Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Cuộc bút chiến thơ mới – thơ cũ từ 1932 đến 1936

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

ĐỖ HỒNG VÂN

CUỘC BÚT CHIẾN THƠ MỚI - THƠ CŨ
TỪ 1932 ĐẾN 1936
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN TOÀN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi tới PGS. TS. Trần Văn Toàn lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
nhất, người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ
Văn học Việt Nam, cảm ơn Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp, những người thân yêu đã luôn
ở bên động viên, cổ vũ tôi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót,
tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các bạn đồng
nghiệp và bạn đọc để tác giả được rút kinh nghiệm, bổ sung cho luận văn được hoàn
chỉnh hơn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐỖ HỒNG VÂN


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ................................................................................ 2
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 9
5. Đóng góp của luận văn .....................................................................................10
6. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................11
Chƣơng 1:NGUYÊN NHÂN CUỘC BÚT CHIẾN THƠ MỚI - THƠ CŨ...12
1.1. Sự hoạt động sôi nổi của báo chí ................................................................12
1.2. Sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng, văn hóa phƣơng Tây ..................................18
1.2.1. Qua giáo dục ..........................................................................................18
1.2.2. Qua dịch thuật........................................................................................24
Chƣơng 2: DIỄN BIẾN, Ý NGHĨA CUỘC BÚT CHIẾN THƠ MỚI THƠ CŨ ..............................................................................................................33
2.1. Từ Phạm Quỳnh đến Phan Khôi và những quan niệm mới về thơ........33
2.1.1. Phạm Quỳnh – từ việc gây dựng nền quốc văn đến tư tưởng đổi mới thơ ca ...33
2.1.2. Phan Khôi và quan niệm mới về thơ ......................................................36
2.2. Sự phân chia Cũ – Mới về lực lƣợng .........................................................39
2.2.1. Những yếu nhân của thơ cũ ...................................................................39
2.2.2. Những yếu nhân của thơ Mới.................................................................44
2.3. Các chặng đƣờng của cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ .........................55
2.3.1. Chặng đường 1932 - 1933 .....................................................................55
2.3.2. Chặng đường 1934 – 1936.....................................................................59
2.4. Sự toàn thắng của thơ Mới .........................................................................63

2.4.1.Nguyên nhân thơ Mới giành chiến thắng................................................63
2.4.2. Ý nghĩa chiến thắng của thơ Mới trong cuộc bút chiến Mới – Cũ ........66


Chƣơng 3. NỘI DUNG CUỘC BÚT CHIẾN THƠ MỚI – THƠ CŨ ...........70
3.1. Thơ Cũ nhìn từ thơ Mới .............................................................................70
3.1.1. Vấn đề luật, niêm, đối trong thơ Cũ.......................................................70
3.1.2. Vấn đề điển tích, sáo ngữ trong thơ Cũ .................................................78
3.2. Thơ Mới nhìn từ thơ Cũ .............................................................................89
3.2.1. Về tinh thần thơ Mới ..............................................................................89
3.2.2. Về hình thức của thơ Mới.......................................................................97
KẾT LUẬN .......................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................109


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phong trào thơ Mới là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam đầu
thế kỉ XX. Nó đã làm bừng lên sức sống mới cho thi ca dân tộc đương ở buổi chợ
chiều của sự phát triển. 85 năm đã trôi qua kể từ khi bài thơ Mới đầu tiên xuất
hiện trên thi đàn. Thơ ca Việt Nam đã đi qua một chặng đường dài với bao khúc
quanh, ngã rẽ, với những bước thăng trầm của riêng mình. Nhưng lớp bụi thời
gian đã không phủ mờ gương mặt của thơ Mới với bao sắc thái mới mẻ, phong
phú của nó. Không ai có thể phủ nhận công lao to lớn cùng những thành quả đáng
tự hào của thơ Mới. Để khẳng định vị thế vững chãi trên thi đàn và gặt hái một
mùa vàng thi ca, thơ Mới đã phải đấu tranh quyết liệt với thơ Cũ trên nhiều mặt
trận khác nhau: bút chiến, diễn thuyết, sáng tác. Về diễn thuyết, trong đời sống
văn học đã xuất hiện nhiều cuộc diễn thuyết khác nhau của cả hai phái thơ Cũ và
thơ Mới. Phái thơ Mới tổ chức được nhiều cuộc diễn thuyết đáng chú ý của
Nguyễn Thị Kiêm, Lưu Trọng Lư, Đỗ Đình Vượng, Trương Tửu. Phái thơ Cũ có

các cuộc diễn thuyết của Nguyễn Văn Hanh mà hiệu quả của nó theo cách nói của
Hoài Thanh là “tai hại cho nền thơ cũ”. Trung tâm của cuộc đấu tranh giữa thơ
Mới và thơ Cũ là cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ những năm 30 của thế kỉ XX.
Cuộc bút chiến này bắt đầu từ năm 1932, đến 1936 thì gần như khép lại với chiến
thắng tất yếu thuộc về thơ Mới. Cuộc bút chiến diễn ra sôi nổi trên thi đàn, thu hút
được sự tham gia của nhiều nhà thơ và những người quan tâm đến thơ ca của cả
hai phái Cũ – Mới. Đây là hiện tượng mới mẻ của văn học Việt Nam. Trong sinh
hoạt văn hóa nghệ thuật ở nước ta trước thế kỉ XX, chưa hề có bút chiến trên thi
văn đàn mà chỉ có xướng họa của các bậc tri âm tri kỉ, những nhóm tao nhân mặc
khách trong đó tinh thần chủ yếu là ngợi ca, khẳng định chứ ít có sự tranh biện,
phê phán. Từ đầu thế kỉ XX, trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước ta mới xuất
hiện những cuộc bút chiến về nhiều phương diện khác nhau. Nó chứng tỏ một nhu
cầu cấp thiết của đời sống hiện đại: nhu cầu được bày tỏ quan điểm. Chính những
cuộc bút chiến đã đem lại sức sống mới cho đời sống văn hóa nghệ thuật nước
1


nhà, thể hiện sự trưởng thành trong tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ, làm nên
sắc màu phong phú của nghệ thuật. Cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ là một phần
quan trọng của đời sống thơ ca Việt Nam, đã đem tới một sắc diện mới mẻ cho nó.
Có khá nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về cuộc bút chiến này. Trong hầu hết
các công trình đó, các tác giả chỉ quan tâm tới các vấn đề như bối cảnh văn hóa
lịch sử của cuộc bút chiến,lực lượng tham gia bút chiến, quá trình cuộc bút chiến
mà chưa thực sự quan tâm tới những vấn đề như nguyên nhân nào dẫn tới cuộc bút
chiến, những nội dung của cuộc bút chiến với những vấn đề đưa ra tranh luận của
hai phái Cũ – Mới đã có những ưu điểm, hạn chế gì, đã đóng góp những gì cho
tiến trình hiện đại hóa thơ Việt. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài “Cuộc bút chiến
thơ Mới – thơ Cũ từ 1932 đến 1936”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Cuộc tranh luận Mới – Cũ trong thi ca mà trung tâm là cuộc bút chiến thơ

Mới – thơ Cũ những năm 30 của thế kỉ XX đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Lam Giang trong công trình Thảo luận luật thơ mới
(1940) đã nêu rõ tình cảnh chợ chiều của thơ Cũ với sự xâm lấn của “thi công”
thay thế cho “thi sĩ”. Trong bối cảnh đó thơ Mới đã xuất hiện và được hưởng
ứng nhiệt liệt. Cuộc tranh chấp Cũ – Mới đã diễn ra gay gắt ngay từ đầu mà
trọng tâm là vấn đề luật thơ:
“Gay cấn nhất là vấn đề luật thơ.
Tuy nói là đả phá luật Đường, nhưng thật ra trường phái thơ mới chỉ tập
trung mũi nhọn vào lối thơ thất ngôn bát cú mà bốn câu giữa phải đối đáp nhau.
Bực tức vì người làm thơ cứ chăm chăm lo đối đáp mà quên mất ý thơ,
cho nên một số nhà thơ mới đối đáp, cách hành văn máy móc bất nhân. Lời công
kích rất nhiều khi khiếm nhã…
Bút chiến trên mặt báo chí. Khẩu chiến trong những cuộc hội họp văn
chương. Thật là náo nhiệt!”
Một công trình được đánh giá rất cao cũng đề cập tới vấn đề này là Thi
nhân Việt Nam (Hoài Thanh, Hoài Chân – 1941). Công trình đi sâu vào nghiên

2


cứu phong trào thơ Mới với những gương mặt nổi bật nhất. Mở đầu là bài tiểu
luận Một thời đại trong thi ca phân tích về cuộc tranh luận Cũ – Mới với bất lợi
của phái thơ Cũ khi họ không sáng tác được một bài thơ nào có giá trị:
“Nhưng nguy nhất cho những người bênh vực thơ cũ là trong tám chín
năm luôn thơ mới sản xuất ra nhiều lần nhà thơ có danh, nhiều bài thơ có giá trị,
mà họ gần như không sáng tạo ra được một chút gì có thể gọi là thơ.”
Các tác giả cuốn sách còn chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa thơ Cũ và thơ
Mới là ở chữ ta và chữ tôi:
“Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa – hay thơ cũ – và thời nay – hay
thơ mới – có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây

giờ là thời chữ tôi.”
Tổng kết về cuộc tranh luận này, các tác giả cuốn Thi nhân Việt Nam đã viết:
“Một thời đại vừa chẵn mười năm.
Trong mười mấy năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một
bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến
ngày thơ mới toàn thắng.”
Tuy vậy, đối tượng chính của công trình này không phải là cuộc bút chiến
thơ Mới – thơ Cũ mà là đặc sắc và thành tựu thơ Mới qua một chặng đường vừa
chẵn mười năm với những gương mặt thi nhân Việt Nam tiêu biểu. Do đó, qua
cuốn sách ta chỉ được nắm bắt sơ bộ cuộc bút chiến này.
Trên đây là những công trình viết trước 1945 thể hiện sự nhìn nhận, đánh
giá từ điểm nhìn gần gũi của người đương thời về một hiện tượng của thi ca
trong tiến trình hiện đại hóa. Sau năm 1945, có rất nhiều công trình cũng bàn về
cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ ở những mức độ đậm, nhạt khác nhau. Nhà phê
bình Hoài Thanh còn trở lại đề tài này một số lần nữa với biết bao trăn trở, suy
tư.Trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 1 năm 1960, ông có bài Nhìn lại cuộc
tranh luận về nghệ thuật hồi 1935 – 1936. Trong bài viết, ông nhìn nhận những
cuộc tranh luận nghệ thuật không phải chỉ là sự va chạm về quan điểm nghệ

3


thuật mà còn là sự va chạm giữa hai thái độ về chính trị. Trên Tạp chí Văn học
số 1 năm 1965, ông đã đưa ra Một vài ý kiến về phong trào Thơ mới và quyển
Thi nhân Việt Nam. Ông đã có phần cực đoan và khe khắt khi nhìn nhận lại đứa
con tinh thần của mình cũng như đánh giá lại về phong trào thơ mới. Ông cho
rằng thơ Mới chủ yếu là tiếng nói “lạc điệu, chìm đắm trong buồn sầu, điên loạn,
bế tắc”. Cuốn Thi nhân Việt Nam thì ông cho là “đã tác hại nhiều” bởi vì nó “sai
từ gốc sai đi”.
Trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 (NXB Văn học

1964), nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc đã đưa ra những nhận xét khá xác đáng về
cuộc bút chiến này. Tác giả đã đi vào phân tích lực lượng tham gia tranh luận
của mỗi bên:
“Đại biểu cho phái thơ mới phần nhiều là những người vừa làm thơ, vừa
viết báo, vừa diễn thuyết để cổ động cho lối thơ của mình. Trong số đó cũng có
người có tài ít hoặc nhiều như Lưu Trọng Lư, Nguyễn Thị Kiêm, Vũ Đình Liên,
Nguyễn Văn Kiện…Trong số những người bênh vực thơ cũ, tỏ thái độ không tán
thành thơ mới, chỉ có một số ít nhà thơ quen biết như Tản Đà, Huỳnh Thúc
Kháng, nhưng họ cũng phản ứng một cách yếu ớt. Còn những người nhiệt liệt
bài bác thơ mới nhất thì họ làm thơ lại không hay hoặc không biết làm thơ”. Với
một lực lượng tranh luận như vậy, ta hiểu vì sao thơ Mới giành chiến thắng.
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ với cuốn Phong trào Thơ mới 1932 – 1945
(NXB Khoa học năm 1966) khi khái quát lịch sử phong trào thơ Mới đã đi vào
phân tích, đánh giá cuộc đấu tranh giữa thơ Cũ và thơ Mới.Với một cái nhìn
không đánh giá cao thơ Mới, thậm chí cho thơ Mới là có hại, ông viết: “Chúng
tôi cho rằng bản chất của Thơ mới là lãng mạn suy đồi”. Ông cho rằng đây là
phong trào thơ ca lãng mạn mang ý thức hệ tư sản với quan điểm nghệ thuật vị
nghệ thuật. Ông cũng đưa ra cách phân định cũ – mới: “Thơ cũ không phải là
toàn bộ thơ ca cổ điển của dân tộc, mà chỉ là loại thơ Đường luật (chủ yếu là thất
ngôn bát cú) đăng trên Nam Phong, Văn học tạp chí…phản ánh tâm trạng của

4


tầng lớp phong kiến đã thất bại và đầu hàng đế quốc. Thơ cũ vì thế không bao
gồm thơ làm theo thể Đường luật, nhưng mang nội dung cách mạng, mang ý
thức hệ vô sản”. Dù không đánh giá cao thơ Mới song ông cũng thừa nhận sự
cạn kiệt khả năng sáng tạo của thơ cũ: “Điều tai hại nhất cho nền “thơ cũ” là cả
thời kì “thơ mới” phát triển mạnh mẽ, các nhà “thơ cũ” ngâm vịnh phong hoa
tuyết nguyệt hầu như không sáng tạo được gì có giá trị”. Đây chính là lí do khiến

thơ Mới giành được thắng lợi trên thi đàn.
Năm 1967, giáo sư Thanh Lãng đã cho ra mắt công trình nghiên cứu công
phu về văn học Việt Nam: Phê bình văn học thế hệ 1932, 2 tập (Phong trào văn
hóa xuất bản năm 1972). Trong công trình này, ông đã đi sâu tìm hiểu các cuộc
tranh luận về nghệ thuật ở thời kì này trong đó có cuộc tranh luận về thơ giữa hai
phái Cũ, Mới. Nhận xét về tầm quan trọng của cuộc tranh luận thơ này, ông viết:
“chưa có vấn đề nào, ngoài vấn đề Truyện Kiều, đã được văn giới sốt sắng tham
gia góp ý kiến hay quyết liệt bênh vực cho bằng vấn đề thơ mới, thơ cũ”.
Vẫn giữ cái nhìn còn nhiều định kiến về thơ Mới, nhà nghiên cứu Vũ Đức
Phúc trong công trình Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học
Việt Nam hiện đại (NXB Khoa học xã hội năm 1971) cho rằng thơ Mới không nhất
quán trong khái niệm về thơ Mới, thơ Cũ và đó là một biểu hiện của sự núng thế về
một mặt nào đấy: “Phái Thơ cũ cũng có nhiều khuynh hướng khác nhau, nhưng
ngay từ đầu tất cả phái Thơ cũ đều có quan niệm nhất quán về Thơ mới, Thơ cũ.
Trái lại, trong quá trình tranh luận, phái Thơ mới đã dần dần thay đổi khái niệm
nhất quán về Thơ mới, Thơ cũ. Điều đó chứng tỏ phái Thơ mới núng thế về một
mặt nào đó trong khi họ thu được thắng lợi ở những mặt khác”.
Trong công trình nghiên cứu của giáo sư Lê Đình Kỵ về thơ Mới là cuốn
Thơ mới – những bước thăng trầm (NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 1989),
tác giả đã đánh giá về thơ Mới, đưa ra những bàn bạc, kiến giải về cuộc bút
chiến Mới – Cũ: “… cuộc đấu tranh Thơ mới – thơ cũ đã phá bỏ một lối thơ đã
ngự trị hàng ngàn năm trên thi đàn dân tộc”.

5


Giáo sư Hà Minh Đức cũng là một nhà phê bình quan tâm nghiên cứu về
thơ Mới và cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ. Trong công trình Khảo luận văn
chương (1987), ông phân tích sâu sắc nguyên nhân nảy sinh phong trào thơ Mới,
trong đó có đề cập đến vai trò tích cực của cuộc bút chiến này. Ông chỉ ra những

hạn chế của thơ Cũ khiến cho thơ Cũ không còn phù hợp với thời đại mới nữa: “
một nếp tư duy và những thị hiếu thẩm mĩ đã lỗi thời không phù hợp với lớp
công chúng mới thành thị khá đông đảo”. Nhận xét về nguyên nhân thơ Mới
giành chiến thắng, ông viết: “Sự thắng thế của phong trào Thơ mới chủ yếu nhờ
sức thuyết phục của các sáng tác hay của những nhà thơ có công đầu trong
phong trào Thơ mới”.
Trong cuốn Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca: 60 năm phong trào
Thơ mới (NXB Giáo dục, Hà Nội 1993), Trần Đình Hượu có bài Cái mới của
Thơ mới từ xung khắc đến hòa giải với truyền thống. Từ việc phân tích, đánh giá
về cuộc bút chiến giữa thơ Cũ và thơ Mới, ông khái quát: “Xung khắc thơ cũ –
thơ mới là xung khắc giữa cá nhân và con người cộng đồng, giữa đô thị và nông
thôn, giữa văn hóa phương Tây với văn hóa phương Đông mà chất kích thích là
ảnh hưởng văn hóa Pháp. Đó là sự xung đột giữa hiện đại với truyền thống.”
Trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 6 tháng 6/2012 kỉ niệm 80 năm phong
trào Thơ mới, giáo sư Trần Đình Sử có bài Mấy vấn đề thi pháp Thơ mới như là
một cuộc cách mạng trong thơ Việt. Trong bài viết, ông bày tỏ sự không tán
đồng với quan điểm của nhà phê bình Hoài Thanh khi cho rằng thơ Mới chỉ
chống lại một bộ phận thơ Cũ đã thoái hóa. Ông cho rằng cuộc đấu tranh giữa
thơ Cũ và thơ Mới thực chất là để xây dựng thi pháp mới: “Phá bỏ đây thực chất
là xây mới. Thơ mới không phá bỏ đi cái gì, nó chỉ xây dựng một hình thức thơ
mới, tức là thi pháp mới, đó mới là nội dung của một cuộc cách mạng thi ca”.
Ông cũng không tán đồng với quan điểm cho rằng cuộc đụng độ giữa thơ Cũ với
thơ Mới là cuộc đụng độ giữa giá trị thơ Mới với giá trị thơ Cũ mà là để “ nhằm
mục đích làm cho người ta quên hình thức cũ, phá bỏ quan niệm, thói quen sùng

6


bái mẫu mực cũ đã ngự trị trong ý thức người sáng tác và người thưởng thức
hàng nghìn năm”.

Một công trình nghiên cứu gần đây về các cuộc tranh luận văn nghệ trong
đó có vấn đề thơ Mới – thơ Cũ rất công phu là Tranh luận văn nghệ thế kỉ XX, 2
tập (NXB Lao động, Hà Nội 2003) của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện với sự cộng
tác của Cao Kim Lan. Công trình đã tổng thuật các cuộc tranh luận văn nghệ lớn
của Việt Nam đầu thế kỉ XX: tranh luận về Truyện Kiều; tranh luận về quốc học,
quốc văn, tranh luận về Duy tâm/ Duy vật; tranh luận về Nghệ thuật vị nghệ
thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh; tranh luận về Thơ mới/ Thơ cũ; tranh luận về
tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.Trong bài khảo luận Một cái triệu hay: tranh luận
văn nghệ ở ta nửa đầu thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Thiện đã nhận xét về cuộc tranh
luận thơ Mới – thơ Cũ: “Sự ra đời của Thơ mới thay thế Thơ cũ là tất yếu, thuận
với đòi hỏi của người sáng tác và công chúng. Những bài Thơ mới hay có đóng
góp đáng quý vào sự phát huy truyền thống thơ ca dân tộc bên cạnh những tìm
tòi, cách tân trong phô diễn tư tưởng, cảm xúc”. Cao Kim Lan, cộng tác viên của
công trình nghiên cứu này trong bài tiểu dẫn Về cuộc tranh luận Thơ mới/ thơ cũ đã
khẳng định sự xuất hiện của thơ Mới là tất yếu của thời đại, có ý nghĩa to lớn gắn liền
với sự hưng vong của quốc văn: “Thơ mới phải được tự do, phải phá bỏ những niêm
luật gò bó, chặt chịa và khuôn sáo của Đường thi. Và một điều có ý nghĩa sâu xa: Thơ
mới gắn liền với sự hưng vong của Quốc văn”. Cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ đã
đề cập tới nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của thơ ca Việt Nam:
“Trong cuộc tranh luận, bên cạnh những bài viết đề cập trực tiếp đến đặc trưng và
bản chất của thơ ca thì ta có thể thấy lộ ra những phương pháp nghiên cứu đi sâu
vào đặc thù của văn chương nghệ thuật ẩn sau những bài phê bình. Ở đây, những
quan điểm sáng tác, đặc trưng thẩm mĩ của văn chương nghệ thuật và sự vận
động, phát triển của văn học đã được thực tiễn “chưng cất” trở thành một thứ lí
thuyết hết sức sinh động, mềm mại và dễ hiểu”. Khi thực hiện luận văn này,
chúng tôi đã tìm ở công trình Tranh luận văn nghệ thế kỉ XX những tư liệu hết

7



sức quý giá để đi sâu vào khai thác nội dung, ý nghĩa của cuộc tranh luận thơ
Mới – thơ Cũ.
Công trình gần đây nhất là cuốn Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
1945 của hai tác giả Trần Đăng Suyền – Lê Quang Hưng (NXB Đại học Sư
phạm 2016) đã khẳng định ý nghĩa to lớn của phê bình là cổ vũ và khẳng định
công cuộc hiện đại hóa văn học. Phê bình đã hiện diện với tư cách là sự tự ý thức
của văn học với nhiều khuynh hướng khác nhau “ nhưng xu hướng chủ đạo là
ủng hộ công cuộc đổi mới văn học một cách toàn diện về cả nội dung và hình
thức”. Từ đó các tác giả kết luận: “Tiêu biểu hơn cả trong việc phê bình gắn liền
với công cuộc hiện đại hóa nền văn học nước nhà những năm trước 1945 là việc
phê bình ủng hộ, cổ vũ cho phong trào Thơ mới Việ Nam một cách tích cực và
đầy hiệu quả”.
Trên đây, chúng tôi đã điểm qua những công trình, những bài viết có liên
quan đến cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ. Nguồn tư liệu phong phú này đã giúp
chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề có ý nghĩa lớn lao của cuộc bút chiến
này đồng thời cũng giúp chúng tôi xác định vị trí, nhiệm vụ của mình trong việc
nghĩ tiếp về thơ Mới, về cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ trong tiến trình hiện
đại hóa thơ ca dân tộc. Trên cơ sở kế thừa và phát huy di sản lí luận phê bình thơ
ca dân tộc, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc
làm tỏa sáng giá trị của phê bình thơ ca Việt Nam trong một chặng đường có tính
bước ngoặt của lịch sử.
3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài Cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ từ 1932 đến 1936, chúng tôi
đi sâu vào tìm hiểu, đánh giá các quan điểm của hai phái thơ Mới, thơ Cũ khi
tham gia tranh luận. Mặc dù ý kiến tham gia tranh luận vẫn còn được đưa ra vào
thời điểm sau năm 1936, nhưng theo sự nhìn nhận của chúng tôi thì cuộc tranh
luận này đã đi đến đích với kết quả chiến thắng thuộc về thơ Mới như một tất

8



yếu của lịch sử văn học vào năm 1936. Do đó, đối tượng khảo sát, nghiên cứu
của chúng tôi chính là các ý kiến tranh luận về thơ ca của các nhà thơ cũng như
những người quan tâm tới thơ của hai phái Cũ, Mới trong chặng đường từ 1932
đến 1936. Trong khi triển khai đề tài, chúng tôi có xem xét các vấn đề có liên
quan đến các tác giả và tác phẩm thơ Mới nhưng đây không phải là đối tượng
chính của chúng tôi. Hai công trình chính đã cung cấp nguồn tài liệu dồi dào,
đáng tin cậy cho chúng tôi là: 13 năm tranh luận văn học (GS Thanh Lãng –
NXB Văn học, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP Hồ Chí Minh, năm
1995 ); Tranh luận văn nghệ thế kỉ XX (Nguyễn Ngọc Thiện, Cao Kim Lan –
NXB Lao động, Hà Nội 2003).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu phong phú và sự kế thừa những kết
quả của các nhà nghiên cứu tâm huyết đi trước, luận văn tập trung vào tìm hiểu
một số vấn đề sau:
3.2.1. Những nguyên nhân dẫn tới cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ.
3.2.2. Diễn biến cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ với các quan niệm mới về thơ, các
lực lượng tham gia bút chiến cùng diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc bút chiến.
3.2.3. Nội dung cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ với những chủ đề cụ thể.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
4.1. Phương pháp hệ thống và phương pháp lịch sử
Chúng tôi hiểu rằng thơ Mới là một vấn đề lớn của thi ca Việt Nam và
cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ là một hiện tượng độc đáo của đời sống văn học
đất nước thập kỉ 30 của thế kỉ XX. Tuy độc đáo song đây không phải hiện tượng
đột xuất, biệt lập với bối cảnh thời đại. Do đó, trong khi nghiên cứu, chúng tôi
luôn đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ với bối cảnh lịch sử, văn hóa của xã hội
Việt Nam đầu thế kỉ XX, trong sự xung đột cũ – mới ở mọi lĩnh vực dưới sự ảnh


9


hưởng tư tưởng văn hóa phương Tây, đặc biệt là tư tưởng văn hóa Pháp. Đây
cũng là hiện tượng mang tính khu vực của nhiều nước Á Đông khi tiếp xúc với
văn minh phương Tây.
4.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Đối với những công trình mang tính chất khảo cứu, phương pháp thống
kê, phân loại là phương pháp hữu hiệu giúp chúng tôi có thể tiếp cận đối tượng
toàn diện và sâu sắc. Cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ diễn ra trong một khoảng
thời gian dài, trên nhiều diễn đàn khác nhau của báo chí đã đòi hỏi người nghiên
cứu phải thống kê một cách đầy đủ các ý kiến tranh luận, các nghiên cứu, tìm tòi
của những người đi trước, trên cơ sở đó phân loại chúng thành các nhóm đối
tượng khác nhau để nắm được bản chất của vấn đề.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích là phương tiện giúp chúng tôi hiểu rõ bản chất của
các ý kiến tham gia tranh luận và của cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ. Phương
pháp tổng hợp giúp vào việc nâng cao nhận thức về lí luận thơ ca, từ đó mà đánh
giá được những ưu điểm và hạn chế của các ý kiến về thơ của cả hai phái Cũ – Mới.
4.4. Phương pháp so sánh
Là phương pháp giúp chúng tôi thấy rõ đối tượng tìm hiểu của mình với
tầm vóc và ý nghĩa, những đóng góp và những tồn tại của nó.
5. Đóng góp của luận văn
85 năm đã trôi qua kể từ khi bài thơ mới đầu tiên trình chánh giữa làng
thơ và cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ được khởi động. Đã có rất nhiều công
trình, nhiều bài viết nghiên cứu, đánh giá về cuộc bút chiến thơ độc đáo này. Nối
tiếp con đường của những người đi trước, chúng tôi hi vọng đóng góp được:
5.1. Cái nhìn đầy đủ về nguyên nhân dẫn tới cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ.
5.2. Khái quát được những vấn đề cơ bản của cuộc bút chiến thơ Mới –

thơ Cũ
5.3. Đánh giá được một cách xác đáng vị trí, ý nghĩa của cuộc bút chiến
đối với quá trình hiện đại hóa thơ Việt.

10


6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, luận văn gồm 3
chương như sau:
Chương 1. Nguyên nhân dẫn tới cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ
Chương 2. Diễn biến cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ
Chương 3. Nội dung cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ

11


Chƣơng 1:NGUYÊN NHÂN CUỘC BÚT CHIẾN THƠ MỚI - THƠ CŨ
Cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ vô cùng gay gắt, quyết liệt và diễn ra trong
một thời gian dài đã khởi nguồn từ những nguyên nhân khác nhau cũng như vì một
vài nguyên nhân mà nó được “giữ lửa”. Dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu,
phân tích những nguyên nhân của cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ.
1.1. Sự hoạt động sôi nổi của báo chí
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng hiện đại xuất hiện ở Việt Nam
nửa sau thế kỉ XIX. Trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, báo chí không
có mặt trong đời sống xã hội dù việc in ấn đã hiện diện. Nhằm phục vụ cho mục
đích thông tin, tuyên truyền của các nhà “khai hóa văn minh”, báo chí đã chính
thức ra đời. Nó được xem như “cây cầu nối giữa người đi chinh phục và người bị
chinh phục”. Những tờ báo đầu tiên xuất bản ở Đông Dương là những tờ báo
tiếng Pháp.Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam là Gia Định báo, in số đầu

ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn. Tờ báo do Trương Vĩnh Kí làm tổng biên tập. Ông
được cho là người đặt nền móng cho báo chí Việt Nam. Tiếp sau Gia Định báo
là hàng loạt các tờ báo khác cũng xuất hiện: Nông cổ mín đàm (1901), Đại Việt
Tân báo (1905), Lục tỉnh tân văn (1907), Đăng cổ Tùng báo (1907), Đông
Dương tạp chí (1913), Nam Phong tạp chí (1917), Hữu Thanh tạp chí (1921), An
Nam tạp chí (1926), Tiếng dân (1927), Phụ nữ tân văn (1929)… Dù hoạt động
báo chí bị chính quyền thực dân kiểm soát ngặt nghèo song báo chí Việt Nam
vẫn phát triển liên tục và ngày càng độc lập với nhà cầm quyền thực dân. Các trí
thức Việt đã sớm nhận ra vai trò to lớn của báo chí đối với việc mở mang dân trí,
đem lại ích nước lợi dân. Trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục, một trong sáu
đường được các nhà hoạt động đề xuất là “mở tòa báo”. Họ chủ trương “bao
nhiêu pháp tốt, ý hay, nghề lạ, ngón khéo ở Âu Mỹ, cùng là những việc xưa nay
ở nước ta, hoặc những lời và việc tìm được đáng nêu làm kiểu mẫu, hoặc những
bài thiết thực về thời sự góp nhặt được trong sách luận, bài thơ… hoặc có kĩ

12


thuật mới có ích lợi cho nước nhà và do giới công nghệ mới tìm ra, thì đều đăng
hết lên báo để cho mọi người cùng biết”. Qua đó, ta có thể khẳng định với sự
tinh tường của mình, các nhà hoạt động Đông Kinh nghĩa thục nói riêng, các trí
thức Việt nói chung đã nhận ra vai trò to lớn và đã tiếp nhận báo chí như một
phương tiện hiệu quả để mở mang dân trí, đem lại luồng gió mới cho đời sống
văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Báo chí đóng vai trò ngày càng quan
trọng trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, nhất là từ sau
chiến tranh thế giới thứ nhất.
Báo chí có mối quan hệ chặt chẽ với văn học, nhất là trong buổi đầu của
nền văn học mới. Đây không phải là nét riêng của văn học Việt Nam mà nằm
trong quĩ đạo chung của văn học khu vực châu Á. Trong bài Báo chí và quá trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam in trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học

Việt Nam 1900 - 1945, NXB Văn hóa thông tin năm 2000, Phạm Xuân Thạch đã
phân tích vai trò rất to lớn của báo chí đối với văn học hiện đại Trung Quốc: báo
chí là nơi lưu giữ những chứng tích của quá trình hiện đại hóa văn học Trung
Quốc, nơi công bố những tuyên ngôn mang tính cách mạng của văn học Trung
Quốc, nơi đăng tải hàng loạt tác phẩm văn chương của những nhà văn kiệt xuất
như Mao Thuẫn, Lỗ Tấn, Lão Xá, Ba Kim, Thẩm Tòng Văn, Đinh Linh…Đây là
một ví dụ tiêu biểu về mối quan hệ chặt chẽ giữa báo chí và văn học trong khu
vực châu Á.
Đối với nền văn học Việt Nam, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Điều
này đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định trong những công trình của mình.
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã sử dụng báo chí để phân loại các nhóm nhà văn
khi viết cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại (1942). Ông phân chia theo báo chí thành
các nhóm: những nhà văn hồi mới có chữ quốc ngữ; nhóm Đông Dương tạp chí;
nhóm Nam Phong tạp chí. Hoạt động báo chí đã thu hút một lực lượng đông đảo
các trí thức, văn nghệ sĩ. Nhiều người trong số họ đã coi báo chí như một sự nghiệp
lớn lao để gắn bó trọn đời. Trong cuốn Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900

13


- 1930 của Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng ở chương VII có đề cập đến vai trò của
báo chí: “Sự thực báo chí đã là nơi trao đổi ý kiến, tìm tòi cách làm giàu ngôn ngữ
và cách xây dựng câu văn xuôi, là nơi các nhà văn học hỏi và rèn luyện cách mô tả
cuộc sống, bằng các thể loại và hình thức mới để thành nhà văn và tập hợp thành
đội ngũ nhà văn”. Mối liên hệ giữa báo chí và văn học đầu thế kỉ XX vô cùng mật
thiết. Chủ bút của nhiều tờ báo chính là nhà văn (Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh,
Tản Đà, Phan Khôi…). Hầu hết các nhà văn, nhà thơ mới vào nghề đã tập sự trong
nghề báo. Báo chí đã trở thành môi trường thử nghiệm các sáng tác của họ.Viết báo
song hành với viết văn trong cả sự nghiệp cầm bút đã là những công việc quen
thuộc của nhiều nhà văn mà ta có thể kể tên như: Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh,

Ngô Tất Tố, Vũ Bằng, Khái Hưng, Thế Lữ, Nhất Linh, Thạch Lam, Xuân Diệu,
Chế Lan Viên…Có thể thấy rõ điều này qua hoạt động của nhóm các nhà văn Tự
Lực văn đoàn. Ngoài viết văn, các thành viên của nhóm còn là những nhà báo với
các hoạt động như lấy tin, tường thuật, bút chiến. Hai tờ báo Phong hóa, Ngày nay
do các thành viên Tự Lực văn đoàn chủ trì đã trở thành những tờ báo có số lượng
phát hành thuộc vào hàng lớn nhất thời ấy với con số có lúc lên đến hàng vạn bản.
Báo chí có quan hệ chặt chẽ với văn học là điều không thể phủ định. Còn đối
với cuộc bút chiến Thơ Mới – thơ Cũ thì sao? Cuộc bút chiến này là một phần quan
trọng của đời sống văn học nên chắc chắn nó phải có mối liên hệ với báo chí.
Trước hết có thể thấy báo chí là môi trường tập hợp lực lượng trí thức,
văn nghệ sĩ vô cùng đông đảo, đa dạng. Ở đây,ta thấy có những nhà nho chí sĩ
như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế; những nhà nho cuối mùa
như Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học, Tản Đà…; những trí thức
Tây học như Trương Vĩnh Kí, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn,
Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tường Tam… Có thể thấy do
được thụ hưởng những môi trường giáo dục, cách thức giáo dục khác nhau nên ở
họ có những sự khác biệt về tư tưởng, nhận thức, sự tiếp cận cái mới trong đời

14


sống và trong văn học. Trong số các trí thức mới và cũ, tân học và cựu học đó,
có nhiều nhà thơ và nhiều người quan tâm tới thơ ca. Đối với thơ ca, mỗi người
trong số họ lại có những quan niệm thơ, cách tiếp nhận và cách sáng tạo riêng.
Tất cả đã dẫn tới việc các luồng tư tưởng, quan niệm về thơ có dịp được va đập,
cọ xát với thực tế sáng tác và phát triển của thơ ca. Cũng do đó mà xung đột về
tư tưởng đã nảy sinh như một tất yếu của đời sống văn học. Cuộc bút chiến thơ
Mới - thơ Cũ chính là một hiện tượng thể hiện rõ điều này. Cuộc bút chiến diễn
ra trong một thời gian dài đã thu hút được một lực lượng tham gia đông đảo. Báo
chí cũng hình thành hai phe rõ rệt: Phe bênh vực thơ Cũ như các báo: An Nam

tạp chí, Văn học tạp chí, Văn học tuần san, Công luận, Tiếng dân, Tin văn…;
Phe ủng hộ thơ Mới như các báo: Phụ nữ tân văn, Phong hóa, Ngày nay, Tiểu
thuyết thứ bảy, Loa, Hà Nội báo…Sự phân chia lực lượng ấy đã đem lại những
màu sắc đa dạng cho cuộc bút chiến thơ ca.
Thứ hai, báo chí đã góp phần hình thành đời sống văn học hiện đại. Trước
thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam là một nền văn học đơn phương, biệt lập.
Khung tri thức của văn học Việt nằm trong sự ảnh hưởng của văn học Trung
Quốc, không có sự giao lưu với văn học thế giới. Văn học tồn tại trong những
nhóm xã hội và khu vực địa lí hạn chế và chủ yếu được lưu truyền theo phương
thức truyền miệng. Văn chương hoặc là để nói chí, chở đạo hoặc để thù tạc,
ngâm vịnh, tóm lại chỉ là một phương tiện chứ không phải là mục đích của cả
cuộc đời, một nghề để kiếm sống. Vì thế tuy văn học cũng có những thành tựu to
lớn song không tránh khỏi sự khuôn sáo, hoa mĩ, ít có chỗ cho cá tính sáng tạo.
Sang thế kỉ XX, cùng với sự thay đổi của xã hội, báo chí cũng có những bước
chuyển mình mạnh mẽ và có những đóng góp to lớn. Nó đã phá vỡ những giới
hạn tồn tại của văn học, đưa văn học đến gần công chúng hơn. Công chúng đã
quen với sự đón đợi những sáng tác và tranh luận văn chương trên báo. Báo chí
đã tạo nên một thói quen, một nhu cầu thưởng thức văn học mới. Báo chí đã tạo
một môi trường rộng rãi để các nhà văn trao đổi ý kiến, tranh luận, bút chiến.
Với tính chất thời sự, cập nhật, báo chí đã duy trì và tiếp thêm nhiên liệu cho
15


những ngọn lửa luận chiến văn chương cháy sáng, tạo một không khí văn
chương vô cùng sôi nổi trong đời sống văn học đầu thế kỉ XX. Không chỉ có
cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ. trong đời sống văn học còn xuất hiện một số
cuộc tranh luận nghệ thuật: tranh luận về Truyện Kiều, về Quốc học, Quốc văn,
về tiểu thuyết, tranh luận về nghệ thuật giữa hai tư tưởng “nghệ thuật vị nghệ
thuật” với “nghệ thuật vị nhân sinh”… Có thể thấy câu chuyện sáng tác văn
chương, việc bày tỏ tư tưởng, chính kiến không phải là câu chuyện của mỗi cá

nhân, mỗi nhóm người giới hạn nào đó. Báo chí đã góp phần to lớn vào việc xã
hội hóa văn học, đưa văn học đến gần công chúng và tạo điều kiện để các nhà
văn bày tỏ quan điểm văn chương của mình. Cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ
được khởi phát trên báo chí và cũng được tiếp nhiên liệu trên báo chí. Sự cập
nhật những sáng tác thơ Mới và những ý kiến về thơ ca khiến cho các tư tưởng
có cơ hội cọ xát, những khác biệt đã dẫn tới những mâu thuẫn, bất đồng để rồi
cuộc bút chiến đã thực sự nổ ra. Nếu không có báo chí, chắc chắn sẽ không có
môi trường để bộc lộ suy nghĩ, quan điểm và sẽ không có bút chiến. Báo chí đã
trở thành một mặt trận văn hóa, tư tưởng, và là tác nhân quan trọng của bút chiến
thơ ca. Tính truyền thông cập nhật của báo chí có tác dụng kích thích sáng tạo,
khơi gợi sự bộc lộ suy nghĩ, quan điểm riêng, khiến cho những ai quan tâm tới
thơ ca phải “nhập cuộc”. Trong bài Chuyện vui bên lề cuộc bút chiến thơ Mới –
thơ Cũ, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân thuật lại quá trình “vào cuộc” bút chiến
của Tản Đà, người bị xếp vào hàng tuyến phòng thủ của thơ Cũ với những người
đại diện cho thơ Mới ở báo Phong hóa: “Tản Đà lúc đầu rất thận trọng, có ý
muốn đứng ngoài. Tuy chẳng ưa gì thơ Mới nhưng ông không để cơ quan ngôn
luận của mình là tờ An Nam tạp chí tấn công Thơ mới. Mãi đến cuối năm 1932,
thấy báo Phong hóa làm quá, ông mới cho đăng lên An Nam tạp chí số 6 một bài
thơ Ông Tản Đà nhắn bạn Phong hóa (Tửu nhập thi xuất) nhưng tuyệt nhiên
không đề cập gì đến thơ Mới cả: “Mấy lời nhắn bảo anh Phong hóa / Báo đến
như anh thật láo quá / Từ tháng đến năm không ngớt mồm / Sang năm Quí Dậu
(1933) phải kiếm khóa / Ông nỉnh ông ninh có liệu mà … / Tái tứ tái tam đừng

16


trách nhá! / Chút tình đồng nghiệp bảo cho nhau / Nhờ gió thổi đi mong cảm
hóa”. Gặp dịp tốt, lập tức báo Phong hóa số 28 (30/12/1932) phản ứng ngay
bằng cách đăng bài họa nguyên vận để đả kích Tản Đà: “Anh lên giọng rượu
khuyên Phong hóa / Sặc sụa hơi men khó ngửi quá / Đã dạy bao lần tai chẳng

nghe / Hẳn còn nhiều phen mồm bị khóa / Thân mềm chưa chắc đứng ngay đâu /
Lưỡi ngắn thì nên co lại nhá / Phong hóa mà không hóa nổi anh / Túy nhân quả
thật là nan hóa!” Sau bài thơ họa nguyên vận trên đây, báo Phong hóa còn đăng
nhiều bài đả kích Tản Đà vì coi Tản Đà là lãnh tụ của phái thơ cũ…”. Có thể
thấy không khí sôi động của thơ ca trên báo chí đã khiến cho những người tâm
huyết với thơ ca không thể đứng ngoài cuộc. Họ không thể không lên tiếng,
không thể không bày tỏ chính kiến, quan điểm. Mà nhiều khi nhiệt tình sục sôi,
họ đã không tránh khỏi việc sử dụng những lời lẽ quá đà. Phái thơ Mới dĩ nhiên
là không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để công kích luật thơ cũ và cả những nhà thơ
cũ bằng những lời lẽ đôi khi khiếm nhã. Trong bài Phong trào Thơ mới đăng
trên Tiểu thuyết thứ bảy số 27, ngày 1.12.1934, Lưu Trọng Lư kịch liệt phê phán
lối thơ Cũ: “Họ có một lối đối đáp rất buồn cười là hễ khi tôi thấy “con chó đi
ra” thì thế nào tôi cũng phải nghĩ đến “con mèo chạy vô” dầu bấy giờ trước mắt
tôi thấy chiếc lá rụng”. Những lời lẽ quả là võ đoán và liều lĩnh, không khỏi làm
cho các nhà thơ Cũ bất bình. Trong cơn triều dâng của thơ Mới, các nhà thơ Mới
đã ra sức phá tan tành cái đập chắn thơ Cũ để mở đường tiến cho mình. Trước sự
tàn phá đầy thách thức đó, các nhà thơ Cũ cũng đáp lại bằng những lời lẽ mạt sát
không kém. Tùng Thành đã gọi đích danh Phan Khôi và những nhà thơ Mới
hăng hái nhất ra để trách móc, chê bai:
Trách bác Phan Khôi khéo rắc rối
Noi gương Hồ Thích làm Thơ Mới
Câu dài, câu ngắn chẳng ra sao
Vần đụp, vần đơn nghe thật chối
Hăng hái Thị Kiêm diễn thuyết khen
Nhiệt thành Thế Lữ lao công mãi…

17


(Nhàn ngâm)

Một điều có thể thấy rõ là sẽ không thể có những cuộc tranh luận văn học
nếu báo chí chưa trưởng thành và phân hóa rõ rệt. Báo chí Việt Nam đã có sự
phát triển nhanh chóng, trưởng thành vượt bậc dù chỉ mới xuất hiện chưa lâu.
Chỉ trong một thời gian ngắn, báo chí đã có sự phân hóa rõ rệt, từ công báo đến
bán công báo, từ hỗn tạp đến có tính chuyên ngành. Các tờ báo có liên hệ mật
thiết với văn học là các loại tuần báo và các ấn phẩm định kì (bán nguyệt san,
nguyệt san). Trước năm 1932 đã xuất hiện nhiều tờ báo có liên quan đến văn học
như: Đông Dương tạp chí, Nam Phong, An Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn… Trên
một số tờ báo có mục riêng dành cho việc giới thiệu thơ văn mới sáng tác và văn
học dịch. Sự trưởng thành của báo chí và sự nở rộ của văn chương trên báo chí
đã gieo mầm cho những cuộc luận chiến văn chương, trong đó có thơ ca.
Cuộc bút chiến khởi phát trên các mặt báo đã đem lại không khí sôi động
cho văn chương. Báo chí đã trở thành một mặt trận tuy không có tiếng súng
nhưng không kém phần gay go, quyết liệt của thơ ca. Báo chí đã “giữ lửa” cho
cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ, qua đó góp phần thúc đẩy cái mới ra đời và
khẳng định vị thế của mình trong thời đại mới.
Trong nửa đầu thế kỉ XX, báo chí đã đóng vai trò to lớn đối với đời sống
văn hóa xã hội Việt Nam trong đó có thơ ca. Báo chí giúp thơ Mới ăn sâu bén rễ
vào đời sống văn học dân tộc.Xét riêng đối với cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ,
báo chí là tác nhân, là luồng điện kích thích những tia lửa tư tưởng, quan niệm
mới, cũ về thơ bừng lên để rồi thơ Mới nhanh chóng định hình và phát triển theo
kịp với đà phát triển của thơ ca thế giới.
1.2. Sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng, văn hóa phƣơng Tây
1.2.1. Qua giáo dục
1.2.1.1. Vài nét về tầng lớp trí thức Tây học
Cùng với quá trình thuộc địa hóa xã hội Việt Nam, thực dân Pháp đã tiến
hành những cuộc cải cách lớn để thay đổi diện mạo của giáo dục Việt Nam nhằm

18



phục vụ cho mục đích thống trị của mình. Cuộc cải cách lần thứ nhất diễn ra trong
khoảng thời gian từ năm 1886 đến năm 1916. Giáo dục Việt Nam tồn tại song
song hai hệ thống giáo dục Pháp – Việt và Nho giáo. Mục đích của nhà cầm quyền
Pháp là không tạo ra những thay đổi quá đột ngột nhằm từ từ lôi kéo các sĩ phu
yêu nước, các quan lại chờ thời và tìm cách để cho những ảnh hưởng của Pháp
ngấm dần vào nhân dân. Để thực hiện chiến lược giáo dục khôn ngoan, thận trọng
này, họ đã tuyên truyền mục tiêu tốt đẹp của công cuộc “ khai hóa văn minh”:
“Người Pháp đến đây là để nâng cao đời sống nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế
và còn nâng cao cả đời sống tinh thần bằng giáo dục” (H. Marc và P. Cony –
Đông Dương thuộc Pháp, Paris 1946). Cuộc cải cách lần thứ hai diễn ra từ năm
1917 đến năm 1929. Lần này, mục tiêu của nhà cầm quyền Pháp là xóa bỏ nền
giáo dục Nho giáo, xác lập nền giáo dục mới ở Việt Nam dưới sự ảnh hưởng tư
tưởng văn hóa Pháp. Sự thay đổi lớn lao trong giáo dục thời Pháp thuộc đã khiến
cho một tầng lớp trí thức mới xuất hiện: tầng lớp trí thức Tây học.
Trí thức Tây học là tầng lớp trí thức mới, xuất hiện và phát triển ở Việt
Nam đầu thế kỉ XX. Họ được đào tạo từ hệ thống giáo dục thuộc địa Đông
Dương hoặc từ các trường học tại Pháp. Một bộ phận khác của tầng lớp trí thức
Tây học được hình thành nên bởi quá trình tự học ở trong nước khi các nguồn
sách vở mới từ phương Tây bắt đầu tràn vào Việt Nam và việc du học tự phát, tự
tổ chức bí mật ở nước ngoài. Các trí thức tiêu biểu cho con đường tự học như
Nguyễn Ái Quốc, Trần Huy Liệu, các thành viên của phong trào Đông du do
Phan Bội Châu phát động đầu thế kỉ XX). Việc tiếp cận nền giáo dục phương
Tây khiến cho họ có thể tiếp thu nguồn tri thức tiến bộ của nhân loại. Tầng lớp
trí thức Tây học chiếm một số lượng nhỏ trong cơ cấu dân số nước ta đầu thế kỉ
XX: gần 400.000 người, chiếm khoảng 2% dân số (theo Nguyễn Thị Thanh
Thủy – Về đặc điểm của tầng lớp trí thức Tây học Việt Nam đầu thế kỉ XX, Tạp
chí Khoa học NXBĐHQGHN năm 2012). Nhưng họ lại có một vai trò vô cùng
quan trọng trong việc đưa tư tưởng văn hóa, học thuật phương Tây thấm dần vào
19



đời sống Việt Nam. Tầng lớp trí thức Tây học trưởng thành từ các con đường:
con đường tự học (Phan Khôi, người khởi xướng phong trào thơ Mới là đại diện
tiêu biểu cho con đường này), con đường học hành bài bản trên ghế nhà trường
Pháp – Việt (Hoàng Ngọc Phách, Vũ Đình Liên, Thế Lữ, Khái Hưng, Xuân
Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên…) hoặc đi du học ở nước ngoài (Nhất Linh,
Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Tiến Lãng, Phạm Huy Thông…). Trong đó,
những trí thức được đào tạo trong các nhà trường Pháp – Việt chiếm số lượng
lớn nhất. Ở đó, họ được học tiếng Pháp, được tiếp nhận các tri thức khoa học và
chịu ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương Tây, đặc biệt là văn hóa, văn học
Pháp một cách sâu sắc và trực tiếp. Sau này, một số ít trong họ trở thành nhà
văn, số còn lại đóng vai trò độc giả. Khi nền văn học đô thị hình thành, viết văn
trở thành một nghề kiếm sống và văn học trở thành hàng hóa, độc giả đóng một
vai trò vô cùng quan trọng, khác hẳn với độc giả của nền văn học cũ.Họ chính là
lực lượng nuôi sống người cầm bút, do đó có khả năng chi phối sự phát triển của
văn học. Độc giả với thị hiếu mới đã tương tác với tác giả làm nên một sự cách
mạng trong quan niệm về văn học. Cuộc bút chiến thơ Mới – thơ Cũ là một biểu
hiện cho điều này.
Có thể thấy rất rõ vai trò to lớn của trí thức Tây học đối với văn hóa, văn
học Việt Nam.Họ chính là nhân tố quan trọng trong việc truyền bá văn hóa, văn
minh phương Tây. Nhiều người trong số họ đóng vai trò nòng cốt trong các tổ
chức văn hóa hoạt động công khai. Đó là các hội (Trí Tri, Khai Trí Tiến Đức,
Truyền bá Quốc ngữ, Tự Lực Văn Đoàn…), các báo, tạp chí (Đông Dương, Nam
Phong, Tiếng Dân, Tri Tân, Thanh Nghị…), các nhà xuất bản (Nam Kì, Tân
Dân… ). Họ có chỗ đứng khá độc lập với chính quyền, có thể sống bằng nghề
lao động trí óc của mình chứ không nhất thiết phải ra “làm quan” như các trí
thức Nho học.Việc lập thân bằng con đường văn chương, báo chí dẫu còn chật
vật của họ nhưng vẫn là cách thức kiếm sống và khẳng định bản thân đầy ý nghĩa


20


là minh chứng tiêu biểu cho sự độc lập đó.
1.2.1.2. Sự tiếp nhận ảnh hưởng của phương Tây từ giáo dục đến thơ ca
Hệ thống tri thức mà trí thức Tây học được tiếp nhận là một hệ thống tri
thức mới ra đời ở phương Tây, khác hẳn với hệ thống tri thức của Việt Nam.Đó
là một hệ thống tri thức đến từ nền giáo dục khoa học, hiện đại, có tính ứng dụng
cao, gồm: khoa học tự nhiên, kĩ nghệ, khoa học xã hội và nhân văn. Sự phủ sóng
khá toàn diện mọi lĩnh vực đời sống của nó đã đem lại hiệu quả thiết thực. Các
nhà nho duy tân đầu XX gọi nó là nền “thực học” để đối lập nó với tính chất hư
văn, sáo rỗng của nền học vấn và khoa cử Nho giáo. Đó là cái học thực dụng có
tính cách hướng nghiệp:
Học là học có nghề có nghiệp,
Trước giữ mình sau giúp người ta,
Trâu cày ruộng, chó giữ nhà;
Người không nghề nghiệp ắt là hư sanh!
Cuộc hoàn hải cạnh tranh lắm lúc,
Chỉ đua nhau sự học thế nào?
Anh em kìa hỡi đồng bào!
Không lo tiến tới sống sao đặng giờ.
(Khuyên con đi học)
Một đặc điểm quan trọng của nền giáo dục phương Tây là mang tính nhân
văn, nhân bản, hướng tới việc khẳng định, đề cao con người, khuyến khích tinh
thần tự do sáng tạo. Đây là tiền đề quan trọng để những cái mới dễ dàng nảy nở
trong tư tưởng, nhận thức của tầng lớp trí thức Tây học. Rất nhiều nhà văn, nhà
thơ Việt Nam đã được đào tạo trong các trường Pháp – Việt, một số đã đi du học
tại Pháp. Họ chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nền văn hóa châu Âu, đặc biệt
là Pháp. Trong nhà trường, họ được học tiếng Pháp và văn học Pháp với một thời
lượng đáng kể. Những giờ học về văn chương Pháp đã có tác dụng to lớn trong

việc giáo dục một quan điểm thẩm mĩ mới khiến họ cảm thấy quen thuộc,am

21


×