Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Quản trị hệ thống mạng tìm hiểu về một công cụ quản trị mạng là DESKI Network Administrator

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.83 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


Báo cáo bài tập môn Quản trị hệ thống mạng:

GVHD: ThS Vũ Chí Dũng
Nhóm sinh viên thực hiện:
1/ Đỗ Nam Thế - 07520329
2/ Nguyễn Minh Thi - 07520330
3/ Hoàng Mạnh Cường - 07520036

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12 NĂM 2010


TÓM TẮT NỘI DUNG
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, các hoạt động của con người như
kinh doanh, mua bán, giáo dục, giải trí, liên lạc…đều được liên kết với nhau một cách rất chặt
chẽ thông qua một môi trường là mạng.
Mạng có thể kết nối những quốc gia trên toàn thế giới, kết nối những vùng miền trong một
nước, và kết nối những thiết bị nhỏ trong một tổ chức. Nhờ có mạng mà hiệu suất công việc
được tăng cao, chất lượng cuộc sống của con người cũng được đẩy lên một tầm cao mới, nhưng
mặt khác cũng làm nảy sinh những vấn đề về an ninh, bảo mật. Để phát huy được tối đa lợi ích
của mạng đem lại, tiết kiệm được chi phí, hạn chế những rủi ro, thất thoát dữ liệu thì phải cần
phải có một chính sách quản trị mạng thật hợp lý. Từ đó, quản trị mạng đã trở thành một công
việc rất quan trọng trong bất kỳ môi trường mạng nào, từ các mạng nhỏ như mạng cục bộ (mạng
LAN), cho đến môi trường mạng toàn cầu (tức mạng Internet).
Theo Sebastian Abeck và Heinz-Gerd Hegering (2009), nói đến quản trị mạng là nói đến việc
cấu hình, điều khiển, vận hành, và theo dõi các sự cố có thể xảy ra trên thiết bị. Để hỗ trợ cho
công việc quản trị mạng, người ta đã tạo ra những công cụ quản trị. Những công cụ này có thể là


những thiết bị phần cứng (như router, switch…) hay những phần mềm ứng dụng (miễn phí hoặc
trả phí). Chúng đóng một vai trò rất quan trọng trong một hệ thống mạng. Với sự trợ giúp của
các công cụ này, công việc quản trị sẽ trở nên dễ dàng hơn, những chính sách do con người đặt
ra sẽ được triển khai nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được yêu cầu được đặt ra.

2


1/ Giới thiệu tổng quan
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một công cụ quản trị mạng là DESKI
Network Administrator. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin về cách thức hoạt động, các chức
năng chính của công cụ và ứng dụng của công cụ trong công việc quản trị hệ thống mạng với
mong muốn sẽ giúp người đọc nắm bắt được cách thức sử dụng công cụ một cách có hiệu quả
nhất.
Cấu trúc bài viết gồm các phần như sau:
1/ Giới thiệu tổng quan.
2/ Công cụ quản lý mạng.
2.1. Giới thiệu về công cụ.
2.2. Các chức năng chính của công cụ.
2.3 Đánh giá công cụ
2.3.1. Điểm mạnh: so sánh với công cụ khác để tìm điểm mạnh.
2.3.2. Điểm yếu: so sánh với công cụ khác để tìm điểm yếu.
2.4. Lời khuyên: nên sử dụng công cụ ở đâu, những lưu ý khi sử dụng công cụ,
cách khắc phục những điểm yếu của công cụ.
3/ Kết luận.
4/ Tài liệu tham khảo.

3



2/ Công cụ quản lý mạng
2.1/ Giới thiệu công cụ.
DESKI Network Administrator (DNA) là một công cụ hỗ trợ công việc quản trị mạng có
thu phí, được phát triển bởi DEK Software International.
DNA là phần mềm thiết kế sơ đồ mạng, giám sát, quản lý mạng trên môi trường
Microsoft Windows do đó nó chỉ có thể được cài đặt và hoạt động trên các hệ điều hành
Windows NT, Windows 2000, Windows XP, Windows 2003, Windows Vista, Windows 7 và
các hệ điều hành Windows Server (theo trang chủ của DEK Software International
/>DNA có các chức năng chính quét và tìm kiếm các thiết bị trong hệ thống mạng để xây
dựng nên một sơ đồ mạng, kết nối nhanh chóng đến các thuộc tính và các tài nguyên của
thiết bị mạng từ xa. Người quản trị cũng có thể xuất sơ đồ mạng ra hình ảnh trong Microsoft
Visio hay các sơ đồ XML.
Phiên bản mới nhất của DNA là DESKI Network Administrator 5.3, được phát hành ngày
18 tháng 10 năm 2010.
2.2/ Các chức năng chính của công cụ.
2.2.1/ Xây dựng sơ đồ mạng.
Chức năng này cho phép tạo 1 sơ đồ mạng mới 1 cách tự động, nó thể hiện các cáp kết
nối mạng trên sơ đồ. Chức năng này sử dụng 2 phương pháp để tìm các thiết bị trong mạng
đó là Quét theo địa chỉ IP và Import từ các thiết bị lân cận.

4


Hình 2.1: Sơ đồ mạng hoành chỉnh sau khi xây dựng.
2.2.1.1/ Quét theo địa chỉ IP
Bước 1:
- Chọn card mạng.
-

Điền Range IP.


5


Hình 2.2: Chọn RangeIP.
Bước 2:
Có 3 cách để quét:
- ICMP ping
- Scanning TCP port
- ARP requests (IP à MAC)

6


Hình 2.3: Lựa chọn phương thức sử dụng để dò mạng.
Bước 3:

Hình 2.4: Quá trình dò các thiết bị.
7


Bước 4:

Hình 2.5: Lưu lại sơ đồ mạng.

2.2.1.2/ Import từ các thiết bị lân cận.
Phương pháp này làm việc nhanh hơn. Tuy nhiên, không phải là tất cả các thiết bị đều
được tìm thấy và sẽ không được đặt vào sơ đồ mạng.

2.2.2/ Giám sát thiết bị mạng

Chức năng này cho phép giám sát trạng thái hiện tại trong mạng. Có rất nhiều cách để
kiểm tra các thiết bị như là kiểm tra các port TCP, kiểm tra bằng các gói PING…

8


Hình 2.6: Cửa sổ thiết lập số lần check và cách thức check.

Hình 2.7: Cửa sổ theo dõi việc lưu trữ các trạng thái theo dõi thiết bị.
9


2.2.3/ Thu thập thông tin các thiết bị trong hệ thống.
Thu thập thông tin hệ thống: bao gồm:
-

Thông tin chung.

-

Tài nguyên chia sẻ.

-

Kết nối từ xa.

-

Tài khoản nội bộ.


-

Nhóm nội bộ.

-

Registry.

-

Các thiết bị và dịch vụ.

-

Các port đang mở.

-

Các tiến trình đang hoạt động.

-

Nhật ký sự kiện.

-

Phần mềm đã cài.

-


Thông tin SNMP

10


Hình 2.8: Thông tin chung.

Hìn

h 2.9: Tài nguyên chia sẻ.

11




nh 2.10: Kết nối từ xa

Hình 2.11: Tài khoản nội bộ

12


H

ình 2.12: Nhóm nội bộ

13



H

ình 2.13: Registry

Hình 2.14: Các thiết bị và dịch vụ
14


Hình 2.15: Các port đang mở

15


H

ình 2.16: Các tiến trình đang hoạt động

Hình 2.17: Nhật ký sự kiện

16


H

ình 2.18: Thông tin SNMP

2.2.4/ Các chức năng nhỏ khác
 Browse by Explorer
 Ping
 Trace route

 Send message (“net send”)
 Shutdown và Power-up từ xa.
 Tìm hostname qua IP.
 Chia sẻ tài nguyên.
 Network Traffic.
2.3/ Đánh giá công cụ.
2.3.1/ Điểm mạnh:
- Gọn, nhẹ, dễ cài đặt.
17


- So sánh với công cụ NetPalpus
DNA
Phương

thức

NetPalpus

dò Có 3 phương thức là ICMP Chỉ có một phương thức là

mạng

ping, TCP ping, ARP ping.

ICMP ping.

Hỗ trợ xuất các hình ảnh của
Chỉ có thể lưu trữ ở định
sơ đồ qua Visio (một chương

Lưu trữ sơ đồ mạng

dạnh .ntp, định dạng lưu trữ
trình khá phổ biến để thiết kế
riêng của NetPalpus
sơ đồ mạng)

2.3.2/ Điểm yếu:
- Nếu cài công cụ trên các máy trong mạng ngang hàng thì bất kỳ ai cũng có thể sử dụng
chương trình để theo dõi các máy còn lại, làm mất đi bản chất của việc quản trị.
- Khi sử dụng trong một mạng lớn, quá trình dò tìm các thiết bị trong mạng có thể sẽ chậm,
thậm chí là không tìm hết được tất cả các thiết bị do sự giới hạn trong việc mở các cổng
TCP trên hệ điều hành Windows.
- So với công cụ NetPalpus
Remote desktop
Bản quyền.

DNA
Không hỗ trợ
Có thu phí.

NetPalPus
Có hỗ trợ sẵn
Phần mềm miễn phí.

2.4/ Lời khuyên
Chương trình có thể sử dụng ở môi trường mạng ngang hàng, cài đặt trên tất cả các máy,
nhưng tốt nhất ta nên sử dụng nó ở môi trường domain. Ta có thể cài đặt chương trình ở cả
domain controller và cả những máy tính thuộc domain. Nhưng việc sử dụng các chức năng của
chương trình sẽ phụ thuộc vào quyền hạn của user.

18


Các domain administrator sẽ có thể sử dụng hết toàn bộ các chức năng của chương trình
với quyền hạn cao nhất.
Trong khi đó, các tài khoản local administrator và domain user sẽ không thể sử dụng các
chức năng:
- Thu thập thông tin của các máy tính khác.
- Shutdown máy tính từ xa.
Các local user và domain user thì không thể sử dụng các chức năng:
- Tắt máy từ xa.
- Cho phép hay không cho phép kết nối tới tài nguyên trên máy mình.
- Quản lý và điều khiển tài nguyên chia sẻ.
- Lấy thông tin về các máy khác, máy chủ, domain, hệ điều hành hay thời gian hệ thống.

Lưu ý:
-

NetBios, ICMP, TCP, UDP cần được kích hoạt trên firewall.

-

Để vẽ các đường liên kết giữa các thiết bị, thì switch phải hỗ trợ SNMP.

-

Thường thì Microsoft chỉ cho phép mở 10 port TCP cùng một thời điểm để ngăn chặn các

chương trình độc hại xâm nhập. Do đó, với hệ thống có quá nhiều thíêt bị, thì sẽ có những
host bị bỏ sót. Để giải quyết việc này, ta có thể chọn các giải pháp sau:

o Tắt bớt những chương trình khác đang sử dụng port TCP.
o Tăng số lượng port TCP có thể mở đồng thời.
o Nếu được thì tắt luôn chức năng limit này.
3/ Kết luận.
Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng nhìn chung công cụ DESKI Network Administrator làm khá tốt
công việc xây dựng các sơ đồ mạng và giám sát các thiết bị. Với công cụ này, người quản trị sẽ
dễ dàng có được một cái nhìn trực quan về hệ thống mạng, nắm bắt được vị trí, chức năng, sự
19


vận hành của các thiết bị trong hệ thống của mình. Từ đó, mỗi khi có sự cố thì người quản trị sẽ
dễ dàng xác định được thiết bị đang gặp sự cố và sẽ kịp thời sửa chữa, bảo đảm cho sự vận hành
trơn tru của hệ thống.
Vì giới hạn bài viết không cho phép nhóm trình bày hết được tất cả các chức năng của công cụ,
nên chúng tôi chỉ trình bày những chức năng quan trọng và hữu ích nhất. Nếu muốn tìm hiểu
thêm các chức năng khác của công cụ, các bạn có thể vào trang chủ www.dna.com để tải về bản
dùng thử 30 ngày của công cụ. Hy vọng rằng với bài viết này, các bạn sẽ có thêm cho mình một
sự lựa chọn về công cụ quản trị mạng, và sẽ giúp ích được cho quá trình học tập, nghiên cứu
cũng như công việc sau này của các bạn, những kỹ sư mạng máy tính tương lai.
Mọi ý kiến đóng góp, xin vui lòng gửi mail về địa chỉ Rất mong nhận
được những phản hồi từ thầy và các bạn để nhóm có thể hoàn thiện hơn bài viết của mình.
Xin chân thành cảm ơn.

4/ Tài liệu tham khảo.
Abeck, Bryskin, Evans, Farrel, Filsfils, Hegering, McCabe, Morrow, P.Nadeau, Neumair,
Ramaswami, Sivarajan, Strassner & Vijayananda, 2009, Network Management Know It All,
Elsevier, Massachusetts.

DEK Software International 2010 , ‘DESKI Network Administrator – Network Mapping
Software’, xem vào ngày 11 tháng 11 năm 2010, < />

20


MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt nội dung..................................................................................................................2
1/ Giới thiệu tổng quan........................................................................................................3
2/ Công cụ quản lý mạng.....................................................................................................4
2.1/ Giới thiệu công cụ......................................................................................................4
2.2/ Các chức năng chính của công cụ..............................................................................4
2.2.1/ Xây dựng sơ đồ mạng..........................................................................................4
2.2.2/ Giám sát thiết bị mạng.........................................................................................8
2.2.3/ Thu thập thông tin các thiết bị trong hệ thống..................................................10
21


2.2.4/ Các chức năng khác...........................................................................................16
2.3/ Đánh giá công cụ.....................................................................................................16
2.4/ Lời khuyên...............................................................................................................17
3/ Kết luận..........................................................................................................................18
4/ Tài liệu tham khảo.........................................................................................................19
MỤC LỤC.........................................................................................................................20

22



×