Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề trong giảng dạy module an toàn điện cho hệ cao đẳng nghề trường cao đẳng nghề công nghệ cao đồng an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.01 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----    -----

PHẠM MINH TƯỜNG

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ TRONG
GIẢNG DẠY MODULE AN TOÀN ĐIỆN CHO HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN

Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kỹ thuật công nghiệp
Mã số: 60 14 01 11

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
T.S BÙI VĂN HƯNG

HÀ NỘI – 2017

MỞ ĐẦU


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VII. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI


VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vận dụng dạy học dựa trên vấn đề
trong giảng dạy module An toàn điện
Chương 2: Thiết kế bài giảng module An toàn điện theo hướng giảng dạy
dựa trên vấn đề cho sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng An
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Kết luận.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẬN DỤNG DẠY HỌC
DỰA TRÊN VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY MODULE AN TOÀN ĐIỆN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.3. Một số lý luận về dạy học dựa trên vấn đề
1.4. Khả năng vận dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề vào giảng dạy
module An toàn điện
1.5. Thực trạng về giảng dạy module An toàn điện ở trường Cao đẳng nghề
Công nghệ cao Đồng An


Một số lý luận về dạy học dựa trên vấn đề:

- Vấn đề là yếu tố là hạt nhân của hoạt động dạy học dựa trên vấn đề
- Người học tự tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt,
định hướng của người dạy
-Thảo luận nhóm là hoạt động mang tính cốt lõi của hoạt động dạy học
-Người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ người học
Để giải quyết vấn đề người ta phải chia làm nhiều giai đoạn hay nhiều bước
để thực hiện. Ở đây có thể chia làm 3 bước như sau:

Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề
Bước 2: Giải quyết vấn đề
Bước 3: Nhận xét và đánh giá
Những thuận lợi của dạy học dựa trên vấn đề
-Tạo sự hứng thú, nhu cầu ham hiểu biết, ham học tập của sinh viên
-Rèn luyện nhiều kỹ năng hữu ích cho sinh viên
-Tiếp thu một lượng kiến thức lớn, phong phú và nhớ bài lâu
Những khó khăn của dạy học dựa trên vấn đề
- Phải đầu tư nhiều công sức, phải có năng lực sư phạm tốt
- Tốn nhiều thời gian hơn so với các phương pháp thông thường
- Không phải bài học nào cũng tạo ra được các tình huống có vấn đề.
1.6. Kết luận chương 1
Dạy học dựa trên vấn đề là một phương pháp giáo dục hiện đại trong đó
người học đóng vai trò là trung tâm của quá trình hoạt động dạy học. Người học
tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới thông qua một quá trình học tập dựa trên
những câu hỏi, những vấn đề và những nhiệm vụ thực tiễn đã được giảng viên thiết
kế và xây dựng.
Dạy học dựa trên vấn đề giúp sinh viên phát huy tính chủ động học tập của
mình tốt hơn và hiểu rõ hơn về bài học của mình. Qua các vấn đề được đưa ra, nó là


nguồn động lực kích thích trí tò mò, óc sáng tạo, ham hiểu biết, muốn khám phá,
nghiên cứu của người học, từ đó nó thúc đẩy các em đi tìm các lời giải, đáp án.
Dạy học dựa trên vấn đề là một mô hình dạy học tích cực tạo cơ hội cho sinh
viên sử dụng, vận dụng, thực hành và phát triển những kỹ năng cho bản thân như:
kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
tìm kiếm, đánh giá và xử lý thông tin và giải quyết vấn đề. Từ đó tạo lập, hình thành
các phẩm chất mới và cần thiết cho các em đó là phẩm chất của con người hiện đại,
con người tự tin có tinh thần cầu tiến, năng nổ, sáng tạo và yêu công việc.


Chương 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MODULE AN TOÀN ĐIỆN THEO
HƯỚNG GIẢNG DẠY DỰA TRÊN VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN
2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung module An toàn điện phù hợp với giảng dạy
dựa trên vấn đề.
2.2. Nguyên tắc và quy trình thiết kế bài giảng module An toàn điện theo
hướng giảng dạy dựa trên vấn đề
2.3. Thiết kế một số bài giảng theo hướng dạy học dựa trên vấn đề
Nguyên tắc thiết kế bài giảng
Việc thiết kế bài giảng bao gồm giáo án và toàn bộ những suy nghĩ, chuẩn bị
về quá trình dạy học sẽ diễn ra trong giờ học. Giáo án được thể hiện ở trên giấy,
phần còn lại nằm trong suy nghĩ của GV. Giáo án được xem như là bản kế hoạch
dạy học của GV. Giáo án về mặt hình thức là một bài soạn cụ thể của GV, được
trình bày bằng những đề mục, câu chữ ngắn gọn, rõ ràng theo một trình tự hợp lí.
Trong giáo án không thể hiện được cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của người dạy và
người học. Giáo án cũng không thể trình bày hết những dự kiến, cũng như cách ứng
xử của người dạy. Thiết kế bài giảng là một hoạt động đa diện, phức tạp, tốn nhiều
công sức, trí tuệ của GV, tất cả những chuẩn bị, dự kiến, hình dung hoạt động thiết
kế không được trình bày hết ở giáo án. Giáo án (là một bản kế hoạch cụ thể) chỉ thể
hiện những sản phẩm cụ thể, rõ ràng của hoạt động thiết kế. Giáo án là một trong


những sản phẩm của hoạt động thiết kế bài giảng được thể hiện bằng vật chất trước
khi bài giảng được tiến hành.
Từ những yếu tố trên, để thiết kế bài giảng cho module An toàn điện theo
hướng giảng dạy dựa trên vấn đề tôi thực hiện và căn cứ theo các nguyên tắc như
sau:
Mục tiêu bài giảng cần đảm bảo bám sát mục đích chung của chương trình
đào tạo và mục tiêu cụ thể của bài học.
Nội dung bài giảng phải chính xác khoa học, đảm bảo tính hệ thống, đủ nội

dung, làm rõ trọng tâm, có liên hệ thực tế, có tính giáo dục
Xây dựng vấn đề là yếu tố quan trọng mở đầu bài học để hướng người học
vào việc học tập. Vấn đề được xây dựng phải có ứng dụng thực tế trong cuộc sống.
Phương tiện hỗ trợ giảng dạy- học tập. Trong các buổi báo cáo, thảo luận trên
lớp cần chuẩn bị các thiết bị, các phương tiện phù hợp như: máy chiếu, các dụng cụ,
mô hình hay hình ảnh cần thiết có liên quan để sinh viên tham gia hoạt động, thuyết
trình.
Quy trình thiết kế bài giảng
Để phù hợp với điều kiện giảng dạy thực tế của lớp CD161DC, qui trình dạy học
theo phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề được chia thành các bước như sau:
1. Xây dựng vấn đề: Giảng viên xây dựng nên những câu hỏi chính cần cho
việc nghiên cứu, thảo luận, các nguồn tài liệu cần thiết để tham khảo.
2. Tổ chức lớp học để nghiên cứu vấn đề: chia lớp ra thành nhiều nhóm, giao
vấn đề, thống nhất các qui định về thời gian, phân công, trình bày, đánh giá,...(có
mẫu kèm theo)
3. Các nhóm tổ chức nghiên cứu, thảo luận để trả lời những câu hỏi được đặt ra
của vấn đề.
Yêu cầu đặt ra:
- Đề tài được giao trước 1 tuần cho sinh viên.


- Các nhóm thảo luận ở nhà và gửi cho giảng viên trước ngày báo cáo 3
ngày, giảng viên kiểm tra và định hướng phương án để nhóm soạn slide báo cáo
(hoặc sinh viên trình bày trên bảng).
- Các nhóm bắt buộc phải đặt các câu hỏi cho đề tài của các nhóm khác, các
câu hỏi được thống kê và gửi cho giảng viên trước ngày báo cáo 2 ngày.
4. Tổ chức báo cáo và tiến hành đánh giá: các nhóm lên trình bày kết quả
nghiên cứu của mình, GV tổ chức đánh giá (giảng viên soạn sẵn bảng đánh giá các
thành viên trong nhóm giao cho nhóm trưởng).
Bài giảng theo hướng dạy học dựa trên vấn đề


GIÁO ÁN SỐ: 1

Thời gian thực hiện: 3 giờ
Tên bài học trước: Không
Thực hiện ngày:

TÊN BÀI: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AN TOÀN ĐIỆN - CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

MỤC TIÊU CỦA BÀI:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
-

Nêu được các phương pháp phòng tránh tai nạn về điện

-

Giải thích được tác động của bụi và hoá chất lên cơ thể con người.

-

Trình bày được các biện pháp phòng chống của bụi và hoá chất.

-

Rèn được phương pháp học tư duy và nghiêm túc trong công việc

ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bảng , phấn

-Khăn lau bảng,
-Giáo trình, giáo án, bài giảng, máy chiếu Projector , máy tính
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
- Hướng dẫn kiến thức lý thuyết liên quan: : thảo luận, làm việc nhóm


- Đánh giá điểm: đánh giá theo nhóm và theo cá nhân
I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC:

Thời gian 1 phút

Sỹ số lớp:.............
Số học sinh vắng:...........,
Tên:...................................................................................
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

T

NỘI DUNG

T
1

HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG

CỦA GIÁO VIÊN


CỦA HỌC SINH

Dẫn nhập

-Thuyết trình và

- Giới thiệu sơ lược về

minh họa bằng ví

-Lắng nghe

mô đun an toàn điện

dụ

-Trả lời

THỜI
GIAN
4‘

-Đặt câu hỏi
2

Giới thiêu chủ đề
Tên bài học:
Khái quát chung về an
toàn điện - Các biện pháp
phòng hộ lao động

Nội dung bài học:
- Các phương pháp
phòng tránh tai nạn về
điện
- Đặc tính chung của
hóa chất độc
- Tác hại của hóa chất
độc
- Phân loại hóa chất độc
hại, ý nghĩa tác hại của

-Thuyết trình và

-Lắng nghe, ghi

minh họa bằng ví

chép

dụ

5‘


mỗi nhóm
- Biện pháp cấp cứu khi
bị nhiễm độc
- Các biện pháp đề
phòng chống nhiễm độc


3

Giải quyết vấn đề
Nhóm 1 thuyết trình đề

- Gọi sinh viên

-Tập trung theo

tài

nhóm 1 lên báo cáo

nhóm để báo cáo

Tên đề tài:

đề tài của nhóm

đề tài được giao.

CÁC PHƯƠNG PHÁP

mình.

-Thuyết trình báo

PHÒNG TRÁNH TAI

- Hướng dẫn Sv thực cáo trước lớp.


NẠN VỀ ĐIỆN

hiện nhiệm vụ, điều

-Trả lời câu hỏi

Phương án trả lời:

khiển cuộc thảo

của các nhóm

-Dây dẫn điện: Phải sử

luận.

khác đưa ra.

dụng loại đảm bảo chất

- Nhận xét, Chốt lại

lượng, tiết diện dây phải

nội dung của đề tài 1

phù hợp với công suất sử
dụng để tránh sự cố.
-Cầu dao, cầu chì, áp-tômát, công tắc, ổ cắm: Phải

đặt nơi khô ráo và nên đặt
ở vị trí cao hơn sàn nhà
1,4 mét, để đảm bảo an
toàn cho trẻ nhỏ và tránh
khả năng ngập nước.
-Sửa chữa điện trong nhà:
Chỉ tiến hành sửa chữa khi

20’


đã cắt nguồn điện và treo
bảng “Cấm đóng điện, có
người đang làm việc”.
Những mối nối giữa hai
dây dẫn phải nối chắc
chắn và được băng cách
điện kỹ để tránh rò điện.
-Lắp đặt dụng cụ, máy
móc sử dụng điện: Phải
thực hiện đúng hướng dẫn
của nhà chế tạo, phải nối
đất an toàn cho vỏ thiết bị
-Khi mạng điện trong nhà
có nguy cơ bị ngập nước
do úng lụt: Phải cắt ngay
nguồn điện của gia đình,
không chạm đến bất kỳ
dụng cụ điện nào khi tay
còn ướt hoặc đi chân trần

-Khi có người bị điện hạ
áp giật:
+Phải nhanh chóng ngắt
cầu dao, cầu chì, áp-tômát gần nhất, đồng thời
hô to để mọi người đến trợ
giúp.
+Tuyệt đối không được
chạm trực tiếp vào nạn
nhân khi chưa tách nguồn


điện và tránh xa những

20’

dây điện bị đứt rơi xuống
đất.
-Trường hợp chưa cắt
được nguồn điện cần thực
hiện ngay một trong các
biện pháp sau: Dùng sào
tre hay gỗ khô gạt dây
điện ra khỏi nạn nhân,
Đứng trên bàn (bằng gỗ)
túm quần áo khô của nạn
nhân để kéo ra khỏi nguồn
điện, Dùng dao, búa có
cán gỗ khô chặt đứt dây
điện.
Nhóm 2 thuyết trình đề tài

Tên đề tài:
ĐẶC TÍNH CHUNG
CỦA HOÁ CHẤT ĐỘC,
CHO VÍ DỤ MINH HOẠ
Phương án trả lời:
Đặc tính chung của hóa
chất độc:
-Khi xâm nhập vào cơ thể

20’

dù chỉ một lượng nhỏ

- Gọi sinh viên

-Tập trung theo

cũng gây nên tình trạng

nhóm 2 lên báo cáo

nhóm để báo cáo

bệnh lý.

đề tài của nhóm

đề tài được giao.

-Khi vượt quá giới hạn


mình.

-Thuyết trình báo


cho phép, sức đề kháng

- Hướng dẫn Sv thực cáo trước lớp.

của cơ thể yếu, sẽ có nguy

hiện nhiệm vụ, điều

cơ gây bệnh.

khiển cuộc thảo

-Trả lời câu hỏi

-Tính độc hại của các hoá

luận.

của các nhóm

chất phụ thuộc vào các

-Nhận xét nội dung


khác đưa ra.

loại hoá chất, nồng độ,

của đề tài 2

thời gian tồn tại trong môi
trường
- Hoá chất có thể gây độc
hại: CO, C2H2 , MnO,
ZO2 , hơi sơn, hơi ôxid
crom khi mạ, hơi các
axit…
- Có thể xâm nhập vào cơ
20’

thể qua đường hô hấp,
đường tiêu hoá và qua
việc tiếp xúc với da.
Nhóm 3 thuyết trình đề tài

- Gọi sinh viên

Tên đề tài:

nhóm 3 lên báo cáo

-Tập trung theo

TÁC HẠI CỦA HOÁ


đề tài của nhóm

nhóm để báo cáo

CHẤT ĐỘC, CHO CÁC

mình.

đề tài được giao.

VÍ DỤ MINH HOẠ

- Hướng dẫn Sv thực

Phương án trả lời:

hiện nhiệm vụ, điều

Hóa chất độc có thể gây

khiển cuộc thảo

hại cho người lao động

luận.

dưới các dạng sau:

-Nhận xét nội dung


-Vết tích nghề nghiệp như

của đề tài 3

mụn cóc, mụn chai, da

-Thuyết trình báo
cáo trước lớp.
-Trả lời câu hỏi
của các nhóm
khác đưa ra.


biến màu,…
-Nhiễm độc cấp tính khi
nồng độ chất độc cao.
-Bệnh nghề nghiệp: Khi
nồng độ chất độc thấp
dưới mức cho phép nhưng
thời gian tiếp xúc với chất
độc lâu làm cơ thể suy
yếu, giảm sức đề kháng,
gây các biến chứng,…
Nhóm 4 thuyết trình đề tài
Tên đề tài:

- Gọi sinh viên

-Tập trung theo


PHÂN LOẠI HOÁ

nhóm 4 lên báo cáo

nhóm để báo cáo

CHẤT ĐỘC HẠI, Ý

đề tài của nhóm

đề tài được giao.

NGHĨA TÁC HẠI CỦA

mình.

MỖI NHÓM, CHO CÁC

20
- Hướng dẫn Sv thực -Thuyết trình báo

VÍ DỤ MINH HOẠ

hiện nhiệm vụ, điều

cáo trước lớp.

Phương án trả lời:


khiển cuộc thảo

-Trả lời câu hỏi

Hóa chất độc hại thường

luận.

của các nhóm

được phân thành các

-Nhận xét nội dung

khác đưa ra.

nhóm sau:

của đề tài 4

Nhóm 1: Chất gây bỏng
da, kích thích niêm mạc,
như axit đặc, kiềm đặc
hay loãng.=> Nếu bị trúng
độc nhẹ thì dùng nước lã
dội rửa ngay. Chú ý bỏng
nặng có thể gây choáng,


mê man, nếu trúng mắt có

thể bị mù
Nhóm 2: Các chất kích
thích đường hô hấp và phế
quản: hơi clo Cl, NH3 ,
SO3 , NO, SO2, hơi fluo,
hơi crôm vv... Các chất

20’

gây phù phổi: NO2 ,
NO3 , các chất này thường
là sản phẩm hơi đốt cháy
ở nhiệt độ trên 800 độ C.
Nhóm 3: Các chất gây
ngạt do làm loãng không
khí, như: CO2 , C2H5 ,
CH4 , N2 , CO...
Nhóm 4: Các chất độc đối
với hệ thần kinh, như các
loại hydro cacbua, các loại
rượu, xăng, H2S , CS2 ,
vv...
Nhóm 5: Các chất gây độc
với cơ quan nội tạng như
hydro cacbon, clorua
metyl, bromua metyl
vv...Chất gây tổn thương
cho hệ tạo máu: benzen,
phênôn. Các kim loại và á
kim độc như chì, thuỷ

ngân, mangan, hợp chất

15’


acsen, v.v...
Nhóm 5 thuyết trình đề tài
Tên đề tài:

- Gọi sinh viên

-Tập trung theo

BIỆN PHÁP CẤP CỨU

nhóm 5 lên báo cáo

nhóm để báo cáo

KHI BỊ NHIỄM ĐỘC

đề tài của nhóm

đề tài được giao.

Phương án trả lời:

mình.
-Thuyết trình báo


-Đưa bệnh nhân ra khỏi
nơi nhiễm độc, thay quần

- Hướng dẫn Sv thực cáo trước lớp.

áo bị nhiễm độc, ủ ấm cho hiện nhiệm vụ, điều
khiển cuộc thảo
nạn nhân.
-Cho ngay thuốc trợ tim,

luận.

hay hô hấp nhân tạo, nếu
bị bỏng do nhiệt phải cấp
cứu bỏng, rửa da bằng xà
phòng, nơi bị thấm chất
độc kiềm, axit phải rửa
ngay bằng nước sạch
-Nếu bệnh nhân bị nhiễm
độc nặng thì phải nhanh
chóng đưa đến bệnh viện
cấp cứu.
Nhóm 6 thuyết trình đề tài
Tên đề tài:
CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ
PHÒNG NHIỄM ĐỘC
Phương án trả lời:
Biện pháp chung đề phòng

-Nhận xét nội dung

của đề tài 5

-Trả lời câu hỏi
của các nhóm
khác đưa ra.


về kỹ thuật:
-Cấm để thức ăn, thức
uống và hút thuốc gần khu
vực sản xuất.
-Các hoá chất phải bảo
quản trong thùng kín, phải
có nhãn rõ ràng.
-Chú ý công tác phòng
cháy chữa cháy.
-Tự động hoá quá trình
sản xuất hoá chất.
-Tổ chức hợp lý hoá quá
trình sản xuất: bố trí riêng
các bộ phận toả ra hơi
độc, đặt ở cuối chiều gió.

- Gọi sinh viên
nhóm 6 lên báo cáo

-Tập trung theo

đề tài của nhóm


nhóm để báo cáo

mình.

đề tài được giao.

- Hướng dẫn Sv thực
hiện nhiệm vụ, điều

-Thuyết trình báo

khiển cuộc thảo

cáo trước lớp.

luận.

-Trả lời câu hỏi

-Nhận xét nội dung

của các nhóm

của đề tài 6

khác đưa ra.

Phải thiết kế hệ thống
thông gió hút hơi khí độc
tại chỗ.

Dụng cụ phòng hộ cá
nhân

-Tập trung theo

-Phải trang bị đủ dụng cụ

nhóm để báo cáo

bảo hộ lao động: mặt nạ

đề tài được giao.

phòng độc, găng tay, ủng,

-Thuyết trình báo

khẩu trang,...

cáo trước lớp.

Biện pháp vệ sinh y tế

-Trả lời câu hỏi

-Xử lý chất thải trước khi

của các nhóm

đổ ra ngoài.


khác đưa ra.

-Có kế hoạch kiểm tra sức
khoẻ định kỳ, phải có chế


độ bồi dưỡng bằng hiện
vật.
4

Kết thúc vấn đề

-Thuyết trình nhấn

-Lắng nghe, ghi

mạnh những nội

chép

lại nội dung bài thuyết

dung quan trọng

- Trả lời câu hỏi

trình cho đầy đủ sau khi

-Đặt câu hỏi


Các nhóm chỉnh sửa

5’

đã trình bày và thảo luận
Củng cố kiến thức
+ Nêu được các
phương pháp phòng
tránh tai nạn về điện
+ Giải thích được tác
động của hoá chất với
người
5

Hướng dẫn tự học
Các nhóm chỉnh sửa lại

-Giao bài tập về nhà Lắng nghe, ghi

nội dung bài thuyết trình

cho các nhóm

cho đầy đủ sau khi đã

-Nêu một số tài liệu

trình bày và thảo luận


tham khảo cho sinh

Bài tập về nhà cho các

viên đọc thêm

nhóm:
Nhóm 1:
Đề tài: Bụi và cách phân
loại bụi, ví dụ minh hoạ
Nhóm 2:
Đề tài: Tác hại của bụi
với môi trường và con

chép

5’


người, ví dụ minh hoạ
Nhóm 3:
Đề tài: Cách phòng chống
bụi, ví dụ minh hoạ
Nhóm 4 :
Đề tài: Cháy nổ ? những
nguyên nhân gây ra cháy
nổ ? ví dụ minh hoạ
Nhóm 5:
Đề tài: Các biện pháp
phòng chống cháy nổ, ví

dụ minh hoạ
Nhóm 6:
Đề tài: Cách thức thoát
khỏi chung cư hay nhà cao
tầng khi xảy ra cháy nổ, ví
dụ minh hoạ
Lưu ý: Cho các ví dụ hay
bài báo minh hoạ về người
thật việc thật. Sau đó nhận
xét (nguyên nhân và kết
quả) và rút kinh nghiệm
cho bản thân từ ví dụ hay
bài báo trên.
Một số tài liệu tham khảo:
- Khoa Điện , Giáo trình


An toàn điện, Trường Cao
đẳng nghề công nghệ cao
Đồng An (Lưu hành nội
bộ)
- Trần Thị Kim Oanh,
Phạm Thị Vân Anh, Giáo
trình An toàn điện, Tổng
cục dạy nghề,Hà
Nội(2013).
- T.S Quyền Huy Ánh
,Giáo trình An toàn điện,
Trường Đại học Sư phạm
kỹ thuật Tp HCM

- Hoàng Xuân Nguyên,
Phạm Văn Bổng, Tạ Chí
Công, Kim Xuân Phương,
Nguyễn
Quang Thuấn, Vũ Đình
Thơm, Kỹ thuật an toàn
và Bảo hộ lao đông, Nxb
Giáo dục Việt Nam (2009)
- Internet , sách báo

III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày ... tháng ... năm 20


TRƯỞNG BỘ MÔN

GIÁO VIÊN

2.4. Kết luận chương 2
Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi thiết kế, xây dựng các vấn đề học tập module
An toàn điện để tiến hành thực nghiệm tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao
Đồng An (hệ Cao đẳng) bằng việc áp dụng các yếu tố dạy học tích cực trên cơ sở lý
luận dạy học dựa trên vấn đề để nghiên cứu và đánh giá tính khả thi của đề tài.
Trong giáo án các vấn đề đã được thiết kế rõ ràng và cụ thể với những nội dung
có tính bao quát, đó là những kiến thức quan trọng thường xảy ra trong hiện thực của
cuộc sống ngày nay, từ việc mà các em sinh viên phải tìm hiểu và nắm vững các kiến

thức về An toàn điện, thông qua việc người học tham gia thảo luận giải quyết vấn đề
theo định hướng của giáo viên.
Với sự chuẩn bị chi tiết và cụ thể trong mỗi giáo án đã định hướng tốt cho
người học tham gia thảo luận giải quyết vấn đề. Các vấn đề ban đầu được đặt ra rất
khái quát, thực tế, từ các phương pháp phòng tránh tai nạn về điện, cách bảo hộ lao
động cho đến dần dần đi sâu vào những vấn đề chi tiết hơn đó là tìm hiểu và phân
tích về tác hại cũng như các nguyên nhân gây ra các tai nạn về lao động, các tai nạn
về điện và cách giải quyết chúng. Sau đó các em hệ thống, khái quát hoá lại các
kiến thức đã học và tích luỹ cho bản thân, xây dựng được những mối liên hệ giữa
chúng với nhau từ đó có các biện pháp phòng tránh hợp lý.
Quan trọng hơn hết là các em đã học được cách giải quyết vấn đề, các hợp
tác, kết hợp nỗ lực làm việc cá nhân cùng với việc hợp tác làm việc trong nhóm.
Chính điều này làm cho việc học của sinh viên trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và hấp
dẫn hơn, kiến thức học được sẽ nhớ lâu hơn sau khi sinh viên giải quyết vấn đề.
Việc đánh giá qua các tiêu chí cụ thể giúp các em xác định được công việc
cần hoàn thành và nó giúp việc định hướng đánh giá các nhóm cùng với các thành
viên trong nhóm. Việc đánh giá theo cách này này cho kết quả công bằng và khách


quan.
Từ các yếu tố trên phương pháp dạy học DTVĐ chúng ta có thể áp dụng này
vào các trường Cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Bằng hình thức kiểm tra, đánh giá
trắc nghiệm thì phương pháp này giúp sinh viên hiểu sâu và lâu hơn kiến thức các
em đã được học. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tốn nhiều thời gian chuẩn bị,
học tập, nghiên cứu nên khi áp dụng thì cần lựa chọn các nội dung kiến thức phù
hợp và đáp ứng được yêu cầu thời lượng của chương trình.

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
3.2. Đối tượng thực nghiệm

3.3. Phương pháp thực nghiệm
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là để đánh giá giả thuyết khoa học của
đề tài nghiên cứu cũng như tính chất lượng và sự hiệu quả của việc áp dụng phương
pháp dạy học dựa trên vấn đề ở các trường CĐ nghề hiện nay và sau đó tiến hành
nhận xét, đánh giá tính khả thi của đề tài trong môi trường giảng dạy thực tế.
Phương pháp thực nghiệm: Quan sát giờ học, tồ chức kiểm tra đánh giá
Đánh giá kết quả thực nghiệm
Bảng 3.14 Bảng tham số thống kê
Nhóm

Số SV

X

S2

S

V (%)

X  X m

ĐC

39

5,74

0,51


0,71

12,4

5,74  0,02

TN

41

6,39

0,64

0,8

12,5

6,39  0,02


Số % SV đạt điểm Xi trở xuống

120
100
80
60

ĐC


40

TN

20
0
1

2

3

4

5

6

7

8

Điểm số Xi

Số % SV đạt điểm Xi trở xuống

Hình 3.10 Đồ thị phân phối tần suất luỹ tích

120

100
80
60

ĐC

40

TN

20
0
1

2

3

4

5

6

7

8

Điểm số Xi


Hình 3.11 Biểu đồ phân phối tần suất luỹ tích
Dựa vào những tham số đã tính toán ở trên, đặc biệt từ bảng tham số thống
kê, đồ thị phân phối tần suất và phân phối luỹ tích có thể rút ra kết luận sơ bộ sau:
- Điểm trung bình của bài kiểm tra của các sinh viên ở nhóm thực nghiệm
cao hơn so với sinh viên ở nhóm đối chứng.
- Đường luỹ tích ứng với lớp thực nghiệm nằm bên phải và về phía dưới
đường luỹ tích lớp đối chứng.


Như vậy kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của
lớp đối chứng.
Từ kết quả tính toán và phân tích ở trên, chúng ta đã thấy được rằng điểm
trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng của nhóm đối
chứng.
3.5. Kết luận chương 3
Từ các kết quả thực nghiệm thu được cho thấy phương pháp dạy học dựa
trên vấn đề đã khẳng định những giả thuyết nghiên cứu của đề tài là khả thi.
Phương pháp dạy học này sẽ giúp hình thành các kỹ năng giải quyết vấn đề
và tư duy phê phán cho học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hóa hoạt động của sinh viên, chính sự nhạy bén trong suy luận, biết
cách thức phân tích vấn đề làm cho người học tích cực hơn với việc học, đồng thời
nâng cao chất lượng dạy học.
Sinh viên chẳng những có thể thu được những kiến thức qua con đường tìm
tòi, thảo luận, chúng giúp sinh viên khắc sâu, nhớ lâu các kiến thức mình học được,
ngoài ra phương pháp này còn tạo cơ hội cho học sinh hình thành, cải thiện và phát
triển các kĩ năng rất cần thiết khác cho sự phát triển tiếp sau quá trình học tập.
Phương pháp này giúp khắc phục hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống.
Việc dạy học không chỉ là dừng lại ở các nội dung theo yêu cầu của chương
trình học, mà được nâng lên mức độ cao hơn đó là phân tích, tổng hợp, đánh giá,
không dừng lại ở kiến thức lý thuyết mà hướng tới kỹ năng thực hành, áp dụng vào

thực tiễn của cuộc sống.
Phương pháp dạy học này có thể được áp dụng rộng rãi, trong các điều kiện
khác nhau bởi vì các vấn đề của phương pháp xuất phát từ thực tế, với sự hỗ trợ các
nguồn tài liệu học tập phong phú từ mạng internet và từ chính cuộc sống đem đến.
Thực nghiệm sư phạm cho thấy có thể áp dụng phương pháp dạy học này
được đối với tất cả sinh viên từ khá giỏi cho đến bình thường.


KẾT LUẬN
Việc tiến hành vận dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề vào trong
giảng dạy module An toàn điện nhằm mục đích là nâng cao chất lượng dạy học.
Ngoài ra phương pháp dạy học này góp phần bồi dưỡng các cách nhận thức, khả
năng tư duy, năng lực tự lực tìm tòi và giải quyết vấn đề cho Sinh viên.
Qua quá trình nghiên cứu và việc thực hiện đề tài này chúng tôi nhận thấy:
Việc dạy học dựa trên vấn đề đòi hỏi giảng viên phải tốn nhiều thời gian
công sức, có sự chuẩn bị công phu và sự sáng tạo ở giáo viên giảng dạy. Vì thế
giảng viên phải nắm vững những kiến thức khoa học, những kiến thức chuyên môn
mình đang giảng dạy đồng thời còn phải am hiểu sâu phương pháp luận nhận thức
khoa học, phương pháp tạo vấn đề.
Giảng viên phải có sự sáng tạo, linh hoạt trong giảng dạy, biết cách tạo nên
các vấn đề học tập và biết cách hướng dẫn sinh viên giải quyết các vấn đề. Để việc
dạy học dựa trên vấn đề có hiệu quả còn đòi hỏi ở giảng viên phải biết lắng nghe và
luôn tôn trọng các ý kiến của sinh viên. Phát hiện và điều chỉnh kịp thời nếu ý kiến
của sinh viên là sai nhằm giúp cho các em đi đúng hướng. Theo dõi, gợi ý và cổ vũ
các em vào những thời điểm hợp lý nhằm nâng cao lòng tin khi giải quyết các vấn
đề học tập.
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi thấy sinh viên rất hứng thú
học tập và kết quả cho thấy không những sinh viên khá giỏi mà đối với sinh viên
bình thường cũng rất thích thú và học tập đạt kết quả.
Hoàn thành luận văn nhưng do điều kiện giới hạn về thời gian cũng như do khả

năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên chắc chắn còn nhiều
thiếu sót. Rất mong được mọi người đóng góp ý kiến để luận văn có thể trở thành
tài liệu tham khảo cho GV và hướng nghiên cứu của đề tài có thể được nhân rộng,
áp dụng cho việc giảng dạy các bộ môn khác trong các trường.



×