Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Thai suy cấp trong chuyển dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 38 trang )

Nhóm LS Sản – Phụ khoa, đợt 1 .


I. KHÁI NIỆM, TỔNG QUAN
II. CƠ CHẾ SINH LÝ BỆNH
III.BỆNH HỌC
IV.ĐIỀU TRỊ


Tổ 5


1. Định nghĩa
• Suy thai cấp trong chuyển dạ là một tình trạng thiếu oxy
đến thai khi có cơn co tử cung gây toan hóa máu thai, đe
dọa đến sự sống và sức khỏe của thai nhi. (Theo Sản Phụ
Khoa tập 1)
• Fetal distress — or what doctors prefer to call
"nonreassuring fetal status" — occurs when your baby's
oxygen supply is compromised in utero, usually during
labor but occasionally in the third trimester of pregnancy.
Oxygen deprivation can result in decreased fetal heart rate
and can be serious for the baby. (theo (1)).
(1) />

2. Tần suất
• Tình trạng suy thai xảy ra ước chừng tỉ lệ 1 – 25% các
trường hợp chuyển dạ.
( />• Suy thai cấp là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp tử vong
chu sinh ( />• Suy thai chiếm tỉ lệ 37 – 52% các cơn chuyển dạ
( /> Tần suất khá là cao.




3. Nguyên nhân
Nguyên nhân từ mẹ

Nguyên nhân do thai

Nguyên nhân do nhau
và phần phụ

Các bệnh lý mãn tính
như suy tim, suy hô hấp,
thiếu máu nặng, cao
huyết áp, hội chứng
mạch máu – thận, tiểu
đường,…
Tụt huyết áp kéo dài do
chảy máu trước sanh
hay do biến chứng của
gây tê tủy sống.

Dị tật bẩm sinh, thai
kém phát triển trong tử
cung, thai quá ngày, thai
non tháng, đa thai, …

Nhau bong non, nhau
tiền đạo, nhau thoái hóa
trong thai quá ngày.
Sa dây rốn, dây rốn thắt

nút, dây rốn quấn cổ,
chèn ép dây rốn.

Theo Sách Sản Phụ Khoa tập 1


Tổ 6


SINH LÝ BỆNH
Rối loạn trao đổi khí giữa
mẹ và con trong chuyển dạ

Thai thiếu ôxy

SUY THAI

Tuần hoàn
hồ huyết Gai nhau


SINH LÝ BỆNH
1. Phía mẹ: Tuần hoàn hồ huyết


Yếu tố làm thay đổi lưu lượng tuần hoàn hồ huyết

2. Phía con: Tuần hoàn gai nhau



Yếu tố làm thay đổi lưu lượng tuần hoàn gai nhau

3. Thích ứng của thai với tình trạng thiều oxy



Thích ứng chuyển hóa
Thích ứng tim mạch


1. TUẦN HOÀN HỒ HUYẾT
Thể tích của hồ huyết là từ 150ml đến 250ml. Khi thai
nghén ở quí 3, lưu lượng máu mẹ đi vào hồ huyết là
135 ± 47ml/phút/100g rau.
Các yếu tố làm thay đổi lưu lượng tuần hoàn hồ huyết
bao gồm:
 Cơn co tử cung: làm máu đến hồ huyết giảm
 Thay đổi huyết áp: có khả năng làm giảm lưu lượng
huyết, tùy thuộc vào mức độ thay đổi huyết áp


1. TUẦN HOÀN HỒ HUYẾT
o Thay đổi tư thế:
 Nằm ngửa tử cung quay, có thể làm cho tử cung chèn ép lên
động mạch chủ và động mạch chậu gốc phải làm cho lưu
lượng hồ huyết giảm đi

o Chảy máu ở mẹ:
 Chảy nhanh 15% thể tích máu sẽ là giảm áp lực động mạch
10% và giảm lưu lượng hồ huyết 20%. Chảy 30% thể tích

máu làm giảm 65% lưu lượng ở hồ huyết.

o Thay đổi khí huyết:
 Mẹ bị thiếu oxy sẽ dẫn đến co thắt động mạch tử cung, làm
giảm máu đến hồ huyết.


2. TUẦN HOÀN GAI NHAU
 Dòng máu thai đi qua bánh rau ước tính là
500ml/phút.
 Lưu lượng máu ở dây rốn là vào khoảng 180 đến
200ml/kg.
 Lưu lượng máu qua dây rốn chiếm khoảng 40%
cung lượng tim thai ở cuối thời kỳ thai nghén.


2. TUẦN HOÀN GAI NHAU
o Thay đổi sinh lý:
 Lưu lượng máu ở dây rốn thay đổi chủ yếu theo áp lực động
mạch của thai và nhịp tim thai. Tăng 1mmHg áp lực động
mạch trung bình = 6ml/phút/1kg. Tăng nhịp tim 1 lần/phút
=1ml/phút/kg

o Thay đổi khí máu:
 Thiếu oxy nhẹ gây ra co mạch toàn thân, tăng huyết áp dụng
động mạch, tăng lưu lượng máu qua dây rốn

o Ảnh hưởng của một số thuốc:
 Tác dụng toàn thân của thuốc (làm thay đổi huyết áp, nhịp
tim..).



3. THÍCH ỨNG CỦA THAI
Thích ứng chuyển hoá
• Giảm cung cấp oxy, sẽ làm thay đổi phương thức dị hoá của glucose từ
38 phân tử ATP và 6 phân tử CO2, đạt hiệu suất cung cấp năng lượng tối
đa (chuyển hoá ái khí) thành chuyển hóa yếm khí 2 phân tử ATP và 2
phân tử acid lactic.
• Khi suy thai, cung cấp glucose giảm đi (trao đổi mẹ - con ở bánh nhau
giảm đi), vì thế thai phải dựa vào nguồn glucose dự trữ ở dưới dạng
glycogen, có nhiều trong gan, cơ tim, thận. Tạo nên tình trạng toan
chuyển hóa và toan hô hấp do ứ đọng acid lactic và CO2
• Để chống lại toan hoá, thai không thể đào thải CO2 và sản phẩm chuyển
hoá acid trung gian qua bánh nhau được, thai phải sử dụng hệ thống đệm
của mình, đó là hemoglobin. Tình trạng toan hoá làm liên kết O2 hemoglobin lỏng lẻo hơn, O2 dễ được giải phóng (hiệu ứng Bohr);
hemoglobin còn lại kết hợp với H+ để duy trì thăng bằng pH


3. THÍCH ỨNG CỦA THAI
Thích ứng của tim mạch
• Tim có hệ thống men để thực hiện chuyển hoá yếm khí
glucose và là nơi lưu trữ glycogen. Do đó tim thích ứng
tốt với tình trạng thiếu O2.
• Tim có những biến đổi để cố gắng bảo đảm cung cấp
máu cho cho một số cơ quan ưu tiên.
• Nhịp tim đập chậm lại (trái với người lớn), thời gian
tâm trương dài ra, máu về thất trái nhiều hơn
• Toan hoá làm co động mạch phổi và ống động mạch.
Các thay đổi này làm cho máu được tập trung đến nuôi
dưỡng cơ quan quan trọng (não, tim, thượng thận)



Tổ 7


• Suy thai trong tử cung (intrauterine fetal distress)

• Suy thai trong thời kỳ có thai (antepartum fetal
distress)

• Suy thai trong khi đẻ (intrapartum fetal distress)
• Ngạt trẻ sơ sinh (asphyxia neonatorum)


1. Suy thai trong thời kỳ có thai
Triệu chứng:
• Chiều cao tử cung phát triển chậm (biểu hiện thai
kém phát triển)
• Giảm cử động thai (từ 23 giờ trở đi cử động thai
dưới 12 lần trong 2 giờ) hay thay đổi cử động thai
• Nhịp tim thai thay đổi (trên 160 lần/phút hay dưới
110 lần/phút)


1. Suy thai trong thời kỳ có thai
Xét nghiệm:
- Siêu âm ước lượng cân thai, đánh giá độ tăng trưởng thai
nhi theo bách phân vị
- Ối: nước ối có màu xanh hay vàng úa (do lẫn phân su) 
cần soi ối nhiều lần, xác định chỉ số nước ối (có giá trị trong

thai già tháng)
- Monitor sản khoa: Non stress test 2 – 3 lần/ tuần để xem có
đáp ứng (tiên đoán âm 99,8%), truyền ocytocin (OCT) hay
vê núm vú có xuất hiện Dip I, Dip II
- Điểm số Manning: tiên đoán âm 99,9%
- Định lượng nội tiết Estriol trong nước tiểu để đánh giá tình
trạng sức khỏe thai hơn là định tuổi thai




2. Suy thai trong chuyển dạ
- Nghe nhịp tim thai (bằng ống gỗ) thay đổi trên 160 lần/phút hay
dưới 110 lần/phút
- Theo dõi liên tục nhịp tim thai bằng máy monitor sản khoa thấy
xuất hiện nhịp tim thai chậm muộn (DipII) hoặc nhịp tim thai bất
định hoặc nhịp tim thai dao động ít dưới 5 nhịp/ phút
- pH máu đầu thai nhi và máu rốn ngay sau đẻ (thai suy pH < 7,20)
- Nước ối có màu xanh (khi vỡ ối hoặc bấm ối)  Siêu âm : xác
định lượng nước ối giảm (chỉ số nước ối giảm)
- Đo oxy dựa vào mạch đập của thai nhi (fetal Pulse Oximetry): có
ý nghĩa cao nhất, có thể tin tưởng  tăng độ nhạy và đặc hiệu
cho giám sát thai nhi





×