Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Sinh viên với văn hóa giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 25 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM


BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:

Sinh viên với văn hóa giao thông

Giảng viên: Nguyễn Thị Hương
Môn học : Kĩ năng học tập hiệu quả
Nhóm: 4

Năm học 2016-2017


Danh sách thành viên trong nhóm:
Lâm Thu Mai

2004140146

Trần Lam Phương

2004140202

Chu Thị Đào

2006140033

Nguyễn Hoàng Duy Thức


2002150001

Nguyễn Thị Ngọc Kim

2006140416

Trần Hà Thảo Nhi

2004140179

Phan Trường Linh


Mục lục


Đề tài: SINH VIÊN VỚI VĂN HÓA GIAO THÔNG
A Mở đầu
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp
các nẻo đường gần xa, khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời
nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành
luật giao thông để đem lại an toàn cho mình, hạnh phúc cho gia đình mình và cả những
người khác. Những năm gần đây số tai nạn giao thông đã xảy ra càng nhiều, tỉ lệ tử vong
tăng rất nhanh. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ có suy nghĩ và hành động như thế
nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông? Do đó chúng ta phải cần xây dựng
văn hóa giao thông.
Là người học sinh sinh viên hằng ngày chúng ta cắp sách đến trường nên vấn đề là
sao chấp hành tốt, cũng như hiểu rõ luật đường bộ hiểu rõ cách làm sao để giữ bản thân
mình an toàn khi tham gia các phương tiện cũng là một việc làm rất cần thiết.
Vậy văn hóa giao thông là gì?


B Nội dung
1 Khái niệm văn hóa giao thông
Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các
chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây
dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật, coi
việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực
đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao
thông.

4


2 Thực trạng Văn hoá giao thông hiện nay
Thực trạng Văn hoá giao thông ở Việt Nam hiện nay rất đáng báo động và đang là
vấn đề nổi cộm, nan giải, thậm chí có người đã phải dùng tín hiệu S.O.S để nói về vấn đề
này.
2.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông
Cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông ở nước ta do nhiều hạn chế mang tính
lịch sử đã chậm hàng trăm năm so với các nước phát triển. Nhiều con đường, nhiều cây
cầu đã xuống cấp, hư hại ở mức độ báo động song vẫn được khai thác sử dụng. Chẳng
hạn như đại lộ Thăng Long, công trình chào mừng đại lễ nghìn năm Thăng Long, con
đường được coi là đạt tiêu chuẩn hiện đại nhất Việt Nam , mới sau đại lễ đã bị xuống cấp.
Ở Việt Nam hiện tồn tại một thực tế là sự mất cân đối giữa số lượng phương tiện giao
thông lưu thông trên đường và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông. Bên cạnh sự thiếu đồng
bộ, thiếu thốn và xuống cấp về cơ sở hạ tầng giao thông là vấn đề nhiều phương tiện giao
thông cũ nát, không đảm bảo chất lượng, quá hạn sử dụng, không đảm bảo hệ số an toàn
kỹ thuật... vẫn được tham gia lưu thông trên đường.

Cùng

với

những

vấn đề trên là sự bùng nổ các phương tiện giao thông, nhất là xe máy cá nhân. Mặc dù
nhà nước đã đưa vào sử dụng nhiều phương tiện giao thông công cộng như xe buýt song
số lượng xe máy, xe đạp, xe ô tô và các phương tiện cá nhân khác vẫn ở trong tình trạng
quá tải. Trong khi đó cả nước mới chỉ dành một số ít quỹ đất cho phát triển giao thông.
5


Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số lượng phương tiện giao thông tăng nhanh nhất
nước. Trong 6 tháng đầu năm 2011, phòng cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt đã
đăng ký mới cho 13.998 xe ôtô và 180.368 xe môtô, gắn máy, nâng tỏng số phương tiện
hoạt động trên địa bàn lên 5.176.298 xe ,trong đó có 469.872 xe ôtô và 4.754.987 xe
môtô, gắn máy. Ngoài ra trên đường phố hàng ngày có hàng chục nghìn lượt xe các loại
đăng ký ngoài thành phố qua lại. Phương tiện vận tải hành khách công cộng hiện nay chủ
yếu là xe buýt chưa thu hút nhiều hành khách và chỉ đáp ứng được 8% nhu cầu đi lại của
người dân, TP Hồ Chí Minh có gần 3.900 con đường với chiều dài khoảng 3.600 km.Tuy
nhiên 70% trong số đó có chiều rộng mặt đường nhỏ hơn 7m, nhưng điều đáng quan tâm
hơn cả là có tới 4.300 nút giao thông, trong đó chỉ 16 nút là có cầu vượt. Đây là một
trong những nguyên nhân làm cản trở giao thông và tiềm ẩn những vụ ùn tắc, tai nạn giao
thông. Còn ở Hà Nội, năm 2006 có 149.000 xe môtô, 12.000 xe ôtô được đăng ký mới
tăng 2 lần so với năm 2005. Dù chưa thực hiện việc đăng ký xe theo quy định tại thông tư
số 01 của Bộ công an nhưng hiện nay trung bình mỗi ngày phòng Cảnh sát giao thông
làm thủ tục đăng ký mới cho khoảng 1000 phương tiện. Chắc chắn sau khi Thông tư 01
có hiệu lực thi hành, con số này sẽ còn tăng lên gấp bội và rất có thể xảy ra tình trạng
“đại quá tải” phương tiện giao thông cá nhân. Hà Nội có tới 50 trường đại học, cao đẳng
với số lượng hơn 100.000 học sinh, sinh viên .Theo quy định mới, sinh viên chỉ cần xuất
trình chứng minh thư nhân dân, giấy giới thiệu của nhà trường là có thể đăng ký sở hữu

một chiếc xa máy biển Hà Nội. Giá các loại xe máy trung bình trên thị trường không quá
cao, nhiều sinh viên có thể mua được. Vả lại, khi hệ thống giao thông công cộng chưa
thực sự phát triển, lại không có nhiều ràng buộc trong việc đăng ký sở hữu một chiếc xe
cá nhân thì việc sinh viên mua xe làm phương tiện đi lại là điều tất yếu. Nỗi lo lớn nhất
của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung lúc này là thực trạng hệ thống giao thông có
đáp ứng và theo kịp tốc độ phát triển của phương tiện giao thông cá nhân. Nhìn chung
trên cả nước, số lượng xe gắn máy hiện nay là trên 20 triệu chiếc, riêng thủ đô Hà Nội
chiếm tới 3,6 triệu chiếc, ngoài ra còn khoảng 450.000 ôtô các loại, chưa tính đến số xe
buýt và các phương tiện cơ giới của các tỉnh lân cận thường xuyên hoạt động trên các

6


tuyến đường của thủ đô, trong khi đó Hà Nội mới chỉ dành 7% quỹ đất cho phát triển
giao thông.
2.2 Thực trạng về ý thức của người dân, người tham gia giao thông
Bên cạnh những người dân, người tham gia giao thông có ý thức tốt, có văn hoá
là bộ phận không nhỏ những dân, người tham gia giao thông có ý thức kém, thậm chí
đáng báo động. Có một nghịch lý là đa số hộ dân trong địa bàn thành phố được gắn biển “
gia đình văn hoá’ nhưng khi lưu thông trên đường thì rất nhiều người lại có hành vi phản
văn hoá.
Theo dõi đường phố Việt Nam, nhất là ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh...ta rất dễ nhận ra những hành vi thiếu ý thức, kém văn hoá khi tham gia giao thông
như: học sinh không có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy; không thắt dây an toàn khi
đi xe ôtô; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe không đúng quy định, đi xe buýt không nhường
ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người tàn tật, phóng nhanh, vượt ẩu, đi vào
đường ngược chiều, uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện cơ giới, không có
tín hiệu xin đường khi chuyển làn chuyển hướng, không đi đúng phần đường của loại
phương tiện điều khiển, đi xe quá tốc độ cho phép, vượt đèn đỏ,lạng lách, không đội mũ
bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm mang tính chất đối phó, kẹp ba, kẹp bốn... thậm chí có

trường hợp kẹp tám trên xe máy, vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện
thoại, nghe nhạc, làm xiếc khi đi xe máy như đi xe máy một bánh, rúc còi inh ỏi, đua xe
trái phép, vượt qua đường sắt khi tàu sắp tới, hành hung cảnh sát giao thông khi bị dừng
xe vì vi phạm luật lệ giao thông... Đặc biệt nghiêm trọng là nạn đua xe.

7


Trên đây là những hành vi thiếu ý thức, thiếu văn hoá về giao thông đường bộ.
Giao thông đường thuỷ cũng có tình hình xấu ví như không sử dụng phao cứu sinh khi
tham gia giao thông đường thuỷ, chủ phương tiện vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn
giao thông, tiêu biểu là vụ việc thuyền 12 người tải gần 100 khách tại bến đò Nam Phong,
xã Phong Hoá, huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình mới đây. Trên thực tế thì đã có hàng chục
vụ đắm đó, đắm thuyền vì chở quá tải gây thiệt mạng cho rất nhiều người trong thời gian
gần đây.

Chỉ
một

va

chạm nhỏ trên đường phố, thay vì xin lỗi, cảm ơn...thì người ta quay ra cãi lộn, đánh đấm
nhau thậm chí rượt đuổi đâm chém, bắn nhau dẫn đến tử vong. Ở đây xin dẫn ra một vài
vụ việc nghiêm trọng:
Án mạng xảy ra lúc 21h10 ngày 14/7/2011 tại ngã tư Hàng Mành, Hàng Gai, quận
Hoàn Kiếm. Khi đó anh Nguyễn Hồng Nam ( SN 1987, ở phường Lĩnh Nam, quận
Hoàng Mai, Hà Nội ) lái xe ôtô Mercedes SLK 500 rẽ từ phố Hàng Gai vào phố Hàng
Mành. Do vướng chiếc xe máy LX Vespa dưới lòng đường, anh Nam không cho ôtô rẽ
được nên đã hạ kính xe, nhắc chủ nhân chiếc xe là anh Nguyễn Thái Dương ( SN 1992,
Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang đứng ăn kem cùng bạn gái cho xe gọn vào.

Cả hai bên đã thiếu những lời lẽ lịch sự với nhau nên đã dẫn dến lời qua tiếng lại, rồi xảy

8


ra xô xát. Trong lúc “nóng tiết”, anh Nam dùng dùi cui bằng kim loại và bình xịt hơi cay
đuổi đánh anh Dương. Dương cũng rút dao đâm vào ngực anh Nam khiến anh này tử
vong sau đó.
Ngày 30/1/2010, một đôi nam nữ chạy xe trên đường Kha Vạn Cân ( quận Thủ
Đức, TP Hồ Chí Minh) có va quệt nhỏ với xe máy do hai người đàn ông điều khiển. Sự
việc chỉ có vậy nhưng hai bên đứng lại mạt sát nhau. Sau khi được cô gái ngồi trên xe
Attila điều đình, hai bên bỏ đi. Không ngờ đi được chừng 100m thì người thanh niên điều
khiển xe Attila bất ngờ rút dao đâm sau lưng người ngồi sau xe Wave. Người đàn ông bị
đâm nhảy xuống xe đuổi theo thì bị người thanh niên đâm tiếp một nhát vào ngực dẫn
đến tử vong.
Ở Việt Nam hiện còn tồn tại rất nhiều hành vi gây cản trở giao thông:


Họp chợ, buôn bán trái phép, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Tiêu biểu như khu vực
gần siêu thị Big C Hà Nội, nhiều người dân ngang nhiên bán bánh mì ngay dưới lòng
đường. Hay ở đường Trường Sơn, phường 2 quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Đây là
con đường ra sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vì thế nó là “ bộ mặt ngoại giao” của
thành phố, được quy định quản lý khắt khe, đảm bảo vệ sinh, mỹ quan đô thị và an
ninh trật tự, nhưng hiện nay các hàng quán đang lấn chiếm gần hết vỉa hè, xe máy, ôtô
ngang nhiên xếp hàng dưới lòng đường. Mặc dù ngày nào cũng có nhiều đợt kiểm tra
của cảnh sát giao thông nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra như cơm bữa.


Mang vật liệu cồng kềnh quá giới hạn cho phép, gây cản trở tầm nhìn và tầm hoạt
động cho các phương tiện khác.




Đi bộ sai đường không đúng vạch vôi quy định.



Tụ tập đông người dưới lòng đường, vỉa hè trước cửa trường học, bệnh viện, nhà
hát...



Đặc biệt nguy hiểm là hành vi tự mở đường ngang qua đường sắt.

9


2.3 Thực trạng về vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông
Tình trạng tắc nghẽn giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta đã lên đến mức báo
động, đã gây ra hiệu quả nặng nề về mặt kinh tế xã hội.Thực trạng về vấn đề ùn tắc giao
thông tại TP. Hồ Chí Minh:


Mật độ xe lưu thông cao, nhiều công trình đang triển khai thi công, bố trí giao
thông không hợp lý, xe buýt lạm dụng quyền ưu tiên, tình trạng “đại công trường”
là những nguyên nhân khiến cho bức tranh giao thông thành phố xấu hơn.Theo
báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố, tình hình ùn tắc giao thông trên
địa bàn giảm, nhưng thực tế cho thấy, nạn ùn tắc giao thông chẳng những không
giảm mà còn tái diễn xấu hơn. Vào những giờ cao điểm, đoạn nút giao thông Cộng
Hoà – Út Tịch, Cộng hoà – Tân Kỳ Tân Quý, vòng xoay Lăng Cha Cả..., hàng

nghìn phương tiện giao thông chen chật cứng tràn lên cả lề đường kéo dài hàng
trăm mét, nhiều hôm kẹt xe nghiêm trọng tới 3 giờ liền.



Đường Trường Chinh nằm song song với đường Cộng Hoà cũng thường xuyên là
nỗi ám ảnh của người dân bởi nạn ùn tắc giao thông. Tại các giao lộ như: Trường
Chinh – Tân Kỳ Tân Quý, Trường Chinh – Tân Sơn Nhì... luôn là những điểm
nóng kẹt xe. Nhều người dân buôn bán, sinh sống dọc hai bên đường không khỏi
ngán ngẩm mỗi khi xảy ra ùn tắc giao thông.



Tương tự là khu vực ngã tư Hàng Xanh, đường Nguyễn Kiệm, ngã năm Nguyễn
Thái Sơn, ngã tư Phú Nhuận, sau một thời gian giao thông tương đối thông thoáng
nhờ việc bố trí, phân luồng giao thông thì nay trở nên quá tải với mật độ phương
tiện lưu thông ngày càng dày đặc.
Ùn tắc không chỉ diễn ra ở những tuyến đường cửa ngõ, mà ngay cả những trục

đường khu vực trung tâm, tình hình giao thông cũng khá lộn xộn. Đường Nam Kỳ Khởi
Nghĩa tuyến đường huyết mạch dẫn khách quốc tế từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung
tâm thành phố, đường Hàm Nghi ( Q1), khu vực cầu Chữ Y, cầu Nguyễn Tri Phương
( Q5), đường dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Q3)...tuy có cảnh sát giao thông, lực lượng
thanh niên xung phong điều tiết giao thông, nhưng vẫn xảy ra ùn tắc.

10


2.4


Thực
trạng về

việc điều hành, quản lý giao thông
Ở Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều hành vi thiếu văn hoá của người tham gia điều
hành, quản lý giao thông như: nhận tiền hối lộ của người vi phạm luật giao thông, điều
hành giao thông thiếu kiên quyết, thiếu tôn trọng người tham gia giao thông; không mạnh
dạn sáng tạo bổ sung, chỉnh sửa kịp thời những sai sót trong nội dung công việc do mình
quản lý gây thiệt hại về người và của cho nhân dân...
Có rất nhiều sai phạm của người dân nhưng những nhà điều hành, quản lý giao thông đã
buông lỏng, tiếp tay, làm ngơ hoặc tỏ ra bất lực. Ví dụ như:


Nhiều hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, hành vi gây cản trở giao thông
không bị xử lý hoặc xử lý rồi lại đâu vào đấy.Trong số hơn 6000 đường ngang đi
qua đường sắt trên phạm vi cả nước hiện nay chỉ có 1000 đường ngang là được
xây dựng và tổ chức hợp pháp, còn lại 5000 đường ngang là do nhân dân tự do
mở ra tuỳ tiện, không đúng quy định.Riêng trong khu vực Hà Nội có 133 điểm
giao cắt giữa đường sắt với đường bộ nằm trong tầm kiểm soát của Công ty
Đường sắt Hà Nội, trong đó có 46 điểm đặt Barie và có người trực, 39 điểm mắc
hệ thống cảnh báo tự động, 48 điểm chỉ mắc biển cảnh báo bình thường. Trên
thực tế hiện nay, Hà Nội còn trên 500 đường ngang dân sinh do dân tự ý tạo ra để
tiện cho việc đi lại của mình.

11




Nhiều địa phương có đường tàu hoả Bắc – Nam đi qua nhưng vẫn cấp đất cho

nhân dân làm nhà trong phạm vi an toàn đường sắt, không đảm bảo cự ly cách
đường sắt 15m như quy định. Hệ thống đường gom ở các khu dân cư ven đường
tàu rất ít được thiết kế xây dựng, hoặc nếu có đường gom thì người dân cũng tự
phá dỡ để hình thành đường đi của mình cắt ngang đường sắt.



Các hãng taxi bung ra hoạt động mạnh mẽ ở các thành phố nhưng cơ cấu, sắp xếp
chưa hợp lý, quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến hiện tượng taxi lậu, trốn thuế, giá
cước cao, gắn chíp điện tử gian lận tiền cước của khách hàng.

3 Nguyên nhân của tình trạng thiếu văn hóa giao thông của người tham gia
giao thông
3.1 Nguyên nhân khách quan
Tình trạng thiếu văn hóa giao thông của người tham gia giao thông ở Việt Nam do tác
động từ một số nguyên nhân khách quan chủ yếu sau đây:


Những yếu tố môi trường tự nhiên như: thời tiết, bão lũ, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm môi trường, nguồn nước; yếu tố môi trường xã hội như: mặt trái của nền
kinh tế thị trường; phong tục tập quán, thói quen, tâm lý đám đông… đã ảnh
hưởng gián tiếp đến tâm lý, văn hóa giao thông của người tham gia giao thông,
văn hóa của nhà quản lý, hoạch định giao thông.



Hệ thống giao thông nước ta đang còn tồn tại nhiều bất cập, hạ tầng lạc hậu, thiếu
đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của dân số và phương tiện, chưa
đáp ứng kịp yêu cầu của cuộc sống và tốc độ đô thị hoá của đất nước. Phần lớn các
tuyến đường bộ còn chật hẹp, chưa bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, dòng phương

tiện lưu thông trên đường là dòng hỗn hợp (xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ) có
tốc độ khác nhau nên thường gây ra các xung đột ở các giao cắt. Chất lượng mặt
đường, ngoại trừ số tuyến vừa được nâng cấp là tốt, còn nhiều tuyến chưa bảo
đảm, đặc biệt ở khu vực ngoại thành. Tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ an
toàn giao thông còn tương đối phổ biến.

12


Công tác quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông còn hạn
chế so với sự gia tăng của phương tiện giao thông, tình trạng đào đường thường
xuyên xảy ra, đặc biệt là các thành phố lớn gây nên tai ạn giao thông rất nghiêm
trọng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ.


Nhiều cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân vẫn còn sử dụng phương tiện giao thông
cũ nát, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến
sức khỏe của người tham gia giao thông, nhất là ở các khu đô thị, thành phố, thị
xã.

3.2 Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những yếu tố khách quan, tình trạng thiếu văn hóa giao thông của người tham
gia giao thông còn xuất phát từ một số nguyên nhân chủ quan sau đây:
Một là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông chưa hoàn
thiện.Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng nhằm thực
hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, các bộ và cơ
quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng nhiều văn bản nhằm thực hiện
nhiệm vụ quản lý giao thông trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình.
Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn

giao thông đang tồn tại một số bất cập. Nổi cộm là việc ban hành các văn bản trái thẩm
quyền ở một số cơ quan cấp Bộ, tỉnh, thành phố với nhiều nội dung chưa phù hợp với
quy định của pháp luật. Ở các địa phương, việc xây dựng các văn bản dưới luật về trật tự
an toàn giao thông đôi khi còn mang tính đối phó nhằm giải quyết những yêu cầu thực tế,
bức xúc mang tính tình thế của địa phương chứ chưa đáp ứng được xu thế phát triển
mang tầm chiến lược, cơ bản, ổn định.
Việc ban hành các văn bản về trật tự an toàn giao thông còn chậm và thiếu đồng bộ, ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước và thể hiện sự lúng túng, bị động trước thực tế diễn
ra. Điển hình là các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giao thông
đường bộ còn chậm, rải rác trong thời gian dài dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của luật bị ảnh

13


hưởng. Mặt khác việc bổ sung, sửa đổi nhiều quy định đã lạc hậu, bất cập có lúc còn tiến
hành chậm. Chất lượng một số văn bản quy phạm pháp luật chưa cao, chưa sát với thực
tế, tính ổn định, dự báo không cao, phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần như: Nghị định quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định về
điều kiện kinh doanh vận tải...
Việc hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật về an toàn giao thông đường bộ có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông, giúp
cho người dân tiếp nhận pháp luật một cách hệ thống, dễ hiểu, dễ thực hiện, góp phần
nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật về giao thông đường bộ, nâng cao ý thức pháp
luật về an toàn giao thông của nhân dân, xây dựng văn hóa giao thông.
Hai là công tác quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông còn bị buông
lỏng, bất cập, yếu kém. Hiện nay, ở nước ta công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng
giao thông chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, hiện tồn tại một thực tế là sự mất
cân đối giữa số lượng phương tiện giao thông lưu thông trên đường và hạ tầng kỹ thuật
giao thông, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh
sự thiếu đồng bộ và xuống cấp về kết cấu hạ tầng giao thông, còn tồn tại phương tiện

giao thông cũ nát, không bảo đảm chất lượng, quá hạn sử dụng, không bảo đảm hệ số an
toàn kỹ thuật... vẫn được tham gia lưu thông trên đường.Công tác quy hoạch, quản lý,
điều hành giao thông còn nhiều điều bất hợp lý, chưa năng động, sáng tạo, chưa đáp ứng
kịp thời đòi hỏi của thực tiễn. Bên cạnh việc thiếu đồng bộ giữa quy hoạch giao thông và
quy hoạch các công trình, cơ sở hạ tầng khác là việc quy hoạch đất dành cho giao thông ở
nước ta còn quá thấp và bất hợp lý. Chỉ tiêu tăng quỹ đất dành cho giao thông để đạt tiêu
chuẩn ít nhất 25% không hoàn thành, chỉ được 13%. Đất cho giao thông tĩnh chưa được
1%, trong đó tiêu chuẩn của thế giới, ở các nước nói chung phải từ 3 đến 3,5%. Các thành
phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thiếu bãi đỗ xe công cộng. Tại Hà Nội,
hiện hệ thống bãi đỗ xe công cộng của thành phố mới chỉ đáp ứng được 8% đến 10% nhu
cầu điểm đỗ trên tổng số phương tiện cá nhân hiện có. Giao thông công cộng chưa phát
triển kịp nhu cầu đi lại của người dân. Hiện nay phương tiện đi lại của người dân chủ yếu

14


vẫn là môtô, xe gắn máy nên vụ tai nạn giao thông liên quan đến mô tô, xe máy chiếm
trên 70% số vụ tai nạn giao thông.
Ba là chất lượng đào tạo của nhiều Trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe còn
yếu kém Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ, hiện nay cả nước có 316 cơ sở đào tạo
lái xe ô tô và hầu hết bao gồm cả đào tạo lái xe mô tô, trong đó có 125 cơ sở tư thục, 463
cơ sở đào tạo lái xe mô tô và máy kéo, 96 trung tâm sát hạch lái xe được phân bố tương
đối đều trên cả nước. Tuy nhiên, công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe vẫn còn
bị buông lỏng, chưa chặt chẽ, thậm chí còn tiêu cực và bộc lộ nhiều bất cập, tình trạng
mua bán đổi bằng, tiêu cực trong thi cử, cấp bằng lái xe không đúng quy định của một số
địa phương thuộc ngành Giao thông vận tải vẫn còn xảy ra.Thực tế hiện nay học viên học
thi lấy Giấy phép lái xe mới đang chỉ dừng lại ở mức độ học thủ thuật để vượt qua các
phần thi lý thuyết và thực hành, chứ chưa chú trọng đến kỹ năng xử lý trên đường và đặc
biệt là văn hoá giao thông, tư cách, đạo đức của người lái xe. Công tác kiểm tra phương
tiện giao thông cũng chưa được thường xuyên, thường chỉ được tiến hành ở một vài tuyến

quốc lộ quan trọng hoặc chỉ khi người lái xe bị dừng lại vì vi phạm thì việc kiểm tra giấy
tờ, kiểm tra chất lượng phương tiện mới được tiến hành.
Bốn là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho
người tham gia giao thông còn hạn chế.Trong những năm qua, công tác bảo đảm an toàn
giao thông đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ tăng cường chỉ đạo các bộ, ngành thực
hiện nhiều biện pháp quyết liệt để lập lại trật tự an toàn giao thông, kiềm chế và làm giảm
tai nạn giao thông trong đó công tác tuyên truyền được đặt lên hàng đầu và được coi là
một trong những biện pháp quan trọng để góp phần kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông,
góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ, xây dựng
văn hóa giao thông của người tham gia giao thông.Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, lực
lượng Cảnh sát giao thông chủ động, tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật về giao thông cho quần chúng nhân dân, đồng thời trực tiếp phối hợp
với các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị xã
hội đổi mới, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao
thông.
15


Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông hiện
nay còn thiếu chiều sâu, mang tính hình thức, chưa phù hợp với đặc điểm của từng đối
tượng, từng vùng nên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế. Ở nhiều địa phương các hình
thức tuyên truyền chưa được phong phú và hấp dẫn; kinh phí phục vụ công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông còn thiếu… Vai trò của các cơ quan Nhà
nước, của các tổ chức xã hội, trường học cũng chưa phát huy hết trách nhiệm trong công
tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật.Trình độ dân trí, văn hóa, nhận thức của dân cư ở các
vùng, miền khác nhau; đối tượng tham gia giao thông đường bộ ở các độ tuổi khác nhau,
hoàn cảnh sống khác nhau nên khả năng tiếp nhận kiến thức không đồng đều dẫn đến
việc chấp hành Luật giao thông đường bộ của một bộ phận người tham gia giao thông
còn kém.
Năm là do ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của một bộ phận nhân dân còn

kém. Bên cạnh những người dân, người tham gia giao thông có ý thức tốt, thực hiện văn
hoá giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường bộ còn có một bộ
phận không nhỏ người tham gia giao thông có ý thức kém, thậm chí đáng báo động.
Trung bình mỗi năm, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện và xử lý trên 6 triệu
trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Qua số liệu thống kê cho thấy người tham
gia giao thông vi phạm luật, quy tắc trật tự an toàn giao thông vẫn còn cao.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lao động nông nghiệp có xu hướng giảm
dần, lao động trong các khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên,
nhu cầu về lao động lớn, vì vậy, tình trạng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị tăng
mạnh. Cách thức “đi ngang về tắt” của người nông dân khi hòa nhập vào văn hóa đô thị
đã không còn thích hợp và có nhiều bất cập. Họ chở hàng cồng kềnh, đi ngược chiều hay
những vi phạm khác như luồn lách, chen lấn để làm sao cho xe mình vượt lên trước... gây
ra cảnh đi lại lộn xộn, tắc nghẽn nhiều giờ ở các đô thị.Bên cạnh đó, một bộ phận người
tham gia giao thông ở nước ta thiếu tôn trọng, nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông,
thiếu đoàn kết, bênh vực, bảo vệ những trường hợp yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người
già, người tàn tật. Khi người tham gia giao thông gặp nạn không những không cứu giúp
lại còn “tranh thủ trộm cắp tài sản của người bị nạn”… Chỉ một va chạm nhỏ trên đường
16


phố, thay vì xin lỗi, cảm ơn... thì người ta quay ra cãi lộn, đánh đấm nhau, thậm chí rượt
đuổi, đâm chém, bắn nhau dẫn đến tử vong. Người tham gia giao thông, ngoài việc chưa
nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, còn chưa có thói quen tự bảo vệ mình và bảo
vệ người khác trong quá trình tham giao thông, chưa có thói quen sử dụng các thiết bị an
toàn như thắt dây an toàn trên ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, không sử dụng
kính chiếu hậu trên mô tô, xe máy. Vấn đề này rất có ý nghĩa trong việc phòng chống tai
nạn và hạn chế được hậu quả khi tai nạn xảy ra và có tác dụng hạn chế thương tích nhất
là chấn thương sọ não. Đối với lái xe chở khách, xe buýt, tuy hiểu và nắm rất chắc các
quy định về pháp luật giao thông đường bộ nhưng họ vẫn cố tình vi phạm: chở quá số
người quy định, chạy quá tốc độ để tranh giành khách và giảm chi phí nhiên liệu, đón trả

khách tùy tiện… nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao nhất.Một số người dân tuỳ tiện
lấn chiếm vỉa hè, lòng đường cho mục đích tư lợi: buôn bán, xây dựng nhà cửa, lều quán,
mái che, tập kết vật liệu xây dựng... cũng làm ảnh đến tình hình trật tự an toàn giao
thông.

4 Hậu quả của việc thiếu văn hóa khi tham gia giao thông
Những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm nhiều người thiệt mạng, mà
nguyên nhân chính bắt nguồn từ lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông. Chính
vì thiếu ý thức tuân thủ pháp luật thiếu văn hóa khi tham gia giao thông mà họ thường
xuyên vi phạm luật lệ đi đường, phóng nhanh vượt ẩu, không tuân thủ đèn tín hiệu, biển
báo và những quy định của luật giao thông thậm chí điều khiển phương tiện khi không có
bằng lái xe, uống rượu bia...
Phóng nhanh vượt ẩu: Hành vi này vi phạm luật giao thông đường bộ, là tác nhân
gây ra tai nạn giao thông, hậu quả khó lường.

17


Không tuân thủ đèn tín hiệu: Một số xe ô tô, xe gắn máy phóng nhanh, vượt đèn đỏ, khi
cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng xe, người điều khiển liều vòng tránh để chạy, thậm
chí có trường hợp lao thẳng vào cảnh sát giao thông, khiến những cảnh sát này đành phải
né tránh và “bất lực” nhìn theo, sự việc này để lại những ấn tượng không đẹp về tình
trạng giao thông hỗn độn, bát nháo ở các đô thị nước ta.

Điều khiển phương tiện khi uống rượu bia: rượu bia làm giảm khả năng tập trung
và khả năng nhận biết đối phó với các tình huống nguy hiểm khi điều khiển phương tiện,
làm giảm phản xạ của người điều khiển phương tiện, làm người điều khiển phương tiện
dễ ngủ gật, làm giảm khả năng phán đoán, xử lý tình huống kém, làm tăng nguy cơ gây
tai nạn giao thông.
18



Không đi đúng làn đường quy định: luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn giao
thông, ngoài ra còn gây ra vấn nạn kẹt xe nghiêm trọng dẫn đến môi trường bị ô nhiễm
gây ra hiệu ứng nhà kính.
Tình hình giao thông ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp khi số lượng phương
tiện giao thông ngày càng tăng một cách chóng mặt. Trong những năm gần đây, số lượng
tai nạn giao thông ngày càng nhiều và xảy ra liên tục hơn so với trước kia khi giao thông
vẫn chưa phát triển. Đi đôi với việc cải thiện chất lượng của các phương tiện giao thông,
nhiều tuyến đường được mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thì tai nạn cũng trở thành
một vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu. Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề nhức
nhối của toàn xã hội. Nhiều gia đình đã mất đi người thân, nhiều người trở thành tàn phế,
kinh tế tụt hậu, con cái bơ vơ… là những hậu quả nặng nề và kéo dài của tai nạn giao
thông. Tai nạn giao thông được xem là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến
sinh mạng và sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng
về mặt tinh thần mà còn dễ dẫn đến nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật bởi có tới 70% số vụ, số
người tử vong là đối tượng thanh niên, trụ cột trong gia đình.

19


Tai nạn giao thông không chỉ thiệt hại về người và của mà nó còn tác động khiến
người dân phải lo sợ mỗi khi ra đường, điều này đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã
hội. Không chỉ là nổi đau về thể xác của người bị nạn mà nó còn ảnh hưởng đến người
dân và người thân xung quanh cả về tinh thần, trí lực, gây tổn thất cho xã hội về vật
chất,.... Những người may mắn sống sót chỉ bị thương nhẹ thì không kể đến, nhưng người
chết sẽ ảnh hưởng không chỉ cá nhân mà ảnh hưởng cả một tập thể trong đó có gia đình.
Những người bị thương nặng phải đối mặt với những thương tật phải mang trong mình
suốt đời mà không thể chữa lành được. Đáng nói hơn, tai nạn giao thông có thể cướp đi
sinh mệnh của những người là trụ cột trong gia đình. Như vậy, không chỉ chịu đau đớn về

thể xác, tinh thần mà chỗ dựa của người thân sẽ mất đi khiến họ phải lâm vào những hoàn
cảnh khó khăn không thể biết trước được điều gì. Những người con phải chịu cảnh mồ
côi cha hoặc mẹ, những người vợ phải chịu cảnh mất chồng và những người đàn ông phải
chịu cảnh gà trống nuôi con. Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác
động và gây tổn thương đến toàn xã hội và gia đình người bị nạn.

20


5 Giải pháp xây dựng Văn hoá giao thông ở nước ta
Xây dựng nếp sống văn hoá giao thông là một việc làm mang tính cấp bách nhất là trong
điều kiện đất nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Nhìn vào bức tranh
giao thông sẽ thấy được một phần rất quan trọng hình ảnh của con người và đất nước Việt
Nam. Chính vì vậy chúng ta phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp sau vừa để bảo vệ
tài sản, tính mạng của nhân dân vừa để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế.
Một là, nâng cao ý thức của người dân, người tham gia giao thông về trật tự an toàn giao
thông. Đất nước ta đang trên đường phát triển kinh tế nên không thể một sớm một chiều
có thể giải quyết tốt các vấn đề về kết cấu hạ tầng giao thông, về phương thức quản lý xã
hội...Hơn nữa nếu chờ phát triển hạ tầng xong mới chuyển biến ý thức, mói xác lập các
chuẩn mực giá trị của Văn hoá giao thông là quá muộn. Do vậy, xây dựng hiểu biết luật
an toàn giao thông, tự giác giữ gìn kỷ cương và tuân thủ đạo đức xã hội trong tham gia
giao thông của mỗi con người và cộng đồng là việc làm rất cần thiết trong tình hình hiện
nay, góp phần quan trọng trong việc kiềm chế và giảm thiểu TNGT, ùn tắc giao thông, tạo
môi trường Văn hoá giao thông lành mạnh.
Để nâng cao ý thức người dân thì công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức Văn hoá giao
thông cần phải được mở rộng, thực hiện một cách đồng bộ từ cơ quan nhà nước, các đơn
vị, doanh nghiệp đến các khu dân cư, tổ dân phố, mỗi gia đình và từng thành viên trong
xã hội. Cần hình thành chương trình giảng dạy chính khoá trong các cấp học của nhà
trường, trở thành tiêu chí để xã hội nhìn nhận, đánh giá về cá nhân, tập thể. Phải xã hội

hoá công tác giáo dục an toàn giao thông, thông qua việc tạo dư luận trên địa bàn khu dân
cư, cơ quan, đơn vị nơi người vi phạm công tác, có sự giám sát lẫn nhau trong việc giáo
dục vi phạm, ví dụ như tình trạng đua xe trái phép phải được kiểm điểm công khai trước
tổ dân phố, đồng thời đưa lên phương tiện thông tin đại chúng để phê phán nnhững hành
vi vi phạm, trường hợp nghiêm trọng phải truy tố trước pháp luật; đồng thời các hành vi
đẹp về Văn hoá giao thông phải được biểu dương, khen thưởng và giới thiệu.

21


Nói đến an toàn giao thông, có 3 yếu tố cơ bản liên quan với nhau là: kết cấu hạ tầng,
phương tiện giao thông vận tải và con người. Trong đó yếu tố con người là chính yếu
nhất, chủ đạo nhất trong đảm bảo an toàn giao thông. Cùng với các hành vi chấp hành
luật giao thông thì thái độ ứng xử của người tham gia giao thông đóng vai trò không nhỏ
trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Chính vì vậy việc chúng ta xây dựng nếp
sống Văn hoá giao thông, văn minh đô thị là kết quả của quá trình đi từ nhận thức( bao
gồm cả đạo đức, tư cách) đến hành vi ứng xử của người tham gia giao thông, tạo ra
chuyển biến mạnh mẽ trong nhân dân, góp phần trong việc kiềm chế và giảm thiểu tai
nạn giao thông, ùn tắc giao thông.
Hai là cải tạo, mở rộng và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông. Bên cạnh việc nâng
cấp, sửa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cũ nát, xuống cấp thì chúng ta phải
nhanh chóng mở rộng, xây dựng mới các đường trục chính, hoàn thành các tuyến vành
đai, cải tạo các nút giao thông và làm cầu vượt tại các nút giao thông trọng yếu, mở các
tuyến cửa ngõ ra vào thành phố; nâng cấp và mở thêm đường ở các khu vực có tỷ lệ đất
dành cho đường sá còn quá thấp, huy động vốn đầu tư để đền bù giải phóng mặt bằng
làm mới các tuyến đường khu vực phía sau của các trục phố chính...Phải thực hiện một
cách khẩn trương, nhanh chóng công việc này để giải thoát lưu lượng giao thông, đồng
thời tạo các làn đường bố trí cho xe buýt hoạt động.
Ba là, nhanh chóng rà soát lại toàn bộ các văn bản luật pháp liên quan đến an toàn giao
thông để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.

Những điều đã cũ, không còn phù hợp cần được thay thế bằng những nội dung mới. Yêu
cầu các văn bản quy định phải được biên soạn ngắn gọn dễ hiểu, không chồng chéo, hình
thức thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng, đủ sức răn đe, giáo dục tạo điều kiện cho người
dân thực hiện thuận lợi.
Bốn là, nâng cao hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền,
các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao
thông, quán triệt trong mọi tầng lớp nhân dân ra sức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự
an toàn giao thông. Hiện nay vẫn còn nhiều cơ quan, doanh nghiệp, trường học, địa
phương ít quan tâm trong việc giáo dục ý thức chấp hành luật về trật tự an toàn giao
22


thông. Mặt khác, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn
thể trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cần xoá bỏ tâm lý coi giáo dục an
toàn giao thông là của cơ quan công an hay giao thông vận tải.
Năm là, cần nghiên cứu xây dựng giải pháp văn hoá giao thông phù hợp, cụ thể với từng
địa phương, địa bàn. Có nội dung, chủ đề rõ ràng và có lộ trình thực hiện, có giải pháp
trước mắt và lâu dài. Ví dụ, các giải pháp trước mắt là: phân luồng giao thông, phân làn
đường dành riêng cho mô tô, ô tô, tăng thêm các tuyến đường một chiều, lắp đặt thêm các
cụm đèn tín hiệu giao thông, xây thêm các cầu vượt cho người đi bộ, di chuyển nhà ga,
bến xe ra ngoại thành, giảm thiểu phương tiện cá nhân, tăng thêm phương tiện giao thông
công cộng, tổ chức nhiều tuyến phố cho người đi bộ, tăng cường công tác truyền thông
giáo dục pháp luật an toàn giao thông đi đôi với công tác cưỡng chế các hành vi vi phạm
về trật tự an toàn giao thông...Về lâu dài, trên cơ sở quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống
hạ tầng giao thông hiện đại, hợp lý khoa học, có cơ sở tính toán rõ ràng, đầu tư phương
tiện giao thông công cộng hiện đại như tàu điện ngầm, hệ thống xe buýt cao cấp...
Sáu là, cần tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm người vi
phạm trật tự an toàn giao thông. Việc chấn chỉnh vi phạm bắt đầu từ các hành vi là
nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như phóng nhanh, vượt ẩu, chạy quá tốc độ, chở
quá số người quy định... Đổi mới các biện pháp trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao

thông, nhất là công tác tuần tra kiểm soát, giám sát vi phạm về trật tự an toàn giao thông
bằng các công nghệ hiện đại và thông minh như camera, hộp đen giám sát hành trình
phương tiện đường dài, xây dựng thêm các trạm dừng chân phù hợp, có nơi kiểm tra
phương tiện, nhà nghỉ cho lái xe...Thu tiền phạt tự động qua thẻ, tài khoản ngân
hàng...Bổ sung các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao
thông mang tính nghiêm trọng như thu hồi vĩnh viễn giấy phép lái xe, tạm giữ phương
tiện, truy tố trước pháp luật, xét xử công khai nơi công cộng để răn đe, giáo dục các đối
tượng khác...
Bảy là, tích cực và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, đấu tranh chống những biểu
hiện tiêu cực, thoái hoá của một bộ phận công chức, viên chức tham gia điều hành, quản
lý hệ thống giao thông để tạo ra môi trường văn hoá giao thông trong sạch, an toàn.
23


6 Kêu gọi mọi người có lối sống văn hóa khi tham gia giao thông
Từ những hành vi ứng xử thiếu văn hóa trong tham gia giao thông đã dẫn đến
những tai nạn, va chạm đáng tiếc xảy ra, làm nhiều người bị thương, thậm chí là tử vong.
Tổn thất do tai nạn giao thông để lại là hệ lụy lâu dài cho gia đình và xã hội. Do vậy, mọi
người dân cần phải có trách nhiệm xây dựng "văn hoá giao thông" ngay từ những hành vi
nhỏ hàng ngày trên đường. Tuy nhiên để công tác đạt kết quả, thì trước hết mỗi người
chúng ta nói chung cần phải:
- Hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật , tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng, tôn
trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra
va chạm giao thông,
- Chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.Ngoài ra ,người
tham gia giao thông phải có hành vi thể hiện văn hoá giao thông, như đi đúng làn đường,
phần đường, tuân thủ quy định về tốc độ, dừng đỗ xe đúng nơi quy định
- Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô ,xe máy, không vi phạm quy định về nồng độ cồn

khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông .
- Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, vạch
kẻ đường. Ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông còn thể hiện qua học thức, hiểu
biết về văn hoá , xã hội về mỗi cá nhân. Khi tham gia giao thông, có nhiều trường hợp chỉ
va chạm nhẹ về phương tiện nhưng vì cư xử kém văn hoá nên dẫn đến xô xát nhau gây ra
mâu thuẫn lớn.
-Góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh – sạch - đẹp; xây dựng
nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ, giữ gìn và xây dựng nhiều công trình giao
thông công cộng...

24


Học sinh, sinh viên, thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
nói: “ Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay
yếu, một phần là do thanh niên”. Là những sinh viên có kiến thức và trí tuệ ngoài việc
tuân thủ các luật lệ trên chúng ta:
+ Hãy là những tuyên truyền viên tích cực về văn hóa giao thông luôn luôn chấp
hành luật giao thông. Lực lượng học sinh, sinh viên, thanh niên hãy giương cao khẩu
hiệu: “Văn hóa giao thông, đồng hành tuổi trẻ”, “Văn hoá giao thông là không tai nạn”,
“Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”, “Xây dựng xã hội giao thông văn
minh, đầy tình người và không tai nạn”...
+ Tham gia làm lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt tham gia vào công tác giữ
gìn trật tự an toàn giao thông, tình nguyện phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông
điều khiển giao thông trên các tuyến đường hay xảy ra ùn tắc. Tích cực tham gia xây
dựng nhiều mô hình Văn hoá giao thông như “Đội thanh niên tình nguyện”, “Đội thanh
niên xung kích đảm bảo an toàn giao thông “ Các hoạt động khác như Hội diễn văn hoá
văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông, Văn hoá giao thông.
Tất cả chúng ta đều trông thấy hậu quả khôn lường cũng như những mất mát là

không đo đếm được mà tai nạn giao thông gây ra, chúng ta mang trái tim con người, biết
đau xót cảm thương. Vì vậy hãy cùng nhau chung tay để xây dựng một lối sống có văn
hóa khi tham gia giao thông để góp phần giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn giao thông trước
khi quá muộn.

25


×