Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

KỸ NĂNG sắp xếp THỜI GIAN lập kế HOẠCH học tập CHO học SINH TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.31 KB, 21 trang )

CHỦ ĐỀ: KỸ NĂNG SẮP XẾP THỜI GIAN LẬP KẾ HOẠCH HỌC
TẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC


PHẦN MỞ ĐẦU
I.
Đặt Vấn Đề
Đối với bất kì ai muốn việc học tập thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và kế
hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng, biết sắp xếp thời gian hợp lý, lập kế
hoạch học tập phù hợp với thời gian.Việc lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể cái gì cần được
học trước, cái gì sẽ được học sau, làm như thế không những sẽ giúp quản lí và tiết kiệm
được thời gian mà còn giúp chúng ta hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa
học.Đối với việc tổ chức hoạt động dạy kỹ năng cho các em là học sinh tiểu học về kỹ
năng lập kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian hợp lý là một điều rất quan trọng ở xã hội
bây giờ vì khi biết lập kế hoạch và sắp xếp thời gian hợp lý ngay từ nhỏ thì nó sẽ rất có
ích cho các em sau này khi lớn lên và nó sẽ giúp các em học tập, sắp xếp hiệu quả hơn.
Trong xã hội bồn bề hiện đại ngày nay thì việc các em học sinh ngay từ nhỏ đã được các
bậc phụ huynh đôn thúc việc học tập, các em học đủ thứ môn, học rất nhiều, học cả ngày
không có thời gian để vui chơi, ăn vội, uống vội để học, các em giống như một cái máy,
vấn đề này cũng đã được truyền thông phản ánh rất nhiều, các em là tương lai của đất
nước, một phần vì cha mẹ lo cho tương lai con mình, không muốn thua bạn bè, nhưng
một phần cũng chỉ vì bệnh thành tích, luôn muốn con mình là nhất, không thua ai.Những
điều đó cho thấy nếu không biết sắp xếp thời gian hợp lý và lập kế hoạch cho bản thân
phù hợp thì các em rất dễ rơi vào tình trạng học nhiều nhưng mà không hiệu quả, dẫn đến
nhiều hậu quả khó lường đặc biệc là các em học sinh còn ở độ tuổi nhỏ, bậc tiểu học dễ
bị cuốn vào cuồn quay học tập của bậc phụ huynh.Vì vậy để giúp các em học sinh ở đây
có được kỹ năng biết sắp xếp thời gian hợp lý, lập kế hoạch học tập cho bản thân để việc
học tập của các em không áp lực, nhồi nhét, một phần nào đó giúp các em trang bị cho
mình kỹ năng để học tốt hơn.Quản lý thời gian lập kế hoạch học tập là một trong những
kỹ năng sống không thể thiếu. Ngay từ khi các con còn nhỏ, cha mẹ cần chú ý bồi dưỡng
cho con kỹ năng quản lý thời gian và lập kế hoạch học tập thật tốt.




II.

Lý do chọn đề tài

Trong đợt thực hành công tác xã hội nhóm vừa qua tại trường Tiểu Học Hồng Quang em
cũng đã có cơ hội được thực hành ở trường trong vòng 5 tuần, em cũng đã rất may mắn
được học qua bộ môn giáo dục kỹ năng sống để từ đó áp dụng những kiến thức và kỹ
năng vào việc thực hành tại trường học rất nhiều.Trong 5 tuần tại cơ sở em đã được trực
tiếp dạy các em lớp 4 tại đây thì em đã có cơ hội áp dụng rất nhiều kỹ năng sống các hoạt
động mà cô đã dạy và truyền đạt cho em để triển khai tổ chức các hoạt động và thuyết
trình, quản trò, trò chơi cho các em và đem lại kết quả tốt.Trong quá trình dạy tại trường
thì sau nhiều buổi dạy, quan sát và chia sẽ, nhìn nhận các em ở đây hầu như đều phải học
rất nhiều, có em còn nói học cả ngày tới 9h tối mới xong, hầu hết các em đều không biết
tự lập kế hoạch học tập cho bản thân, chưa biết sắp xếp thời gian hợp lí, vì các em còn
quá nhỏ, và bỡ ngỡ trước việc được trang bị những kỹ năng như thế này.
Nhận thấy được những điều đó em quyết định chọn đề tài về hoạt động dạy kỹ năng lập
kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian hợp lí để giúp các em học sinh trang bị cho mình
được những kỹ năng cần thiết ngay từ lúc còn nhỏ để hỗ trợ cho việc học tập của các em
có hiệu quả đạt kết quả tốt hơn, biết cách sắp xếp thời gian hợp lí cho bản thân để không
phải bở ngỡ khi lên cấp lớn hơn.
Danh mục viết tắt: HS: học sinh; GV: giáo viên; TH: tiểu học
PHẦN NỘI DUNG
I.
Mục Tiêu
1. Mục tiêu về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là sắp xếp thời gian hợp lí và lập kế hoạch học tập.
- Biết được giá trị của thời gian.
- Nêu lên được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập và có được kỹ năng sắp xếp

-

thời gian hợp lí cho bản thân các em.
Vận dụng được kỹ năng lập kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian hợp lí vào thực tế của

-

các em.
Hiểu được kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian như thế nào,
áp dụng nó ra sao, có khó khăn gì.


- Đánh giá được cách sắp thời gian thế nào là hợp lí.
2. Mục tiêu về kĩ năng:
- Các em học sinh có thể sắp xếp thời gian và lập kế hoạch học tập hợp lí cho mình ( tự lập
-

cho bản thân được cho mình thời gian biểu).
Rèn luyện được kỹ năng quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi
Các em học sinh có thể thay đổi các kế hoạch đó một cách linh hoạt phụ thuộc vào chế

-

độ sinh hoạt của gia đình và thời khóa biểu học tập của mình.
Rèn luyện kỹ năng tư duy tích cực, sáng tạo, biết phân tích so sánh, đánh giá, sắp xếp sao

cho phù hợp.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm.
3. Mục tiêu thái độ:
- Hình thành thái độ sinh hoạt và làm việc đúng giờ, có kế hoạch.

- Có thái độ tích cực trong việc tự phân chia thời gian hợp lí cho mình (về sinh hoạt, vui
-

chơi lẫn học tập..)
Nâng cao ý thức của HS về sự chủ động trong học tập và sinh hoạt hằng ngày ngay từ
nhỏ.
Tích cực thực hiện các kế hoạch đã được đặt ra.
II.
ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ:
Chủ đề được thiết kế dành cho học sinh lứa tuổi học sinh lớp 4, lớp 5 mà cụ thể ở đây là
học sinh lớp 4/1 trường Tiểu Học Hồng Quang – TP.Đà Nẵng
III.
THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ ĐỀ:
Đối với học sinh tiểu học, hoạt động chủ đạo của các em là hoạt động học tập.Tuy nhiên,
song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như hoạt động
vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động xã hội...Việc các em thực hiện kết hợp có hiệu
quả tất cả các hoạt đó không phải là đơn giản.Các em cần có cách sắp xếp thời gian và
lập kế hoạch học tập hợp lí, nhưng hầu hết các em đều bỡ ngỡ và chưa biết phải làm như
thế nào với việc này.Chủ đề truyền đạt kỹ năng lập kế hoạch học tập và sắp xếp thời gian
hôm nay sẽ giúp các em giải quyết phần nào khó khăn trong việc sắp xếp thời gian và lập
kế hoạch học tập hợp lí, hiệu quả với các nội dung bao gồm các hoạt động khởi động làm
quen vào chủ đề, giới thiệu về kỹ năng này, hướng dẫn lớp thực hành, cho các em thực

-

hành, cho các em vận dụng vào thực tế, trải nghiệm.
IV.
PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ:
Giấy, bút lông cho các em học sinh thiết kế thời gian biểu.
Mẫu thời gian biểu để các em làm theo.

Laptop, máy chiếu
Giấy A4, giấyA0, giấy nhớ


V.

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động 1: Trò chơi “kết bạn làm quen”
1. Mục tiêu:

- Khởi động và giới thiệu làm quen với nhau.
- Tạo không khí giao lưu thân thiện, vui vẻ, thoải mái giới thiệu về chủ đề.
2. Cách tiến hành:
Quản trò sẽ cho mọi người nắm tay nhau, có sự xen kẽ giữa thầy cô và các em.Thầy
cô sẽ cùng nhau hướng dẫn các em hát bài “chào người bạn mới đến”
Nội dung bài hát:
Chào người bạn mới đến, góp thêm một niềm vui.
Chào nụ cười dễ mến, góp thêm cho cuộc đời.
Đến đây vui đến đây chơi là bài ca muôn màu muôn sắc.
Đến đây chơi đến đây vui là bài ca thắm thiết tình người.
3. Kết Luận

Qua hoạt động trò chơi làm quen này thì các em đã phần nào làm quen được với thầy cô,
tạo được không khí thân thiện, vui vẻ, thoải mái, làm quen với nhau, tạo sự gần gũi với
các em để từ đó giới thiệu về đề tài và đi vào hoạt động trang bị kỹ năng cho các em
ngày hôm nay.

Hoạt động 2: Trò chơi “Nhớ tên”
1. Mục tiêu :

- Tạo không khí phấn khởi cho lớp, làm quen, kết nối cả lớp với thầy cô
- Tạo nhiều hoạt động cho các thành viên còn rụt rè được tham gia nâng cao tính liên kết
giữa các thành viên với nhau.
- Hướng dẫn kỹ năng giới thiệu bản thân.
- Nhớ tên nhau và giới thiệu để đi vào chủ đề, hoạt động.
2. Cách tiến hành


Quản trò chỉ vào một bạn nào đó thì lập tức hai bạn ngồi hai bên bạn được chọn sẽ hô to tên
của bạn ấy.Trò chơi cứ tiếp tục như thế.
Luật chơi : Bạn được gọi trúng mà hô tên mình, sẽ bị phạt.Cả hai bạn ở hai bên, nếu chậm
trễ, hoặc làm sai cũng bị phạt.Bạn bị phạt sẽ biểu diễn lại các bài hát mà cả lớp vừa tập.
3 .Kết Luận
Qua hoạt động trò chơi này các bạn và thầy cô sẽ dễ dàng nhớ tên nhau hơn và tạo được
không khí vui vẻ, phấn khởi, để các em có tinh thần thoải mái nhất để đi vào hoạt động.

Hoạt động 3: Trò chơi “Trời, Đất, Nước”
1 .Mục tiêu: Giới thiệu thông qua hoạt động vừa tạo được không khí vui tươi vửa dễ đưa
các em đi vào nội dung của hoạt động kỹ năng.
2 .Cách tiến hành:
-

Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “ Trời, Đất, Nước”:
• Hướng dẫn luật chơi :

Các em đứng thành vòng tròn. Khi thầy hô “Trời” và chỉ em nào thì em đó sẽ trả lời là
“Chim”. Cô hô “Nước” và chỉ em nào, em đó sẽ trả lời là “Cá”. Cô hô “Đất” và chỉ em nào,
em đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại cô hô “Chim” thì em được chỉ phải nói là “Trời”. Cứ
như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi sẽ có em nhầm, nhưng em đó sẽ phải làm các động
tác bay, bơi cho tập thể xem. Không nói theo đúng quy định hoặc đến lượt mà trả lời chậm

thì bị phạt.
Chú ý: Trước khi thực hiện trò chơi với từng em, giáo viên cho tập thể thuộc các từ đối đáp
như trên.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử.
- Giáo viên tổ chức chơi trò chơi.
- Giáo viên hỏi học sinh:


+ Các em đã chơi trò chơi như thế này lần nào chưa ?
+ Các em cảm thấy thế nào khi tham gia trò chơi ?
+ Qua trò chơi các em nhận ra được điều gì ?
+ Các em có vui khi chơi trò chơi này không?
+ Các em có cảm thấy thời gian gấp và áp lực không nào?
+ Khi chơi trò chơi này các em có cần phải quan tâm đến thời gian không.
+ GV nhận xét, có lời khen và giới thiệu vào nội dung chủ đề.
3 .Kết luận:
-

Để chơi tốt trò chơi này các em phải nhanh nhẹn, nhanh trí, rèn luyện khả năng tập trung.
Trò này nhắc nhở các em phải biết quý trọng, tiết kiệm thời gian, sử dụng thời gian một

-

cách hợp lí.
Cũng như trong khi chơi các em khi chậm có vài giây là các em sẽ bị phạt.
Và hôm nay thầy sẽ giới thiệu đến các em kĩ năng sắp xếp thời gian lập kế hoạch học tập
hợp lí để các em có thể học tập và sinh hoạt mọi việc một cách hiệu quả, đúng giờ và các
em không cảm thấy gấp gáp, nôn nóng khi học cũng như khi làm làm một điều gì đó.

Hoat động 4 : Cho các em xem video về hoạt động

1. Mục tiêu:

-

Giúp học sinh hiểu được sự quan trọng của thời gian
Rút ra cho bản thân những điều cảm nhận và học được từ video
Có được những hiểu biết cho bản thân thông qua hoạt động sắm vai
2. Cách tiến hành:
Cho các em theo dõi xem video về ý nghĩa của thời gian (link video ở phần phụ lục)
Xem video tới phút thứ 5 thì dừng giới thiệu về tình huống
GV sẽ chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm 1 tình huống sắm vai, 2 nhóm thảo luận trong

-

vòng 5 phút để sắm vai dưới sự hướng dẫn của GV (tình huống đính kèm phần phụ lục)
Sau khi sắm vai xong sẽ cho mỗi nhóm nhận xét về tình huống của nhóm kia, đóng vai

-

như thế nào, khó không, vui không, và rút ra được gì từ tình huống đó?
Sau khi xem xong video sẽ cho các em học sinh sẽ trả lời các câu hỏi:

-


+ Sau khi xem xong video trên có những nhân vật nào, có ai biết được nội dung của câu
chuyện là gì không ?
+ Điều gì khiến các chú bộ đội lại biết quý trọng thời gian và đúng giờ giấc như vậy ?
+ Các em rút ra được bài học gì từ video này ?
- Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét.

3. Kết luận:
Qua video và hoạt động sắm vai trên thì đã rút ra một điều là thời gian rất quý giá các em à,
các em có thấy dù là một phút cũng hết sức quý giá trong cuộc sống này cũng như trên đoạn
phim trên các anh bộ đội không lãng phí thời gian của mình, luôn sinh hoạt và học tập đúng
giờ giấc, biết quý trọng thời gian, vì vậy dù là một phút hay mười phút, thì các em hãy luôn
quý trọng thời gian mình có, trong 1 phút đó các em có thể làm được và học được rất nhiều
điều.Sẽ rất có ích nếu các em biết cách sắp xếp một cách hợp lí, các em cũng sẽ cảm thấy
thỏa mái khi mình sinh hoạt, học tập theo một kế hoạch đã được sắp xếp sẵn.Các em sẽ
không sợ bị trễ học, không kịp học bài và làm bài tập trước khi đến lớp. Ngoài thời gian học
ra các em sẽ có thêm thời gian để vui chơi, giải trí, giúp đỡ bố mẹ hay làm một việc gì đó mà
các em thích.

Hoạt động 5 : Tìm hiểu về tình hình thực tế việc sắp xếp thời gian hợp lí lập kế
hoạch học tập của các em.
1. Mục tiêu:
-

Tìm hiểu thực tế các em đã biết cách sắp xếp thời gian và lập cho mình kế hoạch học tập

-

chưa.
Định hướng cho các em cách sắp xếp thời gian và lên kế hoạch học tập hợp lí cho bản

-

thân, truyền đạt cho các em kỹ năng cần thiết này.
2. Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại những việc làm hắng ngày của mình và trả lời câu
hỏi:

+ Hằng ngày sau khi đi học trên trường về các em thường làm gì?
+ Các em giành cho mình bao nhiêu thời gian để học bài và làm bài tập về nhà và đó là

khoảng thời gian nào?
+ Các em hãy liệt kê những việc mà các em làm trong một ngày kể từ khi thức dậy ?
+ Các em có thấy mình học quá nhiều hay không biết làm gì trong thời gian rảnh không
+ Có em nào đã tự sắp xếp, lập thời khóa biểu học tập, và thời gian biểu cho mình chưa?
- Lắng nghe các em học sinh chia sẻ, giáo viên nhận xét và hướng dẫn.
3. Kết luận:


Qua các câu hỏi để các em nhớ lại các việc mà một ngày mình làm thì hầu như các em chỉ có
học từ sáng tới tối, rồi học bài, ít được vui chơi, cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất
nhiều việc cần làm, nếu các em muốn làm tốt tất cả mọi việc và hoàn thành một cách tốt nhất
và không để lãng phí thời gian thì các em hãy tự sắp xếp và lập kế hoạch học tập và lập cho
mình một thời gian biểu hợp lí. Hoạt động tiếp theo thầy sẽ hướng dẫn và định hướng các
em cách làm.

Hoạt động 6: Cách sắp xếp thời gian và lập kế hoạch học tập hợp lý.
1. Mục tiêu:
- Giúp các em học sinh biết cách sắp xếp thời gian và lập kế hoạch học tập cho mình.
- Để các em phần nào trang bị cho mình kỹ năng cần thiết này để không phải bở ngở

sau này.
2. Cách tiến hành:
Giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh thực hiện lần lượt các bước sau, đảm bảo hướng dẫn
một cách tận tình vì các em còn nhỏ, đảm bão học sinh thực hiện được từng bước một, có
khó khăn, thắc mắc gì thì giải đáp, hướng dẫn ngay.
Bước 1: Ở hoạt động trên các em đã nhớ lại và liệt kê những việc mà mình làm trong một
ngày rồi phải không ? Bây giờ các em hãy ghi ra giấy mà thầy phát về những việcmà mình

làm trong một ngày, các em ghi một cách cụ thể về giờ giấc nữa nhé, kể cả thời gian các em
đi học và thời gian các em học bài ở nhà, đi chơi, làm việc nhà, làm vệ sinh, đi ngủ..từ khi
thức dậy buổi sáng cho đến lúc đi ngủ, và thời gian để các em thực hiện hoạt động đó là 15
phút.Và đây là mẫu để các em làm theo :
Các em có thể ghi theo mẫu này:
Thời gian

Thứ

Hoạt động

Kết quả

6h - 6h30

2

Thức dậy, vệ sinh cá nhân

…….

6h30 -7h

2

Chuẩn bị đến trường

…….

…………………………….


…….

……………..

………..


Bước 2: Bây giờ các em hãy phân loại các loại công việc đó thành các nhóm công việc:
 Nhóm 1: Bao gồm các công việc phục vụ nhu cầu cá nhân như vệ sinh cá nhân, ăn

uống, phụ giúp việc nhà…..
 Nhóm 2: Bao gồm những việc cho việc học tập: đi học, học bài, làm bài tập, học
them, học nhóm…
 Nhóm 3: Bao gồm những việc về sở thích của em: đi chơi, ăn uống, chơi game, đọc
sách, nhưng công việc phụ giúp gia đình: làm việc nhà…
Bước 3: Bây giờ các em hãy chia thời gian cho từng nhóm công việc trên, với mỗi nhóm thì
các em sẽ dành bao nhiêu thời gian để thực hiện.
GV đưa ra những hướng dẫn gợi ý, thầy nghĩ các em nên dành nhiều thời gian cho nhóm 2,
thời gian hoạt động cho nhóm này sẽ bằng thời gian của hai nhóm kia cộng lại.
Bước 4: Từ những việc trong 3 nhóm trên các em đã chia thời gian sử dụng, bây giờ các em
sắp xếp và phân bố thời gian, các em hãy sắp xếp theo một trình tự từ sáng thức dậy cho đến
khi đi ngủ. Và những công việc nào quan trọng các em nên ưu tiên để lên trước, những việc
nào khó các em hãy tăng thêm thời gian.
GV đưa ra mẫu tham khảo :
STT

Hoạt động

Thời gian


Thời gian
sử dụng

Kết quả đạt
được

1

Làm vệ sinh cá nhân, ăn
sáng…

6.00 - 6.30

30 phút

Đúng thời
gian

2

Chuẩn bị đến trường

6.30 - 6.45

5 phút

Thừa 10 phút












Với bây giờ thì các em không cần phải ghi thời gian sử dụng và kết quả đạt được, nhưng
trong quá trình thực hiện theo thời gian biểu này ở nhà các em hãy theo dõi và kiểm tra lại
mình có thực hiện đúng theo thời gian đó không. Nếu không đúng thì các em chỉnh sửa lại


cho nó hợp lí hơn.Giáo viên hỏi trẻ cảm thấy khó khăn ở bước nào và giảng giải thật kĩ lại ở
bước đó.
3. Kết luận:

Để lập được thời gian học tập, một kế hoạch, thời gian biểu hợp lí các em hãy thực hiện theo
các bước mà GV hướng dẫn ở trên. Khi đã lập xong các em hãy thực hiện đúng theo thời
gian biểu mà mình đã lập ra để hình thành cho mình một thói quen, thường xuyên kiểm tra
nó có hiệu quả và phù hợp hay không và các em có thể thay đổi nó hằng tuần dựa vào sự góp
ý của ba mẹ hoặc anh chị tùy thuộc vào chế độ sinh hoạt của em sao cho hợp lí.

Hoạt động 7: Thực hành cách sắp xếp thời gian và lập kế hoạch học tập hợp lí.
1. Mục tiêu

Sau khi trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt cho các em về kỹ năng và cách lập thời gian biểu
hợp lí trong học tập thì đây là hoạt động thực hành để giúp các em thực hành áp dụng trong
thực tế như thế nào về tự sắp xếp thời gian và lập kế hoạch học tập hằng ngày để theo dõi

kết quả các em có nắm được kỹ năng này không từ đó có được kết quả ra sao.
2. Cách tiến hành
-

Giáo viên phát cho mỗi em một tờ giấy và yêu cầu mỗi học sinh phải tự hoàn thành cho
mình một thời gian biểu theo các bước đã học ở trên và hãy trang trí cho nó thật đẹp theo

-

ý mình.
Tại lớp các em sẽ tự mình lập cho bản thân thời gian biểu ngày hôm nay trong vòng 15
phút, để GV quan sát và biết được các em đã tiếp thu được kỹ năng này như thế nào và

-

khả năng của các em.
Sau đó các em sẽ trình bày trước lớp về sản phẩm của mình
Hỏi ý kiến, nhận xét bài của các bạn.
Giáo viên nhận xét, khen ngợi, điều chỉnh, hướng dẫn, sửa lỗi cho các em.
3. Kết luận
Qua các hoạt động trò chơi và hướng dẫn trên thì sẽ cho các em tự thực hành tại lớp để
xem các em đã áp dụng kỹ năng này như thế nào có những khó khăn gì để giải đáp cho
các em, để khi về nhà thực hành thì các em không gặp khó khăn.Để các em có thể cận
dụng tốt và hiệu quả khi về nhà, tự mình có thể lập kế hoạch học tập cho mình hợp lí.

Hoạt động 8: Vận dụng thực tiễn
1. Mục tiêu


Giúp các em vận dụng được kĩ năng tự sắp sếp thời gian và lập kế hoạch học tập vào

thực tiễn hằng ngày của mình từng ngày, từng tuần, giúp các em trang bị được cho bản

-

thân kỹ năng quan trọng này để phát triển bản thân hơn.
2. Cách thực hiện
Giáo viên yêu cầu học sinh: Mỗi em về nhà, có thể hỏi ý kiến của bố mẹ, anh chị và tự
mình hoàn chỉnh thời gian biểu do mình lập ra và thực hiện theo thời gian biểu đó, các
em lập thời gian biểu tùy thuộc vào sinh hoạt và học tập của từng em. Hôm sau các em
đem thời gian biểu của mình lên cho GV kiểm tra và góp ý nhé, và các em sẽ chia sẻ
trình bày cho thầy về cách thực hiện nó như thế nào, có khó khăn gì, việc áp dụng kỹ
năng này có khó không, các em cảm thấy như thế nào khi thực hiện theo thời gian biểu
này và nó đem lại cho các em những gì, hiệu quả không, nó có giúp ích gì cho các em

-

không.
GV trực tiếp trao đổi với phụ huynh học sinh về việc các em tự lập thời gian biểu cho

-

mình, quá trình ở nhà lập thời gian biểu của các em và thực hiện nó ra sao.
3. Kết luận
Giúp các em vận dụng những kiến thức, kỹ năng mà bản thân đã tiếp nhận được thông

-

qua các hoạt động truyền đạt kĩ năng mà GV đã hướng dẫn ở các hoạt động
Từ đó hình thành cho các em tính chủ động và hình dung cho bản thân xem thử khả năng
áp dụng kĩ năng này của các em có hiệu quả không, để các em áp dụng nó vào thực tế

sinh hoạt và học tập của bản thân mình ở nhà như thế nào, rồi từ đó áp dụng kĩ năng lập
kế hoạch và sắp xếp thời gian học hợp lí, tự lập cho mình thời gian biểu và thực hiện theo
thời gian biểu đó, xem kĩ năng này bản thân đã áp dụng được đến đâu, có hiệu quả
không, tốt không, có khó khăn gì, nó có giúp ích cho các em trong việc học tập, sắp xếp
thời gian một cách hợp lí chưa.

KẾT LUẬN
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá
trình hình thành và phát triển nhân cách và kết quả học tập sau này của các em, rèn luyện kỹ


năng sống cho học sinh là điều rất cần thiết.Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học
tập và sinh hoạt giúp các em sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến
những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.
Trong cuộc sống của chúng ta luôn cần đến một kỹ năng sống.Nó là một trong những hoạt
động thiết thực hàng đầu để con người có một cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Sự hiểu biết
về cuộc sống sẽ là hành trang giúp con người hòa nhập được với cộng đồng xã hội một cách
mật thiết, gần gũi. Trong nhà trường, việc phối hợp giáo dục, rèn kỹ năng sống cho HS là
vấn đề quan trọng, cấp thiết là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Ở cấp học sinh tiểu học, các em mới bước vào môi trường học tập đúng giờ giấc và các em
bắt đầu tự lập trong việc sinh hoạt hằng ngày nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong việc
tự sắp xếp thời gian. Các em khó có thể tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt,vui chơi hợp
lí được. Hầu như các em chỉ làm việc theo sở thích, thích làm gì thì làm, chưa có một giờ
giấc ổn định.Vì vậy một trong số những kỹ năng quan trọng, cần thiết đó là kỹ năng sắp xếp
thời gian và lập kế hoạch học tập hợp lí .Nhờ vào thời gian biểu mà các em có thể rèn luyện
được một số thói quen sinh hoạt, học tập, vui chơi đúng giờ giấc để không phải bở ngỡ sau
này, sẽ giúp ích các em rất nhiều trong quá trình học tập và sinh hoạt hắng ngày, biết cách
sắp xếp thời gian hợp lí và lên được kế hoạch học tập cho bản thân để sẵn sàng cho việc tự
học đem lại sự tự tin, thoải mái, học tập một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
Qua hoạt động kỹ năng sống mà GV đã truyền đạt cho các em HS ở trường TH Hồng Quang

thì một phần nào đó giúp cho các em có thể trang bị cho bản thân mình kỹ năng sắp xếp thời
gian và lập kế hoạch học tập sao cho hợp lí, giúp các em chủ động và hoạt động hằng ngày
của mình được đi theo đúng thời gian biểu do tự các em lập ra để rồi dần dần sẽ tạo cho các
em thói quen và có cho mình một thời gian biểu hợp lí, không phải bở ngỡ sau này, nó giúp
ích các em rất nhiều và sẽ đem lại hiệu quả cho các em trong học tập và sinh hoạt.

PHỤ LỤC
Đây là video nói về trải nghiệm về cuộc sống trong quân ngũ của các em để hiểu rõ hơn về
sự quý trọng thời gian và sắp xếp thời gian ở trong này, đúng giờ giấc và hợp lí có hiệu quả.
- Đường link xem video : />

Lời khuyên:
-

Các em nên xem kỹ video rồi cảm nhận về nó với sinh hoạt và học tập hằng ngày của
mình với trong quân đội như thế nào, rút ra cho bản thân thời gian quan trọng như thế

-

nào.
Rút ra bài học cho bản thân, áp dụng nó vào kỹ năng lập kế hoạch và sắp xếp thời gian
hợp lí cho bản thân qua hoạt động kĩ năng ngày hôm nay.
 Tình huống sắm vai của hai nhóm :
 Tình huống 1

Nam và Duy là hai bạn thân với nhau trong lớp, trong khi Nam học giỏi và luôn cố gắng thì
Duy lại rất ham chơi, hay trốn học, về nhà thì không chịu học bài, nên kết quả học tập không
tốt.Sắp tới là kỳ thi học kỳ, Nam thì được ba mẹ chú tâm trong việc học bài ôn thi, và Nam
đã biết sắp xếp thời gian học và chơi để có một kì thi thật tốt trong khi đó Duy lại không để
tâm đến việc học hành, suốt ngày Duy chỉ ngủ, chơi game, xem phim dành hết thời gian cho

việc trốn đi chơi.Và kết quả trong kỳ thi học kì Duy đã làm bài không được và bị điểm kém,
còn Nam thì đạt kết quả cao.
 Tình huống 2

Hoàng và Hà và Lan là 3 người bạn thân trong lớp đều có học lực khá, giỏi. Trong đó Hoàng
tính tình vui vẻ, hòa đồng, còn Hà thì rất tỉ mỉ, chăm ngoan, còn Lan là một cô gái nóng vội,
khá tự tin.Trong một lần cô giáo cho làm bài kiểm tra một tiết cô giáo cho đề làm bài.Sau
khoảng thời gian 45 phút, Nhưng chỉ tầm 30 phút là Lan đã nộp bài rồi, em rất tự tin và
không kiểm bài của mình lại dù cô giáo đã nhắc, thời gian vẫn còn đến 15 phút nữa.Còn
Hoàng và Hà vẫn kiểm tra bài mình rất kĩ, và kết quả bài của Lan do làm vội nên thiếu xót
rất nhiều nên không được điểm cao, còn Hoàng và Hà được điểm cao.
 Một số hình ảnh


Hình 1: Học sinh tham gia hoạt động trò chơi để giới thiệu về chủ đề hoạt động kỹ năng.

Hình 2: Các em phát biểu ý kiến


Hình 3: Các em HS trình bày về thời gian biểu mà mình đã làm trước lớp

Hình 4: Các em HS tham gia thảo luận nhóm về hoạt động sắm vai


Hình 5: Các em HS được theo dõi video do GV chiếu tại lớp


Thời gian biểu mẫu của các chú bộ đội trong quân ngũ
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống.NXB Đại
học Sư phạm.
2. Lê Thị Duyên (2013), Đề cương bài giảng giáo dục kỹ năng sống.Khoa Tâm lý – Giáo
dục, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
3. />4. Công văn 463/BGDĐT-GDTX 2015 giáo dục kỹ năng sống cơ sở giáo dục mầm non, phổ
thông.
5. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
6. />
MỤC LỤC



×