Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

bộ câu hỏi và trả lời cây lương thực 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.37 KB, 48 trang )

C1: cấu tạo, chức năng ->rễ con, rễ đực (khoai lang)
Rễ con
Cấu tạo
*Bắt đầu mọc ở các mắt gần
mặt đất sau khi trồng từ 7 - 10
ngày.
Sau trồng 45 - 60 ngày rễ phát
triển đạt mức tối đa sau đó tốc
độ phát triển của các rễ con
chậm dần.
Khi thân khoai lang bò trên mặt
đất trong điều kiện đất ẩm thuận
lợi thì ở các mắt đốt thân cũng
mọc nhiều rễ con
*Ngoài cùng là lớp vỏ dày bao
gồm nhiều tế bào tiếp theo là
một lớp nội bì có cấu tạo phân
hóa rõ ràng, tiếp đến là lớp nội
bì phát triển, trong cùng là 4
nhóm mô và libe sơ cấp cùng 4
nhóm gỗ sơ cấp. Chức năng chủ
yếu là hút nước và chất dinh
dưỡng để nuôi cây
Chức
. Chức năng chủ yếu của rễ con
năng
là hút nước, chất dinh dưỡng để
nuôi cây
Hình thành củ
Biện pháp Biện pháp kỹ thuật nhằm khống
chế sự hình thành rễ con là nhấc


dây và cầy xả luống

Rễ đực
Là loại rễ không khả năng
hình thành củ trong quá trình phát
triển gặp điều kiện bất thuận như
nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, độ
ẩm đất bão hoà không cân bằng
dinh dưỡng đặc biệt là quá nhiều
đạm sẽ ức chế hoat động của tượng
tầng kích thích thân lá phát triển
quá mạnh nên hình thành rễ nửa
chừng không phát triển thành củ
được, kể cả khi gặp điều kiện ngoại
cảnh thuận lợi cũng không phát
triển thành củ được. Loại rễ này
thường có đường kính từ 2 - 5 mm,
dài 20 - 30cm, phát triển nhanh
theo phương thẳng đứng, không
phình to để thành củ được.

. Chức năng chủ yếu của rễ con là
hút nước, chất dinh dưỡng để nuôi
cây
- Chọn giống khoai lang có tiềm
năng năng suất cao như: H12, TV12…
- Chất lượng dây giống: chọn đoạn
thân bánh tẻ, không non và không
già, cắt dây đến đâu trồng ngay đến
đó tránh để dây bị khô, héo.

- Chọn đất có thành phần cơ giới
nhẹ, tốt nhất là đất cát pha, tơi xốp,
thoát nước tốt, lên luống rộng.
1


- Áp dụng phương pháp trồng dây
phẳng dọc luống.
- Xác định thời vụ trồng thích hợp
C2 cấu tạo, chức năng ->rễ củ (khoai lang)
*Cấu tạo giải phẫu:
Ngoài cùng là lớp ngoại bì gồm nhiều lớp tế bào, giáp với lớp ngoại bì là lớp
tượng tầng gọi là tượng tầng ngoại bì để sinh ra tế bào vỏ ở phía ngoài và tế bào lục
bì ở phía trong.
Nằm dưới lớp ngoại bì là lớp vòng gồm nhiều bó mạch, ở lớp vòng này cũng
có lớp tượng tầng gọi là tượng tầng mạch để sinh ra lớp libe thứ cấp ở phía ngoài và
lớp gỗ thứ cấp, tế bào bọc mô dự trữ ở bên trong.
Các ống dẫn nhựa nằm rải rác ở lớp bọc mô giữa gỗ thứ cấp của vòng các bó
mạch và lõi của rễ. Xung quanh những ống dẫn nhựa có lớp tượng tầng gọi là lớp
tượng tầng đặc biệt phát triển từ những tế bào bọc mô để sinh ra ống nhựa mủ mới
và các tế bào bọc mô phát triển về mọi hướng.


Chức năng

Được phân hóa và hình thành từ rễ con. Trong điều kiện thuận lợi, sau khi
trông từ 15 - 20 ngày trong rễ con có sự phân hoá và hoạt động của tế bào
tượng tầng để quyết định rễ con phân hoá thành rễ củ.
Rễ củ khoai lang thường tập trung nhiều ở các mắt gần sát mặt đất. Thời gian
đầu phát triển chủ yếu theo chiều dài, thời gian sau phát triển theo chiều ngang.

C3 hình thái thân (khoai lang)
Sau khi cây khoai lang bén rễ thì mầm nách ở mắt thân cũng bắt đầu phát triển
tạo thành các thân phụ (cành cấp I) và từ cành cấp I lại phát triển thành cành cấp II.
2


Thân chính của cây khoai lang được hình thành từ đỉnh sinh trưởng ngọn phát
triển dài ra của dây khoai lang đem trồng, thân phụ được phát triển từ nách lá tạo
thành cành cấp 1, cấp 2. Thân chính và thân phụ tạo thành bộ khung thân cây khoai
lang giúp cho lá phát triển.
Thân khoai lang chủ yếu là thân bò, nhưng cũng có giống thân đứng hoặc thân
leo. Chiều dài thân có khi đạt 3 – 4m nhưng trung bình khoảng 1,5 – 2m, đường
kính thân khoảng 0,3 - 0,6cm trên thân có nhiều lóng và đốt. Mỗi đốt mang 1 lá,
chiều dài đốt trung bình từ 3 – 7cm. Đối với các giống có lóng ngắn (nhặt mắt) là
giống có khả năng cho nhiều củ.
Màu sắc thân có thể màu trắng vàng, xanh đậm, xanh nhạt, trên thân có lông
hoặc không có lông tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống.
Trong sản xuất để có năng suất cao cần chọn những giống khoai lang có
chiều dài thân ngắn hoặc trung bình, thân có dạng đứng hoặc bán đứng, đường kính
thân lớn và chiều dài đốt ngắn (nhặt mắt).
C4 đ2 lá (khoai lang)
Lá khoai lang mọc cách, có cuống dài từ 7- 10cm. Hình dạng màu sắc lá phụ
thuộc vào giống : hình tim, mũi mác, có khía, khía nông, khía sâu. Màu vàng nhạt,
xanh, xanh đậm … Mặt trên của lá màu xanh đậm, mặt dưới của lá màu xanh nhạt.
Trên cùng một giống màu sắc thân lá và sắc lá ngọn cũng khác nhau.
Trên thân khoai lang có nhiều lá khoảng 40 - 50 lá và kể cả thân phụ một cây
khoai lang có khoảng 300 - 400 lá. Do đặc điểm thân bò, số lượng lá nhiều dẫn đến
hiện tượng lá che khuất lẫn nhau làm giảm hiệu suất quang hợp, đồng thời làm giảm
tuổi thọ của lá ảnh hưởng đến quá trình tích lũy chất khô.


3


Để tạo cho cây khoai lang có kết cấu bộ lá hợp lý, nâng cao khả năng quang
hợp cần phải chú ý đến việc chọn giống, bố trí thời vụ, mật độ, khoảng cách hợp lý
kết hợp chăm sóc, tưới nước và bón phân đầy đủ.
Biện pháp bấm ngọn khoai lang có tác dụng ức chế sinh trưởng đỉnh (ngọn)
đồng thời làm tăng khả năng phân cành cấp 1 và cấp 2, việc bấm ngọn tiến hành khi
thân chính dài khoảng 40 - 50cm. Tuy nhiên biện pháp bấm ngọn nên áp dụng đối
với những giống sinh trưởng mạnh và vụ xuân, thu đông.
C5 đ2 tk mọc mầm ra rễ và phân cành kết củ (khoai lang)


Thời kỳ mọc mần ra rễ

Trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, sau khi trồng dây khoai lang bắt đầu
mọc mầm ra rễ. Rễ khoai lang ra trước ở các mắt đốt trên thân gần sát mặt đất,
nhưng mầm thường phát triển chậm hơn.
Đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này là sự hình thành và phát triển của rễ con,
mầm của đỉnh sinh trưởng ngọn và nách lá. Một số rễ củ bắt đầu phân hoá hình
thành.
Thời kỳ này khoai lang chủ yếu tập trung phát triển nhiều rễ con, bộ phận thân
lá phát triển chậm. Nhiệt độ cao có lợi cho phát triển thân, lá và rễ, nhiệt độ thích
hợp từ 20 - 250C, ẩm độ đất từ 70 - 80%. Ngược lại. nhiệt độ dưới 150C thì khoai
lang chậm ra rễ và mọc mầm, thậm chí nhiệt độ thấp hơn 100C kéo dài trong 5 -7
ngày khoai lang sẽ chết. Ngoài ra chất lượng dây giống cũng là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng tới sự mọc mầm và ra rễ của khoai lang.
Các biện pháp kỹ thuật tác động để quá trình mọc mầm, ra rễ thuận lợi:

4



- Chọn đất, làm đất đảm bảo thoát nước tốt, tơi, xốp và thoáng, trong trường
hợp trồng đất ướt nhất thiết phải có 1 lượng đất bột rải lên mặt luống nhằm giảm
bớt độ ẩm, tạo độ thông thoáng giúp cho dây nhanh ra rễ, mọc mầm.
- Chọn thời vụ trồng thích hợp đảm bảo nhiệt độ trên 150C. Trồng khoai lang
tránh ngày gió bắc.
- Kỹ thuật trồng: Tùy theo điều kiện khí hậu thời tiết mà áp dụng phương pháp
trồng áp tường hoặc trồng dây phẳng mặt luống. Trồng xong cần ấn chặt đất vào cổ
dây. Sau trồng 10 -15 ngày cần xới nhẹ xung quanh gốc để rễ phát triển thuận lợi.


Thời kỳ phân cành kết củ

Đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này là rễ con bắt đầu phát triển và đạt tối đa vào
cuối thời kỳ này, rễ củ tiếp tục phân hoá hình thành, cuối giai đoạn này số củ đã ổn
định, bộ phận thân lá trên mặt đất nhất là cành cấp 1 bắt đầu phát triển nhanh dần.
Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 25 - 280C, nhiệt độ quá cao hoặc quá
thấp đều không có lợi cho quá trình phân hóa hình thành củ, độ ẩm đất 70 - 80%,
nhu cầu nước của cây tăng lên, đất phải thông thoáng và đủ chất dinh dưỡng nhu
cầu hút dinh dưỡng của cây khoai lang ở thời kỳ này cần nhiều.
Mục tiêu quan trọng của thời kỳ này là đạt số củ hữu hiệu cao nhất, vì vậy cần
tác động những biện pháp kỹ thuật:
- Chọn giống, chọn dây giống bánh tẻ, không ra rễ và ra hoa trước khi trồng.
- Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tơi xốp, thoáng. Nếu đất
bí, dí cần xới xáo. Lên luống cao, to và nở sườn là điều kiện thuận lợi cho củ phát
triển.
- Chọn thời vụ trồng thích hợp có điều kiện nhiệt độ từ 20 - 250C và đặc biệt
sự chênh lệch biên độ nhiệt độ ngày và đêm càng cao càng thuận lợi cho quá trình
hình thành và phát triển của củ.

5


C6 Thời kỳ sinh trưởng thân lá Thời kỳ phát triển của củ (khoai lang)


Thời kỳ sinh trưởng thân lá

Đây là thời kỳ thân lá phát triển rất nhanh, diện tích lá tăng nhanh đạt trị số tối
đa sau đó giảm xuống từ từ, đồng thời trọng lượng củ cũng tăng nhanh dần.
Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho thời kỳ này nhiệt độ 25 - 280C, , nhu cầu
nước ở thời kỳ này của khoai lang tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên, để củ phát triển
thuận lợi thì độ ẩm đất thời kỳ này nên đảm bảo 70 - 80%, đất phải thực sự thoáng
khí, dinh dưỡng cũng là một yếu tố rất quang trọng giúp thời kỳ ngày phát triển
thuận lợi. Để tạo điều kiện cho thời kỳ này sinh trưởng phát triển thuận lợi cần tác
động những biện pháp kỹ thuật sau:
- Bón thúc phân đạm sớm, tập trung và chia thành 2 lần: lần 1 sau trồng 20 30 ngày và lần 2 sau trồng 45 -50 ngày.
- Bón phân kali bón muộn sau trồng 55 - 60 ngày và sau trồng 85 -90 ngày
nhằm hạn chế phát triển thân lá, kích thích củ lớn nhanh.
- Bấm ngọn, nhắc dây để hạn chế sinh trưởng thân lá.
- Đảm bảo độ ẩm 70 - 80%, trường hợp đất bị khô hạn cần tưới bằng phương
pháp tưới rãnh.


Thời kỳ phát triển của củ

Đặc điểm của thời kỳ này là trọng lượng củ tăng lên rất nhanh, sự sinh trưởng
của thân lá phát triển chậm dần và giảm sút.
Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 22 - 240C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa
ngày và đêm, giữa bề mặt luống và độ sâu của củ phát triển càng cao thì tốc độ lớn

của củ càng nhanh.
6


Nhu cầu về nước tăng lên, độ ẩm đất thích hợp là 70 – 80%, nhu cầu dinh
dưỡng của cây khoai lang đặc biệt là kali tăng lên rất nhanh, yêu cầu đất cũng phải
thoáng khí.
Sự phát triển của củ có quy luật ngược lại với sự phát triển của thân lá. Khi
thân lá phát triển chậm lại thì tốc độ lớn của củ tăng.
biện pháp thúc đẩy phát triển của củ là:
- Tưới nước và tiêu úng kịp thời tránh để đất bị khô và ẩm quá cao.
- Bón phân kali đầy đủ, kịp thời
- Xới xáo 2 mép luống và vun cao tạo điều kiện cho củ phình to nhanh.
- Phòng trừ bọ hà kịp thời
C7 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦ (khoai
lang)
quá trình phân hoá hình thành củ đó là:
- Những rễ có tính hướng địa rõ rệt có khả năng phân hóa thành củ (có sự hoạt
động của tượng tầng sơ cấp và tượng tầng thứ cấp), không làm chức năng hút nước
và chất dinh dưỡng.
- Mô phân sinh phát triển nhanh và những rễ này thường mọc gần rễ chính
Tuy nhiên sự hình thành củ khoai lang được quyết định bởi 2 yếu tố chủ yếu
là sự phân hoá bên trong (tượng tầng sơ cấp và tượng tầng thứ cấp) và ảnh hưởng
của các điều kiện bên ngoài.
Sự hình thành mô dậu phát triển mạnh sẽ thúc đẩy sự hình thành tượng tầng sơ cấp
và thứ cấp. Mặc khác sự phát triển theo hướng hoá gỗ của nhu mô ruột lại ngăn cản
quá trình phân hoá củ và nếu hoạt động này mạnh lên sẽ phát triển theo xu hướng
hình thành rễ nửa chừng (rễ đực).
7



Tượng tầng sơ cấp được hình thành giữa bó mạch gỗ sơ cấp và libe sơ cấp do
tế bào trụ bì và một số tế bào nhu mô ruột phân hoá mà thành. Về mặt cấu tạo tế
bào tượng tầng sơ cấp là các tế bào có màng mỏng hình chữ nhật.
Thời gian xuất hiện sau khi trồng từ 15 - 20 ngày. Sự phát triển của các tượng
tầng sơ cấp theo dạng hình cánh cung, sau phát triển thành hình đa giác, cuối cùng
trở thành tròn. Thời gian đầu bề ngoài rễ không có gì thay đổi, song bên trong thì
đường kính trung tụ tăng dần.
Tượng tầng thứ cấp do các tế bào nhu mô ruột phân hoá mà thành và cũng có
cấu tạo là những tế bào có màng mỏng hình chữ nhật. Thời gian xuất hiện chậm hơn
tượng tầng sơ cấp khoảng sau khi trồng 20 - 30 ngày.
Tượng tầng thứ cấp trước hết được hình thành xung quanh bó mạch gỗ sơ cấp,
gỗ thứ cấp và bất cứ vị trí nào trong tế bào nhu mô ruột. Hoạt động của tượng tầng
thứ cấp chủ yếu là sản sinh ra các tế bào nhu mô có khả năng dự trữ.
Hoạt động cả tượng tầng (sơ cấp và thứ cấp) là điểm đặc biệt của rễ khoai lang
để quyết định sự hình thành rễ củ khoai lang.
C8 phân tích mqh giữa pt thân lá và pt củ? Những yếu tố ảnh hưởng đến
qt l.ớn lên của củ? (khoai lang)
Thời kỳ sinh trưởng thân lá và thời kỳ phát triển của củ có mối quan hệ mật
thiết với nhau vừa có tác dụng xúc tiến vừa có tác dụng khống chế lẫn nhau. Mỗi
quan hệ ngày thường được gọi là mối quan hệ giữa bộ phận trên và dưới mặt đất.
Quá trình phân phối, vận chuyển và tích luỹ vật chất khô thực chất quá trình
này là sự phân phối vật vất chất khô vào các bộ phận thân lá, rễ củ. Lượng vật chất
khô được tăng tỷ lệ thuận ở cả 2 bộ phận (thân lá và rễ củ) theo thời gian sinh
trưởng từ lúc trồng đến lúc thu hoạch.
8


Tỷ lệ phân phối lượng vật chất khô được phân phối theo tỷ lệ nghịch ở cả 2 bộ
phận (thân lá và rễ củ) theo thời gian sinh trưởng nghĩa là thời gian đầu phân phối

cho bộ phận thân là là chủ yếu thời gian cuối phân phối cho bộ phận rễ củ là chủ
yếu. Tỷ lệ phân phối này phụ thuộc nhiều vào biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại
cảnh.
Củ khoai lang chủ yếu lớn nhanh từ 18 giờ đến 24 giờ. Như vậy ban ngày chủ
yếu là quá trình quang hợp sản xuất ra vật chất khô, ban đêm chủ yếu là quá trình
vận chuyển tích luỹ vật chất khô vào củ.
* Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lớn lên của củ khoai lang.
- Nhiệt độ thích hợp 22 – 240C.
- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa bề mặt luống khoai và độ sâu
củ phát triển càng lớn càng có lợi cho củ phình to.
- Độ ẩm đất thích hợp là 70 - 80%. Đất thoáng, không bị dí chặt, tốc độ lớn
của củ mới nhanh.
- Tỷ lệ bón phân thích hợp giữa N:P:K là 2: 1 : 3.
- Diện tích lá và cơ sở lý luận của việc nâng cao sản lượng khoai lang.
Cây khoai lang có hiệu suất quan hợp (HSQH) thuần thấp, thường chỉ đạt 3 5gam/m2 lá/ngày. Hệ số sử dụng ánh sáng yếu thường khoảng 0,76 - 1,28%, cao
nhất là 2%.
Do cây khoai lang có đặc tính thân bò nên đã tạo ra kết cấu tầng lá không hợp
lý, lá tầng trên che khuất lá tầng dưới nên làm giảm hệ số sử dụng ánh sáng dẫn đến
HSQH thuần thấp. Để nâng cao diện tích lá và HSQH thuần.
- Cần tác động các biện pháp kỹ thuật: phân bón, tưới nước, xác định mật độ
trồng hợp lý để xúc tiến quá trình phát triển diện tích lá hợp lý, nâng cao hiệu xuất
quang hợp (HSQH) thuần.
9


- Tập trung đẩy nhanh cho chỉ số diện tích lá sớm đạt trị số 3 - 3,5.
- Duy trì diện tích lá phát triển ở mức chỉ số diện tích lá đạt 3,5 đến 4 trong
một thời gian khá dài.
C9 nhiệt độ (khoai lang)
Khoai lang có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới. Do đó để thân lá sinh trưởng thuận

lợi, củ hình thành và phát triển tốt, khoai lang cần có điều kiện nhiệt độ tương đối
cao.
Nhiệt độ 100C lá chuyển màu vàng và cây sẽ chết, ở nhiệt độ 150C phần lớn lá
vẫn giữ được màu xanh nhưng cây không lớn được. Nhiệt độ 20 đến 250C cây sẽ
sinh trưởng nhanh. Nhưng khi nhiệt độ tăng đến 450C thì cây sinh trưởng sẽ sinh
trưởng chậm lại.
Tuy nhiên ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cây khoai lang còn tuỳ thuộc vào
các thời kỳ sinh trưởng khác nhau và thời vụ trồng. Nhìn chung khi nhiệt độ không
khí trung bình từ 150C trở lên thì có thể trồng được khoai lang dưới 100C khoai lang
có thể bị chết, dây mới trồng không bén rễ được.
Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây khoai lang từ 20 300C; nhiệt độ càng cao đặc biệt trong điều kiện đủ nước và chất dinh dưỡng thân lá
phát triển càng tốt. Tốc độ lớn của củ phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ ngày và
đêm.
Thời kỳ phân cành kết củ, điều kiện nhiệt độ cao có lợi cho sự sinh trường
phát triển ngọn và sự phân cành cấp 1, nhiệt độ thích hợp là 25 - 280C, nhiệt độ quá
cao và quá thấp đều không có lợi cho sự phân hóa hình thành củ đặc biệt trong điều
kiện đầy đủ nước và chất dinh dưỡng thân lá sinh trưởng tốt, sự hình thành củ thuận
lợi do đó số củ trên cây càng nhiều.
10


Ở Việt Nam từ Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ nhiệt độ quanh năm thường cao
nên thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây khoai lang. Ở các tỉnh miền Bắc
từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau do nhiệt độ thấp đã có ảnh hưởng ít nhiều đến sinh
trưởng phát triển của cây khoai lang.
Khoai lang vụ đông trồng từ tháng 9 - 10 thu hoạch tháng 1 - 2 ở các tỉnh
đồng bằng và trung du Bắc Bộ cần trồng sớm để tranh thủ khi nhiệt độ còn cao,
giúp cho thân lá phát triển sớm và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ thấp trong thời
gian lớn lên của củ. Ngược lại vụ xuân trồng từ tháng 2 - 3, thu hoạch tháng 6 - 7 ở
các tỉnh trung du miền núi cần trồng muộn để tránh những đợt rét cuối vụ khi trồng.

C10 anh sáng (khoai lang)
Cây khoai lang có nguồn gốc nhiệt đới nên phản ứng ánh sáng ngày ngắn.
Thời gian chiếu sáng thích hợp trong một ngày từ 8 - 10 giờ ánh sáng. Tuy nhiên
trong điều kiện ngày dài hơn khoai lang cũng có thể sinh trưởng phát triển được.
Để cây khoai lang ra hoa được thuận lợi ngoài điều kiện ngày ngắn cần phải
có điều kiện cường độ ánh sáng yếu (cường độ ánh sáng bằng 26,4% cường độ ánh
sáng trung bình). Như vậy trong thực tế sản xuất khoai lang ra hoa trong điều kiện
ngày ngắn đêm dài..
Ở nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa không những nhiệt độ cao mà
ánh sáng đầy đủ, tổng lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt luống khoai lang lớn
và tương đối đều vào các tháng trong năm. Bởi vậy khoai lang có thể được quanh
năm và đạt năng suất cao. Trồng khoai lang để thu hoạch củ gặp điều kiện ngày
ngắn, đêm dài thì thuận lợi cho sự phát triển của củ

11


Khoai lang thường ra hoa vào mùa đông vì có điều kiện thuận lợi về thời gian
chiếu sáng trong ngày ngắn cũng như cường độ ánh sáng yếu. Tuy nhiên khi nhiệt
độ thấp khó khăn cho hoa khoai lang thụ tinh và kết hạt.
Trong ruộng khoai lang tầng lá trên cùng nhận được 100% cường độ ánh sáng
tự nhiên, song xuống tầng lá dưới khả năng nhận ánh sáng giảm chỉ còn 20 -25%.
Điều đó không những ảnh hưởng đến khả năng quang hợp mà còn làm cho tuổi thọ
của lá giảm, số lần rụng lá tăng lên và tiêu hao chất dinh dưỡng.
C11 Nước (khoai lang)
Khoai lang là cây trồng cạn, thời gian sinh trưởng ngắn từ 3- 5 tháng. Nhưng
trong quá trình sinh trưởng phát triển khoai lang đã tổng hợp lên một lượng vật chất
hữu cơ khá lớn. Độ ẩm đất thích hợp cho khoai lang là khoảng 70 - 80% độ ẩm tối
đa đồng ruộng. Tuy nhiên nhu cầu về nước đối với khoai lang qua từng thời kỳ sinh
trưởng phát triển cũng có khác nhau.

Thời kỳ từ khi trồng cho đến khi rễ củ phân hoá và hình thành yêu cầu về
nước của cây khoai lang còn thấp, cây có khả năng chịu hạn khá, yêu cầu độ ẩm đất
thời kỳ này khoảng 65 - 75% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
Khi trồng nếu độ ẩm đất quá cao từ 90 - 100% thì có lợi cho quá trình mọc
mầm, ra rễ, song lại ảnh hưởng không tốt cho quá trình phân hoá củ, làm giảm số
lượng củ trên dây.
Thời kỳ phát triển thân lá sau khi phân hoá hình thành củ đến thân lá phát
triển cao nhất thời kỳ này không những thân lá phát triển mạnh mà củ cũng bước
vào giai đoạn lớn. Do đó yêu cầu về nước của khoai lang tăng lên rất nhanh cần
cung cấp đầy đủ nước cho khoai lang.

12


Thời kỳ phát triển củ khi thân lá đạt cao nhất đến thu hoạch lượng nước cần
chủ yếu ở giai đoạn này là phục vụ cho quá trình vận chuyển và tích luỹ chất hữu cơ
vào củ.
Khoai lang là cây trồng rất sợ ngập úng nên khi trồng phải làm luống phải cao
to để thoát nước, ngược lại đất khô hạn sản lượng khoai lang bị giảm sút.
C12 thuận lợi và khó khăn của vụ khoai lang đông và đông xuân ở MB
(khoai lang)


Vụ đông xuân
Trông tháng 11 -12, thu hoạch tháng 4 - 5

* Thuận lợi
- Nằm trong cơ cấu luân canh: Lúa mùa - Khoai lang đông xuân, nên thời vụ
không khẩn trương, đảm bảo làm đất kỹ, nhất là có điều kiện làm ải.
- Thời gian sinh trưởng dài 5 - 6 tháng nên có thể sử dụng các giống dài ngày

có tiềm năng năng suất cao, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, kéo dài thời gian vận
chuyển và tích luỹ vào củ.
- Giai đoạn củ lớn nằm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 22 - 240C, chênh
lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, có mưa xuân, rất thuận lợi cho quá trình phình
to của củ.
- Năng suất cao hơn các vụ khác trong năm.
* Khó khăn

13


- Bắt đầu từ tháng 12 trở đi, nhiệt độ thấp, thường bị hạn, có gió mùa đông bắc
nên nếu trông muộn khoai lang sẽ khó bén rễ, tỷ lệ dây chết cao.
- Thời kỳ đầu sinh trưởng thân lá nằm trong mùa khô hanh, do đó tốc độ sinh
trưởng thân lá chậm, khả năng hình thành củ bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn sinh trưởng cuối, điều kiện nhiệt độ và lượng mưa tăng dần làm
cho thân lá vẫn phát triển vào thời kỳ cuối, thân lá giảm chậm, thậm chí còn trường
hợp thân lá vẫn tăng một cách đều đặn cho đến khi thu hoạch, không có lợi cho quá
trình vận chuyển tích luỹ vật chất khô vào củ.


Vụ đông
Trồng từ tháng 9 thu hoạch tháng 2 năm sau.

* Thuận lợi
- Nằm trong cơ cấu luân canh 3 vụ do đó nâng cao được hệ số sử dụng ruộng
đất và tổng sản lượng trên một đơn vị diện tích trồng trọt.
- Điều kiện khí hậu và thời tiết vụ đông diễn biến có lợi cho sinh trưởng thân
lá của cây. Thời kỳ đầu nhiệt độ và độ ẩm còn cao, thích hợp cho thân lá phát triển,
thời kỳ cuối nhiệt độ và lượng mưa giảm dần có lợi cho quá trình vận chuyển và

tích luỹ vật chất khô vào củ.
* Khó khăn
- Thời gian sinh trưởng ngắn (3 – 4 tháng), đầu vụ trồng thường gặp các trận
mưa cuối vụ làm cho đất ướt, thời vụ lại rất khẩn trương (áp dụng kỹ thuật trồng
khoai lang trên nền đất ướt)
14


- Thời gian lớn của củ ngắn, lại nằm vào những tháng rét nhất, khí hậu khô
hanh, có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ lớn của củ.
C13 hiện tượng thoái hóa giống? Kỹ thuật phục tráng giống bằng cách gơ
củ? (khoai lang)


Hiện tượng thoái hóa giống khoai lang
Trong một thời gian khá dài năm này qua năm khác với phương thức trồng

bằng dây (sinh sản vô tính) lại không được chọn lọc và bồi dưỡng nên đã làm cho
giống khoai lang bị thoái hóa dẫn đến năng suất và phẩm chất giảm do những
nguyên nhân sau:
- Sinh sản vô tính trong thời gian dài.
- Thu hẹp phạm vi vùng sinh thái.
- Lẫn tạp cơ giới và lẫn tạp sinh học
- Đầu tư các biện pháp kỹ thuật chưa thích đáng.
Để khắc phục hiện tượng thoái hóa giống tiến hành phục tráng giống và chọn
tạo giống mới.


Phục tráng giống khoai lang bằng cách gơ củ
Dựa vào đặc điểm trên củ khoai lang có những mầm ngủ có thể phát triển


thành cây. Những cây khoai lang mọc từ củ phát triển rất khoẻ và đảm bảo chất
lượng giống có tác dụng tăng năng suất. Vì vậy trong sản xuất, lợi dụng đặc tính
này người ta đã tiến hành phục tráng khoai lang bằng cách gơ củ. Khi giơ giống
bằng củ cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau:
- Chọn củ nhỏ hoặc trung bình, không bị sâu bệnh, không xây xát, thu hoạch
cả cây, rũ sạch đất để vào nơi thoáng mát, không rửa.

15


- Làm đất kỹ và nhỏ, luống ruộng 1 - 1,2 m, cao 0,2 m, bón lót phân chuồng
hoai 10 tấn/ha
- Mật độ khoảng cách trồng: 40 x 40 cm/hốc (nếu củ to có thể cắt ra thành
từng khoanh) trồng xong lấp đất kín và phủ lớp rạ mỏng lên trên.
- Chăm sóc: Sau khi trồng tưới nước để đảm bảo đủ ẩm. Khi mầm đã mọc, tỉa
bỏ bớt những mầm yếu. Khi mầm dài 20 – 25 cm bấm ngọn để phân cành, tạo cho
mầm có nhiều thân. Sau khi đạt tiêu chuẩn cắt dây (50 – 60 ngày tuổi) sẽ cắt dây
đợt 1 đem trồng, sau khi cắt dây đợt 1 tiến hành chăm sóc ruộng gơ giống để cắt
tiếp đợt 2. Hệ số nhân giống thường là 1/8 – 1/10.
C14 phương pháp trồng dây phẳng dọc luống và phương pháp trồng dây
áp tường (khoai lang)
Trồng dây phẳng dọc luống
Phương pháp áp dụng cho những diện tích đã lên luống, bón phân lót hoàn
chỉnh. Cách trồng như sau: Bới nhẹ giữa mặt luống tạo thành đường thẳng sâu
khoảng 2 -3 cm. Đặt dây nằm phẳng dọc theo chiều dài của luống rồi lấp đất kín
chiều dài của dây chỉ để lại từ 3 – 5 cm phần ngọn lộ ra ngoài.
* Ưu điểm
- Các mắt đốt trên thân nằm ở vị trí thuận lợi cho việc hình thành ra củ, do đó
số lượng củ trên dây tăng lên.

- Củ phân bố đều trong luống, tạo điều kiện cho củ phát triển đầy đủ và thuận
lợi.
- Thân lá phát triển đều ở hai bên sườn luống tạo điều kiện cho kết cấu tầng lá
hợp lý, nâng cao hệ số sử dụng ánh sáng và hiệu suất quan hợp.

16


- Củ và thân lá phát triển đều đặn trên luống khoai lang nên việc chăm sóc xới
xáo làm cỏ, bón phân thúc, thuận lợi.
* Nhược điểm
- Kỹ thuật trồng tương đối phức tạp thường tốn nhiều công, chi phí cao.
- Do trồng nông nên tỷ lệ dây chết cao, đặc biệt là các thời vụ trồng trong mùa
rét (như đông xuân).
Trồng dây áp tường
Đối với phương pháp trồng này luống chỉ vun một bên sườn rồi đặt dây lên
một bên sườn luống theo chiều đứng nghiêng áp vào bên của sườn luống, sau đó
vun sườn còn tạo thành sườn thứ 2 của luống đồng thời lấp kín dây.
* Ưu điểm:
-

Kỹ thuật trồng đơn giản, nhanh, đỡ tốn công.

-

Dây được vùi sâu trong đất nên tỷ lệ dây chết thấp nhất là khi gặp điều kiện
thời tiết không thuận lợi

* Nhược điểm:
- Số lượng đốt ở vị trí hình thành củ ít nên số củ trên dây không nhiều.

- Củ chỉ phát triển về một bên sườn luống.
- Thân lá phát triển không đều ở hai bên sườn luống, kết cấu tầng lá không
hợp lý, lá bị che khuất nhau nhiều làm giảm khả năng quang hợp, giảm tuổi thọ của
lá.
- Củ và thân phát triển không đều sang cả hai bên luống nên việc chăm sóc
khó khăn.
C15 kỹ thuật bấm ngọn và nhấc dây (khoai lang)
Bấm ngọn
17


Là biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự vươn dài của thân chính, tăng nhanh
sự phân cành của thân, làm cho thân lá phát triển sớm. Vì vậy cần bấm ngọn sớm
mới có hiệu quả.
Sau trồng khoảng 25 - 30 ngày, khi thân chính dài 40 - 50 cm. Dùng tay ngắt
đầu ngọn khoai lang một đoạn ngắn khoảng 1 - 2 cm để tăng cường sinh trưởng,
phát triển thân lá giai đoạn đầu và tăng cường tích lũy chất hữu cơ. Bấm ngọn
thường áp dụng đối với những giống có chiều dài thân lớn hoặc vào thời vụ hè thu
do mưa nhiều, nhiệt độ cao. Sau khi bấm ngọn tại đốt sát chỗ bấm sẽ hình thành các
nhánh cấp 1….
Nhấc dây
Những giống khoai lang có thân bò vươn dài, khi gặp điều kiện thuận lợi như
mưa nhiều, nhiệt độ cao thì trên các đốt thân khoai lang thường phát triển các rễ
bám xuống mặt luống nên dinh dưỡng sẽ phân tán, không tập trung nhiều vào bộ
phận làm củ. Bởi vậy nhấc dây có tác dụng làm đứt rễ con, tập trung dinh dưỡng
vào củ, tạo điều kiện cho quần thể khoai lang phát triển thuận lợi.
Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ
không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá.
C16 cắt tỉa nhánh, thân lá và tưới nước (khoai lang)



Cắt tỉa nhánh, thân lá
Cây khoai lang là cây sinh trưởng vô hạn, có khả năng ra nhiều nhánh, ta có

thể tận dụng rau chăn nuôi khi chưa thu hoạch. Nhưng phải cắt tỉa đúng để không
ảnh hưởng đến quá trình phình to củ.
-Thời gian cắt tỉa: sau khi khoai đã phủ hết luống ta có thể cắt tỉa thân chính
hoặc nhánh cấp 1 nhưng phải cắt rải đều trên cả luống.
18


- Kỹ thuật cắt: mỗi khóm chọn từ 1 - 3 dây dài để cắt, không được cắt sát gốc
mà cắt xa gốc từ 15 - 20cm
- Khoảng cách giữa các lần cắt: tuỳ thuộc vào diện tích khoai, nhu cầu chăn
nuôi và tiềm năng ra nhánh của mỗi giống nhưng thông thường từ 15 - 20 ngày cắt
1 lần.
Khi cắt dây nên chọn những ngày khô ráo tránh ngày gặp mưa, trong trường
hợp mới tưới nước không nên cắt tỉa nhánh, thân lá.


Tưới nước
Muốn xác định chế độ tưới nước hợp lý cần dựa vào nhu cầu nước của cây

qua từng thời kỳ sinh trưởng phát triển và độ ẩm đồng ruộng. Khoai lang là cây hoa
màu trồng cạn, độ ẩm đất thích hợp khoảng 70 – 80% (sức chứa ẩm tối đa đồng
ruộng). Kỹ thuật tưới cho khoai lang bằng phương pháp tưới rãnh là chủ yếu.
Thời kỳ từ lúc bén rễ đến rễ củ phân hóa và hình thành nhu cầu nước cần chưa
nhiều vì thân lá sinh trưởng còn chậm, nếu đất khô hạn cần đưa nước vào ruộng
ngập từ 1/4 -1/3 chiều cao rãnh sau đó để tự ngấm từ 10 -12 giờ rồi tháo cạn tránh
để úng.

Thời kỳ sinh trưởng thân lá và phát triển củ đây là thời kỳ cần nhiều nước nhất
nên phải đảm bảo độ ẩm từ 75 - 80%. Trong trường hợp đất khô hạn áp dụng
phương pháp tưới rãnh, đưa nước vào rãnh để ngập 1/2 – 1/3 chiều cao rãnh để tự
ngấm từ 10 -12 giờ rồi tháo cạn.
Trước thu hoạch từ 20 - 30 ngày tránh để đất ẩm đột ngột làm củ dễ bị sâu
bệnh hại nhất là bọ hà, thối đen….
C17 Bọ hà ( Cylas formicarius Fabricius) (khoai lang)
* Đặc điểm hình thái
19


S u trưởng thành nhỏ từ 4,8 – 7,9 mm trông giống con kiến. Cánh xanh lục
bóng, đầu, ngực và 3 đôi chân màu nâu đỏ. Đốt cuối của râu: Con đực hình ống, con
cái hình bầu dục. Trứng bầu dục, mầu trắng sữa, nâu vàng.
Sâu non 5 tuổi: tuổi 1 dài 1mm; tuổi 5 dài 5 – 8 mm. Hình ống nhỏ, hai đầu
thon nhỏ, mầu trắng sữa, đầu nâu nhạt. Nhộng trần dài 5 – 6 mm, mầu trắng sữa.
* Tập quán sinh sống và gây hại
Sâu non, sâu trưởng thành đều phá hoại khoai lang. Sâu trưởng thành: gặm
thân, mầm lá, củ chồi lên trên mặt đất.
Sau vũ hoá 6 – 8 ngày trưởng thành giao phối và đẻ trứng trên củ và ở đoạn
thân sát gốc.

Con cái đẻ 30 – 200 trứng.

Sâu non: Mới nở đục vào củ hoặc đoạn thân sát gốc. Thân khoai lang bị đục
thường xuất hiện vết hằn rõ trên vỏ.
Sâu non đục phá trong củ khoai lang tạo thành đường dích dắc khoảng 200
con/ củ.

Sâu non đục phá truyền bệnh gián tiếp thối hà. Sâu non đẫy sức hoá


nhộng trong củ hoặc trong thân. Sâu non có 5 tuổi. Thời gian phát dục của trứng: 7
ngày. Sâu non: 15 – 35 ngày. Nhộng: 7 –17 ngày. Trưởng thành 1 – 3 tháng. Vòng
đời 29 – 63 ngày.
Bọ hà phá hoại mạnh ở vụ khoai lang đông xuân. Thời tiết khô nóng sâu phá hoại
mạnh; đất cát hại nhẹ hơn đất thịt; đất chua bị hại nặng hơn đất kiềm; ruộng khoai
nứt nẻ sâu phá hoại nặng.
Luân canh khoai lang với các cây trồng khác họ nhất là với lúa bọ hà phá hoại
nhẹ.
Giống có bộ rễ ăn sâu, củ tập trung nhiều bột (Lim, HV9, …) bị hại nhẹ.
* Biện pháp phòng trừ
20


- Sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) là tốt nhất (hiệu quả kinh tế
rõ, bảo vệ được hệ sinh thái, môi trường sống).
- Bằng biện pháp canh tác kỹ thuật: Luân canh, cải tạo đất. Trồng đúng thời
vụ.
- Dẫn dụ bằng Pheromom giới tính.
- Kiểm dịch thực vật: Kiểm tra dây khoai lang trước khi đem trồng và trước
khi nhân giống bằng củ.
- Hoá học: Rắc thuốc bột Padan 4G, Padan 10G lượng 0,3 – 0,4 kg/ sào Bắc
bộ.
C18 Bệnh thối đen khoai lang (khoai lang)
* Triệu chứng gây hại
Đây là một trong những bệnh hại củ tương đối phổ biến bệnh dễ lây lan và có
thể tấn công từ giai đoạn cây con đến khi thu hoạch. Bên ngoài củ trông vẫn bình
thường, nhưng sau một thời gian thì củ mới biểu hiện triệu chứng và gây thiệt hại
nhiều, nhất là khi vận chuyển. Ở cây con phần thân dưới đất có vết đen, gốc thân
cũng có màu đen và thối, cây héo chết. Trên củ và thân ngầm có các đốm tròn màu

nâu hoặc đen, đường kính 2-3 cm ăn sâu vào trong củ, làm củ có vị đắng và gây
độc.
* Nguyên nhân gây bệnh và quy luật phát sinh phát triển
Do nấm Ceratosmella fimbriata Deuteromycetes. Nấm gây bệnh có thể sống
trong đất vài ba năm.
Bệnh phát sinh phát triển mạnh khi nhiệt độ: 22 - 250C, trên 350C, bệnh
không phát triển. Khi giữ củ khoai lang trong điều kiện nhiệt độ > 430C trong một
ngày, có thể diệt được nấm bệnh
* Biện pháp phòng trừ
21


- Không dùng củ hoặc dây khoai không bệnh để gây giống.
- Vệ sinh đồng ruộng gom và thiêu đốt xác cây bệnh sau khi thu hoạch. - Áp
dụng luân canh cây trồng.
- Xử lý củ giống bằng cách ngâm củ vào dung dịch sau: CuSO4 4 - 5% hòa
với nước vôi 4 - 5% hoặc acid boric 2% trong 10 phút, borac 2,5% trong 10 phút
hoặc trong nước nóng 47 – 480C trong 40 phút
C19 Bệnh ghẻ (khoai lang)
* Triệu chứng tác hại
Bệnh hại trên thân, cuống lá và lá vết bệnh hình tròn hoặc dài, màu nâu, xung
quanh vết bệnh hơi gồ cao lên, tạo thành những vết lỡ loét sần sùi, rõ nhất ở thân và
cuống lá. Trên lá các vết bệnh nhỏ, liên kết với nhau phủ lên gân lá làm lá xoăn
nhăn nhúm và biến dạng. Các vết bệnh cũng xuất hiện ở cả mặt dưới lá bệnh thường
phát sinh ở phía ngọn trước làm ngọn co lại, bị héo khô, ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng của cây dẫn đến củ nhỏ và ít.
* Nguyên nhân gây bệnh và quy luật phát sinh phát triển
Do nấm Sphaceloma batatas Deuteromycetes gây ra. Nhiệt độ và ẩm độ không
khí cao thích hợp cho bệnh lây lan và phát triển. Các bào tử phân sinh lan truyền
qua cành giâm hoặc vết thương trên thên, cành và trong không khí.

* Biện pháp phòng trừ
- Sử dụng hom giống không có bệnh
- Thu gom tiêu hủy thân lá cây khoai sau khi thu hoạch
- Phun các loại thuốc gốc đồng như Zincopper 50WP
C20 Bảo quản trong hầm sâu dưới đất và Bảo quản trong cát khô (khoai lang)


Bảo quản trong hầm sâu dưới đất
22


Chọn đất ở nơi cao ráo, sạch sẽ không có nước ngầm, đào hầm theo kiểu lòng
chum có nắp đậy kín và có rãnh thoát nước. Hầm đào xong phải để khô mới chứa
khoai.
Khoai thu hoạch về chọn những củ không bị xây sát, ít lấm đất, không có củ
hà. Cho vào hầm những ngày khô hanh và thận trọng khi vận chuyển vào hầm.
Tháng đầu mở cửa 1 - 2 lần để thoát nhiệt độ trong hầm tránh bốc nóng. Nếu nhiệt
độ trong hầm quá cao phải dùng chất hút ẩm để cho đất ráo và khô.
Hầm đào sâu trên 1 mét, phía trên mặt hầm đắp một bức tường quanh miệng
hầm, có chừa một cửa để dễ lên xuống. Hầm phải có nắp đậy kín và có mái che


Bảo quản trong cát khô.

- Chọn những củ khoai còn nguyên vẹn, vỏ không bị xây sát xếp thành từng
luống có chiều rộng 1,2 - 1,5m, chiều dài tuỳ theo lượng khoai lang nhiều hay ít.
- Xếp khoai nhẹ nhàng, tránh cọ sát. Xếp đầu củ quay ra ngoài, từ dưới lên trên.
Nếu khoai đóng trong sọt thì để nguyên và chồng 2 – 3 sọt lên nhau.
- Lấy cát khô phủ kín lên bề mặt củ khoai. Nếu bảo quản ngoài trời phải làm
mái che mưa, nắng.

C21 ct và c/n Rễ (cây sắn)
Khi trồng bằng hom giống rễ phát sinh ra từ các mắt trên đốt, từ các mô sẹo
(mô phân sinh) của hom. Lúc đầu phát triển theo chiều ngang về sau phát triển theo
chiều thẳng đứng đâm sâu xuống đất. Những rễ này có khả năng đâm xuống tầng
đất sâu để hút nước và dinh dưỡng.
Trong trường hợp trồng bằng hạt thì sẽ có một rễ cọc đâm thẳng xuống và
phát sinh nhiều rễ phụ. Các rễ phụ giai đoạn đầu phát triển theo chiều ngang, giai
23


đoạn sau phát triển theo chiều thẳng đứng. Rễ cọc và rễ phụ đều cỏ thể phát triển
thành củ.
* Rễ con
Rễ con sắn mọc ra từ hom, mỗi gốc có thể có từ 20 – 40 rễ. Rễ của cây mọc
từ hạt gồm một rễ cái mọc theo hướng thẳng đứng, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con. Rễ
con đầu tiên mọc dài theo hướng nằm ngang về sau phát triển theo chiều thẳng
đứng đâm sâu xuống đất. Những rễ con được hình thành từ các mắt hom dưới mặt
đất cũng có thể hình thành củ nhưng thường rất ít.
* Rễ củ
Rễ củ được hình thành do sự phân hoá của rễ con và sự phình to của rễ. Củ
phát triển theo hướng nằm ngang hoặc chếch xuyên sâu vào đất. Loại rễ này thường
được tập trung nhiều dinh dưỡng nên loại rễ này dễ dàng phát triển thành củ. Củ
phát triển dần và nằm song song với mặt đất, một số củ sẽ đâm chếch một góc 450
so với mặt đất.
Củ dài trung bình từ 30 – 60 cm, có thể dài đến 1m, đường kính củ có thể tới
14cm (trung bình 3 – 7 cm). Chiều dài, kích thước của củ phụ thuộc vào đặc điểm
của giống và điều kiện canh tác. Cấu tạo của rễ củ bao gồm:
- Lớp vỏ củ bao gồm vỏ lụa ở bên ngoài còn gọi là tầng mộc thiêm chiếm 0,5
– 2% trọng lượng củ. Vỏ trong chiếm 8 – 15% trọng lượng củ có màu hồng nhạt
hoặc trắng ngà dễ tách khỏi vỏ của củ.

- Thịt củ là phần chủ yếu của củ bao gồm các tế bào chứa nhiều tinh bột và có
các bó mạch gỗ nằm rải rác bên trong thịt củ. Trong trường hợp cây sắn trồng 2 – 3
năm mới thu hoạch thì phần bó mạch gỗ cứng lại tạo thành xơ.
- Lõi củ là phần trong cùng của củ bao gồm các bó mạch gỗ nằm ở phần trung tâm (
giữa củ) tạo thành.
24


C22 hình thái và cấu tạo của thân sắn (cây sắn)
Thân cây sắn thuộc loại thân gỗ mảnh khảnh thường có một thân, mọc thẳng.
Chiều cao thân trung bình: 1,5m có khi cao tới 3- 5m. Đường kính thân trung bình:
2- 6 cm.
Màu sắc thân tuỳ thuộc vào tuổi non hay già: thân non thường có màu xanh
hoặc đỏ tía. Thân càng già càng chuyển sang vàng, vàng tro, xám, trắng bạc, xám
lục hoặc màu nâu. Các màu sắc của thân chỉ có thể nhận biết khi thân cây còn tươi.
Trên thân sắn có nhiều mắt (mầm ngủ) nằm ngay sát cuống lá do dấu vết của
lá rụng đi để lại làm cho thân khúc khuỷu, xù xì. Cấu tạo của thân gồm:
- Lớp vỏ ngoài (mộc thiên): bao gồm lớp biểu bì mỏng có màu sắc khác nhau
tùy thuộc đặc điểm của giống.
- Tầng nhu mô vỏ là những tế bào khá lớn bao gồm các mô mềm của vỏ.
- Tầng libe bao gồm tế bào nhỏ và mỏng hơn ở tầng tầng tế bào hoá gỗ.
- Tầng tế bào hoá gỗ (còn gọi là tầng ligin – tầng sinh gỗ) bao gồm những tế
bào cứng.
- Lõi (ruột) nằm ở phần giữa của thân
Những giống sắn có khả năng phân cành sớm ngay tại vị trí 1/3 chiều cao thân
tính từ mặt đất thường là những giống hình thành củ sớm, là những giống có thời
gian tích lũy chất khô vào củ dài nên có khả năng cho năng suất cao và phẩm chất
tốt. Ngược lại những giống sắn phân cành muộn ở vị trí 1/2 hoặc 2/3 chiều cao thân
tính từ mặt đất thường là những giống hình thành củ muộn, có thời gian tích lũy
chất khô vào củ ngắn nên năng suất và hàm lượng tinh bột không cao.

Những giống sắn có số cấp cành nhiều từ 4 – 6 cấp cành là những giống có
sản phẩm quang hợp tập trung cho phân cành nhiều nên phần sản phẩm quang hợp
tích lũy ở củ bị hạn chế. Những giống sắn có bộ khung tán rộng thường không đảm
25


×