Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

GT kỹ thuật nuôi giun quế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 59 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ

---o0o---

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ

KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ
(Dùng cho trình độ dưới 3 tháng )

Đơn vị biên tập:
Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
Năm 2013

1


PHẦN I: KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ
BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA GIUN QUẾ
Giun quế thuộc nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất
hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả
năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất.
Giun quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào
nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải
rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch
Hàm lượng Protêin trong giun cao, khoảng 60 – 65 % VCK; Protein của giun đất
có mặt đầy đủ các acid amin thiết yếu, việc sử dụng giun đất làm thức ăn bổ sung
chất đạm cho vật nuôi sẽ tăng trọng nhanh và nâng cao được sức đề kháng
1. Đặc tính sinh học
Giun quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 - 15 cm, thân hơi
dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 - 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu
mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn


có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ.
Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều
nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ
thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải ra phân ra ngoài rất giàu
dinh dưỡng, những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo
phân ra khỏi cơ thể nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” một thời gian
dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân trùn có hàm lượng dinh
dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình
thường trong tự nhiên.
2. Đặc tính sinh lý
Giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ
nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun quế nằm
trong khoảng từ 20 - 30 0C, ở nhiệt độ khoảng 30 0C và độ ẩm thích hợp, chúng sinh
trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có
thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng
có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong
môi trường nước có thổi Oxy.
Giun quế quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định từ 4 –
9, thích hợp nhất vào khoảng 7.0 - 7.5, pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi.
Giun quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ
nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…).
2


Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp
cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn.
Trong tự nhiên, giun quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có
nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các
đống rác hoai mục. chúng rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có
nhiều chất thải hữu cơ.

3. Đặc điểm sinh sản và sinh trưởng
3.1. Đặc điểm sinh sản:
Giun quế thành thục sớm 3- 4 tháng bắt đầu đẻ, cứ khoảng cách 7 - 10 ngày
giun giao phối và đẻ 1 kén chứa 1 - 20 trứng, 14 - 20 ngày kén nở ra giun con; tái
sinh nhanh (3 - 4 thế hệ/năm )
3.2. Đặc điểm sinh trưởng:
Quá trình sinh trưởng của giun là quá trình tăng số lượng đốt thân và tăng tiết
diện đốt thân. Từ lúc mới nở cho đến khi xuất hiện đai sinh dục, giun tăng trưởng
nhanh. Thời gian sau giai đoạn sinh sản giun tăng trưởng chậm lại. Giun đạt kích
thước tối đa (trưởng thành) lúc 6 - 8 tháng tuổi
Sự già đi của giun biểu hiện ở đặc điểm đai sinh dục ngày càng thoái hóa,
trọng lượng giảm sút và chết. Tuổi thọ của giun biến động trong 4-8 năm tuổi.
Trong điều kiện nuôi nhân tạo, việc giao phối diễn ra quanh năm, vì vậy việc
cho sinh khối đặc biệt cao. Nuôi đúng kỹ thuật năng suất có thể đạt 1,5- 2 kg giun
tươi/m2/tháng hay 180 - 240 tấn giun tươi/ha/năm, và lượng phân giun thải ra tương
đương 500 - 600 tấn/ ha/ năm

Bài 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NUÔI GIUN QUẾ
I. Vai trò lợi ích từ giun quế
1. Bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp sinh thái
Giun có sức tiêu hóa lớn. Tác dụng phân giải hữu cơ của giun chi đứng sau các vi
sinh vật, Một tấn giun có thể tiêu hủy được 70 – 80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn phân gia
súc trong một quý. Tất cả các loại phân của gia súc, gia cầm; rơm rạ, thân cây lạc, dây
khoai lang ủ hoai mục; rác hữu cơ thối rữa, bùn cống rảnh; thức ăn tinh, vỏ củ quả bỏ
đi.... đều có thể tận dụng trở thành thức ăn gián tiếp hoặc trực tiếp có giá trị đối với giun
đất, qua hệ thống tiêu hoá của giun các loại phân, rác thải đều trở thành phân sạch.
Giun sống trong đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Phân giun góp phần làm
giảm mức sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống
sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được môi trường. Với
những khu vực ô nhiễm, nếu nuôi giun cũng làm sạch được môi trường nước. Hơn

nữa, giun đất có thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn, phân bò và chuyển

3


hóa phân bón hữu cơ có chất lượng cao, và bằng cách đó cải thiện môi trường sinh
thái các vùng nông thôn.
Phân giun còn có tác dụng như chất khử mùi, vì trong đó có chứa vi khuẩn háo
khí, một lớp mỏng được đặt trên đống phân gia súc sẽ trung hoà được mùi vị hầu như
ngay lập tức, vi khuẩn trong phân giun sẽ phân huỹ chất hữu cơ.
2. Làm thức ăn bổ dưỡng cho gia súc, gia cầm, thủy sản
Giun là loài thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia cầm và thủy
hải sản, đồng thời làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi
Với hàm lượng Protein thô chiếm 70% trọn lượng khô, hàm lượng đạm của giun
tương đương với bột cá, thường được dung trong thức ăn chăn nuôi. Giun còn hội đủ
12 loại Axit Amin, nhiều loại Vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và
thủy sản. Đặc biệt giun còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên mà trong
bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột giun sẽ không có mùi tanh và khét của cá
và dầu cá, hấp dẫn vật nuôi, lại bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá.
Chỉ cần nuôi 10 m2 giun quế, sẽ cung cấp đủ thức ăn đạm cho 100 con gà , vịt
hoặc 100 con cá trê phi.
3. Là nguồn dược liệu quí
Y học cổ truyển của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã dùng giun đất để chữa
các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt rét, thấp
khớp, đậu mùa, thương hàn, gẫy tay chân v..v… Ngoài ra nó còn điều trị suy nhược
thần kinh toàn diện, trí nhớ kém, ngủ kém, khứu giác bất thường.
4. Làm thực phẩm cho người và sản xuất mỹ phẩm
Giun có hàm lượng Protein cao, giàu nguyên tố vi lượng tương tự thịt thỏ – là loại
thịt giàu đạm, ít chất béo. Trong giun có tới 8 loại Axit Amin cần thiết cho con
người. Hàm lượng Vitamin B1, B2 trong giun gấp 10 lần khô đậu tương, 14 lần bột

cá, cùng sự phong phú về Vitamin A, E, C và các vi lượng khoáng chất có lợi cho
sức khỏe dinh dưỡng của con người.
Giun cũng cung cấp nguyên vật liệu thô tốt nhất cho công nghiệp. Một số
Enzyme và hoạt chất được chiết xuất từ giun để làn thuốc, thức ăn, mỹ phẩm. Hiện
giun đang được quan tâm nghiên cứu sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm.
4. Phân giun quế là làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và là loại
phân hữu cơ vi sinh tốt nhất
Thức ăn chủ yếu của giun là phân trâu bò, ngựa, dê, cừu, thỏ, lợn, gà; phế thải,
rau của quả, cây thân thảo và các loại rác hữu cơ hoai mục…; sau khi được giun tiêu
hóa sẽ trở thành phân giun, có chứa một số Axit Amin như: Tyrosin, Arginin,
Cystin, Methiomin, Histidin… thì phân giun có thể làm thức ăn chăn nuôi cho gia
súc, gia cầm, thủy sản.
4


Phân giun chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa
hơn 50% chất mùn. Do đó phân giun không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng, mà
còn tăng khả năng cải tạo đất. Hàm lượng N-P-K, Ca và các chất khoáng vi lượng
trong phân giun, cao gấp 2-3 lần phân trâu bò, phân ngựa; gấp 1,5-2 lần phân lợn và
phân dê. Hơn nữa, phân giun không có mùi hôi thối như các loại phân gia súc, gia
cầm, lại có thể để lưu giữ lâu ngày trong túi nilon mà không sợ bị mốc. Phân giun
làm giảm lượng axit cacbon trong đất và gia tăng nồng độ nitơ ở trạng thái cây trồng
có thể hấp thụ được.
Phân giun có thể giúp chống sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước trong đất.
Cây trồng khi bón phân giun sẽ không bị “cháy”, khống chế được các kim loại nặng
xâm nhập cây gây đột biến làm phát sinh tế bào lại có hại, gây hoại tử rễ… Chất mùn
trong phân giun loại trừ được những độc tố, nấm, và vi khuẩn có hại trong đất có thể
ngăn ngừa các bệnh về rễ và đẩy lùi nhiều bệnh của cây trồng. Phân giun có tác dụng
điều hòa môi trường đất rất tốt, giúp cây phát triển ngay cả khi nồng độ pH trong đất
quá cao hoặc thấp.

Chỉ cần nuôi 10 m2 giun quế thì lượng phân giun thải ra đủ cung cấp cho 300 m 2
chuyên canh sản xuất rau sạch. Nếu nuôi cả 1 ha giun thì lượng phân thải ra cũng
không phải là nhỏ (600 tấn/năm).
5. Những tác dụng khác của giun
- Giun là một sinh vật chỉ thị về môi trường thổ nhưỡng, có thể đánh giá được mức
độ ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại của môi trường vùng đất mà giun sống.
- Giun là một trong những loại mồi câu cá, bẫy chim.
- Giun còn được sử dụng làm học cụ trong nhà trường, có thể tiến hành vào bất cứ
thời điểm nào, vừa rẻ tiền, thao tác dễ dàng, mà việc thu nhập bảo quả tiêu bẩn lại an
toàn cho thầy giáo và học sinh.
II. Ý nghĩa kinh tế - xã hội đối với việc đưa giun quế vào nuôi ở nông hộ
- Nuôi giun là một nghề dễ thực hiện, vốn đầu tư nuôi ít, chi phí đầu tư không
lớn, thức ăn để nuôi giun chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như rác hữu cơ
(rau, củ, hoa quả, vỏ trái cây loại bỏ, rơm rạ, các loại bã đã ép dầu…), phân trâu, bò,
dê, lợn, gà… rất dồi dào và rẻ tiền. Nuôi giun ít bị bệnh, ít rủi ro, tốn ít công chăm
sóc, kỹ thuật đơn giản, dễ làm, sớm có thu nhập. Nếu sản xuất hàng hóa để bán thì có
lợi nhuận đáng kể, mang lại giá trị cao.
Giun sinh sản rất nhanh, nên chỉ cần đầu tư con giống một lần đầu tiên. Từ 1
kg giun giống, sau 60 ngày nuôi có thể thu được 2 đến 3 kg giun. Mỗi hộ chỉ cần
nuôi khoảng 10m2 giun quế; Vừa tạo được một số lượng giun khá lớn để làm thức ăn
cho gia cầm, vừa có phân để trồng hoa màu, tiết kiệm được một số tiền không nhỏ...
- Giúp cho nông dân tiếp cận với một vật nuôi mới, có triển vọng; Vừa cung
cấp nguồn protein tốt, góp phần giải quyết nguồn thức ăn giàu đạm, giảm giá thành 5


nâng cao chất lượng sản phẩm; Vừa góp phần xử lý chất thải trong chăn nuôi. Làm
trong sạch và bảo vệ môi trường. Đồng thời sản xuất ra một khối lượng lớn phân
hữu cơ tốt nhất cho cây trồng, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và tươi ngon phục
vụ cho đời sống con người.
- Phổ biến cho nông dân một nghành nghề mới, nâng cao ý thức của họ về bảo

vệ môi trường, góp phần tăng thu nhập cho người lao động

Bài 3: KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ
1. Các phương thức nuôi giun quế có thể áp dụng:

Mô hình nuôi giun quế ngoài trời

Mô hình nuôi giun quế trong nhà
1.1. Các phương thức nuôi giun
- Nuôi trong nhà, có kê thêm các tầng.
- Nuôi bể có mái che.
- Nuôi trong tự nhiên (ngoài trời), có mái che khi thời tiết khắc nghiệt.
6


1.2. Các dụng cụ nuôi giun:
- Chum vại, chậu hoa, thùng gỗ
- Bao bì thức ăn gia súc, túi nilông có đường kính 0,8- 1m
- Hố nuôi giun xây bằng gạch
1.3. Một số yêu cầu đối với bể và nhà nuôi giun
- Bố trí tiện việc chăm sóc, nơi cao ráo không bị ngập lụt. Bề dài hố nuôi giun
tùy ý, bề rộng chỉ nên 1m.
- Bề cao của hố nên 0,3 – 0,5 m.
- Đáy bể có thể thoát được nước.
- Miệng bể thoáng, tăng dưỡng khí, thoát hơi độc dễ dàng.
- Có biện pháp chống kiến, chống chuột, gà, vật gây hại cho giun (có lưới bảo
vệ), chống sự trốn thoát của giun.
- Bể nuôi hay nhà giun cần có mái che, chống được mưa nắng, tạo bóng râm,
tối để giun sinh sản, sinh trưởng phát triển tốt.
2. Ảnh hưởng các yếu tố môi trường đối với giun quế

2.1. Nhiệt độ:
- Giun có thể sống trong phạm vi nhiệt độ từ 5 - 30 0C.
- Dưới 100C giun rất ít hoạt động, dưới 50C giun ngủ đông, dưới 00C giun chết
- Từ 25 - 280C giun sinh sản, sinh trưởng tốt nhất.
- Từ 28 -300C giun hạn chế sinh sản, sinh trưởng; Trên 32 0C giun ngừng sinh
trưởng, trên 400C giun chết.
2.2. Ẩm độ:
- Ẩm độ thích hợp cho giun từ 60 -70% (môi trường + thức ăn)
- Ẩm độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản
(chậm lớn, chậm phát dục) và có thể làm giun chết hoặc rời chổ ở.
2.3. Ánh sáng:
- Giun không có mắt, nhưng có tế bào cảm nhận ánh sáng.
- Ánh sáng, tia nắng mặt trời có hại cho giun.
- Giun thích ánh sáng mờ, trong bóng râm. Khi cường độ ánh sáng gia tăng
giun có phản ứng né tránh.
2.4. Không khí:
- Giun thích hợp với môi trường nhiều dưỡng khí (oxy).
- Giun sống được nhiều ngày trong nước nhưng chết rất nhanh chóng trong
nước nhiều bùn đất do thiếu oxy.
- Giun sinh trưởng kém, tăng trưởng chậm, đôi khi có thể chết trong môi
trường không khí có nhiều mùi thối (H 2S), nhiều mùi khai (NH3), khí Mê tan (CH4 ),
khí clo (Cl2) có trong nước máy.
7


2.5. Độ pH:
- Độ pH thích hợp đối với giun là 7 (6,8 – 7,2), pH >9 và pH < 5 giun không
thể sống được. Trong môi trường có độ pH thấp giun chậm phát dục.
- Môi trường nơi cần chú ý đến pH là chất nền, thức ăn và nước tưới tạo độ ẩm
cho giun.

3. Chất nền và cách tạo chất nền:
3.1. Chất nền:
- Là nơi giun trú ẩn và có thể tìm thấy thức ăn. Yêu cầu chất nền có độ pH là
7, tơi xốp, không có khí độc, chất độc.
- Chất nền tốt nhất là phân gia súc đã hoai nhất là phân bò và các gia súc ăn
cỏ; hoặc 50% là phân bò và 50% chất độn thực vật như rơm, cỏ hoai mục (trừ các
loại cây có tinh dầu, có mùi thơm), chất độn không còn lên men, phát nhiệt.
3.2. Cách tạo chất nền:
- Chất nền làm bằng nhiều cách khác nhau như ủ rơm rạ, cỏ mục, bèo tây, rau
muống, phân ủ của gia súc hoặc sử dụng ngay phân giun làm nền cho chúng là tốt nhất.
- Dùng phương pháp ủ như ủ phân chuồng với 1 lớp rơm rạ, thực vật khác và 1
lớp phân bò, 1 lớp rưới một lần nước vừa ướt (ẩm độ 60-70%); Tùy vào phân cũ hay
mới, thời gian ủ có thể là 1 đến 2 tháng sao cho phân hoai, không còn lên men tạo nhiệt.
- Có thể xử lý với các chế phẩm EM, thời gian ủ sẽ ngắn hơn (10- 15 ngày).
- Trước khi đưa phân ủ vào làm chất nền nuôi giun, cần phải đảm bảo và làm
tơi để thải hết khí độc có trong phân ủ.
4. Thức ăn cho giun:
- Thức ăn cho giun phải mền và ướt.
- Phân trâu, bò, dê, thỏ tươi.
- Phân heo, gà cần phải hoai.
- Có thể bổ sung 20% vỏ khoai, mỳ xay nhỏ hay 10% thức ăn tinh vào
phân bò.
- Các loại thức ăn mới nếu muốn thử nuôi giun, ta thử 1 ít và theo dõi, nếu
thấy giun bám vào ăn mạnh, bình thường thì có thể sử dụng được.
5. Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc:
5.1. Đưa chất nền đã xử lý vào bể, dụng cụ nuôi (tối thiểu dày 10cm)
5.2. Chọn giun giống
- Chọn giun khỏe mạnh.
- Giun ở tất cả các dạng tuổi đều sử dụng được; Có điều kiện nên sử dụng
giống bao gồm phân giun, kén giun và giống giun là tốt nhất.

5.3. Thả giun giống:
- Mật độ thả: 5000 – 6000 con/m2 (2 – 3 kg giun/ m2).
- Rải giun giống thành từng cụm hoặc từng vệt, không rải quá thưa
8


- Loại bỏ những giun yếu, bị tổn thương, chết
- Thường xuyên quan sát giun có chịu ở yên hay bò đi (gặp khi chất nền không
phù hợp).
5.4. Phủ mặt luống, bể nuôi giun:
- Mục đích tạo bóng tối, giun có thể bò lên ăn cả ngày; chống rét nhất là khi
nuôi ngoài trời.
- Có thể dùng bao đay.rơm rạ để phủ mặt luống giúp trao đổi dưỡng khí, thải
khí độc khác dễ dàng.
- Không dùng bao đựng thức ăn gia súc, hoặc nylong, giấy…có thể hạn chế sự
thông thoáng, và có thể làm tăng nhiệt độ môi trường nuôi giun.
5.5. Giữ ẩm cho chất nền và thức ăn:
- Giữ ẩm cho chất nền là giữ độ ẩm cho mặt ngoài cơ thể giun, đảm bảo cho
giun hô hấp tốt; Mặt khác, chất nền cũng là thức ăn cho giun.
- Giữ ẩm cho thức ăn 60 -70 %, giun mới ăn được dễ dàng. Muốn như vậy có
thể tưới nước hàng ngày hoặc 1-2 ngày một lần tùy theo thời tiết, chú ý tưới bổ sung
bằng xoa lên thức ăn vừa đủ ướt; hạn chế tưới khi trời rét; Nước tưới phải trung tính,
nếu dùng nước máy hoặc nước giếng đóng thì nước phải được chứa trong xô 1 – vài
ngày cho bay hết khí clo, mê tan.
- Trường hợp nuôi giun ngoài trời, khi gặp trời mưa cần che mặt luống và
thoát nước tốt; Luống cần vun cao để giun ngoi lên tránh bị ngập nước.
5.6. Giữ nhiệt độ thích hợp cho môi trường nuôi giun:
- Nhiệt độ thích hợp cho giun là từ 20 – 30 0C.
* Khi nhiệt độ cao cần có những biện pháp chống nóng:
+ Nếu thức ăn là phân tươi, cần giảm bớt lượng thức ăn, chỉ cần đủ cho giun

ăn trong vài ngày rồi cung cấp tiếp.
+ Tăng tưới nước mát (nhớ thoát nước tốt).
+ Tạm thời gỡ bỏ lớp phủ mặt bể mặt luống nuôi. Nếu nuôi ngoài trời thì cần
làm mái che tạm.
* Khi nhiệt độ xuống thấp, cần phải có biện pháp chống lạnh:
+ Tăng lượng phân tươi lên cho giun
+ Hạn chế nước tưới
+ Có tấm phủ, hoặc phủ rơm lên luống nuôi và che chắn gió
5.7. Cho giun ăn:
- Thả giun được 1 ngày mới bắt đầu cho giun ăn.
Thức ăn được rải từng đám hoặc theo luống; có thể cho ăn vài ngày – 1
tuần/lần;
- Cho ăn khi lượng thức ăn lần trước đã tiêu thụ hết.
9


5.8. San ô:
- Khi cần thay đổi chất nền.
- Khi luống nuôi đã đầy hoặc mật độ giun trong hồ đã đặc.
- Chuẩn bị ô nuôi giun.
- Lấy toàn bộ giun và chất nền của luống củ sang luống mới ( 5 -10 cm lớp bề
mặt); phần còn lại là phân giun, có thể dùng phân này để trồng cây hoặc đổ lại nơi
đống phân bò, có thể tận dụng trứng còn sót, chúng có thể nở và phát triển rất tốt.

5.9. Thu hoạch
- Thu hoạch bằng ánh sáng hoặc tưới ngập khi toàn bộ chất nền đều phải thải.
- Thu hoạch băng cách nhữ mồi hoặc bằng tây khi vẫn giữ chất nền, giảm mật
độ giun trong luống.
- Thu hoạch bằng điện.
- Sinh khối của giun nhiều, nếu sử dụng không hết đem sấy khô, đóng bao sử

dụng dần; 7 kg giun tươi cho ra 1kg giun khô.

5.10. Chăm sóc, quản lý
- Tạo môi trường phù hợp cho giun sinh trưởng, phát triển, sinh sản tốt.
- Chú ý hạn chế các địch hại giun như kiến, cóc, chuột và các loại khác…
- Sử dụng nước tưới không có hóa chất, khí độc đặc biệt là vôi và muối ăn…
1


- Những hôm trời giông gió, mưa to, giun có thể trốn thoát; cần chống giun bò
đi bằng cách thắp đèn, điện sáng.
- Kiểm tra thường xuyên động tĩnh của giun, nếu thấy bò trên mặt luống là
điều kiện bất lợi cho giun sinh hoạt.
6. Một số bệnh của giun
6.1. Bệnh no hơi
- Nguyên nhân gây bệnh: Do cho ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm như phân bò,
lợn làm phân có mùi chua.
- Triệu chứng: Giun nổi lên bề mặt luống và trườn dài sau đó chuyển sang màu
tím bầm và chết.
- Cách xử lý: Hốt hết phần phân cho ăn ra và tưới nước lên luống.
6.2. Bệnh trúng khí độc
- Nguyên nhân gây bệnh: Do đáy chất nền bị thối rữa trong thời gian dài, chất
nền tiếu khí oxy làm cho khí cacsbonic chiếm lĩnh hết khe hở của chất nền.
- Triệu chứng: Giun chui lên bề mặt và bò đi.
- Cách xử lý: Dùng cuốc chĩa xới luống và tưới nước.

1


PHẦN II: NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO GÀ

CHƯƠNG I: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ
Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà
1. Chuẩn bị chuồng nuôi gà
1.1. Xác định kiểu chuồng nuôi gà
- Kết cấu chuồng nuôi gà nuôi trên nền:
Tùy theo quy mô tùy theo phương thức chăn nuôi, tùy đối tượng gà mà có thể
thiết kế kiểu chuồng nuôi khác nhau. Nhìn chung khi xây dựng chuồng nuôi gà, kết
cấu chuồng phải thỏa mãn các yêu cầu:
+ Nền phải kiên cố, chắc để dễ vệ sinh, dễ sát trùng tiêu độc, nền có độ dốc
thích hợp dễ thoát nước, không ẩm ướt, tránh bị chuột đào bới. Bởi vậy, nền chuồng
thường láng xi măng hoặc lát gạch.
+ Diện tích nền chuồng tùy thuộc vào quy mô, mức độ thâm canh nhưng phải
đảm bảo đủ rộng.
Chuồng nuôi gà con: 10 - 12 con/m2
Chuồng nuôi gà dò: 5 - 6 con/m2
Chuồng nuôi gà đẻ trứng giống: 4 – 4,5 con/m2
+ Mái chuồng làm bằng vật liệu ít hấp thu nhiệt để chống nóng. Mái có thể lợp
bằng ngói hoặc lá tranh, lợp qua vách chuồng khoảng 1m để tránh mưa hắt làm ướt
nền chuồng. Có thể làm chuồng một mái hoặc 2 mái.
+ Tường, vách chuồng: Xây cách mái hiên 1 - 1,5 m, vách chỉ nên xây cao 30
- 40 cm còn phía trên dùng lưới thép hoặc phên nứa. Trường hợp tường vách được
coi là tường bao thì phải có thêm cửa sổ để chuồng thông thoáng
+ Rèm che: Dùng vải bạt, bao tải, phên nứa... Che cách vách tường
20 cm phía ngoài chuồng nuôi, nhằm bảo vệ cho gia cầm tránh được mưa, gió rét
nhất là ở giai đoạn gà nhỏ.
+ Chuồng được ngăn làm nhiều ô, tùy diện tích nhưng ít nhất nên ngăn thành 2
- 3 ô để dễ quản lý đàn gà nhất là gà sinh sản. Nên ngăn ô bằng lưới thép hoặc nan
tre để đảm bảo độ thông thoáng của chuồng nuôi.
- Kết cấu chuồng sàn:
Tận dụng các vật liệu sẵn có trong gia đình như tre, nứa, tranh, ván ...để làm

chuồng.
Sàn chuồng có thể làm bằng lưới, tre đan... Là nơi cho gà ngủ vào ban đêm, là
chỗ để các máng ăn máng uống và cũng là nơi gà thải phân cho nên cần thiết kế nền
sao cho cao cách mặt đất ít nhất là 50cm.

12


Nên thiết kế nền chuồng chắc chắn bằng xi măng ( thuận lợi cho việc vệ sinh,
tiêu độc và khử trùng), đồng thời nền chuồng cần có độ nghiêng nhất định và hệ
thống rãnh thoát nước.
+ Khung, tường chuồng:
Khung chuồng phải bền vững, chịu được gió bão mạnh, thường được xây
dựng bằng sắt, gỗ hay tre loại tốt.
Vách chuồng có thể dùng các loại nguyên vật liệu khác nhau để làm như lưới
săt, gỗ, tre, nứa... Bên ngoài vách chuồng có hệ thống rèm che, có thể điều chỉnh linh
hoạt để giữ ấm cho gà vào mùa đông và che nắng, che mưa khi cần thiết.
+ Mái chuồng: Làm bằng vật liệu nhẹ nhưng tương đối bền vững, cách nhiệt và
dễ vệ sinh sát trùng nên có thể được làm bằng: Fibro xi măng, tôn, ngói, lá cọ, tranh...
+ Chuồng làm cao 1,5 m, dài 2,5 m, rộng 2m. Chuồng có 1 hoặc 2 cửa cho gia
cầm ra vào, có cầu thang để gà có thể lên xuống chuồng dễ dàng.

Hình 1: chuồng sàn làm bằng lưới mắt cáo
* Chuồng phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc trước khi nuôi. Có thể
dùng Formol 2% với liều 1ml/m, Bencokid hoặc Han - iodine phun khử trùng trước
khi bắt gà về nuôi từ 5 - 7 ngày.
1.2. Địa điểm xây dựng chuồng gà
Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để xây chuồng gà. Nên xây chuồng theo
hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.
1.3. Chuẩn bị vườn thả (bãi chăn)

- Bãi thả nên có cây bóng mát (trồng cây ăn quả hoặc cây lâm nghiệp), có
trồng cỏ xanh là nguồn thức ăn có chứa nhiều vitamin, khoáng, là nguồn dinh dưỡng
cho gà. Có thể làm lán tạm để treo thêm máng ăn (chú ý tránh mưa ướt) và máng
uống cho gà trong thời gian chăn thả. Cây bóng mát trồng cách hiên chuồng nuôi 4 5 m, tán cây che nắng phải cao hơn chiều cao mái hiên chuồng nuôi để tăng cường
thông thoáng.
1


Yêu cầu diện tích bãi chăn thả tối thiểu là từ 0,5 đến 1m2/gà.
- Bãi chăn thả được san lấp bằng phẳng, dễ thoát nước, không có vũng nước tù
đọng. Thường xuyên duy trì thảm thực vật ở bãi chăn để có môi sinh, môi trường tốt
cho khu trang trại, hơn nữa còn bổ sung thêm nguồn thức ăn xanh, giàu vitamin cho gà.

Hình 2 : Bãi chăn có cây bóng mát
2. Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà
2.1. Rèm che
- Rèm che để che mưa, nắng, gió, rét nhất là thời kỳ gà con.
- Rèm che làm bằng vải bạt, bao tải… sử dụng che phía bên ngoài chuồng
nuôi. Đầu trên của rèm treo cách mái nhà 30 - 35cm để không khí lưu thông, đầu
dưới phủ kín mép tường lửng 20cm.
2.2. Quây gà
- Quây gà làm bằng cót, tấm nhựa hoặc dùng lưới thép và bên ngoài bọc bằng
bạt…
- Quây úm được bố trí trong phòng úm, không nên làm gần cửa ra vào tránh
gió lùa. Có thể dùng các tấm cót ép, cót cật, tôn .. có chiều cao 0,5 m, quây vòng tròn
có đường kính 2,8 - 3,0 m. Một quây gà đường kính như trên nuôi được 300 - 500
gà con vào mùa hè.
- Mùa hè, ngày tuổi thứ 5 thì mở rộng quây và đến ngày thứ 10 thì có thề
tháo bỏ quây. Mùa đông, ngày tuổi thứ 7 thì mở rộng quây và cuối tuần thứ 2 - 3 thì
có thể tháo bỏ quây.

- Bố trí trong quây úm :
Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong
quây đảm bảo cho gà con ăn uống được thuận tiện. Chụp sưởi thường treo giữa quây
gà, treo cao 40 - 50 cm so với mặt nền.
Chú ý: Tùy theo tình hình thực tế, sau 10 ngày úm, có thể bố trí một quây úm
phụ trong phòng úm để tách nuôi riêng những gà còi cọc, ốm yếu.
- Vệ sinh trước khi úm gà:

1


Trước khi đưa gà một ngày tuổi vào nuôi, cần phải vệ sinh phòng úm và quây
úm như sau:
Trước khi nhận gà tối thiểu 7 - 10 ngày nền phòng úm, tường, rèm che phải
được quét sạch bụi bẩn. Sau đó nền phòng úm phải được sát trùng kỹ bằng thuốc sát
trùng (thuốc thường dùng là Haniodine hoặc Chloramin B pha với tỉ lệ 100ml với 10
lít nước thành dung dịch để phun sát trùng dụng cụ và chuồng nuôi) hoặc quét nước
vôi đặc.
Sát trùng chất độn chuồng (trấu hoặc dăm bào) bằng thuốc sát trùng 2 lần.
Trong quá trình phun, đảo đều đệm lót, ủ thành từng đống, sau đó phơi cho thật khô.
Trải một lớp đệm lót trên nền chuồng dày tối thiểu 5cm - 8cm và san phẳng để gà
con đi lại dễ dàng.
Sau khi vệ sinh sát trùng xong, kéo rèm che và đóng kín phòng úm 7 - 10
ngày. Thời gian để trống chuồng sau khi vệ sinh càng lâu thì gà nuôi càng tốt. Nếu
nhận gà con vào mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời trên 30 0C thì không cần làm phòng
úm mà chỉ cần làm quây úm. Nếu nhận gà con vào mùa đông khi nhiệt độ ngoài trời
thấp thì cần làm thêm phòng úm để giữ nhiệt tốt cho gà.
2.3. Chụp sưởi
- Chụp sưởi có thể dùng một trong các loại sau đây: Bóng điện, bóng hồng
ngoại. Chụp sưởi được đặt ở giữa quây gà.

- Bóng hồng ngoại được treo cách nền chuồng từ 30 - 60cm. Bóng điện 60 100W treo cách nền 30 - 60cm và có chao đèn để tập trung nhiệt vào quây.
- Chụp sưởi phải được khởi động trước khi nhận gà về một thời gian để đảm
bảo nhiệt độ trong quây trước.
- Nuôi úm gà con giai đoạn từ 1 đến 21 ngày việc cung cấp nhiệt sưởi đủ ấm
cho gà con là rất quan trọng. Nếu không cung cấp đủ nhiệt gà bị lạnh sẽ không ra ăn
cho dù thức ăn có chất lượng tốt, để cung cấp nhiệt đủ ấm cần sử dụng chụp sưởi và
bóng điện đủ công suất.

Hình 3: Chụp sưởi bóng điện
Hình 4: Đèn hồng ngoại
2.4. Hệ thống làm mát
- Trồng cây bóng mát xung quanh chuồng nuôi và ngoài vườn chăn thả.
- Làm mái chuồng bằng chất liệu chống nóng như: lá cọ, rơm rạ, ngói…
- Sử dụng hệ thống quạt gió đăt trong chuồng nuôi.
15


- Sử dụng hệ thống phun hơi nước trên mái.
2.5. Máng ăn, máng uống
- Máng ăn: có thể sử dụng bằng khay ăn, máng ăn sau:

Hình 5: Máng ăn

Hình 6: Khay ăn
Hình 7: Máng ăn dài
- Các loại máng ăn và kích thước:
+ Máng ăn cho gà lớn có thể làm từ ống tre, ống bương có chiều dài 1,0 - 1,5m
được khoét 1/3 phía trên.
+ Sử dụng máng ăn tròn, treo dây:
Máng ăn tròn bằng nhựa, có chu vi vành ngoài khoảng 150 cm, định mức 2cm

- 4cm/gà thì một máng như vậy dùng cho 35 - 70 gà.
Cũng có thể sử dụng máng ăn dài có chân đế đặt trực tiếp xuống nền chuồng
và điều chỉnh độ cao máng thông qua giá đỡ, định mức là 5cm /gà.
Lưu ý:
Máng ăn phải được vệ sinh hàng ngày và định kỳ hàng tuần sát trùng.
Máng ăn phải được điều chỉnh sao cho mép máng ngang tầm với sống lưng gà,
không treo máng quá cao hoặc quá thấp.
- Máng uống: Có thể sử dụng các loại máng như galon, máng dài.

Hình 8: Máng galon

Hình 9: Máng uống dài
1


2.6. Ổ đẻ
Làm ổ đẻ bằng thùng, hoặc chuồng đẻ cho cả đàn gà. Để ở nơi tối, khuất bóng
gà trống hoặc gà mái khác; tùy từng giống gà,một ổ đẻ cho 5-10 gà mái.

Hình 10: Ổ đẻ làm bằng tre
2.7. Dàn đậu cho gà:
Dàn đậu làm bằng tre, gỗ. Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5 m, cách nhau
0,3-0,4 m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau
3. Vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi gà
3.1. Thu dọn các trang thiết bị trong chuồng nuôi
Sau mỗi đợt nuôi phải dọn dẹp vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại:
- Đưa toàn bộ các dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi đã dùng ra ngoài.
- Đưa hết chất độn chuồng ra khu vực quy định.
- Loại bỏ rèm che cũ đã bị rách hỏng.
3.2. Quét dọn và rửa chuồng

- Quét bụi mạng nhện toàn bộ trần nhà, tường lưới, rèm che, dây treo
máng ăn và máng uống. Nạo phân nền chuồng và quét sạch. Chú ý quét thật kỹ các
góc ô chuồng, quét theo hướng dẫn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
- Sau khi quét dọn sạch sẽ ta dùng vòi nước cao áp để rửa chuồng: Rửa theo
nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài theo thứ tự: rửa trần, dây treo máng
ăn, máng uống, tường, lưới, rèm che, nền chuồng, kho, hành lang.
Chú ý: hố thoát nước phải lấy hết các chất bẩn ứ đọng. Cọ rửa thật kỹ các góc
nhà, sào đậu, bệ máng nước.
3.4. Sát trùng, tiêu độc chuồng gà
- Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi bằng thuốc formol 2% với liều lượng là 1
lít/m2 hoặc có thể sử dụng Benkocid, Han - Iodin.
- Đối với kho đựng thức ăn phun sát trùng bằng formol 2% với liều lượng 0,5
2
lít/m hoặc có thể sử dụng Benkocid, Han - Iodin.
- Phun toàn bộ rèm che cả mặt trước và mặt sau bằng formol 2% liều
1


lượng 0,5 lít/m2 hoặc có thể sử dụng Benkocid, Han - Iodin.
- Han- Iodine và benkocid, phun theo hướng dẫn trên vỏ chai.
- Sau khi phun thuốc sát trùng xong đóng kín cửa chuồng nuôi ít nhất là 42 giờ.
- Trước khi nhận gà 24 giờ, đổ dung dịch crezine 3%, Benkocid, Han-Iodine
vào các hố hoặc khay sát trùng trước cửa ô chuồng và cửa ra vào trại.

Bài 2: Giống gà và kỹ thuật nuôi
I. Chọn giống
1.1. Chọn gà con 1 ngày tuổi
- Trong thực tế bà con mua gà giống để nuôi thả vườn trong gia trại không thể
thực hiện được việc cân trọng lượng như trong công nghiệp. Bà con nên quan sát bằng
cảm quan. Không nên chọn những gà quá bé hơn so với trung bình chung của giống.

- Chọn về ngoại hình: Trước khi chọn phải rửa tay bằng xà phòng.
- Chọn gà con phải cẩn thận, nhẹ nhàng. Mỗi tay chỉ bắt 1 con để chọn. Bắt gà con
sao cho đầu gà hướng về phía cổ tay, lưng gà áp sát vào lòng bàn tay, bụng ngửa lên.
- Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa bóp nhẹ vào bụng gà xem cứng hay
mềm. Mắt quan sát chân, mỏ của gà con có bị dị tật không, rốn có khép kín
không...Nếu rốn bị lông che kín không nhìn rõ thì có thể dùng ngón tay trỏ sờ vào
rốn để kiểm tra.
- Quan sát xem gà con có đứng vững không, đi lại có bình thường không, đồng
thời xem lại gà con có bị dị tật không
Tiêu chuẩn gà con ở 1 ngày tuổi
Tiêu chuẩn cần chọn
Loại thải gà không đạt tiêu chuẩn
- Khối lượng sơ sinh lớn
- Khối lượng sơ sinh quá bé
- Khỏe mạnh, tinh nhanh, hoạt bát,
- Yếu ớt, chậm chạp, thân hình
thân hình cân đối.
không
- Mắt tròn sáng mở to
cân đối.
- Chân bóng, thẳng đứng vững,
- Chân khô, yếu không thẳng, ngón
ngón chân không vẹo
chân vẹo
- Lông khô, bông tơi xốp, sạch,
- Lông dính ướt, không bông tơi xốp
mọc đều
- Đuôi cánh áp sát vào thân
- Cánh xõa
- Bụng thon và mềm

- Bụng to xệ và cứng
- Rốn khô và kín
- Rốn ướt và không kín
- Đầu to cân đối, cổ dài và chắc
- Đầu không cân đối
- Mỏ to chắc chắn, không vẹo, 2 mỏ
- Mỏ vẹo, 2 mỏ không khép kín
khép kín.
1


Hình 11: Gà con 1 ngày tuổi khỏe mạnh

Hình 13: Gà con yếu chân

Hình 12: Gà con hở rốn

1.2. Chọn gà hậu bị ( 57 - 63 ngày tuổi )
- Tiến hành chọn vào lúc thời tiết mát
- Chọn về khối lượng: Gà phải đạt khối lượng theo tiêu chuẩn của dòng
giống, nằm trong khoảng trung bình chung của đàn. Không chọn con quá béo, không
chọn con quá gầy.
- Chọn về ngoại hình: Bắt từng con quan sát từng bộ phân so sánh với tiêu
chuẩn chọn giống.
Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thân hình cân đối, cấu trúc cơ thể
thanh nhẹn, mào phát triển bình thường và đỏ tươi. Lông mọc đều, bóng mượt, màu
sắc đúng giống (đúng tiêu chuẩn ngoại hình).
Tiêu chuẩn về con giống hậu bị.
( Chọn gà hậu bị khi kết thúc giai đoạn gà con, sau 57 ngày tuổi )
Các bộ phận

Gà mái tốt
Gà mái xấu
Đầu
Mắt
Mỏ

Rộng, sâu
To, lồi, sáng, tinh nhanh
Ngắn, chắc
1

Hẹp, dài
Nhỏ, màu đục
Dài, mảnh


Mào và tích tai Phát triển tốt có nhiều mao mạch
Thân
Dài, sâu, rộng Phát triển tốt,
Bụng
khoảng cách giữa xương ức và
xương háng rộng.
Chân

Màu vàng, bóng, ngón chân
ngắn
Mềm, sáng, phát triển tốt
Ưa hoạt động

Nhỏ, nhợt nhạt

Hẹp, ngắn, lông Phát triển
kém, khảng cách giữa
xương ức và xương háng
hẹp.
Màu nhợt, thô xáp, ngón
chân dài
Xù, kém phát triển
Dữ tợn hoặc uể oải

Lông
Tính tình
1.3. Chọn gà đẻ.
- Tiến hành chọn vào lúc thời tiết mát
- Chọn về khối lượng: Gà phải đạt khối lượng theo tiêu chuẩn của dòng giống.
- Chọn về ngoại hình: Bắt từng con quan sát từng bộ phân so sánh với tiêu
chuẩn chọn giống.
+ Chọn những gà mái lên sinh sản ngoại hình phát dục biểu hiện bằng độ bóng
của lông, mào tích đã đỏ, bụng mềm, khoảng cách giữa 2 mỏm khung xương chậu
và khoảng cách giữa mỏm xương chậu với mỏm cuối của xương ngực (xương lưỡi
hái) có độ rộng lọt 2 - 3 ngón tay trở lên.
+ Đối với gà trống: Chọn những con có mào thẳng đứng và nở to, to, chân cao
thẳng, ngón chân thẳng, hai cánh vững chắc, úp gọn trên lưng, dáng hùng dũng.
Tiêu chuẩn về con giống gà trước khi vào đẻ.
( Chọn gà mái đẻ khi kết thúc giai đoạn gà hậu bị, gà đạt 133 ngày tuổi trở lên)
Các bộ
Gà mái tốt
Gà mái xấu
phận
Đầu
Rộng, sâu, cân đối, to vừa

Hẹp, dài, méo và diện mạo
phải và diện mạo khỏe
không khỏe
Mào tích Màu đỏ tươi, phát triển tốt,
Nhợt nhạt, thô nhăn, vảy
láng bóng
trắng, tím bầm và phát triển
không tốt
Mắt
To, lồi, mầu da cam, tinh
Nhỏ, mầu nâu xanh, sâu, lồi, đục,
Nhanh
không tinh nhanh
Mặt
Thon, nhẵn
Thịt, nhăn
Mỏ
Ngắn, chắc, mỏ trên mỏ dưới
Dài, mảnh, ngắn, vẹo, phát triển
khép kín
không bình thường
Lưng
Rộng, dài, thẳng
Hẹp, vẹo, ngắn
Diều
Thon, to vừa phải
Xệ, treo, lệch
Thân
Thẳng, cân đối, chắc khỏe phát Thân không bình thường, yếu
Bụng

triển tốt, khảng cách giữa xương Phát triển kém, khoảng cách giữa
20


Cánh
Đuôi
Chân

Lông

Tính
tình

lưỡi hái và xương háng rộng
Lông cánh mọc đều, áp sát
vào thân hình bát úp
Thẳng, đúng vị trí
Màu da chân đặc trưng cho
dòng giống, bóng, thẳng, ngón
chân ngắn đều
Mềm, sáng, phát triển tốt,
mầu sắc đặc trưng cho dòng
giống
Ưa hoạt động

xương lưỡi hái và xương háng hẹp
Vẹo, xõa, chẻ đôi
Lệch, gẫy, vẹo
Màu da chân không đặc trưng,
vẹo, què, cong vòng kiềng, có

lông chân
Thưa, xơ xác, kém phát triển,
mọc không đều

Dữ tợn hoặc chậm chạp, nhút
nhát

Tiêu chuẩn đối với gà mái đang đẻ
Các bộ phận
Gà mái tốt
Gà mái xấu
Mào tích
To, mềm, màu đỏ tươi
Nhỏ, nhợt nhạt, khô
Khoảng cách giữa 2
Rộng, để lọt 3 - 4 ngón Hẹp, để lọt 1 - 2 ngón
xương háng
tay, mềm
tay, cứng
Khoảng cách từ mỏm Rộng, mềm, để lọt 3 Cứng, hẹp, chỉ để lọt 1- 3
xương lưỡi hái đến
ngón tay
ngón tay
xương háng
Lỗ huyệt
Ướt, to, cử động,
Khô, bé, ít cử động, mầu
mầu nhạt
sắc đậm
Bộ lông

Không thay lông cánh Lông cánh hàng thứ nhất
hàng thứ nhất
thay từ 5 chiếc trở lên
Màu sắc mỏ, chân và
Đã giảm màu vàng
Màu vẫn giữ nguyên hoặc ít
lông
theo thời gian đẻ
thay đổi theo thời gian

Hình 14: Ngoại hình gà mái đẹp
21


II. Chăm sóc nuôi dưỡng
2.1. Cho gà con ăn, uống
+ Cho gà con ăn:
Dùng thức ăn gà con chủng loại 1 - 21 ngày (nếu là thức ăn hỗn hợp viên), nếu
thức ăn tự chế biến phải căn cứ vào chế độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp
để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất
lượng tốt.
Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, sau đó từ 2 - 3
giờ dùng bay sắt cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra
ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới để cho gà ăn.
Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày
đêm từ 5 - 8 lần.
Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung
bình P30.
+ Cho gà con uống nước:
Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, 2 tuần đầu dùng máng cỡ

1,5-2,0 lít, các tuần sau dùng máng cỡ 4,0lit.
Đế máng uống kê thật phẳng bằng gạch mỏng hoặc rổ tre ( gà dễ bám vào leo
lên uống nước ) cao hơn độn lót chuồng từ 1cm đến 3cm tùy theo độ lớn của gà để
gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống. Máng uống đặt xen kẽ với khay ăn.
Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày thay nước
uống cho gà khoảng 4 lần(sáng, chiều, tối, và giữa đêm).
2.2. Chăm sóc
Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là
nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích
hợp.Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà
ăn nhiều thức ăn hơn.
Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp xử lý những bất thường
xảy ra. Khi thời tiết thay đổi nên cho gà uống nước pha mọt ít kháng sinh hoặc
Vitamine C.
Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và
máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn
trong vườn.

22


Hình 15: Tập cho gà con ăn
Hình 16: Cho gà ăn trên báo cũ
+ Giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
+ Sau 4 tuần tuổi có thể tập cho gà con ăn thêm các loại thức ăn sẵn có như
bột bắp, cám, rau xanh, .... Tuy nhiên cần lưu ý, tập cho gà làm quen dần với thức ăn
mới, ban đầu chỉ cho khoảng 1/5 lượng thức ăn trong ngày, sau đó tăng dần theo
từng ngày, tránh hiện tượng thay đổi thức ăn đột ngột. Nếu sử dụng thóc cho gà ăn
thì bà con nên dùng sau 1,5 tháng tuổi ( sau 6 tuần tuổi ).
+ Nếu sử dụng thức ăn tự phối trộn thì phải đảm bảo ít nhất phải có 1/4 - 1/3

thức ăn giàu đạm ( bột cá, giun đất, thức ăn đậm đặc )

Chương II: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
I. CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH PHÒNG BỆNH
Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác chủ yếu, đảm bảo “Ăn sạch, ở sạch,
uống sạch”. Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù
nước đọng trong khu vườn thả.
Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra,
dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần
phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.
1.1. Vệ sinh phòng bệnh:
- Thức ăn tốt.
- Nước sạch.
- Con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao.
- Chuồng nuôi sạch.
- Quanh chuồng nuôi phải phát quang.
- Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh
1.2. Phòng bằng Vaccine:
Lưu ý khi dùng vắc xin phòng bệnh:
- Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.
- Lắc kỹ vắc xin trước và trong khi dùng.
- Vắc xin mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.
Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.
23


Ngày
tuổi
1- 3
3

3–5
5
10
15
15 – 18
20 – 25
26 – 28
60

Lịch dùng vacxin cho gà thả vườn
Thuốc
Loại vắc xin dùng và cách sử dụng
Men tiêu hóa Ampicillin
Lasota (Niu – cát – xơn lần 1)
Men tiêu hóa, gluco C - K
Gumboro lần 1
Chủng đậu
Gumboro lần 2
Bio – anticocci, men tiêu hóa
Lasota ( Niu – cát – xơn lần 1)
Bio – anticocci, men tiêu hóa
- Tiêm Vắc xin Niu cát xơn H1, tiêm
dưới da. Tiêm nhắc lại sau 4 tháng
- Tiêm vắc xin Tụ huyết trùng, tiêm
dưới da. Tiêm nhắc lại sau 4 tháng

- Lưu ý khi sử dụng vắc xin:
+ Một số loại vắc xin luôn bảo quản 2 – 8 0C (đúng với chỉ dẫn ghi trên nhãn
mác).
Không để vacxin ở nhiệt độ bên ngoài, không để ánh sáng chiếu trực tiếp.

+ Vắc xin bệnh nào chỉ dùng để phòng bệnh đó.
+ Khi dùng vắc xin phải kiểm tra: nhãn mác, hạn dùng, chủng loại, trạng
thái, màu sắc của vắc xin. Không dùng vắc xin quá hạn, biến màu, viên đông khô
bị vỡ, bị teo nhỏ, vắc xin nhũ dầu bị tách lớp, biến màu...
+ Dụng cụ, ống tiêm, kim tiêm, nước cất phải vô trùng, sau khi hấp hoặc luộc
phải để nguội mới dùng.
+ Đối với vắc xin nhược độc không dùng cồn sát trùng dụng cụ sử dụng.
+ Đối với vắc xin có bổ trợ phải lắc kỹ trước khi lấy ra và tiêm bắp sâu.
+ Vắc xin thừa, dụng cụ dùng xong phải được tiệt trùng và không vứt bừa bãi.
+ Chỉ dùng vắc xin cho gà khoẻ, không dùng cho gà đang ốm bệnh.
- Các đường đưa vắc xin vào cơ thể gà
+ Nhỏ mắt, nhỏ mũi
+ Chủng vào màng cánh.
+ Tiêm dưới da cổ ở khoảng cách 2/3 cổ kể từ đầu trở xuống.
+ Tiêm bắp đùi hoặc lườn.

24


Hình 17: Nhỏ mắt, nhỏ mũi

Hình 18: Tiêm bắp

Hình 19: Chủng đậu

Hình 20: Tiêm dưới da

- Cách pha vắc xin đông khô
+ Chỉ sử dụng những lọ vắc xin có viên đông khô còn nguyên vẹn, không vỡ,
không teo nhỏ, không biến màu.

+ Lấy 2ml nước cất vào bơm tiêm, bơm vào lọ vắc xin, lắc kỹ cho viên
đông khô tan đều, rút vắc xin đã tan đó ra pha vào lượng nước cất cần dùng để
nhỏ đủ số gà cần phải dùng vắc xin.
1.3. Phòng bằng thuốc:
- Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxytetracyclin, chloramphenicol…
- Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,…
Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình
phòng bệnh khoảng 3-5 ngày.

II. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GIA CẦM
1. Bệnh Niu – cát – xơn ( Gà rù )
Bệnh Niu- cát - xơn là bệnh nguy hiểm ở gà thường xảy ra quanh năm. Bệnh do
virút gây ra và lây lan nhanh, mạnh, tỷ lệ gà mắc bệnh và chết cao ở mọi lứa tuổi gây
thiệt hại cho người chăn nuôi. Vì vậy người chăn nuôi cần nhận biết và phân biệt
bệnh Niu cát xơn như sau:
25


×