Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TUẦN 2 NGÔI NHÀ của bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.69 KB, 26 trang )

MỤC TIÊU – NỘI DUNG GIÁO DỤC KHỐI CHỒI
Chủ đề nhánh: Ngôi nhà mến yêu của bé
Thời gian thực hiện: Từ 24/10 đến 28/10/2016
Lĩnh
vực
Phát
triển
thể
chất

Thứ
tự
MT

Mục tiêu

Nội dung

Hoạt động

* Phát triển vận động
1

Trẻ thực hiện đúng, đầy
đủ, nhịp nhàng các động
tác trong bài thể dục theo
hiệu lệnh

- Tập các động tác phát
triển các nhóm cơ và hô
hấp.


- Thực hiện nhịp nhàng
các động tác theo hiệu
lệnh, bài hát.

Thể dục sáng:
*Khởi động: Đi, chạy
bằng nhiều kiểu khác
nhau.
* Bài tập phát triển
chung:
- Động tác hô hấp: 2
- Động tác tay vai: 1
- Động tác chân: 2
- Động tác lưng bụng: 1
- Động tác bật: 1
* Hồi tĩnh : Hít thở nhẹ
nhàng.
Trẻ bò phối hợp chân nọ - Bò chui qua cổng, chui - VĐCB: Bò chui qua
tay kia nhịp nhàng không qua ống dài 1,2m x 0,6m. cổng.
chệch ra ngoài.
-TCVĐ:Mèo và chim sẻ
* HĐ mọi lúc mọi nơi:
TC “Bác nông dân và
đàn bò”.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

18

Trẻ nói được một số món - Kể tên một số món ăn
ăn hàng ngày, dạng chế thông thường

biến đơn giản
- Nhận biết dạng chế biến
món ăn đơn giản của một
số thực phẩm.

26

Trẻ nhận ra và không - Không chơi và đến gần
chơi những nơi gây nguy hồ, ao, mương nước, suối,
hiểm
bể chứa nước... là những
nơi nguy hiểm.
- Không leo trèo lan can,
1

- Kể tên một số món ăn
thông thường
- Nhận biết dạng chế
biến món ăn đơn giản
của một số thực phẩm.
* TC: Nhìn tranh đoán
món ăn.
- Trẻ nhận ra và không
chơi những nơi gây
nguy hiểm; biết nói cho
người lớn biết khi phát
hiện ra những việc làm


tường rào.

Trẻ nhận biết một số đồ - Nhận ra ổ điện, bàn là,
vật nguy hiểm và phòng bếp đang đun, phích nước
tránh
nóng là nguy hiểm không
được đến gần
- Không nên nghịch các
vật sắc nhọn.
- Không đến gần những
đồ dùng gây nguy hiểm.

28

35

không đúng
- Trẻ nhận biết một số
đồ vật nguy hiểm và
phòng tránh như: không
chạm tay vào ổ điện,
bàn là, bếp đang đun,
phích nước nóng là
nguy hiểm không được
đến gần; không cầm
dao, kéo, que sắc
nhọn…

Trẻ nói được một số - Nói được địa chỉ của gia
thông tin của gia đình
đình (Số nhà, đường phố / - Địa chỉ nhà, kiểu nhà
mình ở: nhà cấp 4, nhà

thôn, xóm).
chung cư, nhà lầu…
* TC:
+ Tạo dáng.
+ Bé yêu ai?
Trẻ nhận biết ý nghĩa các - Ý nghĩa các con số được - Nhận biết ý nghĩa các
con số được sử dụng sử dụng trong cuộc sống con số và đọc thuộc: Số
trong cuộc sống hằng hằng ngày (số nhà, số xe) nhà, số xe, số điện thoại
ngày
ba, mẹ, số 113
Trẻ biết bắt chước được - Nghe và bắt chước - Truyện : Tích Chu
giọng nói, điệu bộ của giọng nói điệu bộ của các * Đóng kịch:
các nhân vật trong nhân vật trong truyện trẻ + Tích Chu.
truyện.
đã được nghe
- Phát âm các tiếng có
chứa các âm khó trong
truyện
Trẻ biết chọn sách để - Xem, nghe đọc các loại - Làm album sách ảnh
xem và biết cầm sách sách khác nhau
gia đình
đúng chiều và giở từng - Phân biệt được phần mở
trang để đọc sách, tranh đầu và phần kết thúc của
theo minh họa.
sách.
- Đọc truyện theo tranh
vẽ, giữ gìn và bảo vệ sách

46


Phát
57
triển
nhận
thức

58

2


Phát
triển
tình
cảm

năng

hội

68

70
Phát
triển
tình
cảm
75

năng


hội

3

Trẻ thực hiện được một -Một số quy định ở lớp,
số quy định ở lớp và gia gia đình và nơi công cộng
đình, nơi công cộng.
(để đồ dùng, đồ chơi
đúng chỗ; trật tự khi ăn,
khi ngủ; đi bên phải lề
đường).
- Giữ trật tự, giờ ngủ
không làm ồn, không
chạy nhảy; vâng lời ông
bà, bố mẹ.

-Trò chuyện với trẻ về
tính tự giác, chủ động,
mạnh dạn tự tin tham
gia các hoạt động
-Hướng dẫn trẻ thực
hiện các công việc trên.
-Bé giúp mẹ những việc
vừa sức mình (chơi với
em bé, xếp áo quần của
mình, cất dọn đồ chơi
của mình của em bé)
* Trò chơi học tập :
- Tìm đúng nhà, mẹ và

con, người nào việc nấy.
* Trò chơi vận động :
Đi chợ đường xa, Ai
nhanh nhấtbánh xe quay
* Trò chơi dân gian :
Lộn cầu vồng, thả đỉa
ba ba, ô ăn quan, nhảy
lò co.
* Lao động: Chăm sóc
vườn cây, góc thiên
nhiên.

Trẻ biết nói lời cảm ơn - Trẻ chủ động sử dụng
xin lỗi, chào hỏi lễ phép. các từ “Dạ, thưa, vâng ạ”
trong giao tiếp phù hợp
mà không đợi người lớn
nhắc nhở.
Trẻ biết tiết kiệm điện -Tiết kiệm nước : mở
nước
nước nhỏ vừa đủ sài khóa
nước khi rửa tay xong,
-Tiết kiệm điện : Biết tắt
quạt, tắt điện khi ra khỏi
phòng.

- Biết dạ, thưa đối với
người lớn.
- Biết cám ơn, xin lỗi
đúng lúc.
- Tìm hành vi đúng sai?

Không mở nước quá
mạnh, không để nước
tràn khi rửa tay, lau mặt,
khi vệ sinh
+ Tắt điện khi ra khỏi
phòng
+ Kiểm tra điện nước
trước khi ra về.
+ Tô & gạch những


77

Trẻ hát đúng giai điệu, lời
ca, hát rõ lời và thể hiện
sắc thái của bài hát qua
giọng hát , nét mặt.
Trẻ biết chú ý lắng nghe,
tỏ ra thích thú (hát, vỗ
tay, nhún nhảy, lắc lư)
theo bài hát, bản nhạc.

79

80

Trẻ biết lựa chọn dụng
cụ, tự thể hiện hình thức
vận động theo bài hát,
bản nhạc.


82

Trẻ biết xé, cắt theo
đường thẳng, đường
cong… và dán thành sản
phẩm có màu sắc, bố cục.

4

Hát đúng giai điệu, hát rõ
lời, thể hiện sắc thái của
bài hát qua nét mặt, điệu
bộ....
- Nghe và nhận ra các
loại nhạc khác nhau (nhạc
thiếu nhi, dân ca).
- Chú ý lắng nghe cô hát,
hiểu nội dung bài hát và
tỏ ra thích thú khi nghe
cô hát, hát.
- Lựa chọn và tự thể hiện
hình thức vận động theo
bài hát, bản nhạc mà trẻ
thích.
- Vận động theo nhịp,
theo tiết tấu kết hợp sử
dụng các nhạc cụ trẻ
thích.
- Cắt, xé hình theo đường

viền đã có sẵn không để
bị rách.
- Xé và dán thành sản
phẩm có màu sắc, bố cục
hợp lí.

hành vi đúng, hành vi
sai
Dạy hát:
Nhà của tôi.
* Nghe hát:
+ Ru con

- Vận động, vỗ tay theo
nhịp có sử dụng nhạc
cụ: Cả nhà thương nhau

- Cắt dán ngôi nhà của
bé.


KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN 1
Từ ngày 24/10/2016 đến ngày 28/10/2016
Chủ đề nhánh: Ngôi nhà mến yêu của bé.
Tên hoạt động
ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN‒
– ĐIỂM DANH‒






THẾ DỤC
SÁNG



THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
Trò chuyện về những thông tin của gia đình trẻ (MT 35).

THỨ SÁU

Dạy trẻ sắp xếp đồ dùng đúng nơi (MT 68)
Xem tranh ảnh về một số đồ vật nguy hiểm trong gia đình và cách phòng tránh (MT 28).
Vận động phụ huynh đóng góp tranh ảnh để làm album về gia đình.
Chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày.
Nghe hát và vận động một số bài hát trong chủ đề.
Cho trẻ gắn tên lên bảng “Ai đến lớp hôm nay”
Khởi động: đi – chạy bằng nhiều kiểu khác nhau theo bài hát “Cả nhà thương nhau”
Trọng động:
Bài tập phát triển chung: tập theo bài hát “Nhà mình rất vui”
Động tác hô hấp 2: thổi bóng
Đưa hai tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa hai tay sang ngang . thực hiện
4 – 6 lần

Động tác tay vai 1:









TTCB: đứng thẳng hai tay thả xuôi.
Nhịp 1: bước chân trái sang ngang một bước đồng thời đưa thẳng hai tay ra trước.
Nhịp 2: đưa hai tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau.
Nhịp 3: đưa hai tay ra trước.
Nhịp 4: về TTCB.
Tập 4 lần 4 nhịp.
Động tác chân 2:
1. * Đứng thẳng, 2 tay chống hông.

5


+ Chân phải nâng cao, đầu gối gập vuông góc.
+ Hạ chân phải xuống đứng thẳng.
+ Chân trái nâng cao, đầu gối gập vuông góc.
+ Hạ chân trái xuống, đứng thẳng.

Động tác lưng bụng 1:









TTCB: đứng thẳng hai tay thả xuôi.
Nhịp 1: bước chân trái sang ngang đồng thời hai tay chống hông.
Nhịp 2: quay người sang trái 900.
Nhịp 3: Về nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB
Sau đó đổi bên. Thực hiện 4 lần 4 nhịp.

Động tác bật 1:
Bật

lien tục tại chỗ 5 – 6 lần

HOẠT ĐỘNG
HỌC CÓ CHỦ
ĐÍCH

HOẠT ĐỘNG
NGOÀI TRỜI

6

Hồi tỉnh: hít thở nhẹ nhàng.
Bò chui qua
Trò chuyện về
cổng TCVĐ:
ngôi nhà của bé
Mèo và chim sẻ

(MT 35)
(MT 4).
Quan sát một số
kiểu nhà ở khu

Quan sát một số
kiểu nhà ở gần

Truyện Tích chu
(MT 57)

Cắt dán ngôi nhà
của bé (MT 82)

Nhận biết ý
nghĩa của các
con số (MT 84).
Cho trẻ ra sân
tập vẽ ngôi nhà

Cho trẻ cùng cô
chăm sóc vườn

Dạy hát: Nhà
của tôi (MT 77).
Nghe hát: Ru
con (MT 79).
TCAN: Ai nhanh
nhất.
Chơi với cát, đá,

sỏi..


vực gần trường.
TCVĐ: Đi chợ
đường xa (MT
68)
Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG
GÓC

7

trường.
TCVĐ: Bánh xe
quay (MT 68).
Chơi tự do.

tặng bạn.
TCVĐ: Ai nhanh
nhất (MT 68).
Chơi tự do.

cây, góc thiên
nhiên (MT 68).
TCDG; Lộn cầu
vồng (MT 68).
Chơi tự do.

TCDG: Nhảy lò

cò.
Chơi tự do với
các trò chơi ô ăn
quan, thả đỉa ba
ba…(MT 68).
Chơi tự do.
Góc phân vai: gia đình nấu ăn, gia đình tổ chức sinh nhật, gia đình chăm sóc con bị ốm….
Yêu cầu:
Trẻ biết tái hiện lại một số hình ảnh sinh hoạt của gia đình trẻ. Phát triển kỹ năng giao tiếp của
trẻ trong quá trình chơi.
Biết cách phối hợp giữa các bạn chơi trong nhóm.
Chuẩn bị:
Một số đồ dùng trong gia đình, búp bê
Bàn, ghế, đồ chơi nấu ăn.
Hướng dẫn cách chơi:
Trước khi chơi, cô trò chuyện với trẻ về những công việc hàng ngày của các thành viên trong gia
đình trẻ, trò chuyện về những đồ dùng đồ chơi cần có trong khi chơi. Trong khi trẻ chơi, cô cùng
tham gia chơi với trẻ, gợi ý gợi ý một số hành động giúp trẻ thực hiện tốt vai chơi.
Góc xây dựng: Xây nhà cao tầng
Yêu cầu:
Trẻ biết sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau để xây được mô hình đơn giản: hàng rào, nhà,
biết cách bố cục sắp xếp khu vực chơi hợp lý, đẹp mắt….
Biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
Không tranh dành đồ chơi với bạn.
Chuẩn bị:
Hàng rào, cổng, gạch, gỗ, cây xanh, bồn hoa, cỏ....
Hướng dẫn trẻ chơi:
Cô cho trẻ xem một số mẫu hàng rào, các kiểu nhà do cô tạo sẵn, cho trẻ biết những vật liệu để
xây. Sau đó cô giới thiệu nội dung chơi và cho trẻ chơi theo nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 trẻ, cô cùng
chơi với trẻ. Nhắc trẻ không tranh đồ chơi với bạn, không ném đồ chơi bừa bãi, chơi xong biết

cất dọn gọn gàng.
Góc thư viện:
 Xem truyện tranh.
Yêu cầu:
Trẻ thực hiện đúng kỹ năng đóng, mở sách.
Trẻ biết giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận.
Chuẩn bị:
Chiếu, gối, bàn ghế, sách truyện tranh theo chủ đề.
Hướng dẫn trẻ chơi:
Cô dạy trẻ cách đóng mở sách, cách cầm sách đúng chiều. Cô có thể đọc cho trẻ nghe 1 vài
quyển sách, sau đó cho trẻ tự tìm sách đọc theo ý trẻ.
 Làm sách về gia đình (MT 58):
Yêu cầu:
Trẻ biết dùng các hình ảnh về gia đình, sắp xếp lại theo thứ tự dán lại thành sách. Biết kể lại nội
dung trong hình theo sáng tạo của trẻ.
Chuẩn bị:
Bàn, ghế, hình ảnh về gia đình, hồ dán, giấy trắng, khăn lau tay đủ số trẻ trong nhóm.
Hướng dẫn trẻ chơi:
Cho trẻ ngồi theo nhóm. Cô làm mẫu và hướng dẫn trẻ cách ướm hình, dán ngay ngắn vào giấy
theo thứ tự. Cô giúp trẻ đóng lại thành tập, khuyến khích trẻ kể về nội dung hình trẻ vừa dán
xong.
Góc âm nhạc: Tập biểu diễn văn nghệ về chủ đề
Yêu cầu:
Trẻ ôn lại những bài hát mà trẻ đã biết.
Trẻ biết hát và vận động hồn nhiên, vui tươi theo giai điệu bài hát.
Trẻ tự tin, mạnh dạn khi tham gia cùng các bạn.
Chuẩn bị:
Mũ múa, máy catset, đĩa nhạc về trường mầm non, thanh gõ, trống, đàn....



Hướng dẫn cách chơi:
Cô giới thiệu nội dung chơi, mở nhạc cho trẻ nghe và hát theo nhạc, giới thiệu các nhạc cụ khi
chơi, nhắc trẻ tập hát và vận động cho giỏi trước khi biểu diễn. Cô giúp trẻ chuẩn bị trang phục
biểu diễn, nhắc trẻ chơi không quá ồn ào.
 Góc tạo hình: Làm nhà từ phế liệu
Yêu cầu:
Trẻ biết tận dụng những phế liệu (hộp sữa, hộp thuốc, chai lọ…) để làm thành ngôi nhà.
Chuẩn bị:
Hộp giấy các loại, hồ dán, giấy màu, đề can, bàn ghế đủ số trẻ trong lớp.
Hướng dẫn trẻ chơi:
Cô cho trẻ xem một số mẫu nhà của cô, trò chuyện với trẻ về các nguyên vật liệu để làm, màu
sắc của ngôi nhà. Sau đó cô làm mẫu cho trẻ xem và hướng dẫn trẻ thực hiện. sau khi trẻ làm
xong cho trẻ mang đến đặt vào góc xây dựng.
Góc âm nhạc:
Chuẩn bị:
Mũ múa, máy catset, đĩa nhạc về gia đình, thanh gõ, trống, đàn....
Hướng dẫn cách chơi:
Cô giới thiệu nội dung chơi, mở nhạc cho trẻ nghe và hát theo nhạc, giới thiệu các nhạc cụ khi
chơi, nhắc trẻ tập hát và vận động cho giỏi trước khi biểu diễn. Cô giúp trẻ chuẩn bị trang phục
biểu diễn, nhắc trẻ chơi không quá ồn ào.
 Góc khoa học: Chơi đomino đồ dùng gia đình.
Yêu cầu:
Trẻ nhận biết gọi đúng tên các đồ dùng trong gia đình. Biết chọn đúng tranh ghép vào đúng vị
trí.
Chuẩn bị:
Bốn bộ tranh domino, bàn ghế đủ số trẻ trong nhóm.
Hướng dẫn trẻ chơi:
Cho trẻ ngồi theo nhóm, một trẻ đặt 1 thẻ ra trước, trẻ còn lại đặt tiếp thẻ thứ 2 sau cho một đầu
của trẻ thứ 2 có hình giống một đầu của thể thứ nhất.
 Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh ( MT 68).

Yêu cầu:
Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Chuẩn bị:
Cây xanh, bình tưới, khăn lau.
Hướng dẫn trẻ chơi:
Cho trẻ tưới cây, lau lá cây, nhặt lá vàng.
VỆ SINH – ĂN
TRƯA – NGỦ
TRƯA – ĂN
XẾ

Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các món ăn thông thường (MT 18).
Tc : Nhìn tranh đoán món ăn ( MT 18)
Biết giữ trật tự trong giờ ngủ, không làm ồn (MT 68)

HOẠT ĐỘNG
CHIỀU

Cho trẻ biết một
số đồ vật nguy
hiểm và cách
phòng tránh (MT
28).
Chơi tự do ở các
góc.

VỆ SINH –
TRẢ TRẺ

8


Cho trẻ kể têncác kiểu nhà qua
trò chơi “Tìm
đúng nhà” (MT
68)
Chơi tự do ở các
góc.

Cho trẻ chơi trò
chơi “Mẹ và
con” (MT 68)
Chơi tự do ở các
góc.

Cho trẻ biểu
diễn văn nghệ
mừng mẹ, mừng
bà, mừng cô
ngày 20/10.
Chơi tự do ở các
góc.

Cho trẻ tiếp tục chơi tự do ở các góc.
Nhắc trẻ chuẩn bị vệ sinh cá nhân trước khi ra về.
Cho trẻ xem phim thiếu nhi.
Dạy trẻ biết chào cô, chào ông bà bố mẹ.
Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và các hoạt động của trẻ trong ngày.

Cho trẻ chơi trò
chơi

“Người
mua sắm giỏi”
(nhận biết các đồ
dùng trong gia
đình).
Chơi tự do ở các
góc.


Tổ chuyên môn

Giáo viên lập kế hoạch

Đoàn Thị Minh Thy

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016
Tên hoạt
động
Đón trẻ

Nội dung










Thể dục sáng

Trò chuyện về những thông tin của gia đình trẻ (MT 35).
Dạy trẻ sắp xếp đồ dùng đúng nơi (MT 68)
Xem tranh ảnh về một số đồ vật nguy hiểm trong gia đình và cách phòng tránh (MT 28).
Vận động phụ huynh đóng góp tranh ảnh để làm album về gia đình.
Chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày.
Nghe hát và vận động một số bài hát trong chủ đề.
Cho trẻ gắn tên lên bảng “Ai đến lớp hôm nay”
Đã soạn ở kế hoạch tuần

Hoạt động học có chủ đích

Trò chuyện với trẻ về một số đồ dùng trong gia đình
I.

Mục đích yêu cầu:

Trẻ biết tên và công dụng của một số đồ dùng trong

gia đình. Biết tránh xa những nơi nguy hiểm và những

9


đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho trẻ ở trong gia đình
(MT 28).
Trẻ mạnh dạn, tự tin, nói to, rõ lời, nói trọn câu khi


phát biểu
Trẻ biết yêu mến, gìn giữ những đồ dùng trong gia

đình.
II.


Chuẩn bị:
Một số tranh ảnh về đồ dùng được trẻ cắt dán từ họa
báo, tờ rơi.



Hai bức tranh rỗng có các khung hình về các đồ dùng
trong gia đình.



Mỗi trẻ một tranh về các đồ dùng trong gia đình cắt
rời.




Máy cat set.
Một số đồ dùng trong nhà bếp: dao, thớt, nồi, chén,
rổ....

III.


Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

1.

Ổn định: Cho trẻ hát và vận động bài hát“Nhà



Trẻ

cùng vận động và

của tôi”.
2.

Nội dung:
Hoạt động 1: Trò chuyện về các đồ dủng
trong nhà của bé.



Cho trẻ kể tên một số đồ dùng trong gia đình
trẻ. Trẻ nói về công dụng của một số đồ dùng
trên.



Cho trẻ quan sát tranh một số đồ dùng trong


‒ Trẻ kể tên những đồ
trẻ.

‒ Trẻ cùng quan sát tra
nội dung tranh.

gia đình, hỏi trẻ tên đồ dùng, công dụng để
làm gì? nhà cháu có đồ dùng này không?.


Cho trẻ quan sát một số dụng cụ trong nhà
bếp, hỏi trẻ những dụng cụ này để làm gì?



Cô nói thêm: trong bếp có rất nhiều dụng cụ.
Nhà bếp là nơi để mẹ hoặc người lớn nấu ăn.
Nhà bếp thường hay có lửa, có nước sôi, có
dao kéo sắc nhọn có thể gây nguy hiểm như
bỏng, đứt tay vì vậy các con không nên chơi ở

10

‒ Trẻ quan sát một số dụ
chuyện cùng cô.

‒ Trẻ chú ý nghe cô nói.


gần đó.

Hoạt động 2: Chơi ghép tranh.


‒ Cả lớp cùng chơi.

Trẻ chia thành hai nhóm, thi đua ghép tranh
xem đội nào ghép được nhiều tranh nhất là
thắng cuộc.
Hoạt động 3: Củng cố



‒ Trẻ chú ý nghe cô nói.

Những đồ dùng trong gia đình rất có ích cho
chúng ta, tuy nhiên cũng có một số đồ dùng
khi sử dụng phải thận trọng như dây điện, ổ
cắm điện có thể gây điện giật, thùng to có
chứa nước có thể gây chết đuối vì vậy các con
củng không nên đến gần những đồ dùng ấy.

3.

Kết thúc:
Cho trẻ hát và vận động bài “Nhà của tôi”.

Hoạt động
chuyển tiếp
Hoạt động
ngoài trời

Hoạt động
góc

Vệ sinh – ăn
trưa – ngủ
trưa – ăn xế
Hoạt động
chiều
Vệ sinh – trả
trẻ

Đánh giá
cuối ngày

Hát và vận động bài “Nhà mình rất vui”
Quan sát một số kiểu nhà ở gần trường.
TCVĐ: Bánh xe quay (MT 68).
Chơi tự do.
Góc phân vai: gia đình nấu ăn, gia đình tổ chức sinh nhật, gia đình chăm sóc con bị ốm….
Góc xây dựng: Xây nhà cao tầng
Góc thư viện: Làm sách về gia đình (MT 58):
Góc âm nhạc: Tập biểu diễn văn nghệ về chủ đề
Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các món ăn thông thường (MT 18).
Tc : Nhìn tranh đoán món ăn ( MT 18)
Biết giữ trật tự trong giờ ngủ, không làm ồn (MT 68)
Cho trẻ kể tên các kiểu nhà qua trò chơi “Tìm đúng nhà” (MT 68)
Chơi tự do ở các góc.
Cho trẻ tiếp tục chơi tự do ở các góc.
Nhắc trẻ chuẩn bị vệ sinh cá nhân trước khi ra về.
Cho trẻ xem phim thiếu nhi.

Dạy trẻ biết chào cô, chào ông bà bố mẹ.
Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và các hoạt động của trẻ trong ngày.
……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..

11

‒ Cả lớp cùng hát và vận


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016
Tên hoạt
động
Đón trẻ

Nội dung










Thể dục sáng

Trò chuyện về những thông tin của gia đình trẻ (MT 35).
Dạy trẻ sắp xếp đồ dùng đúng nơi (MT 68)
Xem tranh ảnh về một số đồ vật nguy hiểm trong gia đình và cách phòng tránh (MT 28).
Vận động phụ huynh đóng góp tranh ảnh để làm album về gia đình.
Chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày.
Nghe hát và vận động một số bài hát trong chủ đề.
Cho trẻ gắn tên lên bảng “Ai đến lớp hôm nay”
Đã soạn ở kế hoạch tuần

Hoạt động học có chủ đích

Truyện Tích chu
Mục đích yêu cầu:
Trẻ hiểu nội dung chuyện, nhớ tên và hành động



các nhân vật trong câu chuyện.
Trẻ biết trả lời mạch lạc, đủ câu, đủ ý, biết bắt



chước giọng nói điệu bộ của các nhân vật trong chuyện
(MT 57).
Qua câu chuyện gái dục trẻ chăm ngoan, vâng lời




ông bà, bố mẹ.
II.

Chuẩn bị:
Máy vi tính, powerpoint nội dung chuyện “Tích


chu”.




III.

Máy catset, bài hát “Cháu yêu bà”
Bộ tranh chuyện “Tích chu”.
Trang phục áo bà ba, khăn rằn .
Tích hợp: thơ “Thăm nhà bà”
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Ổn định:



Cô và trẻ cùng vận động theo bài “Cháu



Cả lớp cùng hát.


yêu bà”


12

Cô đóng vai bà đón các cháu đến nhà



Trẻ cùng tham gia, đ


thăm bà và đọc bài thơ “Thăn nhà bà”
Nội dung:
Hoạt động 1: kể chuyện cho trẻ nghe.


Bà xuất hiện, trò chuyện với trẻ: Nhà các
cháu có bà không? Các cháu có yêu bà không?
Các cháu thường làm gì giúp bà?





Cả lớp cùng trò chu

Bà thấy các con rất ngoan, vậy mà có
một bạn nhỏ không ngoan, không biết thương
yêu bà, các con hãy nghe xem câu chuyện xảy

ra như thế nào nhé.





Trẻ nghe cô nói.

Cô kể cho trẻ nghe kết hợp xem tranh.
Hỏi trẻ:





Cậu bé trong chuyện tên là gì?
Trong chuyện còn có ai?
Cô kể cho trẻ nghe lần 2 kết hợp xem



Trẻ nghe cô kể chuy

powerpoint.


Cô tóm tắt nội dung chuyện: có một bạn
nhỏ tên là Tích chu. Bạn ở với bà. Bà nghèo
nhưng rất thương Tích chu, còn Tích chu lại
không biết yêu thương bà. Một hôm bà bị ốm






Tích Chu.
Có bà.

Trẻ nghe cô kể chuy

nhưng Tích chu vẫn mãi mê rong chơi, không
chịu chăm sóc bà, vì vậy bà đã hóa thành chim

bồ câu. Lúc nãy Tích chu mới hối hận, vội đi
tìm nước suối tiên về cho bà uống để bà trở lại
thành người. Từ đó Tích chu luôn chăm ngoan,
biết vâng lời bà.
Đàm thoại:


Tình cảm của bà đối với Tích chu như
thế nào?







Còn Tích chu thì sao?

Một hôm điều gì đã xảy ra đối với bà?
Vì sao bà phải hóa thành chim bồ câu?
Nếu là con thấy bà bị ốm con sẽ làm gì?
Ai đã chỉ đường cho Tích chu đi lấy
nước suối tiên về cho bà uống?



13

Khi bà uống nước suối tiên xong điều gì

Trẻ nghe cô tóm tắt


đã xảy ra?





Bà rất thương tích c



Từ đó Tích chu đã trở thành thế nào?
Trong câu chuyện con thích nhân vật nào

nhất? Tại sao?


Tích chu không thư

Cho trẻ đặt tên cho câu chuyện.
Cô giáo dục trẻ luôn kính trọng, hiếu

bà uống.

thảo, thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ ông bà,
cha mẹ.

Vì bà bị ốm không c




Trẻ nói theo ý trẻ.

Hoạt động 2: tập cho trẻ kể lại chuyện.


Cô động viên, khuyến khích trẻ kể



Ông bụt.

chuyện theo tranh và theo gợi ý của cô.
Kết thúc:



Cho trẻ hát và vận động bài “Nghe bà kể

chuyện”











Nhận biết ý nghĩa của các con số .
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ hiểu ý nghĩa của các con số trong toán học và
trong cuộc sống hằng ngày (113,114,115…).(MT 46)



Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết, phân biệt,
kỹ năng đếm, sắp xếp. Tư duy phán đoán, tưởng tượng
và ghi nhớ có chủ đích.

14

Bà hóa lại làm ngườ

Tích chu chăm ngoa

Trẻ nói theo ý trẻ.

Trẻ đặt tên chuyện.
Trẻ nghe cô nói.

Cá nhân trẻ tập kẻ c

Cả lớp cùng hát.


Giáo dục trẻ phải ghi nhớ những con số cần thiết



để áp dụng vào những tình huống cụ thể, những trường
hợp cấp bách xảy ra trong cuộc sống: chữa cháy, cứu
thương, cảnh sát, công an.


II. Chuẩn bị.
Mô hình nhà thỏ, thẻ số từ 1-5, giáo án điện tử,
tranh (xe cứu thương, xe chữa cháy, xe cảnh sát, bảng
nhỏ.



Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
1. Ổn định:
Thỏ em xin chào các bạn, hôm nay mình


Hoạt động của trẻ
Trẻ nghe cô nói.

đến tham dự tiết học với các bạn, nhưng mình
cũng muốn mời các bạn về nhà mình chơi, các
bạn đồng ý không?




Nào chúng ta cùng đi! (Hát: Cả

nhà
thương nhau).
2. Nội dung:
Hoạt động 2: Tiến hành
Ôn đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi
5.
Tới nhà rồi, các bạn thấy gia đình Thỏ

Trẻ quan sát số đồ dùng c

Trẻ đếm số đồ dùng trong

em nhiều đồ không? Có những gì đây?


Các bạn hãy giúp bạn Thỏ đếm số lượng
của những đồ dùng này nhé! xem có bao nhiêu


Trẻ đếm số dép.

chiếc áo?Tìm thẻ số chích hợp để gắn?


Đếm xem số lượng quần là bao nhiêu ?
Tìm thẻ số thích hợp gắn vào?





Trẻ đếm số đồ dùng.

+ Ngoài hiên nhà có bao nhiêu đôi dép đây?
Tìm thẻ số tương ứng gắn vào?
+ Ngoài áo, quần, dép các bạn nhìn xem đồ
dùng trong gia đình bạn còn có gì?
Hãy đếm xem có bao nhiêu mũ? Tìm thẻ
số tương ứng gắn vào?



Trẻ quan sát kể tên các đồ

Mình các ơn các bạn nhé!
Chia tay với gia đình bạn Thỏ chúng ta

Đếm đồ dùng nhà thỏ.

Trẻ nghe cô nói.

hãy về lớp học của mình nào!


Ý nghĩa của các con số.
Vừa rồi các con đựơc tới gia đình bạn
Thỏ em và giúp bạn làm gì?



15

À các con đã giúp bạn đếm số lượng một

Trẻ ngge cô nói.


số đồ dùng trong gia đình và tìm được những
thẻ số tương ứng. Qua đó, các con thấy mỗi
con số khi đứng đơn lẻ sẽ thể hiện điều gì?


Khi tới nhà Thỏ em các con có nhìn thấy
Thỏ anh ở nhà không?






Vì mẹ dặn Thỏ anh ra đồng

kiếm cho mẹ
thật nhiều hoa đồng tiền. Và các con có biết
chuyện gì đã xảy ra với Thỏ anh không?
Trên đường đi Thỏ anh chứng kiến vụ đánh
lộn của bầy khỉ, làm cho khỉ nhỏ bị thương?
Và kêu lên “cứu tớ với, cứu tớ với”
Nếu là các con, các con có giúp bạn không?
Và giúp bằng cách nào?
Số điện thoại khẩn cấp của các chú công
an là bao nhiêu? Các con hãy dùng thẻ số xếp
số điện thoại khẩn cấp của các chú công an ra
bảng cho cô.



Thỏ anh lên đường đi hái hoa, đi một

Trẻ nói theo ý trẻ.

Trẻ xếp số điện thoại 113

Trẻ nghe cô kể.

Gọi cho các chú CSPCCC
Trẻ xếp số 114.

quảng đường xa Thỏ anh nhìn thấy nhà bác
Nhím cháy bùng bùng, mọi người đang hốt


Trẻ nghe cô nói.

hoảng dập lửa. Thỏ anh chạy đến bốt điện
thoại. Theo các con Thỏ anh sẽ gọi cho ai?


Số điện thoại cứu hỏa là bao nhiêu các

Trẻ nói theo ý trẻ.

con hãy dùng những thẻ số xếp số điện thoại
này ra bảng nhé!


Sau khi Thỏ anh gọi điện không lâu sau
thì lập tức xe cứu hỏa đến kịp thời và đám lữa

Trẻ xếp số 115.
Trẻ nghe cô nói.

ngay lập tức bị dập tắt.


Trong đám cháy không may làm cho
Nhím mẹ bị thương, cả nhà lo sợ không biết
làm thế nào, theo các con Thỏ anh giúp bằng
cách nào?




Vậy số điện thoại khẩn cấp của xe cứu
thương là bao nhiêu?




Các con hẫy xếp ra bảng cho cô.
Gia đình Bác Nhím cám ơn thỏ anh,Thỏ
anh vui vẻ tiếp tục lên đường đi hái những
bông hoa

đồng tiền thật đẹp. Khi về nhà thỏ
anh kể lại những sự việc xảy ra mẹ rất vui
mừng.

16

Trẻ nghe cô nói.




Qua câu chuyện này cô muốn giúp các
con nhận biết ý nghĩa của các con số trong
cuộc sống. Khi các con số đứng riêng lẽ thì thể
hiện số lượng tương ứng nhưng khi chúng
ghép lại với nhau thì có ý nghĩa rất to lớn đó là
tạo thành những số điện thoại khẩn cấp khi gặp


Trẻ cùng chơi.

sự cố trong cuộc sống. Ngoài ra, nó còn có ý
nghĩa tạo thành số nhà, số điện thoại gia đình,
không những vậy mà nó còn lưu giữ kỹ niệm
ngày sinh, tạo nên giờ trên đồng hồ, biển số

Cả lớp cùng chơi.

xe…..


Còn rất nhiều ý nghĩa khác nữa, các con
về nhà tìm hiểu thêm ngày mai nói lại với cô
và các bạn biết với nhé.



Hoạt động 3: Luyện tập.
Trò chơi 1. Chung sức.
Cách chơi: Cô chuẩn bị những điện
thoại, xe máy, đồng hồ nhưng còn thiếu những
con số, các bạn hãy lấy những con số gắn vào
cho phù hợp.

Trò chơi 2: Tìm chủ nhân của số điện thoại.
Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 số điện
thoại khẩn cấp( cứu thương, chữa cháy, cảnh
sát). Ở 3 góc của lớp sẽ có 3 hình ảnh tương
ứng với các số điện thoại đó. Các con sẽ vừa đi

vừa hát, lúc nào nghe hiệu lệnh các con chạy
về phía hình ảnh là chủ nhân của số điện thoại
mà con cầm trên tay. Bạn nào tìm không đúng
chủ nhân thì bạn đó phải nhảy lò cò.
3. Kết thúc:

Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “Tập
đếm”


Hoạt động
chuyển tiếp
Hoạt động
ngoài trời

Hát và vận động bài “Nhà mình rất vui”
Cho trẻ ra sân tập vẽ ngôi nhà tặng bạn.
TCVĐ: Ai nhanh nhất (MT 68).
Chơi tự do.

Hoạt động
góc

Góc thư viện: Làm sách về gia đình (MT 58) (trọng tâm):
Góc phân vai: gia đình nấu ăn, gia đình tổ chức sinh nhật, gia đình chăm sóc con bị ốm….
Góc xây dựng: Xây nhà cao tầng
Góc âm nhạc: Tập biểu diễn văn nghệ về chủ đề

Vệ sinh – ăn
trưa – ngủ

trưa – ăn xế

Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các món ăn thông thường (MT 18).
Tc : Nhìn tranh đoán món ăn ( MT 18)
Biết giữ trật tự trong giờ ngủ, không làm ồn (MT 68)

17

Cả lớp cùng hát và vận độ


Hoạt động chiều
Vệ sinh – trả
trẻ

Đánh giá
cuối ngày

Cho trẻ chơi trò chơi “Mẹ và con” (MT 68)
Chơi tự do ở các góc.
Cho trẻ tiếp tục chơi tự do ở các góc.
Nhắc trẻ chuẩn bị vệ sinh cá nhân trước khi ra về.
Cho trẻ xem phim thiếu nhi.
Dạy trẻ biết chào cô, chào ông bà bố mẹ.
Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và các hoạt động của trẻ trong ngày.
……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

18


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2016
Tên hoạt
động
Đón trẻ

Nội dung



Trò chuyện về những người thân trong gia đình của trẻ, tên bố mẹ, anh chị em của trẻ.
Xem tranh ảnh về gia đình trẻ. Dạy trẻ biết quan tâm, chăm sóc người thân khi có biểu hiện
đau yếu (MT 69)





Vận động phụ huynh đóng góp tranh ảnh để làm album về gia đình.
Chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày.
Nghe hát và vận động một số bài hát trong chủ đề

Thể dục
Đã soạn ở kế hoạch tuần
sáng

Hoạt động học có chủ đích

Cắt dán ngôi nhà (Mẫu)
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết phối hợp các hình cơ bản để tạo thành một



ngôi nhà. Biết ngôi nhà là nơi cả gia đình sinh sống vui
vẻ, hạnh phúc.
Rèn cho trẻ kỹ năng cầm kéo, kỹ năng cắt theo



đường thẳng và biết cách bố cục bức tranh hợp lý, đẹp
mắt.


Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ ngôi
nhà của mình.
Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô:







4 tranh mẫu nhỏ, một tranh mẫu to

Giấy màu các loại, rổ, hồ dán, khăn lau tay.
Bút vẽ, màu sáp.
Máy catset, bài hát về gia đình.
Giá treo tranh.
Đồ dùng của trẻ:



19

Bàn ghế, vở vẽ, bút màu, hồ dán, giấy màu các


loại, khăn lau tay đủ số trẻ trong lớp.
Tích hợp: trò chuyện về ngôi nhà của bé.



Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
1.



Ổn định:
Cô và trẻ cùng hát bài “Nhà của tôi”.
Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà của trẻ:





Cả lớp cùng hát và

Trẻ cùng trò chuyện

nhà con có mấy phòng? Tường nhà con màu
gì? Cửa màu gì? Nhà con có mấy cửa sổ? Mấy
cửa ra vào? Trước nhà con có trồng cây gì?....


Cho trẻ xem những nguyên vật liệu để
cắt dán ngôi nhà. Hỏi trẻ về công dụng của các
nguyên vật liệu dùng để cắt dán ngôi nhà.



20

Cô giới thiệu bài.



Trẻ trò chuyện về n
để thực hiện.


Nội dung:
2.
Hoạt động 1: cho trẻ quan sát mẫu. Hướng
dẫn trẻ thực hiện.


Trẻ nghe cô nói.



Cho trẻ quan sát tranh mẫu, trò chuyện



với trẻ về từng bộ phận của ngôi nhà: mái nhà
hình gì? Màu gì? Thân nhà hình gì? Màu gì?
Cửa như thế nào? Xung quanh nhà có những
gì?


Cô làm mẫu cho trẻ xem và hướng dẫn
trẻ thực hiện: đầu tiên cô cầm kéo bằng 1 tay,

Trẻ quan sát tranh m



tay còn lại cầm giấy màu cắt từ dưới lên trên

cùng cô.

thành 2 đường thẳng song song nhau thành
hình chữ nhật làm thân nhà. Sau đó dùng 1 tờ
giấy màu khác cắt thành 2 đường xéo từ dưới
lên trên thành hình tam giác làm mái nhà. Sau

đó dán thân nhà và mái nhà vào giấy. Tiếp

Trẻ xem cô làm mẫu



theo dán các hình chữ nhật, hình vuông nhỏ

dẫn.

hơn dán vào làm cửa sổ và cửa ra vào. Cuối
cùng vẽ thêm các chi tiết cây, hoa, mặt trời và
tô màu nền.



Cho trẻ nhắc lại cách thực hiện.
Giao nhiệm vụ cho trẻ cắt dán ngôi nhà
làm tranh trang trì cho lớp.
Hoạt động 2: trẻ thực hiện.



Cho trẻ ngồi vào nhóm và thực hiện theo
mẫu của cô. Cô đến từng nhóm hướng dẫn trẻ
cụ thể hơn.



Động viên trẻ sáng tạo thêm những chi

tiết phụ cho bức tranh thêm sinh động.
Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm.



Thông báo sắp hết giờ, cô đến từng
nhóm nhận xét từng trẻ, sau đó cho trẻ treo
tranh lên giá.



Cho vài trẻ chọn những tranh mà trẻ yêu
thích nhất và nêu lý do.



21

Cô nhận xét, đánh giá chung, tuyên




Trẻ nhắc lại cách th
Trẻ nghe cô nói.


dương những trẻ có sự sáng tạo.
Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và




bảo vệ ngôi nhà của mình.
Kết thúc:



Trẻ thực hiện theo n

Cô và trẻ hát và vận động bài “Nhà của


tôi”


Thu dọn đồ dùng.










Hoạt động
chuyển tiếp
Hoạt động
ngoài trời ‒




Chơi trò chơi “Lộn cầu vồng7” (MT 68)
Cho trẻ cùng cô chăm sóc vườn cây, góc thiên nhiên (MT 68).
TCDG; Lộn cầu vồng (MT 68).
Chơi tự do.

Hoạt động
góc

Góc tạo hình: Làm nhà từ phế liệu (trọng tâm)
Góc phân vai: gia đình nấu ăn, gia đình tổ chức sinh nhật, gia đình chăm sóc con bị ốm….
Góc xây dựng: Xây nhà cao tầng
Góc khoa học: Chơi đomino đồ dùng gia đình.
Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh ( MT 68).

Vệ sinh – ăn

Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các món ăn thông thường (MT 18).

22

Trẻ nghe cô nhận xé

Trẻ treo tranh lên gi
Vài trẻ nhận xét.

Trẻ nghe cô nói.


Trẻ nghe cô nói.

Cả lớp cùng hát.

Trẻ giúp cô thu dọn


trưa – ngủ
trưa – ăn xế
Hoạt động
chiều
Vệ sinh – trả
trẻ

Đánh giá
cuối ngày

Tc : Nhìn tranh đoán món ăn ( MT 18)
Biết giữ trật tự trong giờ ngủ, không làm ồn (MT 68)
Cho trẻ chơi trò chơi “Người mua sắm giỏi” (nhận biết các đồ dùng trong gia đình).
Chơi tự do ở các góc.
Cho trẻ tiếp tục chơi tự do ở các góc.
Nhắc trẻ chuẩn bị vệ sinh cá nhân trước khi ra về.
Cho trẻ xem phim thiếu nhi.
Dạy trẻ biết chào cô, chào ông bà bố mẹ.
Trao đổi với phụ huynh về sức khỏe và các hoạt động của trẻ trong ngày.
……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..

23


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2016
Tên hoạt
động
Đón trẻ

Nội dung






Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình trẻ
Trò chuyện với trẻ về địa chỉ nhà, kiểu nhà trẻ đang ở (MT35)
Vận động phụ huynh đóng góp tranh ảnh để làm album về gia đình.
Chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày.
Nghe hát và vận động một số bài hát trong chủ đề

Thể dục
Đã soạn ở kế hoạch tuần
sáng
Hoạt động học có chủ đích


NDTT: Dạy hát: Nhà của tôi.
NDKH: Nghe hát: Ru con
TCAN: Ai nhanh nhất.
Mục đích yêu cầu:


Trẻ nhận ra giai điệu của bài hát , hiểu nội dung các
bài hát có trong hoạt động



Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện sắc thái của bài
hát qua nét mặt, điệu bộ (MT 77).



Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, hiểu
được tình cảm của gia đình.

Chuẩn bị:
Đàn organ.
Một số tranh ảnh về các ngôi nhà
Cô hát tốt các bài hát có trong hoạt động.
Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ


Cô và trẻ cùng qua sát các bức tranh về các Cả lớp cùng qan sát tranh

ngôi nhà. Trò chuyện với trẻ về những ngôi với cô.

nhà trong tranh.
Hoạt động 1: dạy trẻ hàt và vận động bài

24


“Nhà của tôi”


Ai trong chúng ta cũng đều có mộ ngôi nhà.
Nhà là nơi mà moi thành viên trong gia đình Trẻ chú ý nghe cô nói.

sum họp vui vẻ. Các con hãy củng nhau hát ca
ngợi ngôi nhà xinh đẹp của chúng ta nhé.



Cô hát mẫu cho trẻ nghe vài lần kết hợp với
đàn.



Nói nội dung bài hát: đố bạn biết đó là nhà của
ai. Tôi xin trả lời đó là nhà của tôi. Ngôi nhà Trẻ chú ý nghe cô hát.

đó rất gần gũi yêu thương, tôi rất yêu ngôi nhà
Trẻ nghe cô nói.

của tôi.




Cho trẻ nhắc tên bài hát.
Khuyến khích trẻ cùng hát và vận động theo
cô.



Tiếp tục luyện tập cho trẻ hát và vận động
cùng cô.



Hoạt động 2: Nghe hát “Ru con”





Hỏi trẻ ở nhà ai la người thương các con nhất?

Cả lớp nhắc tên bài hát.

Trẻ hát và vận động cùng

Mẹ luôn là người thương yêu lo lắng cho các Trẻ hát và vận động bằng

con nhiều nhất, mẹ còn hát ru cho các con ngủ
nữa đấy. Bây giờ các con có muốn cô hát ru
Trẻ nói theo ý trẻ.


cho các con giống như mẹ không?



Cô hát cho trẻ nghe vài lần.
Cho trẻ nghe nhạc và vận động theo nhạc vài Trẻ chú ý nghe cô nói.

lần
Nhận xét tuyên dương
.




Hoạt động
chuyển tiếp
Hoạt động ‒
ngoài trời ‒

25

Chơi trò chơi “Thả đĩa ba ba” (MT 68)
Cho trẻ chơi với cát, đá, sỏi..
TCDG: Nhảy lò cò.

Trẻ chú ý nghe cô hát.

Trẻ cùng vận động theo c



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×