môi trƣờng
đƣợc xem là ƣu tiên hàng đầu và nhiều triển vọng trong phát triển bền vững.

1


Chính vì vậy, đề tài “ Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tro
bay từ nhà máy nhiệt điện phục vụ cải tạo đất” đƣợc thực hiện với mục tiêu xác
lập đƣợc cơ sở khoa học để tái sử dụng tro bay cho mục đích cải tạo đất nông
nghiệp nghèo dinh dƣỡng, từ đó đề xuất loại tro bay thích hợp nhất cho các ứng
dụng tro bay trong cải tạo đất ở Việt Nam.

2


Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về sản xuất nhiệt điện trên thế giới và ở Việt Nam
Năng lƣợng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội của chúng

ta, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lƣợng ngày càng cao. Tiêu
thụ năng lƣợng trên thế giới gia tăng liên tục, từ năm 1976 đến năm 2006 tổng mức
tiêu thụ năng lƣợng trên thê giới tăng từ khoảng 6 tỷ tấn đổi ra dầu (TQD) lên đến
12 TQD. Trong đó năng lƣợng hoá thạch chiếm 80 % tổng lƣợng năng lƣợng nêu
trên, năng lƣợng sinh khối chỉ chiếm khoảng 10 %, còn lại là 10 % năng lƣợng điện
sơ cấp, nguồn năng lƣợng này đƣợc sản xuất gồm 55 % là năng lƣợng tái tạo mà
chủ yếu là thuỷ điện, còn 45% là năng lƣợng hạt nhân. Khoảng từ những năm 2000,
mức tiêu thụ năng lƣợng hoá thạch tăng trƣởng ngày càng cao, đặc biệt cùng với sự
tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc đang phát triển[4].
Trong tổng sản lƣợng điện năng sản xuất ra trên thế giới, phần tỷ lệ điện
năng do các nguồn nhiên liệu hữu cơ chiếm tỷ trọng chủ yếu, tỷ lệ thủy điện ngày
càng giảm. Tỷ lệ hạt nhân tăng rất nhanh trong các thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ
trƣớc, nhƣng mấy năm gần đây có xu hƣớng chững lại, ở một số nƣớc bắt đầu giảm.
Sản lƣợng điện của 7 nƣớc G7 chiếm một nửa tổng sản lƣợng điện của thế giới. Trừ
Canada là nƣớc có thủy điện chiếm khoảng 2/3 tổng sản lƣợng điện và Pháp là nƣớc
có tỷ lệ điện hạt nhân tăng rất nhanh (từ 23,8% năm 1980 tăng lên 77,1% năm
1995), năm nƣớc còn lại có tỷ lên nhiệt điện dung nhiên liệu hữu cơ từ 2/3 tổng sản
lƣợng điện trở lên, trong đó Mỹ và Đức có tỷ lệ nhiệt điện đốt than chiếm trên 50%
trong suốt một thời gian dài mấy chục năm. Hiện nay, ở hai nƣớc này, tỷ lệ nhiệt
điện đốt than vẫn chiếm trên 50% và có xu hƣớng tăng dần[55].
Trong thập kỷ 70 và những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ trƣớc, nhiều dự
báo lạc quan đã dự kiến tỷ lệ điện hạt nhân có thể tới 50% tổng sản lƣợng điện của
thế giới vào nửa đầu thế kỷ này. Tuy nhiên từ sau sự cố Trec-nô-bƣn (1986), các dự
báo về điện hạt nhân đã chững lại; ở một số nƣớc phát triển đã có xu hƣớng giảm.
Để bù lại, xu hƣớng phát triển nhiệt điện đốt than lại càng tăng lên, nhiều nhà máy
điện đốt than với công suất tổ máy lớn (khoảng trên dƣới 1000MW) có thông số

3



trên tới hạn (áp suất 250-300 bar, nhiệt độ hơi 580-600oC) đã đƣợc xây dựng. Hiện
nay, hiệu suất phổ biến của nhà máy nhiệt điện đốt than là 42-43%, cá biệt tới 4950%.Ở những nƣớc có nhiều than nhƣ Trung Quốc, Úc, Nam Phi, Ấn Độ…tỷ lệ
nhiệt điện đốt than rất cao, tới 70-80%.Nhìn chung trong vài chục năm tới, tỷ lệ
nhiệt điện đốt than vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số sản lƣợng điện năng của
thế giới (Khoảng từ 40% trở lên)[4].
Việt Nam có tiềm năng lớn về các nguồn khoáng sản năng lƣợng và đang
đƣợc huy động tích cực để phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế xã hội. Đến nay
các nhà địa chất đã phát hiện và xác định đƣợc tiềm năng dầu khí ở các bể trầm tích
khoảng 4,3 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lƣợng là 1,2 tỷ tấn và trữ lƣợng dầu khí
có khả năng thƣơng mại là 814,7 triệu tấn. Tổng tài nguyên khoáng sản than của bể
than Quảng Ninh đạt trên 10 tỷ tấn, trong đó trữ lƣợng đạt hàng tỷ tấn. Than lignit ở
dƣới sâu đồng bằng sông Hồng với tiềm năng khoảng 200 tỷ tấn là nguồn năng
lƣợng lớn cho thế kỷ 21. Nhƣ vậy đây là nguồn nhiên liệu dồi dào cho sự phát triển
của ngành nhiệt điện đốt than, đốt dầu và khí thiên nhiên. Ƣu thế của ngành phát
triển năng lƣợng nhiệt điện là nguồn nhiên liệu ổn định hơn và chi phí đầu tƣ thấp
hơn so với ngành thủy điện. Ngoài hai nguồn năng lƣợng truyền thống thì Việt Nam
cũng đang có chƣơng trình nghiên cứu sử dụng các nguồn năng lƣợng mới nhƣ:
năng lƣợng mặt trời, địa nhiệt, năng lƣợng gió, năng lƣợng sóng thủy triều, năng
lƣợng sinh khối…[4].
Nhu cầu về năng lƣợng điện ở Việt Nam hiện nay vẫn tiếp tục tăng từ
1416%/năm trong thời kỳ 2011-2015 và sau đó giảm dần xuống 11.15%/năm
trongthời kỳ 2016-2020 và 7.4-8.4%/năm cho giai đoạn 2021-2030.Vì vậy sản
lƣợng điện hàng năm cũng đang tăng mạnh, tuy nhiên vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu
sử dụng do nhiều lý do khách quan và chủ quan.Tính đến năm 2011 sản lƣợng điện
sản xuất trung bình ngày đạt 285 triệu kWh, tính trung bình năm đạt hàng trăm tỉ
kWh.Trong đó nhiệt điện đóng vai trò hết sức quan trọng chiếm khoảng 48-52%
tổng sản lƣợng điện. Nhìn chung hàng năm tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng điện đạt từ
12-15% so với năm trƣớc.Để đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ điện, nhiệt điện đốt

4



than đang đƣợc ƣu tiên lựa chọn và phát triển vì nguồn nguyên liệu ổn định, chi phí
xây dựng thấp và thời gian thi công nhanh hơn so với thủy điện. Nguồn nguyên liệu
chính trong sản xuất nhiệt điện hiện nay là than, dầu và khí tự nhiên[4].
Nhà máy điện nhiệt là một nhà máy điện, trong đó có năng lƣợng nguồn
bằng hơi nƣớc. Nƣớc đƣợc đun nóng, chuyển thành hơi nƣớc và quay một tua
bin hơi nƣớc và tuabin này làm chạy một máy phát điện. Sau khi đi qua tuabin, hơi
nƣớc đƣợc ngƣng tụ trong bình ngƣng và tuần hoàn lại đến nơi mà nó đã đƣợc làm
nóng, quá trình này đƣợc gọi là chu trình Rankine. Khác biệt lớn nhất trong thiết kế
của nhà máy nhiệt điện là do các nguồn nhiên liệu khác nhau. Một số thiết kế thích
sử dụng thuật ngữ trung tâm năng lƣợng hạn bởi vì các cơ sở đó chuyển đổi hình
thức của năng lƣợng từ nhiệt năng thành điện năng.Một số nhà máy nhiệt điện cũng
cung cấp năng lƣợng nhiệt cho mục đích công nghiệp, để sƣởi ấm, hoặc để khử
muối trong nƣớc cũng nhƣ cung cấp năng lƣợng điện.Tuy nhiên, lƣợng khí
CO2 đƣợc tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch ở các nhà máy nhiệt điện khá là lớn
và gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng.
Theo tổng kết của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, trữ lƣợng than của
nƣớc ta khoảng 10 tỉ tấn, trong đó đã thăm dò tìm kiếm 3,5 tỉ tấn chủ yếu là than
atraxit, loại than này đang đƣợc khai thác với quy mô lớn và có khả năng đáp ứng
đủ nhu cầu sử dụng than trong nƣớc và một phần xuất khẩu. Ngoài ra, trữ lƣợng
than nâu ở Việt Nam cũng rất lớn nhƣng hiện nay vẫn chƣa khai thác đƣợc nhiều;
theo Bộ Công Thƣơng năm 2011 tổng sản lƣợng dầu khai thác đƣợc khoảng 25 triệu
tấn/năm, khí thiên nhiên đạt khoảng 9 tỷ m3/năm…và sản lƣợng khai thác hàng năm
đều tăng hơn so với năm trƣớc từ 210%. Đây là những loại nhiên liệu sẵn có ở Việt
Nam, với các mỏ than lớn tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh, các mỏ dầu khí tập
trung ở miền trung và miền nam. Chính vì vậy mà các nhà máy nhiệt điện cũng
đƣợc phân bố một cách hợp lý dọc theo chiều dài đất nƣớc. Các nhà máy nhiệt điện
đốt than tập trung chủ yếu ở miền Bắc nhƣ nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Thái Bình,
Hải Phòng, Uông Bí, Cẩm Phả, Ninh Bình…còn các nhà máy nhiệt điện tua bin khí

đƣợc xây dựng ở miền trung và miền nam nhƣ nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Vũng

5


Áng, Nhơn Trạch, Duyên Hải 3… Tổng công suất các nhà máy nhiệt điện đang vận
hành tính ở thời điểm 2010 là 4 250 MW.
Giai đoạn 2010 - 2020 sẽ tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn nhƣ
Mông Dƣơng (2 000 MW), Nghi Sơn (3 000 MW), Vũng Áng (2 000 MW), Trà
Vinh (3 800 MW), Sóc Trăng (4 400 MW), Kiên Giang (1 200 MW)… Theo quy
hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030, trong
quyết định số 1028/QĐ –TTg ký ngày 21/7/2011, tổng công suất các nhà máy nhiệt
điện tính theo phƣơng án phụ tải cơ sở, vào năm 2020 sẽ là 36 000 MW và năm
2030 là khoảng 75 000 MW [5].
Xu thế phát triển nhiệt điện đốt than ở Việt Nam Khoáng sản than năng lƣợng
ở Việt Nam đƣợc đánh giá có trữ lƣợng lớn (10 tỉ tấn), đáp ứng đƣợc nhu cầu cho
phát triển nhiệt điện đốt than đến khoảng năm 2025. Tuy nhiên do trình độ và điều
kiện kinh tế của Việt Nam còn thấp nên trữ lƣợng than phần lớn còn nằm sâu dƣới
lòng đất mà chƣa khai thác đƣợc. Phần có khả năng khai thác thì cũng đã sắp cạn
kiệt, chỉ đủ đáp ứng đến hết năm 2011.Vì vậy, để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng than
trong nƣớc, tập Đoàn điện lực Việt Nam đã chủ trƣơng chính sách nhập khẩu than
Bitum ở các nƣớc láng giềng mà chủ yếu là Indonesia và Úc. Than nhập khẩu này
có thể đốt riêng biệt hoặc pha trộn với than trong nƣớc để tăng khả năng cháy của
than trong nƣớc.

6


Bảng 1. Trữ lượng than phân theo các cấp và các chủng loại than
Trữ lƣợng

Hạng mục

xác minh

Phân chia trữ lƣợng đã xác minh theo cấp (1000 tấn)
C1

C2

1 508

2 311

643

767

55 454

91 9-1

17 755

0

18 478

0

10 238


8 240

18956

1 580 956

1 088 481

0

524 871

563 610

492475

5 509 245

5 509 245

356 789

2 135

2 901

653

372


Than bùn

235 438

235 438

0

128 827

106 611

Tổng cộng

6 140 683

5 629 252

356 789

2 264

3 007

480

983

Bể than

Quảng Ninh
Vùng nội địa
–TKV
Các mỏ than
địa phƣơng
Vùng than
ĐBSH
Tổng Antraxit
+ khác

(TK-TD)

A+B+C

A+B

4 121 745

4 121 745

301 335

165 110

165 110

37 434

P
0


511 431
0
511 431

(Nguồn: [67])
Dự kiến đến năm 2020 tỉ trọng nhiệt điện than chiếm khoảng 48,6% tổng sản
lƣợng điện của cả nƣớc và đến năm 2030 thì sản lƣợng nhiệt điện than đạt khoảng
52% tổng sản lƣợng điện của cả nƣớc.

7


Bảng 2. Cơ cấu các nguồn điện cho giai đoạn 2010-2020 tầm nhìn 2030
STT Nguồn điện

2020

2030

Tổng công Thị
phần Thị
suất
lắp trong tổng trong

phần Tổng
tổng suất

công Thị
lắp trong


phần Thị phần
tổng trong tổng

đặt (MW)

công
suất sản
lƣợng đặt (MW)
lắp đặt (%) điện (%)

công suất lắp sản lƣợng
đặt (%)
điện (%)

1

Nhiệt điện than

36 000

48,0

46,8

75 000

51,6

56,4


2

Nhà máy nhiệt điện tua 10 400
bin khí

13,9

20,0

11 300

7,7

10,5

3

Nhà máy nhiệt điện 2 000

2,6

4,0

6 000

4,1

3,9


23,1

19,6

N/A

11,8

9,3

5 700

3,8

2 000

9,4

6,0

chạy tua bin khí LNG
4

Nhà máy thuỷ điện

5

Nhà máy thuỷ điện tích 1 800

17 400


2,4

năng
6

Nhà máy điện sinh khối

500

7

Nhà máy điện gió

1 000

8

Nhà máy điện nguyên tử N/A

N/A

2,1

10 700

6,6

10,1


9

Nhập khẩu

2200

3,1

3,0

7000

4,9

3,8

Total

75 000

100

100

146 800

100

100


5,6

4,5

6 200

(Nguồn: [59] )

8


Hình 1. Cơ cấu nguồn điện cho đến năm 2020
1.2.

Hiện trạng xả thải công nghệ thu gom và xử lý tro bay tại một số nhà
máy nhiệt điện đốt than trên thế giới và ở Việt Nam.

1.2.1.

Hiện trạng xả thải tro bay

Chất thải rắn công nghiệp nhiệt điện (chủ yếu là tro xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu
thạch cao từ quá trình xử lý SO2 và một phần là chất thải rắn sinh hoạt các thiết bị
hƣ hỏng…) là một vấn đề rất đƣợc quan tâm ở nhiều nƣớc trên thế giới do lƣợng xả
thải rất lớn nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng cao đồng thời là vấn đề quan tâm hàng đầu
hiện nay trong chiến lƣợc phát triển nhiệt điện đốt than. Trong đó tro bay đƣợc biết
nhƣ là một loại bụi từ quá trình đốt than ở nhiệt độ cao của các ngành sản xuất nhiệt
điện thải ra môi trƣờng. Tro bay là phần mịn nhất của tro xỉ than và đƣợc thu hồi tại
bộ phận khí thải bằng các phƣơng pháp kết lắng, tuyển nổi, lọc tĩnh điện, lọc thu tay
áo ở các nhà máy nhiệt điện và đã có nhiều nghiên cứu tái sử dụng tro bay trong xây

dựng sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trƣờng trên thế giới.

9


Bảng 3. Lượng tro bay được tạo ra tại các nước trên thế giới
Lượng tro sản xuất

Quốc gia

(triệu tấn/năm)

Ấn Độ

112

Trung Quốc

100

Mỹ

75

Đức

40

Anh


15

Úc

10

Canada

6

Pháp

3

Đan Mạch

2

Italy

2

Hà Lan

2
(Nguồn:[52 ])

Theo Xavier Querol và cs, (2005) tro bay của các nhà máy nhiệt điện đốt than
có trữ lƣợng rất lớn: ƣớc tính lƣợng than đƣợc đốt trên toàn cầu là 550.106 tấn/năm
do vậy lƣợng tro bay thải ra môi trƣờng là rất lớn.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội phát triển tro bay Australia mỗi năm trên
thế giới thải ra gần 2 tỷ tấn tro bay từ các nhà máy nhiệt điện và dự báo con số này
sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Trong đó, việc sử dụng tro bay tập trung chủ yếu ở
các nƣớc và vùng lãnh thổ nhƣ: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Đông Âu, Nam Phi, Bắc
Mỹ (Mỹ và Canada) Châu Âu, Nhật Bản, Úc, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Châu Âu gần
nhƣ 100% tro bay đƣợc ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau [52].
Ở Việt Nam, nguồn cung cấp than nhiên liệu trong nƣớc cho các nhà máy
điệnthƣờng là loại than chất lƣợng thấp có độ tro lớn hơn 31 - 32% thậm chí đến 43 45%. Do đó các nhà máy nhiệt điện thải ra lƣợng tro xỉ khá lớn có thể từ 20-30% lƣợng
than sử dụng. Với công suất tiêu hao than trung bình khoảng 500 g/kWh tổng lƣợng
than sử dụng cho nhiệt điện và lƣợng tro xỉ tạo thành trong khoảng thời gian từ năm
2010 đến năm 2030 ghi trong bảng 4.

10


Bảng 4. Tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2030
Công suất

Tiêu thụ than

Lƣợng tro xỉ

MW

triệu tấn/năm

triệu tấn/ năm

2010


4 250

1275

382 - 446

2

2015

6 240

1872

561 - 655

3

2020

7 240

2172

651 - 760

TT

Năm


1

(Nguồn : [5] )
Ở Việt Nam chỉ tính riêng các nhà máy nhiệt điện miền Bắc mỗi năm đã thải
ra khoảng 700 000 tấn tro xỉ trong đó nhà máy nhiệt điện Phả Lại thải ra khối lƣợng
lớn nhất khoảng 500 000-550 000 tấn/năm. Theo dự báo đến năm 2020 sẽ có thêm
28 nhà máy nhiệt điện đốt than đi vào hoạt động khi đó lƣợng tro xỉ thải ra hàng
năm vào khoảng 60 triệu tấn (Phan Hữu Duy Quốc). Điển hình nhƣ tại Nhà máy
Sản xuất tro bay Phả Lại với 8 dây chuyền tuyển tro bay theo công nghệ tuyển nổi
với công suất 40000 tấn/tháng. Nhà máy Chế biến tro bay Cao Cƣờng có công suất
80 000 tấn sản phẩm/năm (sử dụng nguồn tro xỉ của Nhà máy Điện Phả Lại).
Xƣởng tuyển tro bay của Ban Quản lý công trình Thủy điện Sơn La có công suất 10
000 tấn/tháng (sử dụng nguồn tro xỉ của Nhà máy Điện Phả Lại II). Xƣởng tuyển
tro bay của Công ty Phụ gia bê tông Phả Lại có công suất 5 000 tấn/tháng (sử dụng
nguồn tro xỉ của Nhà máy Điện Phả Lại II). Xƣởng tuyển tro bay của Công ty CP
Nhiệt điện Ninh Bình có công suất 50 000 tấn/năm (sử dụng nguồn tro xỉ của Nhà
máy Điện Ninh Bình).
Bảng 5. Lượng tro tạo ra của các nhà máy nhiệt điện phía bắc
Tên nhà máy

Công suất (MW)

Lượng tro (tấn/ năm)

Phả Lại 1

400

188 000


Phả Lại 2

600

249 000

Ninh Bình

100

37 000

Uông Bí

100

39 000

Uông Bí mở rộng

300

124 600

Tổng số

637 600
(Nguồn: [64])

11



Theo các chuyên gia khoa học việc thu hồi tro xỉ không hề đơn giản bởi phần
lớn các nhà máy nhiệt điện đang hoạt động tại Việt Nam đều chƣa có hệ thống thu
hồi chất thải hoặc có nhƣng hiệu quả thấp và không đồng đều. Thậm chí còn rất
nhiều nhà máy nhiệt điện đƣợc xây dựng từ thập niên 60 của thế kỷ trƣớc nhƣ Nhà
máy Nhiệt điện Ninh Bình, Phả Lại I, Uông Bí. Các nhà máy này sản xuất theo
công nghệ đốt than phun PCC chất thải khí SOx phần lớn thoát ra môi trƣờng.
Hàng năm ƣớc tính các nhà máy nhiệt điện trên cả nƣớc thải ra khoảng 13
triệu tấn tro bay đến năm 2010 là 23 triệu tấn/năm.Trung bình hiện nay mỗi ngày
nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 (Hải Dƣơng) thải ra 3000 tấn tro xỉ trong đó 30% là
than chƣa cháy hết còn lại là tro bay rất mịn. Do hàm lƣợng than dƣ này không cao
nên khó tận thu làm nhiên liệu đốt mà thƣờng đƣợc thải thẳng ra hồ chứa.
1.2.2.

Công nghệ thu gom và xử lý tro bay

Than có hàm lƣợng tro cao (30 - 32%) trong đó có 10% là xỉ lò đƣợc thải ra
nhờ hệ thống tháo xỉ. Phần còn lại là tro bay theo khói (90% hàm lƣợng tro) sẽ đƣợc
tách ra khỏi khối khí thải nhờ hệ thống lọc bụi. Lƣợng tro xỉ này đƣợc thải theo hệ
thống kín và đƣa ra một hồ chứa tập trung riêng biệt.
Công nghệ thu gom tro bay :
Lọc tĩnh điện
Phần lớn các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam có hệ thống thu gom tro bay
theo phƣơng pháp lọc bụi tĩnh điện.
Lọc bụi tĩnh điện là hệ thống lọc dựa trên hiện tƣợng vật lí về lắng đọng tĩnh
điện. Khí mang bụi đƣợc chuyển qua hai cực:
-

Điện cực phát (tích điện âm)


-

Điện cực nhận (tích điện dƣơng)
Các hạt bụi đƣợc tích điện bởi các ion đƣợc tạo ra do hiệu ứng couron từ điện

cực phát đƣợc đặt dƣới một điện áp cao.Nhờ tác dụng của điện trƣờng giữa điện cực
phát điện và điện cực nhận các hạt bụi nhiễm điện bị hút về phía điện cực nhận.
Hiệu quả của hệ thống lọc bụi tĩnh điện phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố:
kích thƣớc của hạt bụi tính chất của điện cực thiết bị điện điều khiển điện trƣờng tốc

12


độ chuyển động và sự phân bố đồng đều lƣợng không khí trong vùng điện trƣờng.
Tùy theo lƣu lƣợng bụi của buồng lọc mà hệ thống tự động điều chỉnh điện áp cao
vào buồng lọc sao cho đạt đƣợc hiệu suất lọc bụi cao nhất.Với điều kiện hoạt động
tốt hệ thống có thể đạt hiệu suất lọc bụi trên 98%. Bụi sẽ đƣợc tách khỏi các tấm
cực bằng nƣớc rửa hoặc bằng việc rung rũ tấm cực.
Tuyển nổi
Công nghệ tuyển nổi: Nguyên lý của công nghệ tuyển nổi tro bay là dùng
chất tạo váng có chuỗi cacbon cao hơn octan (thƣờng dùng dầu hoả) để bao bọc lấy
các hạt cácbon làm các hạt này trở nên kỵ nƣớc (không thấm nƣớc). Khi đƣợc
khuấy trộn mạnh trong một bể nƣớc sục không khí các hạt cácbon kỵ nƣớc bám vào
các bọt khí tạo ra nhờ đó nổi lên trên bề mặt bể thành một lớp váng.Váng đƣợc vớt
đi còn tro ít cácbon đƣợc tách ra khỏi nƣớc thành sản phẩm.

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý tuyển nổi tro bay SCL-FLY ASH
Ly tâm
Dòng hỗn hợp khí hạt tro bay đƣợc đƣa vào thiết bị tách ly tâm hình trụ theo

chiều tiếp tuyến sẽ chuyển động xoắn ốc từ trên xuống dƣới. Hạt chuyển động xoắn
ốc sẽ chịu lực ly tâm văng đến vách thiết bị và bị mất tốc độ do ma sát và rơi xuống
phễu gom đặt phía dƣới thiết bị ly tâm.Tro nguyên liệu đƣợc vận chuyển bằng
không khí đến thiết bị ly tâm.Tại đây những hạt tro thô (nhiều cácbon) tách ra rơi
xuống silô thứ phẩm.Hỗn hợp tro - không khí còn lại tiếp tục đi tới xyclon, ở đây tro
mịn (ít cácbon) đƣợc tách ra và rơi xuống silô sản phẩm.

13


Tro bay sau khi thu đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp khô hoặc ƣớt. Trong xử lý
khô, tro bay đƣợc chất thành đống trong các bãi chôn lấp và bể chứa tro bay. Trong
phƣơng pháp xử lý ƣớt, tro bay đƣợc pha loãng với nƣớc tạo thành dòng chảy vào
các đầm phá nhân tạo và đƣợc gọi là ao tro. Cả hai phƣơng pháp này cuối cùng đều
dẫn đến thoái hóa đất, đe dọa sức khỏe con ngƣời và ô nhiễm môi trƣờng [3].
Hệ thống vận chuyển tro bay
Với khí có áp suất từ quạt hoặc từ máy nén không khí đƣợc sử dụng để vận
chuyển tro đến silo theo đƣờng ống có kích thƣớc thích hợp,
 Hệ thống vận chuyển tro bay bằng áp suất dƣơng:
-

Hệ thống vận chuyển bằng phƣơng pháp pha loãng (giữa khí và tro
trên một tiết diện đƣờng ống).

-

Hệ thống vẫn chuyển bằng phƣơng pháp bán pha loãng.

-


Hệ thống vận chuyển bằng phƣơng pháp đậm đặc.

 Hệ thống vận chuyển tro bay bằng áp suất âm (hệ thống chân không).
 Hệ thống tổ hợp.
 Economizer và hệ thống trao đổi nhiệt/hệ thống nghiền tro.
Bảng 6. Tình hình các nhà máy nhiệt điện đốt than và tro xỉ nhiệt điện ở miền Bắc
năm 2003
Nhà máy

Công
suất
(MW)

Tổng sản
Hệ thống thu
lƣợng tro
gom tro bay
(tấn/năm)

Lƣợng tro bay sản
xuất ra (tấn/năm)

Phả Lại 1

400

Lọc bụi tĩnh điện

400 000


8 400 (tuyển nổi)

Phả Lại 2

600

Lọc bụi tĩnh điện

750 000

Thiết kế nhà máy
600 000

Uông Bí

105

Không có lọc bụi
tĩnh điện

Không thu gom đƣợc

Ninh Bình

100

Lọc bụi tĩnh điện

Ít


Các nhà máy
25
CFBC khác

90 000

Không có lọc bụi
ít
tĩnh điện

Ít
(Nguồn: [64])

14


1.3.

Thành phần vật chất và tính chất tro bay
Khái niệm chung về tro bay
Tro bay (tên tiếng Anh là fly ash), là một loại bụi từ quá trình đốt than của các

ngành sản xuất nhiệt điện thải ra môi trƣờng. Nó là phần mịn nhất của tro xỉ than và
đƣợc thu hồi tại bộ phận khí thải bằng các phƣơng pháp kết lắng, tuyển nổi, lọc tĩnh
điện và lọc thu tay áo ở các nhà máy nhiệt điện [3]. Gọi là tro bay vì ngƣời ta dùng
các luồng khí để phân loại tro, khi thổi một luồng khí nhất định thì hạt to sẽ rơi
xuống trƣớc và hạt nhỏ sẽ bay xa hơn.
Phân loại tro bay
Tro bay đƣợc phân ra hai loại với các đặc điểm khác nhau:
- Loại C có hàm lƣợng CaO ≥ 5% và thƣờng bằng 15- 35%. Đó là sản

phẩmđốt than linhit hoặc than chứa bitum, chứa ít than chƣa cháy, thƣờng < 2%.
Bảng 7. Thành phần hóa học của các loại tro bay
Thành phần hóa học (%)
SiO2
Al2O3
Fe2O3
CaO
MgO
SO3
Na2O
K2 O
Than chƣa cháy

Loại F
40-60
20-30
10-40
0-5
0-5
0-4
0-4
0-3
0-3

Loại C
15-60
10-25
4-15
15-40
1-10

0-10
0-6
0-4
0-5
(Nguồn:[4])

- Loại F có hàm lƣợng CaO < 5%, thu đƣợc từ việc đốt than antraxit hoặc than
chứa bitum, có hàm lƣợng than chƣa cháy nhiều hơn, khoảng 2 - 10%. Tro bay của
nhà máy nhiệt điện Phả Lại thuộc loại F [61]. Tro bay có chứa một hàm lƣợng cao
các kim loại nặng độc hại nhƣ Cu, Zn, Cd, Pb, Ni cùng hàm lƣợng nitơ, phốt pho
thấp và pH từ 4,5 đến 12,0 tùy thuộc vào than mẹ.
-

Tính chất vật lý của tro bay

Các tính chất vật lý của tro khác nhau phụ thuộc vào bản chất của than mẹ,

15


điều kiện quá trình đốt, cơ chế đốt, loại thiết bị kiểm soát khí thải và các phƣơng
pháp lƣu trữ, xử lý.
Tro bay có dạng hình cầu, đƣờng kính trung bình khoảng 9 - 15μm, tỷ diện
bề mặt từ 3.000 - 6.000 cm2/g, khối lƣợng riêng khoảng 2,1 g/cm3, màu sắc thay đổi
từ xám đến đen.
Bảng 8. Một số tính chất vật lý điển hình của tro bay
Tính chất vật lý

Giá trị
Xám đến đen

hình cầu
1-1,8
1,9-2,55
Không
18-38
1-10
8-85
7-90
0-10

Màu sắc
Hình dạng
Mật độ (g/cm3)
Tỷ trọng (g/cm3)
Tính dẻo
Độ ẩm (%)
Sét (%)
Phù sa (%)
Cát (%)
Sỏi (%)

(Nguồn:[17])
-

Tính chất hóa học của tro bay

Các yếu tố ảnh hƣởng đến các tính chất vật lý cũng là nguyên nhân gây nên
sự khác biệt lớn về mặt hóa học của tro bay, các loại than khác nhau khi đốt sẽ thu
đƣợc tro bay với các thành phần hóa học khác nhau (bảng 9).
Bảng 9. Thành phần hóa học của tro bay ứng với các nguồn khác nhau

Thành phần hóa học (%)
SiO2
Al2O3
Fe2O3
CaO
MgO
Na2O
K2 O
Than chƣa cháy

Than bitum
20-60
5-35
10-40
1-12
0-5
0-4
0-3
0-15

16

Than á bitum
40-60
20-30
4-10
5-30
1-6
0-2
0-4

0-3

Than non
15-45
10-25
4-15
15-40
3-10
0-6
0-4
0-5
(Nguồn: [4]).


Tro bay là một loại pozzolan nhân tạo gồm silic oxit, nhôm oxit, canxi oxit,
magiê oxit và lƣu huỳnh oxit. Ngoài ra, có thể chứa một lƣợng than chƣa cháy (<
6% trọng lƣợng tro bay). Do đó trong điều kiện môi trƣờng nƣớc, Al, Si, vôi sẽ
phản ứng với nhau tạo ra sản phẩm bê tông pozzoland. Nhờ đặc tính này mà hiện
nay tro bay đang đƣợc ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất xi măng và vật
liệu xây dựng.
Trong một nghiên cứu tro bay lấy từ nhiều nhà máy điện khác nhau tại Mỹ,
Theis và Wirth nhận thấy rằng ngoài các thành phần chính là Al, Fe, Si và một hàm
lƣợng nhỏ hơn Ca, K, Na, Ti và S trong tro còn chứa rất nhiều các nguyên tố vi
lƣợng thiết yếu nhƣ Fe, Mn, Zn, Cu, Co, B và Mo. Tuy nhiên, trong một số loại tro
lại giàu các kim loại nhƣ Cd và Ni (Theo Lee, 2006). Theo Kumar và cộng sự
(2000), trung bình 95 – 99% tro bay bao gồm các oxit của Si, Al, Fe, Ca; khoảng
0,5 – 3,5% tro bay bao gồm Na, P, K, S và phần còn lại tro bay gồm các nguyên tố
vi lƣợng khác. Trong thực tế tro bay chứa tất cả các nguyên tố có mặt trong đất,
ngoại trừ cacbon hữu cơ và nitơ. Vì vậy nó có thể đƣợc sử dụng nhƣ một chất phụ
gia ứng dụng trong nông nghiệp [46].

Tro bay đƣợc coi là giàu nguyên tố vi lƣợng, các chất hoá ho ̣c nhƣ th ủy
ngân, coban và crom. Nhiều nguyên tố vi lƣợng bao gồm cả As, B, Ca, Mo, S và Se
trong tro bay đƣợc tập trung trong các hạt tro nhỏ hơn [6]. Nhôm trong tro bay chủ
yếu bị ràng buộc trong các cấu trúc aluminosilicate không hòa tan, điều này giúp
hạn chế đáng kể độc tính sinh học của nó [34].
Tùy thuộc vào hàm lƣợng lƣu huỳnh của than đá mẹ, giá trị pH của tro bay
thay đổi từ 4,5 đến 12,0. Nồng độ của các nguyên tố khác nhau trong tro bay giảm
khi kích thƣớc hạt tăng [6].
Các khoáng chất nhƣ thạch anh, mullite, hematit, magnetit, calcite và borax
cũng đƣợc tìm thấy trong tro bay. Tuy nhiên, quá trình oxy hóa của C và N trong
quá trình đốt cháy đã làm giảm đáng kể hàm lƣợng của chúng trong tro bay [32,35].
1.4.

Các ứng dụng của tro bay
Việc sử dụng tro bay có lịch sử từ hàng trăm năm trƣớc công nguyên. Ngay

từ thời xa xƣa ngƣời La Mã đã biết sử dụng tro núi lửa và đá vôi để xây dựng các

17


×