VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ VĂN ANH
TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH:
TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
PHÕNG NGỪA
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số : 62.38.01.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Tỉnh
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đình Nhã
Phản biện 3: PGS.TS. Trần Văn Luyện
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201...
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nam Định có diện tích 1.652,29 km², với dân số tính đến ngày
01/04/2014 1,805,771 người. Nam Định có 10 đơn vị hành chính cấp huyện
là thành phố Nam Định và 9 huyện là Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ý
Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Mĩ Lộc. Sau khi tái
thành lập, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra khá nhanh, các khu
công nghiệp được hình thành thu hút nhiều lao động, tạo điều kiện thuận lợi
để tỉnh phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và
Chính quyền, công tác phòng ngừa tội phạm ở Nam Định đã đạt được kết
quả đáng kể, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến
tích cực. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Nam Định cũng gặp phải
những khó khăn nhất định, như dân cư nhiều thành phần, trật tự xã hội diễn
biến phức tạp, nhiều loại tội phạm hoạt động với thủ đoạn ngày càng tinh
vi, khó kiểm soát...
Trước tình hình đó, Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Nam Định đã triển
khai, thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực phòng, chống tội phạm, như:
Quyết định số 140/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2014 về việc “Sáp
nhập các Ban Chỉ đạo có liên quan để thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống
tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của
tỉnh”, Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2014 về việc “Thực
hiện Quyết định số 312/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, ban hành
chương trình thực hiện Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của
Quốc hội “về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng chống tội
phạm””,... với mục tiêu đấu tranh không khoan nhượng với các loại tội
phạm trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, tất cả hệ thống chính trị địa phương đã vào cuộc rất tích
cực, với quyết tâm cao trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
song tình hình tội phạm vẫn có diễn biến phức tạp cả về tính chất và mức
1
độ, với thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, gây bức xúc trong
nhân dân và làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ
năm 2006 đến năm 2015, TAND hai cấp tỉnh Nam Định đã xét xử sơ thẩm
tổng số 9186 vụ án, với 13.812 bị cáo, bình quân năm là 919 vụ với 1382 bị
cáo và đang có xu hướng gia tăng.
Do đó, việc nghiên cứu tình hình tội phạm ở Nam Định phải được
thực hiện một cách cơ bản và chuyên sâu theo hướng phòng ngừa, tức là
việc phòng ngừa tội phạm phải được nghiên cứu và thiết lập trên cơ sở
hướng dẫn của khoa học chuyên ngành. Đó là tội phạm học, theo đó phòng
ngừa tội phạm với tính cách là mục đích cuối cùng của khoa học này, chỉ có
thể đạt hiệu quả cao khi nó được thiết lập trên cơ sở đã làm rõ được bản
chất tình hình tội phạm và xác định được nguyên nhân và điều kiện của hiện
tượng tiêu cực này.
Với cách nhìn nhận như vậy, đề tài" Tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam
Định: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” đã được chọn lựa để
nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội phạm,
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định,
luận án kiến nghị các giải pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp với điều kiện địa
phương Nam Định.
- Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Luận án nghiên cứu làm sáng tỏ tình hình
tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2015; xác định nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; dự báo tình hình tội phạm và các giải
pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian
tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Làm rõ mối quan hệ phụ thuộc
giữa tình hình tội phạm với các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội khác,
tức là làm rõ quy luật của sự phạm tội trên địa bàn tỉnh Nam Định.
2
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Xét về mặt nội dung, đề tài được
nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm; Về cấp xét xử, luận án tập trung nghiên cứu cấp xét xử hình sự sơ
thẩm; Về thời gian, đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu trong 10 năm từ 2006
- 2015, bao gồm số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của tòa án và 217
bản án hình sự sơ thẩm về một số loại tội; Về không gian, đề tài luận án
được thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định.
4. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như các quan điểm của
Đảng và Nhà nước về các vấn đề của đề tài như: Tội phạm; tình hình tội
phạm; quan hệ giữa tội phạm và tình hình tội phạm; nguyên nhân và điều
kiện của tội phạm, của tình hình tội phạm và mối quan hệ giữa hai phạm trù
này; người phạm tội và nhân thân người phạm tội; phòng ngừa tình hình tội
phạm.
- Phương pháp nghiên cứu đề tài: Đề tài sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau, mang tính đặc trưng tội phạm học đối với từng
chương, như sử dụng phương pháp thống kê; phương pháp nghiên cứu tổng
hợp; phương pháp phân tích; phương pháp so sánh; phương pháp lịch sử;
phương pháp hệ thống; phương pháp kế thừa; phương pháp logic, phương
pháp tiếp cận đa ngành - liên ngành... trên cơ sở đó sẽ vận dụng để làm rõ
nội dung nghiên cứu.
5. Điểm mới của luận án
Thứ nhất: Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, luận án đã làm rõ
nhất bức tranh toàn cảnh của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định
giai đoạn 2006-2015.
Thứ hai: Luận án sử dụng một số cách tiếp cận nghiên cứu dựa trên
nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã làm rõ tính quyết định về mặt xã hội của
tình hình tội phạm. Nói cách khác là làm rõ nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm từ các yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường sống và các
3
yếu tố tiêu cực từ phía người phạm tội trong điều kiện riêng về địa lý, kinh
tế, văn hóa, lịch sử xã hội của tỉnh Nam Định.
Thứ ba: Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về tội phạm
trên địa bàn tỉnh Nam Định dưới góc độ chuyên ngành tội phạm học và phòng
ngừa tội phạm. Luận án đã xây dựng các giải pháp phòng ngừa tình hình tội
phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định trong điều kiện hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa về mặt khoa học: Luận án nghiên cứu làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận về tội phạm học cũng như các biện pháp phòng ngừa tình
hình tội phạm. Vì vậy, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ
giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tội phạm học và
pháp luật hình sự.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể
được sử dụng để thống nhất về nhận thức, góp phần khắc phục những hạn
chế, vướng mắc, nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm. Đồng
thời luận án cũng có thể sử dụng cho các cơ quan lập pháp xem xét để điều
chỉnh những quy định về tội phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ
chức xã hội, các cấp có thẩm quyền áp dụng những biện pháp phục vụ công
tác phòng ngừa tình hình tội phạm, cũng như hướng dẫn thi hành, áp dụng
pháp luật.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương:
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu phát triển lý luận chung của tội
phạm học
Sách Những vấn đề lý luận về luật hình sự, tố tụng hình sự và tội
phạm học, từ quan điểm triết học Mác - Lênin để đánh giá vai trò của điều
kiện khách quan: có điều kiện thúc đẩy việc phạm tội, có điều kiện đóng vai
trò tích cực trong việc phòng ngừa tội phạm, theo tác giả “...việc đấu tranh
phòng chống tội phạm không thể chỉ dừng lại ở việc xóa bỏ nguyên nhân
của tội phạm, dù đó là cơ bản, mà phải song song tiến hành việc thủ tiêu các
điều kiện thúc đẩy tội phạm phát triển...”.
Sách Tội phạm học Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn của
Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, nghiên cứu quá trình hình thành và
phát triển của tội phạm học Việt Nam; về đối tượng nghiên cứu của tội
phạm học Việt Nam; về phương pháp nghiên cứu tội phạm học và những
vấn đề phòng ngừa tội phạm.
Sách Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm của GS.TS
Nguyễn Xuân Yêm, nghiên cứu tội phạm học đại cương và tội phạm học
chuyên ngành, tức là đề cập đến việc phòng ngừa một số loại tội phạm cụ
thể, kể cả tội phạm có ở Việt Nam, kể cả tội phạm chưa có ở Việt Nam như
tội khủng bố.
Sách Giáo trình tội phạm học của trường đại học Luật Hà Nội,
nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tội phạm học, như lịch sử ra đời
và phát triển của tội phạm học; tình hình tội phạm; nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội phạm; nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể;
nhân thân người phạm tội; phòng ngừa tình hình tội phạm; dự báo tình hình
tội phạm và kế hoạch hóa hoạt động phòng chống tình hình tội phạm;
phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, phòng ngừa tình
hình tội phạm về tham nhũng và ma túy;
Sách Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam của
PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh, nghiên cứu khái niệm và các đặc điểm của tình
hình tội phạm ở Việt Nam dưới góc độ tội phạm học từ năm 1986 - 2003;
nghiên cứu đặc điểm định tính và định lượng của tình hình tội phạm ở nước
ta; các loại tội phạm ẩn ở nước ta và giải pháp đấu tranh; đề xuất một số
giải pháp đấu tranh với tình hình tội phạm ở nước ta.
Sách Giáo trình tội phạm học của GS.TS Võ Khánh Vinh nghiên cứu
5
khái niệm tội phạm học, đối tượng, nhiệm vụ và vị trí của tội phạm học
trong hệ thống các khoa học; các phương pháp nghiên cứu của tội phạm
học; về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng ngừa và chống tình hình tội
phạm; nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng tội phạm
học, tội phạm học tư sản và tội phạm học xã hội chủ nghĩa. Đó là những tư
tưởng tội phạm học Mác-xít về tình hình tội phạm, về vấn đề nguyên nhân,
điều kiện của tình hình tội phạm, về nhân thân người phạm tội trong tội
phạm học và cả những tư tưởng nền tảng về dự báo tình hình tội phạm,
cũng như về mục đích của tội phạm học.
Ngoài các tác phẩm nêu trên, tác giả đã nghiên cứu nhiều công trình
khác như sách chuyên khảo, giáo trình và nhiều công trình về chủ đề lý luận
chung của tội phạm học đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực tế, cụ thể
- Luận án tiến sĩ “Đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ở Việt Nam
hiện nay” của Trần Xuân Huệ đã phân tích, làm sáng tỏ dưới góc độ tội
phạm học tình hình tội rửa tiền, những đặc điểm nhân thân người phạm tội,
nguyên nhân và điều kiện của tội phạm...; làm rõ thực trạng và nguyên nhân
của tội rửa tiền, dự báo tình hình và đề xuất các biện pháp đấu tranh phòng,
chống tội rửa tiền ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án tiến sĩ “Phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của
Huỳnh Ngọc Ánh đã phân tích những vấn đề lý luận về phòng, chống và
thực tiễn phòng, chống tình hình tội phạm nói trên cũng như nguyên nhân
của nó; những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp phòng, chống
phù hợp với địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Luận án tiến sĩ “Phòng, chống tội buôn lậu trên tuyến biên giới Tây
Nam Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thành Long đã phân tích lý luận về
phòng, chống tội buôn lậu; phân tích, đánh giá tình hình tội buôn lậu và tìm
ra nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm này, đồng thời tác giả cũng
đã đánh giá kết quả phòng, chống tội buôn lậu, rút ra những thiếu sót hạn
chế để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng,
chống tội buôn lậu trên địa bàn.
- Luận án tiến sĩ “Đặc điểm tội phạm học của tình hình tội phạm ở
nước ta” của tác giả Phạm Văn Tỉnh đã cung cấp một hình ảnh tổng quan
về tình hình tội phạm ở Việt Nam từ năm 2000 - 2003 thông qua hệ thống
các đặc điểm định tính và định lượng cả tình hình tội phạm, kiến nghị một
số giải pháp đấu tranh với tình hình tội phạm.
6
- Luận văn thạc sĩ “Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn tỉnh Nam Định” của Nguyễn Chí Công, trên cơ sở nghiên cứu đã
đề xuất các giải pháp bảo đảm định tội danh và quyết định hình phạt đúng
đối với tội giết người ở nước ta từ thực tiễn tỉnh Nam Định.
- Luận văn thạc sĩ “Tội phạm trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” của Bùi Thị Ngọc
Bích đã đánh giá thực trạng tình hình tội phạm; phân tích, làm rõ nguyên
nhân, điều kiện của thực trạng đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định.
Ngoài các tác phẩm nêu trên, tác giả đã nghiên cứu nhiều luận án tiến
sĩ, luận văn thạc sĩ về tình hình tội phạm nói chung, về tình hình tội phạm
của nhóm tội và tình hình tội phạm cụ thể dưới góc độ tội phạm học.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Sách Tội phạm học xã hội chủ nghĩa (1971) của E. Buchholz, R.
Hartmann, J. Lekschas và G. Stiller nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của
TPH theo quan điểm Mác-xít. Tác giả nhấn mạnh “trong tội phạm học khi
nói về khái niệm nguyên nhân, cần phân biệt nguyên nhân của tội phạm với
khái niệm nguyên nhân của tình hình tội phạm. Nguyên nhân của tình hình
tội phạm - đó là tổng hợp các hiện tượng có mối tác động qua lại và thâm
nhập lẫn nhau; các hiện tượng này là phổ biến và được lặp đi lặp lại nhiều
lần trong các mối quan hệ luôn luôn thay đổi. Trong khi đó, khái niệm
nguyên nhân của tội phạm có phạm vi hẹp hơn. Cụ thể, khi nói đến nguyên
nhân của tội phạm, người ta nói đến sự kiện nhất định tác động đến hiện
tượng khác làm phát sinh việc phạm tội”.
Sách Phòng ngừa tội phạm - Crime Prevention - (1988) của Susan
Geason và Paul Wilson đã đưa ra quan điểm phòng ngừa tội phạm bằng
cách nâng cao chất lượng sống cho con người qua nhiều hình thức khác
nhau. Triệt tiêu các điều kiện phạm tội là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Đã
khái quát được tình hình tội phạm, đưa ra nguyên nhân làm phát sinh tội
phạm, đưa ra một số giải pháp về kinh tế để phòng ngừa tội phạm nói
chung.
Sách Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản (1989) của tác giả Can
Ueda, do GS.TS Nguyễn Xuân Yêm và GS.TS Hồ Trọng Ngũ dịch đã đề
cập đến các biện pháp đấu tranh chống tội phạm, khẳng định các chính sách
kinh tế văn hóa xã hội đều là các biện pháp đấu tranh chống tội phạm, chủ
thể của hoạt động chống tội phạm gồm cả các nhà khoa học bên cạnh các
7
chủ thể là cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội.
Giáo trình Tội phạm học (1998) của Tim Newbukin có nội dung
nghiên cứu về phòng chống tội phạm tình huống, phòng chống tội phạm
cộng đồng và ngăn ngừa tội phạm vào mức độ liên kết.
Giáo trình Criminology today (2002) của Frank Schmalleger đã
nhấn mạnh đến hai vấn đề là đối tượng nghiên cứu và tính liên nghành của
tội phạm học. Điều này có nghĩa là nghiên cứu về tội phạm học phải hiểu
biết các vấn đề của khoa học khác, tổng các vấn đề liên quan đến tội phạm,
tìm ra các quy luật để có các giải pháp phòng ngừa.
Sách Tội phạm học với ví dụ thực tế (2007) của Hans Dieter
Schwind đã đề cập đến một loạt vấn đề thiết thực cho việc nhận thức toàn
diện về tội phạm học từ quá trình hình thành ở các thế kỷ trước cho đến
hiện đại. Tác giả giải thích tại sao trên thế giới lại có nhiều trường phái tội
phạm học và nhiều học thuyết về tình hình tội phạm. Lý do chính mà tác giả
khẳng định là ở vấn đề phương pháp luận, cái phải được sử dụng để nhận
thức từ những vấn đề khái quát đến chi tiết. Cách hiểu và cách nghiên cứu
tình hình tội phạm, nguyên nhân và phòng ngừa tội phạm... ở mức độ lý
luận chung và áp dụng cụ thể đều được tác giả đề cập một cách thực tế sâu
sắc ở địa bàn châu Âu. Cuốn sách có giá trị đặc biệt cho nhận thức và
nghiên cứu phát triển tội phạm học ở nước ta...
1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp
tục phát triển
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu nhìn chung đã đưa ra các vấn
đề lý luận cơ bản của tội phạm học, đều nhận định tội phạm là một hiện
tượng xã hội tiêu cực, nó luôn chứa đựng đặc tính chống lại lợi ích xã hội,
cộng đồng, trật tự xã hội, quyền và lợi ích cơ bản của công dân. Tội phạm
có nguồn gốc xã hội, vì vậy các phương pháp xã hội học là phương pháp
đúng đắn để nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
để từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm một cách có hiệu quả
nhất.
Thứ hai, những vấn đề lý luận về tội phạm trong các công trình nói
trên ít nhiều còn khác nhau về khái niệm và thuật ngữ của tội phạm học.
Nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu dựa trên quan điểm của các nhà
khoa học tại Học viện Khoa học xã hội làm cơ sở lý luận nghiên cứu cho
luận án của mình.
Thứ ba, những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam có ý nghĩa quan
8
trọng cho việc thực hiện luận án. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các kết quả
nghiên cứu về tình hình tội phạm cụ thể (hoặc nhóm tội cụ thể) trên phạm vi
địa bàn tỉnh hoặc vùng, trong đó phần ẩn và phần hiện của tình hình tội
phạm, sẽ giúp tác giả có những định hướng cụ thể trong quá trình triển khai
luận án của mình.
Thứ tư, một số công trình đã nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm. Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ dừng lại ở
việc nêu ra nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm của một tội cụ
thể gắn với một địa bàn cụ thể, nên cũng chỉ dừng lại ở khía cạnh nhất định
ở phạm vi nghiên cứu.
Thứ năm, có một số công trình nghiên cứu tình hình tội phạm nói
chung, như: Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Ngọc Bích... Các tác phẩm có
phương pháp phân tích khá tốt về phần hiện, phần ẩn của tình hình tội
phạm, cũng như đã nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội phạm, nhưng nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm ở các địa danh khác nhau, với phạm vi địa
lý hẹp (huyện) mà chưa nghiên cứu trên phạm vi một tỉnh, có tính chất và
phạm vi rộng và phức tạp hơn nhiều. Mặc dù vậy thì những tác phẩm này
rất có giá trị tham khảo đối với luận án của tác giả.
Thứ sáu, về các biện pháp phòng ngừa tội phạm, hầu hết các công
trình đã đưa ra các biện pháp cơ bản như biện pháp kinh tế, biện pháp chính
trị, biện pháp pháp luật, các biện pháp ngăn chặn... Đây là các nội dung
nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu và vận dụng hợp lý trong quá trình
triển khai luận án của mình.
Thứ bảy, thông qua phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu
nước ngoài đã cung cấp cho tác giả có cái nhìn khái quát hơn về lý luận tội
phạm học, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm. Tác giả
đã phân tích, tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn tình hình tội phạm
để có những phương án vận dụng phù hợp trong Luận án của mình.
Thứ tám, thông qua việc tổng hợp một số quan điểm mới về tội
phạm và giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay
của một số nước, tác giả sẽ lấy đó làm kinh nghiệm trong quá trình thực
hiện luận án của mình để từ đó có thể đưa ra các giải pháp phòng ngừa tình
hình tội phạm hiệu quả nhất cho tỉnh Nam Định.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc nghiên cứu đề tài luận án
Luận án kế thừa những kết quả quan trọng, phù hợp của các công
trình nghiên cứu trước đã đạt được để áp dụng, giải quyết các vấn đề đã đặt
9
ra trong luận án, những nội dung cần nghiên cứu trong đề tài là:
Thứ nhất: Trước hết xuất phát từ đề tài nghiên cứu là “Tội phạm
trên địa bàn tỉnh Nam Định: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng
ngừa”. Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung của đề tài mang tính chất đặc thù,
trên cơ sở các điều kiện kinh tế xã hội, tự nhiên của tỉnh Nam Định.
Thứ hai: Trên cơ sở tổng hợp, tiếp thu những vấn đề lý luận về tình
hình tội phạm. Tác giả sẽ làm rõ phần hiện và phần ẩn của tình hình tội
phạm cũng như đưa ra những đánh giá làm nổi bật tính quyết định xã hội
của tình hình tội phạm ở tỉnh Nam Định.
Thứ ba: Trên cơ sở nghiên cứu và tiếp thu các thành tựu lý luận về
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, tác giả sẽ xác định những
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh
Nam Định.
Thứ tư: Từ kết quả nghiên cứu về phần hiện và phẩn ẩn của tình
hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, phân tích
những thành tựu và hạn chế trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm,
tác giả sẽ đề xuất một số các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm ở
Nam Định trong thời gian tới.
CHƢƠNG 2
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2006-2015
2.1. Những vấn đề lý luận chung về tình hình tội phạm
2.1.1. Khái niệm tình hình tội phạm
2.1.2. Các thông số của tình hình tội phạm
2.2. Phần hiện của tình hình tội phạm
2.2.1. Mức độ tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định
2.2.1.1. Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm
a) Mức độ tổng quan tuyệt đối: Trong giai đoạn 2006-2015, TAND
hai cấp tỉnh Nam Định đã xét xử hình sự sơ thẩm 9186 vụ với 13.812 bị
cáo, trung bình mỗi năm có 919 vụ với 1382 bị cáo.
b) Mức độ tổng quan tương đối: Tỷ lệ trung bình các tỉnh với cả
nước là 1,53% về số vụ và 1,32% về số bị cáo. So sánh với mức trung bình
cả nước, tỉnh Nam Định thấp hơn 0,06% về số vụ và 0,27% về số bị cáo.
c) Cơ số tội phạm: Cơ số tội phạm ở Nam Định luôn có sự thay đổi
lúc tăng, lúc giảm ở từng giai đoạn khác nhau. So sánh với mức trung bình
10
cả nước cũng như một số địa phương khác thì cơ số tội phạm ở Nam Định
luôn thấp hơn.
2.2.1.2. Mức độ tình hình tội phạm xét theo đơn vị nhóm tội phạm
Tội phạm ở tỉnh Nam Định chủ yếu diễn ra ở 4 nhóm tội là nhóm
C18, nhóm C14, nhóm C19 và nhóm C12. Riêng 4 nhóm này chiếm tới
96,37% về bị cáo.
a) Mức độ cao của sự phạm tội theo nhóm:
* Đối với nhóm C18: Số bị cáo chiếm nhiều nhất, số bị cáo có xu
hướng gia tăng rất và diễn biến hết sức phức tạp.
- Xét theo chiều ngang của sự vận động: Đang có xu hướng tăng,
mức tăng trung bình hàng năm về số vụ là 41%, về số bị cáo 32%.
- Xét theo chiều dọc của sự vận động: Luôn chiếm vị trí cao nhất
nhưng cũng có giai đoạn thấp hơn nhóm tội C14 và C19. Cụ thể: Giai đoạn
2006-2008, tội về ma túy thấp hơn nhóm tội xâm phạm về quyền sở hữu về
số bị cáo nhưng về số vụ thì nhóm C18 lại cao hơn nhóm C14. Giai đoạn
2014-2015, số bị cáo nhóm C18 thấp hơn nhóm C19.
* Nhóm các tội xâm phạm sở hữu (C14): So sánh giữa các năm thì
số lượng bị cáo vẫn chiếm tỉ lệ cao thứ 2, hiện đang có xu hướng giảm dần,
so với năm 2006 số bị cáo giảm tới 1,2 lần; năm 2014 thấp hơn 1,43 lần so
với nhóm C19 về số bị cáo; năm 2015 đứng thứ hai về số bị cáo chỉ sau
nhóm C19 trong nhóm mức độ cao.
- Xét theo chiều ngang của sự vận động: Nhóm này không những
có xu hướng giảm dần hàng năm mà còn có xu hướng giảm về mức độ nguy
hiểm xét theo tỉ lệ giữa số bị cáo và số vụ. Giai đoạn 2006-2015, số vụ án
có xu hướng giảm dần nhưng năm 2012 lại tăng hơn năm 2011 là 1,19 lần,
trong khi đó số bị cáo vẫn giảm đều.
- Xét theo chiều dọc của sự vận động: Nhóm tội phạm này chiếm vị
trí thứ hai sau nhóm tội phạm về ma túy nhưng đang có xu hướng giảm dần.
* Nhóm C19: Giai đoạn 2006-2010 số bị cáo giảm, so với điểm cao
nhất là năm 2008 thì giảm tới 1,4; giai đoạn 2010-2014 số bị cáo tăng, năm
2014 tăng tới 3,74 lần so với năm 2010 nhưng năm 2015 giảm nhẹ cả về số
vụ và số bị cáo.
- Xét theo chiều ngang của sự vận động: Nhóm tội phạm này đang
có chiều hướng gia tăng nhanh, tăng trung bình hàng năm 1,2 lần về số vụ
và 1,5 lần về số bị cáo. Đặc biệt là năm 2014 tăng 1,56 lần so với năm
2013.
11
- Xét theo chiều dọc của sự vận động: Luôn chiếm vị trí thứ ba, sau
nhóm tội về ma túy và nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu, nhưng lại đang
có xu hướng tăng dần, riêng về số bị cáo thì tăng rất nhanh. Năm 2014 gấp
1,43 lần số bị cáo nhóm C14.
* Nhóm C12 có xu hướng dao động “hình Sin”, lúc tăng lúc giảm
và tăng giảm theo nhịp độ rất đều ở mức độ thấp. Xét cả về số vụ án và số
bị cáo giai đoạn 2006-2015, cơ cấu loại tội phạm này rất ổn định, chiếm vị
trí thứ 4 trong nhóm tội có nguy cơ cao và tiếp tục có xu hướng giảm dần.
b) Mức độ thấp của sự phạm tội theo nhóm:
2.2.1.3. Mức độ tình hình tội phạm xét theo đơn vị tội danh
Trong 7 tội danh có mức độ phạm tội từ 3 con số trở lên chiếm
80,39% tổng số bị cáo, trong đó 4 tội có mức độ phạm tội cao nhất là tội về
ma túy 44,3%, tội trộm cắp tài sản 22,73%, tội đánh bạc 20,18%, tội cướp
tài sản 6,67%, các tội phạm này chiếm 93,88% các tội phạm có mức độ tội
phạm từ 3 con số trở lên ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2015.
2.2.2. Diễn biến của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định
Thời gian qua tội phạm ở Nam Định có xu hướng gia tăng và chủ
yếu xảy ra ở bốn nhóm chiếm tới 96,37% về số bị cáo là nhóm C12, C14,
C18, C19. Tội danh có mức độ phạm tội 3 con số trở lên chiếm 80,39%
tổng số bị cáo. Trong đó có 4 tội danh có mức độ phạm tội lớn nhất chiếm
93,75% là tội phạm về ma túy, tội trộm cắp tài sản, tội đánh bạc, tội cướp
tài sản.
2.2.3. Cơ cấu của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định
2.2.3.1. Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đơn vị hành chính
2.2.3.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm xét theo hình phạt
2.2.3.3. Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tỉ lệ giữa số bị cáo và
số vụ án
2.2.3.4. Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm nhân thân bị cáo
2.2.4. Tính chất của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định
Nghiên cứu cho thấy, một số đặc điểm phản ánh về tính chất của
tình hình tội phạm ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2015 thấp hơn mức
trung bình cả nước cũng như một số địa phương khác ở các tiêu chí như: tỉ
số trung bình tội phạm ở các tỉnh trên cả nước; cơ số tội phạm; tỉ lệ giữa số
bị cáo và số vụ thế nhưng tội phạm ở Nam Định vẫn đang có xu hướng gia
tăng và có diễn biến phức tạp. Tội phạm chủ yếu xảy ra ở 4 tội là các tội về
ma túy, tội trộm cắp tài sản, tội đánh bạc, tội cướp tài sản, bốn tội danh này
đang có diễn biến hết sức phức tạp.
12
2.3. Phần ẩn của tình hình tội phạm
Ở giai đoạn tố tụng nào thì vẫn còn tồn tại tỷ lệ tội phạm ẩn đáng kể.
Tỷ lệ phá án trung bình hàng năm của cơ quan điều tra tỉnh Nam Định
khoảng gần 80%, vậy tội phạm ẩn chiếm tới hơn 20%; tỷ lệ phá án trung bình
qua chức năng kiểm sát tin báo tội phạm của VKS là 97%; cuối cùng là ở giai
đoạn tòa án thì con số tội phạm ẩn cũng rất đáng kể. Trong một công trình
nghiên tình hình tội phạm ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định thì tỉ lệ tội phạm
ẩn của tội trộm cắp tài sản là 20%. Đây là thực trạng có thể tìm thấy qua
thống kê ở các cơ quan tiến hành tố tụng, thực tế con số về tội phạm ẩn còn
lớn hơn nhiều bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
CHƢƠNG 3
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm
3.2. Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên
địa bàn tỉnh Nam Định
3.2.1. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thuộc
về kinh tế-xã hội
3.2.1.1. Do tác động của nền kinh tế thị trường
Các khiếm khuyết do nền kinh tế thị trường mang lại được thể hiện
trước hết là ở vấn đề giải phóng mặt bằng để xây dựng khu đô thị, khu công
nghiệp; tạo kẽ hở lớn để các đối tượng lợi dụng thực hiện tội phạm dưới rất
nhiều hình thức, vỏ bọc tinh vi thông qua việc kinh doanh buôn bán; làm
gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội... Đó
là các nhân tố tạo điều kiện cho một số loại tội phạm phát sinh như ma túy,
trộm cắp tài sản, chống người thi hành công vụ...
3.2.1.2. Do tác động của tình trạng thất nghiệp
Thời gian qua ở Nam Định có tiến trình đẩy mạnh quy hoạch các
khu Công nghiệp. Vì vậy đã có rất nhiều đất nông nghiệp của nông dân bị
thu hồi, điều đó làm cho người dân mất đất sản xuất, trong khi tiến trình xây
dựng các khu công nghiệp diễn ra chậm, đất đai bị thu hồi lại bị bỏ hoang,
đã khiến cho nông dân mất đất sản xuất, không có việc làm, trong khi chính
quyền thì chưa có điều kiện để đào tạo chuyển đổi nghề, làm gia tăng tình
trạng thất nghiệp... dẫn tới những vấn nạn cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập gia
tăng.
13
3.2.1.3. Do tác động của môi trường làm việc
3.2.1.4. Do tác động của sự phân hóa giàu nghèo
Sự phân hóa giàu nghèo ở Nam Định là nguyên nhân dẫn đến thực
trạng phân phối của cải xã hội bất bình đẳng, gây ra những hiện tượng tiêu
cực trong xã hội, là một nhân tố thúc đẩy một số tội phạm phát sinh, đặc
biệt là các tội phạm kinh tế, xâm phạm sở hữu.
3.2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thuộc
về văn hóa-xã hội
3.2.2.1. Những yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường gia đình
Đánh giá tác động từ môi trường gia đình đến tình hình tội phạm,
tác giả đã phân tích dưới nhiều góc độ, song tác giả chủ yếu chỉ đi vào
những vẫn đề chính, cụ thể của tình hình tội phạm ở Nam Định. Từ đó
khẳng định sự quản lý lỏng lẻo của gia đình dẫn đến sự lệch lạc về nhân
cách người phạm tội, đặc biệt là là những người chưa thành niên, khiến họ
có thái độ coi thường pháp luật, dễ mắc các tệ nạn xã hội dẫn đến hành
động tội phạm.
3.2.2.2. Những yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường nhà trường
Trong thời gian qua việc quản lý học sinh trên địa bàn tỉnh Nam
Định có phần lơi lỏng. Có thể đây là hậu quả của bệnh thành tích mà nhà
nước ta đang chấn chỉnh trong ngành giáo dục. Công tác giáo dục đã quá
chú trọng đến kết quả thi cử mà không có sự quan tâm đầy đủ đến giáo dục
cho học sinh những kỹ năng sống. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn
đến một số học sinh, sinh viên có lối sống lệch lạc, không có kỹ năng để
chống lại những cám dỗ của cuộc sống, từ đó làm cho họ hình thành bản
chất coi thường pháp luật, sẵn sàng vác dao đi đâm chém người chỉ vì một
mâu thuẫn nhỏ, chỉ vì mục đích chiếm đoạt tài sản để lấy tiền tiêu sài, lười
học, ham chơi nhưng lại muốn oai nên sẵn sàng sử dụng văn bằng giả để
học cao hơn.
3.2.2.3. Những yếu tố tiêu cực thuộc về giáo dục xã hội
Nghiên cứu đã khẳng định có nhiều trường hợp tội phạm kéo dài và
có tính công khai, như ở khu vực “Khu 5 tầng” thành phố Nam Định, khu
vực cầu Non Nước thuộc địa bàn xã Yên Bằng, huyện Ý Yên... hoặc tội
đánh bạc. Đây là loại hành vi tội phạm diễn ra thường xuyên và có tính
“công khai” nhưng chúng vẫn hoạt động trước sự thờ ơ của mọi người.
Điều này cho thấy, việc tuyên truyền giáo dục đối với mọi người về chủ
trương phòng, chống tội phạm của Đảng và Nhà nước chưa được quan tâm
14
đúng mức, dẫn đến việc phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị
và nhân dân tích cực tham gia có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm còn hạn chế.
3.2.3. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thuộc
về hoạt động quản lý của nhà nƣớc ở Nam Định
3.2.3.1. Những hạn chế trong quản lý kinh tế
Trong một số năm gần đây Nam Định đang gặp nhiều khó khăn
trong phát triển kinh tế, xuất phát bởi một số nguyên nhân khách quan như
do tác động của khủng hoảng kinh tế; do dịch bệnh, dịch cúm A/H1N1 ở
người xảy ra ở 8/10 huyện, thành phố, với trên 3 ngàn người nghi
nhiễm... Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, cũng phải kể đến
một số các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ khâu quản lý nhà nước ở
địa phương, như năng lực, phẩm chất của một số cán bộ, công chức của
tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là thái độ ứng xử cửa quyền, vô cảm, gây
bức xức trong nhân dân.
3.2.3.2. Những hạn chế trong quản lý giáo dục, văn hóa
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVIII
nhận định lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều bất cập cần giải quyết.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” chưa đi vào
chiều sâu…; còn để xảy ra tiêu cực. Ô nhiễm môi trường ở một số nơi chưa
được xử lý dứt điểm. Điều đó gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội ở địa
phương, làm phát sinh một số loại tội phạm ở Nam Định.
3.2.3.3. Những hạn chế trong hoạt động quản lý giữ gìn an ninh trật
tự xã hội
Trong thời gian qua, việc quản lý nhân khẩu trên địa bàn tỉnh còn
nhiều bất cập, các hoạt động quản lý giữ gìn an ninh trật tự xã hội đã bộc lộ
những yếu kém, công tác phòng ngừa xã hội, huy động sức mạnh của toàn
bộ hệ thống chính trị tham gia phòng ngừa trên một số lĩnh vực còn hạn
chế, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở một số địa phương
chưa đồng đều, chưa tạo thành sức mạnh áp đảo tội phạm, chưa tạo được
sự ý thức tham gia giữ gìn an ninh trật tự của người dân.
3.2.4. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thuộc
chủ thể hành vi phạm tội - Nhân thân ngƣời phạm tội
15
3.2.4.1. Nhân thân người phạm tội theo số lượng người phạm tội đã
bị xét xử trong bản án có hiệu lực pháp luật
Được nghiên cứu trên cở sở phân tích cơ cấu của tình hình tội phạm
theo đặc điểm nhân thân người phạm tội, bao gồm 3 nhóm đặc điểm chính:
a) Đặc điểm tự nhiên gồm về giới tính, về độ tuổi, về nơi cư trú; b) Đặc
điểm xã hội gồm đặc điểm về trình độ học vấn, về nghề nghiệp, người phạm
tội là Đảng viên, là cán bộ công chức, về hoàn cảnh gia đình, về tôn giáo,
tín ngưỡng; c) Đặc điểm hành vi phạm tội gồm đặc điểm về động cơ, mục
đích, về phạm tội đơn lẻ, hay đồng phạm, về tái phạm, tái phạm nguy
hiểm...
3.2.4.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thuộc chủ
thể hành vi phạm tội
a) Nguyên nhân và điều kiện từ các đặc điểm tự nhiên của chủ thể
hành vi
b) Nguyên nhân và điều kiện từ các đặc điểm xã hội của chủ thể
hành vi
c) Nguyên nhân và điều kiện từ các đặc điểm hành vi phạm tội của
thể
CHƢƠNG 4
DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG
NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
4.1. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn
tỉnh Nam Định
4.1.1. Những kết quả đạt đƣợc của phòng ngừa tình hình tội
phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định
Với phương châm phát triển kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển
văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, chăm lo, nâng cao đời sống của nhân
dân, tăng cường khối đại đoàn kết và đồng thuận xã hội, giữ vững an ninh
chính trị, trật tự - an toàn xã hội. Huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội tham gia thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học; nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện... Vì vậy ngành giáo dục đã đạt những thành tựu đáng khích lệ, phát
16
triển toàn diện cả quy mô và chất lượng. Những kết quả đó là một yếu tố
quan trọng làm giảm THTP trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Công tác dân vận đã kịp thời nắm bắt tình hình cơ sở, tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân, từ đó tham gia giải quyết có hiệu quả những
vấn đề phức tạp, bức xúc, góp phần ổn định tình hình ngay từ cơ sở. Công
tác nội chính và phòng, chống tham nhũng được quan tâm lãnh đạo và triển
khai thực hiện. Các nội dung của chiến lược cải cách tư pháp được chủ
động triển khai đồng bộ. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo được tích cực chỉ đạo. Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng
chống tham nhũng đến năm 2020 cũng được triển khai đồng bộ. Công tác
tuyên truyền về phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định
luôn được coi trọng… Đó là những nhân tố tác động tích cực làm cho tình
hình tội phạm trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực.
4.1.2. Những hạn chế trong phòng ngừa tình hình tội phạm trên
địa bàn tỉnh Nam Định
Thứ nhất, việc quản lý và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh chưa
đạt hiệu quả, thực hiện tái cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy được
tiềm năng về kinh tế biển, việc thu ngân sách từ kinh tế địa phương chưa có
nguồn thu chủ lực, ổn định. Việc thu hút đầu tư chưa mạnh, chưa có nhiều
dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Chưa hình thành được các vùng sản xuất
nông nghiệp hàng hoá lớn. Chất lượng, quy mô dịch vụ còn hạn chế…
Thứ hai, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở một số địa phương,
sở, ngành có mặt còn thấp, có nơi còn buông lỏng quản lý trên một số lĩnh
vực. Nhất là lĩnh vực đất đai, gây ra hiện tượng khiếu kiện đông người,
khiếu kiện vượt cấp, gây bức xúc trong nhân dân.
Thứ ba, hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều bất cập
cần giải quyết. Việc quản lý dạy thêm, học thêm ở một số nơi còn thiếu chặt
chẽ. Chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu, công tác giáo dục dạy
nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm cho những thanh niên chưa có việc làm
chưa được tổ chức tốt… từ đó dẫn đến nhiều người không có việc làm chán
nản, phát sinh tiêu cực dẫn tới phạm tội.
Thứ tư, mặc dù tỉnh đã thực hiện vận động doanh nghiệp xây dựng
quỹ “Giúp đỡ người có quá khứ phạm tội nay đã tiến bộ gặp khó khăn trong
17
cuộc sống”. Tuy nhiên, hoạt động này mới thực hiện ở phạm vi địa bàn
huyện Ý Yên, chưa có sự nhân rộng trên toàn tỉnh.
Thứ năm, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông vẫn
là vấn đề quan tâm, lo lắng của toàn xã hội. Tình trạng khiếu kiện ở một số
nơi còn diễn biến phức tạp. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tuy
được mở rộng nhưng còn mang tính hình thức nên hiệu quả còn nhiều hạn
chế…
Thứ sáu, công tác phòng ngừa xã hội ở một số địa phương chưa huy
động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Công tác tuyên
truyền, giáo dục, quản lý thanh thiếu niên còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ
giữa các cấp, các ngành, nhà trường và xã hội nên tình trạng thanh thiếu niên,
học sinh vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp. Việc khuyến khích toàn
dân tham gia phòng ngừa tình hình tội phạm, tố giác tội phạm còn hạn chế.
Thứ bảy, chất lượng cán bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn nên việc xác định địa bàn trọng điểm, đối tượng đấu tranh phục vụ cho
công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh và điều tra khám
phá án còn có những hạn chế...
4.2. Dự báo tình hình tội phạm ở tỉnh Nam Định
4.2.1. Cơ sở dự báo
4.2.2. Nội dung dự báo
4.2.2.1. Dự báo về các yếu tố tác động lên tình hình tội phạm trên
địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới
Về kinh tế: Trong những năm tới kinh tế Nam Định còn có những
hạn chế như: Chưa tạo được sự đột phá trong phát triển kinh tế... ; Về văn
hoá, giáo dục, xã hội: Còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Lĩnh vực văn hoá, xã
hội còn nhiều bất cập cần giải quyết. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá” chưa đi vào chiều sâu…; Về công tác xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị: Còn bộc lộ một số hạn chế như năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức Đảng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ trong tình hình mới...; Về vấn đề quốc phòng, an ninh: Trong thời gian
tới vấn đề quốc phòng tiếp tục được giữ vững là một yếu tố quan trọng tác
động tích cực ổn định trật tự xã hội ở địa phương, góp phần nâng cao hiệu
quả trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm của tỉnh; Về vấn đề quản
18
lý nhà nước: Vấn đề này còn tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới,
gây nên bất ổn xã hội, tạo cơ hội cho các thế lực phản động lôi kéo một bộ
phận người dân trong tỉnh chống phá nhà nước; Về công tác phòng ngừa
tội phạm: Phẩm chất năng lực, đạo đức, tác phong của các cán bộ thuộc
cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ có những người, những nơi còn hạn chế. Đó
là những yếu tố mà chính quyền tỉnh chưa thể khắc phục ngay được. Những
hạn chế đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phòng ngừa tình hình tội
phạm. Các yếu tố đó chính quyền tỉnh vẫn chưa thể khắc phục ngay được
nên vẫn còn có tác động đến đời sống xã hội tỉnh, gây ảnh tiêu cực đến tính
hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm.
4.2.2.2. Dự báo về tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định
trong thời gian tới
Tác giả tập trung nghiên cứu về mức độ gia tăng của tình hình tội
phạm; về cơ cấu của tình hình tội phạm; về phần ẩn của tình hình tội phạm
và đánh giá sự xuất hiện của tội phạm mới.
4.3. Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn
tỉnh Nam Định
4.3.1. Những giải pháp kinh tế - xã hội
Cần khắc phục tình trạng yếu kém, bất cập trong việc phát triển
kinh tế - xã hội, tăng cường cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân, khắc phục tình trạng thất nghiệp, mù chữ, đói nghèo, quá trình tăng
trưởng, phát triển kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, giảm
chênh lệch về mức sống giữa khu vực nông thôn và thành thị, tạo công ăn
việc làm cho người lao động nhất là đối với những đối tượng đang trong độ
tuổi lao động, những đối tượng có nguy cơ phạm tội cao như người có tiền
án, tiền sự, các đối tượng có nhân thân xấu, nhân cách bị suy thoái, cơ sở hạ
tầng và phúc lợi xã hội đối với khu vực nông thôn phải được quan tâm thỏa
đáng, số hộ nghèo phải được phấn đấu giảm tới mức thấp nhất.
4.3.2. Các giải pháp văn hóa - giáo dục
Phát triển kinh tế cần phải gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xã
hội và bảo vệ môi trường. Chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân. Tăng
cường khối đại đoàn kết và đồng thuận xã hội, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự - an toàn xã hội
19
Kịp thời nhân rộng và xây dựng nhiều mô hình mới, sáng tạo, huy
động sức mạnh toàn dân tham gia, góp phần giữ ổn định tình hình an ninh
trật tự từ cơ sở. Tiếp tục duy trì và nhân điển hình mô hình “Tự quản, tự
phòng, tự bảo vệ”, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tổ dân phố văn hóa,
xây dựng gia đình văn hoá mới, xây dựng thôn xóm, đường phố, cơ quan
đơn vị an toàn; đồng thời phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến về
xây dựng phong trào văn hóa ở cơ sở, phát huy truyền thống đoàn kết tương
thân, tương ái trong cộng đồng dân cư và ý thức tự trọng, tự chủ, sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của mỗi người dân.
Tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục phát triển, tạo điều
kiện cho các tầng lớp thanh thiếu niên nâng cao về trình độ học vấn, về đạo
đức, lối sống, tay nghề đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, đồng thời tạo một yếu tố tích cực về hành vi pháp luật lựa chọn phù
hợp với chuẩn mực của xã hội, góp phần vào công tác phòng ngừa tình hình
tội phạm trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả.
Chính quyền tỉnh cần quan tâm, chỉ đạo chính quyền cơ sở chú
trọng công tác giáo dục trong gia đình. Chủ động tạo mối liên kết sâu rộng
giữa nhà trường với gia đình, giữa các cơ sở đào tạo với người sử dụng lao
động. Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội cần được tăng cường
hơn nữa nhằm tránh tình trạng thanh thiếu niên bị rủ rê, lôi kéo vào các vụ
việc xấu, giúp học sinh, sinh viên tránh được những cám dỗ của cuộc sống
vật chất, sa hoa, không sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
Để phát huy tốt vai trò của văn hoá giáo dục trong phòng ngừa
tình hình tội phạm, chính quyền tỉnh Nam Định tiếp tục tạo các điều kiện
tốt nhất để đảm bảo phát huy dân chủ đi liền với nâng cao dân trí, tăng
cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tham
mưu của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, nắm bắt và xử
lý kịp thời các vướng mắc, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, quan
liêu, xa rời thực tiễn
4.3.3. Các giải pháp pháp luật
4.3.3.1. Trong công tác xây dựng pháp luật
20
Một là, với chức năng nhiệm vụ của mình chính quyền tỉnh cần
nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật
nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Hai là, cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số vấn đề liên quan trực
tiếp đến tội phạm, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa trên địa
bàn tỉnh, cụ thể:
Thứ nhất, kiến nghị Quốc hội giữ nguyên các điều luật từ Điều 249
đến Điều 252, chỉ khắc phục các dấu hiệu về định khung tăng nặng trách
nhiệm hình sự.
Thứ hai, kiến nghị BLHS sửa đổi theo hướng đối với các vụ án ma
túy cần phải quy định rõ các tiền chất ma túy phải giám định hàm lượng. Có
như vậy thì mới tạo được sự thống nhất trong công tác thực thi pháp luật,
tạo điều kiện cho công tác phòng ngừa loại tội phạm về ma túy đạt hiệu
quả.
Thứ ba, kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội ủy quyền cho Tòa án
được thực hiện giải thích pháp luật trong một số trường hợp nhất định. Việc
ủy quyền giải thích pháp luật cho Tòa án tức là việc công nhận hình thức
giải thích chính thức mang tính vụ việc bên cạnh hình thức giải thích chính
thức mang tính pháp lý hiện nay của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Thứ tư, kiến nghị nước ta cần nhanh chóng xây dựng luật bảo vệ
nhân chứng cũng như thành lập cơ quan bảo vệ nhân chứng.
Thứ năm, cần thay đổi mẫu quy định về thống kê ngành tòa án, ví
dụ: Như mẫu 1A cần sửa đổi theo hướng phải lấy cơ số hành vi phạm tội
làm trung tâm, có như vậy mới phản ánh đúng tình hình tội phạm.
4.3.3.2. Trong công tác thực thi pháp luật
Các cơ quan tiến hành tố tụng là chủ thể trực tiếp, giữ vai trò nòng
cốt tổ chức và thực hiện hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm. Theo
chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải có
các giải pháp cụ thể để tăng cường hiệu quả trong hoạt động phòng ngừa
tình hình tội phạm của mình.
4.3.4. Các giải pháp thuộc hoạt động quản lý của nhà nƣớc
Một là, tiếp tục đổi mới hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp,
tập trung phát huy dân chủ, trách nhiệm và năng lực của đại biểu Hội đồng
21
nhân dân trong hoạt động giám sát và chất vấn tại kỳ họp. Tăng cường năng
lực, hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp
cơ sở. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính;
kiên quyết xử lý các trường hợp buông lỏng quản lý, gây phiền hà, sách
nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quyết liệt thực hiện cải
cách thủ tục hành chính. Triển khai thực hiện Chính phủ điện tử gắn với
việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính. Tăng cường
hiệu lực quản lý Nhà nước các hoạt động tôn giáo, đảm bảo tự do tín
ngưỡng và tuân thủ pháp luật. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác thi đua khen thưởng.
Hai là, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực,
nhất là quản lý vũ khí, vật liệu nổ, cơ sở kinh doanh cầm đồ, internet...
Thực hiện tốt khâu trinh sát, nắm bắt tình hình, tập trung quản lý chặt chẽ
vào các địa phương có nguy cơ phạm tội cao như thành phố Nam Định,
huyện Xuân Trường…; Cần phải tập trung quan tâm đặc biệt vào công tác
ngăn chặn tội phạm thuộc nhóm cấp độ cao, đặc biệt là các tội phạm về ma
túy, trộm cắp tài sản, đánh bạc, cướp tài sản; Cần phải tập trung vào nhóm
người có nguy cơ trở thành tội phạm cao như những người nghiện ma túy,
người có tiền án, tiền sự, những người ham mê cờ bạc, chơi bời, những
người không có nghề nghiệp, những người thuộc các địa phương khác có
mặt tại địa phương nhưng không có khai báo tạm trú, tạm vắng rõ ràng; Đối
với tội phạm đang diễn ra nhưng chưa hoàn thành như ở các tội cố ý gây
thương tích, hủy hoại tài sản… cơ quan chức năng cần phải có hành động
chặn đứng hành vi phạm tội đang diễn ra, không để cho nó gây thêm thiệt
hại về người và tài sản. Những biện pháp ở trường hợp này là sự phản ứng
tức thì của xã hội đối với hành vi phạm tội đang diễn ra. Nó phải được thực
hiện bởi các chủ thể chuyên nghiệp như công an, lực lượng tuần tra, cơ
động, trực ban… và chủ thể không chuyên nghiệp, tức là mọi người dân sở
tại; Đối với tội phạm đã hoàn thành nhưng có nguy cơ lặp lại hành vi phạm
tội hoặc các tội phạm có hành vi kéo dài như ở tội cố ý gây thương tích,
hiếp dâm, giao cấu với trẻ em, trộm cắp tài sản… Các cơ quan chức năng
phải ngăn chặn quá trình lặp lại của hành vi phạm tội, không để cho tội
22
phạm được thực hiện nhiều lần, cắt đứt khả năng kéo dài việc thực hiện
hành vi phạm tội. Các biện pháp đối với trường hợp này phải là phát hiện
sớm, tố giác ngay, khởi tố và xử lý kịp thời. Chủ thể của những biện pháp
không chỉ là lực lượng chuyên trách, mà phải có sự tham gia tích cực, chủ
động của mọi người. Bên cạnh những biện pháp như thanh tra, kiểm tra
tuần tra, kiểm toán vốn là những biện pháp chuyên trách, thì sự phát giác, tố
giác của người dân vẫn luôn luôn giữ vai trò quan trọng.
Ba là, cần làm tốt công tác nắm và quản lý địa bàn, quản lý nhân
khẩu, khai báo tạm trú, tạm vắng, cần lưu ý đặc biệt đến các đối tượng miền
núi phía Bắc đến địa bàn tỉnh một cách thiếu minh bạc; Có sự hợp tác giữa
các địa phương với nhau trên địa bàn tỉnh và trên địa bàn cả nước để rà soát
các đối tượng nghi vấn, thu thập thông tin về các đối tượng có tiền án, tiền
sự, lưu manh chuyên nghiệp, thanh thiếu niên hư không có việc làm, các
loại đối tượng tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy...
Bốn là, tăng cường hơn nữa hoạt động quản lý cư trú và ngành nghề
kinh doanh có điều kiện, những ngành nghề nhạy cảm dễ nảy sinh các mâu
thuẫn dẫn đến các hành vi xâm hại sức khỏe như karaoke, massage,
internet, các dịch vụ cho thuê lưu trú, cầm đồ.
Năm là, cần chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông trên địa bàn
tỉnh kết hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật quản lý chặt chẽ các dịch vụ
văn hóa, nhất là việc quản lý, cấp phép và đăng ký đối với dịch vụ internet,
các ấn phẩm, sách báo, văn hóa phẩm nhạy cảm đồng thời ngăn chặn phim
ảnh bạo lực, đồi trụy… ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành nhân cách
và lối sống của thế hệ trẻ. Đồng thời phải thực hiện tốt công tác phổ biến
pháp luật trong nhân dân.
Sáu là, phải kiên quyết chấn chỉnh và đưa vào nề nếp công tác quản
lý đất đai. Sớm hoàn thành công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, cấp
đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa. Huy động
nhiều nguồn lực tham gia đầu tư các công trình cung cấp nước sạch; xử lý
chất thải. Tích cực, chủ động xây dựng, thực hiện các giải pháp ứng phó với
biến đổi khí hậu, nhất là ở vùng ven biển.
23