Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại kho 206 – công ty cổ phần giống vật nuôi cây trồng đông triều thôn bắc sơn xã bình khê thị xã đông triều tỉnh quảng nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MẠC ĐỨC BÁCH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA TỒN DƢ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
TẠI KHO 206 – CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG
ĐÔNG TRIỀU – THÔN BẮC SƠN, XÃ BÌNH KHÊ,
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trƣờng

Khoa:

Môi trƣờng

Khóa học:

2012-2016

Thái Nguyên, 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



MẠC ĐỨC BÁCH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA TỒN DƢ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
TẠI KHO 206 – CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG
ĐÔNG TRIỀU – THÔN BẮC SƠN, XÃ BÌNH KHÊ,
THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trƣờng

Lớp:

K44 – KHMT - N01

Khoa:

Môi trƣờng

Khóa học:

2012-2016

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Hà Đình Nghiêm


Thái Nguyên, 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và tận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự
nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu để tài: “Đánh giá
ảnh hưởng của tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại kho 206 – Công ty Cổ
phần giống vật nuôi cây trồng Đông Triều - Thôn Bắc Sơn, xã Bình Khê,
thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh’’.
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến ban chủ nhiệm khoa Môi trường, toàn thể các thầy cô giáo trong khoa,
đặc biệt là thầy giáo Th.s Hà Đình Nghiêm đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cám ơn Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường đã tạo điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, em xin được gửi đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
và tạo niềm tin cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong
thời gian thực hiện đề tài những lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 2016
Sinh viên thực hiện
Mạc Đức Bách


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Giá trị xuất, nhập khẩu hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam ....... 19
Bảng 3.1: Mẫu đất lấy tại vị trí trung tâm nền kho hóa chất .......................... 24
Bảng 3.2: Mẫu đất lấy tại phía Bắc nền kho hóa chất..................................... 24
Bảng 3.3: Mẫu đất lấy tại phía Nam nền kho hóa chất ................................... 24
Bảng 3.4: Mẫu đất lấy tại phía Tây và Tây Bắc kho hóa chất ....................... 25
Bảng 3.5: Mẫu đất lấy tại phía Tây Nam kho hóa chất................................... 25
Bảng 3.6: Mẫu đất lấy tại phía Đông kho hóa chất ......................................... 25
Bảng 3.7: Mẫu đất lấy tại phía Đông Nam kho hóa chất ................................ 26
Bảng 3.8: Mẫu đất lấy tại phía Đông Bắc kho hóa chất ................................. 26
Bảng 3.9: Mẫu đất lấy tại khu vực ô nhiễm .................................................... 27
Bảng 3.10: Quan trắc môi trường không khí xung quanh .............................. 27
Bảng 4.1. Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã Đông Triều ............. 32
Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực nền kho ............................. 37
Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu đất phía Bắc của kho hóa chất ................... 38
Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu đất phía Nam kho hóa chất ........................ 39
Bảng 4.5 Kết quả phân tích mẫu đất phía Tây và Tây Bắc kho hóa chất ....... 41
Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu đất phía Tây Nam kho hóa chất ................ 42
Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu đất phía Đông kho hóa chất....................... 43
Bảng 4.8 Kết qảu phân tích mẫu đất phía Đông Nam kho hóa chất ............... 44
Bảng 4.9: Kết quả phân tích mẫu đất phía Đông Bắc khoa hóa chất.............. 45
Bảng 4.10: Kết quả phân tích kim loại nặng trong đất tại khu vực ô nhiễm .......... 46
Bảng 4.11: Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh khu vực ô nhiễm....... 47
Bảng 4.12: Kết quả điều tra xã hội học các bệnh liên quan đến việc tiếp
xúc lâu dài với hóa chất BVTV ..................................................... 47
Bảng 4.13: Kết quả điều tra xã hội học các bệnh liên quan đến phơi
nhiễm HCBVTV ............................................................................ 48



iii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Kết quả phân tích mẫu đất tại trung tâm nền kho hóa chất ............ 37
Hình 4.2: Kết quả phân tích mẫu đất phía Bắc kho hóa chất ......................... 38
Hình 4.3: Kết quả phân tích mẫu đất phía Nam kho hóa chất ........................ 40
Hình 4.4: Kết quả phân tích mẫu đất phía Tây và Tây Bắc kho hóa chất ...... 41
Hình 4.5: Kết quả phân tích mẫu đất phía Tây Nam kho hóa chất ................. 42
Hình 4.6: Kết quả phân tích mẫu đất phía Đông kho hóa chất ....................... 43
Hình 4.7: Kết quả phân tích mẫu đất phía Đông Nam kho Hóa chất ............. 44
Hình 4.8: Kết quả phân tích mẫu đất phía Đông bắc kho hóa chất ................ 45
Hình 4.9. Các bệnh liên quan đến việc tiếp xúc lâu dài với hóa chất BVTV . 48
Hình 4.10 Các bệnh liên quan đến phơi nhiễm HCBVTV ............................. 49


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT
1

FAO

Ý NGHĨA
Tổ chức lương thực và nông nghiệp
Liên Hợp Quốc

2


HCBVTV

Hóa chất bảo vệ thực vật

3

KH&CN

Khoa học và công nghệ

4

NN & PTNN

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

5

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

6

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

7


UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

8

WHO

Tổ chức y tế thế giới


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu .............................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .................................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4

2.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................. 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................. 6
2.1.3. Căn cứ kĩ thuật............................................................................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8
2.2.1. Giới thiệu chung về hóa chất bảo vệ thực vật ................................. 8
2.2.2. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật ...................................... 12
2.2.3. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới và
Việt Nam ...................................................................................... 15
2.2.4. Thực trạng về các kho lưu trữ hóa chất bảo vệ thực vật tại
Việt Nam ...................................................................................... 19


vi

2.2.5. Thực trạng về kho hóa chất bảo vệ thực vật tại kho 206 –
Công ty Cổ phần giống vật nuôi cây trồng Đông Triều .................. 20
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội thị xã Đông Triều tỉnh
Quảng Ninh .................................................................................. 22
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của tồn dư HCBVTV tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................... 22
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của HCBVTV tồn dư trong đất đến
sức khỏe người dân ....................................................................... 22
3.3.4. Đề xuất công nghệ xử lý ô nhiễm HCBVTV trên địa bàn

nghiên cứu .................................................................................... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp .............................. 22
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ............................................... 23
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................. 27
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Thị xã Đông Triều........................... 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................. 30
4.2. Kết quả đạt được ...................................................................................... 37
4.2.1. Kết quả đánh giá tồn dư HCBVTV trong đất ................................ 37


vii

4.2.2. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của tồn dư HCBVTV tới môi
trường không khí .......................................................................... 47
4.3. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của HCBVTV tồn dư trong đất đến
sức khỏe người dân. ............................................................................... 47
4.4 Đề xuất công nghệ xử lý ô nhiễm HCBVTV trên địa bàn nghiên
cứu.......................................................................................................... 49
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật
cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, văn
hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của con
người. Con người sử dụng tài nguyên đất chủ yếu vào các hoạt động sản xuất
nông nghiệp để đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lương thực thực phẩm cho
con người. Tuy nhiên qua hoạt động sống của con người môi trường đất đã và
đang ngày càng suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến ô nhiễm môi trường đất là do hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV). Ô
nhiễm đất HCBVTV (ở khu vực lân cận các điểm lưu trữ HCBVTV quá hạn,
cấm sử dụng) dẫn đến sự phát tán ra xung quanh, bị rửa trôi vào lưu vực, xâm
nhập vào nguồn nước ngầm và trầm tích. Từ môi trường đất, nước, trầm tích,
HCBVTV sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, đặc biệt là các động vật đáy (như
cá, sò, cua, ốc, hến…) gây lo lắng sức khỏe cho người tiêu thụ. Tác động bất
lợi cho động vật trên cạn, hủy hoại môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe
cộng đồng.
Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho loài người trên thế giới
thì đầu thế kỷ XX HCBVTV đã được đưa vào sử dụng, hàng loạt nhà máy sản
xuất HCBVTV xây dựng, từ những năm 70 của thế kỷ XX nước ta đã thành
lập các kho trung chuyển mặt hàng này, đảm bảo kịp thời vụ, hầu như mỗi
đơn vị từ tuyến huyện, tỉnh, đến trung ương đều có kho lưu giữ hóa chất.
Một vài năm trở lại đây vấn đề ô nhiễm HCBVTV tồn dư tại các kho
cũ trên địa bàn thị xã Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh đang thu hút sự quan
tâm lớn từ dư luận và các cơ quan quản lý môi trường. Hiện nay các kho chứa
HCBVTV cũ đã được dỡ bỏ từ lâu, tuy nhiên hầu hết các kho hàng được xác


2


định gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, tác động đến sức khỏe người
dân và ảnh hưởng không nhỏ tới quy hoạch.
Thực tế cho thấy do thiếu sự hiểu biết, ít thông tin nên hầu hết khu vực
HCBVTV trước đây đã trở thành công trình công cộng, ruộng, vườn canh tác,
thậm chí là đất ở, vì vậy việc phơi nhiễm HCBVTV đối với người dân là rất
lớn, có thể gây những căn bệnh rất nguy hiểm như ung thư, quái thai, dị dạng,
giảm khả năng sinh nở… Tuy nhiên đến nay chưa có một hoạt động
nghiên cứu cụ thể nào tiến hành rà soát một cách tổng thể trên phạm vi
toàn thị xã có thể khoanh vùng, đánh giá mức độ ô nhiễm của các khu vực
tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật và đề ra các phương án xử lý triệt để ô
nhiễm cho từng khu vực.
Xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Môi Trường, dưới sự hướng
dẫn của Th.s Hà Đình Nghiêm. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
ảnh hƣởng của tồn dƣ hóa chất bảo vệ thực vật tại kho 206 – Công ty Cổ
phần giống vật nuôi cây trồng Đông Triều - Thôn Bắc Sơn, xã Bình Khê,
thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh’’.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do tồn dư của hóa chất bảo vệ
thực vật, tại kho trung chuyển hóa chất đến môi trường đất…từ đó đánh giá
các ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân địa phương và đưa ra các giải
pháp khuyến cáo, xử lý triệt để ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá ô nhiễm môi trường đất do HCBVTV tồn dư tại khu vực
nghiên cứu.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc ô nhiễm HCBVTV đến sức khỏe của
người dân địa phương.


3


- Đề xuất biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do HCBVTV.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về mức độ nguy hiểm của hóa chất
BVTV đối với sức khỏe và hệ sinh thái.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Việc thực hiện đề tài có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Kết quả
của đề tài có thể sử dụng để khuyến cáo các hoạt động sản xuất, sinh hoạt
của người dân địa phương xung quanh khu vực nghiên cứu. Có thể làm tư
liệu thực hiện các giải pháp triệt để ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo
vệ thực vật.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
 Khái niệm hóa chất thuốc bảo vệ thực vật
Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) xuất phát từ thuật ngữ tiếng anh
“Pesticide” có nghĩa là chất để diệt loài gây hại. Dịch sang tiếng Việt các tác
giả sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như: Thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
vật, hóa chất trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật. Như vậy HCBVTV là danh từ
chung để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu
diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các Vector gây bệnh cho người
và động vật, các loại côn trùng khác hay động vật có hại trong quá trình sản
xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông

nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn
trùng, ký sinh trùng.
Hóa chất bảo vệ thực vật được coi là những hợp chất có nguồn gốc
tự nhiên hay chất tổng hợp nhân tạo được dùng để phòng trừ các sinh vật hại
cây trồng, người ta quen gọi hóa chất bảo vệ thực vật là Pesticide-thuốc trừ
dịch hại. Dựa theo đối tượng phòng trừ, có thuốc trừ sâu (insecticide), thuốc
trừ nấm (herbicide), thuốc trừ dong tảo (algicide) và một số loại khác như trừ
chuột, ve, rệp… Con người phải dùng tất cả các loại thuốc trên để đối phó với
tất cả các loại đối tượng gây bệnh trên.
 Khái niệm về chất độc
Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng
nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể
sinh vật, phá hủy nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật


5

bị ngộ độc hoặc bị chết [8]. Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Chất có khả
năng ức chế, phá hủy hoặc làm chết cơ thể sống: khi đưa một lượng nhỏ chất
độc vào cơ thể (qua miệng, dạ dày, thở hít qua phổi, thấm qua da…) hoặc khi
được hấp thụ vào máu trong những điều kiện nhất đinh, gây ra những rối loạn
sinh lý của cơ thể, làm nguy hại cho sức khỏe hoặc gây nguy hiểm đến tính
mạng con người. Hiện tượng này còn gọi là ngộ độc.
 Khái niệm về độc tính
Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở
một lượng nhất định của chất độc đó [8]. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam:
Độc tính là tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật. Độc tính được
chia ra các dạng:
Độc cấp tính: Chấp độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì, kí
hiệu LD50 (letal dosis 50), biểu thị lượng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng

lượng cơ thể có thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thường là chuột hoặc
thỏ). LD50 khác nhau tùy loại chất độc, con đường xâm nhập (qua miệng, qua
da…) vào vật thí nghiệm. Nếu chất độc lẫn với không khí (hơi độc, hay ở
trong nước) thì được kí hiệu LC50 (letal concentration 50) biểu thị lượng chất
độc (mg) trong 1m3 không khí hoặc 1 lít nước có thể gây chết 50% cả thể thí
nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độc độc tính càng cao.
Độc mãn tính: Chỉ khả năng tích lũy chất độc trong cơ thể, khả năng
gây đột biến, gây ung thư hoặc quái thai, dị dạng. Nếu thường xuyên làm việc
nơi có chất độc (xưởng hóa chất, xử lý chất phế thải, xản xuất và phun thuốc
trừ sâu…) thì cần đầy đủ quy trình bảo hộ lao động, quy định kiểm tra độ độc
nơi làm việc và khám sức khỏe thường xuyên.
 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đối của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật [9].


6

 Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiếm môi trường đất là đưa vào môi trường đất các chất thải nguy
hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức
khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường đất. Đất được xem
là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả
năng tự làm sạch của môi trường đất.
 Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là do các thành phần khác nhau của loại chất rắn,
lỏng, khí khi mà chúng phân tán ra rất nhanh vào khí quyển khi chúng có điều
kiện thuận lợi, với nồng độ vừa đủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người,
gây ảnh hưởng xấu tới sự sinh trường, phát triển của động vật, thực vật, phá

hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường.
 Khái niệm về sự cố môi trường
Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái
môi trường nghiêm trọng.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành 1 số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.


7

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính
phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính
phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số
nội dung vể Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/04/2008
của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn lập
dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi

trường.
- Thông

tin

liên

tịch

số

45/2010/TTLT-BTC-BTNMT

ngày

30/03/2010 của Bộ Tài Chính và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc
Hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
- QCVN 07:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
chất thải nguy hại.
- Quyết định về việc phê duyệt danh mục cho sự nghiệp môi trường
2.1.3. Căn cứ kĩ thuật
- Sổ tay quan trắc và phân tích môi trường do Cục Môi trường - Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường xuất bản tháng 12 năm 2002.
- TCVN 7538 – 2: 2005 – Chất lượng đất – Lấy mẫu – Phần 2: Hướng
dẫn kĩ thuật lấy mẫu;
- TCVN 6663 – 1: 2011 – Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 1:
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kĩ thuật lấy mẫu;
- TCVN 5992: 1995 – Chất lượng nước – Lấy mẫu: Hướng dẫn kĩ
thuật lấy mẫu;



8

- TCVN 6663 – 3: 2008 – Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 1:
Hướng dẫn cách bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 7876: 2008 – Nước: Xác định hàm lượng thuốc trừ sâu clo
hữu cơ. Phương pháp sắc chiết khí lỏng;
- TCVN 6000:1995 – Chất lượng nước – Lấy mẫu: Hướng dẫn lấy
mẫu nước ngầm;
- QCVN 54:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
xử lý hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử
dụng đất;
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- Thông tư 30/2011/TT-BTNMT – Quy định quy trình kỹ thuật quan
trắc môi trường nước dưới đất.
- Thông tư 33/2011/TT-BTNMT – Quy định quy trình kỹ thuật quan
trắc môi trường đất.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Giới thiệu chung về hóa chất bảo vệ thực vật
Đặc tính của HCBVTV trong môi trường: Dễ bay hơi, dễ hòa tan trong
nước và dung môi, bền với quá trình biến đổi sinh học. HCBVTV cũng được
những cây cối và động vật hấp thụ và theo chuỗi thức ăn sẽ xâm nhập và tích
lũy trong cơ thể người. Đặc biệt, trong chuỗi thức ăn này cứ qua mỗi bậc dinh
dưỡng, HCBVTV lại được tích lũy với số lượng theo cấp số nhân và được gọi
là khuếch đại sinh học.
2.2.1.1. Dichlo – Dibenzen – Trichlothan (DDT)
a. Đặc điểm
Thuốc trừ sâu DDT là chữ viết tắt tiếng Anh của hóa chất Dichlo –
Dibenzen – Trichlothan, được phát minh năm 1872. DDT có tính năng trừ sâu



9

rất tốt, dùng để diệt các loài sâu phá hoạt lương thực, cây ăn quả, rau xanh và
các loài côn trùng gây bệnh. DDT còn được biết đến với cái tên thương mại
Anfex, Arkotin, Dicofol, Genitox, Ixodex, Neoxid, Pentachlorin,
Peprothion, 7~erdane… DDT ở dạng bột trắng hay xám nhạt, không tan
trong nước, rất tan trong cychlorhexanon, tan ít hơn trong xylen và
aceton, ít tan trong dầu hỏa.
Tính chất của DDT khá ổn định, có hiệu quả lâu dài, hơn nữa DDT
không dễ hòa tan trong nước (sau khi phun thuốc không bị nước mưa rửa
sạch) cho nên về kinh tế, nó đã thể hiện tính ưu việt so với các loài thuốc trừ
sâu khác. Bắt đầu từ năm 1943 thuốc trừ sâu DDT đã được sử dụng rộng rãi
với số lượng lớn trên toàn thế giới.
b. Độc tính với con người
Liều gây độc đối với người là 30 gam. DDT có tác dụng tích lũy. Tuy
nhiên khoảng cách an toàn giữa nồng độ diệt được côn trùng và liều gây độc
cho người khá lớn.
 Độc cấp tính
Theo phân loại của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO), DDT có độc
tính trung bình. Đường xâm nhập chủ yếu của DDT là qua hô hấp, tiêu hóa và
qua da, hiếm gặp nhiễm độc gây tử vong ở người. Liều nhỏ DDT gây rối loạn
tiêu hóa (nôn, tiêu chảy) kèm theo nhức đầu, suy nhược, lo lắng, mất trí nhớ.
Các biểu hiện thần kinh chủ yếu ở các chi: Giảm các giác sờ mó, vô cảm
ngoài da, chuột rút, dị cảm, giật cơ. Ở liều cao hơn, có thế gây co giật liên tục
và tử vong.
 Độc mãn tính
DDT có thể gây ung thư. Trong các thí nghiệm trên động vật, DDT và
chất chuyển hóa của nó đã được chứng minh gây khối u ở phổi và gan động

vật thí nghiệm. DDT làm giảm số lượng tinh trùng, hạ thấp tỷ lệ sinh sản ở
người và động vật, còn gây đẻ non, sảy thai và trẻ sơ sinh nhẹ cân.


10

Tác hại do phơi nhiễm lâu dài với DDT là tổn thương gan, thoái hóa hệ
thần kinh trung ương, viêm da, suy nhược… Tác hại của DDT đặc biệt
nghiêm trọng với những người tiếp xúc thường xuyên (ví dụ như công nhân
sản xuất trực tiếp).
Thực tế ở các tồn lưu (ví dụ như khu vực Núi Căng, Phú Bình) đã ghi
nhận nhiều trường hợp những người dân trực tiếp tham gia đục phá các thùng
chứa, đào đất nhiễm về vãi ruộng bị mắc các chứng rối loạn da (nứt nẻ chảy
nước vàng), ung thư gan, mất trí nhớ [10].
c. Lan truyền và ảnh hưởng đến môi trường
Với đặc tính khó phân giải trong môi trường DDT có thể tồn lưu trong
đất hàng chục năm. Từ ô nhiễm đất tất yếu sẽ dẫn tới ô nhiễm hồ ao, sông
ngòi do lan truyền qua nước mưa.
DDT tồn tại trong môi trường, qua sinh vật tích lũy và thông qua các
chuỗi thức ăn, có thể được phóng đại và khuếch tán có tính nguy hại rất lớn
đối với con người và các loài sinh vật khác. DDT phá hoại sự hấp thụ và đào
thải bình thường đối với các chất Canxi, khiến cho vỏ trứng mỏng hơn, dễ vỡ
và làm cho trứng không nở thành chim non. DDT phá hoại môi trường và sinh
thái ở mức độ rất lớn. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, rất nhiều
nước đã cấm sử dụng thuốc trừ sâu DDT.
2.2.1.2. HCH và Lindan (hay thuốc trừ sâu 666)
Tên chung: BHC (Benzene hexachloride)
- HCH (Hexachlorcychlorhexane)
- Lindan: tên chung của 99% đồng phân gamma HCH.
Tên thương mại:

- HCH: Benzex, Denzex, Dolmox
- Hexaful, Hexyclan, Kotol, Submar.v.v…
- Lindan: Exaggama, Forlin, Gammex, Inexit


11

- Isotox Lindanrgam, Lindanlo, Bovigam.v.v…
HCH – 666 là bột trắng mùi sốc, không tan trong nước, dễ tan trong
cồn, benzen aceton, xylen, dầu hỏa… Sản phẩm thương nghiệp là hỗn hợp 5
đồng phân, trong đó đồng phân gamma, hay lindan, còn gọi là gammexan,
không vị, không mùi.
a. Độc cấp tính
- Theo cấp phân loại của WHO, HCH và Lindan có độc tính vừa.
Đường hấp thu chủ yếu của Lindan và các đồng phân khác của HCH là
đường hô hấp, tiêu hóa và qua da. Tác động chủ yếu do phơi nhiễm với lindan
là kích thích hệ thần kinh gây co giật. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm
độc lindan và HCH từ nhẹ đến vừa là: chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, nôn,
suy yếu, dễ kích thích, lo âu và dễ cáu giận. Ở thể nhiễm độc nặng hơn có thể
gây giật cơ, co giật, khó thở. Tiếp xúc với da có thể thấy phát ban.
b. Độc mãn tính
- Gây ung thư
- Gây quái thai và giảm tỷ lệ sinh sản
- Tác hại khác gồm hại đến thận, tủy, phá hủy niêm mạc mũi, suy
nhược, cao huyết áp, co giật, thiếu máu. Lindan còn gây giảm sản hay bất
sản tủy xương, gan nhiễm mỡ, thoái hóa cơ tim, hoại tử mạch máu ở thận,
phổi, não.
c. Ảnh hưởng tới môi trường
Có tính tồn lưu và phát tán mạnh, dư lượng HCH và lindan có thể ghi
nhận ở khắp thế giơi, cả ở những khu vực xa nơi sử dụng như ở Nam Cực và

Bắc Cực. Lindan và các sản phẩm phân giải cũng đã gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm và nước bề mặt.


12

2.2.2. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật
2.2.2.1. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường
2.2.2.1.1. Tác động đến môi trường đất
Sự tồn tại và vận chuyển HCBVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu
tố cấu trúc hóa học của hoạt chất, các dạng thành phẩm, loại đất, điều kiện tiết
thủy lợi, loại cây trồng và các vi sinh vật trong đất.
Hóa chát bảo vệ thực vật có thể hấp thụ từ đất vào cây trồng, đặt biệt
các loại rễ của rau như củ cà rốt và cỏ. HCBVTV được hấp thu từ đất vào cỏ,
súc vật ăn cỏ như trâu bò sẽ hấp thu toàn bộ dư lượng HCBVTV trong cỏ vào
thịt và sữa.
Nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lưu lâu dài trong đất, ví dụ DDT
và các chất clo hữu cơ sau khi đi vào môi trường sẽ tồn tại ở các dạng hợp
chất liên kết trong môi trường, mà những chất mới thường có độc tính hơn
hẳn, xâm nhập vào cây trồng và tích lũy ở quả, hạt, củ sau đó di truyền theo
thực phẩm vào gây hại cho người, vật như ung thư, quái thai, đột biến gen...
Khi thuốc bảo vệ thực vật (chủ yếu là nhóm lân hữu cơ) xâm nhập vào môi
trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng giống
như tác hại của phân bón hóa học dư thừa trong đất. Do khả năng diệt khuẩn
cao nên thuốc bảo vệ thực vật đồng thời cũng diệt nhiều sinh vật cơ lợi cho đất,
làm hoạt tính sinh học trong đất giảm. Ở trong đất HCBVTV tác động vào khu hệ
vi sinh vật (VSV) đất, giun đất và những động vật khác làm hoạt động của chúng
giảm chất hữu cơ không được phân hủy, đất nghèo dinh dưỡng.
2.2.2.1.2. Tác động đến môi trường nước
Nước có thể bị ô nhiễm bởi việc đổ các HCBVTV thừa sau khi phun

xong. Đổ nước rửa dụng cụ sau khi phun xuống ao hồ. Cây trồng được phun
HCBVTV ngay cạnh mép nước, sự rò rỉ, xói mòn từ đất đã xử lý bằng
HCBVTV hoặc HCBVTV rơi xuống từ không khí bị ô nhiễm, sử dụng
HCBVTV cho xuống các sông hồ để giết cá, vớt cá để ăn.


13

Nghiên cứu của Bùi Vĩnh Diên, dư lượng HCBVTV là 58,33% số mẫu,
và 20% mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nước giếng đào có
60% số mẫu có dư lượng HCBVTV và 20% mẫu có dư lượng vượt quá tiêu
chuẩn cho phép. Nước hồ thủy lợi 53,33% số mẫu có dư lượng HCBVTV và
26,66% mẫu có dư lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nước ruộng có
66,6% số mẫu có dư lượng HCBVTV và 33,3% số mẫu có dư lượng
HCBVTV và không có mẫu nào vượt quá tiêu chuẩn cho phép [3].
2.2.2.1.3. Tác động đến môi trường không khí
Ô nhiếm không khí do HCBVTV chủ yếu do phun thuốc. Ngay trong
quá trình phun thuốc, các hạt nhỏ bay hơi tạo thành những hạt mù lỏng có thể
bay rất xa theo gió. Thông thường HCBVTV loại tương đối ít bay hơi như
DDT cũng bay hơi trong không khí rất nhanh khi ở vùng khí hậu nóng gây ô
nhiễm không khí và rất nguy hiểm nếu hít phải HCBVTV trong không khí. Ở
các vùng nhiệt đới, khoảng 90% HCBVTV photpho hữu cơ có thể bay hơi
nhanh hơn. Các thuốc diệt cỏ cũng dễ bị bay hơi nhanh trong quá trình phun
thuốc, tuy nhiên theo Ewards có rất ít bằng chứng về tiếp xúc HCBVTV trong
không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe con người trừ những nơi
mà HCBVTV được sử dụng trong những khu bị vây kín, không khí không
được thông thoáng. Tuy vậy HCBVTV cũng có thể bám dính theo các hạt bụi
và xâm nhập cơ thể con người qua hít thở hoặc bám lên rau quả xâm nhập cơ
thể người qua ăn uống [4].
2.2.2.2. Ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe con người

Ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe con người bao gồm:
- Nhiễm độc cấp thường gặp là: các vụ tự tử, các vụ nhiễm độc hàng
loạt do thức ăn bị nhiễm HCBVTV, các vụ tai nạn hóa chất trong công nghiệp
và sự tiếp xúc nghề nghiệp trong nông nghiệp là nguyên nhân của phẩn lớn
các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan tới HCBVTV [16].


14

Các ảnh hưởng mạn tính do sự tiếp xúc với HCBVTV với liều lượng
nhỏ trong thời gian dài có liên quan tới nhiều sự rối loạn và các bệnh khác
nhau. Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên
quan giữa HCBVTV với bệnh ung thư não, ung thư vú, ung thư gan, dạ dày,
bàng quang, thận. Các hậu quả sinh sản: đẻ non, vô sinh, thai dị dạng, quái
thai, ảnh hưởng chất lượng tinh dịch và dị ứng, tăng cảm giác da [8]. Đặc biệt
là những liên quan của HCBVTV với ung thư, bạch cầu cấp ở trẻ em.
Nguyễn Duy Thiết điều tra 100 hộ gia đình tại 5 đội xã Tam Hiệp,
huyện Thanh Trì, Hà Nội thấy 73% có biểu hiện chứng như nôn nao, khó
chịu, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ, ngứa và nóng rát
các vùng da hở [14].
Cao Thúy Tạo tiến hành một nghiên cứu ngang, mô tả nguy cơ nhiễm
độc HCBVTV trên người sử dụng tại một số vùng chuyên canh khác nhau.
Kết quả cho thấy người sử dụng HCBVTV thường có biểu hiện mệt
mỏi chóng mặt, tăng tiết nước bọt, mất ngủ. Nồng độ HCBVTV/cm2 da sau
khi phun gấp 2 lần trước khi phun, 32,4% đối tượng nghiên cứu có biểu hiện
cường phó giao cảm [12].
Trần Như Nguyên, nghiên cứu trên 500 hộ gia đình ngoại thành Hà Nội
thấy dấu hiệu phổ biến nhất sau khi sử dụng HCBVTV là chóng mặt, nhức
đầu, buồn nôn thấy ở 70% đối tượng ngoài ra còn các triệu chứng ăn kém, hoa
mắt, đau bụng (rối loạn giấc ngủ) [7].

Có thể nói nhiễm độc HCBVTV là một thực tế diễn ra thường xuyên
liên tục ở tất cả các địa phương trong nước và trở thành một vấn đề lớn trong
CSBVSK người lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Lê Kế Sơn tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng cho 128 người
thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với HCBVTV và 47 người không tiếp xúc.
Kết quả thấy tỉ lệ bệnh khách nhau có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tiếp xúc


15

với HCBVTV và nhóm chứng là: hội chứng suy nhược thần kinh, hội chứng
rối loạn thần kinh thực vật,viêm đường hô hấp trên mạn tính, hội chứng thiếu
máu, tổn thương gan mạn tính và bệnh ngoài da. Có sự liên quan chặt chẽ
giữa tỉ lệ bệnh với nghề nghiệp và tuổi nghề [11].
2.2.3. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới và Việt Nam
2.2.3.1. Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới
Trƣớc thế kỷ XX, theo một số triết gia cổ đại cho biết thì việc sử dụng
HCBVTV đã có từ xa xưa qua việc dùng lá cây dải xuống chỗ nằm để tránh
côn trùng đốt. Tài liệu của Hassall mô tả việc sử dụng các chất vô cơ để tiêu
diệt các loại côn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con người cũng đã biết sử
dụng các loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh [4], [6].
Giữa thế kỷ XVI người Trung Quốc đã biết dùng các chất thạch tín sau đó là
Nicotin chiết suất từ cây thuốc lá để bảo vệ cây trồng [13]. Cuối thế kỷ XIX
các HCBVTV đã được sử dụng rộng rãi nhưng biện pháp hóa học lúc này vẫn
chưa có vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, HCBVTV hữu cơ ra đời làm thay
đổi vai trò của biện pháp hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc trừ nấm
thủy ngân hữu cơ đầu tiên ra đời vào năm 1913, tiếp theo là các thuốc trừ nấm
lưu huỳnh rồi đến các nhóm khác. DDT đã được Zeidler tìm ra tại Thụy Sỹ
năm 1924. Hàng loạt HCBVTV ra đời sau đó: Hợp chất phốt pho hữu cơ đã

được phát minh năm 1942 [4]. Clo hữu cơ (1940-1950), các hóa chất lân hữu
cơ, các hóa chất cacbamat (1945-1950). Hóa chất trừ cỏ xuất hiện muộn hơn,
năm 1945 chất diệt cỏ carbamat lần đầu tiên được phát hiện ở Anh. Biện pháp
hóa học bị khai thác ở mức tối đa, từ cuối những năm 1950 những hậu quả
xấu của HCBVTV gây ra cho con người và môi trường được phát hiện [8].
Từ năm 1960-1980, việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả
rất xấu cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong nhân dân tư tưởng sợ


16

hãi, không dám dùng HCBVTV xuất hiện, thậm chí có người cho rằng cần
loại bỏ không dùng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì điều này
các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu các loại HCBVTV mới an toàn hơn
đối với môi trường và sức khỏe con người. Nhiều HCBVTV mới ra đời như
hóa chất trừ cỏ mới, các HCBVTV nhóm perethroid tổng hợp, các HCBVTV
bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh
trưởng côn trùng và cây trồng. Lượng HCBVTV được dùng trên thế giới
không những không giảm mà còn liên tục tăng lên [8].
Từ những năm 1980 đến nay, vấn đề bảo vệ môi trường được quan
tâm hơn, vai trò của biện pháp hóa học vẫn ðýợc thừa nhận. Tý týởng sợ
HCBVTV cũng bớt dần [8]. Do hiểu biết tốt hõn về tác ðộng qua lại của côn
trùng và cây trồng, các loại HCBVTV ðã được phát triển lên một tm cao mới
cũng như đã có một chiến lược mới về công thức hóa học và các phương pháp
sử dụng. Nhiều loại hóa chất mới, trong đó có nhiều HCBVTV sinh học có
hiệu quả cao với dịch hại nhưng an toàn với môi trường ra đời [15]. Sự phát
triển mới này đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiễm độc HCBVTV. Sản
lượng HCBVTV thế giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế giới sản xuất
ra faafn 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra hơn 3 triệu tấn
mỗi năm [16]. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537

loại HCBVTV [1]. Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu
và sử dụng HCBVTV đứng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trên đây là 2 quốc gia hàng đầu thế giới về sản lượng, kim ngạch xuất
nhập khẩu và sử dụng HCBVTV:
Tại Trung Quốc để tăng cường tự chủ về HCBVTV, chính phủ Trung
Quốc đã gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp HCBVTV. CHính vì vậy
ngành công nghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh, hiện tại có hơn 2500
nhàm áy sản xuất lớn, nhỏ. Sản lượng HCBVTV của Trung Quốc đã tăng


×