Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

bài giảng lap rap o to

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 131 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để
góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng tiềm lực
an ninh, quốc phòng của đất nước.
Phát triển nhanh ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền kinh
tế thế giới, lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá, hợp tác
hoá nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước, đồng thời tích cực tham gia quá trình
phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô, đó là chiến lược phát
triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến 2010, tầm nhìn tới 2020 đã được chính phủ phê duyệt.
Để thực hiện điều đó, phải cần đội ngũ cán bộ kỹ thuật công nghệ có trình độ về sản xuất và
lắp ráp ô tô. Học phần Công nghệ lắp ráp ôtô được giảng dạy cho sinh viên hệ Cao đẳng
ngành công nghệ kỹ thuật ô tô của trường Cao đẳng GTVT, nhằm trang bị những kiến thức
về công nghiệp sản xuất và lắp ráp, từ tổng thành đến toàn bộ ô tô.
Nội dung bài giảng do Th.S Nguyễn Duy Tưởng biên soạn, gồm 4 phần lớn:
- Đại cương về công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô.
- Sản xuất phụ tùng, khung, vỏ ô tô.
- Lắp ráp tổng thành và lắp ráp ô tô.
- Kiểm tra chất lượng ô tô sản xuất, lắp ráp.
Do hạn chế về thời gian và tài liệu, nên bài giảng không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần tái bản sau được phong phú
và hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 10 tháng 06 năm 2013
Tác giả

1


CHƯƠNG I
ĐẠI CƯƠNG VỀ CÔNG NGHỆ LẮP RÁP Ô TÔ


1.1.KháI quát chung
1.1.1.Các văn bản quy định về sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam
Theo quy định số 34/2005/QĐ-BGTVT ngày 21/7/2005 của Bộ giao thông vận tải, có
các thuật ngữ sau:
1.1.1. Xe cơ giới: Là loại phương tiện giao thông cơ giới hoạt động trên đường bộ, được
định nghĩa tại phiên bản mới nhất của TCVN6211 và TCVN-7271 (2003).
1.1.2 Ô tô sát xi: Là ô tô ở dạng bán thành phẩm, có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc
không có buồng lái, không có thùng chở hàng, không có khoang chở hành khách, không gắn
các thiết bị chuyên dùng.

Hình 1.1: Sát xi ô tô TVN đang chế tạo tại tổng công ty Than Việt Nam..
1.1.3 Tổng thành: Động cơ, khung, buồng lái, thân xe, thùng chở hàng, thiết bị chuyên
dùng lắp trên xe.
1.1.4 Hệ thống: Hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống treo, hệ thống
pahnh, hệ thống lái, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu.
1.1.5 Linh kiện: Các tổng thành, hệ thống và các chi tiết được sd để lắp ráp xe cơ giới.
1.1.6 Sản phẩm: Là linh kiện hoặc xe cơ giới.

2


1.1.7 Sản phẩm cùng kiểu loại: Là sản phẩm cùng một chủ sở hữu công nghiệp, cùng
nhãn hiệu, thiết kế và các thông số kỹ thuật được sản xuất theo cùng một công nghệ.
1.1.8 Chứng nhận kiểu loại sản phẩm: Là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, xem xét, đánh
giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với tiêu chuẩn quy định hiện hành
về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
1.1.9 Mẫu điển hình: Là sản phẩm do cơ sở sản xuất lựa chọn theo quy định để thực
hiện kiểm tra, thử nghiệm.
1.1.10 Cơ sở sản xuất: Là doanh nghiệp sản xuất linh kiện lắp ráp xe cơ giới có đủ điều
kiện theo các quy định hiện hành.

1.1.11 Cơ sở thiết kế: Là tổ chức hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế xe cơ giới theo
quy định hiện hành.
1.1.12 Cơ quan quản lý chất lượng: (Cơ quan QLCL) là Cục đăng kiểm Việt Nam, trực
thuộc Bộ giao thông vận tải.
1.1.13 Cơ sở thử nghiệm: Là tổ chức cá nhân trong nước, nước ngoài hoạt động trong
lĩnh vực thử nghiệm linh kiện hoặc xe cơ giới được cơ quan QLCL đánh giá và chấp thuận.
Theo quyết định số 115/2004/QĐ-BCN ngày 27/10/2004 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp
có các thuật ngữ sau:
1.1.14 Lăp ráp ô tô: Là quá trình lắp ráp từ các chi tiết thành cụm chi tiết, bộ phận và
tổng thành tạo ra ô tô hoàn chỉnh.
1.1.15 Lắp ráp tổng thành: Là lắp ráp từ các chi tiết thành cụm chi tiết hoàn chỉnh như
động cơ, hộp số, khung vỏ, buồng lái, khoang hành khách, thùng chở hàng.
1.1.16 Khung ô tô: Là hệ thống kết cấu chịu lực để lắp ráp động cơ, buồng lái, thùng xe,
buồng hành khách, hệ thống lái, các cụm bánh xe, hệ thống truyền lực và các bộ phận khác
của ô tô.
1.1.17 Thân ô tô: Là toàn bộ khung, vỏ, sàn ô tô.
1.2 Phân loại các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô.
1.2.1 Phân loại theo chuyên môn hoá:
- Nhà máy chuyên sản xuất các linh kiện ( nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô).
- Nhà máy lắp ráp tổng thành ô tô.
- Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô (bao gồm cả sản xuất linh kiện và cả lắp ráp).
3


1.2.2 Phân loại theo quy mô sản xuất:
a/ Quy mô đơn chiếc: Còn gọi là sản xuất nhỏ, theo quy mô này, hầu hết trang thiết bị
và máy móc thuộc loại vạn năng, còn trang thiết bị chuyên dùng chỉ sử dụng bắt buộc khi
thiếu chúng thì không đảm bảo yêu cầu của sản phẩm.
Trong thời đại hiện nay, loại quy mô đơn chiếc không sử dụng vì năng suất lao động
kém, giá thành đắt, không cạnh tranh được trong thị trường ô tô.

b/ Quy mô hàng loạt: được đặc trưng bằng sản xuất theo lô hàng, các chi tiết cùng lô
được sản xuất đồng thời có sử dụng cả máy vạn năng và máy chuyên dùng. Các máy có thể
bố trí theo nhóm hoặc theo quy trình công nghệ.
c/ Quy mô hàng khối: Đặc trưng bằng sản lượng xuất xưởng hàng năm rất lớn. Quy mô
này cho phép tự động hoá và cơ giới hoá quá trình công nghệ.
Theo các tài liệu của Liên Xô cũ thì ở Liên Xô, loại đơn chiếc có sản lượng (10 sản
phẩm/năm) hàng loạt nhỏ (10-200 sản phẩm/năm) hàng loạt vừa (200-5000 sản phẩm/năm)
hàng loạt lớn (500-5000 sản phẩm/năm) và hàng khối (trên 5000 sản phẩm/năm).
Theo quyết định 115/2004/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp thì công suất lắp ráp tính cho
một ca sản xuất được quy định tối thiểu như sau:
- Lắp ráp xe khách: 3000xe/năm
- Lắp ráp xe tải dưới 5 tấn: 5000xe/năm
- Lắp ráp xe tải từ 5-10 tấn: 3000xe/năm
- Lắp ráp xe tải trên 10 tấn: 1000xe/năm
- Lắp ráp xe con: 10.000xe/năm
1.2.3 Phân loại theo loại hình lắp ráp:
- Lắp ráp ô tô (khung, thân xe)
- Lắp ráp tổng thành (động cơ, hộp số)
1.2.4 Phân loại theo tỉ lệ nội địa hoá:
- Lắp ráp IKD (sử dụng các linh kiện không đồng bộ từ nguồn nhập khấu và các linh
kiện nội địa hoá để lắp ráp thành ô tô hoàn chỉnh).
- Lắp ráp CKD (sử dụng các linh kiện đồng bộ từ nguồn nhập khẩu để lắp ráp thành ô tô
hoàn chỉnh).

4


Việc phân loại theo kiểu này ngày nay trong công nghiệp ô tô ở nước ta không áp dụng
nữa.
1.3 Sản xuất và lắp ráp ô tô ở Việt Nam:

Vào năm 1960, ngành hậu cần Quân đội Nhân dân đã chế tạo thành công chiếc xe con
(Chiến thắng) theo khuôn mẫu ô tô Pô-bê-đa của Liên Xô cũ, với lôgô là anh bộ đội cầm
súng xông lên chiến trường Điện Biên Phủ. Năm 1970, chúng ta làm thử ô tô Trường Sơn,
những chiếc xe đầu tiên đã theo đường mòn Hồ Chí Minh ra mặt trận.
Ngày nay, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 175/2002/QĐ-TTg ngày
03/2/2002 phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến 2010, tầm nhìn tới
2020 và quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về phê duyệt quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một ngành công nghiệp quan
trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và
tham gia vào thị trường khu vực và thế giới ( Xuất khẩu ô tô và phụ tùng).
1.3.1 Quan điểm phát triển:
a/ Công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để
góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng tiềm lực
an ninh, quốc phòng của đất nước.
b/ Phát triển nhanh ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền
kinh tế thế giới, lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá, hợp
tác hoá nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước, đồng thời tích cực tham gia quá trình
phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô.
c/ Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải gắn kết với tổng thể phát triển công nghiệp
chung cả nước và các chiến lược phát triển các ngành liên quan đã được phê duyệt, nhằm huy
động và phát huy tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp
Nhà nước giữ vai trò then chốt.
d/ Phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới,
kết hợp với việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát triển trong nước và tận dụng có hiệu
quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu trong nước về
các loại xe thông dụng với giá cả cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp
5


hỗ trợ trong nước phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất linh kiện, phụ tùng trong

nước.
e/ Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải phù hợp với chính sách tiêu dùng của đất nước
và phải bảo đảm đồng bộ với việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, các yêu cầu về bảo
vệ và cải thiện môi trường.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể:
- Về các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con): đáp ứng khoảng 40-50% nhu cầu
thị trường trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản xuất trong nước (hàm lượng chế tạo trong
nước) đến 40% vào năm 2005, đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng
và đạt tỉ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỉ lệ sản xuất
trong nước 50%, hộp số đạt 90%).
- Về các loại xe chuyên dùng: Đáp ứng 30% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng,
đạt tỉ lệ sản xuất trong nước 40% vào năm 2005, tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu thị trường
trong nước về số lượng, đạt tỉ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010.
- Về các loại xe cao cấp: Các loại xe du lịch cao cấp phấn đấu đạt tỉ lệ sản xuất trong
nước 20-25% vào năm 2005 và 40-45% vào năm 2010, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường
trong nước, các loại xe tải, xe khách cao cấp đạt tỉ lệ sản xuất trong nước 20% vào năm 2005
và 35-40% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu thị trường trong nước.
- Về động cơ, hộp số và phụ tùng: Chủ yếu là các loại động cơ diesel có công suất từ
80-400 mã lực, với sản lượng khoảng 100.000 chiếc/năm vào năm 2010 và khoảng 200.000
chiếc/năm vào năm 2020. Với hộp số và cụm chuyển động, phấn đấu sản lượng đạt 100.000
chiếc/năm cho mỗi loại vào năm 2010 và 200.000 chiếc/năm vào năm 2020.
- Về định hướng sản lượng và cơ cấu sản phẩm.
Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020.
Bảng 1.1: Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020.
TT
1

Đơn vị: xe

Tổng số ô tô


2005
120.000

2010
239.000

2020
398.000

2

Xe con đến 5 chỗ ngồi

32.000

60.000

116.000

3

Xe con từ 6-9 chỗ ngồi

3.000

10.000

28.000


4

Xe khách

15.000

36.000

79.000

6


5

6

+ 10-16 chỗ ngồi

9.000

21.000

44.000

+ 17-25 chỗ ngồi

2.000

5.000


11.200

+ 26-46 chỗ ngồi

2.400

6.000

15.180

+ > 46 chỗ ngồi

1.600

4.000

9.520

Xe tải

68.000

127.000

159.800

+ Đến 2 tấn

40.000*


57.000*

50.000

+ > 2 tấn – 7 tấn

14.000

35.000

53.700

+ > 7 tấn – 20 tấn

13.600

34.000

52.900

+ > 20 tấn

400

1.000

3.200

Xe chuyên dùng


2.000

6.000

14.400

1.3.3 Định hướng đầu tư:
Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2010 khoảng 16.000-18.000 tỷ đồng, còn đến năm 2020
ước tính khoảng 35.000-40.000 tỷ đồng.
Khuyến khích việc bố trí các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng tại 3 vùng
kinh tế trọng điểm và các địa bàn lân cận nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có, gồm:
- Miền bắc: Các tỉnh, thành phố trong và giáp ranh khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế
Hà Nội – Hải phòng – Quảng Ninh. Lắp ráp xe tải trên 10 tấn: 1.000xe/năm.
- Miền trung: Các tỉnh từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà.
- Miền nam: Các tỉnh, thành phố trong và giáp ranh khu vực tứ giác tăng trưởng kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu - Đồng Nai – Bình Dương, thành phố Cần
Thơ.
Nòng cốt trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt
Nam, Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp, Tổng công ty than Việt Nam, Tổng
công ty Cơ khí giao thông Sài Gòn.
Ngoài ra còn có các hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí, hiệp hội các nhà sản xuất ô tô
Việt Nam, hiệp hội kỹ sư cơ khí Việt Nam, hiệp hội kỹ sư ô tô Việt Nam tham gia.
1.4 Các quá trình sản xuất và quy trình công nghệ
1.4.1 Quá trình sản xuất:

7


L tng hp tt c cỏc hot ng ca con ngi v cụng c sn xut cn thit cho nh

mỏy ch to sn phm (linh kin). Quỏ trỡnh sn xut bao gm khụng ch cỏc quỏ trỡnh c
bn lm bin i vt liu hoc bỏn thnh phm thnh ụ tụ v cỏc b phn ca chỳng m cũn
bao gm cỏc quỏ trỡnh ph (ch to dng c v gỏ, sa cha v bo dng cỏc trang thit
b, vn chuyn ni b, cụng tỏc kho tng v kim tra) m bo kh nng ch to sn phm
(linh kin).
Quỏ trỡnh sn xut (hỡnh 1.3) bao gm: Chun b, t chc v lp ks sn xut, chun b
phng tin sn xut, tip nhn v bo qun vt t v bỏn thnh phm, tip nhn ph tựng,
tng thnh, cỏc linh kin t nh mỏy sn xut v tinh, tip nhn phụi, ch to cỏc chi tit, lp
rỏp sn phm, vn chuyn i tng sn xut, kim tra k thut v th nghim, bo qun sn
phm.

Hình 1.3: Sơ đồ quá trình sản xuất.
Theo các đặc trng của công việc trong các nhà máy sản xuất ô tô có 3 loại phân xởng
(hình 1.4). Hai nhóm phân xởng chuẩn bj và gia công đợc coi là các phân xởng chính có
nhiệm vụ đảm bảo cho các phân xởng chính sản xuất liên tục, không gián đoạn và thành
phẩm có chất lợng cao. Các phân xởng phụ sản xuất bảo dỡng, sửa chữa dụng cụ, đồ nghề,
các trang thiết bị chuyên dùng và vận tải nội bộ.

8


Hình 1.4: Phân loại phân xởng nhà máy ô tô.
1.4.2 Quy trình công nghệ:
Là một phần của quá trình sản xuất bao gồm các hoạt động theo một thứ tự nhất định,
làm thay đổi trạng thái của đối tợng sản xuất. Nhà máy ô tô có nhiều quy trình công nghệ
khác nhau nh quy trình gia công nóng, quy trình lắp ráp tổng thành và ô tô, quy trình sơn.
Quy trình công nghệ gia công cơ khí là một phần của quá trình sản xuất liên quan trực
tiếp đến thay đổi trạng thái của đối tợng sản xuất (phôi) nh: Hình dáng hình học, kích thớc,
chất lợng bề mặt, cơ tính, để thành sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật.DDĐ
Quy trình công nghệ lắp ráp là một phần của quá trình sản xuất trực tiếp liên quan đến

thứ tự lắp ráp các linh kiện thành nhóm, khâu, tổng thành và ô tô hoàn chỉnh.
Các quy trình công nghệ đợc thực hiện tại các vị trí sản xuất.
Vị trí sản xuất là một phần diện tích sản xuất trên mặt bằng nhà xởng, có trang bị các
dụng cụ đồ nghề, thiết bịphù hợp với chức năng mà vị trí đảm nhiệm. Tên của vị trí th ờng
là tên công việc mà vị trí thực hiện hoặc tên của nguyên công.
Nguyên công là một phần của quy trình công nghệ, thực hiện trên một vị tí sản xuất.
Nguyên công là đơn vị tính toán cơ bản cho việc định mức kỹ thuật trong thiết kế bộ phận sản
xuất cũng nh xác định giá thành quy trình công nghệ. Xây dựng nguyên công là công việc
quan trọng của kỹ s công nghệ.
Trong một số nguyên công, chi tiết có thể gá đặt và kẹp chặt nhiều lần, có thể có nghĩa
là phải nhiều lần định vị. Định vị là một phần của nguyên công đợc thực hiện không thay đổi
kẹp chặt chi tiết gia công hay đơn vị lắp ráp.
Chi tiết gia công hay đơn vị lắp ráp đợc kẹp chặt trong đồ gá, có thể có đợc một số t thế
ứng với dụng cụ. T thế đó đợc gọi là vị trí. Vị trí là một phần của nguyên công xác định t thế
9


của chi tiết gia công hoặc sản phẩm lắp ráp với một chuyển động của đồ gá ứng với dụng cụ
gia công.
Nguyên công có thể gồm nhiều bớc chuyển. Bớc chuyển là một phần của nguyên công
đợc đặc trng bởi sự không thay đổi của dụng cụ và bề mặt khi gia công hoặc tham gia vào lắp
ráp trong mối ghép.
Mỗi bớc chuyển lại có vài thao tác: Thao tác bớc công tác là một lần dịch chuyển
đối tợng của dụng cụ so với chi tiết gia công để thay đổi hình dáng, kích thớc, độ nhám bề
mặt. Quan hệ giữa quy trình công nghệ, nguyên công, định vị xem trên hình 1.5

Hình 1.5: Sơ đồ các phần tử của quy trình công nghệ.
1.4.3 Quy trình công nghệ và dây chuyền sản xuất và lắp ráp ô tô.
Sản xuất là một ngành công nghiệp tổng hợp, có rất nhiều các tổ hợp công nghiệp bổ trợ
nh: sản xuất các linh kiện phi kim loại (các gioăng đệm, săm lốp, các chi tiết bằng chất dẻo)

sản xuất các trang thiết bị điện, sản xuất kính, sản xuất các loại vật liệu thép, gang kèm theo
đó là nhiều quy trình công nghệ nh: quy trình chế tạo phôi, quy trình nhiệt luyện, quy trình
gia công cơ khí, quy trình lắp ráp tổng thành, quy trình lắp ráp ô tô, quy trình sơn, quy trình
kiểm tra chất lợng. Tổng quát lại thì thông thờng có ba dạng quy trình công nghệ sau:
10


- Quy trình công nghệ cá biệt: Là quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm có kích thớc
mẫu, tên gọi riêng và đợc thực hiện độc lập với loại hình sản xuất.
- Quy trình công nghệ điển hình: Là loại quy trình chế tạo, lắp ráp nhóm sản phẩm có
chung đặc điểm kết cấu và công nghệ.
Song song với các quá trình công nghệ trong các nhà máy ô tô ở nớc ta tồn tại hai loại
dây chuyền công nghệ.
Dây chuyền mềm: Theo loại hình dây chuyền này, trên mặt bằng nhà máy chỉ có các
trang thiết bị di động, không có các trang thiết bị cố định gắn trên nền nhà hoặc các cấu kiện
nhà xởng. Mục đích chính là có thể thay đổi công nghệ khi thay đổi chủng loại ô tô hoặc thay
đổi nhãn mác ô tô đợc nhanh chóng, không phụ thuộc vào các trang thiết bị cố định, dễ dàng
bố trí lại vị trí sản xuất.
Dây chuyển sản xuất cứng: Loại hình này đợc cố định trong mặt bằng nhà xởng bằng
các ray và các xe lăn trên ray, bằng các băng truyền và các vị trí sản xuất đợc cố định theo
các băng truyền. Dây chuyền sản xuất cứng cho phép cơ khí hoá và tự động hoá cao.
1.5 Cơ khí hoá và tự động hoá các quy trình công nghệ:
1.5.1 Các khái niệm cơ bản:
Việc thay thế một phần hoặc hoàn toàn các công nghệ lao động thủ công nhằm trực tiếp
thay đổi trạng thái, hình dáng hoặc chất lợng sản phẩm bằng máy móc đợc gọi là cơ khí hoá.
Ví dụ: Thay thế các dụng cụ vặn đai ốc thủ công bằng các máy vận đai ốc nhiều trục
(hình 1.6).

Hình 1.6a: Hình ảnh chung các dụng cụ vặn đai ốc nhiều trục:


11


Hình 1.6b: Máy vặn đai ốc dẫn động khí nén.

Hình 1.6c: Máy vặn đai ốc dẫn động thuỷ lực.
Các máy vặn đai ốc nhiều trục (hình 1.6a) cho phép đồng thời vặn nhiều đai ốc một lúc
(nắp máy động cơ, hộp số, cầu chủ động) đảm bảo cùng trị số mô men vặn.
Các máy vặn đai ốc dẫn động khí nén (hình 1.6b) có động cơ rô to và hộp số hành tinh
cho phép điều chỉnh trị số mô men vặn theo yêu cầu.
Các máy vặn đai ốc dẫn động thuỷ lực (hình 1.6c) sử dụng dầu công nghiệp 20 hiệu suất
60%.
Tất cả các máy vặn đai ốc cho phép nếu quá tải sẽ tự động dừng lại hoặc quay trơn, đảm
bảo an toàn cho đối tợng lắp ráp và cho máy vặn đai ốc.
áp dụng cơ giới hoá trong lắp ráp cho phép tăng năng suất 20:30 lần so với làm thủ công.
Tự động hoá quá trình công nghệ là thay thế hoàn toàn lao động thủ công bằng máy, kể cả
máy điều khiển. Công nhân vận hành trong trờng hợp này thực hiện nhiệm vụ quan sát tiến
12


trình thực hiện công việc và trong trờng hợp cần thiết có những điều chỉnh hoặc hiệu chỉnh
trang thiết bị.
Tuỳ theo dạng mà cơ khí hoá (tự động hoá) đợc phân thành đơn chiếc và tổ hợp. Cơ khí
hoá (tự động hoá) chỉ bào gồm một phần tử của quá trình công nghệ (nguyên công, bớc) đợc
gọi là loại hình đơn chiếc. Cơ khí hoá (tự động hoá) gồm hai hay nhiều hơn thì đợc gọi là loại
hình tổ hợp. Loại này lại phân thành cơ khí hoá (tự động hoá) một phần và toàn phần. ở cơ
khí hoá 9tự động hoá) toàn phần thì tất cả các bộ phận cấu thành quá trình công nghệ đợc cơ
khí hoá (tự động hoá). Còn ở cơ khí hoá (tự động hoá) một phần thì sẽ có một số công việc đợc thực hiện bằng tay.
Các phơng tiện trang bị công nghệ ở cơ khí hoá (tự động hoá) gồm các máy thiết bị vận
chuyển. Một trong các phơng tiện này có thể tác động bằng tay hoặc tự động. Máy là các

thiết bị kỹ thuật riêng biệt, thực hiện các chuyển động cơ khí để trực tiếp biến đổi trạng thái
của vật liệu, năng lợng hoá các thông tin. Các dụng cụ là các thiết bị kỹ thuật đợc sử dụng với
tính chất là công cụ của máy móc hoặc con ngời. Đồ gá thực hiện chức năng là chuẩn và thiết
bị kẹp chặt sản phẩm trong thời gian gia công, lắp ráp, vận chuyển. Tay máy tạo thành nhóm
các thiết bị kỹ thuật đặc biệt, gồm các cơ cấu khớp, đòn nhiều khâu phục vụ cho việc di
chuyển trong không gian các đối tợng sản xuất hoặc các dụng cụ.
Trong các phơng tiện trang bị công nghệ tác động bằng tay thì tất cả các công việc và
chức năng điều khiển đợc thực hiện nhờ năng lợng của con ngời (công nhận vận hành). Các
phơng tiện cơ khí hoá thực hiện tất cả các hoạt động công nghệ và các hoạt động phụ nhờ
năng lợng máy dới sự điều khiển của con ngời. Các trang bị tự động hoá hoạt động đợc điều
khiển và làm việc theo ctr định trớc, không có sự tham gia của con ngời.
1.5.2 Dây chuyền tự động và các Rô bốt công nghiệp:
Tự động hoá quá trình sản xuất đi qua một số giai đoạn phát triển. Giai đoạn đầu tiên là
tạo ra các máy bán tự động và tự động. Giai đoạn tiếp theo là tự động hoá hệ thống các máy,
nghĩa là dây chuyền tự động.
Dây chuyền tự động là tập hợp của nhóm thiết bị công nghệ và trang bị phụ, bố trí theo
trình tự nhất định và đợc liên hệ bằng một hệ thống vận chuyển, dùng để thực hiện tự động
các quá trình công nghệ xác định. Trong dây chuyền tự động, không chỉ các nguyên công
trực tiếp liên quan tới gia công sản phẩm đợc tự động hoá mà các nguyên công di chuyển sản
phẩm cũng nh loại bỏ phế liệu cũng đợc tự động hoá.
13


Tơng ứng với các đặc tính của các nguyên công công nghệ là các dây chuyền tự động
riêng lẻ để gia công cắt gọt, gia công áp lực, nhiệt luyện, đúc, lắp ráp và các dây chuyền tự
động tổ hợp dùng để thực hiện một số nguyên công.

Hình 1.7: Dây chuyền hàn tự động tại nhà máy ô tô Valmet
Trên hình 1.8 là phân loại các dây chuyền tự động.


Hình 1.8: Phân loại dây chuyền tự động.
Dây chuyền một danh mục để chế tạo ra một loại sản phẩm. Dây chuyền nhiều danh
mục có thể chế tạo các sản phẩm thuộc nhiều chủng loại (hoặc kích thớc khác nhau).

14


Trong dây chuyền một nhánh, các sản phẩm chuyển từ vị trí sản xuất này sang vị trí sản
xuất khác theo các nhánh song song. Trong trờng hợp tổng quát, năng suất của dây chuyền
nhiều nhánh cao hơn loại một nhánh.
ở dây chuyền tự động khép kín, việc đa bán thành phẩm hoặc phôi vào và lấy thành
phẩm trong cùng một vị trí (các nguyên công bố trí vòng tròn). Dây chuyền tự động không
khép kín thì nguyên công đầu và cuối ở xa nhau. Dây chuyền có thể là tuyển thẳng, gấp khúc.
Dây chuyền tự động có liên hệ cứng là giữa các nguyên công không có lợng dự trữ, yêu
cầu hoạt động của các vị trí phải đồng bộ. Nếu một vị trí dừng lại thì toàn bộ dây chuyền bị
dừng theo. Với loại có liên hệ mềm lại có lợng dự trữ giữa các nguyên công, tại từng vị trí có
thể làm việc với các nhịp khác nhau, không phá vỡ sự hoạt động của toàn dây chuyền.
Trang bị công nghệ của dây chuyền tự động hiệu chỉnh đợc có thể đợc điều chỉnh để chế
tạo ra sản phẩm khác, còn ở dây chuyền không hiệu chỉnh đợc không có khả năng đó. áp
dụng dây chuyền tự động cho phép tăng đáng kể năng lực sản xuất. Thí dụ kết cấu của dây
chuyền tự động lắp ráp hộp số cho phép lắp ráp 7 loại hộp số mà không phải hiệu chỉnh dây
chuyền. Các nguyên công lắp ráp các trục sơ cấp, thứ cấp, trung gian, số lùi, xiết chặt các bu
lông nắp hộp số đều đợc tự động hoá.
Hiện nay trong ngành công nghiệp ô tô hình thành mô hình tự động hoá linh hoạt, nghĩa
là khả năng ổn định chức năng trong điều kiện sản xuất nhiều chủng loại khi thay đổi thờng
xuyên các đối tợng lao động, chơng trình sản xuất, điều kiện và chế độ công nghệ.
Các Rô bốt công nghiệp là phơng tiện đặc trng nhất của tự động hoá linh hoạt, chúng là
các máy tự động đợc chơng trình hoá để thực hiện các chức năng chuyển động tơng tự nh con
ngời. Các Rô bốt công nghiệp gồm hai hệ thống cơ bản sau: Hệ thống chấp hành là cả tay
máy có nhiều khâu, và hệ thống chơng trình hoá để tự động điều khiển.

Có hai loại Rô bốt cơ bản: Rô bốt công nghệ và Rô bốt vận tải. Rô bốt công nghệ trực
tiếp thực hiện các nguyên công nh hàn, sơn, lắp ráp Đó là các tay máy có trang bị các dụng
cụ, thiết bị tơng ứng tự động. Các Rô bốt vận tải là các tay máy có trang bị dụng cụ giữ, kẹp,
gắp (nam châm điện).
Sản xuất ô tô là lĩnh vực tiêu thụ nhiều các Rô bốt công nghiệp, nó chiếm tới 20-40%
tổng số Rô bốt công nghiệp. Việc áp dụng rô bốt công nghiệp cho phép tăng năng suất lao
động, tăng chất lợng sản phẩm.
1.6 An toàn lao động trong sản xuất và lắp ráp ô tô:
15


Các đơn vị sản xuất và lắp ráp ô tô là các nhà máy công nghiệp ô tô, do đó phải chấp
hành mọi quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy trong ngành công nghiệp do
Nhà nớc và luật lao động quy định.
Trong quyết định của Bộ công nghiệp về Quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất,
lắp ráp ô tô số 115/2004 QĐ-BCN ban hành ngày 27/10/2004 đã chỉ rõ Khu vực xởng sản
xuất, lắp ráp, bao gồm cả hàn, sơn, kiểm tra phải đợc bố trí theo quy trình công nghệ phù hợp.
Các sơ đồ quy trình công nghệ tổng thể và theo từng công đoạn sản xuất, lắp ráp phải đ ợc bố
trí đúng nơi quy định trong các phân xởng để ngời công nhân thực hiện. Nền nhà xởng phải
đợc sơn chống trơn và có vạch chỉ giới phân biệt lối đi an toàn toàn và mặt bằng công nghệ.
Có đủ trang thiết bị đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, giảm độc hại (tiếng ồn,
nóng bức, bụi) phòng chống cháy nổ và xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) theo đúng các quy
định hiện hành, bảo đảm cảnh quan, môi trờng, văn minh công nghiệp.
Trong các phân xởng nóng (hàn, rèn, đúc, nhiệt luyện ) các phân xởng có độc hại và hoá
chất (thử động cơ, sơn mạ) bắt buộc phải phải có trang thiết bị thông gió. Trong các phân xởng có máy công cụ sử dụng năng lợng điện bắt buộc phải có cầu dao tổng và bộ phận. Các
thiết bị điện bắt buộc phải có tiếp đất. Trong các phân xởng lắp ráp cơ khí hoá và tự động hoá
phải có trang bị an toàn lao động. Khi vận hành phải theo trình tự an toàn quy định, nội quy
lao động phải đợc thực hiện nghiêm ngặt.
Chơng II
Sản xuất phụ tùng, khung, vỏ ô tô

2.1 Sản xuất phôi
2.1.1 Sản xuất phôi trong chế tạo phụ tùng ô tô
Phụ tùng ô tô ở đây đợc hiểu là các chi tiết trong các hệ thống của ô tô (trừ các chi tiết
thuộc khung vỏ).
Phôi là chi tiết có các bề mặt chứa một lợng d kim loại dự trữ để gia công. Lợng kim loại
dự trữ đó gọi là lợng d. Lợng d đợc loại bỏ trong quá trình gia công.
Trong sản xuất ô tô, việc chọn đúng cách tạo phôi có ảnh hởng rất lớn đến hiệu quả kinh
tế của sản xuất, vì chọn phôi ảnh hởng trực tiếp đến số lợng nguyên công, bớc, giờ công và
giá thành sản phẩm. Xu hớng hiện đại là cố gắng làm sao cho phôi gần với hình dáng kích thớc của chi tiết, nghĩa là giảm lợng d cắt gọt.
16


Đánh giá việc chọn phôi bằng hệ số sử dụng kim loại, tính bằng tỉ lệ giữa trọng lợng của
chi tiết trên trọng lợng phôi. Hệ số này càng gần 1 thì việc chọn phôi càng hợp lý.
Chọn phôi còn phụ thuộc vào dạng sản xuất, số lợng sản phẩm xuất xởng hàng năm. Các
loại hình sản xuất phôi thờng gặp trong sản xuất ô tô là: Đúc, gia công áp lực, thiêu kết, các
phôi hàng hoá định hình.
a/ Đúc:
Gồm các loại: Đúc một lần (đúc trong khuôn cát, làm bằng thủ công hay làm bằng máy,
đúc vỏ rỗng, đúc nấu chảy), đúc nhiều lần (đúc bằng khuôn kim loại tĩnh, đúc ly tâm, đúc áp
lực).
Các vật đúc từ gang xám, gang rèn chiếm gần 1/4 sản phẩm công nghiệp ô tô (thân
máy), vỏ cầu, vỏ truyền lực chính, hộp lái) sản phẩm đúc từ gang rèn nhất thiết phải gia công
nhiệt (ủ phân cấp) trớc khi làm sạch phôi.
Các chi tiết có hình dạng phức tạp bắt buộc phải có lõi cốt. Để làm khuôn cát, trong
công nghiệp ô tô sử dụng máy ép có áp lực cao (25 - 40KG/cm 2), đảm bảo cấp chính xác tới
cấp 4 - 5. Độ bóng bề mặt tới các cấp 3 -4.
Phôi của những chi tiết có độ chính xác cao (trục khuỷu, trục cam) thờng đúc trong
khuôn vỏ, phôi loại này thờng không cắt bằng dao mà bằng phơng pháp mài. Loại phôi này
có cấp chính xác 4 -7, độ bóng cấp 3 - 4.

Các chi tiết ô tô không to nhng hình dáng phức tạp làm bằng thép (nạng gạt sang số, cò
mổ xu páp) có phôi đợc chế tạo bằng phơng pháp đúc mẫu chảy, có độ chính xác cao, từ cấp
2 - 4.
Các chi tiết làm bằng kim loại màu thờng đúc khuôn áp lực, phôi có lợng d rất nhỏ, độ
bền cao hơn đúc khuôn cát khoảng 20-30%, có năng suất rất cao (hơn 1000 sản phẩm/giờ).
b/ Gia công áp lực:
Các hình thức gia công áp lực chủ yếu là rèn, dập, cán, vuốt, chồn rèn thờng dùng trong
sản xuất nhỏ, dập dùng trong sản xuất hàng khối. Phơng pháp dập bao gồm dập nguội và dập
nóng.
Dập nóng thực hiện tại phân xởng rèn dập, sử dụng các búa hơi, búa thuỷ lực, búa cơ khí
tác dụng nhanh. Khuôn dập có các loại: kín (các phôi có hình dạng đối xứng không có vết
ghép) và hở.

17


Sử dụng loại máy dập ép cơ khí tác động nhanh cho năng suất cao, giảm góc thoát từ 7 o
xuống 3o, tiết kiệm kim loại từ 35-40%.
Dập nguội và vuốt để chế tạo phôi của các chi tiết nh các te dầu động cơ, vỏ bầu phanh
hơi bánh xe, nắp che truyền lực chính.
Phôi chế tạo bằng phơng pháp dập, chồn rất kinh tế. Ví dụ chế tạo phôi con đội xu-páp
bằng phơng pháp dập chồn trên máy ép lệc tâm là 150gram, trong khi phôi con đội xu-páp
bằng thép cán định hình, gia công trên máy tiện Revolve là 560gram.
c/ Phôi đúc thiêu kết:
Phôi kim loại gốm có đợc do thiêu kết bột kim loại ở áp suất cao (100-600MPa), nhiệt
độ thiêu kết thấp hơn điểm nóng chảy của kim loại thành phần (sắt, chì, volfram-đồng )
hoặc compsit (kim loại-phi kim loại).
d/ Phôi hàng hoá:
Là phôi định hình riêng cho công nghiệp ô tô nh phôi cán định hình có chu kỳ, dùng để
chế tạo các trục, vì sự phân bố các thớ kim loại phù hợp hình dạng chi tiết. Phôi cán dạng

cong để chế tạo các ụ đỡ, giá đỡ.
e/ Phôi phi kim loại:
Phần lớn vật liệu phi kim loại trong công nghiệp ô tô là chất dẻo, chất phíp để chế tạo
các tấm ma sát (ly hợp, phanh), các nút bấm, các đòn kéo, khoá, van, phớt, vành tay lái.
Phôi loại này tiết kiệm kim loại, nhẹ, gia công cơ khí không nhiều, không gỉ, đẹp nhng
nhợc điểm là chịu nhiệt kém, tuổi thọ không cao.
90% chi tiết phi kim loại sử dụng trên ô tô là trang trí, 10% là chịu lực.
2.1.1 Sản xuất phôI trong chế tạo khung, vỏ ô tô
a/ Phôi chế tạo khung:
Khung ô tô gồm các xà dọc và xà ngang, thờng đợc chế tạo từ thép 190 CrMn,
14Mn2AV, hoặc tôn cán nóng dày 1,4 -1,8mm ở nhiệt độ 800oC.
Xà dọc chế tạo từ thép cán hay dập hình chữ C hay dạng hộp. Xà dọc từ thép cán không
có chỗ uốn theo hớng dọc trong mặt phẳng ngang, chiều cao không thay đổi.
Xà dọc chế tạo từ dập nóng 850oC có tiết diện ngang thay đổi theo chiều dài và chỗ uốn
theo hớng dọc. Chú ý để khi nguội, xà dọc không bị cong vênh, ngời ta tiến hành thờng hoá
và nắn sửa theo thành và mặt bên bằng máy ép.

18


Các xà ngang và các giá đỡ trên khung đợc chế tạo từ thép tấm hoặc thép cán. Thép tấm
đợc uốn trên máy ép, sau đó hàn lại. Thờng sử dụng hàn hồ quang dới lớp khí bảo trợ nh CO2,
TIG, MIG, chú ý khi hàn phải có dỡng để đảm bảo vị trí tơng hỗ khi hàn.
c/ Phôi vỏ xe:
Vật liệu phôi vỏ xe thờng là thép tấm mỏng (tôn cán) có độ dày từ 0,7 - 1,5mm. Các loại
tôn thờng dùng trong chế tạo vỏ ô tô gômg:
- Tôn cán nguội, là sản phẩm của tôn cán nóng đã nhúng qua bể axít rồi cán ở nhiệt độ
thờng, ủ để khử ứng suất, dùng để chế tạo các bề mặt có tính chống gỉ và chống mòn.
- Tôn phủ kẽm có 2 loại, tôn mạ kẽm là tôn đã xử lý qua dung dịch điện ly. Tôn tráng
kẽm là tôn nhúng vào bể kẽm nóng chảy. Loại tôn này có tính chống gỉ và chống mòn cao,

nhng tính hàn và tính sơn kém.
- Tôn 2 pha là thép đợc tôi, ủ liên tục, tạo thành hai cấu trúc pha là Mác-ten-xít (M) và
fe-rít (), có độ bền và ứng suất kéo cao (5,5KH/mm+2), dùng để chế tạo cánh cửa hay thanh
cản trớc.
- Tôn cờng độ cao, có tính dẻo cao, độ bền kéo cao, điểm chảy cao, dùng làm vỏ xe tố,
nhợc điểm là tính hàn và tính chịu nén kém. Nay đã đợc cải thiện một số tính chất nh tính
thạo hình, tính hàn.
Các phần tử chủ yếu trong cấu tạo vỏ xe là các chi tiết tấm vỏ ngoài hoặc trong của vỏ
xe. Phôi của vỏ xe đợc chế tạo từ các tấm kể trên, bằng phơng pháp dập và vuốt các tấm thép
mỏng, tạo hình dáng, cắt theo đờng bao, đột lỗ, gấp mép.
Phôi của các chi tiết đơn giản thì cắt bằng máy cắt tôn. Với phôi của các chi tiết có hình
dạng phức tạp phải dựng khuôn dập bằng máy cắt dạng đĩa. Trớc khi cắt phải xác định hình
dạng và kích thớc, phải chú ý phân bố hợp lý đờng viền của phôi, ở các tấm hoặc các dải để
nâng cao khả năng sử dụng vật liệu. Chỉ tiêu đặc tng cho mức độ sử dụng hợp lý vật liệu là hệ
số sử dụng vật liệu.
à=

f .n
F

ở đây: f là diện tích phôi ban đầu (m2)
n: số lợng phôi ban đầu nhận đợc từ tấm hoặc dải.
F: diện tích của tấm hoặc dải.

19


Nguyên công tạo hình là nguyên công phức tạp và quan trọng nhất. Khả năng nhận đợc
các chi tiết có hình dạng phức tạp bằng dập xác định bởi tính chất dẻo của kim loại thông qua
các thông số nh độ dãn dài tơng đối, độ co ngang giới hạn bền, giới hạn chảy, độ cứng, tỷ số

giới hạn chảy trên giới hạn bền càng nhỏ, độ dãn dài tơng đối và độ con ngang càng lớn thì
vật liệu bảo đảm chiều sâu vuốt ở một hành trình càng lớn.
Vuốt thúc: Dập các chi tiết ốp với các hình dạng phức tạp nhờ vuốt thúc sâu cho một số
vị trí chuyển tiếp. Ngời ta xác định số bớc bằng tỷ số giữa kích thớc ngang và chiều sâu của
chi tiết để khi vuốt ứng suất lớn nhất ở các tiết diện nguy hiểm trông vợt quá giới hạn cho
phép của vật liệu đợc dập. Tỷ số này càng lớn và kích thớc bích đợc vuốt càng lớn thì số bớc
khi vuốt càng lớn. Nh vậy vuốt chi tiết có dạng hộp sau một bớc, bán kính góc lợn của thành
thẳng đứng phải không nhỏ hơn 0,2 chiều cao chi tiết còn bán kính tiếp giáp của thành thẳng
đứng với đáy không nhỏ hơn 6- 8 lần chiều dày của tấm (hình 2.1).

Hình 2.1: Vuốt chi tiết dạng hộp
R1- Bán kính góc lợn; R2- Bán kính tiếp giáp.
Tạo hình: Để tăng thêm độ cứng vững cho các tấm mỏng có độ dài và rộng lớn, phải
dùng khuôn làm thay đổi hình dạng cục bộ của khuôn, nh tạo phần lồi hoặc các gân song
song hay giao nhau (hình 2.2).

20


Hình 2.2: Tấm sàn có các gân tăng thêm độ cứng.
a/ Vị trí bích không có tính công nghệ,
b/ Vị trí bích có tính công nghệ.
Uốn: Chi tiết đợc uốn với hình dạng khác nhau để tăng khả năng chịu lực của khung vỏ.
Bán kính uốn trong là thông số quan trọng khi uốn chi tiết.
Bán kính uốn lớn nhất (Khi đó chi tiết còn cong).
Rmax =

0,58 ES
1


Trong đó: E là môđun đàn hồi khi kéo (MPa)
S: Chiều dày vật liệu(m)
1 : Giới hạn chày (MPa)

Bán kính uốn nhỏ nhất cho phép.
1
1
2


Rmin =

Trong đó:

Là độ dãn dài tơng đối.

Các nguyên công vuốt, tạo hình và uốn đợc thực hiện trong các khuôn. Kết cấu khuôn đợc xác định theo hình dáng của chi tiết, cũng nh nội dung của nguyên công dập và trang thiết
bị sử dụng. Trong sản xuất hàng khối nếu sử dụng các máy ép năng suất cao có cơ khí hoá và
tự động hoá quá trình dập.
Tròn các dây chuyền dập các tấm phôi của vỏ xe có các rô bốt công nghiệp đa các tấm
vào khuôn, lật đảo, cũng nh lấy phôi ra khỏi dây chuyền (hình 2.3).

Hình 2.3: Dây chuyền tự động dập tấm cánh cửa.
1. Đa tấm mỏng vào, 2. Đặt tấm vào khuôn, 3. Chuyển tiếp có bộ đảo lật, 4. Cơ cấu
truyền, 5. Máy ép hai tác động 500/400T, 6. Máy ép có một tác động 800T, 7. Máy ép một
tác động 500T.
21


Việc tiến hành cắt chi tiết theo hình bao để loại bỏ các phần thừa sau khi vuốt bích.

nguyên công đột lỗ và tạo các lỗ trong (cửa trong) đợc tiến hành cùng với các nguyên công
tạo hình và thực hiện trên các máy dập liên hợp. Hầu hết việc đột lỗ đợc làm đồng thời với
việc cắt chi tiết theo đờng bao và tiến hành trên cùng một máy dập.
Thí dụ: Dập tấm ngoài nắp khoang máy với tấm thép 0,9x1275x1480mm nặng 13,331
KG, trọng lợng tấm nắp khoang máy 9,250KG đợc thực hiện việc gấp mép đột lỗ và các cạnh
bao ngoài trong máy dập tạo hình (hình 2.4).

Hình 2.4: Trình tự dập tấm ngoài che khoang máy.
1. Vuốt, 2. Cắt theo đờng bao và đột các lỗ, 3. Tạo hình mặt trớc, gấp mép mặt sau và
mặt bên, 4. Gấp mép mặt trớc.
2.2 Định hình hoá các quy trình công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô:
2.2.1 Đại cơng về định hình hoá quy trình công nghệ:
Có rất nhiều các khả năng chọn giải pháp công nghệ và sự khác biệt về kinh tế phụ thuộc
rất nhiều vào việc chọn quy trình công nghệ chế tạo. Một thời gian dài các nhà khoa học đã
nghiên cứu hệ thống phân loại chi tiết máy và quy trình công nghệ định hình cho từng loại.
Căn cứ vào các tiêu chí nh: Hình dạng và kích thớc chi tiết, độ chính xác và chất lợng gia
công bề mặt, vật liệu chế tạo, khối lợng xuất xởng và tính chất của sản xuất. Cụ thể, ngời ta
đã phân thành 15 nhóm sản phẩm cho các ngành chế tạo máy, trục, ống lót, đĩa, chi tiết lệch
tâm, trục chữ thập, đòn kéo, tấm, then, cột, góc, ụ, bánh răng, cam, vít và vít vô tận, chi tiết
nối ghép.
Căn cứ vào cách phân loại trên, trong lĩnh vực công nghiệp ô tô phân loại các chi tiết
theo hai tiêu chí sau:
- Các quy trình công nghệ mẫu đợc thiết lập bằng việc nhóm các chi tiết thành loại, theo
sự chung nhất về hình dáng.
- Sự chung nhất về quy trình gia công cho mỗi nhóm có sự thống nhất về chuẩn khi gia
công, về định vị khi kẹp chặt.
Từ đó ngời ta đa ra 6 nhóm, chiếm tới 90% các chi tiết ô tô đợc sản xuất trong các phân
xởng cơ khí, lắp ráp của nhà máy ô tô.
22



1/ Các chi tiết dạng vỏ dày: Thân, nắp máy, vỏ hộp số, vỏ cầu, vỏ hộp lái. Phôi của
nhóm này thờng đúc bằng gang xám, gang èn, thep, hợp kim nhôm. Cũng có khi là từ hàn từ
các phần từ dập khuôn các thép tấm. Những chi tiết của nhóm này có bề mặt tơng đối lớn, đòi
hỏi phải gia công phẳng, bào hoặc phay, có nhiều lỗ chính xác về toạ độ so với mặt chuẩn kết
cấu, hoặc chính xác về tơng quan giữa chúng với nhau.
Để gia công, phải sử dụng các máy ngang và đứng, nh bào phẳng, phay trống và vòng,
doa nhiều đầu dao, khoan nhiều đầu có bàn quay, lăn và ta rô ren.
Nếu sản phẩm lớn, có thể sử dụng dây chuyền tự động có băng tải và ô bốt công nghiệp.
Hầu hết các chi tiết nhóm này đều chọn mặt phẳng đứng làm chuẩn định vị (3 bậc tự do)
và hai lỗ chốt (3 bậc tự do).
2/ Các chi tiết trục (nhóm thanh tròn):
Trục khuỷu, trục cam, trục hộp số, bán trục có nghĩa là gồm các trục trơn và các trục
then, then hoa, trục răng, chuẩn công nghệ của các trục này là lỗ tâm.
Để gia công các chi tiết thuộc nhóm này, sử dụng các máy bán tự động phay định trâm
(với sản xuất loại nhỏ) phay trống (sản xuất hàng loạt), các máy tiện nhiều trục, nhiều dao
bán tự động, các máy chép hình nhiều dao, máy mài, máy phay răng, máy cà răng, các loại
máy khoan, máy phay rãnh.
Trong quy trình công nghệ có tôi cao tần, dùng các máy ép trong dòng máy gia công cơ.
3/ Các chi tiết ống (thanhg rỗng).
Đặc trng là tỷ lệ giữa chiều cao và đờng kính lớn nhất không < hơn 0,5.
Thí dụ: Nh xylanh động cơ, may ơ bánh xe, vỏ vi sai.
Chuẩn công nghệ của nhóm này là mặt đầu mút, đờng kính ngoài hoặc đờng kính trong.
Các máy gia công thờng dùng các máy tiện nhiều dao, nhiều trục, máy mài trong và mài
ngoài, máy doa.
4/ Nhóm đĩa:
Giống nh nhóm thứ 3 (nhóm chi tiết ống) vì tỷ lệ chiều cao và đờng kính lớn nhất nhỏ
hơn 0,5, ví dụ: Trống phanh, đĩa phanh, bánh đà, đĩa ly hợp, bánh răng.
Chuẩn công nghệ là mặt cạnh trong lỗ. Các máy gia công thông thờng là tiện, phay, bào,
mài, khoan. Cuối quy trình có thêm khâu cân bằng quay.

5/ Nhóm thanh không tròn (càng):
Ví dụ: Thanh truyền, cầu trớc, đòn mở xu páp.
23


Trong dây chuyền công nghệ có tổ hợp máy phay, khoan, mài trong.
Việc chọn chuẩn cũng đặc biệt. Khi gia công định vị thân và đầu để nhận đợc lỗ chính
xác đầu tiên, và dùng nó làm chuẩn các nguyên công tiếp theo.
Loại chi tiết này trong ô tô không nhiều nhng lại cần các quy định mẫu.
6/ Các chi tiết nối ghép:
Gồm các chi tiết nh bu-long, đai ốc, vòng đệm, vít cấy, nhóm này chiếm số lợng lớn.
Trong sản xuất chủ yếu gia công trên các máy tiện nhiều trục nhiều dao, hoặc chồn nguội
trên máy chồn tự động một, hai hoặc ba va đạp, có thể lăn ren trên các máy lăn tự động. Sau
đó sửa tinh, khoan lỗ, gài chốt phòng lỏng. Các chi tiết nối ghép quan trọng còn qua nhiệt
luyện, tôi ram và mạ nh mạ kém, mạ phốt pho, mạ ni ken- crôm.
2.2.2 Quy trình công nghệ gia công nhóm
1/ Nhóm vỏ:
a/ Các phân nhóm:
- Nhóm lớn: l>700mm, trọng lợng > 40KG. Thí dụ: Thân máy, vỏ cầu sau.
- Nhóm trung: l từ 350-700mm, trọng lợng 10-40KG. Thí dụ vỏ hộp số, vỏ truyền lực
chính.
- Nhóm vừa: l từ 150-35-mm, trọng lợng 2 10KG. Thí dụ vỏ hộp lái.
- Nhóm nhỏ: l<150mm, trọng lợng < 2KG.
b/ Phôi và chuẩn công nghệ:
Đúc từ gang xám, gang rèn, hợp kim nhôm, thép, kết cấu dập-hàn.
Chuẩn là mặt phẳng chính và lỗ.
c/ Các nhóm nguyên công chính:
1. Gia công các mặt chuẩn.
2. Gia công thô và tinh các mặt chính.
3. Tiện trong thô và tinh các lỗ chính.

4. Gia công các bề mặt không lớn, khoan, loại bỏ các gờ vát mép. Doa lỗ và cắt ren.
5. Thử thuỷ lực tìm vết nứt.
6. nghiền tinh các lỗ và các mặt.
2/ Nhóm trục (thanh tròn):
a/ Phân nhóm:
- Nhóm lớn: l>800mm, trọng lợng 10-100KG. Thí dụ: Trục khuỷu.
24


- Nhóm trung: l từ 250-800mm, trọng lợng 3 10KG. Thí dụ: then hoa hộp số, bánh
răng trụ nhỏ của truyền lực chính.
- Nhóm vừa: l từ 100-250mm, trọng lợng 0,8-3KG. Thí dụ: bánh răng nón chủ động của
truyền lực chính, cam phanh.
- Nhóm nhỏ: l<100mm, trọng lợng 0,8KG. Thí dụ: trục chữ thập các đăng, chốt nhíp.
b/ Phôi và chuẩn công nghệ:
Dập nóng, thép cán dạng thanh hay ống. Đúc từ gang biến tính. Chuẩn là tâm hoặc các cổ.
c/ Các nguyên công chính:
1. Gia công các mặt đầu và các lỗ tâm (chuẩn).
2. Gia công thô và tinh đờng kính một đầu, sau đó gia công tiếp đầu thứ hai của trục.
3. Gia công các mặt khác.
4. Mài các mặt đòi hỏi gia công chính xác.
5. Phay, xọc, cả răng.
6. Nhiệt luyện.
7. Mài cổ và lỗ.
8. Cân bằng.
9. Nghiền tinh các mặt chính.
3/ Nhóm ống
a/ Phân nhóm:
- Nhóm lớn: D>400mm, trọng lợng > 30KG. Thí dụ: Bánh đà, trống phanh.
- Nhóm trung: D từ 200-400mm, trọng lợng 6 30KG. Thí dụ: Then bánh răng trụ lớn

của truyền lực chính, bánh răng nón bị động của truyền lực chính
- Nhóm vừa: D từ 100-200mm, trọng lợng 1 - 6KG. Thí dụ: puly quạt gió, bánh răng hộp
số, bích.
- Nhóm nhỏ: D<100mm, trọng lợng < 1KG. Thí dụ: Bánh răng hành tinh, bích đĩa ly
hợp.
b/ Phôi và chuẩn công nghệ:
Dập nóng, đúc từ gang rèn, dập nguội và hàn, đúc hợp kim nhôm. Chuẩn là mặt đầu và
mặt trong, đôi khi là mặt đầu.
c/ Quy trình chung:

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×