Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

“Luật so sánh tạo ra một hệ thông tri thức độc lập vì thế cần phải công nhận luật so sánh như một ngành khoa học pháp lý độc lập”, anh chị hãy bình luận về nhận định trên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.19 KB, 13 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM
LUẬT SO SÁNH
Đề 6: “Luật so sánh tạo ra một hệ thông tri thức độc lập vì thế
cần phải công nhận luật so sánh như một ngành khoa học pháp
lý độc lập”, anh/ chị hãy bình luận về nhận định trên.

1)
2)
3)
4)
5)
6)

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
NHÓM 2- LỚP K1B
Phan Quốc Nghiệp
Nguyễn Tuấn Anh
Bùi Đức Hiếu
Nguyễn Đình Tú
Nguyễn Lương Đức
Lê Mạnh Khởi

Hà Nội, 2016

1


I.



Lí luận chung
Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động nghiên cứu thực

tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa
học nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và
xã hội.
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật
chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư
duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển
trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh
nghiệm và tri thức khoa học.
Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động
sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con
người với thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách
quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã
hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển
trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu
vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên
trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến
một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự
hình thành tri thức khoa học.
Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ
thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng
phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa
học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các
sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa
học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như: triết
học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…


2


Một số yếu tố để trở thành một ngành khoa học:


Có một hệ thống tri thức riêng gồm những khái niệm, thuật ngữ,







hệ thống các vấn đề lý thuyết và thực tiễn.
Có phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu chuyên ngành .
Có đối tượng nghiên cứu.
Có đội ngũ nghiên cứu.
Có các cơ quan, trung tâm nghiên cứu.
Có vị trí trong hệ thống các ngành khoa học.

Pháp lý hay các lí lẽ của pháp luật chính là cơ sở của lí luận, là sự vận
dụng, áp dụng có khoa học về pháp luật, về phương pháp nghiên cứu pháp
luật một cách có hệ thống. Với ý nghĩa này, pháp lý được xem là hệ quả tất yếu
của pháp luật. Nếu cho rằng pháp luật là một cái khung thì pháp lý chính là
những lí lẽ khoa học vận động trong cái khung đó.
Khoa học pháp lý là khoa học về sự phát sinh, phát triển và mất đi của
pháp luật; cũng như tìm ra các nguồn gốc, những nguyên lý cơ bản của pháp
luật; cũng như sự vận dụng các lý lẽ đã được quy định bởi pháp luật.
II.


Bình luận về vấn đề
Bản chất của luật so sánh là một trong những vấn đề được tranh luận

gay gắt trong giới khoa học pháp lí trên thế giới. Nói cách khác, với câu hỏi
“bản chất của luật so sánh là gi?” ngay cả thời điểm hiện tại vẫn có những câu
trả lời khác nhau. Nếu coi luật so sánh là một ngành khoa học thì đương
nhiên nó sẽ là một bộ phận của khối khoa học pháp lý. Nếu coi luật so sánh là
một phương pháp thì nó sẽ chỉ là một chức năng phụ thuộc nếu so với các
nhánh khác của hệ thống pháp luật.
Nhiều học giả cho rằng luật so sánh là phương pháp nghiên cứu được
áp dụng đối với lĩnh vực pháp luật. Thậm chí, nhiều nhà khoa học đặt câu hỏi
rằng nếu luật so sánh được thừa nhận là ngành khoa học thì đối tượng điều
3


chỉnh của nó là gì khi nó chỉ là sự vận dụng phương pháp so sánh để xác định
những điểm chung và những điểm đặc thù của các hệ thống pháp luật trên
thế giới.Thêm vào đó, một số nhà luật học đã coi luật so sánh chỉ là phương
tiện để tập hợp thông tin về các hệ thống pháp luật hoặc các hiện tượng pháp
luật được so sánh có vai trò quan trọng trong việc giải thích các quy phạm
pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau đồng thời xem xét khả năng
có thể làm cho hệ thống pháp luật ở xã hội này thích nghi với xã hội khác. Vì
thế, những người theo quan điểm này đã nhấn mạnh khả năng ứng dụng cùa
luật so sánh với tư cách là “phương pháp so sánh luật” - phương tiện để
nghiên cứu các hiện tượng pháp lí xã hội, phương tiện để hiểu biết hơn về
pháp luật chứ không phải là môn khoa học pháp lí. Như vậy với cách trên thì
luật so sánh chỉ đơn thuần là một phương pháp nghiên cứu khoa học cùng
được sử dụng với nhiểu phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, phân
tích,… được sử dụng để so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế

giới từ đó giúp giải thích nhằm làm tăng thêm hiểu biết về các hệ thống pháp
luật đó chứ không có ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề khác trong khoa
học. Nó chỉ là một trong rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để
nghiên cứu về các hệ thống pháp luật trên thế giới.
Mặc dù vẫn có quan điểm xem luật so sánh là phương pháp nhưng
nhiều học giả cho rằng cần phải nhìn nhận luật so sánh là hệ thống tri thức và
vì thế phải công nhận nó như là một môn khoa học độc lập. Thêm vào đó, để
lập luận rằng luật so sánh nên được xem như là môn khoa học độc lập, các
nhà luật học đã viện dẫn sự tồn tại của các khoa học xă hội và nhân văn khác
khi sử dụng phương pháp so sánh một cách rộng rãi và kết quả là đã dẫn đến
sự ra đời của các khoa học so sánh mới như chính trị so sánh, xã hội học so
sánh… Luật so sánh là thành quả của quá trình nghiên cứu các hệ thống pháp
luật được xây dựng nên bởi rất nhiều các công trình, các đề tài nghiên cứu
của các nhà so sánh học trong suốt một quãng thời gian dài đã tạo ra được
một hệ thống tri thức độc lập riêng biệt mà qua đó mọi nhà so sánh học hay
4


những người khác đều có thể mở mang kiến thức của mình về pháp luật
thông qua việc sử dụng luật so sánh và các kết quả mà nó mang lại. Những tri
thức mà luật so sánh mang lại là những tri thức mới hoàn toàn khác những
tri thức đã tồn tại trước đây. Đây không chỉ có những tri thức riêng lẻ mà nó
là cả một hệ thống tri thức sâu rộng, chặt chẽ mà không có một ngành khoa
học nào khác có đó là nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau
tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải
quyết trong các hệ thống pháp luật đó nhằm mục đích cải tổ hệ thống pháp
luật quốc gia cũng như làm hài hòa và đi đến nhất thể hoá pháp luật của các
quốc gia.Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản đặc thù của việc
nghiên cứu các hiện tượng pháp luật. Luật so sánh không chỉ dừng lại ở việc
so sánh các hệ thống pháp luật mà còn nghiên cứu mối quan hệ giữa các hệ

thống pháp luật này, giải thích nguồn gốc cùa những điểm tương đồng và
khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đó. Cùng với đó luật so sánh còn có hệ
thống tri thức riêng gồm những khái niệm, thuật ngữ, như thuật ngữ “hệ
thống pháp luật”, “dòng họ pháp luật”, “civil law”, “common law”,… hệ thống
các vấn đề lý thuyết như lí thuyết về phân nhóm các hệ thống pháp luật, khái
quát về các hệ thống pháp luật, trình bày sự hình thành và phát triển của các
hệ thống đó,…. và các vấn đề thực tiễn như nêu ra một số hệ thống pháp luật
tiêu biểu thuộc một dòng họ pháp luật với những quy định của pháp luật
được sử dụng trực tiếp để điều chỉnh, giải quyết các vấn đề trong thực tế. Và
một trong những điểm quan trọng nhất để chứng minh luật so sánh là một
ngành khoa học đó là nó có đối tượng nghiên cứu là các hệ thống pháp luật và
có phương pháp nghiên cứu riêng:
Đối tượng của luật so sánh: Khác với các lĩnh vực khoa học pháp lí
khác như luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính hay luật hiển pháp tập
trung nghiên cứu lĩnh vực pháp luật nhất định cùa hệ thống pháp lụật, luật so
sánh không nghiên cứu so sảnh các ngành luật, các chế định pháp luật hay
các quy phạm pháp luật khác nhau trong cùng hệ thong pháp luật. Nội dung

5


cơ bản của các công trình nghiên cứu luật so sánh là “việc so sánh các hệ
thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt
của chúng”. Từ đó có thể nhận định rằng các hệ thống pháp luật là đối tượng
của luật so sánh. Đó có thể là hệ thống pháp luật của một quốc gia, một vùng
lãnh thổ hoặc là hệ thống pháp luật gắn với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ
(dòng họ pháp luật). Đối với hệ thống pháp luật của một quốc gia, một vùng
lãnh thổ thì đối tượng hướng đến là toàn bộ các khía cạnh pháp lý trong hệ
thống pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ đó như hệ thống các quy phạm
pháp luật, các thiết chế pháp luật, đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh,…

Đối với hệ thống pháp luật gắn với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ thì đó là lịch
sử hình thành, phát triển, triết lí pháp luật và kĩ thuật pháp lí… chung của
nhóm quốc gia, vùng lãnh thổ.
Phương pháp của luật so sánh:
Những nguyên lí của phương pháp so sánh trong luật so sánh hoàn
toàn không vượt ra ngoài nguyên lí chung của phương pháp so sánh được sử
dụng trong các lĩnh vực khoa học nói chung. Các sự vật, hiện tượng đều có thể
được so sánh với nhau nhưng việc so sánh đó chỉ thực sự có ý nghĩa khi các
đối tượng có những điểm chung nhất định. Đây được gọi là yếu tố thứ ba của
việc so sánh bên cạnh yếu tố so sánh và yếu tố được so sánh, yếu tố thứ ba này
được xem là mẫu số so sánh chung. Trong lĩnh vực luật so sánh thì việc xác
định mẫu số so sánh chung này có ý nghĩa quan trọng. Các nhà nghiên cứu
cho rằng khả năng so sánh của các quy phạm hay các chế định pháp luật
tương đương với nhân tố thứ ba vì chúng phụ thuộc vào sự tồn tại của mẫu số
so sánh chung – nhân tố làm cho việc so sánh các hiện tượng pháp lí có ý
nghĩa.
Ở cấp độ so sánh vĩ mô thì mẫu số so sánh giữa các hệ thống pháp luật
sẽ phụ thuộc mục đích và sự quan tâm của người nghiên cứu do ở cấp độ này
pháp luật là hiện tượng xã hội được xác lập trong các xã hội khác nhau và có
6


thể so sánh với nhau vì đều nhằm mục đích điều chỉnh hành vi của con người.
Các nhân tố được sử dụng để lựa chọn hệ thống so sánh chủ yếu như địa lí,
lịch sử, kinh tế,…
Ở cấp độ vi mô chức năng của các chế định, các quy phạm pháp luậ
được đa số thừa nhận là nhân tố thứ ba của việc so sánh trong luật so sánh.
Những quy phạm, chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau
có thể so sánh được với nhau nếu chúng có chức năng tương đương. So sánh
các chế định, các quy phạm pháp luật có cùng chức năng cho thấy việc so sánh

luật không tập trung vào cấu trúc, ngôn ngữ hay khái niệm của các quy phạm
pháp luật hay trong các chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật khác
nhau mà tập trung vào cách thức giải quyết cùng vấn đề xã hội hoặc pháp lí
tồn tại ở các xã hội đó.
Các bước của quá trình so sánh:
Xác định vấn đề cần so sánh và xây dựng giả thiết so sánh.
 So sánh vấn đề gì? (xuất phát từ đòi hỏi của việc so sánh).
 Đặt vấn đề so sánh từ đó xây dựng giả thiết so sánh. Các giả thiêt
so sánh phải nêu được vấn đề xã hội, pháp lí cần được giải quyết
bằng pháp luật và không được sử dụng thuật ngữ pháp lí đặc
trưng của một hệ thống pháp luật nào đó.
Lựa chọn hệ thống pháp luật so sánh: phụ thuộc vào các yếu tố:
 Mục đích so sánh
 Cấp độ so sánh
 Khả năng tiếp cận thông tin
Mô tả hệ thống pháp luật được lựa chọn để so sánh
 Yêu cầu khách quan: mô tả đúng như nó tồn tại, không được bình
luận, không được nhận xét đánh giá theo quan điểm cá nhân về


hệ thống pháp luật nước ngoài
Yêu cầu toàn diện: mô tả tất cả các vấn đề liên quan đến nội dung

chúng ta dự kiến so sánh
Xác định những điểm tương đồng và khác biệt
 Xây dựng các tiêu chí so sánh (các thuật ngữ được sử dụng trong
các tiêu chí phải là các thuật ngữ chung bao quát các hệ thống
7



pháp luật; phải có các tiêu chí gắn liền với các giải pháp ngoài
pháp luật)
 Xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các tiêu chí
Giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt của các
hệ thống pháp luật, đánh giá các giải pháp
 Giải thích: những yếu tố chi phối pháp luật như lịch sử, địa lí,


kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…
Đánh giá các giải pháp: xác định những ưu điểm, hạn chế (không
nên tuyệt đối hóa mà phải đánh giá khách quan mỗi giải pháp.
Vấn đề là giải pháp được khắc phục như thế nào)

Một lí do khác để ủng hộ quan điểm nhìn nhận luật so sánh là môn khoa
học độc lập xuất phát từ vại trò, ý nghĩa của luật so sánh trong việc phân tích
và giải quyết những vấn đề mới cùa luật học nói chung, đây là những ý nghĩa
to lớn mà nếu coi luật so sánh là một phương pháp thì nó sẽ không thể mang
lại được đó là:
Luật so sánh giúp cho việc nâng cao hiểu biết của các luật gia, các nhà
nghiên cứu: giống như tất cả các khoa học pháp lí khác, mục tiêu đầu tiên của
luật so sánh là cung cấp tri thức pháp luật cho người nghiên cứu. Luật so
sánh trước hết cho chúng ta cái nhìn toàn diện về hệ thống pháp luật của các
quốc gia trên thế giới thông qua việc giới thiệu các dòng họ pháp luật khác
nhau, giúp cho người nghiên cứu thấy được bức tranh toàn cảnh về các hệ
thống pháp luật trên thế giới cũng như có được những nhận định chung nhất
về hệ thống pháp luật của quốc gia nào đó khi xác định được hệ thống pháp
luật của quốc gia đó thuộc dòng họ pháp luật nào. Luật so sánh còn cung
những tri thức về hệ thống pháp luật nước ngoài cũng như giúp cho các nhà
nghiên cứu, các luật gia tăng cường hiểu biết hơn về hệ thống pháp luật của
nước mình. Ngoài ra luật so sánh còn cung cấp những tri thức của nhiều lĩnh

vực khoa học khác khi sử dụng những kiến thức đó để tìm hiểu về các yếu tố
ảnh hưởng đến các quy định của pháp luật nước ngoài như lịch sử, địa lý,
chính trị, kinh tế,…

8


Luật so sánh hỗ trợ việc cải cách pháp luật quốc gia: những tri thức có
được từ kết quả của việc nghiên cứu so sánh sẽ hỗ trợ rất lớn cho các nhà làm
luật trong việc xây dựng hoặc cải tổ hệ thống pháp luật của quốc gia. Việc
nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác sẽ cung cấp
cho các nhà làm luật hệ thống các khái niệm cũng như các giải pháp mà pháp
luật nước ngoài sử dụng để giải quyết vấn đề nào đó. Trên cơ sở phân tích,
đánh giá các giải pháp, khái niệm đó các nhà làm luật sẽ xây dựng giải pháp
riêng của pháp luật để giải quyết vấn đề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
của quốc gia về kinh tế, chính trị, truyền thống, văn hóa… như vậy các giải
pháp, các khái niệm hoặc các quy phạm pháp luật của nước ngoài sẽ được
vận dụng để xây dựng các giải pháp trong hệ thống pháp luật của quốc gia
mình. Ở phương thức khác, để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của
quốc gia, các nhà làm luật có thể tiến hành việc cấy ghép tức là đưa các quy
phạm pháp luật, các văn bản pháp luật từ hệ thống pháp luật này vào hệ
thống pháp luật khác trong quá trình xây dựng pháp luật hoặc cải cách pháp
luật. Để đảm bảo cho các quy phạm pháp luật hoặc các đạo luật của nước
ngoài khi đưa vào hệ thống pháp luật của quốc gia có thể vận hành một cách
có hiệu quả, các nghiên cứu của luật so sánh sẽ giúp cho các nhà làm luật
đánh giá cũng như dự báo được khả năng tương thích của các quy phạm
pháp luật nước ngoài khi đưa vào áp dụng trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Luật so sánh hỗ trợ cho việc hài hòa hóa pháp luật và nhất thể hóa
pháp luật: luật so sánh có vai trò quan trọng trong việc hài hòa hóa và nhất
thể hóa pháp luật. Luật so sánh hỗ trợ cho quá trình hài hòa hóa và nhất thể

hóa pháp luật vượt qua những khó khăn về kĩ thuật pháp lí.Các nghiên cứu so
sánh không đơn giản chỉ là sự tập hợp những điểm tương đồng và khác biệt
giữa các hệ thống pháp luật mà còn là sự đề xuất các giải pháp pháp lí tốt
hơn và dễ dàng áp dụng hơn so với các giải pháp pháp lí đang được sử dụng.
Mặt khác, luật so sánh cung cấp cho các luật gia những tri thức về các hệ
thống pháp luật và hơn thế là các kĩ năng phân tích đánh giá các hệ thống

9


pháp luật để tham gia vào quá trình đàm phán nhằm đi đến nhất thể hóa
pháp luật hoặc hài hòa hóa pháp luật, chúng là những phương tiện không thể
thiếu được để các đại diện các quốc gia có thể nhanh chóng đạt được sự đồng
thuận trong quá trình đàm phán. Bên cạnh đó luật so sánh còn hỗ trợ đối với
cả các quốc gia vượt qua những rào cản tâm lý khi tiếp nhận các quy định áp
dụng chung và từ bỏ các quy định của pháp luật của quốc gia. Nó cung cấp cơ
sở lý luận để xây dựng, phát triển hệ thống lí thuyết về các lĩnh vực pháp luật
có thể xây dựng các quy phạm được áp dụng chung.
Luật so sánh hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng pháp luật: luật so sánh
được ứng dụng trong thực tiễn thực hiện và áp dụng pháp luật sẽ amng lại
cho chúng ta nhừng lợi ích lớn. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
giải quyết các vụ việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài và pháp luật nước
ngoài. Khi giải quyết các vụ việc có liên quan đến áp dụng pháp luật nước
ngoài thì luật so sánh sẽ giúp các thẩm phán, các luật gia có sự hiểu biết về
quy định của pháp luật nước ngoài để áp dụng cũng như đảm bảo các quy
định đó không trái với các nguyên tắc của pháp luật trong nước. Trong
trường hợp phải áp dụng các quy định là kết quả của quá trình hài hòa hóa
và nhất thể hóa pháp luật, việc đảm bảo tính thống nhất của các quy tắc đã
được nhất thể hóa hoặc hài hòa hóa thì việc sử dụng luật so sánh để xác định
nội dung và cách thức áp dụng các quy định này có vai trò quan trọng đối với

các cơ quan có thẩm quyền áp dụng. Ngay cả trong trường hợp phải áp dụng
pháp luật của quốc gia để giải quyết những vụ việc không có yếu tố nước
ngoài, luật so sánh vẫn có thể được áp dụng như là phương tiện để giải thích
và áp dụng các quy định đó (cụ thể luật so sánh sẽ hỗ trợ hỗ trợ khi pháp luật
quốc gia có những khoảng trống chưa được giải quyết hoặc chưa rõ ràng).
Ngoài ra việc so sánh luật sẽ giúp cho luật sư có thể tư vấn cho khách hàng
của mình lựa chọn luật của nước nào có thể mang lại lợi nhuận tối đa và giảm
sự rủi ro đến mức tối thiểu trong các giao dịch của họ.

10


Cùng với đó là một số vấn đề mà nếu coi luật so sánh là một phương
pháp thì nó sẽ không thể có mà chỉ khi là một ngành khoa học thì nó mới có
được những đặc điểm đó như có một hệ thống thiết chế nghiên cứu, được đưa
vào giảng dạy với tư cách là một môn học, có mối quan hệ với những ngành
khoa học khác,.. Cụ thể như sau:
Luật so sánh có một hệ thống các thiết chế của nó như các hiệp hội,
trung tâm nghiên cứu, các tạp chí chuyên biệt ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ
khác nhau trên thế giới. Đây chính là nơi nghiên cứu so sánh về hệ thống pháp
luật giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ qua đó cung cấp cho chúng ta những tri
thức về luật so sánh. Những thiết chế này được phát triển mạnh mẽ bắt đầu
từ giai đoạn cuối thế kỉ một9 và cho đến nay nó đã trở thành một hệ thống
lớn nghiên cứu pháp luật trên thế giới. Có thể kể đến đó là các trung tâm, viện
nghiên cứu, hiệp hội so sánh luật như: Hội luật so sánh của Mỹ, viện luật so
sánh Thụy Sỹ, viện nghiên cứu luật châu Âu và luật so sánh của đại học Oxford
Anh,…cùng với đó là các tập chí chuyên về lĩnh vực luật so sánh như tạp chí
luật so sánh của Mỹ của Hội luật so sánh của Mỹ,tạp chí luật châu Âu và luật
so sánh của đại học Maastricht ở Hà Lan, tạp chí luật so sánh của viện pháp
luật châu Á,… với việc các thiết chế ở những nơi có trình độ phát triển cao

như châu Âu, Mỹ hay ở Nhật Bản, Singapore… đã thấy sự quan tâm tới luật so
sánh qua đó thể hiện tầm quan trọng của luật so sánh.
Tại Việt Nam cũng đã có những tổ chức chuyên về luật so sánh đã được
thành lập ở các trường đại học, các viện nghiên cứu. Ra đời sớm nhất vào đầu
những năm 90 của thế kỷ 20 là Phòng nghiên cứu luật so sánh thuộc Viện nhà
nước và pháp luật thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam, tiếp sau đó là Trung
tâm luật so sánh và luật quốc tế (2001) của Viện khoa học pháp lý thuộc bộ
tư pháp, trung tâm luật so sánh của khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội (năm
2003), trugn tâm luật so sánh thuộc trường Đại học luật Hà Nội (năm 2004),
trung tâm luật so sánh thuộc khoa luật - Đại học Cần Thơ (năm 2005)

11


Bên cạnh đó luật so sánh đã được đưa vào giảng dạy trong các trường
đại học luật lớn tại những quốc gia khác nhau trên thế giới như ở Anh, Pháp,
Mĩ hay một số quốc gia ở châu Á như Nhật Bản, Singapore. Và cho đến nay
môn học này được xem là một trong những môn học cơ bản trong chương
trình đào tạo của các trường luật. Ở Việt Nam, tại các cơ sở đào tạo luật, môn
học luật so sánh đã được đưa vào chương trình đào tạo vào những năm đầu
thế kỉ 21 và đến 2004, luật so sánh trở thành môn học bắt buộc đối với sinh
viên theo học chương trình cử nhân luật.
Có mối quan hệ với các ngành khoa học khác (Những tri thức của luật
so sánh không tồn tại một cách đơn lẻ mà có mối quan hệ chặt chẽ với những
tri thức của các ngành khoa học khác, các ngành khoa học khác sử dụng tri
thức từ luật so sánh và luật so sánh cũng sử dụng tri thức của các ngành khoa
học khác để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình và sử dụng các công trình
nghiên cứu đó phục vụ cho lợi ích của mọi người). Đối với pháp luật của các
quốc gia khác, để có thể hiểu được vì sao lại quy định như vậy để điều chỉnh
thì mỗi nhà so sánh cần có sự hỗ trợ của các ngành khoa học khác để hiểu

được nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa của các quốc gia, vùng lãnh thổ đó.
Có thể kể đến các ngành khoa học đó như: lý luận về nhà nước và pháp luật,
nhân học, xã hội học,… ngoài ra luật so sánh còn cần phải có sự hỗ trợ của các
nhà ngôn ngữ học trong việc dịch các thuật ngữ pháp lý do các thuật ngữ
được sử dụng tại các quốc gia, các cùng lãnh thổ khác nhau được sử dụng với
nội dung khác nhau.
Ngược lại một số ngành khoa học khác cũng sử dụng những tri thức
của luật so sánh để có hỗ trợ như các ngành khoa học luật hình sự,…
Kết luận
Hiện nay vẫn còn có những quan điểm khác nhau về việc xác định xem
luật so sánh là một phương pháp, là một ngành khoa học hay nó vừa là
phương pháp khoa học, vừa là môn ngành khoa học. Đây là vấn đề không có

12


câu trả lời một cách chính xác nhất và có thể sẽ còn tiếp tục còn gây tranh cãi
trong tương lai vì trong lí luận về khoa học hiện nay chưa có sự thống nhất về
tiêu chí để xác định môn khoa học độc lập. Có quan niệm xác định rằng khoa
học độc lập phải có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng những cũng
có quan niệm cho rằng môn khoa học độc lập phải tạo ra hệ thống những tri
thức mới khác với các khoa học đã tồn tại. Và dù có theo quan điểm nào thì
chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều rằng luật so sánh ngày nay
không chỉ có đối tượng và phương pháp riêng mà kết quả cùa những nghiên
cứu so sánh luật đã hình thành nên những tri thức pháp luật khác với hệ
thống tri thức của các khoa học pháp truyền thống. Hơn nữa, các khẳng định
về vấn đề này đều chỉ mang tính chất tương đối.Vì thế, việc xác định được đối
tượng, phương pháp nghiên cứu cùng những tri thức khác biệt mà luật so
sánh tạo ra cũng như ý nghĩa,tầm quan trọng ngày càng cao của luật so sánh
trong khoa học pháp lí có thể cho phép chúng ta chấp nhận luật so sánh là

khoa học độc lập.

13



×