Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

HƯỚNG DẪN VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ MẪU GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 23 trang )

SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA: TÂM LÝ-GIÁO DỤC
---------

BÀI TIỂU LUẬN
Giáo dục kỹ năng
“vệ sinh cá nhân” cho trẻ mẫu giáo

GVHD: Le Thi Duyen

Học phần:

Giáo dục kỹ năng sống

GVHD:

Lê Thị Duyên

SVTH:

Nguyễn Thị Bảo Nhi

Lớp:

14CTXH
Page 1



SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

Lời nói đầu
Xã hội càng hiện đại càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và bất định đối với con
người. Nếu con người không có năng lực ứng phó vượt qua những thách thức đó thì rất dễ
gặp rủi ro. Giáo dục kĩ năng sống (KNS) cho người học đang trở thành một nhiệm vụ quan
trọng đối với giáo dục các nước. KNS giúp con người làm chủ cuộc sống, sống an toàn, lành
mạnh và có chất lượng hơn.
Vì vậy cần giáo dục KNS cho trẻ em ngay từ khi còn thơ bé là điều hết sức cần thiết, sẽ
giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hoà
nhập nhanh với cuộc sống xung quanh tốt hơn,trẻ biết chơi với các bạn cùng lứa tuổi từ đó
giúp bé phát triển hoàn thiện về tâm lý lứa tuổi cũng như nhân cách. Nếu thiếu các kĩ năng
sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi
phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Các kỹ năng sống cần và có thể giáo dục cho trẻ mầm non là: kỹ năng nhận thức, kỹ
năng vận động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng vệ sinh cá nhân, kỹ
năng hợp tác chơi với bạn bè,…và các kỹ năng này trẻ cần được học -hiểu và thực hành
thường xuyên sẽ giúp ích cho trẻ.
Ở lứa tuổi này hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, vì vậy chúng ta cần phải dạy
KNS cho trẻ thông qua cách lồng ghép vào trò chơi. Việc lồng ghép này chắc hẳn sẽ đem lại
hiệu quả cao, đó là lý do tôi làm nên chuyên đề “Giáo dục KNS “vệ sinh cá nhân” cho trẻ
mẫu giáo” này cho trẻ mầm non.

GVHD: Le Thi Duyen

Page 2


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi


1.Đối tượng:
- Học sinh mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).

2.Mục tiêu:
- Hình thành ở trẻ một số kỹ năng sống thường ngày: vệ sinh tay, đánh răng

đúng cách, vệ sinh thân thể, mặc áo quần…
- Kỹ năng giao tiếp với bạn bè, giáo viên và các hành vi ứng xử cơ bản ban đầu.
- Trẻ tiếp xúc dần với các loại kiến thức văn hóa với hình thức được giáo viên
hướng dẫn và trải nghiệm.
- Trẻ có các kỹ năng giúp ích cho sinh hoạt hằng ngày: kỹ năng chăm sóc răng
miệng, kỹ năng mặc quần áo,..
3.Nội dung:
-

Rửa tay sạch sẽ
Răng khỏe – răng đẹp
Thân thể sạch sẽ - khỏe khoắn
Áo quần tươm tất, thơm tho.

4.Dự kiến phương tiện và phương pháp sử dụng:
-

Phương tiện: máy tính, máy chiếu, slide, giấy, bút…các video về chủ đề, tranh ảnh theo

-

chủ đề,…
Phương pháp: Dạy học, hoạt động nhóm, xem video, chơi trò chơi, thực hành, sắm vai
5.Thời gian

- Thiết kế thực hiện trong một tuần, tùy theo từng chuyên đề nhỏ.

6.Dự kiến hoạt động
- Hoạt động trong một tuần, mỗi buổi thực hành một chuyên đề nhỏ kết hợp trò

chơi để trẻ dễ tiếp thu cũng như thực hành đạt hiệu quả cao nhất.
- Gồm 6 hoạt động.
Hoạt động 1: Khởi động
GVHD: Le Thi Duyen

Page 3


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

Cả lớp hát múa bài “Múa cho mẹ xem”
• Mục tiêu:
- Tạo bầu không khí lớp học vui vẻ, thân thiện.
- Các trẻ tương tác với nhau thông qua múa hát
- Dẫn dắt học sinh đi vào nôị dung
- Rèn kỹ năng phối hợp tay chân, múa hát.
• Chuẩn bị phương tiện:
- Loa, máy tính
- Bài hát: Múa cho mẹ xem
- Không gian rộng rãi đủ cho cả lớp múa
• Quy trình
-

Mời cả lớp đứng dậy nào, bây giờ chúng ta sẽ hát múa bài “Múa cho mẹ xem” nhé.
Các em múa rất đẹp, cho cả lớp một tràng pháo tay nào.

Cả lớp ổn định ổn định để chúng ta tiếp tục hoạt động mới nhé.
Cô giáo sẽ giới thiệu chủ đề học hôm nay là “ Đôi bàn tay xinh xinh”

Hoạt động 2: Đôi bàn tay xinh xinh
• Mục tiêu:
+Trẻ biết vệ sinh đôi bàn tay khi tay bẩn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để

cơ thể luôn khỏe mạnh.
+Trẻ biết tiết kiệm nước khi rửa tay.
+Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của đôi bàn tay sạch sẽ sau khi được rửa.
+Trẻ có kỹ năng chăm sóc răng miệng.
+Trẻ có kỹ năng thực hành.
• Chuẩn bị phương tiện
+ Bài hát “Khám tay”, video, hình ảnh các bước rửa tay.
+Không gian: lớp học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn đối với trẻ.
+Mô hình vòi nước, bánh xà phòng.
+Khăn lau tay cho trẻ, giá treo khăn.
+1 chậu đựng khăn
• Quy trình:

Bước 1:
Cho trẻ hát và vận động theo nhịp bài hát “Khám tay”.
GVHD: Le Thi Duyen

Page 4


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

“Nào đưa bàn tay, trực nhật khám ngay


tay ai xinh xinh trắng tinh thì hát mừng
còn tay ai nhem mực thì cả lớp nói chê ngay.
Nào đưa bàn tay, trực nhật khám ngay
tay ai xinh xinh trắng tinh thì xếp hàng
còn tay ai bẩn thì tìm nước rửa ngay đi”.
Đàm thoại cùng trẻ:
+ Cô và các con vừa hát bài gì?
+ Mỗi chúng mình đều có mấy bàn tay?
+ Hàng ngày đôi bàn tay giúp chúng mình làm những gì?
Giáo viên kết luận: Bàn tay đã giúp chúng mình rất nhiều việc: Đánh răng, rửa mặt,
xúc cơm, chơi đồ chơi và còn làm nhiều việc khác nữa. Vậy chúng ta sẽ rửa tay thật sạch
phải không nào.
Bước 2:
Cô giáo cho trẻ xem 1 video kể câu chuyện cô bé Mimi quên không chịu rửa tay trước
khi ăn. Các con xem nếu không rửa tay trước khi ăn sẽ bị gì nhé!
+Cô đố các con vì sao Mimi bị đau bụng nè?
+Mời một số trẻ trả lời và khen động viên khi trẻ trả lời đúng.
+Vậy các con rửa tay khi nào?
+Giáo viên kết luận: Nếu đôi bàn tay chúng mình bị bẩn, vi khuẩn sẽ bám rất nhiều ở
tay, đó là những vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được, khi ăn thức ăn chúng sẽ
theo thức ăn đi vào bụng và khiến chúng mình bị đau bụng đấy. Vì vậy, muốn cho cơ thể
khỏe mạnh các con phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi
đi vệ sinh, sau khi chơi có tiếp xúc với đất cát, sau giờ học, giờ vui chơi với đồ dùng đồ
chơi.
GVHD: Le Thi Duyen

Page 5



SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

Giữ cho đôi bàn tay sạch sẽ có tác dụng phòng chống bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài
da, nhất là bệnh chân tay miệng và phòng chóng bệnh đau mắt nữa đấy các con.
Bước 3:
a. Cho trẻ quan sát, trải nghiệm, đàm thoại với trẻ về thói quen vệ sinh:
- Ở nhà các con thường rửa tay như thế nào?
- Hằng ngày cô thấy các bạn đã rửa tay rồi nè,vậy bây giờ cô mời một bạn lên rủa tay
cho cô và bạn mình xem nha!
- Các con biết rửa tay nhưng như vậy là chưa đúng cách,bây giờ các con hãy cùng cô
xem 1 đoạn clip về các bước rửa tay đúng cách nhé!
- Chúng mình vừa xem xong clip rồi đấy. Để rửa tay chúng ta cần những cái gì để rửa?
Giáo viên tổng kết: Chúng ta cần vòi nước, xà phòng, khăn lau tay.
b. Hướng dẫn kĩ năng:
+Cho trẻ quan sát bức tranh 6 bước rửa tay sạch.
Thực hành kĩ năng:
+Cô làm mẫu (tối thiểu 3 lần):
Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.
Lần 2: Cô làm mẫu + giải thích:
Các con để rửa tay đầu tiên ta xắn tay áo nếu như tay áo dài.
(B1): Mở vòi nước, đưa tay xuôi dưới vòi nước, làm ướt tay, vặn vòi nước lại, lấy xà
phòng xoa vào lòng bàn tay, đặt xà phòng lên, đánh cho xà phòng sủi bọt. giữa lòng bàn tay.
(B2): Dùng lòng bàn tay và các ngón tay của bàn tay này cuộn và miết các ngón tay
của bàn tay kia và ngược lại.
(B3): Dùng lòng bàn tay và các ngón tay của bàn tay này chà và miết lên cổ tay và mu
bàn tay của bàn tay kia và ngược lại.
GVHD: Le Thi Duyen

Page 6



SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

(B4): Dùng các kẽ ngón tay của bàn tay này chà và miết lên kẽ ngón tay kia và ngược
lại.
(B5): Chụm các đầu ngón tay này chà và miết lên lòng bàn tay của bàn tay kia và
ngược lại.
(B6): Mở vòi nước đưa tay xuôi dưới vòi nước rửa hết xà phòng. Tắt vòi nước, phấy
vãy nhẹ và lau khô tay. Lau xong các con bỏ khăn bẩn vào thau đựng khăn.
Lần 3: Cô làm mẫu và trẻ làm theo (cô và trẻ cùng nhau làm, trẻ nói theo cô).
Cô cần nhắc trẻ:
+ Tay không chổng ngược lên vì nước sẽ chảy vào áo.
+ Khum tay hứng vào vòi nước để sạch vòi rồi mới vẩy tay, lau khô bằng khăn.
+ Dạy trẻ tiết kiệm nước nếu một số trẻ quên tắt vòi nước.
• Kết luận:

Giáo viên: các em cần phải rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và rửa tay khi tay
bẩn đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Hoạt động 3: Răng khỏe – răng đẹp
• Mục tiêu:

- Trẻ biết ý nghĩa của việc đánh răng và bảo vệ răng khỏe, răng đẹp.
- Trẻ hiểu được tác hại của việc không đánh răng
- Trẻ biết các bước yêu cầu để tự đánh răng
- Trẻ có kỹ năng chăm sóc răng miệng, kỹ năng quan sát, tưởng tượng.
• Chuẩn bị phương tiện:

+Không gian: trong lớp học đủ để thực hành và học sinh quan sát được.
+ Video về câu chuyện “Gấu con bị sâu răng”
+Đồ cụng cụ: 2 bộ răng giả, kem đánh răng, 2 bàn chải đánh răng

GVHD: Le Thi Duyen

Page 7


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

+Chậu nước sạch
+Cốc nước sạch
+Tranh ảnh về chú thỏ xinh xắn
• Quy trình

Bước 1: Ổn định, tạo hứng thú
+Cô cho trẻ xem video về câu chuyện “ Gấu con bị sâu răng”
Tăng cường tương tác giúp trẻ nhận thức vấn đề sâu răng.
+ Bạn gấu con trong câu chuyện bị gì nào?
+Vì sao bạn gấu con lại bị sâu răng nào các con?
+Bác sĩ đã dặn bạn gấu con như thế nào để không bị sâu răng?
Mời một số trẻ trả lời rồi giáo viên nhận xét, khen trẻ và cả lớp vỗ tay nếu trẻ trả lời
đúng.
Bước 2:
a.Cho trẻ xem tranh chú thỏ và đàm thoại
+ Đây là tranh gì vậy các con?
+Làm sao để răng thỏ không bị sâu nào các con?
+ Vì sao phải đánh răng?
+Nếu không đánh răng sẽ có tác hại gì?
Giáo viên kết luận: Đúng rồi để có hàm răng khỏe và đẹp thì chúng ta phải đánh răng
hằng ngày, trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức dậy.
Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các con đánh răng sao cho có hàm răng đẹp nhé.
b.Hướng dẫn: cô làm mẫu

+(B1) Rửa sạch bàn chải, lấy một lương kem vừa phải lên lòng bàn chải của mình.

GVHD: Le Thi Duyen

Page 8


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

+(B2): Chải mặt ngoài của răng.
Các con quan sát cô chải răng nhé.
+(B3):Chải mặt trong của răng
+(B4): Chải mặt nhai của răng
Đặt bàn chải song song với mặt nhai kéo đi, kéo lại 10 lần.
+(B5): Chải lưỡi
Các em hãy đặt bàn chải từ trong lưỡi kéo nhẹ nhàng từ trong ra ngoài cũng 10 lần nhé.
Cẩn thận không đưa bàn chải vào quá sâu các em có thể bị oẹ đấy.
+(B6): Súc miệng sạch với nước sạch nhiều lần, rồi rửa bàn chãi nữa nhé.
c. Cho trẻ thực hành
Bây giờ ai muốn làm thử nào?
Cô mời bạn Minh, bạn Minh sẽ làm lại cho cả lớp xem lại nhé.
• Kết luận:

Các con làm tốt lắm, cô chỉ hướng dẫn một lần mà các con đã làm lại rất tốt. Cô trò
mình cùng nhắc lại các bước đánh răng nào?
Bước 1 là …..Bước cuối cùng là gì nhỉ? Có phải là súc miệng và rửa sạch bàn chải
đánh răng không?
Được rồi các con đã nhớ hết chưa nào, các con về nhà phải thực hiện để có hàm răng
trắng đẹp như thỏ nhé.
Hoạt động 4: Thân thể sạch sẽ - khỏe khoắn

• Mục tiêu:
- Trẻ biết vệ sinh thân thể lúc mẹ vắng nhà
- Trẻ có kỹ năng tắm gội cho cơ thể sạch sẽ
- Trẻ thích tắm gội để cơ thể được sạch và thơm
- Trẻ biết các bước tắm gội sạch
• Chuẩn bị phương tiện:
GVHD: Le Thi Duyen

Page 9


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

+Tranh ảnh các bước tắm gội
+Búp bê bị bẩn
+ Xà phòng tắm và gội
+Khăn tắm khô
+Chậu tắm, vòi nước
+Không gian rộng rãi, giúp các trẻ thực hành và quan sát tốt.
• Quy trình

Bước 1:
+Chơi trò chơi sắm vai, với tình huống “ Một bạn sẽ đóng vai giáo viên, nhiều bạn
khác sẽ đóng vai là học sinh đang chơi trò bịt mắt bắt dê ở ngoài sân trường, vô tình bạn
Nga bị ngã bẩn hết cả người”, một bạn chạy vào lớp nói với cô giáo bạn Nga bị ngã, rồi
cô giáo sẽ giúp bạn Nga tắm gội.
+Các em đã hiểu tình huống chưa nào?
+Bây giờ bạn nào muốn làm giáo viên nào?
Cô cần 5 bạn đang chơi trò bịt mắt bắt dê và một bạn bị ngã là Nga nhé.
Giống với tên nhân vật của cô rồi đấy, các em sẵn sàng chưa.

Cả lớp cho các bạn một tràng pháo tay để các bạn diễn nào.
+Sau khi các trẻ sắm vai xong, cô giáo mời các trẻ không tham gia sắm vai trả lời
câu hỏi “em thấy các bạn đóng vai có hay không?, em muốn đóng vai gì trong tình huống
đó”.
+Giáo viên kết luận: các con đóng vai giỏi lắm, bạn Trúc là giáo viên rất tốt, đã tắm
giúp bạn Nga sạch sẽ hơn rồi đấy.
Tuy nhiên các con ạ, mình tắm không phải là dội nước không đâu, chúng mình phải
sử dụng xà phòng nữa đấy, các em có đồng ý với cô không?
Bước 2:
GVHD: Le Thi Duyen

Page 10


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

+Giáo viên cho trẻ xem tranh về tắm gội và phân tích từng bước.
(B1): Đầu tiên các em phải cởi áo quần ra
(B2): Làm ướt người từ trên xuống dưới bằng vòi nước hoa sen hoặc dùng ca múc
nước lớn.
(B3): Tiếp theo là lấy xà phòng tắm hoặc sữa tắm vào bông tắm, nhẹ nhàng xoa
bông tắm tạo bọt rồi chà vào tay nè, chân, bụng, cổ và cả mông nữa nhé…toàn thân luôn
các em ạ.
(B4): Tắm lại bằng nước sạch cộng với xoa xoa miết miết cho da được sạch xà
phòng nhé.
Các con hiểu chưa nào.
(B5): Bước cuối cùng là chúng ta dùng khăn tắm lau khô người rồi mặc áo quần.
Oke xong rồi.
+Các em nhớ các bước tắm chưa nào?
Bước 3:

+ Giáo viên mời một bạn nhắc lại quy trình tắm gội
Bạn nào có thể đứng trước lớp nói lại cách tắm gội sạch sẽ cho cả lớp cùng nghe
nào.
Bước 4:
+Giáo viên mang dụng cụ thực hành ra và mời một bạn trong lớp sẽ thực hành.
Và chúng ta sẽ dùng búp bê bẩn này để thực hành các em nhé, cô mời bạn Lan sẽ
thực hành tắm gội cho búp bê bị bẩn cho cả lớp cùng xem.
• Kết luận:

+Giáo viên tổng kết lại các bước để học sinh nắm chắc.
+Đánh giá khen ngợi một số em và Lan đã tham gia thực hành tích cực.
GVHD: Le Thi Duyen

Page 11


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

Hôm nay các em đã làm rất tốt đấy, cô rất tự hào về học sinh của cô, các em giỏi
lắm.
Hoạt động 5: Trang phục của bé
• Mục tiêu:

+ Trẻ biết cách mặc, cởi quần áo một cách chính xác, nhanh nhẹn
+Trẻ khéo léo khi mặc quần áo.
+Rèn kỹ năng tập trung và chú ý cho trẻ
+Rèn luyện và phát triển vận động phối hợp cả tay và chân.
+Rèn kỹ năng tự mặc cởi quần áo
• Chuẩn bị phương tiện:


+Quần, áo các loại, giỏ đựng quần áo.
+Nền tập thoáng mát, sạch sẽ, bằng phẳng.
+Nhạc – loa – máy chiếu
• Quy trình

Bước 1
+Ổn định gây hứng thú trẻ tới hoạt động: cho trẻ vừa hát vừa vận động với cô bài hát
“tập thể dục buổi sáng”
+Cho trẻ về lại chỗ ngồi ổn định và bắt đầu đàm thoại giới thiệu nội dung hoạt động:
Vậy các con có thể kể cho cô biết lúc sáng thức dậy ngoài tập thể dục thì chúng ta còn
làm những gì nào? ( trẻ tự trả lời )
+Giáo viên tương tác: À khi mới ngủ dậy thì chúng ta sẽ đánh răng rửa mặt, ăn sáng
uống sữa nè, mang quần áo và giày dép để đi học đúng không nào ?
GVHD: Le Thi Duyen

Page 12


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

Vậy khi mặc quần áo ai là người mặc cho các con?
( Vỗ tay khen trẻ )
Củng cố: việc mặc quần áo là rất cần thiết và chúng ta phải thực hiện hàng ngày vậy
nên hôm nay cô sẽ dạy cho các con các thao tác tự mặc quần áo đúng cách nhé.
Hoạt động 2: Cho trẻ xem các loại quần áo và video mặc quần áo. Vừa cho trẻ xem cô
vừa phân tích cho trẻ nghe và dễ hiểu hơn.
Hoạt động 3: Cô hướng dẫn trẻ mặc từng loại quần áo và trẻ thực hiện cùng cô. Thực
hiện từ áo phông ( áo thun cổ tròn) tay ngắn và dài -> áo có cúc tay ngắn và dài -> áo có dây
kéo khóa ->quần ngắn ( quần đùi ) -> quần dài.
Lần 1: cô làm cho trẻ xem mà không nói gì.

Lần 2: cô vừa làm cho trẻ xem vừa phân tích cho trẻ nghe.
Lần 3: cô và trẻ cùng làm.
Bước 1:
+Trước hết, cô dùng áo phông chui đầu để dạy mẫu cho trẻ. Sau đó, mới đến các cách
mặc quần áo phức tạp hơn như áo cài cúc hoặc mặc quần.
+Giúp trẻ phân biệt rõ ràng mặt trước, mặt sau hoặc mặt trái, mặt phải của quần áo.
+Cô giáo nhắc nhở:
Với áo cổ chui: Nên chui cổ vào trước rồi mới đến việc xỏ từng tay một vào áo.
Với áo có cúc: Gợi ý để trẻ kéo hai vạt áo ở mức cân bằng rồi mới bắt đầu cài cúc (cài
từ trên xuống dưới

GVHD: Le Thi Duyen

Page 13


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

Bước 2:
+Đối với quần: cô để trẻ ngồi xuống, xỏ từng chân một khi mặc quần.
Cô dặn bé, không nên đứng một chân vì trẻ có thể sẽ bị ngã do không làm chủ được
cân bằng cơ thể.
+Cô giáo khuyến khích thúc đẩy trẻ làm, và khen ngợi khi trẻ làm đúng
+ Hỏi có bạn nào thích quần áo đẹp không?
Giáo viên trả lời “ai cũng thích quần áo đẹp hết đúng không nào, vậy để giữ quần áo
luôn sạch đẹp chúng ta không nên nghịch bẩn nhé, phải giữ cho quần áo của mình luôn sạch
đẹp”
Bước 3: Cho trẻ chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Chuẩn bị: chướng ngại vật, 3 giỏ đựng quần áo.
Cách chơi: chia lớp thành 3 đội xếp thành 3 hàng dọc, khi cô ra hiệu lệnh ( nhạc ), lần

lượt từng bạn sẽ vượt qua chướng ngại vật tới giỏ chọn 1 quần hoặc áo rồi mặc vào, sau đó
chạy về qua chướng ngại vật và đứng ở cuối hàng, tiếp tục bạn khác lên.
Luật chơi: đội nào mặc nhanh và đúng nhiều nhất, không làm hư đường dích dắc đội
đó sẽ chiến thắng.
Nếu đội nào thắng sẽ có quà.
+ Kết thúc trò chơi, trao quà cho đội thắng phần quà nhiều hơn và cả đội kia nữa mà
phần quà ít hơn nhé.
• Kết luận:

GVHD: Le Thi Duyen

Page 14


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

Hôm nay cô đã dạy cho các con cách mặc quần áo đúng cách rồi, vậy từ nay các con sẽ
ứng dụng bằng cách tự mặc quần áo cho mình mỗi sáng đi học mà không nhờ đến mẹ nữa
nhé. Các con đồng ý không nào!
Cuối cùng là cho trẻ xếp dọn quần áo về các giỏ gọn gàng.
Hoạt động 6: Tổng kết
• Mục tiêu:
- Tổng kết lại các kiến thức để học sinh ghi nhớ
- Rèn trí nhớ cho các em
- Trang bị cẩm nang về “Giáo dục KNS vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo”
- Liên hoan, chơi trò chơi nhằm tạo bầu không khí vui vẻ khi kết thúc.
• Chuẩn bị phương tiện:
- Bánh, kẹo
- Cẩm nang Kỹ năng sống cho trẻ
- Slide, máy tính

- Câu hỏi
• Quy trình

Bước 1: Giáo viên trình bày tóm tắt các hoạt động vừa rồi và giải đáp thắc mắc cho trẻ.
Bước 2: Chơi trò chơi đố vui
Bằng một số câu hỏi vui. Bạn nào trả lời đúng sẽ có thưởng.
Câu 1: Ai có thể nhớ có bao nhiêu bước để rửa tay sạch sẽ nào?
Câu 2: Cho cô biết nếu chúng ta không đánh răng trước khi đi ngủ thì sẽ bị gì nào?
Câu 3: Có bạn hỏi cô thế này nè “ Chơi bẩn mà không tắm có được không cô”, theo các
em có được không?
Câu 4: Bạn nào nhớ có bao nhiêu bước để tăm gội sạch nào?
Bước 3: NVXH phát cẩm nang “Giáo dục kỹ năng sống vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu
giáo”.
Bước 4: Liên hoan, chia tay.
• Kết luận:

GVHD: Le Thi Duyen

Page 15


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết
và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi đứa trẻ có những yếu tố cá nhân khác nhau và sự ảnh hưởng
của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau nên nhà
giáo dục cần có những hình thức, biện pháp linh hoạt, hợp lý dựa trên quan điểm then chốt
của giáo dục mầm non là “Lấy trẻ làm trung tâm” và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều
cơ hội cho đứa trẻ được tự trải nghiệm.
Việc dạy các kỹ năng cho trẻ về lý thuyết và cho các em tham gia thực hành sẽ đem lại

hiệu quả cao. Với kĩ năng sống phong phú trẻ sẽ biết cách khai thác kiến thức từ cuộc sống
xung quanh, tạo lập các mối quan hệ với tự nhiên và con người để sống an toàn, hòa bình và
phát triển về cả tâm lý và thể chất.
• Lập kế hoạch rèn luyện

Hoạt động thiết kế trong một tuần học cho trẻ mẫu giáo lớn, tuy nhiên ở độ tuổi này trẻ
khó có thể tự mình rèn luyện được mà phải thông qua sự kiểm tra, nhắc nhở của giáo viên và
gia đình, dụ kiến kế hoạch rèn luyện đến hết lớp mẫu giáo bước sang lớp phổ thông trẻ sẽ
hoàn toàn ý thức được và như vậy kết quả rèn kỹ năng sống cho trẻ sẽ thành công.
Thời gian trẻ ở trường khoảng từ 8 giờ sáng đến 16 giờ chiều, trong thời gian đó trẻ sẽ
tham gia từng hoạt động và giáo viên sẽ rèn các kỹ năng này cho trẻ, kết hợp làm việc với
phụ huynh để có sự phối hợp từ hai phía như sau:

Hoạt động của trẻ

Chịu trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở trẻ:
Gia đình

Khi trẻ ở nhà
- Đánh răng,xúc miệng
- Mặc quần áo
- Tắm rửa
GVHD: Le Thi Duyen

-Nhắc nhở trẻ đánh răng theo các bước xây dựng
trong cẩm nang.
-Giúp trẻ mặc quần áo những lần đầu, sau đó khuyến
khích để trẻ tự mặc cho mình. Chỉnh lại cho trẻ và nhắc
nhở trẻ chú ý hơn những lần sau.
Page 16



SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

- Rửa tay trước, sau khi

đi vệ sinh và khi chơi ở ngoài
sân.

-Bố mẹ giúp trẻ tắm bằng cách sịt nước cho trẻ, hỏi
trẻ một số câu để trẻ ý thức được các bước tắm sạch: làm
ướt người xong rồi chúng ta sẽ làm gì tiếp theo con nhỉ?
Đúng rồi, lấy xà phòng đấy, lấy 1 lượng xà phòng đủ dùng
thôi con nhé.
Đây là cách hình thành cho trẻ kỹ năng tắm gội tốt nhất,
dần dần trẻ sẽ thuần thục các bước và tắm gội thật sạch sẽ
mà không nhờ vào sự giúp đỡ của bố mẹ nữa.
-Trước giờ ăn bố mẹ phải kiểm tra xem con đã rửa
tay chưa, thường xuyên nhắc nhở trẻ để trẻ ý thức được
việc rửa tay trước khi ăn là một việc hiển nhiên và trẻ phải
thực hiện.
Chú ý: Bố mẹ thường xuyên động viên, khen trẻ khi
trẻ tự giác thực hiện hoặc trẻ đánh răng sạch hay mặc đồ
đúng, lúc đó trẻ sẽ vui và làm tốt hơn trong những lần sau.
Qua đó cũng sẽ rèn luyện kỹ năng thao tác phối hợp
cả tay, chân và trí tuệ cho trẻ. Trẻ ý thức được viện chăm
sóc bản thân mình sạch sẽ là tốt, nhờ vậy trẻ lớn lên và
tiếp thu những kinh nghiệm xã hội loài người nhanh.

Khi trẻ ở trường


Giáo viên

- Rửa tay khi trẻ chơi trò

-Kiểm tra các con rửa tay đúng quy trình không, nhắc
chơi ngoài sân trường trước đó. nhở các con nếu các con rửa tay chưa sạch và hướng dẫn
các con rửa theo các bước trong quy trình.
- Trước khi ăn cơm trưa
-Khi các trẻ thức dậy đầu giờ chiều, giáo viên cho các
- Ngủ trưa dậy quần áo
trẻ thời gian khoảng 5 phút để các trẻ chỉnh lại quần áo của
trẻ sẽ nhết nhát.
mình cho gọn gàng. Nhắc nhở, chỉnh sửa quần áo một số
em làm gương cho cả lớp để các trẻ có ý thức hơn, đồng
- Khi đi vệ sinh xong
thời khen một số trẻ làm tốt.
-Giáo viên chú ý đến từng hoạt động của trẻ, nhắc
nhở kịp thời, tạo thành thói quen cho trẻ, nhờ đó trẻ sẽ
hình thành kỹ năng cho mình.

GVHD: Le Thi Duyen

Page 17


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

• TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- />- />

day-con-truoc-khi-vao-lop-1-255261.html
- />- />- />- />
• PHỤ LỤC

GVHD: Le Thi Duyen

Page 18


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

GVHD: Le Thi Duyen

Page 19


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

GVHD: Le Thi Duyen

Page 20


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

GVHD: Le Thi Duyen

Page 21



SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

GVHD: Le Thi Duyen

Page 22


SVTH: Nguyen Thi Bao Nhi

GVHD: Le Thi Duyen

Page 23



×