Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận môn luật dân sự hợp đồng ủy quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.72 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH DOANH
------

BÀI BÁO CÁO MÔN HỌC LUẬT DÂN SỰ II
ĐỀ TÀI : HỢP ĐỜNG UỶ QÙN

GVHD

: ThS Ngũn Thị Hằng

NHĨM SV

: 08

Thành phố Hồ Chí Minh, 2017

MỤC LỤC
1


PHẦN I: HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM……………………3
1. Khái niệm hợp đồng uỷ quyền…..……………………………………………………3
2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng uỷ quyền…………………………………………….3
3. Thời hạn uỷ quyền…………………………………………………………….………4
4. Ủy quyền lại…………………………………………………………………….……..4
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên……………………………………………….……….5
6. Chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền……………………………………….……...7
7. Phân biệt giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền………………………………………9
PHẦN 2 : BÀI TẬP TÌNH H́NG…………………………………………………………11
1. Tình h́ng 1…………………………………………………………………………11


2. Tình h́ng 2…………………………………………………………………………12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….14

PHẦN I: HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2


1. Khái niệm hợp đồng uỷ quyền
Có thể thấy trên thực tế, không phải lúc nào các cá nhân hay pháp nhân đều có thể trực
tiếp tham gia vào các quan hệ hợp đồng. Việc không không có điều kiện hoặc không có khả
năng tham gia trực tiếp trong một số giao dịch dân sự cụ thể có nhiều lý do khác nhau, như vậy
thì một chủ thể có thể chuyển giao quyền thực hiện công việc của mình cho một chủ thể khác
thực hiện thay. Điều này được pháp luật quy định rõ ràng trong Điều 562 BLDS:
“Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa
vụ thực hiện cơng việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định”
Chủ thể của hợp đờng uỷ qùn ở đây bao gồm bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền.
Bên uỷ quyền thoả thuận với bên được uỷ quyền thực hiện những công việc nào đó của mình.
Người được uỷ quyền sẽ thay mặt người uỷ quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát
sinh hậu quả pháp lý, liên quan đến quyền lợi của các bên trong hợp đồng hoặc là lợi ích của
chính bên uỷ quyền. Đối tượng của uỷ quyền ở đây chính là những hành vi pháp lý, không trái
đạo đức và không bị pháp luật ngăn cấm. Sau khi hoàn thành xong công việc được uỷ quyền,
nếu như được thoả thuận trước hoặc có thể do pháp luật quy định thì bên uỷ quyền có nghĩa vụ
phải thanh toán thù lao cho bên được uỷ quyền.
Như vậy trên cơ sở là hợp đồng uỷ quyền, thì đại diện theo uỷ quyền có hai mối quan hệ
pháp lý cùng tồn tại : quan hệ giữa bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền , quan hệ giữa bên
được uỷ quyền và bên thứ ba của giao dịch.
2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng song vụ. Bên uỷ quyền có quyền yêu cầu bên được uỷ
quyền thực hiện những công việc được uỷ quyền trong phạm vi uỷ quyền và cũng như là có

nghĩa vụ cung cấp đủ giấy tờ, tin tức…liên quan đến việc được uỷ quyền. Bên được uỷ quyền
phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được uỷ quyền.
Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Tuỳ theo thoả thuận
ban đầu thì có thể là bên được uỷ quyền sẽ được nhận một khoản thù lao sau khi thực hiện hợp
đồng uỷ quyền , đây gọi là hợp đồng có đền bù ; còn nếu trong trường hợp bên được uỷ quyền
chỉ thực hiện công việc như là giúp đỡ, giúp sức cho bên uỷ quyền và không nhận bất kỳ thù
lao nào thì gọi là hợp đông không có đền bù.
3


3. Thời hạn uỷ quyền
Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau :
“Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu khơng có
thỏa thuận và pháp luật khơng có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ
ngày xác lập việc ủy quyền”
Thời hạn uỷ quyền chính là khoảng thời gian bên được uỷ quyền thực hiện những giao
dịch dân sự, hợp đồng dân sự….mà bên uỷ quyền đã giao. Thời hạn thực hiện công việc của
bên uỷ quyền giao cho thường được xác định rõ ràng trong hợp đồng uỷ quyền, phụ thuộc vào
chính thoả thuận của đôi bên hoặc có thể được pháp luật quy định trong những truòng hợp cụ
thể. Thời hạn uỷ quyền có thể được thoả thuận và quy định cụ thể, là một khoảng thời gian có
thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Nhưng trong những trường hợp mà công việc uỷ
quyền không thể xác định được chính xác thời điểm kết thúc công việc thì có thể thoả thuận
trong hợp đồng thời hạn uỷ quyền sẽ chấm dứt ngay khi công việc được uỷ quyền hoàn thành.
Ví dụ: A và B đang trong quá trình tranh chấp dân sự, A uỷ quyền cho C là một tổ chức hành
nghề luật sư sẽ đại diện bảo vệ quyền lợi của A trong tranh chấp dân sự này, việc chấm dứt
tranh chấp không phải là chuyện có thể xác định ngay thời gian kết thúc khi làm hợp đồng uỷ
quyền, nên A có thể thoả thuận với C về thời hạn uỷ quyền chấm dứt là khi Toà án có bản án,
và quyết định giải quyết vụ án…
Tuy nhiên trong trường hợp mà các bên không thể thoả thuận với nhau về thời hạn uỷ
quyền và pháp luật cũng không quy định về trường hợp này thì thời hạn uỷ quyền được mặc

định là 01 năm kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
4. Ủy quyền lại
Được quy định cụ thể tại điều 564 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu khơng áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền khơng thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu”
4


Theo quy định của luật hiện hành, thì bên được uỷ quyền có thể uỷ quyền lại cho chủ thể
khác để thực hiện công việc của bên uỷ quyền. Việc uỷ quyền lại có thể được thực hiện nếu
như được bên uỷ quyền đồng ý. Nguyên nhân của việc uỷ quyền lại có thể là do bên được uỷ
quyền không thể thực hiện công việc được uỷ quyền thì có thể thoả thuận với bên uỷ quyền để
có thể uỷ quyền lại cho người khác. Tuy nhiên điều lưu ý ở đây là trong hợp đồng uỷ quyền ban
đầu, các bên có thể thoả thuận về việc uỷ quyền lại với một số điều kiện nhất định.
Cũng có thể thực hiện uỷ quyền lại nếu như trong thời hạn thực hiện uỷ quyền, có phát
sinh sự kiện bất khả kháng nào đó mà nếu như không áp dụng uỷ quyền lại thì mục đích xác
lập, thực hiện việc giao dịch dân sự vì lợi ích của bên uỷ quyền không thể thực hiện được. Ví
dụ như A uỷ quyền cho B tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ lợi ích của A trong tranh chấp dân
sự, sau đó thì B bị tai nạn giao thông và nằm viện, không thể tiếp tục thực hiện công việc được
uỷ quyền, và B phải uỷ quyền lại cho C để tiếp tục công việc được uỷ quyền với A để có thể
đảm bảo được lợi ích của A.
Khi uỷ quyền lại thì phạm vi uỷ quyền lại phải tương ứng với phạm vi uỷ quyền trong
hợp đồng uỷ quyền đầu tiên, nếu vượt quá pham vi uỷ quyền ban đầu thì bên uỷ quyền đầu tiên
không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu phát sinh vấn đề ngoài phạm vị ban đầu.
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định cụ thể như sau :

Điều 568 : Quyền của bên uỷ quyền
“1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công
việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại
Điều 565 của Bộ luật này”
Điều 567: Nghĩa vụ của bên uỷ quyền
“1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực
hiện công việc.
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
5


3. Thanh tốn chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc
được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao”
Điều 566 : Quyền của bên được uỷ quyền
“1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực
hiện công việc ủy quyền.
2. Được thanh tốn chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền;
hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận”
Điều 565 : Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền
“1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện cơng
việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy
quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thơng tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực
hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này”

Hợp đồng uỷ quyền là loại hợp đồng song vụ, đồng nghĩa với việc các bên khi tham gia
hợp đồng uỷ quyền đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau.
Trong quan hệ uỷ quyền thì người được uỷ quyền tham gia giao dịch với người thứ ba,
cho nên trong quá trình thực hiện công việc này, người được uỷ quyền có quyền yêu cầu được
có những thông tin về người thứ ba, hoặc yêu cầu những tài liệu phương tiện có liên quan, và
nếu như hợp đồng uỷ quyền ở đây là loại có đền bù thì bên được uỷ quyền còn có quyền yêu
cầu được thanh toán đầy đủ những chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra trong quá trình thực hiện
công việc uỷ quyền từ người uỷ quyền. Tương ứng với quyền của bên được uỷ quyền, thì bên
ủy quyền cũng có nghĩa vụ tương ứng, như là phải cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu hay
phương tiện có liên quan tới công việc đã uỷ quyền, đồng thời phải thanh toán chi phí mà bên
được uỷ quyền đã phải bỏ ra cũng như thanh toán cả những khoản thù lao nếu như hai bên đã
6


thoả thuận trước. Việc uỷ quyền chỉ biến bên được uỷ quyền thành người trực tiếp xác lập và
thực hiện giao dịch với bên thứ ba, nhưng quyền và nghĩa vụ phát sinh với bên thứ ba vẫn
thuộc về bên uỷ quyền, cho nên bên uỷ quyền còn có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về cam kết do
bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền.
Khi được uỷ quyền, tức là bên được uỷ quyền phải có nghĩa vụ thự hiện công việc theo
đúng những gì đã cam kết, thoả thuận với bên uỷ quyền. Trong thời hạn thực hiện công việc uỷ
quyền, bên được uỷ quyền phải có động thái là thông báo về tình hình công việc cho bên uỷ
quyền để đảm bảo công việc đang thực hiện đúng yêu cầu hay không. Người được uỷ quyền có
nghĩa vụ phải báo với bên thứ ba biết về phạm vi mà mình có thể thực hiện công việc được uỷ
quyền, thời hạn uỷ quyền…Khi được bên uỷ quyền chuyển giao những thông tin , tài liệu có
liên quan tới công việc được uỷ quyền thì bên được uỷ quyền còn có nghĩa vụ bảo quản, giữ
gìn, cũng như phải giữ bí mật những thông tin, tài liệu đó. Tuy nhiên có thể thấy ở điều luật
quy định nghĩa vụ của bên được uỷ quyền lại không nói rõ là phải giữ bí mật thông tin trong
thời gian bao lâu, và nếu như hợp đồng uỷ quyền chấm dứt, việc tiết lộ những thông tin đó ra
bên ngoài thì có bị xem là vi phạm pháp luật hay không vẫn không xác định được. Ngoài ra,
trong quá trình thực hiện công việc cho bên uỷ quyền, nếu nhận được những tài sản nào đó để

thực thi công việc thì phải có nghĩa vụ giao lại những tài sản đã được chuyển giao cũng như là
những lợi ích thu được khi thực hiện công việc uỷ quyền.
Tương ứng với nghĩa vụ bên được uỷ quyền, thì bên uỷ quyền lại có quyền được thông
báo về tình hình công việc đang được thực hiện để có thể đảm bảo là những công việc này đang
được thực hiện đúng phạm vi uỷ quyền, đúng ý chí nguyện vọng của bên uỷ quyền. Ngoài ra
còn có quyền yêu cầu phải giao lại tài sản đã chuyển giao cũng như những lợi ích nào đó từ
công việc uỷ quyền. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp thoả thuận khác thì bên được uỷ quyền
có thể giữ lại một phần tài sản nào đó để thực hiện công việc uỷ quyền.
6. Chấm dứt hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền cũng giống như các hợp đồng khác, là đều có thể chấm dứt theo các
căn cứ chung về chấm dứt hợp đồng ( như điều 422 Bộ luật dân sự 2015 ), nhưng ngoài ra, nó
còn có những căn cứ chấm dứt riêng.
- Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt khi hết thời hạn. Trong hợp đồng uỷ quyền sẽ có phần
thoả thuận về thời hạn uỷ quyền, nếu như không có thì mặc định là 01 năm, như vậy trong thời
hạn đó, bên được uỷ quyền phải thực hiện công việc được uỷ quyền, nếu như mà việc uỷ quyền
7


hết thời hạn ngay cả khi công việc được uỷ quyền chưa thực hiện xong thì hợp đồng uỷ quyền
vẫn phải chấm dứt.
- Bên được uỷ quyền đã thực hiện xong công việc uỷ quyền và giao lại kết quả cho bên
uỷ quyền.
- Hợp đồng uỷ quyền có thể chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng. Việc này cũng được quy định rõ ràng tại điều 569 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với
công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền khơng có
thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo
trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm

dứt thực hiện hợp đồng; nếu khơng báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ
trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền khơng có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một
thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có”
Bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất kỳ thời điểm nào.
Trường hợp uỷ quyền có thù lao thì thì bên uỷ quyền phải trả thù lao tương ứng với công việc
mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và cả bồi thường thiệt hại nếu có. Trường hợp không có
thù lao thì bên uỷ quyền phải báo trước trong khoảng thời gian hợp lý để bên được uỷ quyền
chấm dứt quyền, nghĩa vụ với bên thứ ba. Cũng như thế, bên được uỷ quyền cũng có thể chấm
dứt đơn phương việc thực hiện hợp đồng uỷ quyền, trường hợp có thù lao thì có thể chấm dứt
bất cứ lúc nào nhưng nếu có thiệt hại thì phải bồi thường, trường hợp không có thù lao thì phải
báo trước với bên uỷ quyền một khoảng thời gian hợp lý để bên uỷ quyền chuẩn bị phương án
thay thế nếu cần thiết.
Việc chấm dứt hợp đồng uỷ quyền, ngoài hậu quả pháp lý của bên uỷ quyền và bên được
uỷ quyền thì còn có những ảnh hưởng đến bên thứ ba. Vì vậy việc chấm dứt hợp đồng uỷ quyền
phải báo với bên thứ ba bằng văn bản. Thực tế thì chấm dứt hợp đồng uỷ quyền chỉ là chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ quyền với bên thứ ba, và các hợp đồng có liên quan với
8


bên thứ ba vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ với bên uỷ quyền. Do đó, việc chấm dứt hợp đồng
uỷ quyền vẫn không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng đã giao kết với bên thứ ba.
7. Phân biệt giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền
Tiêu chí

Khái niệm

Căn cứ pháp

lý

Giấy uỷ quyền
Giấy ủy quyền là một hình thức đại
diện ủy quyền do chủ thể bằng hành
vi pháp lý đơn phương thực hiện,
trong đó ghi nhận việc người ủy
quyền chỉ định người được ủy quyền
đại diện mình thực hiện một hoặc
nhiều công việc trong phạm vi quy
định tại Giấy ủy quyền.
Hiện nay chưa có văn bản nào quy
định cụ thể, nhưng vẫn được thừa
nhận.

Chủ thể

Được lập và ký bởi bên ủy quyền.

Bản chất

Là hành vi pháp lý đơn phương của
bên ủy quyền.

Ủy quyền lại

Người được ủy quyền khơng được ủy
quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có
quy định.


Quyền và
nghĩa vụ

Giấy ủy quyền không quy định quyền
và nghĩa vụ các bên.

Thời hạn ủy
quyền

Thời hạn ủy quyền do bên ủy quyền
quy định hoặc do pháp luật quy định.

Đơn phương
chấm dứt thực
hiện uỷ quyền

Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà
bên nhận ủy quyền khơng thực hiện
cơng việc thì bên ủy quyền cũng
khơng có quyền u cầu bên nhận ủy
quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi
thường thiệt hại.

Hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên được ủy
quyền có nghĩa vụ thực hiện công
việc nhân danh bên ủy quyền, bên
ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy

định.
Bộ luật dân sự 2015 có quy định rõ
ràng.
Được lập và ký bởi bên ủy quyền và
bên được ủy quyền.
Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận
thống nhất ý chí giữa các bên.
Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ
quyền lại cho người khác, nếu được
bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật
có quy định.
Hợp đồng ủy quyền có quy định
quyền và nghĩa vụ các bên.
Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả
thuận hoặc do pháp luật quy định;
nếu không có thoả thuận và pháp
luật khơng có quy định thì hợp đồng
uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ
ngày xác lập việc uỷ quyền.
Hợp đồng ủy quyền quy định rõ
ràng về nghĩa vụ của bên được ủy
quyền, và nếu có thiệt hại thì phải
bồi thường nếu đơn phương chấm
dứt hợp đồng ủy quyền

9


PHẦN 2 : BÀI TẬP TÌNH H́NG
1. Tình h́ng 1

Ngày 10/5/2016, A và B làm hợp đồng vay tiền. Theo đó, A vay của B 30.000.000đ, hai
bên thỏa thuận mức lãi suất là 1%/tháng, kỳ hạn là 1 năm.
A dùng tiền vay được để đầu tư vào trồng cây ăn quả để thu hoa lợi và sẽ trả nợ khi đến
kỳ hạn. Nhưng ít ngày sau, A có việc phải đi xa mợt thời gian dài. Biết khó trả nợ được đúng
hạn vì phải đi xa và không có thời gian chăm sóc cây trái thu hoạch để lấy tiền. Nên A đã làm
hợp đồng uỷ quyền cho C thực hiện việc này giúp mình. Theo đó, hai bên thỏa thuận, C sẽ
chăm sóc cây cối, thu hoạch và lấy tiền đó để trả cả gốc lẫn lãi cho B khi đến hạn,thù lao cho C
là 10% trên tổng số tiền thu hoạch,số còn lại sẽ chuyển khoản cho A. Sau khi thu hoạch thì C
có được khoản tiền là 45.000.000đ.
10


Đến hạn thanh toán khoản nợ ghi trong hợp đồng B mang giấy tờ đến đòi nợ; sau 1 năm,
tổng cả gốc lẫn lãi là 33.600.000. Nhưng C chỉ trả 5.000.000đ. B gọi điện yêu cầu A trả nốt số
tiền cịn thiếu. Nhưng A một mực khẳng định mình khơng cịn liên quan gì trong việc trả nợ với
B, muốn địi thì B phải địi C cịn A kiên quyết khơng trả.
Trong trường hợp này, việc A khẳng định mình khơng liên quan gì đến việc trả nợ cho B
là đúng hay sai? C có phải chịu trách nhiệm với A hay không khi không trả nợ thay A theo như
hợp đồng ủy quyền?
Gỉai quyết tình huống
Theo quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự: “Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa
các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện cơng việc nhân danh bên uỷ quyền,
còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy
ở đây có thể thấy rõ, C chỉ là người được uỷ quyền để thực hiện công việc mà A đã thoả thuận
trong hợp đồng uỷ quyền, còn xét về bản chất vụ việc thì việc trả nợ vẫn là nghĩa vụ của A
trong giao dịch vay tài sản với B. Có hay chăng ở đây, sự khác biệt đó là A uỷ quyền cho người
khác là C thực hiện việc này giúp mình như phạm vi uỷ quyền đã được đôi bên thoả thuận với
nhau.
Tại Điều 283 Bộ luật dân sự: “Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy
quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên

có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Như vậy,
theo quy định của pháp luật nếu C thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận trong
hợp đồng ủy quyền giữa A và C thì A vẫn phải chịu trách nhiệm trước B về việc thực hiện
thanh toán khoản nợ (cả gốc lẫn lãi) khi đến hạn như đã ghi trong hợp đồng vay tiền giữa A và
B. Vì vậy, trong trường hợp này, A khẳng định mình khơng liên quan việc trả nợ B là sai, A vẫn
phải có trách nhiệm trả hết khoản tiền nợ cho B.
Còn về phần quan hệ quyền và nghĩa vụ xác lập theo hợp đồng ủy quyền giữa A và C,
trong trường hợp này C đã vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng nên C sẽ phải chịu
trách nhiệm dân sự trước A (chịu trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền). Tất
nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy quyền, cả A và C còn phải tuân thủ các quy định
của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đôi bên. Theo quy định tại Điều 565 Bộ luật dân sự về
nghĩa vụ của bên được ủy quyền và Điều 568 Bộ luật dân sự về quyền của bên ủy quyền thì C
phải bồi thường thiệt hại cho A vì đã không thực hiện đúng công việc mà A đã uỷ quyền cho
mình.
11


2. Tình h́ng 2
Ơng X và bà Y là hai vợ chồng đã trên 50 tuổi, vì thấy mình cũng lớn tuổi và sắp về
hưu, nên hai ông bà quyết định mua căn nhà nhỏ để làm của cho con cái sau này. Vào ngày
15/12/2016 ông Z xóm bên đang rao bán căn nhà thì ông X bà Y đã ngỏ ý muốn mua căn nhà
này. Do thủ tục mua bán nhà ông bà không rành lại nghĩ phiền phức mất thời gian, thủ tục
rườm rà này nọ nên ông bà XY và ông Z thống nhất làm hợp đồng ủy quyền từ ơng Z sang cho
ơng bà XY tồn quyền định đoạt, sử dụng, mua bán, thế chấp, cho thuê, cho mượn căn nhà này
và hợp đồng này đã được công chứng. Đến tháng 3/2017, ông Z chẳng may qua đời vì tai nạn
giao thông. Con của ông Z là chị G yêu cầu ông bà phải trả lại ngơi nhà vì ơng Z mất nên hợp
đồng ủy quyền giữa ông Z và ông bà đã chấm dứt.
Vậy trong trường hợp này, yêu cầu của chị G có hợp lý khơng?
Giải qút tình h́ng:
Ở tình huống này chúng ta thấy có một dữ kiện rất quan trọng đó là khi ông Z bán nhà

cho ông bà XY nhưng lại thể hiện dưới dạng hợp đồng ủy quyền. Đây chính là suy nghĩ hợp
đồng ủy quyền cũng có giá trị như hợp đồng mua bán nhà, cách hiểu này rất sai lầm. Thật ra
bản chất ủy quyền và mua bán hoàn toàn khác nhau. Mua bán là chuyển quyền sở hữu từ người
chủ tài sản sang người mua và sau khi mua bán thì người mua là chủ tài sản. Cịn ủy quyền là
việc đại diện làm thay cơng việc cho chủ tài sản, khơng ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu của
chủ tài sản, người nhận ủy quyền chỉ là người làm thay cơng việc đó. Tài sản được ủy quyền
không thay đổi chủ sở hữu mà người được ủy quyền chỉ tạm thời thay mặt chủ sở hữu quản lý
sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất định do các bên thỏa thuận.Theo quy định tại Điều 562
Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa
vụ thực hiện cơng việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có
thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Cụ thể trong trường hợp này, ơng Z chỉ ủy quyền cho ông bà XY quản lý, định đoạt, sử
dụng, mua bán, thế chấp, cho thuê, cho mượn căn nhà chứ chủ sở hữu vẫn là ông Z.
Theo điều 422 bộ luật dân sự 2015 thì khi ông Z mất đi, hợp đồng uỷ quyền này sẽ bị
chấm dứt. Căn nhà này được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thừa kế hợp pháp
của ông Z do ông Z qua đời không để lại di chúc. Như vậy căn nhà này cuối cùng là quay về
quyền sỡ hữu của ông và trở thành di sản chia thừa kế cho người khác.
12


Trong trường hợp này để có thể bảo vệ quyền lợi cho mình thì ơng bà XY có thể trưng
ra giấy nhận tiền của ơng Z để nói rằng về thực chất thì ơng Z đã bán nhà cho ơng bà và đã
nhận tiền đầy đủ từ ông bà rồi, việc chứng minh này sẽ dễ dàng nếu trong quá trình giao dịch
ơng bà có giữ lại rõ ràng giấy tờ trên và các giấy tờ khác có liên quan.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bợ ḷt dân sự 2015
Gíao trình luật dân sự Việt Nam tập 2 – NXB Công an nhân dân.
Bình luận khoa học về bộ luật dân sự 2015.

/> /> />
13



×