Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.45 KB, 2 trang )

Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân
Đề bài: Anh chị hãy Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân lớp 12.
Một nền văn học lớn là một nền văn học có nhiều phong cách, một nhà văn lớn là một
nhà văn xây dựng cho mình một phong cách riêng độc đáo. Nguyễn tuân là một nhà văn
như thế. Phong cách nghệ thuật nổi bật của ông chính là tài hoa uyên bác và là một người
suốt đời đi tìm cái đẹp. Chính bởi phong cách ấy mà những tác phẩm của ông mang đậm
sự tài hoa uyên bác. Đặc biệt là chữ người tử tù, trong tác phẩm ấy ngoài nhân vật Huấn
Cao ta cũng không thể nào không nhắc đến nhân vật Viên quản ngục. Dưới ngòi bút tài
hoa uyên bác, một bậc phù thủy ngôn ngữ chẻ sợi tóc làm tư nhân vật ấy hiện lên cũng
thật đáng chú ý.
Chữ người tử tù là một trong những truyện trong tập vang bóng một thời của nhà văn
Nguyễn tuân. Tập truyện viết về những thói quen xưa cũ nay chỉ còn vang bóng mà thôi.
Trong đó chữ người tử tù kể về một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa nhân vật viên quản
ngục và Huấn Cao. Không gian gặp gỡ là nhà tù nơi ngự trị của bóng tối và là kẻ thù của
cái đẹp. Thời gian là những ngày cuối cùng của tử tù Huấn Cao. Ta thấy được cái tình
huống éo le ấy nhưng còn thấy được sự éo le hơn trong chính thân phận của họ. Viên
quản ngục là đạo diện cho triều đình còn Huấn Cao thì lại chống lại triều đình. Những
trên bình diện nghệ thuật thì họ không còn là kẻ thù của nhau nữa. Huấn Cao viết chữ đẹp
còn viên quản ngục thì lại yêu thích say đắm cái đẹp. Chính vì thế mà trên bình diện nghệ
thuật họ là những người tri kỉ. Và đồng thời xuất phát từ tình huống truyện ấy ta cảm
nhận được vẻ đẹp của viên quản ngục như những nốt nhạc thanh thót thanh cao trong một
bản nhạc xô bồ.
Viên quản ngục là một người có sở thích sở nguyện cao quý. Đó chính là thích chữ đẹp
của Huấn Cao. Nếu như sở thích của những viên quan tầm thường là vàng bạc hư danh,
quyền quý an nhàn thì viên quản ngục trong tác phẩm này thì lại hoàn toàn ngược lại.
Ông là một người có những sở thích và sở nguyện cao quý. Ông có tầm nhìn xa trông
rộng và tâm tưởng thì hoàn toàn thoát khỏi những cám dỗ của vật chất cũng như những
bóng tối của ngục tù. Ông làm quan những không hề hống hách mà chỉ biết làm tròn
nhiệm vụ của bản thân mình. Ông giống như một âm thanh trong trẻo trong bản nhạc xô


bồ ấy. Sở nguyện của ông là một ngày kia có một bức tranh chữ của Huấn Cao viết mà
treo trong nhà thì quả thật là nhất. Cái sở nguyện yêu chuộng những giá trị văn hóa truyền
thống ấy cho thấy được cái tâm hồn trong trẻo của ông. Mặc dù làm một tên quan cai
ngục nhưng ông không đánh mất đi cái sự lương thiện trong bản thân mình. Ông không
hề phụ thuộc vào triều đình. Khi biết Huấn Cao đến thì ông đã tìm mọi cách để xin chữ
của ông dẫu biết rằng một khi bại lộ ra thì ông sẽ có thể mất đầu. Ta cảm nhận được ở con
người ông những giá trị tôn vinh cái đẹp, tâm hồn ông không bị nhà ngục kia vấy đen.
Trong cái nơi chỉ có sự đánh đập trả thù tra tấn đến dã man ấy mà tâm hồn ông vẫn sáng
lấp lánh như một viên ngọc quý trong đêm. Kể cả khi việc xin chữ ấy gặp khó khăn khi
Huấn Cao không hiểu được nỗi lòng của ông nhưng ông vẫn giữ niềm hi vọng và sở

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


nguyện cao quý ấy. Có biết đến viên quản ngục chúng ta mới có thể hiểu hết được con
người chúng ta. Nhiều khi cái chức vụ hay thân phận kia không quyết định đến lối sống
và tâm hồn của họ.
Không chỉ là một người yêu chuộng cái đẹp và có sở nguyện cao quý mà viên quản ngục
còn là một người rất biết trân trọng những con người tài giỏi như Huấn Cao nữa. Khi có
phiến tráp báo rằng tên tội phạm nguy hiểm của triều đình sẽ được đưa đến đây trong vài
ngày sau đó mới mang ra xử trảm thì viên quản ngục đã tỏ ra rất vui mừng khi gặp được
người mà mình nể phục. những đồng thời ông cũng thấy tiếc cho con người tài giỏi ấy mà
lại phải chuốc lấy cái chết. Được biết Huấn Cao có tài bẻ khóa vượt ngục nhưng viên
quản ngục không mấy quan tâm về điều đó mà cái ông quan tâm là làm sao có thể tiếp
cận được con người anh hùng ấy để xin chữ mà thôi. Ông trân trọng Huấn Cao thiết đãi
Huấn Cao và những người bạn của Huấn Cao thịt rượu hàng ngày. Điều đó thể hiện sự
trân trọng những con người tài giỏi của viên quản ngục. Thế rồi ông lần la hỏi Huấn Cao
có cần gì thì cứ nói viên quản ngục sẽ thiết đãi. Mặc dù ở đó viên quản ngục là chủ nhưng
khi muốn xin chữ và trân trọng người tài cho nên viên quản ngục hạ mình xuống xưng hô
như một người bề dưới. Khi Huấn Cao quát mắng ông thì ông cảm thấy buồn nhưng ông

không trách vì ông nghĩ rằng những kẻ chuyên trọc trời khuấy nước chỉ quen ngồi trên
đầu người ta thôi.
Không những thế những hành động ấy của viên quan coi ngục chính là thể hiện sự trân
trọng và đề cao những giá trị văn hóa của ông. Thái độ trân trọng nghệ thuật thư pháp
chính là trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong nhà tù ấy bóng
tối không nhuốm đen tâm hồn của viên quản ngục. Sức mạnh của cái đẹp làm cho tâm
hồn của viên quản ngục vẫn thiên lương trong sáng lắm. Chính vì thế mà ông nhất định
phải xin bằng được chữ của Huấn Cao. Khi Huấn Cao quyết định cho chữ viên quản ngục
cảm thấy rất vui, ông như nhận ra nhiều điều, nhận thấy cả cái cách chọn nghề sai của
mình nữa. Ông thể hiện thái độ kính trọng trước những lời dặn dò cuối cùng của một
người tử tù. Viên quan ấy hứa rằng sau khi nhận được chữ của Huấn Cao thì sẽ trở về quê
sống đê giữ cái thiên lương trong sáng của bản thân mình. Hai dòng nước mắt của ông
khẽ rơi như thể hiện sự hối hận của mình. Qua đó ta thấy được viên quản ngục đúng là
một người có thiên lương trong sáng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc mà quên đi cả sự an toàn của bản thân.
Một lần nữa ta phải trầm trộ tài năng uyên bác của Nguyễn Tuân. Ông không những xây
dựng được một nhân vật chính chuẩn mực mà đến một nhân vật phụ như viên quản ngục
cũng để lại rất nhiều giá trị con người. Vẻ đẹp trong con người viên quản ngục cũng sáng
lấp lánh. Cánh cửa nhà tù không thể nào cướp đi cái thiên lương trong sáng cùng sở
nguyện cao quý của ông. Chuyện kết thúc cũng là lúc viên quản ngục tay nải về quê sống
với thiên lương trong sáng của mình.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×