Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

tuyển tập các câu hữu cơ hay và khó ôn vào lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.2 KB, 4 trang )

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba hiđrocacbon thể lỏng ở điều kiện
thường: CnH2n+2, CmH2m và benzen. Sau phản ứng dẫn hỗn hợp sản phẩm lần lượt qua bình (1) đựng
H2SO4 đặc dư và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 3,69 gam và bình
(2) tăng 11,22 gam. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng khí H2 dư (xúc tác Ni, to cao, áp suất cao)
sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm CnH2n+2, CmH2m+2 và xiclohexan có khối lượng (m + 0,15) gam.
1) Tính m.
2) Lập công thức phân tử của CnH2n+2 và CmH2m. Biết trong hỗn hợp X, số mol của benzen gấp đôi số mol của
CnH2n+2.
3) Viết công thức cấu tạo thu gọn của CnH2n+2 (có mạch cacbon không phân nhánh) và CmH2m (mạch cacbon hở,
không phân nhánh).
4) Viết phương trình hóa học dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn để biểu diễn sự chuyển đổi hóa học sau:
CnH2n+2→Xiclohexan→Benzen→ Brombenzen.
Câu 2 : Oximen là chất có trong tinh dầu húng quế. Biết oximen là một hiđrocacbon mạch hở có 16 nguyên tử H . Đốt
cháy hoàn toàn một lượng oximen, cho hỗn hợp sản phẩm sục qua dung dịch nước vôi dư thấy xuất hiện 5 gam kết tủa đồng
thời khối lượng dung dịch trong bình nước vôi giảm 2,08 gam. Tìm công thức phân tử của oximen. Biết phân tử oximen chỉ
có liên kết đơn và liên kết đôi, hãy xác định số liên kết đôi trong phân tử oximen.
Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn 4,0 gam một hiđrocacbon A ở thể khí thu được 13,2 gam khí CO 2. Mặt khác, 4,0 gam A vừa đủ
làm mất màu dung dịch chứa 32 gam brom. Xác định công thức phân tử của A.
Câu 4 : A, B là 2 hiđrocacbon đều có công thức phân tử là C6H6. A không làm mất màu dung dịch Br2, B làm mất màu dung dịch
Br2 và tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 theo tỉ lệ

n B : n AgNO3 = 1: 2. Biết B có cấu tạo không phân nhánh, hãy xác định

công thức cấu tạo đúng của A và B.Viết phương trình hóa học minh họa các phản ứng trên.
Câu 5 : X là một hỗn hợp gồm 2 ancol A và B có tỉ lệ mol 1: 1. A có công thức dạng C n H2n+1OH, B có công thức dạng
CnH2n(OH)2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được

m
gam H2.
36


a)Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo thu gọn của A, B. Cho biết n trong 2 công thức của A và B có giá trị
bằng nhau.
b)Từ CH4 và các hóa chất vô cơ cần thiết, viết các phương trình hóa học điều chế A.
Câu 6 : Đốt cháy hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A và B khác dãy đồng đẳng và cùng loại hợp chất,
trong đó A hơn B một nguyên tử cacbon, người ta chỉ thu được nước và 9,24 gam CO 2. Biết tỉ khối hơi của X đối với H2 là
13,5.
a. Tìm công thức cấu tạo của A, B và tính thành phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
b. Từ B viết sơ đồ phản ứng điều chế CH3COOCH3 và CH3COO –CH -- CH3
CH3
Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí X gồm a gam hiđrôcacbon A và b gam hiđrôcacbon B (mạch hở) chỉ thu được
35,2 gam CO2 và 16,2 gam nước. Nếu thêm vào V lít X một lượng

a
gam A được hỗn hợp khí Y, đốt cháy hoàn toàn Y chỉ
2

thu được 48,4 gam CO2 và 23,4 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A và B.
Câu 8 : Một hỗn hợp A gồm C2H2, C2H4 , và CH4. Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp A thu được 21,6 gam H2O. 1,568
dm3 hỗn hợp A ( đktc) phản ứng vừa đủ với một dung dịch chứa 9,6 gam brom.Xác định thành phần % theo thể tích của
mỗi khí trong hỗn hợp A.
Câu 9: Cho hỗn hợp A gồm một axit (X) và một rượu ( Y) có công thức lần lượt là RCOOH và R1OH
- m gam A tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M
- m gam A tác dụng vừa đủ với 3,45 gam Na
- Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A, khí sinh ra sau phản ứng cho qua dung dịch có chứa 0,5 mol Ca(OH) 2 thì thu
được 20 gam kết tủa. Đun nhẹ dung dịch thu được lại có thêm kết tủa xuất hiện.
Cho biết gốc R có dạng C nH2n +1 , gốc R1 có dạng CmH2m + 1 và số nguyên tử cacbon trong một phân tử rượu nhiều hơn số
nguyên tử cacbon trong một phân tử axit 1 đơn vị.
a) Xác định CTPT và CTCT có thể có của X và Y



b) Tính % khối lượng của các chất trong hỗn hợp A.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp 2 rượu CnH2n + 1 OH và CmH2m + 1 OH thu được a gam CO2 và b gam H2O.
a) Lập biểu thức tính x theo a và b.
b) Chứng minh rằng nếu m – n = k thì :

9(1 + k)a − 22kb
9a
22b − 9a
22b − 9a

Câu 11: Cho 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở vào bình nước brom dư. Sau khi kết thức phản
ứng có 896 cm3 (đktc) một khí thoát ra và 32 gam brom phản ứng.
Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X nói trên, cho sản phẩm hấp thụ hết vào 580ml dung dịch Ca(OH) 2 0,5M thì thu
được kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc cho tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 lấy dư, ta thu tiếp kết tủa và tổng
khối lượng hai lần kết tủa bằng 46,73g.
Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo có thể có của hai hiđrocacbon.
Câu 12:

Câu 13:

Câu 14: Một bình kín có chứa 2,24 lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm H2, C2H4 và C3H6 (C2H4 và C3H6 có cùng số mol) và một ít
bột niken. Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa về điều kiện ban đầu thu được hỗn hợp khí B. Tỉ khối của A, B so với
CH4 lần lượt là 0,95 và 1,05. Biết thể tích bình không đổi.
a. Hãy giải thích tại sao tỉ khối của hỗn hợp khí lại tăng sau phản ứng?
b. Tính % về thể tích các khí trong hỗn hợp A?
c. Nếu dẫn từ từ hỗn hợp khí B qua bình đựng dung dịch Br 2 thấy dung dịch Br2 nhạt màu và khối lượng bình đựng dung
dịch Br2 tăng lên 1,05 gam. Tính hiệu suất phản ứng cộng H2 của mỗi hiđrocacbon nói trên?
Câu 15:
1. Khi mất điện lưới quốc gia, nhiều gia đình sử dụng máy phát điện, nhưng vì sao không nên chạy máy phát điện ở trong

phòng kín?
2. Tại sao ngày nay không dùng chất làm lạnh CF 2Cl2, CFCl3...( gọi chung là freon) trong các máy lạnh, tủ lạnh, mặc dù
chúng làm lạnh tốt, không độc và không mùi?
3. Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrocacbon X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối
lượng bình tăng thêm 13,3 gam và tạo thành 20 gam kết tủa.
a. Xác định CTPT và CTCT của X. Biết X có cấu tạo mạch không phân nhánh.
b. Oxi hóa không hoàn toàn m gam X ở trên trong điều kiện thích hợp (hiệu suất phản ứng là 60%) thu được hỗn hợp Y
gồm khí và hơi. Ngưng tụ Y, loại bỏ hoàn toàn X được hỗn hợp Z (có chứa duy nhất một chất hữu cơ dùng sản xuất giấm
ăn). Cho Z tác dụng hết với kim loại natri thoát ra V lít khí (đktc). Tính V?
Câu 16:


Câu 17:

Câu 18: Cho khí metan vào một bình kín chịu được áp suất, sau khi nhiệt phân thu được axetilen, hiđro và metan chưa phản
ứng. Phân tích hỗn hợp khí thu được cho thấy hỗn hợp này có tỷ khối so với hiđro bằng 6,4.
(a) Tính hiệu suất của phản ứng.
(b) Tính thành phần % theo thể tích và theo khối lượng của các khí có trong hỗn hợp thu được.
Câu 19: Cho một hidrocacbon X phản ứng với clo có mặt ánh sáng tạo thành một hợp chất hữu cơ Y có chứa 60,76% C,
9,28% H và 29,96% Cl. Cho biết X không làm mất màu nước brom và Y có khối lượng mol nhỏ hơn 200 g/mol.
(a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của hidrocacbon X và sản phẩm Y.
(b) Tiến hành khử HCl chất Y thu được hợp chất Z. Cho Z phản ứng với nước, xúc tác axit tạo thành hợp chất T. Viết công
thức cấu tạo của Z, T và các phương trình hóa học.
(c) So sánh độ tan trong nước và nhiệt độ sôi của Y và T. Giải thích.
Câu 20:
a) Nêu hiện tượng xảy ra khi cho 2ml dầu hỏa hoặc xăng vào cốc nước nhỏ. Thí nghiệm này minh họa tính chất gì của
hidrocacbon? Tại sao trên thực tế người ta không dùng nước để dập tắt các đám cháy do xăng dầu?
b) Hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và một hidrocacbo mạch hở A. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ
mol 1:1. Sục X vào bình Br2 dư thấy khối lượng Br2 tham gia phản ứng là 6,4 gam, khí thoát ra có thể tích 0,224 lít và khi
đốt cháy hoàn toàn thì thu được m gam CO2 và (m - 0,6) gam H2O.

Tìm công thức phân tử của A, viết công thức cấu tạo phù hợp và tính % thể tích của A trong X. Các thể tích khí đều đo ở
điều kiện tiêu chuẩn.
c) Thực hiện phản ứng este hóa hỗn hợp gồm 0,15 mol axit no đơn chức X và 0,1 mol ancol etylic (CH3OH) với hiệu suất
H% thu được 6 gam este Y. Tách lấy lượng ancol và axit còn lại cho tác dụng với Na dư thu được 1,456 lít H2(đktc). Xác
định công thức cấu tạo của X (biết X có mạch cacbon phân nhánh) và tính H%.
Câu 21: Cho 8 lít hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6 và H2 có tỉ lệ thể tích tương ứng là 2:2:1 qua bình chứa xúc tác Ni nung
nóng. Sau một thời gian thu được 7 lít hỗn hợp Y chứa 5 chất khí. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
- Tính thể tích H2 trong Y. - Tính thể tích O2 tối thiểu cần dùng để đốt cháy hoàn toàn Y.
Câu 22:
a)Nêu hiện tượng xảy ra khi cho 2 ml dầu hoả hoặc xăng vào cốc nước nhỏ. Thí nghiệm này minh hoạ tính chất gì của
hidrocacbon? Tại sao trên thực tế người ta không dùng nước để dập tắt các đám cháy do xăng dầu?
b) Hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và một hidrocacbon mạch A. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol
1:1. Sục X vào bình Br2 dư thấy khối lượng Br2 tham gia phản ứng là 6,4 gam, khí thoát ra có thể tích là 0,224 lít và khi đốt


cháy hoàn toàn thì thu được m gam CO2 và (m – 0,6) gam H2O. Tìm công thức phân tử của A, viết công thức cấu tạo phù
hợp và tính % thể tích của A trong X. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
c) Thực hiện phản ứng este hoá hỗn hợp gồm 0,15 mol axit đơn chức X và 0,1 mol ancol metylic (CH3OH) với hiệu suất H
% thu được 6 gam este Y. Tách lấy lượng ancol và axit còn lại cho tác dụng Na dư thu được 1,456 lít H2 (đktc). Xác định
công thức cấu tạo của X (biết X có mạch cacbon phân nhánh) và tính H%. (trích đề thi HSG 2017 Đà Nẵng)
Câu 23:

Câu 24:
24.1 Cho 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm một ankan (CnH2n+2) và anken CmH2m vào dung dịch brom thấy khối lượng
bình brom tăng 4,2 gam và còn 4,48 lít khí thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí thoát ra thu được 8,96 lít khí CO2. Xác
định công thức phân tử của mỗi hiđrocacbon, biết thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
24.2 Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ C6H14, C2H4(OH)2, C2H5OH, CH3COOH (trong đó
C6H14 và C2H4(OH)2 có cùng số mol) cần vừa đủ 0,7625 mol O2 thu được 0,775 mol CO2. Mặt khác, đem m gam hỗn
hợp X tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M (chỉ xảy ra phản ứng của CH3COOH với kiềm), cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được a gam chất rắn khan. Tìm giá trị của a

Câu 25:
1.Bằng phương pháp hoá học hãy trình bày cách nhận biết các khí đựng trong các bình mất nhãn: CH4, C2H4 và C2H2.
2. Hỗn hợp X gồm ankan A (CnH2n+2) và ankin B (CmH2m-2) có số nguyên tử H bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít
(đktc) hỗn hợp X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong lấy dư thấy bình tăng 25,7 gam và có 40 gam kết
tủa. a) Tìm công thức A và B b) Viết công thức cấu tạo A, B. Biết B có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
3. Hỗn hợp khí A gồm 0,2 mol axetilen (C2H2); 0,6 mol H2; 0,1 mol vinyl axetilen (HC≡C-CH=CH2). Nung nóng hỗn hợp
A một thời gian với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp B có tỉ khối hơi so với hỗn hợp A là 1,5. Nếu cho 0,15 mol hỗn hợp B sục
từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam Br2 phản ứng. Tính giá trị m.



×