Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tác động của chính sách thông tin truyền thông mạng Internet đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG XUÂN HIẾU

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THÔNG TIN
TRUYỀN THÔNG MẠNG INTERNET ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2017


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH
VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
MẠNG INTERNET ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ............7
1.1. Khái quát về đánh giá chính sách và đánh giá tác động chính sách ....................7
1.2. Những vấn đề lý luận về tác động của chính sách thông tin truyền thông mạng
Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ..........................................................10
1.3. Phương pháp đánh giá tác động của chính sách thông tin truyền thông mạng
Internet đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ..................................................................26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THÔNG TIN
TRUYỀN THÔNG MẠNG INTERNET ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TẠI TP ĐÀ NẴNG ........................................................................................28
2.1. Tổng quan về thực hiện các chính sách thông tin truyền thông mạng Internet tại


Việt Nam ...................................................................................................................28
2.2. Kết quả thực hiện các chính sách thông tin truyền thông mạng Internet đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Đà Nẵng .....................................................32
Kết luận Chương 2 ....................................................................................................43
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THÔNG TIN
TRUYỀN THÔNG MẠNG INTERNET ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TỪ THỰC TIỄN TP ĐÀ NẴNG .................................................44
3.1. Kết quả khảo sát về tác động thông tin truyền thông mạng Internet đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Đà Nẵng ................................................................44
3.2. Tác động của chính sách thông tin truyền thông mạng Internet đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn TP Đà Nẵng ..................................................52
3.3. Kiến nghị và đề xuất ..........................................................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CNTT

: Công nghệ thông tin

CNTT-TT

: Công nghệ thông tin – truyền thông

BTTTT

: Bộ Thông tin và Truyền thông


DNVVN

: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DN

: Doanh Nghiệp

DNS

: Domain Name System - Hệ thống tên miền

ISP

: Internet Service Provider - nhà cung cấp dịch vụ Internet

IPv4

: Internet Protocol version 4 - Giao thức Internet phiên bản bốn

IPv6

: Internet Protocol version 6 - Giao thức Internet phiên bản sáu

TPĐN

: Thành phố Đà Nẵng

TMĐT


: Thương mại điện tử

UBND

: Ủy ban nhân dân
: Hệ thống các điểm chuyển mạch để kết nối trung chuyển lưu

VNIX

lượng Internet trong nước giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ Internet

VNCERT

: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam (Vietnam
Computer Emergency Response Team)

VNNIC

: Trung tâm Internet Việt Nam

WTO

: Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu


Tên bảng

bảng

Trang

1.1.

Bảng quy mô doanh nghiệp

11

2.1.

Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trên địa bàn

35

3.1.

Tác động của chính sách thông tin mạng đối với hoạt động của DN

59


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu


Tên hình

hình

Trang

1.1.

Quy trình chính sách

8

2.1.

Vị trí tên miền .vn trong khu vực châu á

28

2.2.

Tỷ lệ tăng trưởng tên miền “.vn”

29

2.3.

Tỉ lệ tăng trưởng địa chỉ IP

30


2.4.

Thời lượng truy cập Internet hàng ngày của người dùng Internet

31

tại Việt Nam và Tỷ lệ sử dụng Website tại doanh nghiệp theo
các ngành nghề năm 2015
2.5.

Số lượng tên miền .vn tại Đà Nẵng từ năm 2012-2016

37

3.1.

Phân bố loại hình doanh nghiệp ở Đà Nẵng

44

3.2.

Số năm hoạt động của các DNVVN

45

3.3.

Đánh giá của DNVVN về hiệu quả của chính sách tài nguyên


46

Internet
3.4.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các quy định đến hoạt động

48

của Doanh nghiệp
3.5.

Đánh giá tác động tiêu cực/tích cực của các chính sách Internet

49

đến các hoạt động của DNVVN
3.6.

Đánh giá tác động của các chính sách Internet đến các hoạt

50

động của DNVVN
3.7.

Đánh giá về mức độ cần thiết của các giải pháp nâng cao hiệu

51


quả thực hiện chính sách quản lý Internet
3.8.

Tỷ lệ người mua hàng trong ngày mua sắm trực truyến 2015

57

3.9.

Tác động của chính sách thông tin mạng đối với DN

58

3.10.

Mức độ cần thiết của các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện

62

các quy định quản lý Internet


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, Internet đang chi phối hầu như mọi lĩnh vực và có vai trò quan
trọng đối với con người trên khắp thế giới. Internet là xa lộ thông tin siêu tốc cho
phép kết nối và truyền tải một dung lượng thông tin khổng lồ, có thể nói là vô hạn
định với tốc độ siêu nhanh. Đây là một kho kiến thức khổng lồ, phong phú và đa
dạng được cập nhật hằng ngày, hằng giờ từ khắp nơi trên thế giới; giúp cung cấp
thông tin theo yêu cầu của mỗi người, từ việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học,

chuyển giao công nghệ cho đến tư vấn tình cảm... Nhờ vậy, con người trên khắp
hành tinh có thể dể dàng kết nối với nhau, chia sẻ trao đổi thông tin, hình thành dư
luận xã hội và tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu, vấn đề khu vực hay toàn
quốc gia một cách nhanh chóng. Internet đã và đang trở thành nhu cầu không thể
thiếu đối với đời sống, tác động một cách trực tiếp, làm thay đổi nhận thức, hành vi
của mỗi cá thể, qua đó tác động đến sự phát triển của toàn xã hội.
Nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của nội dung thông tin trên Internet với
những đặc thù phức tạp, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác quản lý đối
với thông tin trên Internet và tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để tạo điều kiện cho
Internet phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quan điểm này được thể hiện cụ thể nhất
trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách quản lý Internet như
Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP và sau
này là Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
và thông tin trên mạng, trong đó nêu rõ: “Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi
hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu
khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất
lượng cuộc sống”. Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã từng nhấn
mạnh trong bài phát biểu “Vì một môi trường Internet tinh khiết và trong sạch”:
“Chính phủ Việt Nam khẳng định bảo vệ công dân, bảo vệ các tổ chức, các công ty,
các thương hiệu của Việt Nam và của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh

1


doanh tại Việt Nam trên Internet. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật và các quy tắc về hoạt động trên mạng Internet...”[38]
Tuy nhiên, trên thực tế, Internet đang thể hiện ngày càng rõ nét đặc trưng của
một xã hội ảo, phản ánh ngày càng toàn diện các hoạt động của đời sống thật ở mức
độ tự do hơn cho mỗi cá thể, phức tạp hơn cho công tác quản lý. Internet là lĩnh vực
đặc thù có sự phát triển nhanh, mạnh, gắn liền với sự phát triển của thế giới. Vì vậy,

hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý lĩnh vực này cũng đòi hỏi phải
được bổ sung, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với sự phát triển và yêu cầu
quản lý. Đến nay, hệ thống văn bản điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc
cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet đã được bổ sung, hoàn thiện đáng kể song
còn chưa đồng bộ và chưa theo kịp sự phát triển. Vấn đề khó khăn trong việc áp
dụng chính sách, pháp luật là do tính chất không biên giới của Internet. Chẳng hạn
như một hành vi trên Internet có thể vi phạm pháp luật của một nước, nhưng lại là
được phép ở một quốc gia khác, vì vậy việc xử lý vi phạm cũng bị giới hạn, chỉ có
tác dụng nhất định khi người vi phạm, hành vi vi phạm xảy ra ở quốc gia đó.
Hòa chung vào sự phát triển của Internet trên phạm vi quốc gia, trong thời
gian qua thành phố Đà Nẵng cũng đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham
gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên địa bàn thành phố. Việc phát triển mạng Internet đã được các cấp, các
ngành quan tâm, chỉ đạo và đã thu được những kết quả nhất định: hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm môi trường pháp lý rõ ràng, công khai,
minh bạch và bình đẳng; có chính sách khuyến khích hoạt động của các các doanh
nghiệp, tạo ra nhiều dịch vụ hấp dẫn, lành mạnh để thu hút người sử dụng trong
nước, giảm thiểu tác động tiêu cực của thông tin xấu. Hiện tại, tỷ lệ người dân sử
dụng Internet tại Đà Nẵng đứng thứ 2 so với các tỉnh thành trong cả nước; doanh
nghiệp có tỷ lệ kết nối Internet đạt 78%. Theo Sở Thông tin và Truyền thông Đà
Nẵng, doanh thu ngành Công nghệ thông tin, Viễn thông Internet trong năm 2015
của thành phố đạt 15.874 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy trên thực tế các chính sách
quản lý, phát triển Internet có tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh

2


nghiệp trên địa bàn; đồng thời vấn đề phát triển Internet của thành phố vẫn chịu
những ảnh hưởng nhất định mặt hạn chế đã được phân tích ở trên.
Để đánh giá tác động chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên

mạng và các kênh tác động của chính sách đến các hoạt động của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ; từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực và phát huy các
tác động tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Internet trên địa bàn
thành phố, tác giả chọn đề tài “Tác động của chính sách thông tin truyền thông mạng
Internet đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm luận
văn thạc sĩ Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về đánh giá tác động của chính sách đã có một số công trình của
các tác giả trong và ngoài nước, điển hình như
Nghiên cứu về chính sách công:
- PGS. TS Võ Kim Sơn (2012), "Xây dựng và thực thi chính sách công";
- PGS. TS. Lê Chi Mai (2007), "Chính sách và quá trình chính sách", NXB Chính
trị quốc gia Hà Nội;
- GS. TS. Nguyễn Trọng Điều (2008), "Khoa học chính sách công – Chu kỳ
chính sách và các công cụ dưới chính sách";
- TS. Tạ Ngọc Hải (2013), "Chính sách công – Tiếp cận từ khoa học tổ chức
nhà nước";
Nghiên cứu về tác động của chính sách:
- Florent Bédécarrats (2013), “Đánh giá tác động: các phương pháp và ứng
dụng trong lĩnh vực tài chính vi mô”;
- Nhóm tác giả (2013), “Báo cáo đánh giá tác động xã hội Dự án giảm nghèo
khu vực Tây Nguyên”;
- Trần Văn Tiến (2014), “Tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến
sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghiên cứu các doanh
nghiệp tại tính Bình Phước)”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn;

3



- Đặng Ngọc Dinh (2015), “Nghiên cứu đánh giá chính sách”.
- TS Lê Minh Toàn (2009) , “Quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và
công nghệ thông tin”, NXB CTQG
- TS Lê Minh Toàn (2012) , “Quản lý nhà nước thông tin và truyền thông”,
NXB CTQG
Nội dung chủ yếu của các công trình này là nghiên cứu các chính sách vĩ mô,
kinh tế, đổi mới công nghệ ... chưa có đề tài nào đánh giá một cách toàn diện về
chính sách thông tin truyền thông mạng Internet tại Việt Nam nhất là trên cơ sở thực
tiễn từ một địa phương cụ thể như thành phố Đà Nẵng. Do vậy, có thể khẳng định vấn
đề học viên lựa chọn nghiên cứu không có sự trùng lắp về nội dung và đối tượng,
phạm vi nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khái quát hóa các vấn đề lý luận về chính
sách thông tin truyền thông mạng Internet và các kênh tác động của chính sách đến
các hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; phân tích, đánh giá thực tế các tác
động của chính sách thông tin truyền thông mạng Internet đến các hoạt động của
doanh nghiệp vừa và nhỏ để qua đó đề xuất các giải pháp hạn chế các tác động tiêu
cực và phát huy các tác động tích cực của chính sách thông tin truyền thông mạng
Internet đến các hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ cụ
thể sau:
Thứ nhất, Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tác động chính sách thông tin
truyền thông mạng Internet đối với các doanh nghiêp vừa và nhỏ.
Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực tế các tác động của chính sách thông tin
truyền thông mạng Internet đến các hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ để tìm
ra vấn đề tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan.
Thứ ba, Đề xuất các giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực và phát huy các
tác động tích cực của chính sách thông tin truyền thông mạng Internet đến các hoạt

động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới.

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của chính sách thông tin
truyền thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu theo thời gian từ năm 2010 đến 2015 trong phạm vi các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Đà Nẵng
Phạm vi về nội dung: tập trung nghiên cứu tác động của chính sách thông tin
truyền thông mạng Internet đến các hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên 3
lĩnh vực chính: Chính sách phát triển, quản lý tài nguyên Internet; Chính sách về
thương mại điện tử và Chính sách về ứng dụng CNTT.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, nguyên tắc xuất phát dùng để
điều chỉnh hoạt động của con người bao gồm việc định hướng hoạt động hướng tới
đối tượng, cũng như định hướng, gợi mở cho việc lựa chọn các phương pháp, xác
định phạm vi, khả năng áp dụng chúng một cách hợp lý, có hiệu quả nhất.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để có được kết quả nghiên cứu khoa học, chính xác việc lựa chọn phương
pháp nghiên cứu đóng vai trò hết sức quan trọng. Đề tài lựa chọn ba phương pháp
chủ yếu để sử dụng trong nghiên cứu đó là: phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp phân tích định tính, phương pháp phân tích định lượng.
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong các nội dung
của luận văn và đây cũng là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong luận văn để xác định

các câu hỏi nghiên cứu, xác định các tiêu chí đánh giá tác động, thu thập các ý kiến
của chuyên gia về các vấn đề ảnh hưởng chính sách đến các hoạt động của doanh
nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận văn để đo lường

5


các kết quả theo từng tiêu chí đồng thời kiểm tra tính phù hợp của các thang đo từng
tiêu chí.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đưa ra cái nhìn tổng quan về tác động của chính sách thông tin truyền thông
mạng Internet trong đó có những chính sách phát triển Internet & tài nguyên
Internet, chính sách phát triển thương mại điện tử và tăng cường ứng dụng CNTT
tại Việt Nam nói chung và tại TP Đà Nẵng nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách thông tin truyền thông mạng Internet ở TP Đà Nẵng nói riêng và
trên cả nước nói chung.
- Thực hiện khảo sát về tác động chính sách thông tin truyền thông mạng
Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Đà Nẵng trên diện rộng và qua
đó đánh giá đúng tác động tiêu cực, tích cực của chính sách đối với hoạt động của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về tác động chính sách và đánh giá tác
động chính sách thông tin truyền thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ.

- Chương 2: Thực trạng tác động của chính sách thông tin truyền thông mạng
Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Đà Nẵng.
- Chương 3: Đánh giá tác động của chính sách thông tin truyền thông mạng
Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.

6


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG MẠNG
INTERNET ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1. Khái quát về đánh giá chính sách và đánh giá tác động chính sách
1.1.1. Khái niệm về đánh giá chính sách công
Đánh giá chính sách công được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu và đưa
ra các khái niệm như :
“Đánh giá chính sách công là khách quan, hệ thống và kiểm tra thực nghiệm
các kết quả và mục tiêu dự kiến đạt được đối với đối tượng của chính sách đang
được thực thi” – David Nachmias
“Đánh giá chính sách là học hỏi về các kết quả của chính sách công” –
Thomas Dye. [21]
“Đánh giá chính sách là hoạt động kiểm tra chính sách bằng các tiêu chí cụ
thể như sự phù hợp, đầy đủ, tính hiệu quả, hiệu suất và các tác động của chính sách
nhằm cải thiện việc hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách giải quyết thành
công các vấn đề chính sách công trong tương lai” hoặc :
“Đánh giá chính sách công là các quy định, luật, nguyên tắc, thông lệ mà một
nhóm hoặc tổ chức sử dụng để thực hiện các quyết định và hành động liên quan đến
đánh giá chính sách”.
Khi Việt Nam chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế, đòi hỏi ban hành các chính sách để tạo ra những nhân tố,

môi trường cho sự chuyển đổi trở thành cấp bách. Vì vậy, trong một thời gian khá
dài, Nhà nước tập trung cao vào việc xây dựng và ban hành các thể chế, nhằm tạo
các hành lang pháp lý cho mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội tuy nhiên việc đánh giá chính
sách thì dường như bị bỏ qua hoặc rất ít được quan tâm mặc dù khâu đánh giá chính
sách là một khâu quan trọng không thể thiếu của quy trình chính sách.
Vai trò cốt lõi của của đánh giá chính sách công chính là:
- Qua đánh giá rút ra những bài học về thiết lập chương trình xây dựng chính
sách hoặc các công cụ chính sách.

7


- Biết được chất lượng và hiệu quả của chính sách.
- Nhận biết được đầy đủ tầm quan trọng của chính sách công trong quản lý
- Biết được sự hài lòng và ý thức chấp hành, thực hiện chính sách của các đối
tượng chính sách và người dân.
- Biết được năng lực và trình độ hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách
công của các cơ quan quản lý nhà nước và Cán bộ công chức.
Xác định vấn
đề chính sách

Hoạch định
chính sách

Thực thi chính
sách

Phát hiện mâu
thuẩn


Phân tích chính
sách

Duy trì chính
sách

Đánh giá chính
sách

Hình 1.1. Quy trình chính sách
1.1.2. Khái niệm về đánh giá tác động chính sách
Đánh giá tác động của chính sách là một hoạt động quan trọng trong quá trình
nghiên cứu chính sách, nhằm làm rõ ảnh hưởng của chính sách đối với các đối
tượng khác nhau trong xã hội và đối với sự phát triển của xã hội nói chung. Việc
đánh giá này gồm cả nội dung phân tích trước khi thực hiện chính sách (dự báo) và
phân tích hiệu quả đạt được sau khi thực hiện chính sách. Các đối tượng chịu tác
động của chính sách được phân ra: chịu tác động trực tiếp và chịu tác động gián
tiếp. Các tác động có thể là tích cực hoặc tiêu cực, có tác động có thể dự đoán được,
có tác động không được dự đoán trước
1.1.3. Nội dung đánh giá chính sách công
Đánh giá chính sách là một khâu quan trong của hậu kiểm quá trình thực hiện
chính sách công trong quá khứ để từ đó hình thanh căn cứ xây dựng các chính sách

8


mới. Căn cứ vào kết quả đánh giá chính sách để biết được chính sách được thực
hiện đến đâu? Mục tiêu có hoàn thành không? Các giải pháp chính sách có hiệu quả
không? Có cần phải điều chỉnh gì không? Và đã đến lúc kết thúc chính sách
chưa...Nội dung đánh giá thường tập trung vào các vấn đề sau:

- Đánh giá đầu vào
- Nhằm đo lường số lượng của đầu vào của chương trình thực thi chính sách
công gồm:
- Số lượng các yếu tố được huy động sử dụng và nỗ lực của CBCC để thực
hiện các mục tiêu chính sách (nhân sự, công sở, trang thiết bị kỹ thuật, văn phòng
phẩm, công cụ lao động, chi phí tài chính…).
- Áp dụng các phương pháp tính toán mọi chi phí đầu vào trên cơ sở định mức
tài chính hiện hành của nhà nước hoặc theo giá trị trường của các yếu tố đầu vào.
- Đánh giá đầu ra
- Xem xét kết quả đầu ra của chương trình dự án thực thi chính sách công
trong mối tương quan với việc sử dụng các nguồn lực đầu vào để thực hiện mục tiêu
một chính sách cụ thể.
- Mục đích của đánh giá thực thi là để xác định xem chính sách đang tạo ra giá
trị gì cho xã hội, có thể không liên quan trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách
đã tuyên bố, cung cấp dữ liệu cho đánh giá hiệu lực hiệu quả chính sách công.
- Đánh giá hiệu lực
- Xác định xem các chương trình, dự án đang thực hiện có tạo ra những kết
quả phù hợp với mục tiêu của chính sách hay không?
- Đánh giá hiệu lực chính sách khó và phức tạp, cần khối lượng thông tin lớn.
- Đánh giá hiệu quả
- Xem xét các chi phí của một chương trình, dự án cụ thể để đạt được mục
tiêu của chính sách.
- Phân tích đánh giá đầu vào và phân tích đánh giá đầu ra dưới hình thức giá
trị, sau đó so sánh kết quả giữa chúng.
- Đánh giá quá trình

9


- Xem xét các phương pháp tổ chức, bao gồm các quy trình và thủ tục hoạt

động được sử dụng để hiện chương trình, dự án thuộc chính sách công.
- Mục tiêu của đánh giá này nhằm xác định xem quá trình duy trì chính sách
có được tổ chức hợp lý và có hiệu quả không?
1.1.4. Các phương pháp đánh giá
- Đánh giá “trước” các chính sách (tiên nghiệm) là việc đánh giá tác động
tiềm tàng của một chính sách trước khi triển khai nhằm mục đích so sánh các giải
pháp chính sách, gói chính sách công: Cách tiếp cận mang tính chuẩn tắc, tiềm năng
của chính sách sẽ triển khai; áp dụng cho các chính sách kinh tế vĩ mô. Dựa vào mô
hình kinh tế vĩ mô.
- Đánh giá “sau” chính sách (hậu nghiệm) là đánh giá tác động của chính
sách: Cách tiếp cận mang tính thực chứng – dựa trên số liệu vi mô và kỹ thuật kinh
tế lượng.
Việt Nam đã đưa việc đánh giá “Trước” bắt buộc đối với chính sách pháp luật
(RIA) theo luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật (2008).
1.2. Những vấn đề lý luận về tác động của chính sách thông tin truyền
thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1. Khái niệm và các yếu tố tác động đến doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính
phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Doanh nghiệp nhỏ và vừa được
định nghĩa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật,
được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng
nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của
doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu
tiên), cụ thể như sau:

10


Bảng 1.1. Bảng quy mô doanh nghiệp

Quy mô
Khu vực

Doanh nghiệp
siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Tổng
Số lao
nguồn vốn
động
I. Nông, lâm 10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10
nghiệp và xuống
trở xuống
người đến
thủy sản
200 người
II.Công
10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10
nghiệp và xuống
trở xuống
người đến
xây dựng
200 người
III.Thương
10 người trở 10 tỷ đồng từ trên 10
mại và dịch xuống
trở xuống
người đến

vụ
50 người
Số lao động

Doanh nghiệp vừa
Tổng nguồn
vốn
từ trên 20 tỷ
đồng
đến
100 tỷ đồng
từ trên 20 tỷ
đồng
đến
100 tỷ đồng
từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng

Số lao
động
từ trên 200
người đến
300 người
từ trên 200
người đến
300 người
từ trên 50
người đến
100 người


Tuy nhiên, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa để Gia hạn nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp và thuế GTGT năm 2013 theo TT 16/2013/TT-BTC thì căn cứ
vào tiêu chí DOANH THU và SỐ LAO ĐỘNG:
Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao
động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng.
Như vậy, trong luận văn này sử dụng khái niệm Doanh nghiệp có quy mô vừa
và nhỏ là doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm
và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng để làm đối tượng phân tích.
1.2.1.2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là mối quan hệ so sánh
giữa kết quả đạt được trong qúa trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Nó phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được
các mục tiêu của doanh nghiệp. Các đại lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
cũng như trình độ lợi dụng các nguồn lực nó chịu tác động trực tiếp của rất nhiều
các nhân tố khác nhau với các mức độ khác nhau, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, đặc
biệt các DNNVV ta có thể chia nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp như sau:

11


a. Các yếu tố bên ngoài
Môi trường vĩ mô
- Tự nhiên: tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về
cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là
những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất
nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch
- Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền

kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các
yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kỹ thuật - Công nghệ: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh
nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ
thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm
ứng dụng.
- Văn hóa - Xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh
của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội
nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các
lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa
đi một ngành kinh doanh.
- Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu
hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn
là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa
chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện
trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị
doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai
đoạn phát triển.
Môi trường vi mô
- Nhà cung cấp
- Khách hàng

12


- Đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ tiềm ẩn: chỉ một đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong
một thị trường cụ thể song hiện tại chưa gia nhập.
- Sản phẩm thay thế: là sản phẩm có thể thay thế các loại sản phẩm khác tương

đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. Sản phẩm thay
thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có
mức giá rẻ hơn.

b. Các yếu tố bên trong
Nguồn nhân lực
Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh
nghiệp, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở
mỗi quốc gia. Trong các doanh nghiệp yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết
định liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả
năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt
v.v... đều xuất phát từ con người.
Nguồn lực vật chất
Nguồn lực vật chất bao gồm những yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máy
móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh v.v... Mỗi
doanh nghiệp có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm
mạnh lẫn điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Các nguồn lực vô hình
Ngoài các nguồn lực trên, mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức còn có các nguồn
lực khác mà con người chỉ nhận diện được qua tri giác, đó là các nguồn lực vô hình.
Nguồn lực này có thể là thành quả chung của các thành viên trong tổ chức hoặc một
cá nhân cụ thể và ảnh hưởng đến các quá trình hoạt động. Nguồn lực vô hình thể
hiện qua nhiều yếu tố và nhà quản trị các cấp cần có đầy đủ những kiến thức cơ bản
mới có thể nhận thức rõ sự hiện diện và biết được tầm quan trọng của nguồn lực
này. Chúng bao gồm nhiều yếu tố tiêu biểu như: Tư tưởng chủ đạo trong triết lý
kinh doanh; Chiến lược và chính sách kinh doanh thích nghi với môi trường, Cơ cấu
tổ chức hữu hiệu, Uy tín trong lãnh đạo của nhà quản trị các cấp….

13



Qua nghiên tài liệu và kế thừa một số kết quả của các công trình nghiên cứu tác
giả đưa ra một số yếu tố chính tác động đến sự phát triển của các DNVVN như sau:
- Chính sách của địa phương như: Chính sách hỗ trợ của địa phương, Thủ tục
hành chính, Hỗ trợ từ Hội doanh nghiệp, Hạ tầng cơ sở, Thủ tục thuê đất.[36]
- Năng lực nội tại của doanh nghiệp: Trang thiết bị, Thông tin thị trường, Tiếp
thị và Trình độ lao động.[37]
- Yếu tố vốn: Tiếp cận thị trường vốn, Tiếp cận các tổ chức tín dụng, Thủ tục
vay vốn, Chính sách lãi suất.
- Chính sách vĩ mô: Chính sách hỗ trợ DNVVN, Hệ thống luật pháp và Chính
sách thuế.
Như vậy, yếu tố chính sách có tác động rất đáng kể đối với sự phát triển của
DNNVV tại Việt Nam nói chung và tại Đà Nẵng nói riêng. Nhận thức được tầm
quan trọng đó, tại các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc các thời kỳ, chủ trương của
Đảng là thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân vững chắc, phù hợp với trình độ sản
xuất. Thực hiện chủ trương này, Nhà nước đã thể chế hóa, ban hành các luật liên
quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) hoạt động sản xuất, kinh doanh như
Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật DN (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/7/2015 quy định lĩnh
vực, địa bàn khuyến khích đầu tư thu hút các dự án đầu tư có chất lượng và hiệu
quả; các quy định về điều kiện và thủ tục đầu tư, kinh doanh có tính minh bạch, khả
thi và đồng bộ; tạo mặt bằng pháp lý bình cho nhà đầu tư trong và nước ngoài…
Bên cạnh đó, Luật Thuế GTGT năm 2013 (có hiệu lực từ 1/1/2014) có một số
nội dung quan trọng được sửa đổi; bổ sung chính sách ưu đãi thuế đối với lĩnh vực
khoa học và công nghệ, công nghệ cao… để khuyến khích, hỗ trợ DN đầu tư phát
triển khoa học công nghệ.
Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 quy định các cơ chế, chính sách ưu
đãi dành cho DN khoa học và công nghệ, trong đó có các chính sách ưu đãi liên
quan đến quyền sở hữu nhà nước, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập DN, miễn lệ
phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của
pháp luật, ưu tiên sử dụng thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và


14


phát triển công nghệ tại phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công
nghệ, ươm tạo DN, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước…
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 77/2014-QH13 ngày 10/11/2014 về Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, trong đó đề cập đến việc xây dựng các
chính sách hỗ trợ và tạo ra những điều kiện cần thiết để phục hồi và phát triển sản
xuất kinh doanh các DN, nhất là đối với khu vực kinh tế tư nhân trong năm 2015.
Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ mặt bằng lãi suất
tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát; có biện pháp hỗ trợ, đơn giản hóa thủ tục
cho vay và tăng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNNVV), DN sản xuất hàng xuất khẩu, DN công nghiệp hỗ trợ. Trong năm
2014, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.
Năm 2015, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP ngày
12/3/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015-2016, các bộ ngành, địa
phương và hiệp hội ngành nghề tích cực thực hiện.
Đặc biệt, thế kỷ XXI đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế tri thức,
của sự bùng nổ thông tin. Chính nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ nói
chung, Internet nói riêng đã làm cho đời sống và trình độ hiểu biết của con người
được nâng cao rõ rệt quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin liên lạc giữa người với
người càng xích lại gần nhau. Bên cạnh đó, chính sự phát triển như vũ bão của công
nghệ thông tin cũng đã đặt ra cho xã hội loài người nhiều vấn đề bất cập. Để phát
huy những thế mạnh của Internet đồng thời hạn chế những tác động xấu của nó đối
với đời sống xã hội, ngay từ khi Internet mới phát triển và lan rộng, những chính
sách thông tin truyền thông mạng Internet mà Chính phủ đề ra đã góp phần tích cực
trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói
riêng. Luận văn này sẽ có những phân tích sâu hơn đối với những Chính sách

Thông tin truyền thông mạng Internet của Việt Nam ở phần tiếp theo.
1.2.2. Chính sách Thông tin truyền thông mạng Internet và tác động của chính
sách thông tin truyền thông mạng Internet đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.2.1. Chính sách Thông tin truyền thông mạng Internet
Thông tin truyền thông mạng Internet là một khái niệm có phạm vi rất rộng,

15


liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều bộ ngành khác nhau. Trong phạm vi luận văn
nay tác giả chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá tác động của các chính sách liên
quan đến các hoạt động của các DNVVN cụ thể vào các lĩnh vực sau:
a. Chính sách quản lý và phát triển tài nguyên Internet
Việt Nam chính thức hòa mạng Internet ngày 19/11/1997. Trong gần 20 năm
qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc đối với việc ứng dụng các dịch
vụ Internet ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc
tế, Việt Nam xếp hạng 18/20 quốc gia có tỷ lệ người sử dụng Internet lớn nhất thế
giới và đứng thứ 8 ở châu Á, với 48,6 triệu người sử dụng Internet, chiếm hơn 52%
dân số. Theo các chuyên gia, với giá cước ngày càng rẻ, số lượng người dùng
Internet ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Có thể thấy Internet phát triển đem lại nhiều tác động tích cực trong đời sống
xã hội. Nó không chỉ góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế ở đất
nước ta mà còn giúp người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc có thể thu hẹp khoảng
cách phát triển, dễ dàng cập nhật tin tức nhanh chóng, thuận lợi.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, Internet cũng đem lại nhiều tác
động tiêu cực. Vì Internet là một “thế giới phẳng”, trên đó tồn tại nhiều vấn đề phức
tạp ảnh hưởng lớn đến nhận thức và hành động của những người tiếp nhận nó. Đặc
biệt hiện nay, thông tin trên Internet là đa chiều, nhiều nguồn không được kiểm
duyệt, thiếu tính định hướng. Thêm vào đó không ít đối tượng lợi dụng Internet như
một phương tiện để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước, vu khống, kích động biểu tình, gây hoang mang dư
luận. Thủ đoạn thường dùng là chúng thông qua các trang blog các nhân, viết các
bài viết xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng hoặc qua các trang mạng xã hội
như Facebook, Twish,… để đưa các thông tin sai trái nhằm kích động quần chúng
nhân dân. Thực trạng trên đòi hỏi việc quản lý Internet là vấn đề tất yếu nhằm phát
huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó tác động đến đời sống xã hội,
đến văn hóa, nhận thức, tư tưởng, lối sống, đặc biệt lối sống của thanh thiếu niên.
Thực tế khi Internet mới ra lúc này Chính phủ ban hành Qui chế tạm thời về

16


quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam. Lúc đó, tư duy là quản lý
được đến đâu thì phát triển đến đó. Nhưng sau mấy năm, khi Internet bắt đầu phát
triển, chúng ta xây dựng Nghị định 55/2001/NĐ-CP với tư duy phát triển đi đôi với
quản lý, nhưng quản lý không làm ảnh hưởng đến phát triển. Đến bây giờ, khi xây
dựng Nghị định 72, tư duy của chúng ta là quản lý phải theo kịp sự phát triển của
Internet. Đây là bước đột phá về mặt tư duy. Quản lý Internet không những không
làm hạn chế sự phát triển của nó mà còn giúp sự phát triển có tính định hướng, phục
vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội đất nước.
b. Chính sách về hoạt động thương mại điện tử
Xã hội bước vào một kỷ nguyên số hóa, phát triển nền kinh tế tri thức với
TMĐT là một thành tố quan trọng. TMĐT đã đóng góp vai trò quan trọng trong xã
hội, nhằm đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới, một kỷ nguyên về công nghệ.
TMĐT là phương tiện để tăng cường hội nhập quốc tế là hoạt động thúc đẩy phát
triển ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh và quản lý. Chính vì
vậy mà Chính phủ đã quan tâm nhìn nhận và ban hành nhiều chính sách giúp cho
hoạt động TMĐT như:
Tháng 11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử. Để Luật vào
cuộc sống, tháng 6/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về

TMĐT. Đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐCP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số
26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử
về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 35/2007/NĐ-CP
ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
Nội dung chủ yếu của Nghị định 57/2006/NĐ-CP thừa nhận giá trị pháp lý của
chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại, ngoài ra có một số quy định cụ thể
khác. Cho tới cuối năm 2012, TMĐT ở Việt Nam phát triển nhanh và đa dạng, đồng
thời cũng xuất hiện những mô hình mang danh nghĩa TMĐT thu hút rất đông người
tham gia nhưng gây tác động xấu tới xã hội.
Ngày 16/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về

17


TMĐT thay thế cho Nghị định 57/2006/NĐ-CP. Nghị định mới đã quy định những
hành vi bị cấm trong TMĐT, quy định chặt chẽ trách nhiệm của các thương nhân
cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước về TMĐT. Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị định mới là tạo
môi trường thuận lợi hơn cho TMĐT, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng khi
tham gia mua sắm trực tuyến.
Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, từ năm 2016
thương mại điện tử Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới với nét nổi bật là tốc độ
phát triển nhanh và ổn định.
Giai đoạn từ năm 1998 tới năm 2005 là giai đoạn hình thành thương mại điện
tử với hoạt động nổi bật là xây dựng hạ tầng cho thương mại điện tử. Trong giai
đoạn này hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đặc biệt là Internet, đã đáp ứng
bớc đầu cho kinh doanh trực tuyến. Đồng thời, giá trị pháp lý của thương mại điện
tử đợc xác lập tại Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Bộ Luật Dân
sự, Luật Thương mại và một số luật khác. Một số doanh nghiệp đã sử dụng email và
xây dựng website phục vụ hoạt động kinh doanh. Có doanh nghiệp đã đầu tư vào

mô hình sàn thương mại điện tử hoặc cung cấp công nghệ, giải pháp triển khai
thương mại điện tử.
Giai đoạn tiếp theo từ năm 2006 tới năm 2015 là giai đoạn phổ cập thương
mại điện tử. Về chính sách, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Kế hoạch tổng
thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 và 2011 – 2015 với các mục
tiêu rõ ràng và giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành và địa phương. Về pháp luật,
nhiều nghị định và văn bản pháp luật khác về thương mại điện tử, công nghệ thông
tin và truyền thông đã đợc ban shành. Song song với thương mại điện tử, Chính phủ
cũng quyết liệt triển khai chính phủ điện tử. Trong giai đoạn này hạ tầng công nghệ
thông tin và truyền thông, đặc biệt là Internet và công nghệ di động, đã phát triển
nhanh, cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu phát triển thương mại điện tử.
Về phương diện kinh doanh, thương mại điện tử đã được triển khai ở các mức
độ khác nhau tại hầu hết doanh nghiệp. Tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến tăng

18


nhanh, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, quy mô giao dịch trực tuyến còn
thấp. Theo thông tin từ Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công
Thương) công bố doanh số thương mại điện tử giữa các công ty và người tiêu dùng
(B2C) của Việt Nam năm 2015 đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm
trước đó, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng cả nước.
Giai đoạn từ năm 2016 tới năm 2020, thậm chí tới năm 2025, có thể là giai
đoạn phát triển nhanh của thương mại điện tử Việt Nam. Cuối năm 2015, hãng Ken
Research dự đoán quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam năm 2019
đạt 7,5 tỷ USD. Tuy nhiên, cần xem xét thương mại điện tử một cách toàn diện hơn,
bao gồm giao dịch B2C, B2B, G2B và các loại hình khác, nhất là sự phát triển của
công nghệ đã hậu thuẫn mạnh mẽ cho loại hình giao dịch giữa người tiêu dùng với
người tiêu dùng (C2C).

Vai trò của Nhà nước trong giai đoạn thứ ba này có thể còn lớn hơn trong hai
giai đoạn trước. Nhà nước không chỉ có chức năng tạo môi trường thuận lợi và thúc
đẩy sự phát triển thương mại điện tử mà cần trở thành người mua lớn nhất (mua
sắm chính phủ qua đấu thầu trực tuyến) và bán (cung cấp dịch vụ công trực tuyến
thu phí) hàng đầu.
Số lượng và quy mô giao dịch trực tuyến tăng lên cũng như nhiều hình thức
kinh doanh trực tuyến mới xuất hiện sẽ dẫn tới số lượng và sự phức tạp của các
tranh chấp trong thương mại điện tử tăng theo. Các cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại điện tử, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu
dùng, các tổ chức trọng tài và tòa án ở Trung ương cũng như các địa phương cần
nâng cao năng lực xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật và xét xử.
c. Chính sách về ứng dụng CNTT
Ngành CNTT Việt Nam trong những năm gần đây tiếp tục phát triển mạnh
mẽ, thu được nhiều kết quả khả quan, trong đó đáng chú ý là Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt Ðề án 'Ðưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT'. Ðây chính
là động lực để ứng dụng CNTT tiếp tục thu được một số kết quả quan trọng, tạo nền

19


tảng ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử, ứng dụng hệ thống thư điện tử
và hệ thống quản lý văn bản và điều hành; triển khai xây dựng các trang thông tin
điện tử, cổng thông tin điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp. Sau khi đề án
được phê duyệt, Bộ TT&TT đã và đang triển khai xây dựng các chương trình, kế
hoạch cụ thể để triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Ðề án đề ra. Ngày 26/10, Thủ
tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1819/QĐ-TTg, phê duyệt Chương
trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước giai đoạn 2016 - 2020, nhằm mục tiêu cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực
tuyến mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi
lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau; ứng dụng CNTT để giảm thời

gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính; ứng
dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm tăng tốc độ xử lý
công việc, giảm chi phí hoạt động. Đồng thời phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ
thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử,
bảo đảm an toàn, an ninh thông tin…
Mục tiêu cụ thể như sau: 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến
tại mức độ 4; 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% số
doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng… 80% văn bản trao đổi giữa các cơ
quan nhà nước dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn
bản giấy)…
Bên cạnh đó, Nhà nước ưu tiên các doanh nghiệp đó tham gia làm tổng thầu
thực hiện một số dự án lớn về CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nhà
nước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất, quản lý chất
lượng theo chuẩn quốc tế, đồng thời rà soát, sửa đổi thuế giá trị gia tăng theo hướng
đưa sản phẩm và dịch vụ phần mềm vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; sửa đổi
thuế xuất nhập khẩu theo hướng thuế nhập khẩu linh kiện phần cứng máy tính, điện
tử không cao hơn thuế nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh; sửa đổi thuế thu nhập
doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm và sản xuất sản
phẩm nội dung số được hưởng mức ưu đãi tương tự như doanh nghiệp sản xuất sản

20


×