Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TRẮC NGHIỆM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.77 KB, 6 trang )

Câu 1. Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng gồm mấy tỉnh, thành phố?
A. 10.
B. 11.
C. 12.
D. 13
Câu 2. Địa hình đồng bằng sông Hồng có đặc điểm
A. Cao phía tây và tây bắc.
B. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặt.
C. thấp, có nhiều ô trũng.
D. bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp.
Câu 3. Đường bờ biển của Đồng bằng sông Hồng dài (km)
A. 400.
B. 300.
C. 500.
D. 600
Câu 4. Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với
A. Biển Đông.
B. Bắc Campuchia C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Lào
Câu 5. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Bắc Giang
B. Bắc Ninh
C. Hưng Yên.
D. Ninh Bình.
Câu 6. Diện tích tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng khoảng (nghìn km²)
A. 15
B. 13.
C. 14.
D. 12
Câu 7. Số dân của vùng đồng bằng sông Hồng năm 2006 là (triệu người)
A. 18,2


B. 17,2
C. 16,2
D. 19,2
Câu 8. Tỉ lệ diện tích tự nhiên và dân số của vùng đồng bằng sông Hồng trong tổng diện tích
tự nhiên và dân số nước ta năm 2006 lần lượt là:
A. 4,5% và 21,6%. B. 30,5% và 14,2%. C. 15,6% và 12,7%. D. 13,4% và 10,5%.
Câu 9. Đặc điểm không phải là của Đồng bằng sông Hồng:
A. Vùng đất trong đê hàng năm được phù sa bồi đắp
B. Địa hình cao và bị chia cắt thành nhiều ô.
C. Có hệ thống đê điều ven các con sông.
D. Có các ô trũng, ngập nước trong mùa mưa
Câu 10. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Giáp với Thượng Lào.
B. Giáp với các vùng TDMNBB, Bắc Trung Bộ.
C. Giáp Vịnh Bắc Bộ ( Biển Đông ).
D. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 11. Cho bảng số liệu SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIAI ĐOẠN 2005 – 2012 Đơn vị: kg/người
Năm
2005
2010
2012
Đồng bằng sông Hồng
356,0
365,5
359,9
Đồng bằng sông Cửu Long
1.155,9
1.269,1

1.410,1

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Sản lượng lương thực bình quân ở đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn.
B. Sản lượng lương thực cả 2 đồng bằng tăng nhanh.
C. Sản lượng lương thực bình quân ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn nhiều so với đồng
bằng sông Hồng.
D. Sản lượng lương thực bình quân ở đồng bằng sông Hồng tăng liên tục trong giai đoạn trên
Câu 12. Cho bảng số liệu TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI PHÂN
THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2010-2014 (Đơn vị: %)


Năm
2010
2011
2012
2013
2014
Cả nước
100
106,4
105,4
124,6
136,8
Đồng bằng sông Hồng
100
100,5
109,5
113,0
122,9

Đồng bằng sông Cửu Long
100
105,4
108,2
127,0
142,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm nuôi nước ta giai đoạn 20102014 theo bảng số liệu trên là
A. biểu đồ đường.
B. biểu đồ tròn.
C. biểu đồ cột.
D. biểu đồ miền.
Câu 13. Loại đất có diện tích lớn nhất đồng bằng sông Hồng là
A. Đất không được bồi đắp phù sa hằng năm
B. Đất phù sa sông bồi đắp hằng năm
C. Đất mặn.
D. Đất xám phù sa cổ
Câu 14. Mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng năm 2006 là (người/km²)
A. 1225.
B. 1522.
C. 1252.
D. 1223
Câu 15. Cho biểu đồ sau

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Năng suất lúa cả năm của đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 1995
– 2005
B. Tốc độ phát triển năng suất lúa cả năm của, đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long thời kỳ 1995 – 2005.
C. Cơ cấu năng suất lúa cả năm của đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long thời

kỳ 1995 – 2005.
D. Chuyển dịch cơ cấu năng suất lúa cả năm của đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long thời kỳ 1995 – 2005.
Câu 16. Ở đồng bằng sông Hồng nới tập trung đông dân nhất là
A. Hà Nội.
B. Hưng Yên.
C. Ninh Bình.
D. Hà Nam
Câu 17. Cho bảng số liệu sau SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI NĂM 1995 VÀ 2005 PHÂN THEO
VÙNG
Các vùng
Sản lượng tôm nuôi (tấn)


1995
2005
Cả nước
55 316
327 194
Đồng bằng sông Cửu Long
47 121
265 761
Đồng bằng sông Hồng
1 331
8 283
(Nguồn từ SGK Địa lí Việt Nam 12, NXB Giáo dục năm 2008)
Nhận định nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Sản lượng tôm nuôi ở Đồng bằng sông Hồng tăng và thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Sản lượng tôm nuôi ở Đồng bằng sông Hồng giảm và cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Sản lượng tôm nuôi ở Đồng bằng sông Hồng tăng và cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Sản lượng tôm nuôi ở Đồng bằng sông Hồng giảm và thấp hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 18. Quy mô công nghiệp loại trung bình của Đồng bằng sông Hồng thuộc về tỉnh
A. Vĩnh Yên.
B. Hải Phòng.
C. Hưng Yên.
D. Hà Đông
Câu 19. Cho biểu đồ sau CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG, GIAI ĐOẠN 1986 – 2005 (Đơn vị: %)
Khu vực kinh tế
1986
1990
1995
2000
2005
Nông – lâm – ngư nghiệp
49,5
45,6
32,6
29,1
25,1
Công nghiệp – xây dựng
21,5
22,7
25,4
27,5
29,9
Dịch vụ
29,0
31,7
42,0

43,4
45,0
Biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu kinh tế theo ngành của đồng bằng sông Hồng, giai
đoạn 1986 – 2005 là
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ cột ba.
Câu 20. Cho biểu đồ sau CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG, GIAI ĐOẠN 1986 – 2005 (Đơn vị: %)
Khu vực kinh tế
1986
1990
1995
2000
2005
Nông – lâm – ngư nghiệp
49,5
45,6
32,6
29,1
25,1
Công nghiệp – xây dựng
21,5
22,7
25,4
27,5
29,9
Dịch vụ
29,0
31,7

42,0
43,4
45,0
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH đang chuyển dịch theo hướng
A. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
C. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng, giảm tỉ trọng dịch vụ.
D. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng.
Câu 21. Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp vùng ĐBSH là
A. nhập nguyên liệu từ vùng khác.
B. cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện.
C. sức tiêu thụ lớn.
D. dân số đông.
Câu 22. Tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?
A. Hưng Yên, Hải Dương.
B. Hà Nam, Nam Định.
C. Hà Nam, Ninh Bình.
D. Nam Định, Bắc Ninh
Câu 23. Trung tâm công nghiệp lớn thứ hai của vùng đồng bằng sông Hồng là
A. Hải Phòng
B. Nam Định.
C. Hưng Yên.
D. Hà Nội.
Câu 24. Cho các nhận định sau về Đồng bằng sông Hồng
(1). Tài nguyên nước gồm nước mặt và nước ngầm
(2). Đất ít có khả năng mở rộng diện tích
(3). Lịch sử khai phá lãnh thổ khá muộn.
(4). Mật độ dân số gấp 3,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long và 17 lần Tây Nguyên



(5). Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Nhận định đúng là
A. (1), (2), (5).
B. (1), (2), (4)
C. (2), (3) (4).
D. (3), (4), (5)
Câu 25. Ngành nào dưới đây không được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm vùng
ĐBSH?
A. hóa học phân bón. B. vật liệu xây dựng. C. cơ khí, điện tử. D. dệt may và da giày.
Câu 26. Đồng bằng sông Hồng do phù sa của sông nào bồi đắp?
A. Hồng và Thái Bình.
B. Hồng và Đà.
C. Hồng và Mã
D . Hồng và Cả
Câu 27. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là
A. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản
B. Giảm tỉ trọng ngành trổng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản
C. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản
D. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản
Câu 28. Vườn quốc gia nào sau đây không thuộc ĐBSH?
A. Xuân Sơn
B. Cúc Phương.
C. Xuân Thủy
D. Cát Bà
Câu 29. Tài nguyên du lịch nhân văn ĐBSH đa dạng và phong phú, tập trung nhiều
A. Di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống
B. Làng nghề truyền thống
C. Các di tích lịch sử - văn hóa
D. Lễ hội, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp.
Câu 30. Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?

A. Giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta.
B. Là vùng chịu tác động của nhiều thiên tai nhiệt đới
C. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp
D. Một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nước trên mặt, nước ngầm...) bị xuống cấp
Câu 31. Biện pháp quan trọng nhất để giảm sức ép dân số ĐBSH là
A. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.
B. đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.
C. xuất khẩu lao động.
D. chuyển cư các vùng khác.
Câu 32. Thiên tai chủ yếu thường gặp và gây thiệt hại lớn đối với Đồng bằng sông Hồng là
A. Bão, lũ lụt, hạn hán.
B. Cát bay, cát chảy
C. Ngập lụt trên diện rộng
D. Rét đậm, rét hại, sương muối.
Câu 33. Sức ép lớn nhất đối với dân cư sản xuất nông nghiệp là
A. Bình quân đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.
B. Sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư.
C. Đô thị hóa ngày càng nhanh.
D. Thiên tai, thời tiết thất thường.
Câu 34. Tỉnh nào đồng Đồng bằng sông Hồng không giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Hưng Yên.
B. Bắc Ninh.
C. Hà Nam.
D. Hải Phòng
Câu 35. Việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSH gắn liền với
A. vùng đông dân, sức tiêu thụ lớn. B. vùng đất phù sa ngoài đê được bồi đắp hàng năm
C. sự nghiệp công nghiệp hóa.
D. công nghiệp chế biến sau thu hoạch
Câu 36. Lãnh thổ của đồng bằng sông Hồng gồm
A. đồng bằng châu thổ và phần rìa vùng núi trung du

B. nằm hoàn toàn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng trung du Bắc Bộ


C. châu thổ sông Hồng và sông Mã.
D. các đồng bằng và đồi núi xen kẽ chạy song song so le ăn sát ra biển.
Câu 37. Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông
Hồng là
A. đẩy mạnh thâm canh.
B. quy hoạch thuỷ lợi
C. khai hoang và cải tạo đất.
D. trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi
Câu 38. Thế mạnh cơ bản về dân cư và nguồn lao động của Đồng bằng sông Hồng so với các
vùng khác là:
A. Nguồn lao động dồi dào với kinh nghiệm sản xuất phong phú.
B. Chất lượng nguồn lao động vào loại dẫn đầu cả nước.
C. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
D. Dân cư có truyền thống thâm canh lúa nước.
Câu 39. Đá vôi tập trung nhiều ở 3 tỉnh nào?
A. Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình.
B. Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam
C. Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên
D. Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên
Câu 40: Số tỉnh ĐBSH nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 41. Nguyên nhân làm năng suất lúa ĐBSH cao hơn ĐBSCL vì
A. dân cư đông nên đẩy mạnh thâm canh tăng vụ để tăng năng suất lúa.
B. lượng phù sa bồi đắp hàng năm lớn hơn ĐBSCL.

C. người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước.
D. cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
Câu 42: Hạn chế lớn nhất đối với phát triển kinh tế xã hội ở vùng ĐBSH là
A. dân số đông, mật độ dân số cao.
B. có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, rét đậm, sương muối.
C. đất nông nghiệp có xu hướng thu hẹp.
D. thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
Câu 43: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ĐBSH vì
A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
B. nhằm khai thác hợp lí các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
C. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
D. góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường.
Câu 44: Rau vụ đông phát triển mạnh vùng ĐBSH vì
A. Khí hậu có mùa đông lạnh.
B. đất phù sa màu mỡ.
B. nguồn nước phong phú.
D. ít thiên tai.
Câu 45: công nghiệp khai thác khí đốt ở vùng ĐBSH phân bố ở
A. Tiền Hải
B. Đồ Sơn
C. Cát Bà
D. Hạ Long.
Câu 46: Vùng ĐBSH tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống do
A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với nền sản xuất lúa nước.
B. có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống.
C. chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước.
D. nền kinh tế phát triển nhanh nhờ làng nghề truyền thống.
Câu 47: Quốc lộ 5 chạy qua các tỉnh, thành phố:
A. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.



B. Hà Nội, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng
C. Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng.
D. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
Câu 48: Ý nào sao đây không đúng ngành dịch vụ ở ĐBSH
A. du lịch có vị trí thấp nhất trong nền kinh tế vùng.
B. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP vùng.
C. Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn nhất vùng.
D. cơ cấu khá đa dạng.
Câu 49: Ranh giới vùng kinh tế ĐBSH được xác định dựa theo
A. Ranh giới hành chính.
B. Ranh giới đất phù sa hệ thống sông Hồng.
C. Ranh giới theo độ cao địa hình.
D. Ranh giới theo các trung tâm công nghiệp.
Câu 50: Các ngành kinh tế biển ĐBSH là
A. Giao thông vận tải biển, du lịch, thủy sản, nghề làm muối.
B. Làm muối, đánh bắt thủy sản.
C. Khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển
D. Giao thông vận tải biển, du lịch biển, làm muối.



×