Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Thuyết trình môn luật dân sự hợp đồng tặng cho tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.29 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH

thuyết trình

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hằng


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHÁI NIỆM (Điều 457, BLDS 2015)

Hợp đồng tặng cho tài sản là
sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên tặng cho giao tài
sản của mình và chuyển quyền
sở hữu cho bên được tặng cho
mà không yêu cầu đền bù, cỏn
bên được tặng cho đồng ý
nhận


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Đối tượng của hợp đồng
Điều kiện tặng cho

Nội
Dung



Thời hạn, địa điểm,
phương thức thực hiện hợp đồng
Quyền, nghĩa vụ của các bên
Việc nộp thuế và lệ phí chứng thực
Phương thức giải quyết tranh chấp


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Hình thức và hiệu lực
Tặng cho động sản

Hợp đồng tặng cho
động sản có hiệu lực
khi bên được tặng
cho nhận tài sản. Đối
với động sản mà
pháp luật có quy
định đăng ký quyền
sở hữu thì hợp đồng
tặng cho có hiệu lực
từ thời điểm đăng ký

Tặng cho bất động sản

Hợp đồng tặng cho
bất động sản có
hiệu lực kể từ thời
điểm đăng ký, nếu

bất động sản không
phải đăng ký quyền
sở hữu thì hợp
đồng tặng cho có
hiệu lực từ thời
điểm chuyển giao
tài sản.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Đặc điểm pháp lý
Hợp đồng tặng cho tài sản là
hợp đồng không có đền bù. Đặc
điểm này thể hiện ở việc một
bên chuyển giao tài sản và
quyền sở hữu tài sản cho bên
được tặng cho, còn bên được
tặng cho không có nghĩa vụ trả
lại cho bên tặng cho bất kỳ lợi
ích nào

Hợp đồng tặng cho tài sản là
hợp đồng thực tế. Đặc điểm
này thể hiện khi bên tặng cho
nhận tài sản thì khi đó quyền
của các bên mới phát sinh.
Do vậy, mọi thỏa thuận chưa
có hiệu lực khi chưa giao tài
sản



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Tặng
cho
tài
sản

Tặng cho tài sản là một giao dịch dân sự giữa các bên, theo đó bên
tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên tặng
cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.
Việc tặng cho tài sản sẽ được thiết lập thành hợp đồng tránh xảy ra
tranh chấp sau này. Tặng cho tài sản có thể là tặng cho bất động sản,
có thể tặng cho động sản.

Di
Tặng
(Điều
646
BLDS
2015)

1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho
người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở
thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được
di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa
kế.

3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với
phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh
toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng
được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN BIỆT ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA HỢP ĐỒNG TẶNG
CHO TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VÀ 2005
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005

Giống nhau: được quy định thành 6 điều trong bộ luật, khái niệm hoàn toàn giống nhau.
Khái niệm: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho
giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu
cho bên tặng cho mà không yêu cầu đền bù,
còn bên được tặng cho đồng ý nhận (Đ457
BLDS 2015).

Khái niệm: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho
giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu
cho bên tặng cho mà không yêu cầu đền bù,
còn bên được tặng cho đồng ý nhận (Đ 465
BLDS 2005)

Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình: (Điều 460)

Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng
cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm
tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN BIỆT ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA HỢP ĐỒNG TẶNG
CHO TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VÀ 2005
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005

Thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho (Điều 461)
Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho.
Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về
khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Tặng cho tài sản có điều kiện (Điều 462)
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước
hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái
đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn
thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ
mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện
thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


PHÂN BIỆT ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA HỢP ĐỒNG TẶNG
CHO TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VÀ 2005
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005

Khác nhau: cơ bản là trong BLDS 2015, các điều kiện của tặng cho động sản và
bất động sản phải được quy định trong Luật chứ không phải pháp luật như
BLDS 2005 (Đ466, 467 BLDS 2015)
Điều 466. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu
lực khi bên được tặng cho nhận tài sản,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu
lực kể từ thời điểm bên được tặng cho
nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
2. Đối với động sản mà pháp luật có quy 2. Đối với động sản mà luật có quy định
định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng
tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký
ký.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN BIỆT ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA HỢP ĐỒNG TẶNG
CHO TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VÀ 2005

BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005

Điều 467. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập
thành văn bản có công chứng, chứng thực
hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của
pháp luật bất động sản phải đăng ký
quyền sở hữu.

Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập
thành văn bản có công chứng, chứng thực
hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải
đăng ký quyền sở hữu theo quy định của
luật.


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 
NGHIỆM

Tình huống
Bà A làm hợp đồng tặng đất và nhà ở trên đất cho con trai bà là
anh X với điều kiện anh X phải phụng dưỡng, chăm sóc bà cho
đến khi bà chết. Hai bên đã làm hợp đồng rõ ràng và anh X
cũng có thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng bà A. Tuy nhiên, sau
1 thời gian, bà A muốn sang ở cùng với con gái mình là chị H
vì vậy bà A yêu cầu anh X trả lại nhà và đất cho mình. Xin hỏi:
yêu cầu của bà A có đúng quy định của pháp luật không? Anh

X có phải trả lại nhà và đất cho bà A hay không


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 
NGHIỆM

Cơ sở pháp lý
- Điều 459 BLDS 2015 quy định về tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công
chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của
pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm
đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì
hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài
sản


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 
NGHIỆM

Cơ sở pháp lý
Điều 462 BLDS 2015 quy định về tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một
hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều
kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng
cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên
tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán
nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện
3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho

mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có
quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 
NGHIỆM

Cơ sở pháp lý
Điều 120 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự có điều kiện
1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát
sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra,
giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao
dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của
một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy
ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý
thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch
dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 
NGHIỆM

Giải quyết tình huống
Trong trường hợp trên, bà A và con trai của bà là anh X có
ký kết hợp đồng tặng cho tài sản, tài sản này là bất động sản.
Hợp đồng tặng cho này kèm theo điều kiện anh X phải phụng
dưỡng bà A cho đến khi bà A chết điều kiện này phù hợp với quy
định của pháp luật tại điều 462 BLDS 2015. Xét thấy, theo quy
định tại điều 459 BLDS 2015, hợp đồng tặng cho có điều kiện

giữa hai bên có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu.
Vì vậy, nếu tài sản đã chuyển CSH là anh X và anh X thực hiện
việc phụng dưỡng bà A thì hợp đồng tặng cho trên được xác lập,
anh X có quyền sở hữu bất động sản đã được tặng cho.


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 
NGHIỆM

Giải quyết tình huống
Sau khi bà A ở tại nhà anh X được 1 thời gian, vì nguyên
nhân nào đó, bà muốn chuyển sang ở nhà con gái, vì vậy bà yêu
cầu anh X phải trả lại nhà và đất cho mình. Xét thấy, anh X đã
thực hiện đúng theo điều kiện trong hợp đồng ( phụng dưỡng
bà A ) vì vậy, theo quy định tại khoản 3 điều 120 BLDS 2015:
"... Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao
dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của
một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy
ra..." bà A không có quyền yêu cầu anh X trả lại nhà và đất cho
mình


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 
NGHIỆM

Kết luận
Yêu cầu của bà A không phù hợp với quy định của pháp luật
do anh X vẫn có khả năng tiếp tục thực hiện điều kiện trong
hợp đồng tặng cho nhưng bản thân bà A lại không muốn tiếp
tục thực hiện theo điều kiện vì vậy bà A không thể yêu cầu anh

X trả lại nhà và đất cho mình. Vì đây là trường hợp xảy ra trong
nội bộ gia đình, vì vậy các bên có thể thỏa thuận nhằm hướng
tới lợi ích tốt nhất cho các bên


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 
NGHIỆM

Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Bên cho tặng tài sản trong trường hợp không muốn cho
tặng nữa có thể tự mình yêu cầu ủy ban nhân dân xã phường
hủy hợp đồng tặng cho đơn phương
Sai, Vì nếu muốn huỷ bỏ hợp đồng tặng cho đã ký, đã có xác
thực tại xã phường thì cần có sự thỏa thuận của cả hai bên, bên
tặng cho không thể tự mình đến yêu cầu công chứng hoặc Uỷ
ban nhân dân xã phường việc hủy hợp đồng đó nếu không có sự
đồng ý của bên nhận


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 
NGHIỆM

Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 2: Vợ chồng ông T có 5 người con, trong đó anh L là người con
trai duy nhất. Khi tuổi già sức yếu, vợ chồng ông T quyết định trao
toàn bộ diện tích nhà, đất cho vợ chồng anh L với điều kiện vợ chồng
anh L phải có nghĩa vụ phụng dưỡng bố mẹ già và sau này chăm lo
mồ mả,hương khói tổ tiên. Ngày 5/1/2017 ông bà T đã đến phòng
công chứng thành phố làm hợp đồng tặng cho nhà đất của mình cho
vợ chồng anh L. Sau khi được tặng cho nhà, anh L phá ngôi nhà cũ

của cha mẹ và xây dựng một ngôi nhà mới. Một thời gian sau do phát
sinh mâu thuẫn, mối quan hệ giữa vợ chồng anh L với ông bà T diễn
ra rất căng thẳng dẫn đến không thể sống chung trong cùng một ngôi
nhà nữa. Tuy nhiên, do không còn chỗ ở khác nên ông bà T làm đơn
khởi kiện đòi lại nhà đất của mình hiện do vợ chồng anh L sử dụng.
Có ý kiến cho rằng ông bà T không thể đòi lại nhà và đất.


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 
NGHIỆM

Sai. Vì theo điều 462 khoản 3 BLDS 2015 trong trường hợp
phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng
cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản
và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu ông bà T có thể chứng
minh được vợ chồng anh L không thực hiện đúng nghĩa vụ đã
thỏa thuận trong hợp đồng tặng cho


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 
NGHIỆM

Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 3: Đặc điểm của hợp đồng cho tặng tài sản:
A. Hợp đồng cho tặng tài sản là hợp đồng không có đền bù
B. Hợp đồng cho tặng tài sản là hợp đồng thực tế
C. Cả hai ý trên.


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 

NGHIỆM

Câu C đúng. Vì tính không đền bù thể hiện ngay trong khái
niệm về hợp đồng tặng cho tài sản điều 457 BLDS 2015. Và
tính thực tế thể hiện ở chỗ dù hai bên đã có sự thoả thuận cụ
thể về đối tượng tặng cho (là tiền hoặc tài sản), điều kiện và
thời hạn giao tài sản tặng cho nhưng nếu bên tặng cho chưa
giao tài sản cho người được tặng cho, thì hợp đồng tặng cho tài
sản chưa được coi là xác lập. Các bên trong hợp đồng không có
quyền yêu cầu đối với nhau trong việc thực hiện hợp đồng. Việc
hứa tặng cho không làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng
cho tài sản. Bên được tặng cho không có quyền yêu cầu bên
tặng cho phải giao tài sản đã hứa tặng cho.


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 
NGHIỆM

Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 4: A và B yêu nhau, A nghĩ sẽ tặng B một trong hai chiếc
xe ô tô mình đang sở hữu nhân kỷ niệm 1 năm quen nhau.
Chiếc ô tô thuộc quyền sở hữu của B khi?
A. Khi B nhận được ô tô.
B. Khi hợp đồng được chứng thực của văn phòng công chứng
hoặc Ủy ban nhân dân xã phường.
C. Khi A và B thỏa thuận đồng ý bằng miệng.
D. Khi B đăng ký quyền sở hữu.


BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU HỎI TRẮC 

NGHIỆM

Câu D đúng, vì ô tô là động sản. Theo điều 458 BLDS 2015 về
tặng cho động sản hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi
bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật
có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có
hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Và ô tô là tài sản phải đăng
ký quyền sở hữu


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Cảm ơn cô
và các bạn


×