Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ SẮT THÉP ĐA HỘI BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.32 KB, 47 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN

THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Đồ án:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
SẮT THÉP ĐA HỘI- BẮC NINH
Nhóm 6_Lớp ĐH1KM
GVHD:Th.S Trịnh Thị Thủy

HÀ NỘI, THÁNG - NĂM 2014


MỤC LỤCDANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Nguồn phát loại từ các phân đoạn sản xuất
Bảng 2: Kết quả đo độ ồn tại làng sắt thép Đa Hội.
Bảng 3: Thông số về chất lượng không khí khu vực dân cư( Đơn vị: μg/m3)
Bảng 4: Vị trí lấy mẫu nước ngầm
Bảng 5: Kết quả phân tích chất lượng nước giếng
Bảng 6: Vị trí lấy mẫu nước mặt
Bảng 7: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
Bảng 8: Vị trí lấy mẫu nước thải
Bảng 9 : Kết quả phân tích nước thải sản xuất làng nghề Đa Hội.
Bảng 10: Kết quả phiếu điều tra môi trường làm việc
Bảng 11: Kết quả sức khỏe người dân theo số liệu của phiếu điều tra (200 người ):
Bảng 12: Thực trạng sức khoẻ người dân tại làng nghề.
Bảng 13: Điều tra tình trạng tai nạn lao động trong làng nghề :


Bảng 14: Kết quả phiếu điều tra về quản lí giám sát
Bảng 15: Điều tra về người dân muốn tham gia vào hoạt động cải thiện môi trường
Bảng 16: Điều tra đề xuất giải pháp để phát triển làng nghề và bảo vệ môi trường:
Bảng 17: Nội dung quy hoạch làng Đa Hội

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Quy trình sản xuất sắt thép
Hình 2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất sắt Đa.


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6
TT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Vũ Lệ Trang
Đỗ Thị Thu
Trang
Phạm
Thị
Thanh
Trần Thị Mai
Anh
Bùi Thu Ngân
Nguyễn

Tuyết

Nhật

Công việc
Chương I Động Lực , Tổng hợp, chỉnh sửa
bài.
Chương II : Sức ép đối với môi trường từ
các hoạt động kinh tế
Chương II : Sức ép đối với môi trường từ
các hoạt động kinh tế
Chương III : Hiện trạng môi trường nước ,
không khí
Chương VI : Tác động của môi trường tới
các hoạt động kinh tế - xã hội
Chương V : Đề xuất các biện pháp giảm
thiểu

Đánh giá
A
A
A
A
A
B


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN , KINH TẾ XÃ HỘI
1.1 Điều kiện tự nhiên
Làng nghề Đa Hội thuộc xã Châu Khê huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh nằm bên bờ

sông Ngũ Huyên Khê dọc đường quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn cách Hà Nội 20 km về
phía Đông Bắc, làng nằm ở phía Tây huyện Từ Sơn, cuối tỉnh Bắc Ninh, phía Nam và
phía Bắc giáp thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với huyện Đông Anh và Gia Lâm. Toàn thôn Đa
Hội có tổng diện tích đất tự nhiên là 195 ha.
Trong đó:
- Diện tích đất canh tác là 101 ha.
- Diện tích đất ở là 70 ha.
- Diện tích đất ao hồ là 24 ha.
a. Địa hình
Địa bàn có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc có xu hướng chủ yếu dốc từ
Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam.
b. Thổ Nhưỡng
Xã có hai loại đất chính:
- Đất pha thịt chủ yếu 82%
- Đất cát pha: chiếm 18%
c. Khí hậu.
Làng nghề Đa Hội có khí hậu tương đối ôn hoà nằm trong phông trung của khí hậu
tỉnh Bắc Ninh.
Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí hàng năm dao động trong khoảng từ 24,7 oC – 26,8 oC. Tháng
có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (nhiệt độ từ 15,2 oC –17,1 oC). Tháng có nhiệt
độ trung bình lớn nhất là tháng 7 (nhiệt độ từ 33,2 oC – 38 oC), (tính trung bình qua nhiều
năm).
Số giờ nắng trong năm:
- Tổng số giờ nắng trong năm từ 1530 – 1776 giờ.
- Tháng có nhiều giờ nắng nhất là tháng 7 và tháng 8.
- Tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 1.
d. Lượng mưa:
Lượng mưa hàng năm trung bình đạt khoảng 1.200 – 1.900 mm nằm trong phông
trung của lượng mưa hàng năm thuộc các tỉnh miền Bắc.

e. Nguồn nước:


Nước sản xuất nông nghiệp chủ yếu lấy từ sông Ngũ Huyện Khê. Ngoài ra dân
làng còn sử dụng nước ao, hồ nằm rải rác trong làng làm nguồn tưới tiêu tại chỗ.
Nước sản xuất chủ yếu phục vụ trong công đoạn làm mát cho các máy cán, kéo,
đúc ở các xưởng sản xuất phần lớn là lấy từ nước giếng bằng máy bơm và một phần ít lấy
từ nước sông.
Nước sinh hoạt trước đây các hộ trong làng dùng nước giếng đào để sinh hoạt và
một ít dùng nước ao (để giặt giũ) nhưng hiện nay không còn sử dụng nữa mà hầu hết tất
cả đều dùng nước giếng khoan (UNIEF) để dùng vào mục đích sinh hoạt.
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1 Tình hình dân số .
Theo số liệu thống kê của xã 31/12/2001 dân số toàn thôn là 6912 người, gồm
1214 hộ, trung bình mỗi năm dân số tăng 101 người. Cơ cấu dân số: Nam 3732 người
(chiếm 54 %). Nữ: 3179 (chiếm 46%). Sự chênh lệch giữa nam và nữ ở trong thôn cũng là
điều dễ hiểu. Vì công việc sản xuất sắt thép phải làm trong điều kiện vất vả khắc nghiệt.
Với diện tích đất canh tác 101 ha và số dân trên thì diện tích đất canh tác trên đầu người
là quá ít. Đây cũng chính là yếu tố thúc đẩy nghề sản xuất sắt thép phát triển.
1.2.2 Giáo dục
Toàn xã Châu Khê nói chung có 2 khu tiểu học, 6 nhà trẻ mẫu giáo. Tính trong
năm 2001 thì toàn thôn Đa Hội chỉ có 6 người đi học đại học và chúng tuyển đại học chỉ
có 2 người, như vậy là một tỷ lệ khá thấp. Theo thống kê của uỷ ban nhân dân xã Châu
Khê thì từ trước đến nay toàn thôn chỉ có 6 cử nhân tốt nghiệp đại học. Hiện nay tình
trạng nghỉ học phổ thông để ở nhà làm nghề còn khá phổ biến.
1.2.3 Giao thông
Toàn xã có một trục giao thông chính tuy đã được dải nhựa nhưng do lượng xe ô tô
tải qua lại một ngày quá nhiều nên đã xuống cấp, nhiều ổ gà lại thêm rác thải không được
thu gom quét dọn cẩn thận hàng ngày để vương vãi ra đường càng làm đường thêm bẩn,
lầy lội ngay cả những ngày không có mưa làm cản trở việc đi lại nhất là vào những ngày

mưa.
Hiện tượng tắc đường hàng tiếng đồng hồ sảy ra thường xuyên ở đây, do lượng xe
ô tô và công nông đứng chờ xếp hàng lên xe quá nhiều cộng thêm lượng phế thải và thu
mua và than được đổ ngay cạnh lòng đường rộng 8m
1.2.4 Cơ cấu ngành nghề và tình hình sản xuất
Toàn bộ người dân trong làng sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất sắt thép và
nông nghiệp.
a. Nông nghiệp:


Theo báo cáo của uỷ ban nhân dân xã Châu Khê, Đa Hội có tổng diện tích 195 ha,
trong đó đất ở và sản xuất là 70 ha, đất nông nghiệp là 101 ha, đất ao, hồ là 24 ha. Là một
vùng có diện tích đất canh tác thấp nhất tỉnh, sản lượng lương thực làm ra chưa đủ đáp
ứng cho nhu cầu sinh hoạt nên việc đầu tư thâm canh cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
có rất nhiều hạn chế.
b. Sản xuất thép:
Đa Hội là vùng quê có truyền thống sản xuất các loại sản phẩm sắt thép phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp mang tính nhỏ lẻ. Nhưng những năm gần đây các sản phẩm của
Đa Hội đã có nhiều loại hình phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chủng loại, không
những chỉ phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp mà còn đáp ứng nhu cầu phục vụ xây dựng
dân dụng và còn có khả năng đáp ứng cao hơn cho một số lĩnh vực quân sự và thông tin
liên lạc.
Theo sau sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là cơ hội về kinh tế cho làng
nghề Đa Hội . Sản phẩm của Đa Hội không chỉ dừng ở phạm vi địa phương mà đã vươn
ra nhiều tỉnh trong cả nước thậm chí đã được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực.
Sản phẩm của làng có tính cạnh tranh cao. Bởi giá sắt ở Đa Hội rẻ hơn giá sắt của
các cơ sở sản xuất Nhà nước. Do một số nguyên nhân sau:
- Họ không cần chi cho lao động gián tiếp hay kỹ thuật (không có giám đốc, kế
toán, thủ kho, thủ quỹ chuyên trách các đoàn thể hay kỹ sư nào trong làng);
- Lương công nhân có vẻ cao, nhưng thực tế vẫn rẻ hơn lương của Nhà nước, vì

công nhân không có quyền lợi gì ngoài tiền trả cho sản phẩm theo cơ chế khoán (không
phải trả cho ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ phép, ốm đau hay tai nạn lao động).
- Việc kiểm soát thuế đối với cơ sở tư nhân còn nhiều sơ hở nên ít nhiều họ vẫn
chịu mức thuế ít hơn các doanh nghiệp Nhà nước.
Đa Hội vào thời kỳ sản xuất thu hút hàng vài ngàn lao động ở các nơi về đây tham
gia sản xuất ,các hoạt động cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm tăng ,việc gia tăng
nguồn lao động nói riêng và dân số nói chung của làng nghề đang từng ngày ảnh hưởng
đến môi trường
Từ khi đất nước đổi mới, Đa Hội phát triền mạnh mẽ trở thành làng “ công nghiệp
sản xuất thép “ Quy mô lớn. Hiện nay, Đa Hội có gần 200 doanh nghiệp và gần 1000 cơ
sở sản xuất thép tương đương với quy mô doanh nghiệp . Lợi nhuận không ngừng tăng
lên , đời sống vật chất nâng cao , trong làng có đến hàng trăm tỷ phú sắt thép . Tuy nhiên
do sự phát triển quá nóng , không kiểm soát được , trong khi đó công tác xử lý bảo vệ môi
trường bị xem nhẹ làm môi trường bị ô nhiễm nguồn nước , không khí ngày càng nặng nề.


Như vậy động lực về dân số & vấn đề di cư ,duy trì & phát triển của làng nghề là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước , không khí của làng nghề Đa Hội


CHƯƠNG II : SỨC ÉP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ- XÃ HỘI
2.1. Các nguồn gây ô nhiễm
2.1.1 Hoạt động giao thông
Theo số liệu thống kê của xã Châu Khê ngày 31/12/2003, dân số toàn thôn Đa Hội
là 6912 người, gồm 1214 hộ và đến 31/12/2013 dân số toàn thôn là 8173 người. Trung
bình mỗi năm dân số tăng 101 người trên tổng diện tích đất ở là 70ha. Dân số gia tăng
dẫn đến việc gia tăng thêm các loại phương tiện giao thông, gây phát thải các loại khí như
CO2, SO2, NOx…
Bên cạnh đó, việc kiểm soát các phương tiện giao thông không hợp lý, lạm dụng

việc trở nguyên vật liệu, sử dụng các loại xe thô sơ, xe không đạt chất lượng phát thải
cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí khói, bụi, CO, CO2, bụi chì, tiếng ồn
phương tiện,…dẫn đến khu vực sinh sống bị ô nhiễm, không đảm bảo cho sức khỏe con
người và môi trường tự nhiên. Theo thống kê của ủy ban nhân dân xã Châu Khê cả xã có
hơn 100 xe tải, gần 20 xe con và hàng chục công nông, khiến cho mật độ đi lại luôn quá
tải. Vào những giờ cao điểm, lúc học sinh tan học, tắc ngẽn kéo dài hàng tiếng. Chỉ số ô
nhiễm về tiếng ồn, bụi,... đều vượt mức cho phép. Có thể thấy, hoạt động giao thông tại
đây thải ra một lượng lớn khói bụi, và khí thải ô nhiễm, gây nguy hại đến môi trường
không khí xung quanh.
Kết cấu hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng thấp kém. Trong làng nghề, tình trạng hệ
thống đường xá ít về chất lượng kém về số lượng vẫn là phổ biến trong khi nhu cầu vận
chuyển lại rất lớn. Đường từ cổng làng nghề vào 2km có hàng trăm xe tải lớn nhỏ chở
phôi, chở nguyên liệu từ xưởng này sang xưởng khác, gây ùn tắc giao thông. Mùi khói,
bụi từ các xưởng sản xuất thép, khói của các phương tiện cơ giới hoà quyện với bụi của
đường, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
2.1.2 Hoạt động xây dựng và dân sinh
a. Vấn đề dân sinh
Có thể nói rằng trình độ văn hoá của người dân trong các làng nghề hầu như còn
thấp. Tình trạng học sinh bỏ học làm nghề vẫn còn phổ biến. Vẫn còn tư tưởng coi thường
vệ sinh môi trường và vệ sinh lao động. Sự đầu tư cho công tác môi trường chưa được


hiểu là đầu tư lâu dài và cần thiết cho đời sống và sức khoẻ của con người. Ở đây tư
tưởng tiểu nông của người sản xuất đã phá vỡ tính cộng đồng trong quá trình phát triển
bền vững. Vấn đề môi trường ít được quan tâm với tính chất tập thể trong một làng nghề.
Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế, xã hội pháp luật là nguyên nhân
dẫn đến hành vi phạm pháp một cách vô ý thức của người dân trong việc gây ra các hiểm
hoạ về môi trường.
Tăng thêm nguồn nhân công cho làng nghề, đáp ứng được khoảng hơn 3000 lao
động cho nghề sản xuất sắt thép, tuy nhiên mức lương công nhân có vẻ cao nhưng trên

thực tế vẫn rẻ hơn lương Nhà nước vì công nhân không được hưởng bất cứ quyền lợi nào
ngoài việc trả thù lao theo lượng sản phẩm làm ra. Điều này làm cho mức thu nhập của
người dân vẫn còn thấp và đời sống chưa được nâng cao nên ý thức bảo vệ môi trường rất
hạn chế (gần như là chưa có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường).
Hàng năm dân cư ở các tỉnh khác tập trung về Đa Hội làm nghề , vào mùa có ngày
tăng tới nghìn công nhân, công việc đáp ứng được khoảng hơn 3000 lao động cho nghề
sản xuất sắt thép, thu hút hơn 4000 lao động từ các tỉnh khác.Vấn đề tăng nguồn lao động
đồng nghĩa với tăng nơi ở , sinh hoạt không theo quy hoạch gây ô nhiễm môi trường.
Nhìn qua thấy mức lương công nhân có vẻ cao nhưng trên thực tế vẫn rẻ hơn lương Nhà
nước vì công nhân không được hưởng bất cứ quyền lợi nào ngoài việc trả thù lao theo
lượng sản phẩm làm ra. Điều này làm cho mức thu nhập của người dân vẫn còn thấp và
đời sống chưa được nâng cao nên ý thức bảo vệ môi trường rất hạn chế (gần như là chưa
có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường).
Dân số gia tăng không chỉ dẫn đến việc nơi ở chật chội, mất vệ sinh mà bên cạnh
đó còn dẫn đến việc xả thải ra môi trường nhiều hơn. Những cụm dân cư sinh sống tại
khu vực làng nghề Đa Hội thải ra nhiều rác thải và nước thải sinh hoạt, không qua xử lý
mà xả trực tiếp ra 4 ao tù trong làng và một khúc sông Ngũ Huyện Khê chảy qua làng,
gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt tại đây.
b. Hoạt động xây dựng
Dân số gia tăng dẫn đến việc nơi ở chật chội nhu cầu thiết yếu về nhà ở cũng là
vấn đề được quan tâm, tuy nhiên các khu nhà ở được xây dựng tràn lan, không quy hoạch,


các chất thải từ xây dựng như gạch ngói, vụn tường, gạch đá, xi măng vứt bừa bãi không
có nơi tập kết và xử ý dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Bụi và tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường.
2.1.3 Hoạt động sinh hoạt và nông nghiệp
Nước thải ở các hộ dân cư, thải ra từ tất cả các hoạt động ăn uống, nấu nướng, tắm
giặt, vệ sinh,...nên chứa rất nhiều các chất khó xử lý. Các thành phần ô nhiễm chính đặc
trưng thường thấy là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm

lượng Nitơ và Phốt pho rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận
nước thải bị phú dưỡng - một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng Nitơ
và Phốt pho cao. Ngoài ra dầu mỡ, xà phòng cũng rất khó xử lý, vì có những tính chất đặc
trưng riêng nên phải tách riêng thành phần các chất. Nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần
lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là: các chất hữu cơ như phân, nước tiểu, các vi sinh vật gây
bệnh và cặn lơ lửng.vệ sinh thải hoàn toàn ra môi trường nước mặt như ao, hồ, gây mùi
hôi, tanh, ô nhiễm nguồn nước mặt, và làm chết các động vật thủy sinh.
Những hoạt động này tiểm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm cao, vì vậy Đảng và nhà nước
cần phải có những biện pháp cụ thể đến người dân, nhằm xử lý và giảm thiểu và đưa ra
các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm.
Tại làng nghề Đa Hội hiện nay vẫn chưa có hệ thống cấp thoát nước, vẫn hoàn toàn
sử dụng nước tự nhiên (nước ao, hồ, sông, ngòi) cho mục đích sinh hoạt. Hệ thống xử lý
nước thải, điểm tập kết chất thải… rất yếu kém hoặc không đáp ứng được nhu cầu của
phát triển sản xuất; chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô
nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ. Thay đổi việc sử dụng đất. Cùng với việc phát
triển làng nghề, Diện tích đất, ao hồ bị bỏ hoang ngày càng nhiều. Con sông Ngũ Huyện
Khê trở thành túi đựng nước thải, chất thải với dòng nước đen đặc, có nguy cơ bị bồi lấp
trong thời gian tới. Diện tích ao hồ, cánh đồng bị bỏ hoang ngày càng nhiều.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nảy sinh từ các khu vực nước thải sinh
hoạt ao, hồ,… không được xử lý, tích tụ lâu ngày, khí thải từ bãi rác thải sinh hoạt, sẽ sinh
ra các khí ô nhiễm như CH4, H2S,.. các khí gây mùi ô nhiễm, khí thải phát sinh từ hoạt
động giao thông, bay hơi các khí NH3 ,... từ hệ thống vệ sinh, dẫn đến ô nhiễm không khí
và các vi sinh vật gây bệnh dễ khuếch tán, gây ô nhiễm không khí.


Với đặc thù của làng nghề mang tính thuần nông, một phần không nhỏ các hộ gia đình
vẫn còn sử dụng bếp than tổ ông để đun nấu, tuy với tần suất không lớn nhưng bếp than tổ
ong nhưng khí thải có nguy cơ gây ô nhiễm cao như: CO, CO2, NO2, SO2,…Gây ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí.
Ngoài ra trên thực tế dân cư sống tại khu vực làng Đa Hội đang khai thác một

lượng nước ngầm khá lớn vì chủ yếu người dân hầu hết dùng nước giếng khoan để phục
vụ cho mục đích sinh hoạt, dẫn đến môi trường nước ngầm tại khu vực bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên vốn có của làng nghề Đa Hội có ảnh hưởng lớn
đến việc vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, khả năng chứa đựng, phát tán, xử lý
chất thải và khả năng tiêu thụ hàng hoá hay quy mô phát triển của sản suất. Không gian
chật hẹp là điều kiện lý tưởng cho việc tích luỹ chất thải, tăng nguy cơ ô nhiễm môi
trường.
2.2 Sức ép từ động lực chi phối duy trì và phát triển làng nghề sắt thép truyền thống
đến môi trường.
Thôn Đa Hội, phường Châu Khê (Từ Sơn), có nghề rèn từ gần 500 năm nay. Đến
nay nghề rèn ở đây vẫn phát triển mạnh và đã có nhiều dân làng lên Thăng Long lập
nghiệp (nay thuộc phố Lò Sũ). Xưa vốn là một làng nghèo, sản phẩm rèn của làng sản
xuất ra để phục vụ cho nông nghiệp như: lưỡi cuốc, xẻng, liềm cắt lúa, thuổng, mai, cày,
bừa… Cho tới năm 1986, người làng Đa Hội dần chuyển từ nghề rèn thuyền thống sang
làm sắt thép để bắt kịp với nhu cầu xây dựng. Các công cụ sản xuất còn thô sơ, không,
kinh nghiệm rèn ắt cũng đều do các nghệ nhân tự truyền lại cho các thế hệ, chưa bắt kịp
với công nghệ tiên tiến, nên tạo sức ép lớn đến môi trường. Nghề rèn ở Đa Hội, theo như
dân làng kể đã có từ năm lập làng 1598 do một nhóm quan đại thần nhà Mạc đi lánh nạn .
Đứng đầu là ông Trần Đức Huệ - Con trai một thợ rèn ( hiện được nhân dân lập miếu thờ
tại làng). Từ khi hình thành nghề cho đến năm 1975, làng đã trải qua nhiều thăng trầm ,
cũng có khi tham gia sản xuất vũ khí cho kháng chiến chống Pháp (1947 – 1954), chống
Mỹ (1963 – 1968) chủ yếu là dụng cụ đào công sự, lưỡi lê, móc cầu phao. Dân làng cũng
sản xuất phụ tùng xe đạp, cân gia công, liên doanh với các cơ sở của Nhà nước.


Như vậy làng nghề đã có từ rất lâu đời, Các sản phẩm sản xuất chủ yếu phục vụ
sản xuất nông nghiệp như: lưỡi cày, cuốc, liềm, công cụ sản xuất... Từ khi đất nước đổi
mới, nhu cầu sắt thép xây dựng tăng cao, làng Đa Hội chuyển sang làm nghề sắt thép
cung cấp cho thị trường. Từ đó đến nay, Đa Hội phát triển mạnh mẽ trở thành làng "công

nghiệp sản xuất thép” qui mô lớn. Có thể thấy làng Đa Hội đã và đang rất phát triển đi
kèm với sự phát triển là gánh nặng đè nén lên môi trường. Tạo nhiều thách thức trong xử
lý ô nhiễm.
Trung bình mỗi ngày làm việc một xưởng khai thác một lượng nước ngầm là:
(12x60)/45 ≈ 16 m3 theo điều tra thì toàn làng Đa Hội có 84 xưởng cán thép và 5 xưởng
mạ thép là những xưởng sử dụng nhiều nước nhất. Vậy trung bình một ngày đêm toàn
làng Đa Hội khai thác một lượng nước từ 1226 m3 đến 1600 m3 dùng cho sinh hoạt và
một phần dùng để sản xuất. Thôn Đa Hội nhân dân sử dụng nước giếng khoan vào mục
đích sinh hoạt. Do hàng ngày khai thác với lượng lớn nước do đó nước ngầm ở đây tụt
khá sâu vào mùa khô Hiện nay khi xu hướng làng nghề càng phát triển thì nhu cầu sử
dụng nguồn nước ngầm tăng cao cũng là áp lực cho việc quản lý tài nguyên nước. Môi
trường nước ngầm còn chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa bãi và
nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống, các bãi rác thải không được chon lấp và xử lý, qua
thời gian, mưa, ngập sẽ thấm xuống đất và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm gây
ô nhiễm nguồn nước.
Việc lạm dụng sử dụng nguồn nước ngầm cho sinh hoạt, và phục vụ hoạt
động sản xuất dẫn đến suy kiệt nguồn tài nguyên, mặt khác việc phát thải các chất thải ô
nhiễm như dầu, mỡ,…vào nguồn nước mặt qua thời gian chất lượng nước ngầm cũng bị
ảnh hưởng và ô nhiễm.
Quy mô sản xuất tại làng nghề đang từng bước phát triển trở thành một khu công
nghiệp nhỏ vẫn còn nhiều hạn chế. Việc sản xuất sắt thép ở Đa Hội như hiện nay là do tự
phát từ các hộ gia đình, tự các gia đình đứng lên thành lập xưởng và thuê lao động sản
xuất, việc thuê các lao động sản xuất ở Đa Hội không có một hợp đồng nào cả, lao động
ở đây không được hưởng các chế độ như: Nghỉ cuối tuần; nghỉ ốm nghỉ phép ... như lao
động cho các cơ sở của Nhà nước. Trong một xưởng sản xuất không có giám đốc, không


có kế toán ... mà chỉ có một người trong gia đình chuyên ghi chép lượng đầu vào, đầu ra
và giám sát công nhân của mình làm việc.
Đa Hội hiện nay ước tính có 660 hộ có xưởng sản xuất, chiếm gần 1/2 số hộ, hơn

1/2 còn lại là thuần nông do không có vốn và lao động hoặc đi làm thuê cho những hộ có
xưởng. Trong 660 xưởng sản xuất chỉ có 84 xưởng cán là xưởng sản xuất chính và là
xưởng trung tâm cho các loại xưởng khác, vốn mỗi xưởng khoảng 300 – 500 triệu đồng.
Để phục vụ cho 84 xưởng cán này trong làng đã hình thành một loạt các xưởng khác.
Trong đó có 14 xưởng tiện, mài, phay và cửa hàng buôn bán máy móc, dịch vụ có thể sửa
chữa, sản xuất và lắp đặt dây truyền mới; 36 xưởng hàn chập; 15 xưởng cắt hơi; 142
xưởng cắt phế liệu bằng máy cắt cóc; 5 xưởng luyện trong làng và 35 xưởng luyện khác ở
các làng lân cận cung cấp phôi có cùng kích cỡ dùng được cho các xưởng cán. Các xưởng
sản xuất hoạt động có liên quan đến nhau thành chuỗi các mắt xích sản xuất dài ngắn.
Nhiều cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu rẻ tiền như các loại phế liệu đã qua tái
chế nhiều lần, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác
động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người lao động. Các
nguyên liệu đốt chủ yếu sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, với số lượng lớn là nguy cơ
gây suy thoái môi trường. Cụ thể, theo báo cáo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi
trường Bắc Ninh, mỗi ngày làng nghề sản xuất sắt thép Châu Khê sử dụng khoảng 40.000
tấn than củi các loại và 18.000 m3 nước, thải ra môi trường 150 tấn rác thải công nghiệp
(gồm các loại xỉ than, phế liệu, vẩy sắt) và trên dưới 1 tấn rác thải sinh hoạt, khoảng
15.000m3 nước thải....
Do sản xuất mang tính thủ công quy mô nhỏ (hộ gia đình), nhiều hộ gia
đình chỉ thực hiện một số công đoạn nhất định trong quy trình sản suất các sản phẩm sắt
thép khác nhau theo hình thức phân công lao động, với công nghệ sản xuất lạc hậu với
máy móc thiết bị cũ kĩ và chắp vá. Quy hoạch sản xuất mang tính tự phát, nơi sản xuất
ngay cạnh nơi sinh hoạt gia đình do đó điều kiện vệ sinh công nghiệp cũng như chất
lượng môi trường sống không đảm bảo.
Trình độ sản xuất thấp và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm được đến sản
xuất, còn nhận thức về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm bảo vệ
môi trường rất hạn chế.


Mặc dù môi trường làm việc bị ô nhiễm và điều kiện làm việc khắc nghiệt, nhưng

cũng chỉ có gần 50% số công nhân trong làng nghề dùng các thiết bị bảo hộ lao động.
Trong các xưởng mạ, nhiều công nhân không sử dụng gang tay, ủng, khẩu trang chống
hóa chất. Công nhân trong các xưởng nấu, cán, và rút thép cũng chỉ dùng các loại gang
tay thô sơ. Không có thói quen dùng bảo hộ lao động cùng với môi trường làm việc
khắc nghiệt và thời gian làm việc kéo dài là những nguyên nhân gây nên tỷ lệ các bệnh
nghề nghiệp và các tai nạn lao động trong làng nghề.
Không quan tâm đến xử lý chất thải và nhận thức về tác hại của ô nhiễm đến sức
khỏe và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường rất hạn chế.
Mặc dù môi trường làm việc bị ô nhiễm và điều kiện làm việc khắc nghiệt, nhưng
cũng chỉ có gần 50% số công nhân trong làng nghề dùng các thiết bị bảo hộ lao động.
Trong các xưởng mạ, nhiều công nhân không sử dụng gang tay, ủng, khẩu trang chống
hóa chất. Công nhân trong các xưởng nấu, cán, và rút thép cũng chỉ dùng các loại gang
tay thô sơ. Không có thói quen dùng bảo hộ lao động cùng với môi trường làm việc khắc
nghiệt và thời gian làm việc kéo dài là những nguyên nhân gây nên tỷ lệ các bệnh nghề
nghiệp và các tai nạn lao động trong làng nghề.
Tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm, trong chuỗi mắt xích đó mỗi xưởng chuyên
đảm nhận một loại sản phẩm. Với quy mô của từng xưởng thì không phải là lớn, nhưng
với số lượng 660 xưởng lớn nhỏ trong làng, đã hình thành nên làng công nghiệp có phần
sầm uất và ồn ào hơn cả nhiều khu công nghiệp của Nhà nước.
Đồng nghĩa với việc phát triển quy mô sản xuất là sự gia tăng về lượng chất thải,
nước thải, khí thải ra môi trường, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao hơn rất nhiều lần.
Sự phân bố sản xuất trong các xóm còn chưa đồng đều. Chính vì vậy, sự phát triển
sản xuất còn bị hạn chế, năng xuất, chất lượng và giá thành sản phẩm đôi khi còn chưa
hợp lý, và chưa sản xuất được các mặt hàng có chất lượng cao. Vấn đề này cũng gây gia
tăng ô nhiễm cho môi trường.
Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị thuộc thế hệ cũ được nâng cấp sửa
chữa. Để rèn ra các sản phẩm ở làng Đa Hội xưa công cụ sản xuất rất đơn giản. Công cụ
có máy móc cóc, máy đột, dập, máy bo để tuốn, cán máy cán nẹp, bể mạ… các loại công
cụ búa, đe, chạm, máy cắt hơi, máy tiện, nhiều công cụ do chính người thợ nơi đây sáng



tạo ra như máy dập. Nguyên liệu rèn sắt của làng Đa Hội được các lái buôn từ các làng
buôn mua về hoặc các gia đình tự mua về để sản xuất hay người dân tự mang tới để yêu
cầu thợ rèn sản phẩm theo yêu cầu. Ngoài ra, một số trang thiết bị trong dây truyền sản
xuất là gia công chế tạo. Bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao nhiên
liệu, điện, nước, còn kéo dài thời gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là tiếng ồn,
bụi, nhiệt.
Đây vừa là hậu quả tất yếu, vừa là do sự thiếu vốn thiếu thông tin, thừa lao động.
Tính đặc thù này một mặt tạo nên những ưu thế có giá trị và không thể phủ nhận cho nghề
truyền thống. Đó là hàng hoá đa dạng, độc đáo và có bản sắc văn hoá riêng. Tuy nhiên nó
cũng là cản trở lớn cho việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ và phổ biến
những kiến thức, phát minh. Công nghệ thủ công lậc hậu thường tiêu tốn nhiều nguyên
nhiên liệu, chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định, lượng xả thải, phế phẩm nhiều.
Do đó làm cho giá thành sản phẩm tăng lên, khó cạnh tranh, giảm thu lãi, gây ô nhiễm
môi trường.
Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng xã, không
hề có một hương ước của làng nào quy định cách thức xử lý và thu gom rác thải. Phương
pháp thường áp dụng là vứt rác xuống ao, xuống bờ sông trong hoặc xung quanh làng.
Các biện pháp đó không còn phù hợp với lượng rác thải ra tăng nhanh chóng cùng với
quy mô sản xuất hiện nay cũng như trong tương lai gần. Từ đó gây lãng phí tài nguyên và
phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu tới làng nghề tạo ra một lượng lớn Bụi từ
khói thải của các xe chuyên chở. Ngoài ra một phần bụi bám trên bề mặt kim loại do chứa
nhiều tạp chất đất đá…cũng phát tán và môi trường không khí.
Lợi nhuận từ việc sản xuất thép của làng nghề có xu hướng tăng, Nhiều hộ sản
xuất của Đa Hội đang xây dựng những nhà máy sản xuất thép công suất hàng trăm nghìn
tấn thép/năm. Theo bà Phạm Thị Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND phường Châu Khê, do làng
nghề phát triển nhanh nên hiện nay, 95% số hộ và nhân khẩu của phường đã chuyên nghề
thép và kinh doanh dịch vụ. Thu nhập bình quân của Đa Hội đã đạt 2.600
USD/người/năm. Số lượng hộ gia đình “tỉ phú” của Đa Hội (vốn từ 10 tỉ đồng/hộ trở lên).

Số lượng các hộ sản xuất tăng là nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất tràn lan, dẫn đến tình


trạng cung quá cầu. Thừa sản phẩm tiêu thụ, sản xuất sản phẩm tràn lan, gây ô nhiễm
nghiêm trọng đến môi trường.
Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất dẫn đến sự tạm bợ trong đầu tư phát triển sản
xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm công cụ, trang thiết bị. Đây là một trong những
nguyên nhân gây trở ngại cho đầu tư thay đổi công nghệ, cải thiện môi trường. Hiện nay
vốn sản xuất được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài nguồn vốn tự tạo, người
sản xuất có thể vay vốn của ngân hàng, vốn ứng trước của bạn hàng, hoặc qua con đường
liên kết, liên doanh... Tuy nhiên nguồn vốn này cũng chỉ mới góp phần đầu tư phát triển
sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, chứ chưa đủ để cải tạo và xây dựng
cơ sở hạ tầng, đầu tư quy hoạch tổng thể. Do vậy, vấn đề quy hoạch xử lý chất thải chưa
được đặt ra và đây cũng là vấn đề bức xúc trong làng nghề.
Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu như không
có. Các chất ô nhiễm không được xử lý tích tụ ngày càng nhiều gây ô nhiễm cho môi
trường và người dân trong làng nghề.
Dân số gia tăng không chỉ dẫn đến việc nơi ở chật chội, mất vệ sinh mà bên cạnh
đó còn dẫn đến việc xả thải ra môi trường nhiều hơn. Những cụm dân cư sinh sống tại
khu vực làng nghề Đa Hội thải ra nhiều rác thải và nước thải, không qua xử lý mà xả trực
tiếp ra 4 ao tù trong làng và một khúc sông Ngũ Huyện Khê chảy qua làng, gây ô nhiễm
nghiêm trọng nguồn nước mặt tại đây.
Sự phát triển thiếu quy hoạch. Cho đến nay sự phát triển của làng nghề vẫn
mang tính chất tự phát. Trong từng khâu sản xuất từ đầu vào đến đầu ra đều do từng hộ
quyết định. Việc thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất tuỳ thuộc rất lớn vào khả năng
sản xuất và khả năng tiêu thụ của từng hộ gia đình. Sự phát triển sản xuất vẫn theo kiểu
tự do mạnh ai người ấy làm, các cơ sở sản xuất được xây dựng một cách chắp vá, lộn xộn
ngay trên đất thổ cư. Quy mô sản xuất nhỏ mang tính chất gia đình là đặc trưng cơ bản
trong tổ chức sản xuất kinh doanh ở các làng nghề. Do vậy, có thể nói rằng, ở các làng
nghề, sự phát triển sản xuất mới chỉ là con số cộng các hộ gia đình làm nghề sản xuất chứ

chưa tạo thành một chỉnh thể với những mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế kỹ thuật và tổ
chức sản suất. Đó là nguyên nhân khiến cho sự phát triển làng nghề chưa đi vào thế ổn
định, chưa có một định hướng tổng thể ở tầm vĩ mô cũng như tầm vi mô, cũng chưa thể


có được quy hoạch xử lý chất thải phù hợp với quy trình sản xuất nhằm khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường trong làng nghề hiện nay.
- Các nguồn gây ô nhiễm ở một số công đoạn trong quy trình sản xuất.
Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu tới làng nghề tạo ra một lượng lớn Bụi từ
khói thải của các xe chuyên chở. Ngoài ra một phần bụi bám trên bề mặt kim loại do chứa
nhiều tạp chất đất đá…cũng phát tán và môi trường không khí.
Sản xuất thép có rất nhiều công đoạn trong đó các sản phẩm thải gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng cho khu vực làng nghề, và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân
cư xung quanh, cụ thể các công đoạn như sau
Phân loại: Nguyên liệu sắt thép phế liệu được đưa đến từ các nơi bằng các loại
chuyên trở khác nhau, chúng được tập trung ở các bãi phế liệu xung quanh các xưởng sản
xuất. Tại đây phế liệu sắt thép được những người công nhân của các xưởng sản xuất
phân loại thủ công bằng tay thành các loại có kích thước khác nhau. Đây cũng là một
nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước, vì mỗi lần mưa xuống, nước mưa đem theo một lượng
lớn những gỉ sắt, mạt sắt suống sông và ao hồ trong làng.
Cắt : Ở công đoạn này những loại phế liệu sắt có kích thước lớn (chiều rộng có từ
10 –12 cm); phôi; sắt tấm, được đưa tới các máy cắt tạo kích thước nhỏ hơn (chiều rộng
từ 3 – 5 cm ), tạo điều kiện thuận lợi để đưa vào các lò nung. Tại công đoạn này nước thải
chủ yếu là nước làm mát có chứa dầu và mạt sắt. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn cũng phát sinh
tại đây.
Nung luyện phôi: Sắt phế liệu có kích thước phù hợp được đưa vào luyện để đúc
phôi. Trong công đoạn này thải ra rất nhiều loại khí thải, COx, SOx,...và đặc biệt là các
loại phế liệu có dính hoá chất hoặc sơn, khi nung các hoá chất, sơn cháy đem lại mùi rất
khó chịu và độc hại.
Nung cán: Sắt phế liệu có kích thước phù hợp và sắt qua cắt được gia công nhiệt

trong lò nung tuỳ theo mục đích mà được ủ chín 100% để rút sắt buộc hay chỉ nung chín
30% để sản xuất thép xây dựng. Trong công đoạn này nước thải chủ yếu là nước làm mát
sản phẩm nên trong nước thải có lượng lớn mạt sắt và có nhiệt độ lớn. Các loại khí thải
COx , SOx, NOX, được sinh ra trong qúa trình đốt than cốc, và than đá. Trung bình một


ngày các xưởng sản xuất trong làng đốt 1000 – 1100 tấn than các loại, làm cho nhiệt độ
trong xưởng sản xuất cao hơn bình thường từ 4oc – 5oc.
Cán: Thép sau nung và sau hàn chập được đưa tới các máy cán tạo thành hình yêu
cầu. Nước trong công đoạn này được dùng để làm nguội sản phẩm do đó nước thải có
nhiệt độ cao và chứa một lượng lớn các mạt sắt và dầu bôi trơn. Tại đây sinh ra một lượng
lớn bụi và nhiệt độ cao.
Mạ: Thép kích thước nhỏ (Φ = 3 – 5 cm) sau khi được ủ đưa đi mạ để làm dây
thép gai và đinh. Trong quá trình mạ đã thải ra nhiều chất thải độc như: HCL, H2SO4, Cr,
Ni, Zn
Ngoài ra trên thực tế các xưởng sản xuất thép của làng Đa Hội, xưởng cán sắt, ủ
thép (hay đúc thép) đều sử dụng nguồn nước ngầm tự khai thác. Nước ngầm được hút lên
bằng máy bơm liên tục trong thời gian làm việc, tức mỗi ngày một xưởng bơm 10 – 12
giờ. Theo tính toán để hút một khối nước thì một máy bơm phải hút mất 45 phút. Như vậy
trung bình mỗi ngày làm việc một xưởng khai thác một lượng nước ngầm là: (12x60)/45
≈ 16 m3 theo điều tra thì toàn làng Đa Hội có 84 xưởng cán thép và 5 xưởng mạ thép là
những xưởng sử dụng nhiều nước nhất. Vậy trung bình một ngày đêm toàn làng Đa Hội
khai thác một lượng nước từ 1226 m3 đến 1600 m3 dùng cho sản xuất.
Nước thải ra từ quá trình sản xuất chủ yếu từ công đoạn làm mát. Nước thải làm
mát máy cán và làm mát sản phẩm chứa nhiều mạt sắt và dầu bôi trơn, dễ gây ô nhiễm
nguồn nước mặt tiếp nhận.


Hình 1: Quy trình sản xuất sắt thép:
Nguyên liệu thu mua


Phân loại

Phôi nga

Phế liệu kích thước < 3cm chiều rộng
Phế liệu kích thước > 20 cm chiều rộng

Lò đúc thép

Cắt hơi

Khuôn đúc

Máy cắt

Bụi,
tiếng
ồn

Cắt hơi

Phôi
COx, NOx, t0, SO2,
bụi



Than


Tiếng ồn

Máy cắt

Thép cuộn

Hàn chập

Thép dẹp

CO2

Máy đột dập

Bụi, tiếng ồn
Máy cắt

Rút dây thép cuộn

HNO3
Thùng quay

Than

Các sản phẩm khác
Lò ủ

H2SO4, Zn, NaOH, nước
§inh


Mạ kẽm

Bụi

Bụi,
tiếng
ồn


Từ quy trình sản xuất trên, các nguồn thải phát thải vào môi trường từ các phân
đoạn chính như sau:
Bảng 1. Nguồn phát loại từ các phân đoạn sản xuất
Môi trường
ảnh hưởng

Phân đoạn trong quy trình sản xuất

Phân loại: Tại đây phế liệu sắt
thép được những người công nhân
của các xưởng sản xuất phân loại
thủ công bằng tay thành các loại
có kích thước khác nhau.
Nung cán: Sắt phế liệu có kích
thước phù hợp và sắt qua cắt được
gia công nhiệt trong lò nung tuỳ
theo mục đích mà được ủ chín
100% để rút sắt buộc hay chỉ nung
Môi trường chín 30% để sản xuất thép xây
nước mặt
dựng.

Cán: Thép sau nung và sau hàn
chập được đưa tới các máy cán tạo
thành hình yêu cầu. Nước trong
công đoạn này được dùng để làm
nguội sản phẩm.
Mạ: Thép kích thước nhỏ (Φ = 3 –
5 cm) sau khi được ủ đưa đi mạ để
làm dây thép gai và đinh.
Thùng quay

Chất thải phát sinh

Nước mưa đem theo một
lượng lớn những gỉ sắt, mạt
sắt suống sông và ao hồ trong
làng.
Nước thải chủ yếu là nước
làm mát sản phẩm nên trong
nước thải có lượng lớn mạt sắt
và có nhiệt độ lớn

Nước thải có nhiệt độ cao và
chứa một lượng lớn các mạt
sắt và dầu bôi trơn.

Trong quá trình mạ đã thải ra
nhiều chất thải độc như: HCL,
H2SO4, Cr, Ni, Zn …
H2SO4, Zn, NaOH


Môi không Cắt : Ở công đoạn này những loại Ô nhiễm bụi và tiếng ồn phát
khí
phế liệu sắt có kích thước lớn sinh tại đây.
(chiều rộng có từ 10 –12 cm);
phôi; sắt tấm, được đưa tới các
máy cắt tạo kích thước nhỏ hơn
(chiều rộng từ 3 – 5 cm ), tạo điều
kiện thuận lợi để đưa vào các lò
nung.
Nung cán: Sắt phế liệu có kích Các loại khí thải COx , SOx,


thước phù hợp và sắt qua cắt được
gia công nhiệt trong lò nung tuỳ
theo mục đích mà được ủ chín
100% để rút sắt buộc hay chỉ nung
chín 30% để sản xuất thép xây
dựng..

Lò nung
Lò đúc

NOX, được sinh ra trong qúa
trình đốt than cốc, và than đá.
Trung bình một ngày các
xưởng sản xuất trong làng đốt
1000 – 1100 tấn than các loại,
làm cho nhiệt độ trong xưởng
sản xuất cao hơn bình thường
từ 4oc – 5oc

COx, NOx, Nhiệt , SO2, bụi

Máy sản xuất đinh
Máy đột dập

Bụi, tiếng ồn
Bụi, tiếng ồn

Hàn chập

CO2

Các phương tiện vận chuyển Bụi, SO2, NOx, CO và tiếng
nguyên vật liệu và sản phẩm cũng ồn.
như hệ thống giao thông trong
làng kém chất lượng cũng là
nguồn gốc gây ô nhiễm khí.


CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHÔNG KHÍ
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một
khu vực (thôn, làng, xã). Do quy mô sản xuất nhỏ, đan xen với khu khu sinh hoạt nên đây
là loại hình ô nhiêm khó quy hoạch và kiểm soát hơn nữa ô nhiễm môi trường tại làng
nghề mang nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo làng nghề và loại hình sản phẩm và
tác động trực tiếp tới môi trường trong khu vực.
3.1 Hiện trạng môi trường không khí
Các đặc trưng về môi trường không khí trong làng nghề tái chế kim loại bao gồm
tiếng ồn, khí độc như CO, SO2, NOx và bụi .
Để đánh giá hiện trang môi trường làng nghề nhóm tiến hành quan trắc phân tích 4 mẫu
tại 4 vị trí khác nhau xung quanh làng.

3.1.1 Tiếng ồn
Bảng 2: Kết quả đo độ ồn tại làng sắt thép Đa Hội.
TT

Vị trí khảo sát

Tọa độ

1

Kí hiệu
mẫu
MA01_ĐO

Cánh đồng

2

MA02_ĐO

Chùa

21°07′27.4″N
105°55′22.5″E
21°7'22"N

3
4

105°55'13"E

MA03_ĐO
Chợ làng
21°7'20"N
105°55'13"E
MA04_ĐO Cạnh đường vào xưởng
21°7'17"N
cán thép Mai Bẩy
105°55'29"E
QCVN 26:2010/BTNMT cho khu vực thông thường

Mức độ ồn(dBA)
Thời gian
6 – 21h
21 – 6h
57,6
40,3
62,7

52,5

84,9

62,5

84,1

64,1

70


55

Tiếng ồn tại khu chợ và xung quanh khu sản xuất vượt tiêu chuẩn cho phép 14-15
dBA vào khoảng thời gian từ 6 − 21h, ngay cả vào khung giờ nhảy cảm từ 21-6h tiếng ồn
gần khu sản xuất cũng vượt quá QCVN 26:2010 9dBA. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khỏe của người lao động và những người xung quanh luôn phải chịu đựng độ ồn vượt
quá quy chuẩn.
3.1.2 Bụi và khí độc

Bảng 3: Thông số về chất lượng không khí khu vực dân cư(Đơn vị: μg/m3)


TT

Kí hiệu
mẫu

Vị trí lấy
mẫu

1

MA01_KK

Cánh đồng

2

MA02_KK


Chùa làng

3

MA03_KK

4

MA04_KK

Chợ làng

Cạnh khu
sản xuất
QCVN 05:2013/BTNMT

Tọa độ

21°07′27.4″
105°55′22″E
21°7'22"N
105°55'13"E
21°7'20"N
105°55'13"E
21°7'17"N
105°55'29"E

Bụi
1h 24
h

380 30
0
760 60
0
920 70
0
890 78
0
300 10
0

Pb
1h

Chỉ tiêu
SO2
CO
24h 1h
24h 1h

24h

0,2

0,23

18

16


4710

4510

0,6

0,5

38

30

5650

5180

0,4

0,35

36

33

14130 9850

0,4
5
-


0,37

93

51

33870 12560

350

125 30000

1,5

Kết quả đo đạc cũng cho thấy bụi là thông số ô nhiễm chính đối với môi trường
không khí xung quanh kể cả một số khu vực ít có hoạt động sản xuất và sinh hoạt chùa
làng, vượt 2 đến 3 lần quy chuẩn cho phép trung bình một giờ và 3-8 lần lần quy chuẩn
cho phép trung bình 24 giờ.
Tương tự như trong khu vực sản xuất, hàm lượng CO trong không khí vượt tiêu chuẩn
cho phép trung bình 1 giờ từ 1 đến 1.3 lần.
Ngoài khu sản xuất thì tại cánh đồng hay chùa, chợ làng hàm lượng bụi và CO ở
mức xấp xỉ quy chuẩn còn Pb và SO2 nằm dưới giới hạn cho phép. Nguyên nhân không
chỉ là do khí thải từ các khu sản xuất khuếch tán tới mà còn do các phương tiện giao
thông vận chuyển vật liệu và những người trong làng.
Do không có quy chuẩn đánh giá hàm lượng bụi sắt nên ảnh hưởng của loại bụi này tới
môi trường rất khó kiểm soát.
3.2 Hiện trạng môi trường nước
Đặc trưng của môi trường nước làng nghề Đa Hội là ô nhiễm các thông số COD, BOD 5,
kim loại và Coliform.
3.2.1 Nước ngầm.

Cũng như nhiều khu vực khác trong tỉnh, thôn Đa Hội nhân dân sử dụng nước
giếng khoan vào mục đích sinh hoạt. Do hàng ngày khai thác với lượng lớn nước do đó
nước ngầm ở đây tụt khá sâu vào mùa khô, cho nên hầu hết các hộ phải khoan giếng sâu
dưới 25 m mới có nước sử dụng.

-


Về định tính qua cảm quan cho thấy, nước giếng khu vực này nhìn chung khá trong, màu
và mùi vị không phát hiện được bằng khứu giác và thị giác.
Để đánh giá môi trường nước ngầm tại làng nghề nhóm đã lấy mẫu nước tại 4 vị trí giếng
nước trong làng.
Bảng 4: Vị trí lấy mẫu nước ngầm
Stt
1

Kí hiệu mẫu
MB01_NN

2

MB02_NN

3

MB03_NN

4

MB04_NN


TT

Vị trí lấy
Trường tiểu học Châu Khê 1

Tọa độ
21°7'19"N
105°55'27"E
Nhà dân giáp rãnh nước thải 21°07′32.1″N
cuối làng
105°55′11″E
Nhà dân giáp sông
21°07′20.8″N
105°55′17.8″E
Giếng nước tại chùa làng
21°7'22"N
105°55'13"E

Chỉ
tiêu Đơn vị
phân tích

Kết quả

1

PH

mg/l


MB01
_NN
6,8

2

Độ
cứng
(CaCO3)
Độ màu
Độ đục
COD
Rắn tổng số
Fe
Coliform

mg/l

114

3
4
4
5
6
7

QCVN
02:2009

/BYT
cột II

MB02
_NN
6.7

MB03
_NN
6.5

MB04
_NN
6.4

117

123

121

TCU
10
9
10
10
NTU
9
8
8

9
mg/l
3,9
3.2
3.1
2
mg/l
40
57
46
68
mg/l
0,25
0,31
0,24
0,21
MPN/100 ml 15
16
14
12
Bảng 5: Kết quả phân tích chất lượng nước giếng

6,5
8,5
15
5


0,5
150


QCVN
09:2008/
BTNMT

− 5,5 – 8,5
500

4
1500
5
3

Nhận xét: Nhìn chung chất lượng nước ngầm tại khu vực làng Đa Hội đạt tiêu
chuẩn cho phép đối với QCVN 02: 2009/BYT quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình.
Song giá trị đo về độ đục so với quy chuẩn Bộ Y tế cao gần gấp 2 lần.


Mặt khác khi so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia
về chất lượng nước ngầm thì hàm lượng Coliform trong nước ngầm làng nghề cao gấp 45 lần quy chuẩn, nguyên nhân có thể là do :
- Nước thấm theo hệ thống cống rãnh xuống nước giếng
- Phân rơi vãi do một số yếu tố bị thấm lọc các vi sinh vât gây bệnh xuống giếng.
- Dùng gầu hoặc các thiết bị múc nước nhiễm các vi sinh vật gây bệnh.
Các chỉ tiêu COD, độ đục, độ màu, hàm lượng kim loại Fe trong nước đều đạt dưới hoặc
xấp xỉ quy chuẩn cho phép.
3.2.2 Nước mặt
Toàn làng Đa Hội có 4 ao và có một đoạn sông Ngũ Huyện Khê chảy qua làng.
Nhìn chung các ao đều bị ô nhiễm nặng, nước ao có màu đen bẩn.
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt nhóm đã quan trắc tại 4 vị trí sau

Bảng 6: Vị trí lấy mẫu nước mặt
Stt
1

Kí hiệu mẫu
MB01_NM

2

MB02_NM

3

MB03_NM

4

MB04_NM

Vị trí lấy
Ao cuối làng

Tọa độ
21°07′16.5″N
105°55′04.5″E
Ao đầu làng
21°07′16″N
105°55′34.4″E
Sông Ngũ Huyện Khê giữa 21°07′19.9″N
dòng

105°55′05″E
Sông Ngũ Huyện Khê cuối 21°07′10.3″N
dòng
105°55′32.8″E

Bảng 7: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
T
T

Chỉ tiêu

Đơn vị

MB01_
NM

MB02_
NM

MB03_
NM

MB04_
NM

1

PH

Mg/l


7,8

7,9

7,2

7,0

QCVN
08:2010/BTN
MT cột B1
5,5 − 9

2

BOD5

mg/l

62,7

61,2

15,7

14.1

15


3

COD

mg/l

78,9

79,1

21,2

29,5

30

4

Rắnll

mg/l

105

101

65

71


50

5

Rắnts

mg/l

165

176

105

111

-

6

Fe

mg/l

2,2

2,05

1,7


1,55

1.5


×