Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA LUẬT
----------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

GVHD
: ThS. Lê Thị Thu Hằng
SVTH
: Trần Thị Ngọc Duyên
LỚP-KHÓA : B13K19.3-QN

Đà Nẵng, 05/2016


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học,
em đã được học và tích lũy nhiều điều hay và nguồn kiến thức quí báu.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế
trong thời gian học tập tại trường và nghiên cứu một vài thông tin, tài liệu
bên ngoài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Luật– trường Đại học Kinh
tế - Đại học Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy trong thời gian em học tập tại
trường. Đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn tận tình của cô Lê Thị Thu Hằng,


là giảng viên trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian em thực hiện chuyên đề.
Những hướng dẫn thiết thực,quý báu của cô đã giúp em hoàn thành tốt
chuyên đề.
Sau cùng em xin chúc quí thầy cô giáo Khoa Luật– trường Đại học Kinh
tế - Đại học Đà Nẵng dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công việc
và sự nghiệp.
******************
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016
Sinh viên: Trần Thị Ngọc Duyên


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp là những quyền cơ bản của công dân được ghi
nhận trong Hiến pháp. Xét trên phương diện lý thuyết thì thực hiện khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp chính là phương thức quan trọng để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ lợi
ích nhà nước, lợi ích tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình; nhưng theo đánh
giá của các cơ quan chức năng, hiện nay tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp có
nhiều diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, nhất là các khiếu kiện nhiều người,
vượt cấp, gây tác động xấu đến sự ổn định trật tự xã hội. Thậm chí có một số trường
hợp còn lôi kéo, xúi giục các đối tượng chính sách, người già và trẻ em đi khiếu kiện
đông người, với thái độ cực đoan, căng khẩu hiệu, biểu ngữ có nội dung kích động,
hoặc diễu hành trên đường phố, kéo vào trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước đạp
phá nhằm gây sức ép. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động và một số phần tử

cơ hội chính trị trong và ngoài nước lợi dụng khiếu nại, kiến nghị của công dân để kích
động, lôi kéo những người khiếu nại tập trung đông người, vượt cấp; công khai phát
tiền cho những người đi khiếu nại…
Giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân vừa bảo đảm kỷ
cương pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của công dân, đồng thời là nhiệm vụ
chính trị trọng tâm, thường xuyên của các cấp chính quyền. Làm tốt công tác giải
quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai sẽ giúp cho Nhà nước và các cơ quan nhà nước
củng cố quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác lập chặt chẽ hơn mối
quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng
đất với nhau. Tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai một cách ổn định, đầy đủ, hợp
lý, đạt hiệu quả cao nhất.
Trong những năm qua công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất
đai của công dân trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi có nhiều chuyển biến tích cực,
góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Tuy nhiên việc giải quyết các khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp đất đai của công dân trên địa bàn thành phố có lúc, có nơi còn chưa kịp
thời, còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý
của giáo viên hướng dẫn, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu
quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố
Quảng Ngãi.” làm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
II.
Phạm vi nghiên cứu
- Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn
thành phố Quảng Ngãi.
- Các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
đất đai.
- Số liệu và thông tin thu thập từ thời điểm năm 2010 đến năm 2014 trên địa
bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
SV: Trần Thị Ngọc Duyên


1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

III.

Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu
Nghiên cứu về tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và đánh giá thực
trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố
Quảng Ngãi, giai đoạn 2009 - 2014, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trong những
năm tiếp theo trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.
Thông qua việc áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn trong công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại thành phố Quảng Ngãi để thấy được
những vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành, từ đó đề xuất sửa đổi,
bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai, góp phần hỗ trợ chính quyền các cấp
trong việc ra các văn bản, chính sách liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp đất đai cũng như các văn bản để quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố.
Đề xuất các giải pháp cho chính quyền địa phương trong công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về đất đai tại thành phố Quảng Ngãi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu và
thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của các cơ quan hành
chính nhà nước.
IV.
Cơ sở phương pháp luận và phương pháp luận nghiên cứu
- Thu thập các văn bản liên quan như: Luật Đất đai năm 1993, 2000, 2003 và

2013, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, 2004, 2005, Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố
cáo 2011, Luật Tố tụng hành chính và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan.
- Các báo cáo, tài liệu liên quan đến tình hình và công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, Thanh tra thành
phố, Ban tiếp công dân thành phố, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố và Tòa
án nhân dân thành phố giai đoạn 2009-2014.
- Tham khảo các công trình đã nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
của các tác giả.
- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu
V.
Kết cầu của chuyên đề
Với mục tiêu và phương pháp luận trình bày ở trên, nội dung của chuyên đề được
bố cục làm 03 chương:
Chương 1: Một số vần đề lý luận và khiếu nại, tố cáo và tranh chấp

đất đai theo quy định của pháp luật
Chương 2: Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành
phố Quảng Ngãi
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố.

SV: Trần Thị Ngọc Duyên

2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KHIẾU
NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm chung về khiếu nại, tố cáo.
1.1.1. Khái niệm
Khiếu nại, tố cáo là hai phạm trù lịch sử cùng xuất hiện từ khi xã hội phân chia
giai cấp và có sự ra đời của Nhà nước. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật thông
qua việc quy định cho các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội các quyền và nghĩa vụ
tương ứng. Trong thực tiễn, khi công dân phát hiện có quyết định hoặc hành vi gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tập
thể, cá nhân thì công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có
thểm quyền. Có thể nói, khiếu nại, tố cáo xuất hiện như một hiện tượng tất yếu của xã
hội có giai cấp, có Nhà nước là do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân đã được pháp luật quy định. Đây là
quyền để công dân bảo vệ hợp pháp quyền lợi của mình, lợi ích của Nhà nước. Nhà
nước thông qua việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện có thể Kiểm tra,
giám sát, việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Thực hiện tốt
công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại- tố cáo là cơ sở quan trọng để Đảng và Nhà
nước ta nhận định đánh giá đúng tình hình thực hiện, thi hành chính sách, pháp luật
của các cấp các ngành. Đánh giá đúng lăng lực, phẩm chất của cán bộ công chức trong
việc thực thi nhiệm vụ, công vụ được giao, từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu
trong việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước .
Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng đắn có tác dụng tích cực đối với ổn định, phát
triển xã hội. Ngược lại, nếu giải quyết sai lệch sẽ gây tiêu cực khó lường, lòng tin của
nhân dân vào chính quyền, chế độ bị suy giảm, kỷ cương phép nước bị coi thường,
công bằng xã hội không được bảo đảm. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
kịp thời, đúng đắn thể hiện bản chất của chế độ xã hội dân chủ nhân dân, thể hiện quan

điểm dân là gốc của Đảng và Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai
1.2.1. Khái niệm về khiếu nại
Tại Khoản 1, Điều 2, Luật khiếu nại 2011 quy định: Khiếu nại là việc công dân,
cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

3


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.
1.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
* Đối với thủ trưởng cơ quan nhà nước:
Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, thủ trưởng cơ quan, tổ chức là
người có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể tại các
điều sau: Điều 17,Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 26.
Theo đó, Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi
hành chính của chính mình và của những người do mình trực tiếp quản lý.
- Giải quyết khiếu nại lần hai các khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới
trực tiếp đã giải quyết nhưng còn khiếu nại trừ khiếu nại mà quyết định giải quyết đã
có hiệu lực pháp luật hoặc khiếu nại đã được tòa án thụ lý giải quyết.

* Đối với thủ trưởng cơ quan Thanh tra:
Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, thủ trưởng cơ quan, tổ chức là
người có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể tại các
điều sau: Điều 24, Điều 25. Cụ thể như sau:
- Tổng Thanh tra có thẩm quyền:
+ Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật.
+ Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện
pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi
phạm.
- Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền:
+ Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác
minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.
+ Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn
đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến
nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm
quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý
đối với người vi phạm.
* Đối với thủ tướng chímh phủ:
Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, thủ trưởng cơ quan, tổ chức là
người có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể tại Điều
26. Cụ thể như sau:

SV: Trần Thị Ngọc Duyên

4


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

- Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
- Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều
24 của Luật này.
- Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.2.3. Giải quyết khiếu nại về đất đai
Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại nhằm đảm
bảo cho mọi quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất và giữa những người sử
dụng đất với nhau được thực hiện theo đúng chính sách, pháp luật đất đai. Pháp
luật hiện hành chưa quy định cụ thể thế nào là khiếu nại hành chính về đất đai.
Tuy nhiên, từ các khái niệm chung về khiếu nại, có thể hiểu khái niệm khiếu nại
hành chính về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại những QĐHC, HVHC trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho
rằng những QĐHC, HVHC đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.
Giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan HCNN là hoạt động kiểm tra,
xác minh kết luận về tính hợp pháp và tính hợp lý của QĐHC, HVHC trong lĩnh vực
đất đai bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan HCNN để có biện
pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai của cơ quan HCNN là nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan HCNN nhân danh nhà nước tiến hành xem
xét, đánh giá, tính hợp pháp, hợp lý của các QĐHC, HVHC trong lĩnh vực quản lý và
sử dụng đất theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm bảo về quyền, lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất (công dân, cơ quan, tổ chức).
1.3. Tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai
1.3.1. Khái niệm về tố cáo
Tại Khoản 1, Điều 2, Luật Tố cáo năm 2011 quy định: Tố cáo là việc công dân
theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức.
1.3.2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Được quy định từ Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điềy 17, Luật Tố cáo
2011 như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)
có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

5


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng


dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng
đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ
nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý
cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu
đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ, công chức do mình bổ
nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu,
cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ và cán
bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình
bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp
có thẩm quyền:
+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp;

+ Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực việc hiện nhiệm vụ,
công vụ của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện
kiểm sát cấp dưới.
- Tổng Kiểm toán Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm
toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và công
chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
+ Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước
khu vực có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo
hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do
mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

6


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

- Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ là đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ do mình quản lý.
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo
đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức do
mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có
thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện

nhiệm vụ của viên chức quản lý do mình bổ nhiệm.
- Người đứng đầu cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có
thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ
của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện
nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải
quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ.
1.3.3. Giải quyết tố cáo về đất đai
Giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan HCNN là việc kiểm tra,
xác minh, kết luận về tính hợp pháp của hành vi bị tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết
của các cơ quan HCNN để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm
bảo vệ lợi ích của nhà nước, của các hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức.
1.4. Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai
1.4.1. Khái niệm về tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai, hiểu theo nghĩa rộng là biểu hiện sự mâu thuẫn, bất đồng
trong việc xác định quyền quản lý, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với đất đai,
phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
Theo nghĩa hẹp, tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử
dụng đất đai.
Trong thực tế, tranh chấp đất đai được hiểu là sự tranh chấp về quyền quản lý,
quyền sử dụng xung quanh một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được
quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ. Vì vậy, họ không thể cùng nhau tự giải quyết
các tranh chấp đó mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phân xử (giải quyết).
Theo quy định của pháp luật hiện hành: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất
đai”.
Có thể nói, tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi

ích, về quyền, nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất
đai, cần được nhà nước giải quyết theo quy định của pháp luật.
1.4.2. Giải quyết tranh chấp đất đai
Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc xem xét giải quyết tranh chấp đất đai là
một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

7


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

đời sống xã hội. Thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước điều chỉnh
các quan hệ đất đai cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của xã hội. Đồng thời,
giáo dục ý thức tuân thủ và tôn trọng pháp luật cho mọi công dân, ngăn ngừa những
VPPL có thể xảy ra.
Giải quyết tranh chấp đất đai, với ý nghĩa là một nội dung của chế độ quản lý
nhà nước đối với đất đai, được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, nhằm tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, nhằm giải quyết các
bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên, khôi phục lại quyền lợi cho bên bị xâm hại. Đồng thời
xử lý đối với các hành vi VPPL đất đai.
Như vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là việc vận dụng đúng đắn các quy định
của pháp luật để bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

SV: Trần Thị Ngọc Duyên

8



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO,
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014
2.1. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
2.1.1 Tình hình tiếp công dân trên địa bàn thành phố
Chủ tịch UBND thành phố ban hành Quyết định số 3872/QĐ-UBND ngày
25/9/2014 về thành lập Ban tiếp công dân thành phố và Quyết định số 3752/2014/QĐUBND ngày 8/9/2014 quy định về tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của thành
phố, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tranh chấp đất đai
gửi đến lãnh đạo UBND thành phố.

Hình 2.1. Công tác tiếp công dân tại UBND thành phố và UBND các xã, phường
(Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi)
Theo kết quả điều tra tổng hợp số liệu từ báo cáo công tác hàng năm của Thanh
tra thành phố Quảng Ngãi, từ năm 2010 đến năm 2014, tại Trụ sở tiếp công dân của
thành phố và các các cơ quan, ban ngành của thành phố đã tiếp 3.681 lượt người đến
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (lĩnh vực đất đai chiếm khoảng gần 70% với
2.576 lượt người). Trong đó, Lãnh đạo UBND thành phố tiếp định kỳ 950 lượt công
dân, Ban tiếp công dân tiếp thường xuyên 625 lượt và UBND các xã, phường tiếp
2.106 lượt. Cũng trong giai đoạn từ 2010 đến năm 2014, Lãnh đạo UBND thành phố
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

9


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

và Ban tiếp công dân thành phố đã tiếp 11 đoàn đông người (từ 5 người trở lên). Nội
dung công dân đến phản ánh, khiếu nại liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung
chủ yếu liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai, bồi thường GPMB, bố trí
tái định cư, TCĐĐ, thực hiện chính sách xã hội đối với người có công; các kiến nghị,
phản ánh một số địa phương, doanh nghiệp Nhà nước mất dân chủ. Trong 23 xã,
phường thuộc thành phố công dân đi khiếu kiện nhiều nhất tập trung các xã, phường:
Nghĩa Chánh, Trương Quang Trọng, Nghĩa Phú, Trần Phú, Tịnh Long, Tịnh Khê.
2.1.2. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
Đối với thành phố Quảng Ngãi, trong các năm vừa qua, công dân trên địa bàn
thành phố Quảng Ngãi đa số đều chấp hành tốt chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước chính vì thế tình hình KNTC, TCĐĐ của công dân xảy ra không nhiều so
với toàn tỉnh, nhìn chung tương đối ổn định. Tính chất các vụ việc diễn ra ít phức tạp,
không gay gắt như một số huyện trong tỉnh Quảng Ngãi, chưa phát sinh điểm nóng
khiếu kiện phức tạp, không có vụ việc tập trung đông người ở tỉnh.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn thành phố đã triển khai nhiều dự án lớn
như: Khu dịch vụ và dân cư Bắc Gò Đá phường Lê Hồng Phong, KDC Phía Tây
đường Trương Định, thành phố Quảng Ngãi, Hệ thống hạ tầng kỹ thuật KDC trục
đường Bàu Giang – Cầu Mới, Khu dân cư Trường Xuân thành phố Quảng Ngãi, Nâng
cấp mở rộng Quốc lộ 1A, Nhà làm việc của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi,
Đường Bờ Nam Sông Trà Khúc.... làm cho bộ mặt của thành phố được khởi sắc, tạo
được việc làm cho hàng ngàn lao động trong thành phố. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội làm nảy sinh một vấn đề xã hội đó là việc khiếu nại, tố cáo của
công dân ngày càng gia tăng. Việc thu hồi đất GPMB để xây dựng các dự án phát triển
kinh tế xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân làm phát sinh khiếu
nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.
Tổng số đơn tiếp Đơn thuộc Phân loại đơn
NĂM

Tranh chấp
nhận
thẩm quyền Khiếu nại Tố cáo
LV
LV
LV
LV
LV
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
Đất Tỷ lệ %
Đất
Đất
Đất
Đất
số
số
số
số
số
đai
đai
đai
đai
đai
2010
722 447 62

124 76
436 270 19
12 267 165
2011
791 577 73
128 93
235 171 33
24 523 382
2012
955 611 64
207 132 585 374 26
16 344 221
2013
258 178 69
71
49
138 95
11
8
109 75
2014
307 221 72
121 87
141 102 26
18 140 101
651
437 1.535 1.012 115 78
1.383 944
Tổng cộng 3.033 2.034 340
Bảng 2.2. Tình hình tiếp nhận đơn thư KNTC, tranh chấp đất đai

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tại Thanh tra thành phố,
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố)
Qua Bảng 2.2 về tình hình tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp tại
các cơ quan HCNN từ năm 2010 - 2014, cho thấy:
- Tổng số đơn thư KNTC và tranh chấp đã tiếp nhận tại các cơ quan HCNN
là 3.033 lượt đơn, trong đó: Khiếu nại 1.535 lượt đơn, chiếm 50,6%; tố cáo 115
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

10


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

lượt đơn, chiếm 3,7%. Tranh chấp 1.383 lượt đơn, chiếm 45,7%. Đơn thư trong lĩnh
vực đất đai là: 2.034 lượt đơn, chiếm khoảng 67% tổng số lượng đơn thư tiếp nhận.
- Số lượng đơn thư KNTC nói chung và đơn thư KNTC lĩnh vực đất đai nói
riêng biến động qua các năm. Số lượng đơn thư có chiều hướng tăng lên trong những
năm từ 2010 đến 2012, số lượng đơn thư tiếp nhận tăng qua các năm, năm sau cao hơn
năm trước. Một hai năm trở lại đây, từ năm 2013 đến năm 2014 có xu hướng giảm số
lượng đơn thư tiếp nhận. Tuy số lượng đơn thư tiếp nhận trong lĩnh vực đất đai có xu
hướng giảm nhưng tỷ lệ đơn thư trong lĩnh vực đất đai so với tổng số lượng đơn thư
tiếp nhận toàn thành phố ngày càng tăng (số lượng đơn thư từ 611 năm 2012 giảm
xuống còn 221 năm 2014 nhưng tỷ lệ đơn thư lĩnh vực đất đai so với tổng số đơn thư
tiếp nhận tăng từ 64% năm 2012 lên 72% năm 2014). Năm 2014 số lượng đơn thư tiếp
nhận có xu hướng tăng trở lại. Nguyên nhân đơn thư tăng là do hiện nay thành phố
Quảng Ngãi đầu tư nhiều dự án, công trình cho 13 xã, phường mới xác nhập vào thành
phố nên đơn thư khiếu nại liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, cũng như đơn
tranh chất đất đai phát sinh nhiều.

- Số lượng đơn thư KNTC tăng qua các năm 2010, 2011, 2012, trong đó đáng
lưu ý là năm 2012 với số lượng 955 đơn.
- Việc khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố chiếm
khoảng 67% so với tổng số lượng đơn thư KNTC tiếp nhận, thấp hơn mức bình quân
của cả tỉnh (72%).
ĐVT: Đơn
PHÂN LOẠI ĐƠN
KHIẾU NẠI

Tổng
TỐ CÁO
KN liên
số đơn
Năm
KN liên
quan đến
CB CB
tiếp
Tổng quan đến
KN Tổng
BT,
HT,
thôn, Cấp
nhận số
GCNQSD
khác số

2010
2011
2012

2013
2014
Tổng
cộng

Đòi
CB Nội
lại
Cấp dung Tổng số
đất
huyện tỉnh khác


TC giữa
các chủ
sử dụng
đất

đất

GPMB,
TĐC

105
62
158
26
25

125

83
173
54
65

40
26
43
15
12

12
24
16
8
18

5
10
8
3
9

3
5
3
2
4

0

0
0
0
0

4
9
5
3
5

165
382
221
75
101

32
34
23
12
9

2.034 1.012 376

500

136 78

35


17

0

26

944

110 834

447
577
611
178
221

270
171
374
95
102



TRANH CHẤP

133
348
198

63
92

Bảng 2.3. Tình hình tiếp nhận và phân loại đơn thư trong lĩnh vực đất đai
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tại Thanh tra thành phố,
Phòng Tài nguyên và Môi trường)
Qua Bảng số 2.3, phân tích về tình hình tiếp nhận và phân loại đơn thư tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo riêng trong lĩnh vực đất đai tại các cơ quan HCNN của thành
phố từ năm 2009 - 2014, cho thấy:
- Đơn thư có nội dung khiếu nại chiếm tỷ lệ cao chiếm 49,7% trong tổng số đơn
thư tiếp nhận trong lĩnh vực đất đai, tiếp đến là đơn thư có nội dung tranh chấp đất đai
chiếm 46,4%, đơn thư có nội dung tố cáo chiếm 3,9%.
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

11


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

- Từ Bảng 3.6, so sánh tỷ lệ giữa các loại đơn KNTC và TCĐĐ trong tổng số
lượng đơn thư tiếp nhận trong lĩnh vực đất đai qua các năm tại Hình 3.5 cho thấy: đơn thư
có nội dung khiếu nại có chiều hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2012 và chiều hướng
giảm từ 2012 đến 2014, trong khi đó đơn thư có nội dung tố cáo không giảm nhiều qua
các năm. Đơn cử: năm 2010 đơn thư khiếu nại chiếm 48%, tố cáo chiếm 5% thì đến năm
2012 đơn khiếu nại tăng lên 61% trong khi đó đơn tố cáo lại giảm còn 2%.

ĐVT: %


Hình 2.4. Diễn biến tỷ lệ các loại đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai so với tổng
số đơn tiếp nhận trong lĩnh vực đất đai giai đoạn 2010 – 2014
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tại Thanh tra thành phố,
Phòng Tài nguyên và Môi trường)
Theo điều tra, đánh giá tại các báo cáo thì mặc dù số lượng đơn thư tiếp nhận
giảm nhưng số vụ đông người có xu hướng tăng và diễn biễn phức tạp. Trong các năm
trước số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân rất đa dạng, phong phú, đơn,
thư đề cập hầu hết các lĩnh vực của đời sống, xã hội chủ yếu là kiến nghị, phản ánh;
tuy nhiên trong những năm gần đây số lượng đơn, thư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
đất đai, môi trường và chế độ chính sách xã hội. Các vụ việc tồn đọng kéo dài, công
dân bức xúc, khiếu nại vượt cấp, khiếu nại đông người và cùng một nội dung chủ yếu
tập trung vào lĩnh vực đất đai. Khiếu nại về lĩnh vực tư pháp cũng chủ yếu là khiếu nại
các bản án dân sự liên quan đến tranh chấp dân sự trong lĩnh vực đất đai, thừa kế, phân
chia tài sản của tòa án và việc chậm thi hành án dân sự. Các đơn tố cáo liên quan đến
cán bộ có chức quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái các quy định của nhà
nước; tham ô lãng phí tài sản của Nhà nước, yếu kém trong công tác quản lý, sử dụng
đất đai, thu tiền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật, không khách quan
trong quá trình giải quyết công việc.
Đơn thư chủ yếu tập trung ở các xã, phường: Trương Quang Trọng, Chánh Lộ,
Trần Phú, Nghĩa An, Tịnh Khê, Nghĩa Phú, Tịnh Long đây là nơi có nhiều dự án phải
thu hồi đất để thực hiện đầu tư. Nội dung chủ yếu tập trung trong lĩnh vực bồi thường,
GPMB, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư và
TCĐĐ (chiếm khoảng 49.4%). Có nhiều vụ việc tồn đọng kéo dài, công dân bức xúc,
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

12


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

khiếu nại vượt cấp lên tỉnh, khiếu nại đông người và cùng một nội dung điển hình như
vụ khiếu nại thuộc dự án khu dân cư trục đường Nguyễn Du, khiếu nại về bồi thường
GPMB xây dựng khu dân cư 577, khiếu nại việc xây dựng Khu công nghiệp Quảng
Phú, khiếu nại việc GPMB xây dựng dự án trường đại học Phạm Văn Đồng
Thời gian qua, UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố đã quan tâm chỉ
đạo, giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh, các vụ khiếu nại,
TCĐĐ để tham mưu cho chủ tịch UBND thành phố ra quyết định giải quyết theo đúng
quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật đất đai, nên tình trạng khiếu nại
tập thể, khiếu kiện đông người; đơn thư khiếu nại, tố cáo lên Tỉnh, Trung ương ít xảy ra.
Tình hình công dân tái khiếu, khiếu nại vượt cấp ngày càng giảm. Tuy vậy, vẫn
còn một số ít vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng công dân còn
quá cố chấp, vẫn tiếp tục đến khiếu nại ở trụ sở tiếp công dân của thành phố, tỉnh
nhiều lần, nhất là các trường hợp liên quan đến thu hồi đất, đền bù GPMB đã gây một
số trở ngại cho công tác đầu tư xây dựng các dự án và khiếu nại kéo dài dây dưa, vượt
cấp điển hình như vụ ông Trần Hiển, ông Trần Bá Ba ở tổ 20 phường Chánh Lộ, vụ
ông Phạm Quận, ở tổ 19 phướng Chánh Lộ, vụ ông Hà Văn Bé ở tổ 8 phường Trần
Phú, vụ bà Phạm Thị Lê Hoa, ở tổ 9 phường Trần Phú, vụ Nguyễn Trần Lại, ở phường
Trần Phú, ông Nguyễn Trợ ở phường Nghĩa Chánh, vụ tố cáo ông Bùi Ngọc Anh cán
bộ địa chính xã Nghĩa Dõng.
* Về khiếu nại, tố cáo đông người
Trong những năm qua, trên địa bàn thành phố đã xảy ra một số vụ khiếu kiện
đông người, phức tạp chủ yếu trong lĩnh vực đất đai như vụ khiếu kiện của các hộ dân
ở hẻm 112 đường Trần Hưng Đạo phản ảnh kiến nghị ông Đỗ Thanh Minh xây dựng
trái phép lấn chiếm hẻm 112 đường Trần Hưng Đạo; một số hộ dân ở tổ 24, 25 phường
Quảng Phú phản ảnh Nhà nước thực hiện dự án Khu công nghiệp Quảng Phú làm tắt
ngẳn dòng chảy kênh Bàu Lăng gây ngập úng, lấp kênh nội đồng không có nước tưới
nhân dân không sản xuất được; vụ khiếu nại của một số hộ dân tổ 19, 20 phường
Chánh Lộ phản ánh việc xây dựng trường Đại học Phạm Văn Đồng, đường Bàu Giang

– Cầu Mới khi san lấp mặt bằng ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu, nhân dân không sản
xuất được, yêu cầu hỗ trợ đời sống; vụ khiếu nại của một số hộ dân tổ 04 phường Nghĩa
Chánh phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường khi xây dựng dự án Hồ Điều Hòa Nghĩa Chánh; vụ khiếu nại của một số hộ dân Khu dân cư số 6, phường Trương Quang
Trọng yêu cầu tính lại giá trị bồi thường, hỗ trợ đời sống khi Nhà nước thu hồi đất của
các hộ xây dựng Khu dân cư 577; vụ khiếu nại của 07 hộ dân có đất bị thu hồi thuộc dự
án xây dựng nhà làm việc Hạ Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi.
Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 có 20 lượt đoàn đông
người với 12 vụ trong lĩnh vực đất đai đến khiếu nại tại các cơ quan HCNN, số lượng
đoàn đông người lên đến 15 người.
Tình hình trên nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất phức tạp, gây tâm lý hoang
mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân và lợi ích quốc gia.
2.2. Thống kê các nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
2.2.1. Về nội dung khiếu nại
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

13


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

Các đơn thư có nội dung khiếu nại chiếm 49,7% trong tổng số đơn thư tiếp
nhận trong lĩnh vực đất đai. Các nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến việc GPMB,
bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát
triển kinh tế – xã hội và khiếu nại về việc cấp, thu hồi, chỉnh lý giấy chứng nhận
QSDĐ, thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. Đây là lĩnh vực có số lượng đơn
khiếu nại nhiều nhất, các vụ việc phức tạp, khiếu kiện đông người tập trung chủ yếu
vào hai lĩnh vực này.

Các đơn khiếu nại liên quan đến giấy chứng nhận QSDĐ chiếm 37,2% trong
tổng số đơn khiếu nại đất đai. Khiếu nại về QĐHC và HVHC trong việc cấp giấy
chứng nhận QSDĐ, thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ, đăng ký biến động sau khi cấp
giấy chứng nhận QSDĐ cũng là một dạng khiếu nại rất phổ biến hiện nay vì nó liên
quan trực tiếp đến quyền của người sử dụng đất. Nội dung khiếu nại chủ yếu như: còn
nhiều phiền hà, sách nhiễu, quan liêu trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về
đất đai, thời gian giải quyết hồ sơ còn quá dài, vượt quá quy định; cấp giấy chứng
nhận QSDĐ sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích, xác định nghĩa vụ tài
chính không đúng; không cấp, cấp đổi giấy chứng nhận mà không có lý do chính đáng
hoặc lý do không rõ ràng hoặc do quy hoạch treo mà người dân không được cấp giấy
chứng nhận. Dạng khiếu nại này phát sinh một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm
quyền. Tuy nhiên, dạng khiếu nại này đang có chiều hướng giảm dần do các cơ quan
có thẩm quyền đã tăng cường công tác cải cách hành chính trong việc thực hiện các
thủ tục hành chính về đất đai. Đối tượng bị khiếu nại là các quyết định của UBND cấp
huyện, và hành vi của cán bộ địa chính cấp xã, các cán bộ, công chức trực tiếp thực
hiện các thủ tục hành chính về đất đai. Một số vụ điển hình cho dạng khiếu nại này
như: vụ bà Nguyễn Thị Kim Bích, ở phường Chánh Lộ khiếu nại hành vi hành chính
của cán bộ văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chi nhánh thanh phố từ chối nhận hồ
sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Bà, vụ khiếu nại của các ông, bà:
Nguyễn Tông, Nguyễn Tách, Nguyễn Thị Đến, ở xã Nghĩa Hà khiếu nại quyết định
hành chính của UBND thành phố đó là quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho ông Nguyễn Á….
Các đơn khiếu nại liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, GPMB, tái định
cư chiếm 49,4% trong tổng số đơn khiếu nại đất đai. Các đoàn đông người thường tập
trung vào lĩnh vực này. Điển hình một số vụ khiếu nại về bồi thường, GPMB đông
người, kéo dài như: vụ khiếu nại của một số hộ dân Khu dân cư số 6, phường Trương
Quang Trọng khiếu nại về giá cả bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất của các hộ
xây dựng Khu dân cư 577; vụ khiếu nại của các ông, bà: ông Phạm Quận, ông Trần Bá
Ba, ông Trần Hiển, ông Nguyễn Thanh Vân, bà Nguyễn Hợi khiếu nại Quyết định thu
hồi đất của UBND thành phố để thực hiện dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư trục

đường Bàu Giang – Cầu Mới; Vụ khiếu nại của một số hộ dân có đất bị thu hồi thuộc dự
án đường Nguyễn Công Phương; vụ khiếu nại của một số hộ dân có đất bị thu hồi thược
dự án đường Nguyễn Trãi mở rộng....Khiếu nại QĐHC, HVHC trong lĩnh vực này tập
trung vào các nội dung chủ yếu như: xác định sai diện tích đất bị thu hồi, xác định sai
loại đất để tính giá bồi thường, các khoản hỗ trợ, tái định cư, tái định cư tại chỗ; áp giá
không đúng quy định, sai vị trí, không nhân hệ số K; kiểm đếm tài sản và áp giá bồi
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

14


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

thường chưa chính xác; đòi nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ; khiếu nại về việc bố
trí tái định cư. Nguyên nhân do giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị
trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông
thôn. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện
tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề khác. Nhìn chung các địa
phương, dự án chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng
địa bàn, một số khu tái định cư đó được lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn
hoặc bằng nơi ở cũ, giá đất ở tại khu tái định cư của tỉnh ban hành quá cao nên tiền
nhận bồi thường không đủ trả cho đất, nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định của
pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư khá đầy đủ nhưng các địa phương
thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm vụ
này dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài. Việc giải quyết các trường hợp này thường
mất nhiều thời gian, người khiếu nại không chấp hành đầy đủ các quyết định thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư của cơ quan nhà nước, chậm di dời, hoặc không chịu

di dời để bàn giao mặt bằng dẫn đến chậm trễ trong thời gian triển khai các dự án sử
dụng đất, gây áp lực cho cơ quan chức năng, có những trường hợp UBND thành phố
phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất, như trường hợp
của 07 hộ dân thuộc dự án Hạt Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi, trường hợp của ông Hồ
Ngọc Phấn thuộc dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư trục đường Bàu Giang – Cầu
Mới. Một số trường hợp chủ đầu tư các dự án không tính toán mức độ ảnh hưởng của
dự án đến đời sống nhân dân nên khi dự án đi vào hoạt động nhân dân dù không bị thu
hồi đất nhưng vẫn khiếu kiện đòi bồi thường do bị ảnh hưởng bởi dự án như Dự án
trường Đại học Phạm Văn Đồng, dự án khu công nghiệp Quảng Phú ...
Ngoài ra, còn có một số khiếu nại khác như: khiếu nại về việc không đổi đất
cho nhân dân sản xuất, khiếu nại về quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của UBND
các xã, phường, UBND thành phố về việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm giải
quyết khiếu nại của công dân, khiếu nại về bản án trong lĩnh vực đất đai, kiến nghị đòi
thực hiện các chính sách về đất đai như đề nghị miễn, giảm tiền sử dụng đất; khiếu nại
về quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai; kiến
nghị xác định lại ranh giới, mốc giới sử dụng đất…Các khiếu nại, kiến nghị này chiếm
khoảng 13,4% trong tổng số đơn khiếu nại về đất đai.
2.2.2. Về nội dung, đối tượng bị tố cáo
Về đơn tố cáo liên quan đến đất đai hiện nay thường thể hiện ở các nội dung chủ
yếu sau: tố cáo cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng các chương trình, dự án
của Nhà nước để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất đai, nhất là đối với các dự án phát
triển khu dân cư, các dư án bố trí tái định cư. Tố cáo cán bộ cửa quyền, nhũng nhiễu trong
việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, như: giao đất; cho thuê đất; cho phép
chuyển nhượng QSDĐ; cấp giấy chứng nhận QSDĐ; không thực hiện đúng trình tự, thủ
tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ. Tố cáo UBND giao đất trái thẩm quyền; giao đất, cho
thuê đất công ích không đúng đối tượng, không đúng quy hoạch; sử dụng tiền thu từ quỹ
đất công ích (5%) trái quy định của pháp luật. Tố cáo hành vi trục lợi về đất đai thông qua
việc lập phương án hoặc điều chỉnh phương án quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch
SV: Trần Thị Ngọc Duyên


15


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

điểm dân cư nông thôn không phù hợp với thực tế, gây xáo trộn không cần thiết trong đời
sống nhân dân. Đơn tố cáo chiếm 3,8% trong tổng số đơn đất đai đã tiếp nhận. Điển hình
là vụ tố cáo của bà Nguyễn Thị Lan, ở thôn 4, xã Nghĩa Dõng; vụ tố cáo của ông Phạm
văn Chương, ở tổ 14, phường Quảng Phú....
Đối tượng bị khiếu nại, tố cáo chủ yếu là cán bộ cấp xã, thành phố, các chủ
sử dụng đất liền kề. Trong đó: Tố cáo cán bộ xã, thôn chiếm 44,9%, tố cáo cán bộ
thành phố chiếm 21,8% và các nội dung khác chiếm 33,3%.
2.2.3. Về nội dung tranh chấp đất đai
Đơn thư có nội dung tranh chấp chiếm khoảng 46,4% so với tổng số đơn tiếp nhận. Về
TCĐĐ phát sinh ở nhiều dạng, đa dạng và phức tạp, tập trung vào các vụ việc như: tranh chấp
đất hương hoả, họ tộc; tranh chấp ranh giới giữa các chủ sử dụng đất liền kề; tranh chấp về
diện tích đất đã mua bán, chuyển nhượng trao tay mà chưa làm đầy đủ thủ tục theo đúng quy
định của pháp luật; đòi lại đất cũ, tài sản của dòng họ, của người thân trong các giai đoạn khác
nhau; tranh chấp quyền thừa kế QSDĐ, thừa kế tài sản gắn liền với QSDĐ, tranh chấp nhà đất
do đó cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ; tranh chấp hợp đồng chuyển QSDĐ; khiếu nại việc giải
quyết tranh địa giới hành chính…. Tranh chấp giữa các chủ sử dụng đất liền kề (thường giữa
hai hộ gia đình với nhau) chiếm tỷ lệ cao, gần 88,3% trong tổng số đơn có nội dung tranh
chấp. Tranh chấp về đòi lại đất cũ chiếm 11,7%. Điển hình là vụ tranh chấp quyền sử dụng
đất giữa bà Đặng Thị Lan với bà Nguyễn Thị Mai, ở xã Nghĩa Dõng đã được UBND thành
phố, UBND tỉnh giải quyết, khi giải quyết xong thì bà Đặng Thị Lan chuyển sang tố cáo một
số cán bộ UBND xã; vụ tranh chấp đất đường đi giữa ông Nguyễn Thuận và một số hộ dân ở
tổ 2 phường Trần Hưng Đạo.


2.3. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, nhưng
chủ yếu vẫn tập trung vào các nguyên nhân sau đây:
2.3.1. Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu
nại, tố cáo, tranh chấp đất đai.
Thời gian qua, hệ thống pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp chưa đồng bộ. Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Đất đai có các quy định không
thống nhất trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp của nhân dân như đã phân
tích ở Chương 1:Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (mục 1.2.1.2). Việc phân định thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai liên quan đến nhiều cơ quan khác
nhau, mối quan hệ trong giải quyết KNTC, TCĐĐ giữa cơ quan hành chính với Toà án
nhân dân, giữa cơ quan chuyên ngành với Thanh tra chưa cụ thể, thống nhất dẫn đến
khó khăn trong việc áp dụng giải quyết đơn thư KNTC, TCĐĐ của công dân.
Một số quy định về đất đai phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần trong thời gian ngắn
dẫn đến tình trạng thiếu ổn định, tính khả thi thấp, nhất là các quy định về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư là nguyên nhân gây ra nhiều so bì, khiếu kiện. Một số quy định
chưa phù hợp với thực tiễn như quy định về việc thỏa thuận bồi thường khi thu hồi đất
vào mục đích phát triển kinh tế đã tạo ra cơ chế hai giá đất; quy định về nguyên tắc
định giá đất, khung giá đất do Chính phủ quy định theo 3 vùng; quy định về thời hạn,
hạn mức sử dụng đất nông nghiệp, quy định hình thức thuê đất của nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài…. Một số vấn đề phát sinh chưa được quy định cụ thể như việc sử
dụng đất để đầu tư xây dựng công trình ngầm, đầu tư xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

16


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng


để kinh doanh.... Mặt khác, chính sách, pháp luật về đất đai chưa theo kịp cơ chế kinh
tế thị trường, đặc biệt là chính sách tài chính đất đai chưa điều tiết hoặc đã điều tiết,
phân phối nhưng chưa hợp lý phần giá trị tăng thêm mang lại từ đất khi sử dụng đất
cho các dự án đầu tư như trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho
người có đất bị thu hồi.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả các văn bản
QPPL về đất đai và pháp luật về KNTC, là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến tình trạng KNTC của công dân, gây khó khăn cho việc thực hiện quyền KNTC của
công dân, nhất là tình hình KNTC đông người, phức tạp trong thời gian qua.
2.3.2. Sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai
- Việc áp dụng pháp luật về đất đai của các địa phương còn nhiều bất cập, nhất
là trong việc thu hồi đất chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với
tư cách là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất đã được
pháp luật công nhận, dẫn tới nhấn mạnh quyền thu hồi đất của Nhà nước, nhấn mạnh
việc tạo vốn từ quỹ đất mà chưa quan tâm đầy đủ lợi ích chính đáng của người sử dụng
đất. Đặc biệt là trong việc định giá đất bồi thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất
thu hồi với giá đất tái định cư. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị
trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị. Những trường hợp bị
thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp thì tiền bồi thường không đủ để nhận chuyển nhượng
diện tích đất khác tương tự hoặc cũng không đủ để chuyển sang làm một công việc
khác. Có trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua lại nhà ở
mới tại khu tái định cư. Việc chưa điều chỉnh kịp thời giá đất để tính bồi thường khi
Nhà nước thực hiện dự án có liên quan đến nhiều tỉnh hoặc việc cho người có nhu cầu
sử dụng đất phát triển các dự án tự thoả thuận bồi thường với người dân đang sử dụng
đất, người được giao đất muốn GPMB nhanh đã chấp nhận giá bồi thường cao hơn
quy định của Nhà nước làm cho mức đền bù chênh lệch trên cùng một khu vực, từ đó
phát sinh khiếu nại.
- Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành nhiều
địa phương, nhất là cán bộ cấp cơ sở vẫn chưa nắm chắc những đổi mới, những quy

định mới của pháp luật về đất đai nên vẫn còn áp dụng những quy định cũ đã bị huỷ bỏ
hoặc thay thế, nhiều trường hợp áp dụng sai quy định. Những bất cập này đã tạo nên
những vụ việc khiếu kiện mới về đất đai.
- Công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập. Việc đầu tư cho công tác
quản lý đất đai chưa được chú trọng nên hồ sơ địa chính không đồng bộ, sổ sách, bản
đồ, tư liệu thiếu. Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt dẫn đến việc xác định
nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Những tồn tại có tính lịch sử,
như việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất trong nội bộ nhân dân, không có hoặc không
lưu giữ được các tài liệu, sổ sách khi trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất
không có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không lưu giữ hồ sơ,
đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc KNTC, TCĐĐ.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, việc chỉnh lý biến động đất đai không
được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến việc tham mưu không đầy đủ, thiếu
chính xác trong việc quy hoạch, thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

17


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

về đất đai. Nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, dẫn
tới tuỳ tiện trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ với các quy hoạch chuyên
ngành, tính kết nối liên vùng, và quản lý quy hoạch còn yếu, thu hồi đất, cho thuê đất
không đúng thẩm quyền, không theo quy hoạch.
- Đa số các địa phương chưa đầu tư kinh phí thoả đáng để xây dựng hệ thống hồ
sơ địa chính, bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với từng thửa đất. Công tác cấp giấy chứng

nhận QSDĐ chậm và trong một số trường hợp không chính xác.
- Công tác kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm đúng mức, trong đó công tác
hậu kiểm đối với các dự án, công trình sau khi được giao đất, cho thuê đất ít được các
địa phương chú ý. Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng tiến độ,
không đầu tư theo dự án mà chỉ chờ chuyển nhượng kiếm chênh lệch giá đã ít được
phát hiện và xử lý kịp thời. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện chế độ công vụ và xử lý
những vi phạm của cán bộ, công chức trong công tác quản lý và sử dụng đất đai chưa
được đặt ra một cách cụ thể, tích cực.
- Nguyên nhân từ việc quản lý thiếu chặt chẽ, còn sai sót của cơ quan nhà nước
như: đo đạc không chính xác diện tích, nhầm lẫn địa danh, thu hồi đất không có quyết
định, không làm đầy đủ các thủ tục pháp lý, giao đất, cho thuê đất, đấu thầu đất, bồi
thường giải toả và sử dụng những khoản tiền thu được không công khai gây ngờ vực
cho nhân dân.
- Việc giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, giao sai diện tích, vị
trí, sử dụng tiền thu từ đất sai quy định của pháp luật hoặc người sử dụng đất đã làm
đủ các nghĩa vụ theo quy định nhưng không được hợp thức QSDĐ, cấp giấy chứng
nhận QSDĐ là những nguyên nhân tạo thành khiếu kiện đông người, thành các đoàn
khiếu kiện đến các cơ quan hành chính.
- Sự yếu kém, bất cập trong công tác quản lý đất đai cùng với một bộ phận
không nhỏ cán bộ, công chức có những hành vi vụ lợi trong quản lý, sử dụng đất đai,
nhũng nhiễu, thiếu công tâm là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh những khiếu nại,
tranh chấp về đất đai.
2.3.3. Sự bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
- Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp, KNTC, nhiều địa
phương chưa làm tốt việc tiếp dân, nhận đơn, chưa hướng dẫn cụ thể theo pháp luật về
việc nộp đơn để tình trạng người đi khiếu kiện đi hết nơi này đến nơi khác, một nội
dung đơn mà gửi đi rất nhiều cơ quan. Khi phát sinh khiếu kiện, đã không tập trung chỉ
đạo giải quyết kịp thời, thậm chí né tránh, đùn đẩy. Nhiều vụ việc đã có quyết định
giải quyết cuối cùng nhưng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm, cơ quan ra
quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm; một số vụ việc đã

có kết luận hoặc quyết định giải quyết nhưng không có tính khả thi trong tổ chức thi
hành dẫn tới phát sinh những khiếu kiện mới phức tạp hơn.
- Các vụ việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện quyết định giải
quyết chưa tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc,
làm phát sinh những quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn. Một số địa phương sau khi
ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng cho rằng đã hết trách nhiệm, nhiều
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

18


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có sai sót không được sửa đổi,
bổ sung do đó gây tâm lý ngờ vực về chính quyền địa phương giải quyết không đúng
chính sách pháp luật và người dân tiếp tục khiếu nại.
- Đất đai là vấn đề phức tạp, đã và đang phát sinh nhiều khiếu kiện, nhưng tổ
chức và cơ chế giải quyết khiếu kiện thiếu ổn định và nhìn chung bất cập so với yêu
cầu thực tế. Giải quyết một vụ khiếu nại đòi hỏi phải có các bước điều tra, nghiên cứu,
kết luận và thi hành kết luận (tương tự như một vụ án hành chính hoặc vụ án dân sự),
do đó cần một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và
làm việc chuyên trách. Nhưng công tác giải quyết khiếu nại hiện nay chủ yếu là kiêm
nhiệm. Khiếu nại, Tranh chấp về đất đai phát sinh ở cấp xã, phường do Chủ tịch
UBND xã, phường là người chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết
khiếu nại lần đầu nhưng lại phải lo mọi việc của địa phương nên khó có điều kiện
chuyên tâm về việc này. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết
khiếu nại chậm chạp, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, tái khiếu nhiều.
- Trong quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, nhiều nơi

chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, nên có những trường hợp áp dụng
chưa phù hợp. Nhiều vụ việc tồn đọng mà nếu giải quyết thì sẽ kéo theo nhiều trường
hợp tương tự khác cũng phải giải quyết, nhưng không giải quyết thì người khiếu nại
không chấp nhận.
- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai liên quan đến thẩm
quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Tại các tỉnh, việc phân công thực hiện nhiệm vụ
tham mưu cho UBND trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
không thống nhất, có nơi giao cho Thanh tra tỉnh chủ trì, có nơi giao cho Sở Tài
nguyên và Môi trường chủ trì; ở cấp huyện có nơi giao cho Thanh tra huyện, có nơi
giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường, thậm chí có nơi vừa giao cho Thanh tra
vừa giao cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Tình trạng này đã gây khó khăn cho
công dân và lúng túng trong việc xác định thẩm quyền tham mưu giải quyết.
- Việc phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa các cơ quan có
thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm, có nhiều vụ
việc còn có ý kiến khác nhau làm cho công dân tiếp khiếu dai dẳng.
2.3.4. Ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân
Nhà nước ta đã có một số biện pháp tích cực nhằm bảo đảm quyền lợi để động
viên khuyến khích công dân phát huy quyền khiếu nại, tố cáo. Trong thực tế quyền này
vẫn chưa được đảm bảo vì có sự tồn tại hạn chế trong việc giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo ở nhiều cơ quan có thẩm quyền ở nhiều vụ, việc cụ thể trên địa bàn gây ảnh
hưởng rất tiêu cực đến ý thức trách nhiệm của họ. Vì vậy, hành vi tố cáo chính danh
rất ít có mà phổ biến chủ yếu là “nặc danh” mà loại đơn thư này pháp luật quy định
không xem xét. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp công dân biết hành vi tham
nhũng hoặc VPPL khác, nhưng họ không đủ dũng cảm đứng ra phản ánh vì nhiều lý
do như: thiếu hiểu biết, không có chứng cứ cụ thể, sợ trả thù, trùm úm trù dập, sợ bao
che, chạy tội,... trong khi họ cũng chẳng được gì.
Hành vi tố cáo diễn ra phổ biến tại địa phương phần nhiều là đối tượng người bị
xâm phạm về quyền lợi cá nhân. Do thiếu hiểu biết về pháp luật nên một số công dân
SV: Trần Thị Ngọc Duyên


19


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

đeo bám khiếu nại không được giải quyết thỏa mãn nên chuyển sang hành vi tố cáo
mà không có bằng chứng thuyết phục. Thậm chí đã có nhiều trường hợp lợi dụng
quyền khiếu tố để lăng mạ, chửi bới, vu khống cán bộ nhưng chưa ai bị truy cứu
trách nhiệm về hành vi này, làm cho tình trạng công dân có biểu hiện ý thức xem
thường cơ quan công quyền ngày càng phổ biến. Điển hình là tại trụ sở tiếp dân của
UBND thành phố mỗi tháng tiếp công dân hai lần có từ 6 -12 công dân, thì trong số
này có đến hơn một nữa công dân khiếu, tố đã được giải quyết, nhưng từ năm 20 10
đến nay vẫn đeo bám như trường hợp ông Nguyễn Tợ, ở phường Nghĩa Chánh khiếu
nại đòi lại đất cũ; bà Nguyễn Thị On khiếu nại đòi bồi thường đất ở khi nhà nước thu
hồi đất thực hiện dự án nhà làm việc của Hạt Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi; vụ bà
Nguyễn Thị Thới khiếu nại về giải quyết tranh chấp đất đai với gia đình ông Nguyễn
Thuận... Theo đó, tình hình thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo hiệu
quả còn thấp, do công dân phải có nghĩa vụ thực hiện không tự giác chấp hành mà có
ý thức đối phó, chây ì hoặc lẫn trách, buộc cơ quan chức năng phải thực hiện các
biện pháp cưỡng chế, gây tốn kém về thời gian và tài chính.
Do nhận thức của người dân về sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định
của pháp luật. Trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng (đặc biệt là những người
dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc người dân có trình độ học vấn
thấp) vẫn tồn tại quan niệm đất đai là của ông cha, tổ tiên để lại. Hoặc cũng có một số
người dân quan niệm rằng đất đai là của Nhà nước nhưng khi Nhà nước đã giao cho sử
dụng ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì là của họ. Chính vì nhận thức
không đúng này nên trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai ngày càng trở lên có giá
thì tình trạng đòi lại đất của ông cha ngày càng gia tăng.

Nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai mặc dù các cấp, các
ngành ở Trung ương và địa phương đã nỗ lực cố gắng vận dụng chính sách giải quyết
có lý, có tình, phù hợp với tình hình thực tế và đúng với quy định của pháp luật, đã
được đối thoại trực tiếp nhiều lần nhưng do nhiều động cơ khác nhau người khiếu nại
vẫn cố tình đeo bám, khiếu kiện và làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.
Một số đối tượng đi khiếu nại có hành vi vượt quá giới hạn, VPPL, lợi dụng
quyền khiếu nại, tố cáo đã có hành vi quá khích gây mất trật tự an toàn công cộng, ảnh
hưởng đến công tác và hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước. Tình trạng
người khiếu nại gửi đơn tràn lan, vượt cấp đến nơi không có thẩm quyền giải quyết
vẫn diễn ra phổ biến. Điển hình là trường hợp ông Trần Kỳ Đô, 60 tuổi, ở phường Lê
Hồng Phong; vụ ông Lê Bá Mẫn, ở phường Trần Phú liên tục khiếu nại về chế độ hỗ
trợ làm nhà ở cho người có công và tố cáo cán bộ phường tham nhũng nhưng không có
căn cứ, bằng chứng mà vẫn đeo bám khiếu tố kéo dài 10 năm...
2.4 Kết quả cụ thể về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
Theo kết quả điều tra, thống kê, trong những năm qua, Thành uỷ, HĐND&
UBND thành phố, các cấp Đảng ủy, Chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã quan
tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân đạt kết quả tốt; đặc biệt là cơ quan Thanh tra thành phố đã tham mưu tích
cực, giúp Thủ trưởng cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân hàng năm
đạt tỷ lệ từ 92% đến 95%, trong đó giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

20


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

đai đạt 98% (Khiếu nại đạt 96%, tố cáo đạt 100%). Tình hình khiếu nại, tố cáo của

công dân trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định, chưa phát sinh điểm nóng khiếu
kiện phức tạp, không có vụ việc tập trung đông người lên UBND tỉnh hoặc ra
Trung ương khiếu kiện.
Tỷ lệ giải quyết đơn thư KNTC, TCĐĐ
ĐVT: %

Hình 2.5. Tỷ lệ kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2009 – 2014
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tại Thanh tra thành phố,
Phòng Tài nguyên và Môi trường)
Theo số liệu báo cáo của Thanh tra thành phố, tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố
cáo hàng năm của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố đều đạt trên
93%, năm sau cao hơn năm trước, được thể hiện qua Hình 2.5. Tuy nhiên, có thể
thấy, tỷ lệ này giảm mạnh vào năm 2012 vì số lượng đơn thư thuộc thẩm quyền
năm 2012 nhiều, trong khi đó lực lượng cán bộ lại hạn chế. Những năm gần đây,
mặc dù Chính phủ, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác này nhưng tỷ lệ
giải quyết giảm do có nhiều vụ việc phức tạp và khiếu kiện đông người, đòi hỏi
phải mất nhiều thời gian tập trung giải quyết.
+ Kết quả cụ thể về xử lý đơn KNTC, TCĐĐ được thể hiện qua Bảng 2.6.
ĐVT: Đơn
NĂM

TỔNG
SỐ
ĐƠN
TIẾP
NHẬN

KẾT QUẢ XỬ LÝ ĐƠN
ĐƠN
THUỘC

THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT
Tổng Khiếu Tố
Tranh
số
nại
cáo chấp

SV: Trần Thị Ngọc Duyên

ĐƠN KHÔNG THUỘC THẨM QUYỀN
ĐÃ XỬ LÝ
Chuyển Hướng Trả
lại Lưu
Tổng

quan
dẫn,
đơn
do
đơn
số
NN GQ

trả lời
CD

không đủ
điều kiện


21


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

thụ lý
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


2010

447

76

29

5

42

371

32

255

9

75

2011

577

93

46


4

43

484

40

243

11

190

2012

611

132

53

7

72

479

43


352

12

72

2013

178

49

26

3

20

129

19

76

8

26

2014
Tổng

cộng

221

87

41

2

44

134

15

80

10

29

2.034

437

195

21


221

1.597

149

1.006

50

392

Bảng 2.6. Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các báo cáo tại Thanh tra Thành phố,
Phòng Tài nguyên và Môi trường)
Phân tích Bảng 2.6, cho thấy:
- Tỷ lệ đơn thuộc thẩm quyền giải quyết so với đơn thư tiếp nhận thay đổi qua
các năm và có chiều hướng giảm. Đơn thuộc thẩm quyền bình quân cho cả thời kỳ báo
cáo chiếm 21,5%, đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết chiếm 75,5%.
- Tổng số đơn khiếu nại, tranh chấp thuộc thẩm quyền đã giải quyết là: 416/437,
chiếm 95,2% so với số lượng đơn thuộc thẩm quyền (trong đó: đơn thư khiếu nại
195/437, chiếm 44,6% và 221/437, chiếm 50,6% so với đơn thư thuộc thẩm quyền giải
quyết các loại).
- Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết là: 21/437, chiếm 4,8% so với số
lượng đơn thuộc thẩm quyền.
- Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết được xử lý: Chuyển cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền giải quyết 149/1.597, chiếm 9,3%; hướng dẫn trả lời công dân:
1.006/1.597, chiếm 63%; trả lại đơn do không đủ điều kiện thụ lý: 50/1.597, chiếm
3,1%; lưu đơn do trùng, lặp, đơn photocopy, đơn không hợp lệ: 392/1597, chiếm
24,6%.

+ Kết quả giải quyết đơn tranh chấp, khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải
quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp được thể hiện qua Bảng 2.5.
Qua thực tiễn công tác giải quyết, cho thấy hầu hết các vụ tố cáo đã được giải
quyết, nhưng đối tượng không đồng ý nên tiếp tục tố cáo đến nhiều cơ quan Đảng,
Nhà nước cho rằng cơ quan có thẩm quyền giải quyết thiên vị, bao che mà không có
bằng chứng mới, làm cho cơ quan chức năng không có căn cứ giải quyết; các đối
tượng này tiếp tục tố cáo người thực thi công vụ liên quan đến việc giải quyết đó, điển
hình là công dân Nguyễn Thị Hải ở thôn 4, xã Nghĩa Dõng tố cáo Công chức Địa
chính – xây dựng xã có những sai phạm trong việc tham mưu cấp GCNQSD đất, vụ
việc đã được Chủ tịch UBND xã kết luận những bà Hải cho rằng Chủ tịch UBND xã
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

22


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hằng

bao che, kết luận không đúng sự thật nên chuyển qua tố cáo Chủ tịch UBND xã; vụ
ông Huỳnh Văn Chương tố cáo Chủ tịch UBND phường Quảng Phú và một số công
chức có liên quan có sai phạm trong việc quản lý đất đai tại địa phương, vụ việc đã
được Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo Chánh Thanh tra thành phố xác minh và tham
mưu UBND thành phố kết luận đã chỉ đạo kiểm điểm 02 cán bộ có liên quan. Tuy
nhiên các công dân cho rằng quá nương nhẹ và bỏ lọt tội nên các công dân này tiếp tục
tố cáo đến cấp trên mà không có bằng chứng mới. Đây chỉ là ví dụ điển hình và còn
nhiều vụ việc khác làm cho tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ở địa phương
không giảm mà còn diễn biến phức tạp gây bức xúc tồn động kéo dài. Đặc biệt, trong
số này nỗi lên tình trạng lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để liên kết khiếu kiện đông
người; một số phần tử xấu lợi dụng sơ hở, lõng lẽo, yếu kém trong quản lý hoặc sai

phạm của cán bộ để kích động, xúi dục tiếp tay giúp sức cho người khác đeo bám hành
vi khiếu nại, tố cáo không lành mạnh như nói xấu chính quyền, vu khống cán bộ...
như trường hợp công dân: Nguyễn Thị On, 56 tuổi là giáo viên tiểu học về hưu.
2.4. Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp đất đai và nguyên nhân
2.4.1. Đánh giá kết quả đạt được
Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đã giúp cho các cấp, các
ngành thấy được những ưu điểm và tồn tại, thiếu sót cần khắc phục sửa chữa. UBND
thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, các phòng, ban thuộc thành phố có những
biện pháp tích cực, tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp, tồn đọng. Thời gian
qua, các phòng, ban, UBND các xã, phường, các đoàn thể chính trị, xã hội đã có nhiều
chuyển biến trong nhận thức và đã triển khai thực hiện nghiêm túc luật khiếu nại, tố
cáo, giải quyết có hiệu quả các đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân. Các cấp ủy
Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thành phố đã chỉ đạo, tổ chức triển khai,
quán triệt phổ biến nội dung Luật khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai các văn bản
QPPL có liên quan đến việc hướng dẫn thi hành luật.
Sự quan tâm của các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị địa phương ngày càng
được chú trọng. Chất lượng, hiệu quả trong công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý và
giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai có nhiều tiến bộ. Sự phối hợp
giữa các cơ quan, ban ngành địa phương chặt chẽ hơn, nhất là xử lý các vụ khiếu kiện
tố cáo đông người, như ở xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi, ở phường Trương
Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi... Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi để công dân
tiếp cận với cán bộ lãnh đạo các cấp, trực tiếp nói lên tiếng nói của mình trong việc
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của nhà nước, thể hiện quyền
dân chủ trực tiếp vào hoạt động của bộ máy nhà nước. Thực tế hiện nay một số vụ việc
khiếu nại, tố cáo tồn động kéo dài đã được giải quyết dứt điểm; quyền, lợi ích hợp
pháp nhiều cá nhân được giải quyết thỏa đáng, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân,
giải toả được phần nào bức xúc trong một bộ phận quần chúng nhân dân.
Nhiều địa phương đã đặt công tác giải quyết KNTC, TCĐĐ là nhiệm vụ trọng
tâm trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Một số địa phương

đã tích cực đổi mới công tác tiếp công dân, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
SV: Trần Thị Ngọc Duyên

23


×