Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI MINH HỌA KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.88 KB, 3 trang )

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI MINH HỌA
KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Đề thi minh họa của BGD năm 2017 có 40 câu, thí sinh làm bài trong vòng
50 phút.
Đề gồm 40 câu hỏi toàn bộ trong trương trình lịch sử lớp 12. Gồm LSTG
hiện đại từ 1945-2000, LSVN từ 1919-2000. Không có câu thuộc phần giảm tải,
kiến thức phổ đều, cơ bản ở tất cả các chương, phần.
(Ma trận đề thi của Bộ)
* Về nội dung LS:
- LSTG có 12 ( Hoặc 11 câu ) câu, riêng câu 35 có có sự liên hệ giữa TG và
VN chiếm 30%.
- LSVN 28 câu chiếm 70%.
Như vậy, thi trắc nghiệm cũng giống như thi tự luận. LSVN vẫn được chú
trọng nhiều hơn.
* Về mặt hình thức, các dạng câu hỏi:
Các câu hỏi trong đề thi được thiết kế dưới 3 dạng chủ yếu: hoàn chỉnh câu,
sắp xếp (sắp xếp theo trật tự thời gian) và tìm lựa chọn đúng. Thí sinh cần nắm
chắc được sự kiện lịch sử gắn liền với thời gian (câu 1). Nắm bắt được sự kiện tiêu
biểu trong một chuỗi những sự kiện liên quan. Đánh giá được vai trò, vị trí của sự
kiện đó trong chuỗi sự kiện và lịch sử nói chung.
* Độ phân hóa thí sinh (Độ khó dễ của đề thi).
Trong đề thi có 2 câu hỏi hỏi về thời gian (câu 1,13), 2 câu hỏi về không
gian (câu 3, 22), 2 câu hỏi yêu cầu tư duy (câu 35, 39), 1 câu hỏi về quá trình trạng thái (câu 6). Chiếm đại đa số là câu hỏi về nội dung sự kiện (cái gì) (33 câu).
Điều này cho thấy kiến thức trả lời trong đề Lịch sử phần lớn là những kiến thức
cơ bản, sự kiện lịch sử gắn liền với thời gian diễn ra và không gian xảy ra của sự
kiện, hiện tượng đó. Không có những câu hỏi có tính chất liên hệ giữa lịch sử và
hiện tại mà trọng tâm là nội dung của sự kiện lịch sử, phần đòi hỏi thí sinh phải tư
duy ít.
=> Có thể thấy đề đơn giản cả về hình thức và nội dung. Do đó, thí sinh cần
tập trung, chủ động trong tiếp nhận kiến thức, linh hoạt trong cách sử dụng để có
thể đạt được kết quả cao trong bài thi.


Một câu hỏi đặt ra là học sinh có cần nhớ chính xác ngày tháng sự kiện?
Nhìn vào nội dung các câu hỏi trong đề thi minh họa của Bộ Giáo dục có
thể thấy được nội dung của những câu hỏi này chủ yếu xoay quanh các vấn đề về
sự kiện lịch sử gắn với mốc thời gian mang tính chất tương đối. Ví dụ như câu 1,
thay vì hỏi thời gian diễn ra hội nghị Ianta thì ở đây lại hỏi về bối cảnh diễn ra hội
nghị. Muốn trả lời đúng được câu hỏi này, thí sinh không cần thiết nhớ chính xác
hội nghị diễn ra trong những ngày nào mà hỏi về bản chất của sự kiện. Thời gian ở
đây không là yếu tố quan trọng nhất của câu hỏi cũng như sự kiện. Hay ở câu 4


không hỏi chính xác chiến tranh lạnh diễn ra từ ngày bao nhiêu, nhưng buộc thí
sinh phải biết được sự kiện nào để khởi đầu chiến tranh lạnh. Nghĩa là học sinh cần
phải biết được tính chất của mỗi sự kiện gắn với bối cảnh lịch sử diễn ra nó, từ đó
đánh giá vai trò của sự kiện. Thời gian rất quan trọng nhưng chỉ mang tính chất
tương đối. Có rất nhiều những sự kiện không đòi hỏi học sinh cần phải nhớ chính
xác giờ, ngày diễn ra sự kiện. Đôi khi, thí sinh chỉ cần viết và nhớ thời gian mang
tính chất tương đối. Như đối với câu hỏi (5) những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố
độc lập năm 1945, thí sinh chỉ cần nhớ tháng và năm của quốc gia nào tuyên bố
độc lập. Nếu có thể nhớ được thêm ngày thì điều này càng giúp bạn chắc chắn về
kiến thức của mình hơn. Có những sự kiện lịch sử buộc phải nhớ. Thí sinh có thể
“vô tình” quên đi ngày mở màn của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, hay kết
thúc địch bị tổn thất bao nhiêu về lực lượng. Tuy nhiên có những sự kiện, dữ liệu
lịch sử mà bạn không được phép quên. Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn Tuyên ngôn
độc lập ở đâu? Sự kiện lịch sử nào đánh dấu chế độ phong kiến ở nước ta hoàn
toàn sụp đổ?… Những câu hỏi rất đơn giản nhưng thí sinh lại không thể đưa ra
được câu trả lời, dẫn đến mất điểm thì điều này rất đáng tiếc. Những sự kiện thí
sinh buộc phải nằm lòng về ngày tháng như: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời, ngày kí kết Hiệp định Gionevo, Hiệp định Paris, Hiệp định Sơ bộ,….
Như vậy, với cách ra đề thi như đề minh họa của Bộ GD, việc dạy và học có
vẻ nhẹ nhàng hơn, điểm liệt ít vì kiến thức cơ bản và có các phương án để chọn.

Hơn nữa, kiến thức có nhiều phần thuộc hiểu biết xã hội nên HS cũng đã được biết
qua các phương tiện truyền thông nên thuận lợi cho các em trong cả việc học và
thi.
Tuy nhiên, dù là thi theo hình thức tự luận hay trắc nghiệm khách quan thì
học sinh vẫn cần phải nắm vững và sử dụng cùng một kiến thức, kĩ năng theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, thể
hiện trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi. Làm được như vậy thì thi trắc nghiệm
cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học của thầy và trò.
(Sau đây là dự thảo xây dựng ma trận đề theo chương trình SGK lớp 12)
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SƯ
THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA LỚP 12
STT
1
2
3
4
5

Nội dung
Hội nghị Ianta & T/chức LHQ
Liên xô xây dựng CNXH
Các nước Đông Bắc Á
Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Các nước châu Phi và khu vực Mỹ la tinh

Nhận
biết
8
8
8

8
8

Kiến thức
Thông Vận
hiểu
dụng
2
1
4
1
3
1
2
1
3
1

V .D
cao
1
1
1
1


6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
34
35
36

Nước Mỹ
Các nước Tây Âu
Nhật Bản

Quan hệ quốc tế trong và sau cuộc Chiến tranh lạnh
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa
Tổng kếtLSTG
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp
Phong trào dân tộc dân chủ từ 1919-1925
Nguyễn Ái Quốc1919-1941
Các tổ chức cách mạng
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Phong trào cách mạng 1930-1931
Phong trào cách mạng 1936-1939
Hội nghị BCH TW tháng 11-1939. Hội nghị BCH TW lần thứ 8
(5-1941)
Sự ra đời và hoạt động của MT Việt Minh
Khởi nghĩa từng phần và Tổng khởi nghĩa tháng Tám-1945
Việt Nam năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945-1946
Đường lối kháng chiến chống Pháp
Các chiến thắng quân sự :Việt Bắc, Biên Giới (1950) ,Cuộc tiến
công ….ĐBP(1954)
Mặt trận chính trị ngoại giao trong k/c chống Pháp
Đặc điểm , tình hình và nhiệm vụ cách mạng VN sau HĐ
Giơnevơ
Cách mạng miền Bắc 1954-1975
Cách mạng miền Nam 1954-1960
MN đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
MN đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
MN đấu tranh chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh ”và
“ Đông Dương hóa chiến tranh”của Mĩ
Hiệp định Pari
Cách mạng miền Nam từ 1973-1975
Thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH

8
8
8
8
8
8
13
13
6
15
6
13
8
6

2
3
2
2
2
2
6
6
13
6
13
6
11

10

1
1
1
1
1
1
6
6
6
6
6
6
6
6

1

13
6
6
6
13

10
10
13
13
10


5
6
6
2
6

1
6
3
1
3

13
13

6
6

6
3

3
1

13
10
10
10
10


10
13
13
13
13

4
3
5
5
5

2
2
1
1
1

6
6
8
13

13
13
4
10

6

6
3
5

3
6
1
1

1
1
1
1
3
1
3
1
3
3
3
6



×