re11.3 HỆ THỐNG CỨU HỎA
Để đảm bảo an toàn cho con người, con tàu và hàng hóa khi có hỏa
hoạn xảy ra thì trên tàu người ta phải trang bị hệ thống cứu hỏa. Hệ thống
cứu hỏa dưới tàu gồm: hệ thống cứu hỏa dùng nước, hệ thống khí CO 2, hệ
thống các bình chữa cháy xách tay v.v… Tùy theo kết cấu, kích thước của
con tàu mà người ta trang bị hệ thống cứu hỏa dùng nước kết hợp với hệ
thống khí CO2 và hệ thống các bình chữa cháy xách tay hoặc chỉ có hệ
thống cứu hỏa dùng nước cùng với hệ thống các bình chữa cháy xách tay.
Để việc cứu hoả đạt hiệu quả tốt thì chùng ta phải hiểu được các yếu tố
tạo thành đám cháy, từ đó mới có biện pháp chữa cháy hiệu quả nhất.
Để tồn tại một đám cháy thì phải đảm bảo ba yếu tố sau:
-Nguồn nhiệt
-Chất cháy
Ô xy tham gia vào phản ứng cháy
Như vậy để loại bỏ được đám cháy thì chúng ta chỉ cần loại bỏ một
trong các yếu tố gây cháy là đám cháy sẽ tự tắt. Để có thể dập tắt được đám
cháy chúng ta có các phương pháp dập cháy khác nhau như:
Phương pháp loại bỏ nguồn nhiêt thực hiện được bằng cách hạ nhiệt độ
đám cháy xuống. Để hạ được nhiệt độ đám cháy ta có thể phun nước vào
đám cháy, khi này nước sẽ nhận nhiệt của đám cháy và hoá hơi, còn đám
cháy sẽ mất nhiệt cho nước và nhiệt độ của đám cháy sẽ giảm, đám cháy sẽ
tắt.
Phương pháp loại bỏ ô xy tham gia vào quá trình cháy được thực hiện
bằng hai cách: Đối với đám cháy thể tích kín thì ta có thể phun khí trơ vào
để đẩy ô xy ra. Đối với đám cháy bề mặt thì ta dùng phương pháp bao trùm
lên đám cháy như phun bọt, bột, hoặc đối với đám cháy nhỏ ta có thể dùng
chăn để phủ lên đám cháy.
Phương pháp thứ ba là loại bỏ chất cháy bằng cách ngăn không cho chất
cháy tiếp tục bổ xung vào đám cháy thì khi chất cháy bị cháy hết, đám cháy
sẽ tự tắt.
Trên tàu thường bố trí sẵn các thiết bị chữa cháy sách tay và các hệ
thống cứu hoả. Sau đây ta lần lượt đi nghiên cứu các hệ thống cứu hoả trên
tàu
11.3.1 HỆ THỐNG CỨU HOẢ DÙNG NƯỚC
Hệ thống này gồm bơm cứu hỏa chính lấy nước từ ngoài mạn tàu cấp
vào hệ thống đường ống cứu hỏa. Hệ thống ống cứu hỏa dẫn nước ra boong
136
tàu, lên các hành lang buồng ở, thượng tầng, các kho chứa vật tư v.v…. Tại
những vị trí đó đều trang bị các van, các họng cứu hỏa và các vòi rồng. Khi
có hỏa hoạn xảy ra tại vị trí nào đó trên tàu thì ta chạy bơm cứu hỏa, mở van
chặn chính dẫn nước lên boong hoặc cabin là nước chờ sẵn tại các van của
họng cứu hỏa. Lúc đó ta chỉ việc lắp vòi rồng vào họng cứu hỏa gần nơi
xảy ra hỏa hoạn và mở van, nước sẽ phun vào đám cháy từ vòi rồng.
Ngoài bơm cứu hỏa chính còn có các bơm khác có thể tham gia vào
công tác cứu hỏa như bơm ballast, bơm phục vụ chung (G.S.P). Các bơm
cứu hỏa phải có khả năng cung cấp toàn bộ sản lượng ở cột áp đã định,
không nhỏ hơn 2/3 tổng sản lượng bơm hút khô. Cột áp của bơm được quy
định để khi cứu hoả thì nước cứu hoả có thể cấp được tới những vị trí cao
nhất hoặc xa nhất ở trên tàu..
Hình 11.8. Hệ thống cứu hoả dùng nước trên tàu
Hình 11.8 thể hiện sơ đồ của một hệ thống cứu hỏa dùng nước và cách
bố trí các họng cứu hỏa và các van cứu hỏa trên một con tàu (hệ thống cứu
hỏa dùng nước bao giờ cũng được trang bị trên các con tàu).
137
11.3.2 HỆ THỐNG CỨU HOẢ DÙNG CO2
Hệ thống cứu hỏa dùng CO2 đang được sử dụng rộng rãi để đảm bảo cứu
hỏa cho hàng hóa chuyên chở, các phòng, khoang tàu, buồng nồi hơi và khu
vực buồng máy.
Lượng CO2 yêu cầu được tính toán theo toàn bộ thể tích lớn nhất của
không gian chứa hàng hóa hoặc thể tích lớn nhất của không gian buồng
máy. Nó được tính theo thể tích nào lớn hơn trong hai thể tích này. Người ta
có thể yêu cầu thêm lượng CO 2 đối với khu vực máy móc mà có những chai
khí nén lớn, vì trong quá trình hỏa hoạn mà khí nén được thoát ra khỏi các
chai khí nén thì ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả dập cháy của hệ thống cứu
hỏa.
Hình 11.9. Hệ thống cứu hỏa CO2
Khí CO2 được chứa trong những chai bằng thép dưới dạng thể lỏng
(nặng khoảng 45 kg). Ở những hệ thống CO 2 được thiết kế cho việc chữa
cháy ở cả khu vực hầm hàng và buồng máy thì việc cứu hoả hầm hàng
thường được thực hiện bằng tay để có thể điều khiển được việc xả CO 2 tới
những hầm hàng riêng rẽ tùy thuộc vào thể tích không gian của mỗi hầm
hàng. VIệc xả CO2 cho các hầm hàng thường được thực hiện tại buồng chứa
CO2. Ở tại vị trí xả sẽ có chỉ dẫn xả CO 2 cho mỗi khu vực. Các chai CO2
được để thẳng đứng và xếp thành từng cụm, các van xả của chai CO 2 được
lắp ở đỉnh của mỗi chai và được nối với các ống dẫn CO2.
Trên các chai CO2 còn có các cơ cấu dùng để giải phóng CO 2 từ xa. Tất
cả các hệ thống xả CO2 tới các khu vực mà con người cần lui tới ví dụ như:
buồng máy, buồng bơm…) phải được lắp các thiết bị tự động báo động bằng
đèn, còi để báo cho con người biết mà rời khỏi khu vực đó trước khi xả CO2.
Để việc cứu hoả bằng CO 2 trong buồng máy được an toàn và hiệu quả
thì quá trình chữa cháy bằng CO2 trong buồng máy được thực hiện theo các
bước sau
138
Đóng tất cả các cửa buồng máy và các cửa thông gió để cô lập đám cháy
vời bên ngoài.
Tắt tất cả các quạt thông gió và các bơm dầu đang chạy để ngăn không
cho không khí và chất cháy tiếp tục xâm nhập vào khu vực cháy.
Đóng các van đóng nhanh dầu từ xa để nghăn không cho dầu tiếp tục
xâm nhập vào đám cháy.
Dùng mọi phương tiện có thể thông báo được để mọi người còn lại trong
buồng máy có thể thoát kịp ra khỏi buồng máy bằng các lối thoát sự cố.
Dùng vật cứng đập kính của hộp đặt chìa khoá cửa trạm điều khiển xả
CO2 và lấy chìa khoá này để mở hộp điều khiển xả CO 2. Khi cửa trạm điều
khiển mở ra thì tiếp điểm cử tự động báo động bằng đèn và còi xuống buồng
máy để báo động chuẩn bị xả CO2 xuống dưới buồng máy dể còn ai ở dưới
buồng máy thì nhanh chòng rời khỏi buồng máy. (Thông thường khi mở cửa
trạm điều khiển xả CO2 thì các quạt thông gió và các bơm dầu cũng dừng
hoạt động)
Chờ khoảng từ 5-10 phút sau đó mới điều khiển mở van xả CO 2 xuống
buồng máy.
Chờ một thời gian đẻ buồng máy nguội hẳn thì mới được vào buồng
máy để kiểm tra.
Hình 11.9 là sơ đồ của hệ thống cứu hoả bằng CO 2 trong buồng máy. Để
xả CO2 thì người ta dùng những chai CO2 điều khiển để mở van chặn chính
phân phối CO2 và những van kế tiếp nhau trên các chai CO 2 riêng rẽ khác.
Các chai CO2 điều khiển được đặt trong một ngăn điều khiển và thường
được ngắt ra khỏi hệ thống điều khiển. Để cho hệ thống điều khiển này hoạt
động được thì người ta chế tạo một ống mềm có cút bắt nhanh vào miệng
chờ tương ứng trên hệ thống để nối các chai CO 2 điều khiển vào trong hệ
thống. Khi van chặn trên chai điều khiển được mở ra thì CO 2 từ chai điều
khiển sẽ ra và tác động vào van chặn chính của hệ thống cứu hỏa làm van
này mở ra. Van chặn chính dạng một piston được CO 2 điều khiển tác động
đẩy thắng sức căng lò xo, nó sẽ mở cửa van ra, đồng thời CO 2 điều khiển sẽ
qua một lỗ thứ hai trên đó để vào hàng chai CO 2 chính và mở những van
trên các chai CO2 này.
Hệ thống cứu hỏa dùng CO2 thường kết hợp với hệ thống lấy mẫu khói
để sao cho hỏa hoạn có thể được phát hiện sớm kịp thời tại một bảng chỉ báo
đặt ở buồng lái. Bảng này có các tín hiệu chỉ báo các khu vực khác nhau
trên tàu. Khi có hỏa hoạn xảy ra tại khu vực đó trên bảng này sẽ sáng (nhấp
nháy và còi báo động sẽ kêu) báo cho người trực biết.
139
Mỗi khoang hầm hàng được nối riêng rẽ với bảng phát hiện cháy này
bằng đường ống nhỏ. Một quạt hút được lắp ở trần buồng lái liên tục hút khí
ở các hầm hàng cho qua thiết bị phát hiện hỏa hoạn ở bảng này. Do vậy khói
từ đám cháy ở bất kỳ hầm hàng nào sẽ được phát hiện ngay lập tức và được
chỉ báo ở các bảng tín hiệu, đồng thời còi và đèn báo động sẽ làm việc báo
cho biết khói xuất hiện ở chỗ nào trên tàu.
Một van ba ngả được lắp trên mỗi đường ống ở dưới bảng báo cháy.
Bình thường van này luôn mở để thông các hầm hàng với bảng báo cháy.
Khi phát hiện thấy hỏa hoạn thì van sẽ được xoay cách ly bảng báo cháy với
khu vực cháy và mở đường ống tới buồng đặt các chai CO 2 để sẵn sàng xả
CO2 tới vị trí hỏa hoạn.
Những thiết bị báo cháy gồm các kiểu sau:
1. Thiết bị phát hiện khói dựa vào nguyên tắc ion hóa hoặc nguyên
lý tế bào quang điện.
2. Những phần tử cảm biến nhiệt
3. Những phần tử cảm biến tốc độ tăng của nhiệt độ
4. Những thiết bị phát hiện ngọn lửa
Mỗi loại có ưu điểm của nó và các hệ thống thường bố trí hai hoặc hơn
những loại trên tùy theo thể tích không gian cần bảo vệ.
Nguồn sáng Tế bào quang điện
Ống dài 30 cm
Thấu kính
Thấu kính
Khoang hoạt hóa sinh học
a. Sensor cảm ứng khói
Kim loại
melamine hoặc
tương tự
Giá đỡ
Tiếp điểm
mạch báo Khe hở
động
Thanh lưỡng kim
A
Tấm
chặn
Thanh lưỡng kim
B
Thanh A
Thanh B
Cốc kim loại
mỏng
140
b. Sensor cảm ứng nhiệt
Hình 11.9. Các sensor cảm ứng
Số đầu cảm của thiết bị cảm biến khói được đặt ở những vị trí thích hợp
theo quy định tại các khoang hàng, các buồng chứa sơn, buồng máy, ca bin.
Kết hợp với việc lắp đặt này là thiết bị điều khiển được bố trí tại buồng lái
hoặc ở buồng điều khiển cứu hỏa. Thiết bị điều khiển gồm một bảng báo
cháy nối với các đầu cảm của thiết bị cảm biến khói, một bộ chuyển đổi
nguồn điện cấp của tàu phù hợp với điện áp của thiết bị đang sử dụng, một
nguồn ắc quy dự phòng. Bảng báo cháy sẽ chỉ ra khu vực nào có hỏa hoạn
đồng thời nó cũng điều khiển hệ thống và đưa ra tín hiệu báo động.
Trên một số tàu, ngoài hệ thống cứu hỏa dùng CO 2 ở trên, người ta còn
trang bị hệ thống phun nước có các đầu phun bố trí ở những vị trí thích hợp
tại các khu vực cần bảo vệ khi có đám cháy xảy ra (nước phun ra các đầu
phun đó là nhờ áp lực khí nén chứa trong các chai gió) hoặc người ta dùng
hệ thống khí Halon CF3Br hay hệ thống bình bọt hóa học. Ta có thể nghiên
cứu kỹ những hệ thống này trong các tài liệu chuyên dùng.
11.3.3 HỆ THỐNG KHÍ TRƠ
Trên các tàu dầu, tàu chở hóa chất để phòng ngừa hoả hoạn xảy ra cho
các hầm hàng thì người ta thường trang bị hệ thống khí trơ để ngăn ngừa
hoả hoạn xảy ra.
Khí trơ là khí hoặc hỗn hợp các khí mà chứa các thành phần rất ít oxy
hay nói cách khác chứa lượng ô xy không đủ để duy trì cho sự cháy, chẳng
hạn như khói lò nồi hơi sau khi đã được rửa, làm sạch và làm mát.
Những khí và hơi có thể cháy được như hơi nhiên liệu khi hòa trộn với
không khí theo một lượng thích hợp trong một thể tích kín thì chỉ cần một
tia lửa rất nhỏ (mà điều này rất dễ xảy ra trong điều kiện trên tàu) là sẽ phát
cháy rất nhanh, đặc biệt là đối với những két chứa nhiên liệu trên các tàu
dầu. Chính vì vậy chức năng chính của hệ thống khí trơ là đưa khí trơ vào
các két hàng (két chứa dầu thô, xăng, nhiên liệu hoặc hóa chất có thể cháy
nổ v.v….) để làm loãng không khí trong đó và lượng ô xy trong các khoang
đó không đủ để các đám cháy có thể xảy ra thậm chí khi có tia lửa thì khả
năng cháy nổ cũng không thể xảy ra.
Hỗn hợp khí Hydrocacbon và không khí chỉ có thể cháy nổ được khi
thành phần của nó nằm trong vùng mà người ta gọi là "vùng có thể cháy
được", còn dưới vùng này thì không thể cháy nổ được. Khi ta cấp khí trơ
vào hỗn hợp khí Hydrocacbon và không khí thì sẽ làm giảm nồng độ ô xy
đến giới hạn không cháy được.
141
Khi thiết kế hệ thống khí trơ, luôn phải chú ý những điều sau đây:
1. Khí thoát của nồi hơi mà chứa nhiều các thành phần gây ăn mòn thì
những thành phần này phải được loại ra.
2. Khí đó phải được làm mát
3. Phải tiến hành kiểm tra, đo đạc để tránh khí hydrocacbon chảy ngược
trở lại những khu vực không an toàn
4. Phải trang bị những thiết bị ngắt để đảm bảo khí thoát từ nồi hơi
không cấp đến hệ thống khí trơ khi thực hiện việc thổi muội cho nồi hơi.
5. Ở những tàu dầu chở các loại hàng khác nhau thì phải thật cẩn thận để
không xảy ra sự ô nhiễm của loại này vào loại kia.
Hình vẽ sau là sơ đồ và ví dụ về một hệ thống khí trơ, tuy nhiên về chi
tiết thì nó có thể khác nhưng về nguyên lý thì giống tất cả các hệ thống khí
trơ dùng khí thải từ nồi hơi.
8
7
5
1
10 11
2
12
13
9
6
3
17
16
14
4
16
15
Két dầu
15
Két dầu
Dầu
thô
Hình 11.10. Hệ thống khí trơ
1.
Nồi hơi, 2. Tháp lọc, 3. Quạt gió, 4. Thiết bị làm kín, 5. Van ra của
nồi hơi, 6. Van hút của quạt, 7. Van nạp khí sạch. 8. Mặt bích bịt , 9.
Van xả của quạt, 10. Van xả ra ngoài khí quyển, 11. Van cấp khí chính,
12. Van thông hơi, 13. Van một chiều, 14. Van chính trên boong, 15.
Van nhánh, 16. Van xả khí, 17. Bộ phá chân không/áp suất
Khí thải nồi hơi được hút qua một tháp lọc dùng nước biển để lọc hơi
đốt, các tạp chất. Nước biển cũng làm mát khí thải từ nhiệt độ (trên 135 0C)
xuống chỉ còn nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nước biển 100C đến 200C.
142
Tháp lọc là hình chữ nhật bằng thép mềm chứa những "cái bẫy" nhiều
cửa. Mỗi một "bẫy" có những nắp chụp được xẻ rãnh chụp lên các cửa của
"Cái bẫy". Nước biển vào tháp lọc ở phía trên và chảy qua từng cái "bẫy".
Một loạt những vách ngăn được bố trí để đảm bảo rằng một "bẫy" được
ngập sâu khoảng 20 mm trong nước. Những "bẫy" ở dưới được bố trí sao
cho nước được dẫn từ lớp "bẫy" này sang "bẫy" khác tiếp theo.
Khí thải vào tháp lọc ở đáy qua phần nước đệm, khi đi lên qua chồng
"bẫy" nó sẽ lần lượt chui qua các lớp nước ở các "cái bẫy", qua các khe của
các nắp chụp mà những khe này sẽ phân phối khí thải qua bề mặt thoáng của
nước trên các "bẫy". Tại đỉnh của chuồng "bẫy" người ta bố trí một thiết bị
tách nước lẫn trong khí thải. Phía trên thiết bị tách nước này người ta đặt các
đầu phun nước dể rửa tháp lọc sau khi làm việc.
Hình 11.11. Tháp lọc khí
1.Thân tháp lọc, 2. Tấm chắn, 3. Bầu làm mát, 4. Ống dẫn khí, 5.
Vòi phun nước làm mát, 6. Đường nước biển vào, 7. Lưới lọc, 8.
Đường khí ra, 9. Vòi phun ẩm, 10. Đường ống dẫn nước, 11. Vách
chặn, 12. Van nhánh, 13. Van xả khí, 14. Bộ phá chân không/áp suất
Sản lượng nước biển dùng trong tháp lọc thay đổi trong phạm vi nào đó
tùy theo thiết kế của tháp lọc nhưng thông thường khi sử dụng thì lượng
nước biển khoảng từ 100tấn/giờ đến 350 tấn/giờ.
143
Những phân tích thành phần đặc trưng của khí thải trước và
sau khi lọc như sau:
Trước
Sau
CO2
-
12%
O2
-
4,5%
SO2
0,2%
0,0%
N2
84%
77%
Những tạp chất còn lại trong khí trơ là hơi nước và những tạp chất rắn
Kết cấu của tháp lọc khí trơ có nhiều kiểu, tuy nhiên nguyên lý hoạt
động thì hầu như giống nhau. Hình 11.10 là một kiểu kết cấu của tháp lọc
đưa ra cho ta tham khảo nghiên cứu.
Trong hệ thống khí trơ, quạt được sử dụng có sản lượng gấp khoảng
1,33 lần sản lượng lớn nhất của bơm làm hàng vì trong quá trình bơm dỡ
hàng thì khí trơ phải được cấp liên tục vào các két. Quạt được dẫn động bởi
động cơ điện hoặc tuabin và khi thiết kế bao giờ cũng có hai quạt, một luôn
làm việc và một để dự phòng. Do sự ăn mòn tự nhiên của khí thải nên vật
liệu chế tạo quạt phải được chọn cẩn thận. Cánh quạt sử dụng thép không gỉ
hoặc hợp kim của đồng, niken và nhóm. Vỏ quạt là thép bên trong có phủ
chất epoxy keo than đá. Trong thực tế khai thác thì các ổ đỡ của quạt bị
hỏng nguyên nhân thường là do cánh quạt mất cân bằng vì có các tạp chất
bẩn bám trên cánh, nên người ta có lắp những vòi phun ở quạt để thường
xuyên phun nước rửa cánh quạt.
Khí vào
12
3
Khí ra
2
1
6
5
7
9
8
4
10
11
Hình 11.12. Thiết bị làm kín
144
1. Thân, 2. Ống làm kín, 3. Tấm lọc, 4. Cửa xả, 5. Ống hướng, 6.
Tấm chắn, 7. Đường nước làm kín, 8. Ống hơi hâm, 9. Ống hơi
hâm, 10 Ống thoát khí, 11. vách ngăn, 12. Đường khí ra
Khí trơ được quạt xả tới các két phải qua một ''đệm kín" để chắn không
cho khí từ các két đi ngược lại khu vực buồng máy hoặc khu vực an toàn khi
hệ thống không hoạt động. Điều mà người khai thác phải quan tâm là nước
cấp vào "đệm kín" lúc nào cũng phải được duy trì, đặc biệt là khi hệ thống
không hoạt động.
Ở các tàu dầu chạy bằng động cơ Diesel thì khí xả của động cơ Diesel có
hàm lượng oxy tương đối cao không thể dùng làm khí trơ được. Do vậy
người ta sử dụng khí xả từ nồi hơi phụ. Điều này đặc biệt có lợi khi tàu đậu
tại cảng có hàng vì lúc đó nồi hơi phụ chạy cấp hơi tới các bơm làm hàng
(có thể cấp hơi tới cả tuabin lai máy phát điện - nếu được trang bị) và người
ta lấy khí thải của nồi hơi phụ này làm khí trơ. Tuy nhiên khi tàu hành trình
trên biển thì nồi hơi phụ ngừng hoạt động và do đó người ta phải tìm một
nguồn cấp khí trơ thay thế. Một thiết bị sinh khí trơ đốt bằng dầu kiểu
"HOLMES" được dùng cho mục đích này và thiết bị này cũng đã được trang
bị trên cả các tàu hàng khô làm nhiệm vụ cứu hỏa.
Loại này có sản lượng 100-4000 m 3/giờ, với áp suất 0,138 bar thậm chí
có thể tới 1 bar khi cần. Ở thiết bị thì này dầu từ két chứa được bơm bánh
răng hút và bơm qua một phin lọc, qua thiết bị điều chỉnh áp suất tới bộ
phận đốt chính và phần điều khiển việc đốt. Không khí cấp vào cho quá
trình cháy nhờ máy nén thể tích. Dầu và không khí được hòa trộn theo tỷ lệ
thích hợp trong thiết bị phun hòa trộn và đốt. Thiết bị này được lắp ở đỉnh
buồng đốt. Khi hỗn hợp này cháy thì sản phẩm cháy ra khỏi buồng đốt ở
phía dưới rồi chúng đổi hướng và đi lên qua phần làm mát bao quanh buồng
đốt. Khí trơ được làm mát nhờ tiếp xúc trực tiếp với nước biển và nhiệt độ
của nó chỉ cao hơn nhiệt độ nước biển khoảng 20 C. Nước biển này cũng
làm mát vỏ buồng đốt và lấy tất cả những khí có lưu huỳnh ra khỏi khí trơ.
Vì loại này là sản lượng cố định nên người ta trang bị một van giảm áp đặt ở
đường xả của khí trơ để khi cần thiết thì sẽ giảm lượng khí trơ đi tiêu thụ
xuống. Việc khởi động hệ thống này hoàn toàn tự động nhờ ấn nút. Trong
quá trình làm việc hệ thống luôn có các phần tử cảm ứng sự cháy trong
buồng đốt, cảm ứng mực nước làm mát. Trong điều kiện nguy cấp thì hệ
thống sẽ tự động dừng và tín hiệu báo động sẽ được đưa ra.
Trong các hệ thống khí trơ, bao giờ người ta cũng lắp những thiết bị
phân tích thành phần oxy trong khí thải và trong khí trơ. Thiết bị phân tích
này được nối với mạch báo động. Khi nồng độ ôxy vượt quá giá trị mong
muốn thì sẽ có báo động. Ngoài ra người ta còn trang bị thêm các đồng hồ
đo nồng độ ôxy xách tay để kiểm tra các két xem có bảo đảm khí trơ không.
Ngược lại đồng hồ xách tay này cũng dùng để kiểm tra không khí trong các
145
két xem có đảm bảo cho cuộc sống con người khi xuống kiển tra hoặc vệ
sinh các két.
Một thiết bị chỉ báo nồng độ hỗn hợp khí mà có thể cháy cũng được
trang bị cùng với hệ thống khí trơ để đo khí trơ và không khí ở các két. Loại
thông dụng nhất là thiết bị chỉ báo dạng sợi xúc tác. Thiết bị này dùng một
sợi bạch kim được sấy nóng để xúc tác với ôxy trong những hỗn hợp khí có
thể cháy (hơi oxy này có thể nằm ngoài vùng "có thể cháy". Khi tiếp xúc với
sợi bạch kim nóng thì oxy sẽ làm tăng nhiệt độ của sợi bạch kim này lên và
làm điện trở của sợi bạch kim thay đổi. Điện trở này tỷ lệ với nồng độ khí
tích tụ trong vùng "có thể cháy". Người ta đo giá trị điện trở đó và biết được
nồng độ hỗn hợp khí tích tụ đó ở những giới hạn cháy nào. Thiết bị này
thường vạch từ 0 - 100% L.F.L (giới hạn cháy dưới).
146