Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn và kỹ năng nói trước công chúng của người lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.16 KB, 3 trang )

1

Câu 3: Những nội dung chủ yếu của kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn và kỹ
năng nói trước công chúng của người lãnh đạo. Cho 1 ví dụ về kỹ năng truyền cảm hứng
về tầm nhìn hoặc kỹ năng nói trước công chúng của người lãnh đạo.
Kỹ năng lãnh đạo là khả năng thực hiện có hiệu quả một hoạt động nào đó của lãnh đạo
bằng cách lựa chọn và vận dụng đúng đắn những tri thức, kinh nghiệm và các thao tác hợp lý
theo một cách thức thích hợp.
Người lãnh đạo có kỹ năng là có nghĩa là có hiểu biết thấu đáo về hoạt động lãnh đạo
(hiểu mục đích, cách làm, điều kiện cần có để thực hiện được hoạt động) và có thể tiến hành
hoat động đạt kết quả tốt. Ở mỗi cấp lãnh đạo khác nhau mỗi loại kỹ năng thể hiện sự cần thiết
khác nhau.
Người lãnh đạo giỏi phải có một số kỹ năng lãnh đạo cần thiết sau: Kỹ năng truyền cảm
hứng về tầm nhìn, kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi, kỹ năng lãnh đạo tổ chức học tập, kỹ năng xây
dựng văn hóa tổ chức, kỹ năng nói trước công chúng.
* Kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn
Tầm nhìn là bức tranh hấp dẫn về tương lai của tổ chức, là những “ước mơ” có tính khả
thi, có tác dụng khích lệ người lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức hướng về tương lai phía
trước.
Về bản chất, nó là một “giấc mơ về tương lai” mà nhà lãnh đạo, người vẽ bức tranh về
tương lai, tin tưởng sâu sắc rằng nếu mình nỗ lực hết sức, mình sẽ biến giấc mơ đó thành hiện
thực. Thường là nhà lãnh đạo và một số cộng sự tâm huyết nhất, huy động trí tuệ của các nhà
khoa học, các chuyên gia giỏi, cùng nhau trao đổi để hình dung về tương lai mà tổ chức mình
muốn đạt được. Tầm nhìn chỉ có sự hấp dẫn, lôi cuốn nhiều người khi nó được xây dựng dựa
trên những giá trị tốt đẹp và người ta nhìn thấy tương lai của mình trong đó.
Khi xây dựng tầm nhìn, bản thân nhà lãnh đạo/nhóm lãnh đạo phải hiểu thấu đáo: Tại sao
tổ chức này tồn tại và nó sẽ đạt được điều gì trong 5, 10 hay 20 năm tới. Liệu ý tưởng, dự án
lãnh đạo mình ấp ủ có đáng giá để theo đuổi, có mang lại n/vui, h/phúc cho nhiều người.
Tầm nhìn dù có đúng đến mấy thì tự nó cũng không thể phát huy hết tác dụng định hướng,
thúc đẩy mọi người. Do đó, nhà l/đạo phải có kỹ năng chia sẽ, truyền cảm hứng về tầm nhìn sẽ
giúp chuyển hóa tầm nhìn và các giá trị thành những kết quả trong đời sống thực, đ/hướng được


các quyết định và hành động của con nười theo tầm nhìn và hệ thống giá trị. Truyền cảm hứng
đúng nghĩa là quá trình đi từ trái tim đến trái tim, từ niềm tin và giá trị sâu thẳm của người lãnh
đạo đến với niềm tin và giá trị sâu thẳm của người khác. Muốn vậy, người l/đạo phải thấu hiểu
các niềm tin và các giá trị, mong muốn, khát khao mà người khác đang theo đuổi và tìm cách
gắn kết chúng với tầm nhìn. Từ đó tạo ra các cam kết cá nhân; thái độ niềm tin tích cực; hành
động tích cực; tạo các giá trị và tầm nhìn chung.
Truyền cảm hứng về tầm nhìn có cấp độ cá nhân (sự khám phá và sự cam kết) và cấp độ
nhóm (sự khám phá và kết nối các mối quan hệ). Các bước cơ bản để truyền cảm hứng về tầm
nhìn theo Magis Kristen gồm: một, là xác tín; hai, là lắng nghe và thấu hiểu; ba, là phát hiện
những điểm chung; bốn, là khớp nối, kết nối các điểm chung (các mối liên hệ của các nhóm, cá
nhân); năm, là hành động.
* kỹ năng nói trước công chúng
Hành động quan trọng hơn lời nói. Nhưng lời nói lại có khả năng truyền tải thông điệp của
nhà l/đạo đến được với nhiều người. Vì vậy, nói trước công chúng cũng là một k/năng q/trọng


2

mà nhà l/đạo cần rèn luyện để có thể gây ảnh hưởng đến nhiều người, để truyền cảm hứng về
tầm nhìn, để thuyết phục người khác…Muốn rèn luyện k/năng này cần chú ý:
Người diễn thuyết cần chú ý tạo ấn tượng “tích cực” ban đầu bằng sự xuất hiện phù hợp
với bối cảnh. Từ thần thái khuôn mặt, dáng đi, đứng, trang phục, lời nói mở đầu,…Thu hút
người nghe bằng ph/cách biểu cảm qua giọng nói và ng/ngữ cơ thể sẽ làm tăng hoặc giảm sự
chú ý của người nghe gấp nhiều lần bởi vì nó tác động vào cảm xúc của họ.
Bên cạnh đó nội dung bài nói phải rõ ràng, có cấu trúc hợp lý, lập luận chặt chẽ, có cơ sở
khoa học, có bằng chứng xác đáng mới đủ sức làm thay đổi nhận thức, gây dựng niềm tin ở họ.
Nội dung thông tin cần có hình ảnh ấn tượng dễ gây sự chú ý, dễ nhớ và nội dung thông tin vừa
phải không quá tải.
Nói trước công chúng là quá trình giao tiếp hai chiều. Do đó, phải thường xuyên quan tâm
đến đặc điểm tâm lý, trạng thái tâm lý của người nghe và của cả chính bản thân mình để thiết kế

bài nói, lựa chọn phong cách nói, điều chỉnh hành vi khi nói sao cho quá trình giao tiếp hai
chiều đạt hiệu quả cao nhất.
Các c/cụ có thể sử dung để rèn luyện k/năng nói trước công chúng như: sơ đồ thiết kế một
bài hùng biện, diễn thuyết; bài tập phát triển vốn từ vựng; các kiểu cấu trúc câu làm tăng sức
th/phục người nghe.
Những kỹ năng lãnh đạo là những kỹ năng cơ bản cần có của người lãnh đạo, quản lý. Tuy
nhiên, tùy theo từng vị trí công việc mà các yêu cầu độ nhuần nhuyễn giữa các kỹ năng có khác
nhau.
Ví dụ về kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn của nhà lãnh đạo
Truyền đạt tầm nhìn
Không phải bất kỳ ai sinh ra cũng đều có ngay mục đích sống của đời mình và không phải
bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng đều có tầm nhìn khi được đảm nhận trọng trách. Tuy nhiên,
người ta có thể học cách để đặt ra mục tiêu đúng đắn cho mình. Nhà lãnh đạo, có thể học để trở
thành một người lãnh đạo có tầm nhìn. Để trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn, trước tiên,
người lãnh đạo cần phải xây dựng một tầm nhìn rõ ràng về tương lai. Quan trọng hơn, tầm nhìn
này cần được chia sẻ với tất cả mọi thành viên trong tổ chức. Người lãnh đạo phải cho thấy
được sự đam mê, lòng nhiệt huyết của mình với đích đến mong muốn. Sẽ không một ai muốn
hành động nếu như họ không cảm nhận được sự cam kết và niềm tin vững chắc vào tầm nhìn từ
chính người lãnh đạo.
Một trong những khó khăn thường gặp của các nhà lãnh đạo là làm thế nào để có thể
truyền tải tầm nhìn một cách hiệu quả tới mọi thành viên trong tổ chức, thuyết phục mọi người
tin tưởng và đi theo mình. Dưới đây là một số bước có thể dùng như bài tập luyện kỹ năng
truyền đạt tầm nhìn hiệu quả cho các nhà lãnh đạo, quản lý của Debbi Zmorenski.
Bước 1: Suy nghĩ về những thách thức đang đặt ra cho phòng/ban/tổ hay tổ chức của bạn.
Bước 2: Tưởng tượng ra một bức tranh lớn. Hãy vẽ ra một viễn cảnh đẹp với những thành
công có được bằng việc nhìn nhận ra vấn đề và các tình huống cải thiện cũng như lợi ích sẽ
mang lại cho tổ chức và các thành viên trong tổ chức của bạn. Đây chính là cơ hội để bạn đưa ra
một tầm nhìn thực sự cho mình và tổ chức của mình. Hãy nhớ rằng, không có giấc mơ nào là
quá lớn hay quá viển vông. Dù nó có thể là một chiếc bánh nhỏ trên bầu trời nhưng kết quả là
bạn vẫn đang nhìn thấy nó.

Bước 3: Suy nghĩ xem bạn sẽ truyền đạt mong muốn của mình với người khác như thế
nào? Bạn sẽ nói như thế nào? Từ nào bạn sẽ chọn, câu văn nào bạn sẽ trình bày? Bạn sẽ truyền


3

đạt điều đó ở đâu? Khi nào? Với ai? Truyền đạt với tập thể hay nói trực tiếp từng người? Hãy
nghĩ xem bạn sẽ đề cập đến những lợi ích mà tổ chức và các thành viên có được như thế nào?
Hãy viết ra giấy tất cả những việc cần phải làm.
Bước 4: Thực hành những điều dự định làm đã được viết ra giấy. Hãy tập trao đổi và
truyền đạt thông điệp cho chính mình và cho người khác nghe. Nên nhớ rằng cần phải nói một
cách thuyết phục và diễn cảm vì nếu chính bạn không tin vào nó thì sẽ không một ai có thể tin
vào nó.
Có thể khẳng định rằng, bất kỳ một tổ chức nào cũng đều cần phải có một đích đến để
định hướng cho mọi hoạt động và mọi thành viên trong tổ chức. Đó cũng chính là lý do để tổ
chức đó tồn tại và hoạt động, là đòn bẩy để tổ chức đó vươn lên một tầm cao mới. Bạn vẫn có
thể tồn tại nhưng dậm chân tại chỗ nếu bạn không có tầm nhìn. Và bạn cũng có thể trở thành
một nhà lãnh đạo có tầm nhìn nếu thực sự bạn mong muốn và thấy nó có ý nghĩa.
Bí thư Nguyễn Bá Thanh 'nói được là làm được'
Ông Nguyễn Bá Thanh sinh năm 1953 tại Hòa Vang (Đà Nẵng). Sau khi tốt nghiệp ĐH
Nông nghiệp Hà Nội, ông về làm Chủ nhiệm tại Hợp tác xã Hòa Nhơn (Hòa Vang). Sau đó, ông
từng bước nắm giữ các cương vị như Phó bí thư huyện ủy Hòa Vang, Giám đốc Nông trường
Chè Quyết Thắng, Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ).
Khi Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Điểu thông báo Đà Nẵng nằm trong top
20 thành phố "sạch nhất thế giới", ông thẳng thắn chê: "Chắc mấy ổng không đi vào cái chỗ mà
hôm trước tôi với anh Huy (ông Trần Văn Huy, Bí thư quận uỷ Thanh Khê) lội vô ở gần ven sân
bay. Mấy ổng tới đó chắc không chấm điểm Đà Nẵng đâu. Đô thị chi rứa mà là đô thị, ăn ở mất
vệ sinh, rác vất tùm lum ra như thế".
Rồi ông khuyến khích: "Dù muốn hay không thì họ cũng công bố rồi. Mình lỡ bị công bố
nên phải làm cho tốt hơn, chứ làm không đạt là mang tiếng". Theo Bí thư Thanh, cách đây 16

năm, Đà Nẵng đã nghiêm cấm xả thải ra bãi biển và giờ mới có bãi biển sạch, đẹp để thu hút du
lịch. Do đó, thành phố nghiêm cấm việc xả thải gây ô nhiễm môi trường và ai vi phạm sẽ bị truy
tố.



×