Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Quan điểm về gia đình trong tứ thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.91 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------------

NGÔ THIỀU HOA

QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH
TRONG “TỨ THƢ”

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------------

NGÔ THIỀU HOA

QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH
TRONG “TỨ THƢ”
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Quỳnh

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Phạm Thị Quỳnh, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã
được công bố. Các số liệu tài liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính
khách quan và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận
văn của mình.
Hà nội, ngày 05 tháng 05 năm 2017
Tác giả

Ngô Thiều Hoa


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau đại học và các
phòng ban khác của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho
em được học tập, nghiên cứu tại nhà trường. Em xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo khoa Triết học đã tận tình giảng dạy hướng dẫn em trong suốt
thời gian học tập tại khoa.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Phạm Thị Quỳnh,
giảng viên khoa Triết học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người đã nhiệt
tình, tận tâm hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thiện đề tài Luận văn Thạc sĩ Triết học của mình.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ
và động viên tác giả luận văn trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày 05 tháng 05 năm 2017
Tác giả


Ngô Thiều Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 6
5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6
8. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
9. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 7
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp của luận văn ................................... 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
Chƣơng 1: “TỨ THƢ” VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH
TRONG TỨ THƢ ........................................................................................... 8
1.1. Khái lược về Tứ thư ................................................................................... 8
1.1.1. Nguồn gốc ra đời Tứ thư ..................................................................... 8
1.1.2. Vài nét về Đại học và Trung dung .................................................... 13
1.1.3. Vài nét về Luận ngữ và Mạnh Tử ..................................................... 15
1.2. Một số nội dung cơ bản về quan điểm gia đình trong Tứ thư.................. 17
1.2.1. Quan điểm về vị trí, vai trò gia đình trong Tứ thư............................ 17
1.2.2. Quan điểm về các mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình
trong Tứ thư ................................................................................................ 30
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 64
Chƣơng 2: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA QUAN ĐIỂM VỀ GIA
ĐÌNH TRONG “TỨ THƢ” .......................................................................... 66
2.1. Giá trị quan điểm về gia đình trong Tứ thư ............................................. 66



2.1.1. Quan điểm về gia đình trong Tứ thư là nền tảng duy trì trật tự, kỷ
cương gia đình và xã hội ............................................................................. 66
2.1.2. Quan điểm về gia đình trong “Tứ thư” góp phần giáo dục đạo
đức xây dựng và phát triển nhân cách con người ....................................... 70
2.2. Hạn chế của quan điểm về gia đình trong Tứ thư .................................... 79
2.2.1. Quan điểm gia trưởng, trọng nam khinh nữ...................................... 79
2.2.2. Quan điểm phân biệt đẳng cấp, chủ nghĩa gia đình sâu sắc ............. 86
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, vấn đề gia đình là
vấn đề hết sức quan trọng và luôn được quan tâm. Gia đình không chỉ là nơi giúp
duy trì nòi giống cho nhân loại mà còn là nơi tạo ra các giá trị nhân cách, góp phần
vào công cuộc xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Gia đình còn là tế
bào của xã hội. Như trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, phần cương lĩnh xây
dựng đất nước trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung năm 2011)
viết: “Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường…trong
việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam… Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực
tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [10; tr.76 - 77].
Nho giáo là học thuyết chính trị xã hội theo khuynh hướng nhập thế, chứa
đựng nhiều tư tưởng triết học sâu sắc. Ra đời vào cuối thời Xuân Thu (giữa thế
kỷ thứ VI trước công nguyên) và nhanh chóng đã trở thành học thuyết có ảnh
hưởng lớn nhất ở Trung Quốc vào thời kỳ đó. Sau này, Việt Nam cũng là một

trong những quốc gia Châu Á chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo qua
nhiều thế kỷ, đặc biệt là những quan điểm về gia đình của Nho giáo. Những
quan điểm, nguyên tắc đó được thể hiện trình bày sâu sắc đầy đủ trong tác phẩm
kinh điển của Nho giáo là Tứ thư. Thời phong kiến Tứ thư là một bộ sách cơ bản
của người đi học, hơn thế dù là bậc túc nho, Tứ thư vẫn là bộ sách gối đầu
giường. Tứ thư chứa đựng các quan niệm về gia đình và những nguyên tắc đạo
đức gia đình hết sức chặt chẽ đóng vai trò vào việc giữ gìn nề nếp gia đình, dòng
họ và góp phần ổn định xã hội ở nước ta nhiều thế kỷ.
Mặt khác, cho tới ngày nay, trong gia đình Việt Nam vẫn tồn tại những
ảnh hưởng hai mặt tích cực và tiêu cực xuất phát từ những quan điểm, nguyên
tắc đạo đức gia đình trong bộ sách Tứ thư. Từ trước tới nay, có rất nhiều công

1


trình nghiên cứu khác nhau về Nho giáo về Tứ thư, nhưng chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách đầy đủ, cụ thể và có hệ thống, sâu sắc quan điểm gia
đình trong Tứ thư, làm rõ những giá trị hạn chế của những quan điểm đó. Cho
nên, tác giả muốn nghiên cứu làm rõ một cách có hệ thống những quan điểm
về gia đình trong bộ sách Tứ thư từ đó tìm ra những giá trị và hạn chế của nó.
Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Quan điểm về gia đình trong Tứ thư” làm đề tài
nghiên cứu luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề Nho giáo ở Trung Quốc và Nho giáo ở Việt Nam
Nho giáo không chỉ là học thuyết có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc mà
nó còn có sức ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia ở khu vực Châu Á,
trong đó có Việt Nam. Vì vậy, trong việc nghiên cứu về Nho giáo đã có nhiều
công trình khác nhau ở Trung Quốc và một số quốc gia, nằm trong khuôn khổ
các nước chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các học thuyết của Nho giáo, ở Việt
Nam đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều góc cạnh khác

nhau về vấn đề Nho giáo.
Trần Trọng Kim có sự khai thác khác về Nho giáo với cuốn sách: Nho
giáo. Tác giả đã viết khá công phu cuốn sách, mô tả một cách khá toàn diện
về toàn bộ nền Nho giáo cũ ở Trung Quốc từ sự hình thành phát triển Nho
giáo đến sự phát triển các tư tưởng của nó.
Trần Trọng Kim đã viết cuốn Đại cương triết học Trung Hoa - Nho
giáo, để trình bày về lịch sử các học thuyết của Nho giáo từ thời Tây Hán,
trình bày về Khổng Tử và các học thuyết của ông, giới thiệu về các học phái
kế tiếp Mạnh Tử, Tuân Tử. Trình bày về Nho giáo đời Lưỡng Hán, Tống,
Nguyên, Minh, Thanh.
Trong cuốn sách, Nho giáo tại Việt Nam của Lê Sĩ Thắng, đã nghiên
cứu các vấn đề: Tính chất, nội dung cơ bản của Nho giáo; Sự phát triển các

2


học thuyết của Nho giáo trong lịch sử; Sự phân biệt rõ ràng giữa các trường
phái trong tiến trình Nho giáo; Lịch sử phát triển Nho giáo tại Việt nam và
những quan hệ với truyền thống văn hóa, tưởng Việt Nam; ngoài ra cuốn sách
còn nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tới các nhân vật lịch
sử của Việt Nam như: Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh.
Còn tiếp theo là cuốn Nho giáo Trung Quốc, năm 2006 của Nguyễn
Tôn Nhan. Tác phẩm giới thiệu quá trình phát triển của Nho giáo theo các
thời kỳ: trước thời Tần, Hán, Tây Hán, thời kỳ Ngụy Tấn - Tùy anh em Trình
Hạo, Trình Di, thời kỳ Nho giáo hoàn thành (Nam Tống và Chu Hy) và đến
thời kỳ Nho giáo kết thúc vào thời kỳ Minh và Thanh.
Các công trình trên đều tập trung nghiên cứu trình bày về tư tưởng Nho
giáo một cách chung chung ở Trung Quốc và Việt Nam.
Vấn đề tƣ tƣởng gia đình của Nho giáo và những ảnh hƣởng Nho
giáo ở Việt Nam:

Bàn về Nho giáo ở Việt Nam và tư tưởng về gia đình của Nho giáo
cùng với những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo tới gia đình Việt Nam có
thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết sau:
Trong công trình Nho giáo và gia đình (1995) tác giả Vũ Khiêu đã phác
thảo một số nội dung: Nêu lên vị trí của gia đình trong quan niệm Nho giáo;
Những nguyên tắc trong quan hệ gia đình theo Nho giáo; Hậu nho nói về
Hiếu và gia đình như thế nào.
Tác giả Phan Đại Doãn đã viết sách: Một số vấn đề về Nho giáo Việt
Nam. Tác giả nghiên cứu khá sâu và trình bày hệ thống về Nho giáo ở Việt
Nam giai đoạn thế kỷ XV - XVII; Nho học và Nho giáo Việt Nam thế kỷ XX;
Nho giáo với Đông Kinh nghĩa thục; Nho giáo và gia đình truyền thống ở Việt
Nam; Về giáo dục và khoa cử nho học ở Việt Nam. Công trình này của tác giả
đã nghiên cứu một cách tổng quan đem lại bức tranh khá toàn diện về Nho giáo
và vấn đề Nho giáo ở Việt Nam, những sự ảnh hưởng cũng như những nét khác
biệt đã được biến đổi ở Nho giáo Việt Nam trải qua các giai đoạn.
3


Tác phẩm Văn hóa gia đình Việt Nam của tác giả Vũ Ngọc Khánh
(1998), trình bày về văn hóa gia đình Việt Nam với cách hiểu về gia đình Việt
Nam và lịch sử gia đình Việt Nam nề nếp phong tục của gia đình Việt Nam;
Tiếp theo tác giả trình bày sự ảnh hưởng của các khuynh hướng triết học đến
gia đình Việt Nam, trong đó có Nho giáo; Trình bày về những vấn đề đặt ra
hiện nay về gia đình.
Trần Đình Thảo, Lương Thị Pó với bài viết: “Gia đình trong tư tưởng
Nho giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội Việt Nam hiện nay” (2013), đã bàn
về Nho giáo trong quan niệm gia đình ở khía cạnh gia đình là tế bào xã hội. Ở
bài viết này, tác giả trình bày một cách sơ lược quan niệm Nho giáo về gia
đình, gia tộc và một số nguyên tắc ứng xử trong gia đình.
Đỗ Thị Thu Trang (2013), Tư tưởng Nho giáo về gia đình và ảnh

hưởng của nó đến gia đình Việt Nam hiện nay, đây là đề tài luận văn thạc sĩ
trong đó tác giả trình bày về những quan điểm tư tưởng nói chung của Nho
giáo về gia đình và chỉ ra một số những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của
những quan điểm đó đối với gia đình Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung có rất nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau bàn về vấn đề
Nho giáo và vấn đề gia đình trong quan niệm Nho giáo, nhưng chủ yếu là các
nghiên cứu về : sự hình thành và phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc và sự
du nhập Nho giáo ở Việt Nam; một số nội dung tư tưởng cơ bản của Nho giáo
; tiếp cận và trình bày về quan niệm Nho giáo về gia đình và vị trí gia đình;
nêu tóm tắt một số nguyên tắc đạo đức trong gia đình
Những nghiên cứu về các bộ sách kinh điển của Nho giáo:
Cuốn sách Đại học và Trung dung Nho giáo của tác giả Vũ Khiêu
(1991), đã tóm tắt giới thiệu tiểu sử của Khổng Tử; Đặc điểm của lịch sử Nho
giáo ở Trung Quốc; Tóm lược nội dung của Tứ thư và Ngũ kinh; và nói đến
những diễn biến của Nho giáo ở Việt Nam như thế nào.

4


Cuốn Tứ thư tập chú của Chu Hy (dịch giả Nguyễn Đức Lân) là một
công trình nghiên cứu đồ sộ, kỳ công. Công trình này được Chu Hy (thời
Tống) dành gần hai mươi năm để nghiên cứu về bốn sách trong Tứ thư gồm:
Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử.
Khai thác Nho giáo ở khía cạnh các tác phẩm kinh điển, tác giả Trần Lê
Sáng là chủ biên giới thiệu hai cuốn sách: Ngữ văn Hán Nôm (tập 1Tứ thư),
(2004), tập 1 này tác giả tập trung giới thiệu về bộ sách Tứ thư gồm: Đại học,
Trung Dung, Luận ngữ, Mạnh Tử, là sách dành cho người đi học, được viết
dưới dạng văn tự Hán Nôm và có dịch nghĩa.
Còn cuốn Ngữ văn Hán Nôm (tập 2 Ngũ kinh) (2004). Giới thiệu về bộ
sách kinh điển của Nho gia, gồm các nội dung: Kinh Thi; Kinh Thư, Kinh

Dịch; Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu.
Khổng Học Đăng (Phan Bội Châu) (2010), trong đó tác giả diễn giải Tứ
thư theo quan điểm mới có liên hệ với lịch sử Trung Quốc, Việt Nam và một
số quốc gia khác. Tác phẩm chỉ ra những yếu tố tích cực và tiêu cực trong tư
tưởng Nho giáo, rút ra những bài học kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tế
cách mạng ở nước ta đương thời.
Phạm Văn Khoái (2004), Khổng Phu Tử và Luận ngữ là cuốn sách trình
bày những nhận thức mới và làm sáng tỏ giá trị tư tưởng của Luận ngữ với
đời sống xã hội hiện nay. Cuốn sách trình bày chi tiết về Khổng Tử và các
học thuyết quan trọng của ông qua Luận ngữ.
Nguyễn Bích Ngô dịch cuốn Tứ thư ước giải của Lê Quý Đôn, cuốn sách
diễn giải một số chương trong Tứ thư, giải nghĩa Tứ thư theo lối cước chú.
Tứ Thư của Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận biên dịch, là cuốn
sách bàn về bộ sách Tứ thư gồm bốn quyển: Đại học, Trung dung, Luận ngữ,
Mạnh Tử. Từ đó các dịch giả đã nêu lên những luận thuyết triết học của Trung
Quốc cổ đại.

5


Tóm lại, có nhiều công trình khác nhau nghiên cứ về Nho giáo ở Trung
Quốc và Việt Nam và những ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam, quan điểm
về gia đình của Nho giáo. Nhưng mỗi nghiên cứu tập chung chủ yếu ở một
mảng vấn đề chưa có sự hệ thống, chủ yếu là nghiên cứu dàn trải hoặc tập
trung nghiên cứu từng quyển trong bộ Tứ thư với nhiều tư tưởng khác nhau
chưa khai thác một cách hệ thống, tập trung, cụ thể, sâu sắc về quan điểm gia
đình trong Tứ thư.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quan điểm về gia đình trong Tứ thư, nhằm tìm ra
những mặt giá trị và hạn chế của những quan điểm đó đồng thời chỉ ra một số

ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo ở Việt Nam.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Bộ sách Tứ thư.
Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm về gia đình trong Tứ thư
5. Giả thuyết khoa học
Đề tài nếu được thực hiện sẽ góp phần làm rõ một cách có hệ thống các
quan điểm về gia đình trong Tứ thư. Đồng thời tìm ra những giá trị và hạn chế
của quan điềm về gia đình trong Tứ thư. Góp phần chỉ ra một số ảnh hưởng
cơ bản của quan điểm về gia đình trong Tứ thư với xã hội Việt Nam.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Làm rõ về bộ sách Tứ thư.
Thứ hai: Làm rõ những quan điểm về gia đình trong Tứ thư.
Thứ ba: Làm rõ giá trị và hạn chế của quan điểm về gia đình trong Tứ thư.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung quan điểm về gia đình trong
Tứ thư và tìm ra những giá trị hạn chế của những quan điểm đó đối với gia
đình Việt Nam.

6


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, quán triệt các nguyên lý mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực
tiễn, mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp
phân tích-tổng hợp, logic - lịch sử, khái quát hóa, đối chiếu, so sánh, thống kê.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần: Mở đầu; Kết Luận; Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 2 chương và 4 tiết.

10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp của luận văn
Luận điểm cơ bản:
Tứ thư là một trong những bộ sách kinh điển đầu tiên của Nho giáo
chứa đựng tư tưởng về nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có quan điểm về
gia đình.
Trong Tứ thư nêu rõ vai trò quan trọng của gia đình đối với cá nhân
cũng như sự phát triển xã hội, coi gia đình như tế bào của sự phát triển xã hội.
Tứ thư nêu bật các quan điểm nguyên tắc đạo đức về gia đình hết sức
chặt chẽ chi phối điều tiết các mỗi quan hệ các thành viên trong gia đình.
Quan điểm về gia đình trong Tứ thư có nhiều giá trị to lớn, bên cạnh
đó cũng còn tồn tại một số điểm hạn chế đã ảnh hưởng sâu sắc ở xã hội
Việt Nam.
Đóng góp của luận văn: Luận văn đã trình bày một cách hệ thống, sâu
sắc về quan điểm gia đình trong Tứ thư, từ đó tìm ra những điểm giá trị và
hạn chế trong quan điềm về gia đình trong Tứ thư. Chỉ ra những ảnh hưởng có
tính hai mặt của quan điểm về gia đình trong Tứ thư và ý nghĩa trong xã hội
Việt Nam.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập,
nghiên cứu, giảng dạy và có thể vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn để
góp phần vào quá trình giáo dục và quản lý, xây dựng gia đình.
7


NỘI DUNG
Chương 1
“TỨ THƢ” VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH
TRONG TỨ THƢ
1.1. Khái lƣợc về Tứ thư
1.1.1. Nguồn gốc ra đời Tứ thư
Bộ sách Tứ thư có nguồn gốc từ Nho giáo. Chính vì vậy khi nói đến Tứ

thư không thể bỏ qua lịch sử ra đời gắn với lịch sử ra đời và phát triển của
Nho giáo.
Nho giáo ra đời ở Trung Quốc vào thời cổ đại trong những điều kiện
lịch sử phức tạp. Đồng thời đây cũng là thời kỳ mà hàng loạt các tư tưởng,
trường phái triết học khác nhau ra đời. Những biến động trong xã hội Trung
Quốc bắt đầu từ thời tam đại: Bắt đầu từ nhà Hạ với sự cai trị của vua Võ, kết
thúc bởi sự lật đổ của vua Kiệt và Thành Thang vào thế kỷ XII - XVII trước
công nguyên, nhà Thương vào thế kỷ XIII - XII trước công nguyên đứng đầu
là vua Thành Thang đóng đô ở đất Bắc. Từ thế kỷ XIV (TCN) ông Bàn Canh
rời đô về đất Ân nên nhà Thương còn được gọi là nhà Ân. Cho đến thời nhà
Chu thì được chia thành hai thời kỳ đó là Tây Chu và Đông Chu.
Thời Tây Chu từ năm 1135 đến năm 770 trước công nguyên, khi bộ tộc
Chu nổi lên chinh phục các vùng lân cận, lập ra nhà Chu, khởi đầu thời kỳ
văn minh dựng nước của Trung Quốc. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, thời
kỳ Tây Chu là thời kỳ cực thịnh của nhà Chu. Về sau nhà Chu ngày càng suy
thoái: Khi U Vương lên ngôi vì ăn chơi trụy lạc khiến cho nhà Chu suy thoái.
Con của U Vương sợ hãi đã rời đô ra lạc ấp thuộc phía Đông, từ đây nhà Chu
được gọi là Đông Chu.
Thời Đông Chu hay còn gọi là thời Xuân Thu - Chiến Quốc (thế kỷ VII
- III trước công nguyên). Đây là giai đoạn Đông Chu chìm đắm trong chiến

8


tranh liên miên không ngừng giữa các nước. Trong hoàn cảnh xã hội, chính trị
rối ren như vậy nhưng lại là đà phát triển mạnh mẽ cho các lĩnh vực khoa học
và tư tưởng. Đặc biệt là sự ra đời của hàng loạt các tư tưởng trường phái triết
học đã ra đời để giải đáp các vấn đề xã hội là điều tất yếu. Nho giáo cũng ra
đời trong hoàn cảnh đó.
Như vậy, Nho giáo ra đời cách đây hơn 2500 năm vào thời cổ đại ở

Trung Quốc gắn với tên tuổi của Khổng Tử (người sáng lập ra Nho giáo).
Khổng Tử (551 - 479 TCN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ra ở nước Lỗ
(nay thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông). Ông vừa là nhà triết học vừa là
nhà chính trị, giáo dục lớn trong lịch sử Trung Quốc. Vào thời đại Khổng Tử
tông pháp nhà Chu đảo lộn, đạo lý suy đồi. Trước tình hình đó, ông muốn
đem tất cả học thuyết chính trị của mình ra giúp vua giúp nước lập lại trật tự
kỷ cương nhà Chu, cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới nhưng không được.
Để thực hiện lý tưởng thờ vua, giúp nước Khổng Tử cũng từng ra làm quan,
nhưng khi ra làm quan chứng kiến cảnh nhà vua chỉ lo vui chơi bỏ bê việc
triều chính ông đành phải tìm cách từ chức và đi tìm con đường khác để thực
hiện khát vọng của mình:
“Năm thứ 19 đời vua Kinh vương nhà Chu, bấy giờ Khổng Tử đã 51
tuổi, vua nước Lỗ mới dùng Ngài làm quan Trung đô tể… Cách một năm thì
cải chức làm quan Đại tư khấu, tự hồ bây giờ là quan Hình bộ Thượng thư.
Ngài đặt ra luật lệ để cứu giúp kẻ nghèo khổ, lập ra phép tắc, định rõ việc
tống tang người chết… Ngài làm Đại tư khấu được bốn năm, vua nước Lỗ cất
Ngài lên nhiếp tướng sự, nghĩa là cho Ngài quyền nhiếp việc chính trị trong
nước” [26; tr.57]. Nhưng sau đó: “Khổng Tử thấy vua vì sự vui chơi bỏ trễ
việc nước như thế, chắc là việc gì cũng hỏng, cho nên Ngài mới nhân lúc nhà
vua làm lễ tế Giao, không chia thịt cho các quan, Ngài liền từ chức bỏ sang ở
nước Vệ” [26; tr.58].

9


Cũng kể từ đó mà Khổng Tử đã chu du đi hết nước này tới nước khác
với mong muốn mang lý tưởng của mình để cải tạo xã hội, giúp nước trị dân
nhưng đều không thành. Sau đó, ông đã trở về nước mở trường dạy học và
viết sách. Ông đã hệ thống những tư tưởng của đời trước và quan điểm của
ông tạo thành học thuyết chính trị, đạo đức hoàn thiện chính là Nho giáo. Cho

đến cuối đời mình ông tập trung san định Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Dịch,
Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu.
Tuy nhiên, sau khi Khổng Tử mất, kho tàng tư tưởng quý báu đó đã ít
nhiều mất đi. Nguyên nhân việc thất lạc những kinh sách của Khổng Tử một
phần do thời gian, phần khác do việc đốt sách chôn Nho dưới thời nhà Tần.
Những phần còn lại của kinh sách Khổng Tử được hậu Nho ghi chép và bổ
sung thêm với một số điểm sai khác:
“Sau khi Khổng Tử mất rồi, những sách ấy cũng đã mất mát đi ít nhiều,
rồi đến đời nhà Tần, lại có việc đốt sách; thành thử các sách của Ngài phần thì
lâu ngày mất đi, phần thì bị đốt hại, không còn được bao nhiêu... Nhất là kinh
Nhạc thì mất gần hết, chỉ còn lại có một thiên, sau đem vào bộ Lễ ký, đặt là
thiên Nhạc ký. Kinh Lễ cũng thiếu nhiều, bọn Hán nho mới đem phụ họa thêm
vào, để làm ra bộ Lễ ký. Hiện nay những sách ấy tuy có sai lạc nhiều, nhưng
hậu nho đã cóp nhặt và phụ họa vào thành ra năm Kinh là: Kinh Dịch; Kinh
Thư; Kinh Thi; Kinh Lễ; Kinh Xuân Thu” [26; tr.192].
Và sau khi Khổng Tử mất, các môn đệ của ông tản đi mỗi người một
phương và mang theo hành trang là Đạo của Khổng Tử mà truyền bá khắp
thiên hạ. Kể từ đó, Nho gia chia thành tám phái khác nhau, nhưng hai phái lớn
mạnh nhất là: Mạnh Tử và Tuân Tử. Bởi vì một phần do những sách thể hiện
tư tưởng của ông đã mất mát nhiều theo thời gian, phần khác do ông thường
giảng dạy cho học trò mình bằng lối truyền miệng và tùy từng đối tượng và
dạy, cho nên cũng sau khi Khổng Tử mất các học trò của ông đã tập hợp tất cả

10


những bài giảng của ông và biên soạn thành cuốn Luận ngữ. Tăng Sâm hay
còn gọi là Tăng Tử (một học trò xuất sắc của Khổng Tử) đã soạn ra cuốn Đại
học. Cuốn Trung dung được cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp viết. Mãi
về sau đến thời Chiến Quốc Mạnh Tử đã trình bày những tư tưởng của mình

và cũng được các thế hệ học trò sau đó biên soạn trong cuốn Mạnh Tử.
Tứ thư là bộ sách bao gồm bốn quyển: Đại học; Trung dung; Luận ngữ;
Mạnh Tử. Đó là bộ sách mà thời xưa dùng cho việc học hành như trong sách
Ngữ văn hán nôm tập 1 Tứ thư viết:
“Thời xưa, Tứ thư… là bộ sách cơ bản của người đi học; hơn thế, vào thời
bấy giờ, dù là bậc túc nho, Tứ thư vẫn là bộ sách gối đầu giường” [44; tr.9].
Và sách này cũng đưa ra cơ sở trình bày tóm tắt nội dung cơ bản của cả
bộ sách Tứ thư bốn quyển này:
“Xưa, học trò đi học học thuộc lòng đoạn này: “Vi học giả, tất hữu sơ,
Tiểu học chung, chí Tứ thư: Luận ngữ giả, nhị thập thiên, quần tử đệ, ký thiên
ngôn; Mạnh Tử giả, thất thiên chỉ, giảng đạo đức, thuyết nhân nghĩa; tác
Trung dung, Tử Tư bút, trung bất thiên, dung bất dịch; tác Đại học, nãi Tăng
Tử, tự tu tề, chí bình trị” (Tam tự kinh)” [44; tr.10].
Ngoài tên gọi thông thường thì bộ sách này còn được gọi với một số tên
gọi khác mà phổ biến có tên gọi: Học dung luận mạnh.
Như vậy Tứ thư là bộ sách gồm có bốn quyển: Đại học; Trung dung;
Luận ngữ; Mạnh Tử. Bộ sách Tứ thư (kinh điển của Nho giáo) là tài liệu lưu
giữ những tư tưởng khác nhau của Khổng Tử và các môn đệ nói riêng, của
Nho giáo nói chung. Trong Tứ thư chứa đựng các tư tưởng hết sức phong phú,
sâu sắc trên nhiều lĩnh vực như chính trị, xã hội, đạo đức…
Bộ sách Tứ thư gồm bốn quyển có sự phân định nhưng bên cạnh đó chúng
lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nội dung mà bốn quyển Đại học, Trung
dung, Mạnh Tử, Luận ngữ trình bày có sự liên kết logic, cái này bổ sung cho cái

11


kia, cái này làm tiền đề cho cái kia. Điển hình như nội dung chữ “thành” trong
sách Đại học nói tới “thành kỳ ý” thì tiếp theo Trung dung lại làm rõ hơn về
“thành”… như trong sách Ngữ văn hán nôm (tập 1 - Tứ thư) viết:

“…riêng bốn sách trong Tứ thư, mối quan hệ càng chặt chẽ hơn. Ví như
sách Đại học và sách Trung dung, có người cho là cùng tác giả Tử Tư. Về nội
dung, Đại học nhấn mạnh “Thành kỳ ý”…Trung dung cũng nói nhiều về chữ
“Thành” này. Giữa Trung dung và Mạnh Tử cũng rất gần gũi, chữ “Thành” ở
Chương Hai mươi của Trung dung chẳng khác gì chữ “Thành” được bàn ở
Thiên Ly lâu của Mạnh Tử; Còn giữa Đại học, Trung dung, Mạnh Tử với
Luận ngữ, mối quan hệ chàng như cây với cành…” [44; tr.17].
Bên cạnh đó tác giả cũng nói về việc Tứ thư được lưu truyền vào nước
ta từ khi nào:
“Bộ Tứ thư được truyền vào Việt Nam từ bao giờ, hiện chưa biết rõ
lắm; song theo quốc sử thì từ thế kỷ I, nước ta đã có Trương Trọng…, đến thế
kỷ II có Lý Cầm…, Lý Tiến… đều là những vị học giỏi, có chức vụ; đặc biệt,
Khương Công Phụ… ở thế kỷ VIII đã thi đỗ Tiến sĩ, làm quan đến chức Bình
chương; tất nhiên, việc học và thi vào lúc bấy giờ tất không thể thiếu được
Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung dung mà sau này được gộp thành Tứ
thư” [44; tr.18].
Thực chất, những kinh sách nguyên thủy của Nho giáo đã thất lạc đi
nhiều do thời gian và những biến động xã hội. Cho nên, hậu nho đã gom nhặt
lại và bổ sung thêm những quan điểm riêng. Cụ thể, đến đời Tống mới có
những nghiên cứu kinh sách chính xác hơn, chỉnh lý những sai sót và bổ sung
những lý giải của các nhà nho đương thời hợp thành bộ Tứ thư tập chú. Người
có công nghiên cứu, lý giải công trình này là Chu Hy (1130 -1200) nhà nho
thời Tống. Ông đã dành gần hai mươi năm cuộc đời để nghiên cứu về bộ kinh
sách này, đồng thời trong đó ông có dẫn thêm những lý giải của Trình Hạo,

12


Trình Di (hai người thầy mà Chu Hy rất ngưỡng mộ). Bộ Tứ thư sau này được
truyền bá và ảnh hưởng chủ yếu ở nước ta chính là bộ Tứ thư tập chú này của

Chu Hy. Đó là bộ kinh sách kết hợp tư tưởng Nho giáo nguyên thủy với
những tư tưởng Nho giáo thời Tống (đã có nhiều biến đổi và khắt khe hơn).
Như vậy, Tứ thư được truyền vào nước ta từ rất lâu, đặc biệt có ảnh
hưởng sâu rộng từ khoảng thế kỷ XII. Tứ thư là bộ sách hữu ích không chỉ
cho các nhà Nho mà còn cho những người đi học ở nước ta thời xưa. Hơn nữa
liên quan tới bộ Tứ thư từ trước đến nay ở nước ta có rất nhiều nghiên cứu,
bản dịch trên những phương diện khác nhau. Điều đó đã chứng tỏ sức ảnh
hưởng của bộ sách này ở nước ta. Không chỉ vậy, trên nhiều nước khác ở khu
vực Châu Á hay phương Tây Tứ thư cũng rất được quan tâm nghiên cứu và
biên dịch.
1.1.2. Vài nét về Đại học và Trung dung
Thứ nhất về sách Đại học:
Xét về nguồn gốc sách Đại học chính là một chương (chương bốn mươi
hai) được chép ra trong sách Lễ ký. Cho tới thời Tống sách Đại học mới được
tách riêng ra và đưa vào Tứ thư cùng với các sách Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung
dung. Người viết ra sách này được cho là Tăng Tử, ông đã viết sách này nhằm
truyền đạt những tư tưởng của Khổng Tử để lại.
Nói đến ý nghĩa của tên sách Đại học thì có nhiều quan điểm khác nhau
như: Trịnh Huyền (đời nhà Hán) cho rằng Đại học là sách ghi chép lại sự bác
học; Lưu Huyền (Đời Tùy) cho rằng Đại học là sự học rộng lớn; Tư Mã
Quang (đời Tống) cho rằng Đại học chủ yếu là nói về việc “tu thân, tề gia, trị
quốc”; Chu Hy lại cho rằng Đại học là cái học của đại nhân, tức là sách lấy
làm chuẩn mực để đem ra dạy người. Tuy mỗi người có những quan điểm, sự
phân tích riêng nhưng tất cả bổ sung cho nhau tao nên cái nhìn đầy đủ về sách
Đại học mà trong sách Ngữ văn Hán nôm (tập 1 Tứ thư) đã viết:

13


“Về nghĩa của hai chữ Đại học, Trịnh Huyền… (đời Hán) nói: Đại học

là chép sự bác học, có thể lấy đó làm chính sự; Lưu Huyền… (đời Tùy) cho
là: Lấy sự học rộng lớn của thánh nhân làm nghĩa; Tư Mã Quang… (đời
Tống) lại nói: Tầm chương trích cú, giải thích nghi vấn, đó là cái học nhỏ;
chính tâm tu thân, tề gia, trị quốc cho đến thịnh đức tỏa sáng trong thiên hạ,
sự học đó là lớn, vì vậy gọi là Đại học. Nhưng Chu Hy trong bài Đại học
chương cú tự nói rõ hơn; ông nói: Sách Đại học xưa lấy làm phép dạy người.
Ông lại nói: Đại học là cái học của đại nhân” [44; tr.13].
Xét về nội dung, thông qua Đại học thể hiện rất nhiều tư tưởng cả về
chính trị, xã hội, đạo đức, luân lý. Tư tưởng xuyên suốt quyển này chính là ba
cương lĩnh: Minh minh đức (làm sáng tỏ đức sáng); Thân dân; Chỉ chí thiện.
Và còn có tám điều mục quan trọng: Cách vật (hiểu rõ sự vật); Trí tri (đạt tới
chỗ hiểu biết); Thành ý (chân thành trong ý nghĩ); Chính tâm (giữ lòng ngay
thẳng); Tu thân (tu dưỡng bản thân); Tề gia (làm cho gia đình có nề nếp); Trị
quốc (làm cho đất nước yên ổn); Bình thiên hạ (làm cho khắp nơi trong thiên
hạ được bình trị).
Như vậy, toàn bộ sách Đại học là một thể thống nhất của những tư
tưởng triết học, tư tưởng về chính trị - xã hội, kết hợp với luân thường đạo lý.
Trong đó sách Đại học nhấn mạnh một cách rõ ràng tính thống nhất mối quan
hệ chặt chẽ giữa việc tu thân (tu dưỡng đạo đức cá nhân) với việc tề gia, trị
quốc và bình thiên hạ. Đó là tư tưởng đại diện cho quan điểm chính trị và đạo
đức của Nho giáo.
Thứ hai về sách Trung dung:
Trung dung là một trong bốn quyển của bộ Tứ thư, nó nằm ở thiên ba
mươi mốt của bộ sách Lễ ký. Tuy có nhiều ý kiến về tác giả của sách Trung dung
vì những lý do khác nhau như vấn đề một số tư tưởng, tên địa danh chưa trùng
khớp với thời đại của Tử Tư. Nhưng đa số, sách này được cho là do Tử Tư (hay
Khổng Cấp) cháu nội của Khổng Tử viết. Trung dung là sự kế thừa tư tưởng về
14



“trung dung” của Khổng Tử và gắn thêm nó với đạo đức, nhân tính.
Về nghĩa của hai chữ Trung dung cũng như nội dung cơ bản của nó là
không thiên lệch, không thay đổi, không thái quá bất cập:
“Về nghĩa của hai chữ Trung dung khá nhiều người bàn, trong đó, ý của
Trình Tử và Chu Tử rất được lưu ý. Trình Tử cho rằng: Không lệch gọi là trung,
không đổi gọi là dung. Trung là chính đạo của thiên hạ; dung là định lý của thiên
hạ. Chu Tử thì nói: Trung là không lệch không dựa, không thái quá bất cập; dung
là bình thường” [43; trang 14] và “ Sách Trung dung bàn về Trung dung, Trung
hòa; bàn về chí Thành. Xuất phát từ vũ trụ bản thể luận, Trung dung bàn về sự tu
dưỡng, bàn về đạo trị thiên hạ; gốc là ở chữ Thành” [44; tr.15].
1.1.3. Vài nét về Luận ngữ và Mạnh Tử
Thứ nhất về sách Luận ngữ:
Đây là một trong bốn quyển trong bộ Tứ thư, là một trong những sách
kinh điển rất quan trọng của Nho giáo. Luận ngữ được biên soạn vào khoảng
năm 480 - 221 trước công nguyên với hai mươi thiên sách.
Về tác giả biên soạn cuốn Luận ngữ có nhiều ghi chép khách nhau như:
“Từ xưa tới nay khảo chứng về soạn giả Luận ngữ có các thuyết sau:
(1) Nói chung chung rằng môn nhân của Khổng Tử là người biên soạn.
Hán thư. Nghệ văn chí nói. “Đương thời đệ tử các hữu sở kí, phu tử kí tốt,
môn nhân tương dữ tập nhi luận toản, cố vị chi Luận ngữ” (đã nói ở trên)…
(2) Cho rằng Trọng Cung, Tử Hạ… soạn… (4) Cho là đệ tử của Tăng Tử
soạn… (5) Cho là đệ tử của Tăng Tử và Hữu Tử soạn ra… (6) Cho là đệ tử
của Mẫn Tử soạn Vĩnh Hưởng… đời Tống lấy cớ Luận ngữ đối với Mẫn Tử
chỉ gọi tự không gọi tên…” [44; tr.192 - 193].
Hay: “Phái Tăng Tử cùng với các môn đệ góp nhặt những lời giảng dụ
của Khổng tử xếp thành sách Luận ngữ để truyền về sau. Sách này hình như
môn đệ Khổng tử ai nhớ được điều gì thì chép ra, rồi góp lại mà thành, cho

15



nên không có thứ tự gì cả. Có chỗ là bọn đồng môn với Tăng tử chép thêm
vào. Cũng vì thế cho nên các đệ tử của Khổng tử đều để chữ tử lên trên tên tự,
như Tử Lộ, Tử Trương, Tử Du, Tử Hạ, Tử Cống…duy chỉ có Tăng tử và Hữu
tử thì để chữ tử xuống dưới tên họ, là để tỏ cách tôn kính” [26; tr.216].
Nhưng dù có nhiều ý kiến, ghi chép khác nhau thì nói chung Luận ngữ
là sách do nhiều môn đệ khác nhau của Khổng Tử ghi chép lại các bài giảng
về các quan điểm của Khổng Tử về nhiều lĩnh vực chính trị, xã hội, đạo đức,
luân lý và những lời đối đáp lại của các học trò.
Về nghĩa của hai từ Luận ngữ tạm hiểu là bàn luận về những lời nói. Là
sách ghi chép lại những lời giảng, quan điểm của Khổng Tử với lời đối đáp
của các học trò của ông.
Về nội dung cụ thể trong Luận ngữ: Luận ngữ do nhiều người ghi chép lại
lại là các lời giảng nên nói đến nhiều vấn đề khác nhau. Nhưng nội dung cơ bản
Luận ngữ nói đến nhiều nhất là về nhân, lễ, quân tử, cách đạt tới điều nhân, mà
cái gốc của điều nhân xuyên suốt Luận ngữ cũng là tư tưởng của Khổng Tử
chính là hiếu, đễ. Chính vì thế trong hai mươi thiên của Luận ngữ chữ “nhân”
được nhắc tới 109 lần, chữ “lễ” được nhắc tới 75 lần với những cách cắt nghĩa
khác nhau tùy thuộc vào đối tượng dạy học mà Khổng Tử giảng giải.
Luận ngữ với những nội dung có giá trị to lớn của nó đã để lại những
ảnh hưởng sâu sắc ở xã hội Trung Quốc. Không chỉ dừng lại ở đó sách Luận
ngữ đã được lưu truyền và ảnh hưởng ra các nước khác như Triều Tiên, Nhật
Bản và cả Việt Nam. Riêng ở Việt Nam Nho giáo cùng với các thư tịch của
nó đã truyền vào từ thời Bắc thuộc. Nhưng Nho giáo và các sách của Nho
giáo chỉ phổ biến từ sau khi nước ta giành độc lập ở thế kỷ XV thời nhà Lý,
đặc biệt được phổ biến sâu rộng trong xã hội phong kiến Việt Nam dưới đời
vua Lê Thánh Tông. Và từ đó cho tới sau này các sách của Nho giáo theo thời
gian có ảnh hưởng nhiều với các vấn đề chính trị, giáo dục, tư tưởng ở Việt

16



Nam.
Thứ hai về sách Mạnh Tử: Đây là sách do chính Mạnh Tử và một số
học trò của ông viết. Mạnh Tử có từ thời Chiến Quốc. Sách gồm có bảy thiên:
Lương Huệ Vương; Công Tôn Sửu; Đằng Văn Công; Ly lâu; Vạn Chương;
Cáo Tử; Tận Tâm. Mỗi một thiên chia ra thành các phần: Thượng, Hạ. Mỗi
một phần lại chia ra thành các đoạn khác nhau.
Về nội dung của Mạnh Tử chủ yếu về các vấn đề vương đạo, nhân
chính, tính thiện. Nhưng những quan điểm đó được trình bày theo cách riêng
rất đặc sắc. Bởi:
“Về mặt ngôn ngữ và hình thức biểu hiện, sách Mạnh Tử cũng có nhiều
điểm đặc sắc, nổi bật. Sống và hoạt động giữa thời Chiến Quốc, Mạnh Tử
không thể không chịu ảnh hưởng của các biện sĩ thuyết khách thuộc các phái
“tung hoành” lúc đó. Vì vậy, văn chương nghị luận của ông giàu tính chất
hùng biện… Lời văn của ông trong sáng, rành mạch, giàu hình tượng, đôi chỗ
rất dí dỏm. Ông lại khéo dùng ngụ ngôn, tỉ dụ để diễn đạt tư tưởng, tình ảm,
cho nên đọc bộ sách từ đầu đến cuối thấy rất sinh động, hấp dẫn, tuy chủ yếu
là trình bày những quan điểm về vương đạo, nhân chính, bình trị thiên hạ,
tính thiện vv… nhưng không khô khan trừu tượng, khó hiểu như một số tác
phẩm tản văn triết học khác thời trước Tần” [44; tr.592 - 593].
Chính vì vậy cho nên: “Sách Mạnh Tử chiếm một địa vị rất quan trọng
trong hệ thống tư tưởng Nho gia được các triều đại phong kiến hết sức coi
trọng… không riêng chỉ tôn sung nội dung tư tưởng của bộ sách mà còn cố
gắng học tập mô phỏng cả hình thức văn chương, phương pháp diễn đạt trong
đó nữa” [44; tr.593].
1.2. Một số nội dung cơ bản về quan điểm gia đình trong Tứ thư
1.2.1. Quan điểm về vị trí, vai trò gia đình trong Tứ thư
Nho giáo là học thuyết chính trị xã hội mang xu hướng nhập thế.


17


Những tư tưởng của Nho giáo khá đa dạng nhưng cũng sâu rộng. Mục đích ra
đời các tư tưởng Nho giáo là để thực hiện lý tưởng xây dựng, phát triển xã hội
tốt đẹp theo mô hình riêng của Nho giáo.
Trong các nội dung tư tưởng của Nho giáo thì gia đình cũng là vấn đề đặc
biệt quan trọng. Gia đình trong quan điểm Nho giáo mang ý nghĩa quyết định,
tiền đề hiện thực hóa các tư tưởng về đạo đức, chính trị - xã hội khác. Vì vậy
trong Tứ thư (bộ sách kinh điển của Nho giáo) ngoài những quan điểm chính trị,
xã hội thì quan điểm về gia đình là một quan điểm lớn, được nói đến rất nhiều.
Qua Tứ thư vấn đề gia đình được đề cập và phân tích một cách sâu sắc, đầy đủ
với những nội dung cụ thể, quan trọng như: Quan điểm về vị trí, vai trò của gia
đình; quan điểm về các mối quan hệ trong gia đình. Cụ thể như sau:
Thứ nhất về vị trí của gia đình:
Trong Tứ thư đã khẳng định gia đình là vấn đề hàng đầu, quan trọng, cội
nguồn của sự tồn tại, phát triển của xã hội. Ngay từ đầu Tứ thư đã đưa ra quan
điểm xem trọng vị trí, vai trò của gia đình trong đời sống xã hội. Việc tồn tại
của gia đình trong xã hội là điều tất yếu, bởi có gia đình mới có xã hội. Gia
đình là tế bào xã hội, là mô hình xã hội thu nhỏ. Quan điểm xem trọng vị trí
hàng đầu của gia đình được biểu hiện qua Tứ thư ở chỗ, Tứ thư đã trình bày
quan điểm cho rằng: Con người tồn tại không thể tách biệt, mà cần có mối liên
hệ giữa người này và người khác; Một mặt để duy trì nòi giống, mặt khác để
nương tựa giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; cơ sở tồn tại mối quan hệ giữa
người với người đó chính là gia đình. Có gia đình mới có xã hội. Nhờ mối quan
hệ sự đoàn kết có quy củ, trật tự đó mà con người mới vững vàng vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống và xã hội mới phát triển. Trong xã hội, những
người không có gia đình, cha mẹ, anh em bạn bè chính là những người khổ
nhất. Do đó trong sách Mạnh tử đã viết:
“Mạnh Tử nói: “Quan là những ông lão không vợ, Quả là những bà lão


18


không chồng, Độc là những ông lão hoặc bà lão chẳng có con phụng dưỡng,
Cô là những đứa trẻ mồ côi, đó là bốn hạng người cùng khổ nhất trong thiên
hạ, chẳng biết nhờ cậy vào ai. Vua Văn Vương khi mới bắt đầu hành chính thi
nhân, ngài lưu tâm cứu giúp bốn hạng người ấy trước”. (Mạnh Tử, Lương
Huệ Vương, hạ, 5)” [21; tr.34].
Gia đình trong Tứ thư còn được đặt ở vị trí cực kì quan trọng đối với
sự vận động, phát triển của con người và xã hội khi coi việc “tề gia” là việc
đầu tiên cần phải làm. Bởi gia đình có ấm no, hạnh phúc, phát triển thì xã hội
từ đó mới phát triển theo. Đó là quy luật tịnh tiến từ thấp tới cao của sự phát
triển xã hội đã được đặt một cách ngắn gọn súc tích trong hai chữ “tề gia” của
Nho giáo qua Tứ thư. Như ở chương một tiết hai sách Đại học viết:
“Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả: tiên tri kỳ quốc; dục tri kỳ
quốc giả; tiên tề kỳ gia;” (Người xưa muốn làm sáng tỏ đức sáng trong thiên hạ,
trước hết phải bình trị được nước mình; muốn bình trị được nước mình, trước hết
phải sửa sang cho nhà mình được chỉnh tề tốt đẹp) [44; tr.32].
Tứ thư vừa nêu quan điểm đề cao coi trọng gia đình vừa khẳng định rõ
ràng vị trí xuất phát điểm quan trọng của gia đình đối với sự hưng thịnh của mỗi
quốc gia. Vì vậy, Tứ thư đã nhấn mạnh gia đình là gốc của nước, là nền tảng cho
việc trị nước, cái nền tảng có vững chắc thì mới thúc đẩy cho sự phát triển:
“Coi gia đình là cơ sở xã hội, Nho giáo nêu cao nguyên lý “thiên hạ
quốc gia” và dẫn giải rằng: “Gốc của thiên hạ là ở nước, gốc nước là ở
nhà…” (Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia) (Mạnh Tử Ly lâu
thượng, 5). Bởi vậy, muốn trị nước, trước phải yên nhà (Dục trị kỳ quốc giả,
tiên tề kỳ gia) (Đại học 9)” [21; tr.5].
Như vậy, Tứ thư đã đặt vấn đề một cách cụ thể, sâu sắc về vị trí của gia
đình: Coi gia đình là nền tảng, xuất phát điểm cho sự phát triển của đất nước,

con người. Gia đình là nơi tái sản xuất ra con người, là nơi hình thành những

19


×