Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai KIỂM TRA HỌC KÌ II - lớp 11 ( năm học 2007 – 2008 )
Trường THPT Nguyễn Trãi Môn thi : Văn ( Ban KHXH )
Thời gian : 90 phút
( Trắc nghiệm 15 phút, tự luận 75 phút )
Phần I : Trắc nghiệm khách quan ( 2,5 điểm )
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu là:
A. Tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt.
B. Tiếng nói tình yêu và hạnh phúc của trái tim đa cảm.
C. Tiếng nói của tình cảm đắm say trước cuộc đời.
D. Tiếng nói của một con tim rạo rực trước tình yêu.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm
1945 ?
A. Hấp thụ tinh hoa văn học Trung Quốc trên tinh thần Việt hoá.
B. Nền văn học được hiện đại hoá.
C. Nhòp độ phát triển nhanh.
D. Có sự phân hoá thành nhiều xu hướng trong quá trình phát triển.
Câu 3: Nên đọc bài thơ Đây thôn Vó Dạ của Hàn Mặc Tử như thế nào ?
A. Giọng điệu thiết tha, say đắm. C. Giọng sôi nổi, vui tươi.
B. Giọng điệu thiết tha, u hoài. D. Giọng trầm hùng, bi tráng.
Câu 4: Bác bỏ là cách lập luận dùng để:
A. Thể hiện nhận thức của mình là đúng. C. Phê phán những quan điểm sai trái.
B. Làm sáng rõ sự thật và lẽ phải. D. Thể hiện tư duy của mình là chân lí.
Câu 5: Bác bỏ luận cứ là:
A. Bác bỏ về lí lẽ và dẫn chứng. C. Bác bỏ về nhận đònh và kết luận.
B. Bác bỏ sai lầm trong lí lẽ. D. Bác bỏ sai lầm trong lập luận.
Câu 6: Trong các bài thơ sau, bài thơ nào chất Đường thi được thấm đượm từ thi đề, thi tứ đến thi liệu và những thủ pháp
nghệ thuật ?
A. Tràng giang B. Đây thôn Vó Dạ C. Vội vàng D. Tương tư.
Câu 7: Hai câu thơ: “ Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau ?”
Sử dụng biện pháp tu từ nào nhiều nhất ?
A. Ẩn dụ B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. So sánh
Câu 8: Tập Nhật kí trong tù , Hồ Chí Minh chủ yếu viết bằng thể thơ nào ?
A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Lục bát truyền thống D. Tự do, hiện đại
Câu 9: Ba câu đầu của bài Lai tân nói về những nhân vật chủ chốt nào ?
A. Ban trưởng, cảnh trưởng, người tù. C. Ban trưởng, cảnh trưởng, lính canh.
B. Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng. D. Ban trưởng, huyện trưởng, nhà trưởng.
Câu 10: Ai là người có chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương
nghiệp… ở những năm đầu thế kỉ XX ?
A. Phan Bội Châu B. Nguyễn Trường Tộ C. Phan Châu Trinh D. Trương Vónh Kí
Phần II. Tự luận ( 7,5 điểm )
Tâm trạng đắm say của một lòng ham sống mãnh liệt đã được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Vội vàng” của
Xuân Diệu ?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2007 – 2008
Môn Ngữ Văn – Khối 11 – Ban C
( Thời gian làm bài 90 phút )
Phần I. Trắc nghiệm ( 2,5 điểm )
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ. Án A A B B A A A B B C
Phần II. Tự luận ( 7,5 điểm )
1. Mở bài : ( 1,5 điểm ) Cần nêu được :
- Một số nét cơ bản về Xuân Diệu :
+ Là nhà thơ « mới nhất trong những nhà thơ mới ».
+ Thơ Xuân Diệu trước CMT8 - 1945 tồn tại hai tâm trạng đối lập : yêu đời, thiết tha rạo rực nhưng
lại băn khoăn, chán nản, hoài nghi trước cuộc đời.
_ Giới thiệu bài thơ « Vội vàng » :
+ Rút trong tập « Thơ thơ ».
+ Thể hiện tập trung nhất niềm khát khao giao cảm với đời của Xuân Diệu.
+ Là bài thơ tiêu biểu nhất của hồn thơ Xuân Diệu trước CMT8 – 1945.
2. Thân bài: ( 4,5 điểm ) Làm rõ tâm trạng đắm say của lòng ham sống mãnh liệt của Xuân Diệu thể hiện
qua bài “Vội vàng” .
a. Mở đầu là ước muốn táo bạo, muốn đoạt quyền của của tạo hoá ( Điệp từ “tôi muốn”, động
từ “tắt , buộc” ) ( 1 điểm ).
b. Say mê trước cuộc sống trần thế tràn đầy sinh lực ( nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, nhân hoá,
ẩn dụ, so sánh…) làm nổi bật bức tranh thiên nhiên đẹp, tươi vui, phong phú hấp dẫn, tràn
đầy sức sống khiến nhà thơ đắm say ( 1,5 điểm ).
c. Tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước bước đi của thời gian ( HS phân tích đoạn thơ từ
“Xuân đương tới …. Chẳng bao giờ nữa” – chú ý nghệ thuật đối lập và câu hỏi tu từ )
( 1 điểm ).
d. Ham muốn hưởng thụ cuộc sống của nhà thơ ( HS phân tích đoạn cuối – chú ý điệp từ “ta
muốn”, một loạt động từ mạnh được sắp xếp theo hướng tăng cấp: ôm, riết, say, thâu, cắn…,
lời thơ mạnh mẽ, giọng thơ sôi nổi ) ( 1 điểm ).
3. Kết bài ( 1,5 điểm )
_ Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu.
_ Bài thơ mang đến một khát vọng sống mãnh liệt.
_ Vội vàng tạo nên sự say mê sống trọn mình tuổi trẻ và tạo nên sức cuốn hút giúp chúng ta biết
q trọng thời gian, q trọng tuổi trẻ, q trọng cuộc đời.
Chú ý cách hành văn của học sinh. Nếu HS viết lủng củng, sai chính tả… chỉ cho tối đa một nửa số điểm .